Tiểu luận Bàn về lịch sử nghệ thuật quân sự ở Việt Nam

docx 17 trang yenvu 02/11/2023 1530
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Bàn về lịch sử nghệ thuật quân sự ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Bàn về lịch sử nghệ thuật quân sự ở Việt Nam

Tiểu luận Bàn về lịch sử nghệ thuật quân sự ở Việt Nam
lOMoARcPSD|18766849
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-------------------------
TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Bàn về lịch sử nghệ thuật quân sự ở Việt Nam
Sinh viên: NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Mã số sinh viên: 2156150062
Lớp GDQP&AN:	14
Lớp:	QHCC K41
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN	3
LỜI MỞ ĐẦU	4
NỘI DUNG	6
TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA 6
Đất nước trong buổi đầu lịch sử 	6
Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc: 6
Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống giặc ngoại xâm 	7
Nghệ thuật đánh giặc của ông cha:	8
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH
ĐẠO:	10
Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự	10
Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo: 11
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM	13
VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM VÀO THỰC TIỄN, VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ TRÁCH TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN	14
Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công	14
Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc:	15
Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thể, thời và mưu kế: 15
Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều,biết tập trung ưu thế lực lượng cần để đánh giặc:	15
Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu: 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO	17
LỜI CẢM ƠN
Để đề tài được hoàn thành ngoài nỗ lực bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy đã giúp đỡ em trong quá trình học tập kết hợp 2 môn đang học là Giáo dục học quân sự và Lịch sử đường lối quân sự cũng như trong quá trình thực hiện tiểu luận.
Sau một thời gian hơn 1 tháng học môn giáo dục học quân sự kết hợp với nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề thực tiễn ở ngoài đơn vị ,dù có bị hạn chế về mặt thời gian hay lịch học có nhiều thay đổi song em vẫn cố gắng nắm bắt và tiếp thu kiến thức hết sức mình. Nên trong thời gian làm bài còn nhiều hạn chế, em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
vĩ đại đó đã xuất hiện những danh tướng kiệt xuất, mãi mãi đi vào lịch sử. năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân ta đã anh dũng, kiên cường, bất khuất đấu tranh giành và giữ nền độc lập, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả là bản nước và cướp nước”.
Quá trình chống kẻ thù xâm lược, giữ nước hoặc giải phóng dân tộc hoặc bảo vệ Tổ quốc mỗi thời đại lịch sử có khác nhau, song đủ dài, dù ngắn nhân dân ta đều đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng được dân tộc. Vận nước có lúc thịnh lúc suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân ta lại đoàn kết đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn nòi giống, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử hàng nghìnquốc. Công cuộc đấu tranh đó đã để lại một di sản vô cùng quý giá, đó là tư tưởng và nghệ thuật quân sự độc đáo, đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn-văn hóa quân sự Việt Nam.
Trong các cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc, chống lại ách đô hộ của ngoại bang, nhân dân ta luôn đoàn kết thành một khối thống nhất với ý chí quật cường, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược hung bạo. Trong sự nghiệp giữ nước Những anh hùng dân tộc không chỉ có tài thao lược quân sự xuất chúng mà còn là những nhà tư tưởng-văn hóa đậm chất nhân văn, ngay kẻ thù cũng phải khâm phục. Rồi từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần
yêu nước và cách đánh của quân dân ta lại được phát huy lên một tầm cao mới và đã đánh thắng hai kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đã hình thanh nên nghệ thuật quân sự của Việt Nam, đó là nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự Việt Nam không ngừng phát triển, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Lý luận và thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam thực sự là một cống hiến quan trọng đối với phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng của nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tài này để tìm hiểu một cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc của nghệ thuật Quân sự Việt Nam.
NỘI DUNG
TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC
CỦA ÔNG CHA
Đất nước trong buổi đầu lịch sử:
Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có lãnh thổ khá rộng và vị trí địa lí quan trọng, cùng với nền văn minh sông Hồng với niềm tự hào là văn hoá Đông Sơn rực rỡ...
Do có vị trí địa lí thuận lợi, đất đai tài nguyên màu mỡ, phì nhiêu nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó, đe doạ.
Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc:
Về địa lí:
Nước ta có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực ĐNA và biển Đông.
Có hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường sông phát triển.
Địa hình 3/4 là đồi núi, nhiều sông ngòi
Ông cha ta đã phát huy tối đa ưu thế của địa hình để bày trận địa đánh giặc.
Về kinh tế:
Sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu.
Nghề thủ công và luyện kim sớm phát triển.
