Tiểu luận Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế xã hội và vấn đề đô thị hoá

docx 48 trang yenvu 05/04/2024 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế xã hội và vấn đề đô thị hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế xã hội và vấn đề đô thị hoá

Tiểu luận Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế xã hội và vấn đề đô thị hoá
BÀI TIỂU LUẬN:
ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ
Sinh viên thực hiện:
Hà Nội, năm 2014
LỜI MỞ ĐẦU
Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Quy mô, cơ cấu, chất lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, chất lượng môi trường và ngược lại. Phát triển có tác động trực tiếp đến mức sinh , mức chết, phân bố dân cư, chất lượng dân cư và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu tác động qua lại giữa dân số, phát triển kinh tế xã hội và vấn đề môi trường.
Dân số là cơ sở hình thành các nguồn lao động, phục vụ cho sự phát triển. quy mô dân số, cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng dân số cao tạo điều kiên phát triển nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu.
Sự bùng nổ dân số quá nhanh gây ra nhiều tác động cho sự phát triển, tạo ra nhiều sức ép, làm chất lượng dân số đi xuống và chất lượng cuộc sống con người không được cải thiên.
Môi trường là cái nôi sinh ra con người, sinh ra các nền văn hoá, văn minh nhân loại. Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên mà con người cần cho cuộc sống bản thân cũng như sản xuất. Môi trường là nơi chứa đựng những giá trị chất lượng, giá trị thẩm mĩ mà con người mong muốn được bảo toàn. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác tài nguyên, con người cũng làm biến đổi cảnh quan bên ngoài cũng như các chức năng của nó.
Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ dân số và phát triển của khoa học công nghệ, môi trường một số khu vục và một số yếu tố môi trường toàn cầu đã bị suy thoái nghiêm trọng. Cuộc sống của nhiều vùng trên thế giới không những không được cải thiện mà thậm chí đang xấu đi.
Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo nhiều vấn đề về môi trường nghiêm trong, làm ảnh hưởng đến các chức năng của môi trường, làm suy giảm chất lượng môi trường và làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dân số và các quá trình phát triển.
Như vậy, chúng ta cần nắm rõ mối quan hệ và tác động qua lại giữa dân số, phát triển kinh tế xã hội và môi trường để có những biện pháp phù hợp giúp cho xã hội phát triển, chất lượng dân số được nâng cao, đời sống con người được cải thiên và bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường.
Tổng quan đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu rõ, phân tích, đánh giá được ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và quá trình đô thi hoá
 Đưa ra một số giải pháp để cân đối giữa dân số và phát triển để xây dựng được chính sách dân sô phù hợp với sự phát triển của đất nước
Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dân số và sự thay đổi kết cấu dân số
Mối liên hệ giữa dân số và hoạt động phát triển kinh tế xã hội
Mối liên hệ giữa dân số với môi trường và quá trình đô thị hoá
Phương pháp nghiên cứu
Xử lý tài liệu thứ cấp, tập hợp, phân tích, thống kê, biểu đồ - đồ thị, dự báo.
Mục lục
Kết luận
Tài liệu tham khảo
1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VIẸT NAM
1.1. Quy mô dân số
Khái niệm: Quy mô dân số là tổng số dân sinh sống trên một vùng lãnh thổ.
Quy mô dân số Việt Nam: 
Dân số các năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên Việt Nam
Bảng 1: Dân số và tỉ lệ tăng dân số của Việt Nam qua các thời kỳ
Năm
Dân số (triệu người)
Tỷ lệ tăng dân số năm (%)
1989
64.376
2.1
1999
76.323
1.7
2009
85,790
1.2
2012
88,529
1.1
(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2012 – Tổng cục thống kê)
Tỷ lệ tăng dân số Việt Nam gần đây thấp và giảm qua các năm.
Đến 1/4/2012 là 88.526.883 người (tăng 915.936 người so với 1/4/2011).
Dân số thành thị là 28.568.744 người, chiếm 32,3% và dân số nam là 43.792.120 người, chiếm 49,5% tổng dân số.
Bảng 2 : Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế-xã hội
Vùng kinh tế xã hội
Tổng số
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Toàn quốc
88 526 883
43 792 120
44 734 763
28 568 744
59 958 139
Trung du miền núi phía Bắc
11 376 240
5 669 603
5 706 637
1 967 945
9 408 295
Đồng bằng sông hồng
20 146 759
9 958 023
10 188 736
6 299 283
13 847 476
Bắc Trung Bộ và DH miền Trung
19 123 424
9 466 218
9 657 206
5 194 643
13 928 781
Tây Nguyên
5 338 434
2 720 446
2 617 988
1 554 442
3 783 992
Đông Nam Bộ
15 155 176
7 329 740
7 825 436
9 232 389
5 922 787
Đồng bằng sông Cửu Long
17 386 850
8 648 090
8 738 760
4 320 042
13 066 808
(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục Thống kê)
Vùng có quy mô dân số lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng (20.146.759 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (19.123.424 người). Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất (5.338.434 người).
Đặc trưng: không ngừng biến động, phụ thuộc số người sinh ra, bị chết, di cư đến và di cư đi.
Ý nghĩa: phản ánh số lượng dân của 1 vùng tại một thời điểm nhất định. Là cơ sở để đánh giá và định hướng cho tình hình ổn định và phát triển dân số của vùng
Tính đến ngày 1/11/2013 dân số Việt Nam đã đạt con số 90 triệu người.
 Cơ cấu dân số
Khái niệm: Là sự phân chia tổng số dân một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu trí.
Phân loại: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống, thành thị, nông thôn
Trong đó quan trọng nhất là:
Cơ cấu giới tính: chia dân số thành hai nhóm nam và nữ..
Cơ cấu tuổi: chia dân số theo độ tuổi, nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi hoặc các nhóm: tuổi trẻ em (0-14), tuổi lao động (15-59), tuổi già (> 60 tuổi)
Vì cơ cấu tuổi và giới tính ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, di dân, tình trạng hôn nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc dân, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh xã hội.
Cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu dân số theo giới tính được đo bằng tỷ số giới tính, được định nghĩa là số lượng nam giới trên 100 nữ giới. Tỷ số giới tính của toàn bộ dân số nước ta từ trước đến nay luôn nhỏ hơn 100. Ngoài nguyên nhân chủ yếu (nam giới có mức tử vong cao hơn nữ giới), hiện tượng này của Việt Nam còn bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, tỷ số giới tính có xu hướng tăng liên tục sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975. Cụ thể, tỷ số giới tính thu thập được của các cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989, 1999, 2009 và Điều tra biến động dân số năm 2010, 2011 và 2012 tương ứng là 94,7; 96,4; 97,6; và 97,7 ; 97,9; 97,9 nam/100 nữ.
(Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ số giới tính của Việt Nam tăng liên tục sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975. Một trong những nguyên nhân đó là tình trạng phân biệt giới. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng sự thật đây là một thách thức rõ ràng và ngày càng tăng lên. Hiện nay, toàn Châu Á đang thiếu hụt khoảng 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. Có một bằng chứng cụ thể ở Châu Á và Việt Nam cho thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính trước khi sinh, do những chuẩn mực văn hóa có từ lâu đời về việc ưa thích con trai và đánh giá thấp giá trị trẻ em gái. Những truyền thống này đã tạo nên áp lực to lớn về việc phải sinh được con trai đối với phụ nữ và cuối cùng ảnh hưởng tới địa vị kinh tế- xã hội, đời sống sinh sản cũng như sức khỏe và sự sinh tồn của họ.) Tỷ số giới tính của dân sốViệt Nam, thời kỳ 1960-2012
Hình 1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam thời kỳ 1960-2012
(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạCh hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục Thống kê. )
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm điều tra. Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi là tháp dân số, hay còn gọi là tháp tuổi.
Hinh 2: Tháp dân số Việt Nam, 2012
(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạCh hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục Thống kê)
Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp đốivới cảnam và nữ chứng tỏ rằng mức sinh của dân số nước ta giảm liên tục và nhanh.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hoá của dân sốlà chỉ số già hoá, đó là tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân 15 tuổi tính theo phần trăm.
Chỉ số già hoá đã tăng từ18,2% năm 1989 lên 24,3% năm1999 và đạt 42,7% năm 2012. Điều đó cho thấy xu hướng già hoá dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong hai thập kỷ qua.
Bảng 3: Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 60 -65 tuổi, 65 tuổi trở lên và chỉ số già hoá, Thời kỳ 1989-2012 
(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạCh hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tưTổng cục Thống kê)
Cơ cấu dân số vàng
 Khái niệm: là cơ cấu mà người trong độ tuổi lao động lớn chiếm tỷ lệ cao hơn so với những người phụ thuộc. Theo UNFPA (United Nations Fund for Population Activities– Quỹ dân số liên hợp quốc.)
Nguồn lực đầu tư cho nhóm dân số trẻ ít hơn và được dùng để phát triển kinh tế, tập trung tạo ra lượng của cải khổng lồ, tích lũy cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội khi chuyển qua dân số “già”. 
 Đánh giá dựa vào ba tỉ số phụ thuộc:
tỷ số phụ thuộc trẻ em (tỷ số giữa trẻ em với người trong độ tuổi lao động)
tỷ số phụ thuộc người già (tỷ lệ người già với người trong lao động)
tỷ số phụ thuộc chung ( tính bằng trung bình cộng của hai tỉ số trên). Cho biết 1 người trong độ tuổi lao động phải gánh đỡ cho bao nhiêu người ngoài lao động. Khi tỉ lệ này < 0,5 là cơ cấu dân số “vàng”.
Bảng 4: Tỷ số phụ thuộc, thời kỳ 1989-2012
(Số liệu: tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình và kế hoạCh hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tưTổng cục Thống kê)
Số liệu này cho thấy, tỷ số phụ thuộc chung của nước ta có xu hướng giảm nhanh qua các năm, giảm từ78,2% (năm 1989) xuống 63,6% (năm1999) và 44,9% vào năm 2012. Tính đến năm 2012 Việt nam đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng
1.3 Chất lượng dân số
Khái niệm: là đại lượng phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số (Pháp lệnh dân số Việt Nam)
Được đánh giá qua: 
Nhân trắc học, tố chất, sức chịu đựng dẻo dai
Cuộc sống tinh thần, giáo dục, y tế, môi trường, phúc lợi, hôn nhân, mối quan hệ, tự do cá nhân, sự bình đẳng
Quy mô, phân bố và cơ cấu dân số.
Nước phát triển thường có chất lượng dân số cao hơn các nước đang phát triển. 
Vì kinh tế phát triển là tiền đề vật chất để cải thiện về mặt tinh thần và xã hội. môi trường xã hội tốt, con người được coi là trung tâm của sự phát triển sẽ có điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. 
Thực trang chất lượng dân số Việt Nam
Do quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, kinh tế còn nghèo, nên chất lượng dân sốViệt Nam còn thấp. Các tố chất về thể lực của người Việt Nam hiện nay còn hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng, sức bền.
Nhìn chung HDI Việt Nam đang tăng
Hình 3: HDI Của Việt Nam 1990-2012
(Số liệu: tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình) 
1.4 Phân bố
Khái niệm: là sự sắp xếp dân cư một cách tự giác hoặc tự phát trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. 
Chỉ tiêu: mật độ dân số:
PD =P/S (người/km2 )
	PD: Mật độ dân số
P : Dân số trung bình của địa phương
 S: Tổng diện tích lãnh thổ của địa phương
Vai trò:
- Nhận biết vùng này đông dân, vùng kia thưa dân trên cơ sở mật độ dân số
- Phân bố dân cư mang tính lịch sử, chịu tác động của yếu tố kinh tế - xã hội.
Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh (Việt). Phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển, thưa thớt ở vùng núi.
2. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Mối quan hệ giữa dân số và lao động và việc làm
Dân số - Lao động - Việc làm phát triển đồng đều, cân bằng, phù hợp phát triển kinh tế xã hội là lý tưởng.
Kinh tế tăng chậm trong khi dân số tăng còn cao sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế làm tăng số người thiếu việc làm , thất nghiệp .Gây sức ép lớn đối với giáo dục, y tế , văn hóa . Các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm , nhà ở .không đáp ứng được. 
Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên, môi trường  Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Việc làm đang một vần đề xã hội ở nước ta, hiện nay đang được tập trung giải quyết và bước đầu thu hiệu quả tốt. Nền kinh tế tăng trưởng cao có tác động tích cực đến vấn đề việc làm. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự can thiệp của nhà nước thông qua các chương trình việc làm, chương trình kinh tế xã hội, phát triển các làng nghề
2.1.1. Mối quan hệ giữa dân số và lao động
Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nên nguồn lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong tuổi lao động và có khả năng lao động - bộ phận dân số chủ lực và năng động nhất trong dân số, nó quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất của xã hội.
Ảnh hưởng của dân số đến nguồn lao động
Quy mô, phân bố dân số và quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dân số chia làm 3 bộ phận: bộ phận dân số thiếu niên (P0-14), dân số trong độ tuổi lao động (P15-59 hoặc P15-64), bộ phận dân số lão niên (P60+ hoặc P65+ ), là những người từ 60 tuổi hoặc 65 tuổi trở lên. Trong điều kiện bình thường, dân số trong độ tuổi lao động (P15-59) chiếm tỷ lệ cao nhất.
