Tiểu luận Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông

pdf 37 trang yenvu 21/06/2024 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông

Tiểu luận Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 1 
 MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
Cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông môn công nghệ 
cũng đang đứng trước những vận hội và thách thức mới. Để phù hợp với đặc 
trưng môn học đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp giáo dục 
theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thì việc dạy và học môn công 
nghệ trong nhà trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp 
nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và kênh hình. Sở dĩ như 
vậy vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minh 
họạ cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính 
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó 
thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp 
cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng kênh hình còn 
giúp cho giáo viên tổ chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạt hiệu 
quả cao. 
Trong thời gian gần đây sách giáo khoa công nghệ đã có nhiều thay đổi 
phù hợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó, số lượng kênh hình 
chiếm tỉ lệ khá cao với nội dung phong phú: sơ đồ, tranh ảnh, bảng số liệu và 
được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo thuận lợi 
cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. 
Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiến thức của sách giáo khoa việc 
hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình là một trong 
những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên công nghệ. Vì vậy, tôi chọn để 
tài nghiên cứu: “Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông”. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 2 
2. Mục tiêu đề tài 
Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề cần thiết đối với mọi 
môn học, bậc học trong đó sử dụng kênh hình trong giảng dạy công nghệ đang là
 xu hướng được quan tâm. Trong đề tài này chúng tôi chú trọng nghiên cứu việc 
sử dụng kênh hình trong môn công nghệ lớp 10. Quan trọng hơn là nghiên cứu 
cách sửdụng kênh hình khác nhau sao cho có hiệu quả và hợp lý nhất. 
Trên cơ sở đó xâydựngmột số giáo án mẫu và tiến hành thực nghiệm 
để thấyđược giá trị thực tiễncủa đề tài nghiên cứu. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài lấy việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn công nghệ lớp10 
làm đối tượng nghiên cứu trên cơ sở đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 10 ở 
trường THPT. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
Kênh hình có rất nhiều nguồn, nhiều cách phân loại khác nhau tuy nhiên 
trong phạm vi nghiên cứu đề tài khoa học của sinh viên chúng tôi đặc biệt chú 
trọng nghiên cứu các kênh hình trong SGK công nghệ 10. 
Các loại kênh hình chủ yếu được nghiên cứu là: sơ đồ và tranh ảnh có nội 
dung công nghệ. Ngoài ra đề tài cũng mở rộng đối chiếu kênh hình từ các nguồn
 khác nhau cơ bảnlà từ mạng internet. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp tổng hợp tài liệu: chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên 
quan đến đề tài gồm các tài liệu lí luận dạy học, các phương pháp dạy học môn 
công nghệ thông qua nhiều nguồn khác nhau như: sách báo, báo cáo khoa học, 
mạng internet, đặc biệt là các sách chuyên ngành như: sách giáo khoa, sách giáo 
viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Qua nghiên cứu như vậy sẽ kế thừa và phát 
huy được kết quả của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 3 
Từ đó xác lập được các kênh hình cụ thể và lựa chọn phương pháp khai thác 
kênh hình nhằm lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng. 
- Phương pháp điều tra: đối tượng điều tra là các em học sinh và giáo 
viên trực tiếp giảng dạy. Thông qua việc xây dựng bảng hỏi đo thái độ và các 
phiếu khảo sát hiện trạng giúp người nghiên cứu nắm được thực trạng hiện nay. 
-Phương pháp phân tích hình ảnh: dựa vào hình ảnh để từ đó làm rõ được 
nội dung kiến thức mà ta cần truyền đạt, hình ảnh sinh động giúp học sinh để 
nắm bắt, tiếp thu hơn. 
5. Giả thuyết khoa học 
- Đề tài thiết kế một số hình ảnh phục vụ môn công nghệ 10-phần sâu 
bệnh hại cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn học này, 
đề tài được áp dụng vào thực tế có thể gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh 
tiếp thu bài hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của người học, nâng cao chất lượng 
dạy và học ở trường THPT. 
6. Cấu trúc đề tài 
- Gồm 2 phần: 
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu 
bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông. 
Chương 2: Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn 
Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 4 
NỘI DUNG 
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu 
bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
1. Tình hình bổ sung hình ảnh trong dạy học ở Việt Nam và thế giới 
1.1. Tình hình trên thế giới 
 Trên thế giới hoạt động giảng dạy luôn có những khó khăn, thách thức. 
Đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy 
như: Tác giả P.V.Zimin, M.I.Kođakhốp, N.I.Saxerđôlôlốp nhận định: “công tác 
quản lý hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường là khâu then chốt trong 
hoạt động quản lý trường học”. 
 Quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường phổ thông không chỉ chú 
trọng đến việc quản lý phương pháp giảng dạy, quản lý nội dung chương trình mà 
còn phải chú trọng đến nhiều yếu tố khác vì chúng có mối quan hệ hỗ trợ cho 
nhau về nội dung kiến thức. Bổ sung kênh hình thu hút sự chú ý, tò mò của học 
sinh, góp phần làm cho tiết dạy thêm sinh động, hấp dẫn. Thực tế cho thấy với đội 
ngũ GV có năng lực chuyên môn vững vàng, thường xuyên được bồi dưỡng nâng 
cao tay nghề thì công tác đào tạo sẽ đạt hiệu quả cao. 
1.2. Tình hình ở Việt Nam 
 Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò to lớn của công tác QLGD (quản lý 
giáo dục) đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhiều công trình 
nghiên cứu về quản lý nói chung và QLGD nói riêng đã có nhiều đóng góp về lý 
luận và thực tiễn, tiêu biểu là các tác giả: Phạm Minh Hạc,Đặng Quốc Bảo, Trần 
Kiểm, Hà Sỹ Hồ, Vỗ Quang Phúc 
 Nhiều tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động giảng dạy trong 
đó có các vấn đề liên quan như tổ chức quản lý hoạt động giảng dạy trong đó các 
vấn đề liên quan như tổ chức quản lý tốt các hoạt động giảng dạy trong nhà 
trường bao gồm: điều kiện phương tiện phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học, 
quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp, giảng dạy một cách khoa họcthực hiện kiểm 
tra thường xuyên các hoạt động giảng dạy của GV, phát hiện và phổ biến kinh 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 5 
nghiệm giảng dạy, các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng 
tiềm lực giảng dạy cho đội ngũ GV, đánh giá tầm quan trọng của công tác thi đua 
khen thưởng trong quá trình quản lý nhà trường nhằm động viên, phát huy hết 
khả năng, trí tuệ của GV 
 Một số đề tài luận văn gần đây về PPDH, chất lượng giảng dạy của các tác 
giả ở Huế, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ rất đáng quan tâm, các tác giả 
của luận văn này đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề ra những 
biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dưới những góc độ khác nhau. 
2. Một số khái niệm cơ bản 
2.1. Dạy học tích cực 
2.1.1. Khái niệm tích cực 
 - Tích cực là khái niệm chỉ phẩm chất, thể hiện sự chủ động, sự lạc quan, 
nhiệt tình hăng say, hoạt động theo hướng phát triển 
 -Tính tích cực là phẩm chất vốn có của con người, con người không chỉ 
tồn tại mà còn cải tạo xã hộivì vậy việc hình thành phát triển tính tích cực con 
người là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, là một điều kiện đồng thời là kết quả 
quá trình phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. 
- Tích cực là một nét quan trọng của nhân cách, là một đức tính rất quý 
báu của con người. 
2.1.2. Tích cực trong học tập 
 - Bắt đầu bài học khi mà mọi học sinh đều được tham gia, tổ chức các 
hoạt động học tập có ý nghĩa, thú vị và mang tính thách thức, lôi cuốn mọi học 
sinh tham gia vào hoạt động học tập, tạo môi trường học tập thoải mái và thân 
thiện cho học sinh 
 - Tính tích cực trong học tập là quá trình học có mục đích có sự tiếp thu 
kiến thức. Ngoài việc tiếp thu kiến thức, trong học tập còn có sự tương tác và 
học tập hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động này cần được tăng cường, tương tác 
giữa giáo viên với học sinh và tương tác giữa học sinh với học sinh 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 6 
 - Giáo viên đưa ra các hướng dẫn rõ ràng và dể hiểuscho các hoạt động 
làm bài tập 
 - Tính tích cực liên quan đến động cơ học tập, động cơ tạo hứng thú, hứng 
thú là tiền đề cho tính tự giác. Hứng thú và tự giác tạo nên hai yếu tố tâm lí tích 
cực. 
 -Tích tích cực sản sinh nếp sống tư duy độc lập, suy nghĩ độc lập là mầm 
mống của sự sáng tạo, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển 
tích tự giác, hứng thúbồi dưỡng động cơ học tập. 
- Biểu hiện của tính tích cực là sự hăng hái, phát biểu xây dựng bàinó 
đạt từ cấp độ từ thấp đến cao: bắt chước,tìm tòi,sáng tạo. 