Ông cha đã kết hợp chặt chẽ tư tưởng dựng nước đi đôi với giữ nước, thực hiện nhiều kế sách như "phú quốc, binh cường", "ngụ binh ư nông". Tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi để ổn định, nâng cao đời sống. Đồng thời phát huy tính sáng tạo, tự tạo ra vũ khĩ để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ.
Về chính trị, văn hóa – xã hội:
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết, đồng lòng tham gia dựng nước và giữ nước.
Sớm xây dựng được nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân
đội để cùng toàn dân đánh giặc.
Xây dựng được nền văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam. Đất nước bao gồm làng, xã, thôn, bản và có nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó mỗi dân tộc, làng, xã có phong tục, tập quán riêng, tạo nên nét đặc sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hoá truyền thống : Đoàn kết, yêu nước, thương nòi, sống hoà thuận, thuỷ chung; lao động cần cù sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất.
Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống giặc ngoại xâm:
Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
Cuộc kháng chiến chống quân Tần từ năm 214 - 208 TCN dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và Thục Phán.
Kháng chiến do An Dương Vương lãnh đạo chống quân xâm lược Triệu Đà, 184- 179 TCN thất bại. Từ đây đất nước rơi vào thời kì Bắc thuộc hơn một nghìn năm.
Những cuộc khởi nghĩa chống giặc xâm lược:
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Khởi nghĩa Bà Triệu
Khởi nghĩa Lý Bôn (Lý Nam Đế)
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế)
Khởi nghĩa Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương)
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Khởi nghĩa Ngô Quyền
Những cuộc kháng chiếng chống quân xâm lược:
Kháng chiến chống quân Tống lần 1 do Lê Hoàn lãnh đạo
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 1075 - 1077 của nhà Lý
Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần
Kháng chiến chống Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo 1406 - 1007
Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo 1418 – 1427
Khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo
Nghệ thuật đánh giặc của ông cha:
Chính từ thực tiễn chống ngoại xâm cha ông ta đã hình thành nghệ thuật toàn dân đánh giặc, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông...
Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến:
Luôn nắm vững tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, mọi lúc mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, coi đó như là một qui luật để giành thắng lợi. Đây được xem như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước.
Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công.
Về mưu kế đánh giặc:
Mưu, kế đánh giặc của ông cha ta sáng tạo, mềm dẻo, khôn khéo, biết tiến- thoái- công- thủ, biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công QS với binh vận, ngoại giao tạo thế mạnh cho ta, phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thành chiến trường, toàn dân là chiến sỹ, khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến ở xa, tiếp tế khó khăn, nên tập trung triệt phá lương thảo hậu cần của địch, làm cho “địch đông mà hoá ít, địch mạnh mà hoá yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị
tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”, tạo ra tâm lý hoang mang, tinh thần căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên....
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc:
Đây là nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta.
Thực hiện thành công các kế sách “phú quốc, binh cường, ngụ binh ư nông, tính vi dân, động vi quân	” Hễ kẻ thù đến thì vua tôi đồng lòng, không kể
địa vị chức vụ giàu sang, anh em hòa thuận cả nước chung sức, trăm họ là binh bảo vệ đất nước.
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn,lấy ít địch nhiều,lấy yếu chống mạnh:
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn,lấy địch nhiều,lấy yếu chống mạnh chính là
sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”.
Quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh đó là: Sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không thuần túy là sự so sánh hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.
Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự,chính trị,ngoại
giao và binh vận:
Mặt trận chính trị là cổ vũ tinh thần của nhân dân,quy định sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Mặt trận quân sự là mặt trận khốc liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy phương tiện chiến tranh của địch,quyết định thắng lợi trực tiếp trong chiến tranh,tạo đà,tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
Mặt trận ngoại giao là đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta,phản hóa,cô lập kẻ thù,tạo thế có lợi cho cuộc chiến để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
Mặt trận binh vận để vận động làm tan rã hàng ngũ của giặc,góp phần hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.
Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn:
Các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử như Tây Sơn, Bạch Đằng,Lam Sơn... thắng lợi, là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật tổ chức và tiến hành các trận đánh quyết định giữ một vai trò rất quan trọng.
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ KHI CÓ
ĐẢNG LÃNH ĐẠO:
Nghệ thuật quân sự Việt Nam bao gồm ba bộ phận hợp thành : Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến địch và chiến thuật. Ba bộ phận của nghệ thuật quân sự là một thể thống nhất có quan hệ biện chứng chặt chẽ, thúc đẩy nhau phát triển, trong đó chiến lược đóng vai trò chủ đạo..
Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự:
Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự ở Việt Nam bao gồm:
Truyền thống đánh giặc của tổ tiên:
Trải qua mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự của tổ tiên đã hình thành và không ngừng phát triển, trở thành những bài học quí giá cho các thế hệ sau. Những kinh nghiệm đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kế thừa, vận dụng và phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc:
Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Học thuyết chiến
tranh, quân đội, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm nghệ thuật quân sự được đúc rút qua các cuộc chiến tranh do C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin tổng kết, là cơ sở để Đảng ta vận dụng, định ra đường lối quân sự trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng ở Việt Nam.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh:
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống đánh giặc của tổ tiên, vận dụng lí luận Mác – Lênin về quân sự, kinh nghiệm của các nước trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam. Hồ Chí Minh và Đảng đã đề ra phương châm chỉ đạo chiến tranh, phương thức tác chiến chiến lược, nắm bắt đúng thời cơ, đưa chiến tranh Việt Nam kết thúc thắng lợi.
Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo:
Về chiến lược quân sự:
Chiến lươc quân sự là tổng thể phương châm,chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng chiến tranh thắng lợi; bộ phận hợp thành quan trọng nhất có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ chiến lược quân sự Việt Nam đã thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
Xác định đúng kẻ thù,đúng đối tượng tác chiến: đây là vấn đề quan trọng của chiến tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến lược quân sự phải xác định chính xác để từ đó có đối sách và phương thức đối phó hiệu quả nhất.
Đánh giá đúng kẻ thù: Phân tích, đánh giá đúng điểm mạnh yếu của kẻ thù, từ đó đã đề ra các sách lược, chiến lược đúng đắn để lãnh đạo quân và dân ta đánh tan kẻ thù xâm lược.
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc: là một vấn đề mang tính nghệ thuật cao trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.
Phương châm tiến hành chiến tranh: Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao..
Phương thức tiến hành chiến tranh: Phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh nhân dân, kết hợp giữa địa phương với binh đoàn chủ lực, kết hợp chặc chẽ tiến công địch bằng 2 lực lượng chính trị, quân sự ;bằng 3 mũi giáp công quân sự , chính trị, binh vận; trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
Nghệ thuật chiến dịch:
“ Nghệ thuật chiến dịch, lý luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến tương dương là bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự, khâu nói liền giữa chiến lược quân sự và chiến thuật.”
Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch,bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự VN là toàn diện, tập trung trên những vấn đề chủ yếu sau đó là: loại hình chiến dịch, quy mô chiến dịch,nghệ thuật chiến dịch và cách đánh chiến dịch.
Về chiến thuật:
“Là lí luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành trận chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam.”
Chiến thuật hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta, là kết quả của sự chỉ đạo chiến lược, chiến dịch, nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận chiến đấu của bộ đội ta và được biểu hiện qua việc vận dụng các hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu, quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu và cách đánh.
Cách đánh: Là nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật. Mỗi binh chủng, mỗi hình thức chiến thuật đều có những cách đánh cụ thể, phù hợp với đối tượng và địa hình.
Cách đánh của ta thể hiện tính tích cực,chủ động tiến công,bám thắt lưng địch,chia địch ra mà đánh,trói địch lại mà diệt. Kết hợp chặc chẽ giữa hành động tiến công và phòng ngự của 3 thứ quân để hoàn thành nhiệm vụ củ cấp trên giao.
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ
Ở VIỆT NAM:
Văn hóa quân sự Việt Nam có tính nhân văn, tính dân tộc sâu sắc, nó được thể hiện trong cách ứng xử giữa con người với con người.
Dân tộc Việt Nam luôn tìm mọi cách để mở đường “hiếu sinh” cho binh sỹ đối phương về nước an toàn sau khi đối phương thua trận. Đó là tiền đề nhân văn để hai nước sau này xây dựng mối quan hệ hòa hiếu, hữu nghị, cùng phát triển.
Lịch sử đã chứng kiến những hành động cao cả của dân tộc Việt Nam đối với kẻ xâm lược như: vua Trần đảm bảo an toàn cho quân Nguyên; Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi cung cấp lương thảo, phương tiện cho quân Minh; Đảng, Nhà nước ta thực hiện chính sách tù, hàng binh, “nghinh tiễn” quân Pháp, quân Mỹ cuốn cờ về nước. Nước ta luôn thể hiện đúng nguyện vọng cháy bỏng: duy trì hòa bình, hữu nghị và ổn định với các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nhất là đối với các nước láng giềng.
Trên mặt trận ngoại giao, chính sách đối ngoại có nguyên tắc và đầy tình nghĩa của Đảng, Nhà nước ta trong các cuộc đàm phán hòa bình ở
Fontainebleau, Geneva và Paris thể hiện rõ cốt cách của một dân tộc yêu hòa bình, đầy lòng nhân ái, vị tha. Đồng thời, đảm bảo tính nguyên tắc, cứng rắn về chiến lược với sách lược mềm dẻo, có lý, có tình.