Cơ cấu theo tuổi và giới tính của dân số có ảnh hưởng nhất định đến quy mô, cơ cấu phân bố, chất lượng nguồn lao động. Một dân cư có số người trẻ dưới 15 tuổi đông và chiếm tỷ trọng cao trong dân số (thường do mức sinh cao), thông thường hàng năm số người gia nhập vào lực lượng lao động nhiều hơn so với số người già ra khỏi lực lượng lao động. Điều đó làm cho quy mô nguồn lao động không ngừng được tăng lên, cơ cấu lực lượng lao động được trẻ hóa liên tục, dòng di chuyển của lao động diễn ra nhiều và mạnh hơn, chất lượng nguồn nhân lực sẽ được cải thiện hơn so với một dân cư già, với số người già chiếm đa phần trong dân số.
Chất lượng dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động. Chất lượng dân số là những thuộc tính bản chất của dân số bao gồm tổng hoà các yếu tố thể lực, trí lực và tinh thần của con người phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số (tuổi, giới tính, phân bố, trình độ học vấn, nghề nghiệp) và với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò của mức sinh trong sự thay đổi nguồn lao động. Mức sinh giữ một vị thế rất quan trọng trong sự phát triển dân số, lao động và phát triển KT - XH. Tầm quan trọng của nó được nhìn nhận trong vai trò như là yếu tố quyết định hình dáng cấu trúc tuổi, giới tính và chi phối những biến đổi trong qui mô sự phân bố, tốc độ gia tăng dân số và lao động.
Tác động của mức chết đến nguồn lao động. Mức chết thay đổi ảnh hưởng đáng kể đến quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tác động của mức chết đối với nguồn lao động không giống các quá trình dân số khác như sinh đẻ và di dân. Bởi vì, chết hầu như phân bố đều trong tất cả các lớp tuổi. Nhìn chung, khi mức chết tăng lên, quy mô nguồn lao động thường giảm xuống và tỷ số phụ thuộc có thể giảm theo, vì số lượng người già và trẻ em đa phần chết nhiều hơn so với số dân trong tuổi lao động. Mức chết giảm xuống, thường mức chết trẻ em và người già giảm theo, tuổi thọ trung bình dân cư tăng lên, cung lao động lão niên nhiều hơn. Mặc khác, khi mức chết, đặc biệt tỷ suất chết trẻ em giảm sẽ kéo theo sự hạ giảm của mức sinh, cung lao động trẻ tương lai giảm xuống, cơ cấu nguồn lao động già đi và chất lượng nguồn lực sẽ bị ảnh hưởng.
Tác động của di dân đến nguồn lao động. Mục đích của người di dân chủ yếu là để tìm kiếm công việc làm có thu nhập cao. Vì vậy, những người di chuyển đa phần đều là dân cư trong tuổi lao động và phần đông trong số họ là nam giới khỏe mạnh có trình độ học vấn, có nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao. Do vậy, ở nơi có người đi quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng nguồn nhân lực giảm xuống, cơ cấu lao động thay dổi theo hướng giảm tỷ lệ lao động trẻ. Ngược lại, vùng nhập cư nguồn lao động sẽ được gia tăng về quy mô và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực cũng được cải thiện hơn.
Hình 4: Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở các vùng ở Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê,2012, Dân số và việc làm)
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn, ở Đông Nam Bộ có tỷ lệ người thành thị thất nghiệp nhiều nhất, Tây Nguyên có tỷ lệ thất ngiệp ở thành thị thấp nhất, Đồng Bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ thất nghiệp nông thôn cao nhất, Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỷ lệ thất nghiệp nông thôn thấp nhất.
Ảnh hưởng của nguồn lao động đến dân số
Cung lao động vùng này tăng lên, có thể do người lao động vùng khác khỏe mạnh chuyển đến. Đa phần số lao động di chuyển là nam giới khỏe mạnh trong độ tuổi còn trẻ, có trình độ học vấn và chuyên môn cao. Điều này làm cho quy mô dân số và lao động vùng có dân số chuyển đi giảm xuống, già đi, chất lượng dân số và lao động giảm theo, trong khi dân số và lao động vùng có lao động chuyển đến thì hoàn toàn ngược lại. Sự di chuyển lao động - dân số như vậy có thể còn dẫn đến tình trạng cơ cấu dân số và lao động của cả hai vùng bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến hôn nhân và gia đình. Hôn nhân có thể bị đẩy lùi lại hoặc được thúc đẩy nhanh hơn, điều đó ảnh hưởng đến mức sinh và dân số, lao động tương lai của cả 2 vùng. Trong nhiều trường hợp, do cung lao động tăng vượt quá cầu và quy mô nguồn lao động quá lớn đã gây nên nhiều áp lực về việc làm. Cạnh tranh trên thị trường lao động để tìm kiếm việc làm trở nên khốc liệt hơn. Muốn có việc làm và việc làm với thu nhập cao, đòi hỏi những người tham gia vào quá trình lao động phải có trình độ chuyên môn cao - tức là lao động phải qua đào tạo. Điều đó đưa đến kết quả là mức sinh và qui mô dân số giảm xuống nhưng chất lượng dân số được nâng cao hơn.
2.1.2. Mối quan hệ giữa dân số và việc làm
Dân số vừa là yếu tố của sản xuất nhưng đồng thời nó còn đóng vai trò như là yếu tố của tiêu dùng. Là yếu tố của sản xuất, dân số được xem xét như là chủ thể quyết định quy mô, phân bố cơ cấu và chất lượng nguồn lao động (cung lao động). Là yếu tố của tiêu dùng, qui mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số qui định qui mô, cơ cấu chất lượng và sự phân bố các ngành, nghề các lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội, chi phối nội dung, tính chất của việc làm (cầu về lao động) trong toàn bộ nền KTQD.
Hình 5: Lao động và việc làm.
Ảnh hưởng của dân số đến việc làm
Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lớn. Để thảo mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên do số lượng dân số đông hơn đòi hỏi phải mở rộng và phát triển sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề hoạt động. Điều đó dẫn đến số chỗ làm việc sẽ được tạo ra nhiều hơn, cơ cấu việc làm biến đổi theo.
Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo... đều có tâm lý, sở thích, mốt tiêu dùng khác nhau. Nhu cầu tiêu dùng lại rất đa dạng và phong phú.
Mức sinh tăng hay giảm đều gây ra những thay đổi đáng kể trong các chương trình, kế hoạch hóa lao động, việc làm và trong nhiều chiến lược phát triển Mức sinh cao, số trẻ em mới được sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt tiêu dùng của trẻ em thay đổi (nhu cầu về sữa, đồ chơi...).
Ảnh hưởng của việc làm đến dân số
Quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số qui định qui mô, cơ cấu phân bố và chấtlượng việc làm . Đến lượt nó, việc làm tác động trở lại đối với các quá trình dân số và đưa đến những kết quả dân số khác nhau.