- Tính tích cực bao gồm cả phương pháp dạy và học, hướng tới việc hoạt 
động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, phát huy tính tích 
cực của người học chứ không phải phát huy tính tích cực của người dạy. 
2.1.3. Hoạt động của giáo viên, học sinh trong phương pháp dạy học tích cực. 
2.1.3.1. Hoạt động của giáo viên 
 - Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động do thầy làm chủ thể. Dạy học 
tích cực là một hình thức dạy học mà giáo viên không đưa ra tri thức cho học 
sinh dưới dạng có sẵn mà hướng dẫn, tổ chức cho các em tự tìm ra tri thức bằng 
các phương pháp dạy học tích cực và để tránh tình trạng kiến thức chuyên môn 
của giáo viên còn chưa sâu nên sự tìm tòi và khai thác chưa hết tác dụng của 
kênh hình, giáo viên sử dụng kênh hình chưa đúng lúc, đúng chỗ và đúng 
phương pháp sử dụng, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng về bài giảng trước 
khi lên lớp, không bỏ qua kênh hình cũng không chỉ chú ý đến kênh chữ 
2.1.3.2. Hoạt động của học sinh 
 -Hoạt động học do học sinh làm chủ thể. Đây là một hoạt động cơ bản, có 
tính chất chủ động ở lứa tuổi học sinh phổ thông. Học sinh phải thực hiện các 
thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá). 
Qua các hoạt động này mà học sinh giải quyết được nhiệm vu học tập, chiếm 
lĩnh tri thức, hình thành và phát triển nhân cách. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 7 
- Nếu như học sinh không biết cách phân tích kênh hình, không quan tâm 
đến kênh hình trong lúc học do giáo viên chưa đề cao được vai trò của kênh hình 
trong giảng dạy, giả sử như sự thường xuyên sử dụng kênh hình trong giảng dạy 
của giáo viên còn ít nhưng phản ứng từ phía học sinh khi được học bằng kênh 
hình thì rất tích cực và các em cũng đánh giá việc học khi có sử dụng kênh hình 
hiệu quả hơn, gây hứng thú hơn, kích thích được tính tò mò, sự chú ý của các 
em. 
2.2. Hình ảnh 
2.2.1.Khái niệm hình ảnh 
 - Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi 
sau đó chuyển về não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực 
nhất từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu 
nhận. 
 - Hình ảnh trong dạy học nói chung và phần sâu bệnh hại cây trồng nói 
riêng vừa là nguồn cung cấp thông tin vừa là phương tiện trưc quan sinh động dễ 
hiểu. 
 - Từ lâu hình ảnh đã trở thành một loại hình ngôn ngữ-ngôn ngữ hình ảnh. 
Nó có khả năng thông tin chính xác một nội dung mang tính vật chất nhất định. 
Khả năng thông tinbằng hình ảnh đã mở rộng tầm nhìn của con mắt người 
học,giúp học sinh nắm kiến đầy đủ hơn, chính xác và sâu sắc hơn.Trong các lĩnh 
vực khác sử dụnghình ảnh làm phương tiện thông tin, miêu tả, bình luận cũng là 
vì tính xác thực trực tiếp và tính nhanh chóng của nó. 
2.2.2. Vai trò của hình ảnh trong dạy học 
2.2.2.1. Cập nhật, bổ sung, mở rộng kiến thức trong sách giáo khoa 
- Theo đánh giá chung của Bộ, chương trình phân ban là theo đúng quan 
điểm, lập trường của chủ nghĩa Mac–Lenin, có cập nhật tư liệu mới, đảm bảo 
tính khoa học chính xác và phù hợp với trình độ của học sinh. Hạn chế của 
chương trình là môn học còn yêu cầu cao, nặng về kiến thức mà chưa “mở” để 
phát huy tính tích cực của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 8 
Những hạn chế trên được các cấp, các ngành rút kinh nghiệm triển khai cho các 
đợt đổi mới sách giáo khoa tiếp sau. 
- Nhưng mặc dù có những cải tiến nhất định, sách giáo khoa trung học 
phổ thông vẫn không tránh được những hạn chế nhất định. Năm 2012, trong bài 
viết đã báo cáo cho hội thảo: “Đổi mới sách giáo khoa để chấn hưng giáo dục”, 
TS Hồ Thiệu Hùng đã nói lên tình trang sách giáo khoa cấp 3 bị các nhà trường 
là: 
 1. Nội dung ôm đồm, dư nhiều kiến thức chưa thiết thực (thậm chí xa 
rời nhu cầu thực tế), nhưng thiếu nhiều kiến thức rất cần cho cuộc sống hiện tại và 
tương lai 
 2. Thiếu tính tích hợp các kiến thức 
 3. Hình thức chưa thu hút người học, sau khi học xong không đọng lại gì 
trong lòng 
 4.Xu hướng muốn chiếm vị trí độc tôn suốt mọi bậc học. 