Những di sản quý báu đó tiêu biểu cho tài thao lược kiệt xuất của ông cha ta. Nó được kế thừa, phát huy, phát triển và nâng cao ở các thế hệ tiếp nối, nhất là ở thời đại Hồ Chí Minh.
VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM VÀO THỰC
TIỄN, VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ TRÁCH TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN.
Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công:
Với sức mạnh đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự của ta càng có điều kiện phát huy mặt mạnh của mình,khoét sâu chỗ yếu của địch. Nghệ thuật quân sự của cha ông ta luôn nhấn mạnh tư tưởng tích cực, chủ động tiến công vào thời điểm thích hợp.
Kiên quyết không ngừng thế tiến công, tiến công liên tục, triệt để, có trọng điểm, đúng thời cơ, địa điểm thích hợp.
Các thế lực thù địch có ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự...nhưng tiến hành chiến tranh phi nghĩa, nên chúng ta phải biết phát huy sức mạnh của mọi lực lượng, tiến công toàn diện trên mọi mặt trậnlàm thay đổi cục diện chiến tranh.
Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc:
Trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc VN XHCN,nghệ thuật quân sự chỉ đạo mọi hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang và nhân dân. Đó là 1 nguyên tắc trong nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc
Nguyên tắc đó được thể hiện cụ thể trong việc xác định phương hướng,mục tiêu,đối tượng và thời cơ tiến công...trong kế hoạch chiến lược,chiến dịch,cũng như từng trận đánh cụ thể.
Trong hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang, kết hợp đánh phân tán với đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn phối hợp tác chiến của các lực lượng, các thứ quân cả về chiến lược cũng như trong chiến dịch và chiến đấu.
Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thể, thời và mưu kế:
Dùng lực phải dựa vào thế có lợi, dùng đúng nơi, đúng lúc mới đạt hiệu quả cao. Tạo thế, tạo lực để sẵn sàng đánh địch khi thời cơ có lợi nhất. Muốn đánh thắng, còn phải dùng mưu kế, hạn chế cái mạnh của địch, phát huy cái mạnh của ta. Luôn chú ý lừa địch và giữ bí mật, bất ngờ. Nghệ thuật quân sự của ta còn phải biết đánh giá đúng và triệt để, khai thác các yếu tố “thiên thời,địa lợi nhân hóa”. Đó là nghệ thuật nắm bắt và phát huy sức mạnh của thời đại.
Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều,biết tập trung ưu thế lực lượng cần để đánh giặc:
Ngày nay vận dụng tư tưởng lấy ít đánh nhiều,ta phải phát huy được khả năng đánh địch của toàn dân, của cả 3 thứ quân,tạo ra sức mạnh tổng hợp hơn địch để đánh thắng địch trong mọi tình thế. Mặt khác phải tận dụng địa hình, tận dụng được yếu tố bí mật, bất ngờ, tiết kiệm được lực lượng để đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.
Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu:
Mục đích chung nhất của mọi hoạt động tác chiến để bảo vệ tổ quốc là tiêu diệt lực lượng địch, bảo vệ quân ta. Đi đôi với tiêu hao, tiêu diệt địch, phải bảo vệ vững chắc mục tiêu của ta, là vấn đề có tính quy luật trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc.
Muốn giành thắng lợi chúng ta phải kết hợp đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt lớn quân địch. Đánh tiêu hao rộng rãi, tạo điều kiện cho tác chiến tập trung, thực hiện đánh lớn, tiêu diệt lớn quân địch.
KẾT LUẬN
Chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc của chúng ta ngày nay là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược; cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống, nghệ thuật quân sự Việt Nam, đòi hỏi phải có tài thao lược, mưu kế, thế trận, vận dụng phương châm kết hợp truyền thống với hiện đại trong sử dụng nghệ thuật quân sự. Quy luật của chiến tranh là “mạnh được, yếu thua”, dân tộc và Quân đội ta thắng bằng sức mạnh tổng hợp, trong đó có nghệ thuật quân sự. Việc giáo dục và phát huy truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam luôn là phương châm xuyên suốt quá trình giáo dục, đào tạo, bài học kinh nghiệm quý và là truyền thống vẻ vang của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình quốc phòng an ninh.
2, Báo cáo tham luận về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 3, Bộ quốc phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 2004.
4, Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện ( Báo nhân dân). 5, Một số nguồn tài liệu khác.

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_ban_ve_lich_su_nghe_thuat_quan_su_o_viet_nam.docx