Việc làm ảnh hưởng đến mức sinh. Kinh tế phát triển, quy mô sản xuất mở rộng, chỗ làm việc được tạo ra nhiều, nhu cầu lao động tăng lên, tìm kiếm việc làm dễ dàng và thuận lợi, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi sinh đẻ của người dân, mức sinh thường có xu hướng tăng lên. Ngược lại, việc làm khó tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp cao, thanh niên đến tuổi lao động không tìm được việc làm hoặc tìm kiếm việc làm khó khăn, đa phần người dân không muốn sinh đẻ nhiều, vì sợ con cái của họ sinh ra và khi lớn lên bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp, không có công ăn việc làm, cuộc sống và tương lai của chúng gặp nhiều khó khăn.
Việc làm ảnh hưởng đến mức chết của dân cư. Làm việc với cường độ lao động cao trong môi trường khắc nghiệt, độc hại, ô nhiễm... sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tuổi thọ, rủi ro về chết cao hơn.
Việc làm ảnh hưởng đến di dân. Những khu vực, ngành nghề là lĩnh vực hoạt động có thu nhập tốt lại tạo ra được nhiều chỗ làm việc, cầu về lao động cao, sẽ thu hút lao động từ các vùng, miền và ngành nghề khác đến, tạo nên những dòng di chuyển dân cư lớn, kể cả những người trong tuổi lao động cũng như ngoài tuổi lao động. Điều đó làm cho qui mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư và lao động sẽ có những biến đổi nhất định, ảnh hưởng đáng kể đến các chương trình, kế hoạch phát triển.
Việc làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Cần lao động đơn giản và lạc hậu, lao động thủ công không cần qua đào tạo có thể dễ dàng thực hiện, tìm kiếm việc làm dễ... sẽ hạn chế việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số. Ngược lại, với những việc làm yêu cầu kỹ thuật cao và việc làm thiếu, cạnh tranh tìm việc làm trên thị trường lao động khắc nghiệt và khó khăn đòi hỏi người lao động phải phấn đấu không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo... mới đáp ứng được những yêu cầu đặt ra từ phía công việc. Tất cả các quá trình như vậy đều tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai.
2.2. Mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng về sản lượng hoặc thu nhập bình quân đầu người của một nước. Sản lượng thường được đo bằng "tổng sản phẩm quốc dân" (GNP). Đó là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế, thường được tính theo năm.
2.2.1. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế
Quan sát mức gia tăng dân số và thành tựu đã đạt được của tăng trưởng kinh tế ở các nước hoặc khu vực sẽ thấy một thực tế là: Đối với các nước đã phát triển, mức GNP bình quân đầu người rất cao song tỷ lệ gia tăng dân số lại rất thấp do mức sinh thấp. Ngược lại, đối với nhiều nước chậm phát triển, trong khi mức bình quân GNP đầu người rất thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao.
Khi dân số tăng nhanh có thể làm cho chất lượng nguồn nhân lực giảm xuống hoặc ở mức thấp và hầu như không cải thiện được. Điều này trước hết liên quan đến việc cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em và cả người lao động, trình độ học vấn thấp và lao động phần lớn không được đào tạo. Do đó, năng suất lao động không cao, khiến cho tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm. Tăng nhanh dân số ở các nước nghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. 
2.2.2. Gia tăng dân số và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Phát triển kinh tế đòi hỏi không những tăng trưởng kinh tế mà còn cả dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá dẫn đến dịch chuyển cơ cấu lao động.
Hình 7: Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
3. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
 Mối quan hệ giữa dân số và hệ thống giáo dục
3.1.1. Ả nh hưởng của dân số lên hệ thống giáo dục
Qui mô và tốc độ gia tăng dân số tác động đến phát triển giáo dục
Tác động trực tiếp thể hiện ở chỗ: qui mô dân số lớn là điều kiện để thúc đẩy mở rộng qui mô của giáo dục. Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân (ký hiệu là e) tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm thì quy mô của nhu cầu giáo dục phổ thông (E) phụ thuộc vào quy mô dân số (P).
Ta có phương trình:
E = P × e
Do đó việc tăng hay giảm qui mô dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm quy mô nhu cầu giáo dục. Ở nước ta, do quy mô dân số tăng nhanh nên số lượng học sinh phổ thông cũng không ngừng tăng lên.
Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến phát triển giáo dục
Qui mô của nền giáo dục tương ứng với dân số này có số học sinh Tiểu học > HHCS > THPT. Ngược lại ở những nước có cơ cấu dân số già cấu trúc của nền giáo dục tương ứng sẽ có số lượng học sinh Tiểu học < THCS < THPT.
Phân bố địa lý dân cư ảnh hưởng đến phát triển giáo dục
Ở thành thị và các vùng đông dân, kinh tế thường phát triển hơn. Vì vậy, ở những nơi này hệ thống giáo dục cũng phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hội được đến trường hơn những vùng kém phát triển dân cư thưa thớt.
Hình 8: Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ở 1 số địa phương
(Nguồn: Tổng cục thống kê,2012, Dân số và giáo dục)
Qua biểu đồ trên ta thấy khu vực Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông cao nhất, khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông thấp nhất. 
Ngoài ra, một số quốc gia không chú ý đến sự phát triển giáo dục ở các vùng hẻo lánh và nhiều giáo viên cũng không muốn đến làm việc ở các vùng này. Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của giáo dục. Mật độ dân số quá lớn, số trẻ em đến tuổi đi học cao gây ra sự quá tải, thậm chí phải học cả ca 3. Ngược lại ở nơi dân cư quá thưa thớt, số trẻ em trong tuổi đi học không nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường lớn cũng là một yếu tố gây khó khăn cho ngành giáo dục.
Hình 9: Giáo dục ở vùng núi.
3.1.2. Ảnh hưởng của giáo dục tới dân số.
Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân
Ảnh hưởng của giáo dục đến hôn nhân thể hiện qua quyền lựa chọn bạn đời, tuổi kết hôn lần đầu và ly hôn. Những người có trình độ học vấn cao, họ có hiểu biết sâu sắc về giá trị gia đình, con cái, họ có điều kiện để tự do tìm hiểu bạn đời phù hợp với bản thân. Mặt khác, để đạt được một trình độ học vấn nhất định họ phải mất một khoảng thời gian đi học khá dài, do vậy họ thường có xu hướng kết hôn muộn. Thanh niên nam nữ có trình độ học vấn cao, đặc biệt là phụ nữ, có quyền tự do lựa chọn người bạn đời mà mình sẽ chung sống, lựa chọn thời điểm kết hôn và quyết định ly hôn khi cần thiết.
Ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinh
Giáo dục có vai trò quyết định trong việc giảm mức sinh, ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh được thể hiện như sau: Nâng cao trình độ học vấn sẽ làm thay đổi nhận thức về việc sinh đẻ, về số con và thời điểm sinh con. Điều đó thúc đẩy sự tự nguyện sử dụng các biện pháp tránh thai, làm giảm mức sinh. Số lượng trẻ em sinh ra ít lại tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ học vấn. Trình độ học vấn cao lại là điều kiện tiền đề để hạ thấp mức sinh.