- Sách giáo khoa được xuất bản nhằm phục vụ việc dạy học trong 1 giai 
đoạn lịch sử với trình độ phát triển nhất định của xã hội. Xu hướng này mạnh hay 
yếu còn tùy thuộc vào ý thức của người dạy, vì vậy cần phải liên tục bổ sung 
hình ảnh phục vụ cho giảng dạy. 
- Như vậy, qua sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam đặc biệt là ở trung học 
phổ thông, ta thấy sách giáo khoa mặc dù có những cải cách, để ra các ưu điểm 
nhất định nhưng đồng thời cũng “trả lại” cho giáo dục Việt Nam khá nhiều 
khuyết điểm cần được khắc phục. 
2.2.2.2. Củng cố, hoàn thiện kiến thức 
- Khi nghiên cứu bài viết của sách giáo khoa, giáo viên cần căn cứ vào các 
ý trong nội dung để xây dựng cấu trúc bài giảng nhằm giúp học sinh nắm vững 
kiến thức cơ bản, dễ học và dễ nhớ. Muốn vậy, các công việc giáo viên cần làm 
là: 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 9 
- Đối với các bài viết quá dài mà không thể tách thành các mục nhỏ, để 
giúp học sinh dễ theo dõi bài và nắm vững kiến thức, giáo viên tách nhỏ các ý, 
tìm các tiêu đề sát hợp trên cơ sở hệ thống kiến thức cơ bản của sách giáo khoa. 
- Nếu cấu trúc trong nội dung bài viết của sách giáo khoa có nhiều điểm 
chưa thật hợp lý, giáo viên có thể thay đổi, gộp lại, thêm hoặc bớt các mục nhỏ 
(tùy theo sự sáng tạo của giáo viên). 
- Sử dụng sơ đồ để khai thác nội dung bài viết trong sách giáo khoa là một 
biện pháp sư phạm có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp giáo viên tránh được xu 
hướng vẫn thường xảy ra là thoát ly sách giáo khoa hoặc nói lại nội dung sách 
giáo khoa. Giải quyết tốt mối tương quan giữa nội dung bài viết trong sách giáo 
khoa và nội dung bài giảng của giáo viên sẽ làm bài giảng sinh động, hấp dẫn để 
phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao hiệu qua dạy học bộ 
môn. 
- Trong sách giáo khoa, thông thường đến cuối mỗi đề mục, cuối bài học 
thì những người soạn sách đặt ra các câu hỏi. Mục địch của các câu hỏi này là 
giúp học sinh củng cố kiến thức đã nắm được khi học xong phần đó hay mục đó, 
và giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào các vấn đề thực tế (cũng thuộc 
nội dung bài học). Thông thường, giáo viên căn cứ vào vị trí nội dung câu hỏi, 
mục đích đặt câu hỏi để hướng dẫn học sinh trả lời. Để làm được điều này, 
chúng tôi gợi ý một số cách sử dụng: 
- Sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa, thường là ở cuối bài để làm bài 
tập nêu vấn đề. 
Điều này có tác dụng rất lớn, thu hút sự chú ý, động viên khả năng nhận 
thức của học sinh vào bài mới và câu hỏi dạng này thường là kiến thức cơ bản 
học sinh cần nắm vững trong bài học. Để làm được điều này, giáo viên cần: 
+ Trả lời được các câu hỏi để nắm nội dung chính của bài. 
+ Gia công sư phạm một số câu hỏi thành các bài tập nhân thức. 
Ví dụ, khi dạy bài 17 “phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng” giáo viên có thể 
hỏi những câu đại loại như: “Nguyên lý cơ bản và các biện pháp chủ yếu sử 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 10 
dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?” giáo viên có thể dựa vào 
sách giáo khoa, sách giáo viên kết hợp các câu hỏi cuối mục để tìm ra nội dung 
chính của bài giúp học sinh nhận thức, từ đó xây dựng bài tập nêu vấn đề. 
- Sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa làm câu hỏi gợi mở trong quá 
trình tiến hành bài học. 
 Các câu hỏi trong sách giáo khoa chủ yếu yêu cầu học sinh nắm vững 
những vấn đề cụ thể, giúp học sinh hiểu từng bộ phận, từng phần ở trong bài. Sử 
dung các câu hỏi này giúp học sinh tìm được những ý cần thiết để trả lời vấn đề 
đặt ra ở đầu bài học. Ví dụ ở bài 17, “em hãy cho biết tác dụng của các biện 
pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì?” Trả lời được những câu hỏi 
này tức là học sinh đã nắm vũng những ý cần thiết cho bài tập nêu vấn đề ở đầu 
bài. Trong trường hợp câu hỏi trong sách quá dài, giáo viên gia công thêm cho 
câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và học sinh dễ trả lời, nếu cần thiết giáo viên có thể bổ 
sung các câu hỏi khác... 
Đối với học sinh thì người giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết cách sử 
dụng sách giáo khoa trong việc học môn công nghệ 10. 
2.2.2.3. Góp phần đa dạng hoá phương tiện và đổi mới phương pháp dạy học 
- Nói chung, trong quá trình dạy học, phương tiện - đồ dùng dạy học giảm 
nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách 
thuận lợi. Có được các phương tiện, đồ dùng thích hợp, người giáo viên sẽ phát 
huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động 
nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh 
những tình cảm tốt đẹp với môn học. 
- Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của 
học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì 
nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng 
những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo 
viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 11 
cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng kĩ 
xảo cho các em. 
- Tính chất của phương tiện – đồ dùng dạy học biểu thị nội dung thông tin 
học, hình thức thông tin và phương pháp cho thông tin chứa đựng trong phương 
tiện- đồ dùng và phải dưới sự tác động của giáo viên hoặc học sinh tính chất đó 
mới đựơc bộc lộ ra. Như vậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất và chức 
năng của phương tiện dạy học. 
- Trong quá trình dạy học, chức năng của các phương tiện – đồ dùng dạy 
học thể hiện sự tác động đạt được mục đích dạy-học. 
2.2.2.4. Góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh 
- Việc sử dụng sơ đồ vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp 
giáo viên khắc phục được mâu thuẫn trong quá trình dạy học, tránh được tình 
trạng quá tải và tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học, góp phần nâng cao 
chất lượng dạy học. Tuy nhiên, giáo viên cũng nên lưu ý rằng việc sử dụng sơ 
đồ cần linh hoạt, không công thức, tùy theo nội dung bài giảng và trình độ cụ thể 
của học sinh cũng như điều kiện cụ thể của dạy học. 
- Cùng với việc sử dụng bài viết trong sách giáo khoa (kênh chữ), giáo 
viên cũng quan tâm đến việc sử dụng kênh hình. Bởi vì, kênh hình không chỉ 
làm nội dung sách giáo khoa thêm sinh động, bài giảng hấp dẫn mà còn là nguồn 
kiến thức, một bộ phận không thể tách rời khỏi bài viết. Do đó kênh hình có tác 
dụng không chỉ là giáo dục mà còn tác dụng về giáo dưỡng và phát triển. Vấn đề 
đặt ra ở đây là làm thế nào sử dụng được kênh hình trong sách giáo khoa. 
- Sử dụng lược đồ: Để sử dụng tốt hình ảnh trong sách công nghệ vào bài 
giảng, giáo viên cần làm các công việc sau: 
+ Chuẩn bị: Đối với sách giáo khoa có kèm theo hình ảnh in sẵn dùng 
chung cả lớp thì giáo viên phải nghiên cứu hình ảnh này. Nếu trong sách giáo 
khoa có hình ảnh nhưng không có hình phóng to, giáo viên và học sinh có thể tự 
vẽ trên giấy khổ lớn (khổ A1, A0) hoặc vẽ ra bảng phụ. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 12 
+ Xác định phương pháp, cách sử dụng và thời điểm sử dụng. Trong khi 
sử dụnghình ảnh, giáo viên luôn chú ý đến sự tri giác của học sinh, giúp các em 
đọc được ký hiệu, phân tích, rút ra kết luận khái quát về kiến thức được phản 
ánh trong hình ảnh. 
- Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa công nghệ 10: khai thác nội 
dung tranh ảnh trong dạy học công nghệ là một biện pháp sư phạm quan trọng, 
giúp học sinh hình dung rõ hơn được kiến thức, làm phong phú kiến thức cho 
các em. Song công việc này cũng hết sức khó khăn với giáo viên, nó đòi hỏi 
giáo viên phải có trình độ hiểu biết nhất định để trình bày một tranh ảnh. Trên 
thực tế không ít giáo viên không nắm được nội dung tranh ảnh và dùng như 
phương tiện minh họa cho học sinh ngắm nhìn, bàn tán mà không giúp các em 
hiểu được chính xác kiến thức được phản ánh qua tranh ảnh, học sinh gây ồn ào, 
mất trật tư và làm ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. Do đó, để sử dụng tranh 
ảnh có hiệu quả phải chuẩn bị kỹ nội dung, xây dựng các bài tường thuật, miêu 
tả. 