Ảnh hưởng của giáo dục đến mức chết
Trình độ giáo dục có ảnh hưởng đặc biệt đến mức chết trẻ em. Hầu hết các công trình nghiên cứu về mức chết trẻ em ở các nước đang phát triển đều cho rằng trình độ giáo dục, đặc biệt là giáo dục của phụ nữ là "chìa khóa" để giảm mức chết trẻ em. Theo số liệu điều tra nhân khẩu học giữa kì 1994 thì tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 80,32 phần nghìn với con của các bà mẹ mù chữ: 50,77, phần nghìn với con của các bà mẹ chưa hết cấp I: 33,88 phần nghìn với con của các bà mẹ hết THCS và 31,69 phần nghìn với con của các bà mẹ hết THPT trở lên. Sở dĩ có tình trạng trên là vì phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường sinh nhiều con hơn, khoảng cách giữa hai lần sinh thường ngắn hơn 24 tháng. Đồng thời những phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường ít hiểu biết cách nuôi con và phòng chống các bệnh tật, có thu nhập thấp nên không có điều kiện để chăm sóc con tốt hơn khi bị ốm đau.
Ảnh hưởng của giáo dục đến di dân
Giáo dục còn ảnh hưởng đến di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra thành thị. Trong đại bộ phận các nước đang phát triển, thành thị là nơi có điều kiện sống tốt hơn ở nông thôn và dễ kiếm việc làm hơn. Do đó những người có trình độ học vấn ở nông thôn thường có xu hướng di cư ra thành thị làm ăn sinh sống. Điều này là nguyên nhân căn bản của căn bệnh "chảy máu chất xám" ở các vùng nghèo hiện nay. Tuy nhiên, những cuộc di dân có tổ chức của những người có trình độ học vấn và trẻ khỏe đi xây dựng các vùng kinh tế mới cũng góp phần thúc đẩy giáo dục ở các vùng kinh tế mới phát triển.
3.2. Mối quan hệ giữa dân số và hệ thống y tế
3.2.1. Tác động của dân số đối với hệ thống y tế
Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Trình độ phát triển kinh tế, xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại khoa học - kỹ thuật...).
Điều kiện vệ sinh môi trường (môi trường sinh thái).
Tình hình phát triển dân số (qui mô, tốc độ gia tăng, cơ cấu, phân bố dân số)
Chính sách của Nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân (chính sách đầu tư, đào tạo cán bộ, động viên các nguồn lực...). Như vậy dân số là một yếu tố có tính chất khách quan và cùng với các yếu tố khác, nó qui định sự phát triển của y tế về số lượng, chất lượng, hiệu quả cũng như cơ cấu của ngành y tế.
Tác động của quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số đến hệ thống y tế
Nhiệm vụ của hệ thống y tế là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Vì vậy qui mô dân số quyết định số lượng y bác sỹ và số lượng cơ sở y tế. Nếu ta gọi H là số lần khám và chữa bệnh của một người dân trong một năm (cầu về dịch vụ y tế của một người dân). D là tổng số lượt người khám và chữa bệnh trong năm đó (tổng cầu về dịch vụ y tế của một nước trong một năm). Ta có
D = P.H.
Rõ ràng, nếu H không đổi thì tổng cầu D tỷ lệ thuận với số dân (P) và gia tăng theo tỷ lệ gia tăng của quy mô dân số. Mặt khác, dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến số lần khám và chữa bệnh c ủa một người (H) tăng lên và do đó làm cho tổng cầu (D) tăng lên. Thật vậy, dân số tăng nhanh lại tập trung ở nước nghèo, khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, trước hết là bệnh suy dinh dưỡng. Dân số đông và tăng quá nhanh dẫn đến nhà ở thêm chật chội, vệ sinh không đảm bảo, nhất là nguồn nước sinh hoạt. Dinh dưỡng kèm và môi trường bị ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển.
Hình 10: Dân số và y tế.
Tác động của cơ cấu dân số đến hệ thống y tế
Cơ cấu dân số theo giới cũng có tác động đến y tế. Do các đặc điểm tâm lý, sinh lý và các nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới trong cuộc sống nên tình trạng ốm đau, bệnh tật, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của phụ nữ khác nam giới. Như vậy, tương tự các bảng tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi cũng có thể xây dựng các bảng phản ánh tỷ suất mắc các bệnh nói riêng và nhu cầu dịch vụ y tế nói chung theo từng lứa tuổi, từng giới. Các bảng này cùng với quy mô, cơ cấu dân số sẽ xác định nhu cầu dịch vụ y tế trong năm. Đó là cơ sở hình thành quy mô và cơ cấu của hệ thống y tế.
Tác động của phân bố dân cư đến hệ thống y tế
Ở các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nông thôn có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội nên có cơ cấu bệnh tật khác nhau. Ví dụ: ở vùng đồng bằng, vùng ven biển miền Bắc Việt Nam thì các bệnh đường tiêu hóa, bệnh hô hấp là phổ biến, nhưng ở vùng núi cao thì bệnh sốt rét, bệnh biếu cổ lại là bệnh cần quan tâm phòng chống. Các bệnh xã hội nguy hiểm và hay lây lan như giang mai, hoa liễu, AIDS... thường tập trung ở các thành phố lớn có mật độ dân số cao.
Tác động của kế hoạch hóa gia đình đến hệ thống y tế
Mức sinh cao, dân số phát triển mạnh đã dẫn tới việc xuất hiện nhu cầu kế hoạch hóa gia đình và hình thành bộ phận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trong ngành y tế. Theo thời gian, bộ phận này đã và sẽ ngày càng phát triển vì số lượng người sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng. Cùng với việc thực hiện dịch vụ có tính kỹ thuật, các cán bộ y tế còn phải tuyên truyền trong nhân dân về dân số/ sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình. Ngành y tế cũng đã tiến hành sản xuất và phân phối rộng rãi các phương tiện tránh thai. Sức ép của gia tăng dân số đã làm biến đổi cơ cấu hoạt động và cơ cấu tổ chức của ngành y tế. Chỉ có hiểu biết và dự đoán được xu hướng vận động của số cầu và cơ cấu của nó đối với hệ thống y tế mới có thể xây dựng một hệ thống y tế đáp sứng nhu cầu và hoạt động có hiệu quả.
3.2.2. Tác độ của y tế đến các quá trình dân số 
1. Y tế tác động tới mức sinh
Những thành tựu của ngành y tế có thể làm đảo lộn quá trình sinh sản truyền thống của loài người. Việc chữa bệnh vô sinh cho ra đời những đứa trẻ từ ống nghiệm và hình thành dịch vụ đẻ thuê, một mặt cho thấy khả năng chủ động của loài người trong lĩnh vực này. Mặt khác, cũng làm nảy sinh các vấn đề đạo đức, pháp lý, xã hội. Song khối lượng công việc to lớn nhất mà ngành dân số thực hiện trong lĩnh vực này là mỗi năm chăm sóc cho hàng triệu bà mẹ mang thai, hỗ trợ hàng triệu trẻ em ra đời và phục vụ ngày càng nhiều người muốn kế hoạch hóa gia đình. Có thể nói, trong việc hạn chế mức sinh, y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định cuối cùng. Bởi vì mọi giải pháp kinh tế - xã hội, giáo dục tuyên truyền, hành chính - pháp luật mới chỉ có tác động đến thái độ, nhận thức, chỉ có y tế mới giúp đỡ trực tiếp hành vi hạn chế sinh đẻ.