- Cùng với chữ viết, tranh vẽ dần dần được phổ biến. Điều này thật dễ 
hiểu,bởi con người cần thiết phải sử dụng giác quan để tìm hiểu thực tại 
và mở rộng tri thức.Nhưng “trăm nghe không bằng một thấy” ảnh đã ra 
đời để đáp ứng nhu cầu này. 
2.2.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 
1. Những yêu cầu sư phạm cần tuân thủ khi đánh giá kết quả học tập của học 
sinh: 
 - Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học. 
 - Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định. 
 - Đánh giá phải mang tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và công 
khai. 
 - Đánh giá phải đảm bảo tính thuận tiện của việc sử dụng công cụ đánh 
giá. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 13 
2. Những nguyên tắc để đánh giá kết quả học tập của học sinh: 
 - Đánh giá là quá trình tiến hành, có hệ thống để xác định phạm vi đạt 
được của các mục tiêu đề ra. Vậy, phải xác định rõ mục tiêu đánh giá là gì? 
 - Khi đánh giá phải chọn mục tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu phải 
được biểu hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được. 
 - Giáo viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để 
sử dụng chúng có hiệu quả. 
 - Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của học sinh, nghĩa là trước 
tiên phải chú ý đến việc học tập của học sinh. Sau đó mới kích thích sự nỗ lực 
học tập của học sinh, cuối cùng mới đánh giá bằng điểm số. 
 - Đánh giá bao giờ cũng đi kèm theo nhận xét để học sinh nhận biết 
những sai sót của mình về kiến thức kỹ năng, phương pháp để học sinh nghiên 
cứu, trao đổi thêm kiến thức. 
 - Qua những lỗi mắc phải của học sinh, giáo viên cần rút kinh nghiệm để 
phát hiện ra những sai sót trong quá trình dạy và đánh giá của mình để thay đổi 
cách dạy sao cho phù hợp với học sinh. 
 - Trong đánh giá nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau 
nhằm tăng độ tin cậy và chính xác. 
 - Giáo viên phải thông báo rõ các loại hình câu hỏi để kiểm tra đánh giá 
giúp học sinh định hướng khi trả lời. 
 - Phải dựa trên những cơ sở của phương pháp dạy học mà xem xét kết quả 
của một câu trả lời, của một bài kiểm tra, kết hợp với chức năng chẩn đoán hoặc 
quyết định về mặt sư phạm. 
 - Phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra đánh giá phải diễn ra trong 
hoàn cảnh thoải mái, học sinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng hay sợ sệt. 
 - Không nên đặt những câu hỏi mà bản thân giáo viên không thể trả lời 
một cách chắc chắn được. 
3. Vai trò của kiểm tra-đánh giá trong dạy học hiện nay: 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 14 
 - Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì 
mà còn dạy học như thế nào. Đổi mới phương phá dạy học là một yêu cầu cấp 
bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp 
dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương 
trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy 
học. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào 
tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt 
động học và quản lý giáo duc. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai 
về chất lượng đào tạo gây tác hại to lơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy 
đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và 
toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan 
sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. 
2.2.3. Các loại tư liệu hình ảnh trong dạy học 
 Như trên đã phân tích, hình ảnh dạy học là các dạng vật chất được sử dụng 
trong dạy học. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm và cách sử dụng của các vật chất mà 
hình ảnh trong dạy học được chia ra các loại khác nhau: 
 - Sơ đồ, biểu đồ. 
 - Hình vẽ, ảnh chụp. 
 - Mô hình mô phỏng. 
 Trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10, tư liệu hình 
ảnh được thu thập dưới nhiều dạng khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau: 
 - Giáo viên tự thiết kế trên các phần mềm thông dụng. 
 - Thu thập từ máy scan, máy ảnh kỹ thuật số, mạng internet 
 - Từ các nguồn phim tư liệu, phim phổ biến kỹ thuật cho nông dân. Từ các 
phim này, giáo viên có thể biên tập lại bằng các phần mềm cắt phim, chụp ảnh theo ý 
muốn phù hợp với nội dung bài học. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 15 
3. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sâu bệnh hại cây trồng 
3.1. Mục tiêu 
3.1.1. Về kiến thức 
 - Học xong phần sâu bệnh hại cây trồng học sinh phải: 
 + Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch, các điều kiện về khí 
hậu về giống, về chế độ chăm sóc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát 
triển của sâu bệnh hại cây trồng. 