Ngành y tế đã đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra phương tiện, phương pháp hạn chế sinh đẻ và tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ. Hiện nay các phương pháp phương tiện kế hoạch hóa gia đình khá phong phú, bao gồm các phương pháp tránh thai tạm thời (dụng cụ tử cung, bao cao su, thuốc tiêm, thuốc uống...) và các phương pháp tránh thai vĩnh viễn (Đình sản nữ, đình sản nam...). Ngành y tế thế giới đang cố gắng đa dạng hóa phương tiện và phương pháp tránh thai để có thể đa dạng hóa kênh phân phối và mở rộng sự lựa chọn, tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất cho người sử dụng. ý nghĩa trực tiếp và
quyết định của y tế trong việc giảm mức sinh đã được nhiều công trình ghi nhận thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mức sinh và tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai của dân cư.
2. Y tế tác động tới mức chết và tuổi thọ của người dân
Tác động của y tế đến mức chết đặc biệt thấy rõ ở các nước đang phát triển nhờ sử dụng rộng rãi y tế dự phòng, không đắt tiền nhưng hiệu quả đạt rất cao. Thậm chí, nhiều học giả còn cho rằng sự giảm mạnh mẽ tỷ suất chết thô sau đại chiến thế giới lần thứ hai là thành tựu riêng của y tế. Theo họ có thể làm giảm mức chết mà không cần chờ tiến bộ của kinh tế. Chỉ cần Nhà nước lưu tâm cấp kinh phí thích đáng cho ngành y tế. Ý kiến trên đây chưa thật chính xác, nhưng rõ ràng là y tế góp phần rất quan trọng đảm bảo cho quátrình tái sản xuất dân số diễn ra hiệu quả và hợp lý.
Hình 11:Tỉ suuất trẻ em chết dưới 1 tuổi theo các vùng theo các năm
(Nguồn: Tổng cục thống kê,2012, Dân số và y tế)
Ta nhận thấy Tây Nguyên luôn có tỉ lệ cao nhất, Đông Nam Bộ có tỉ lệ thấp nhất.
3.3. Vấn đề giới, giới tính và bình đẳng giới 
Bình đẳng giới có các đặc điểm:
Tính ngang quyền: Để đạt được bình đẳng giới, phụ nữ phải được tạo điều kiện và cơ hội ngang bằng nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội và gia đình.
Tính ưu đãi: Do đặc điểm sinh học và truyền thống của phụ nữ là khác biệt so với nam giới, do đó để đạt được bình đẳng giới cần có đối sử ưu đãi, khuyến khích đặc biệt đối với phụ nữ.
Tính linh hoạt: Sự đối sử ưu đãi đối với phụ nữ cần linh hoạt, mền dẻo phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể không mang tính bất biến.
Tính phân loại: Bình đẳng giới không chỉ được xem xét vị thế giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội mà còn được nhìn nhận giữa các tầng lớp phụ nữ thuộc các thành phần xã hội và vùng lãnh thổ khác nhau trong phạm vi quốc gia và thế giới.
Ảnh hưởng của bình đẳng giới với dân số 
Ngày nay tuy đã có những thay đổi quan trọng về vai trò và địa vị của phụ nữ, song điều này vẫn cha phổ biến. Theo đánh giá của Liên hợp quốc trong báo cáo phát triển con người năm 1999 thì sự mất bình đẳng giữa nam và nữ còn tồn tại khắp mọi nơi trên thế giới. Dân số và bình đẳng giới có sự tác động qua lại lẫn nhau trong sự tác động qua lại của nhiều nhân tố khác như: kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường... Như vậy, dân số cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đấu tranh cho bình đẳng giới. Ngược lại thay đổi về sự bình đẳng giới sẽ có ảnh hưởng tới dân số.
Hình 12: Dân số và bình đẳng giới.
3.3.2. Ảnh hưởng của gia tăng quá nhanh dân số đối với bình đẳng giới
 Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng nam nữ: Nét đặc trưng trong mối quan hệ giữa phát triển dân số và bình đẳng giới trong xã hội ngày nay là sự tăng dân số quá nhanh dẫn đến hậu quả xấu cho việc thực hiện bình đẳng giới. Ngược lại, một xã hội mà bình đẳng giới đạt đến trình độ tương đối cao thì tốc độ tăng dân số chậm. Thật vậy, trong phạm vi quốc gia, tốc độ dân số nhanh, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục ít do đó hệ thống giáo dục kém phắt triển. Phụ nữ có ít cơ hội được học tập và nâng cao trình độ. Vì vậy họ thường phải làm việc sớm và làm các công việc không có trình độ chuyên môn. Trong những nước này, phụ nữ thường lấy chồng sớm và sinh nhiều con. Chính vì những lý do đó, ở những quốc gia kém phát triển, tốc độ tăng dân số cao thì địa vị phụ nữ thường thấp kém nhiều so với nam giới.
Ở thành thị ở những vùng dân cư đông đúc, giáo dục có điều kiện phát triển hơn những vùng dân cư thưa thớt. Hơn nữa, những vùng đông dân cư và thành thị thường có điều kiện phát triển kinh tế. Do vậy, phụ nữ cũng có cơ hội học tập, tìm việc làm có thu nhập cao, có cơ hội tiếp cận thông tin về KHHGĐ nhiều hơn phụ nữ ở các vùng dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Chính vì vậy, ở thành thị và những nơi kinh tế phát triển, địa vị của phụ nữ được nâng cao hơn những vùng kinh tế kém phát triển, dân cư thưa thớt.
3.3.3. Ảnh hưởng của bình đẳng giới với phát triển dân số
Số con sinh ra của mỗi gia đình là do từng cặp vợ chồng quyết định, nhưng đồng thời cũng là vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Nhưng cho đến nay, vai trò và trách nhiệm của nam giới trong vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Việc sinh đẻ vẫn được coi là của riêng phụ nữ, ngay cả các công trình nghiên cứu về mức sinh cũng chưa quan tâm đúng mức ảnh hưởng của nam giới đến mức sinh. Khi có sự bình đẳng nam nữ thì người chồng không áp đặt cho vợ mình phải sinh đủ số con mà anh ta mong muốn. Họ phải bàn bạc với vợ về số con sinh ra, thời điểm sinh con và cùng chia sẻ gánh nặng nuôi dạy con cái.