 + Biết được đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái và nhận dạng được một số 
sâu, bệnh hại lúa phổ biến 
 + Trình bày được các nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, 
nêu được các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (biện 
pháp kỹ thuật, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học, biện pháp cơ giới, vật lý, biện 
pháp sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh, biện pháp điều hòa). 
3.2. Nội dung 
 -Kiến thức cơ bản của phần sâu bệnh hại cây trồng bao gồm các nội dung sau: 
 + Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. Nội dung 
bài này gồm 4 phần: nguồn sâu, bệnh hại; điều kiện khí hậu, đất đai; điều kiện về 
giống cây trồng và chế độ chăm sóc và điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch. 
 + Bài 16: Thực hành: nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa bao gồm các quy 
trình thực hành giới thiệu đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái và nhận biết một số 
loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. 
 + Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng có gồm 3 phần: khái niệm về 
phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại 
cây trồng và biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. 
3.2.1. Về kỹ năng 
 - Học sinh biết được kĩ năng phân tích kênh hình thông qua tranh ảnh, slide, 
hình ảnh trong sách giáo khoa. 
 - Phát triển tư duy logic, sáng tạo thông qua việc phân tích, tổng hợp kênh 
hình liên hệ với thực tiễn. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 16 
 - Phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa. 
3.2.2. Về ý thức, thái độ 
 - Học sinh phải có ýthức về tầm quan trọng của việc bảo vệ cây trồng khỏi 
sâu, bệnh hại, ngoài ra phải sử dụng hợp lý phải tránh thuốc hóa học bảo vệ thực vật 
ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật cũng như môi trường xung quanh. 
 - Từ những kiến thức học được học sinh phải biết vận dụng vào thực tế một 
cách có khoa học và chính xác. 
 - Hình thành cho học sinh có thái độ và phong cách làm việc mang tính khoa 
học và hiệu quả cao. 
4. Hình ảnh trong phần Sâu bệnh hại cây trồng– sách giáo khoa Công nghệ 10 
4.1. Số lượng và chức năng chính 
4.1.1. Số lượng 
 -Số lượng hình ảnh: 
 + Bài 15: 2 hình 
 + Bài 16: 6 hình 
 + Bài 17: 1 hình 
4.1.2. Chức năng chính 
 - Minh họa một số sâu, bệnh hại cây trồng 
 - Minh họa điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng 
 - Minh họa các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng 
 - Minh họa một số loài thiên địch 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 17 
Chương 2: Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường trung học phổ thông 
1. Nguyên tắc bổ sung hình ảnh 
1.1. Bám sát mục tiêu dạy học 
 Mục tiêu dạy học được hiểu là cái đích và yêu cầu phải đạt được của quá trình 
dạy học. Đó là các phẩm chất của học sinh về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Các hình 
ảnh được bổ sung cho quá trình dạy học phải hướng vào mục tiêu bài học. Tiến trình 
tổ chức học sinh khai thác hình ảnh đồng thời là quá trình thực hiện mục tiêu bài học 
đã đề ra. 
1.2. Nguyên tắc khoa học 
 Trong dạy học, sử dụng hình ảnh là điều cần thiết, tuy nhiên hình ảnh dạy học 
phải được xây dựng trên mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học; nội 
dung thông tin trong hình ảnh phải chính xác, rõ ràng, phản ánh nội dung bài học và 
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 
1.3. Nguyên tắc sư phạm 
 Hình ảnh được bổ sung để phục vụ cho quá trình dạy học, do đó thông tin của 
hình ảnh phải ngắn gọn, súc tích, hình ảnh phải rõ ràng, phù hợp với ý đồ sư phạm. 
1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh 
 Ngày nay, việc dạy học không dừng lại ở dạy kiến thức mà quan trọng hơn là 
dạy cách học cho học sinh để các em tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự 
học, tự nghiên cứu suốt đời, từ đó trở thành con người tự chủ, năng động. 
 Do đó phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực 
của học sinh. Để phát huy tính tích cực thì hình ảnh bổ sung phải súc tích, rõ ràng, 
phù hợp với tâm sinh lý. 
1.5. Đảm bảo tính hệ thống 
- Là quá trình hệ thống những hành động liên tiếp và thâm nhập vào nhau 
của thầy và trò dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm đạt được mục đích dạy học và 
qua đó phát triển nhân cách của trò, kiến thức trong phần sâu bệnh hại cây trồng 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 18 
phải đảm bảo sắp sếp theo trình tự logic, có hệ thống chặt chẽ giúp học sinh tò 
mò,tư duy, sáng tạo. 