Hình13 : Tỉ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính.
(Nguồn: Tổng cục thống kê,2012, Dân số và việc làm)
Ta nhận thấy tỉ lệ nam giới làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo cao hơn nữ giới, điều này chứng tỏ rằng việc thực hiện bình đẳng giới chưa được tốt.
KHHGĐ và chăm sóc SKSS không phải là vấn đề riêng của phụ nữ, mà là vấn đề chung của nam và nữ. Bởi vì cả nam và nữ đều có quyền được làm cha mẹ, quyền có bạn đời và lựa chọn cho mình số con và thời điểm sinh con, có cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Tuy nhiên cho đến nay, ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã lãng quên trách nhiệm của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ. Thái độ chia sẻ của nam giới về KHHGĐ và chăm sóc SKSS2 thể hiện sự tôn trọng quyền của phụ nữ trong quá trình lựa chọn các biện pháp tránh thai và phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Chính điều đó thể hiện rõ nhất sự bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số. Nói một cách khác, ở đâu có sự bình đẳng giới thì ở đó năm giới sẵn sàng chia sẻ với vợ mình về việc thực hiện các biệnpháp tránh thai và chăm sóc SKSS.
Thông thường mức chết của nam giới cao hơn nữ giới. Những nơi kém phát triển, có sự bất bình đẳng nam nữ thì nữ giới có mức chết cao hơn. ở những nước nghèo, mức chết trẻ em dưới 5 tuổi và mức chết phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thường cao. Các nghiên cứu về sự khác biệt mức chết theo giới tinh ở Châu Á đã chỉ rõ: "Trong các nước có mức chết trẻ em thấp như: Singapor, Nhật và Hồng Kông thì tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi ở bé trai cao hơn ở bé gái. Ngược lại ở những nước có tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi cao như Pakistan và Ấn Độ thì tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi ở bé gái cao hơn bé trai".
Tóm lại, bình đẳng giới là điều kiện rất cần thiết để phụ nữ có thể cùng nam giới trở thành người chỉ thực sự của quá trình dân số KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Để có được sự bình đẳng nam nữ trong KHHGĐ và chăm sóc SKSS, một trong những vấn đề cần giải quyết là phải nâng cao nhận thức của cả nam và nữ thông qua giáo dục, bao gồm cả giáo dục văn hóa, giáo dục giới tính, giáo dục đời sống gia đình.
3.4. Dân số và chất lượng cuộc sống 
3.4.1. Khái niệm và các chỉ số của chất lượng cuộc sống
Khái niệm chất lượng cuộc sống
Bình đẳng giới là điều kiện rất cần thiết để phụ nữ có thể cùng nam giới trở thành người chỉ thực sự của quá trình dân số KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Điều kiện này làm cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn gia đình, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần. Một trong những thuộc tính cơ bản thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên trong sinh quyển là chất lượng cuộc sống của từng con người, từng cộng đồng cũng như của một xã hội. Chất lượng cuộc sống được biểu thị qua công thức:
S = R / P
Trong đó:
S: Chất lượng cuộc sống
R: Tổng số nguồn lợi, tài nguyên thiên nhiên cộng với các nhân tố xã hội, kinh tế
P: Số người
Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào tổng thể các nhân tố tự nhiên và xã hội, đặc biệt nó tỉ lệ nghịch với số dân.
Các chỉ số của chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm phức tạp, việc xác định các chỉ số hay các chuẩn mực sống của con người cũng rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Có thể chia các chỉ số chất lượng cuộc sống thành 2 nhóm cơ bản:
Nhóm chỉ số về tinh thần: giáo dục, sức khoẻ và các dịch vụ y tế, việc làm và điều kiện làm việc, an toàn xã hội, vui chơi, giải trí
Nhóm chỉ số về vật chất: dinh dưỡng, nước uống, nhà ở
Mối quan hệ giữa dân số và chất lượng cuộc sống.
Giữa gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống có mối liên quan với nhau rất chặt chẽ: Dân số phát triển hợp lý thì chất lượng cuộc sống được bảo đảm và nâng cao, nhưng nếu dân số tăng quá nhanh thì sẽ gây sức ép đối với chất lượng cuộc sống, gây ra những tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống và dẫn tới vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, thất nghiệp. Không ai phủ nhận một thực tế, chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây có những bước tiến đáng kể, trong đó bắt đầu bằng việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản được Đảng, nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư, chăm lo. Điều kiện sống của người dân từng bước cải thiện, bây giờ con người không chỉ đủ ăn mà còn được ăn ngon, mặc đẹp, được thụ hưởng những giá trị tinh thần phong phú, hấp dẫn: vui chơi, giải trí...phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi. Công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình được Đảng, Nhà nước xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lựoc phát triển kinh tế- xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển nhằm ổn định quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số.
3.5. Dân số và các vấn đề tệ nạn xã hội
Sự phát triển kinh tế thường đi kèm theo những tệ nạn xã hội nếu như một quốc gia quá mải mê với việc phát triển kinh tế. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội thể hiện sự tha hóa đạo đức hay các chuẩn mực xã hội, làm xấu những hình ảnh lành mạnh của xã hội, và biến nó thành một xã hội đầy bạo động, sợ hãi, và hết sức nguy hiểm. Người tham gia vào các hành vi tệ nạn không ý thức được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến bản thân họ và ngay cả cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nạn lười biếng lao động, cái nghèo dai dẳng, uất ức xã hội, thích ăn chơi đua đòi, đắm chìm trong những thú vui dục lạc, bị rủ rê hay lôi kéo, bị bỏ mặc, bị đau khổ, và đủ thứ nguyên do trên đời khác để có thể dẫn người trẻ đến con đường nguy hiểm. Văn hóa tệ nạn hình thành là suy đồi của xã hội, sự bỏ bê tuổi trẻ. Người trẻ bây giờ bị bỏ rơi về mặt tinh thần đến nỗi số người cô đơn trong giới trẻ không thể nào đếm hết được. Họ tìm kiếm chất chứa kiến thức quá lớn trong khi giáo dục về đạo đức hay ít nhất là xoa dịu tinh thần ngày càng giảm. Bằng chứng là các trường học hay đại học dạy quá nhiều về cách làm giàu và tiêu thụ vật chất hơn là dạy về đạo đức hay làm thế nào để chuyển hóa thân tâm.
Hình 14 : Tệ nạn cá cược bóng đá.
Hình 15: Tệ nạn bài bạc.
Tệ nạn xã hội đô thị diễn biến rất phức tạp với nhiều biểu hiện mới. Tệ nạn xã hội phổ biến đối với một bộ phận dân cư mất đất canh tác, thiếu việc làm, nhất là trong điều kiện được nhận một khoản tiền đền bù mà không biết xoay xở sinh kế.
Dân số tăng nhanh tỉ lệ lao động thiếu việc làm cao, hệ thống giáo dục không đủ điều kiện để đào tạo cho tất cả mọi người. Trình độ hiểu biết kém là nguyên nhân chính làm cho tệ nạn xã hội gia tăng đáng kể. 
Tệ nạn ma túy sử dụng các chất gây nghiện có nguồn gốc nhân tạo ngày càng phổ biến, tác động rất lớn đến sức khỏe thần kinh và sức khỏe thể chất của người nghiện, nhất là với thanh - thiếu niên. Tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp góp phần thúc đẩy căn bệnh nhiễm HIV/AIDS lan nhanh ở các đô thị. Tệ nạn mại dâm cũng gia tăng ở các đô thị lớn với xu hướng trẻ hóa gái mại dâm, tăng mức luân chuyển gái hành nghề mại dâm giữa các địa phương, các vùng. Luật pháp Việt Nam không chấp nhận mại dâm như một nghề, cho nên, đây là một tệ nạn được phòng chống tích cực. Mại dâm dẫn tới buôn bán phụ nữ gia tăng. Hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ được Chính phủ quan tâm, đầu tư nguồn lực lớn, có chương trình hành động cụ thể, đã góp phần phòng ngừa và kiểm soát.
ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 
4.1 Khái quát về đô thị hoá
Đô thị hoá được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển các thành phố không chỉ về quy mô mà còn cả về chất lượng.
Đô thị hoá được thể hiện ở một số tính chất:
Tập trung, tăng cường, phân hoá các hoạt động trong đô thị và nâng cao tỷ trọng dân thành thị.
Hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, nhất là phát triển các thành phố lớn và cực lớn
Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
 Thước đo đô thị hoá:
Tỷ lệ đô thị hoá: UR = 100Pur /P
Trong đó: 
UR: Tỷ lệ đô thị hoá
Pur: Dân số đô thị
P: tổng số dân
Chỉ tiêu này phản ánh dân số đô thị tính trung bình trên 100 dân số
* Quá trình đô thị hoá chia thành 3 giai đoạn, gắn với sự tăng dân số đô thị:
Giai đoạn sơ khởi, dân cư sống chủ yếu ở vùng nông thôn, làm nông nghiệp, ở phân tán. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp. Lúc này, tỉ lệ dân số đô thị dưới 20%
 Giai đoạn 2, tỉ lệ dân số sống trong các thành phố tăng từ 25% lên đến 60-70%. Đây là giai đoạn đô thị hoá tiến triển, còn gọi là đô thị hóa đột biến. Trong giai đoạn này cơ cấu đất nước có sự thay đổi căn bản hoạt động kinh tế tập trung ở các thành phố. Sô đông dân cư làm việc trong ngnàh công nghiệp chế biến, các hoạt động diịc vụ thương mại
Giai đoạn 3 còn được gọi là giai đoạn kết (giai đoạn đo thị hoá chín muồi.). Những thay đổi kinh tế của đất nước diễn ra theo chiều sau. Tỷ lệ dân số đô thị khoảng 60-70%. 
4.2 Dân số và quá trình đô thị hoá ở Việt Nam
Bảng 5: Đô thị hoá ở Việt Nam, dự báo đến 2020
Chỉ số
1986
1990
1995
2000
2003
2010
2020
Số đô thị
480
500
550
649
656
-
-
Dân số đô thị (triệu)
11,87
13,77
14,94
19,47
20,87
30,4
46,0
Tỷ lệ dân số đô thị (%)
19,3
20,0
20,75
24,7
25,8
33,0
45,0
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, CEETIA, Đại học Xây dựng Hà Nội, 2005)
Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 19,3% đến 25,8% năm 2003. Năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị, đến năm 2000 con số này lên tới 649, năm 2003 là 656 đô thị. Mạng lưới đô thị hiện có 752 đô thị, trong đó có 02 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 09 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 41 đô thị loại IV và 643 đô thị loại V (chiếm 86%). Bước đầu hình thành chuỗi đô thị trung tâm quốc gia và trung tâm vùng. Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Ph.ng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ.
Hình 16: Biểu đố Tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị hàng năm ở Việt Nam 1931-2008
(Nguồn: Từ 1930-1993: Gendreau và các tác giả khác, 1997: Biểu 14, trang 106. Từ 1994-2008: Số liệu TĐTDS 1989, 1999 và số liệu dân cư thành thị công bố ở website của Tổng cục Thống kê.)
Tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị ở Việt nam không thay đổi nhiều. Cao nhất là 9,2% giai đoạn 1995- 1997 sau đó giảm xuống 3,8% năm 2000
Sự tăng trưởng đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,thời kỳ 1989-1999 và thời kỳ 1999-2009, dân số đô hị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng khoảng 1,5 lần, chiếm khoảng 1/3 tổng số dân đô thị ở Việt Nam. Cần lưu ý là, mặc dù số lượng nhân khẩu đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng cao nhưng do có những thay đổi về địa giới trong mấy thập niên qua nên tỷ lệ dân cư đô thị của hai thành phố không tăng một cách liên tục.
Sự gia tăng dân số đô thị cả nước do 3 nguồn chính đó là: (i) Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị; (ii) Di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị; (iii) Quá trình mở rộng địa giới của các đô thị. Khi các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, thì dân số càng tăng, dòng dịch cư càng lớn (nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đô thị cũng đang tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh)
Di cư và đô thị hoá 
Hình 17: Tỷ lệ dân số di cư và tỷ lệ dân số đô thị phân chia theo tỉnh/thành phố
(Nguồn: tổng điều tra dân số,2009) 
Hà Nội, Cần Thơ , TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có tỷ lệ dân số di cư cao và tỷ lệ dân số đô thị cũng cao. 
Tỷ lệ dân số di cư và tỷ lệ dân số thành thị có mối quan hệ thuận chiều rất rõ ràng và mối quan hệ này có thể biểu thị qua một đường từ dưới đi lên và cong nhẹ về phía bên phải như có thể thấy trong Hình 18.
Hình 18: Đường cong thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ dân số di cư và tỷ lệ dân số đô thị 
(Nguồn: Tổng điều tra dân số,2009)
Việc phân lại địa giới đô thị có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tỷ lệ dân số đô thị 
Theo chiến lược phát triển đô thị Việt Nam, diện tích đất đô thị sẽ tăng từ 105.000 ha hiện nay lên đến 460.000 ha vào năm 2020,nâng tỷ lệ dân cư đô thị lên. Tỷ lệ đô thị hoá dự kiến tăng từ 26% hiện nay lên đến 46% vào năm 2025.
Nhiều khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng đồng bộ đó được đầu tư làm thay đổi bộ mặt đô thị. Hiện nay, trong cả nước đang triển khai trên 2.500 dự án nhà ở và khu đô thị mới, hàng năm xây dựng được từ 20-25 triệu m2 nhà ở. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến 9/2008 đã có 44

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_anh_huong_cua_dan_so_den_phat_trien_kinh_te_xa_hoi.docx