1.6. Đảm bảo tính thực tiễn 
- Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I tại trường Nguyễn Ái 
Quốc đã nhấn mạnh cách học "lý luận phải liên hệ với thực tế". Hơn 50 năm đã 
trôi qua, những lời chỉ dẫn ấy vẫn nguyên giá trị, mang tính thời sự cho việc chỉ 
đạo quá trình học tập lí luận chính trị của các thế hệ hôm nay và mai sau. 
- Hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập là 2 mặt cơ bản gắn liền với 
nhau, quy định lẫn nhau trong quá trình đào tạo. Chủ thể của hoạt động học tập 
là người học - học viên. Đây là chủ thể trong nhận thức, rèn luyện và tu dưỡng 
bản thân thông qua sự chỉ dẫn, truyền thụ kiến thức và phương pháp trong hoạt 
động dạy của người thầy hoặc sự chỉ dẫn trong sách, báo, tài liệu và các phương 
tiện thông tin đại chúng khác. 
- Đối tượng của hoạt động học tập là hệ thống tri thức đã được tổng kết, là 
kinh nghiệm thực tiễn được thể hiện dưới dạng các chương trình với nội dung 
theo yêu cầu đào tạo. Mục đích, động cơ của hoạt động học tập là vận dụng 
những tri thức và kinh nghiệm đã được tiếp thu vào thực tế cuộc sống cá nhân và 
đời sống xã hội. Từ đây có thể rút ra bản chất của hoạt động học tập là tiếp nhận, 
thấu hiểu, nắm vững những tri thức đã được tổng kết từ thực tế và chuyển hoá 
thành phương pháp vận dụng, kỹ năng thực hành theo nghề nghiệp của người 
học trong thực tế. 
- Như vậy, đối với hoạt động học tập, thực tế vùa là cơ sở sản sinh ra 
những "vật liệu" cho sự tiếp nhận, cho việc hình thành phương pháp tư duy và 
kỹ năng thực hành, vừa là mục tiêu của chính hoạt động đó để thực hiện lợi ích 
của chủ thể. Thông qua thực hành và vận dụng vào thực tế của chủ thể có tri 
thức sẽ làm cho thực tế biến đổi ngày càng phong phú, đa dạng. Chính sự biến 
đổi của thực tế lại tạo ra tiền đề cho việc bổ sung, hoàn thiện tri thức, lý luận đã 
có. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 19 
2. Cơ sở bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn 
Công nghệ 10 
 Khi bổ sung hình ảnh để dạy học phần “Sâu bệnh hại cây trồng” theo hướng 
phát huy tính tích cực của học sinh, cần dựa trên các cơ sở chủ yếu sau: 
 - Dựa vào mục tiêu dạy học của phần “Sâu bệnh hại cây trồng” – Công nghệ 
10”. 
 - Dựa vào nguyên tắc, mục tiêu biên soạn sách giáo khoa mới của bộ giáo dục 
và đào tạo là giảm thông báo kiến thức, tăng lượng hình ảnh. 
 - Dựa vào cách trình bày nội dung sách giáo khoa theo hướng gợi mở, nêu vấn 
đề, cung cấp thông tin qua hình ảnh. Cơ sở này đã tạo thuận lợi cho giáo viên bổ 
sung hình ảnh để tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức. 
 - Dựa vào chức năng của hình ảnh: Hình ảnh có chức năng kép là vừa minh 
hoạ kiến thức, vừa chứa đựng nguồn kiến thức mới. 
 - Dựa vào trình độ nhận thức của học sinh: Nhìn chung trình độ nhận thức của 
học sinh lớp 10 đã hình thành và phát triển. Cùng với đặc điểm tâm lý lứa tuổi các 
em rất hứng thú khi tự mình khám phá kiến thức từ hình ảnh. Đây là điều kiện thuận 
lợi để bổ sung hình ảnh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 
3. Quy trình bổ sung hệ thống hình ảnh 
3.1. Nghiên cứu bài dạy giáo khoa 
- Giáo viên sử dụng nhiều câu hỏi phát hiện để gợi ý cho học sinh quan 
sát và nghiên cứu kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa để trả lời, khi các kênh 
chữ không nêu rõ được đặc điểm, chi tiết của đối tượng thì giáo viên phải kết 
hợp với việc bổ sung các hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu. 
- Trước hết giáo viên trước hết phải nắm được yêu cầu trong sách giáo 
khoa, biết lồng ghép các phần kiến thức đã học vào trong thực tiễn giúp học sinh 
nhớ lại và có thể nhớ lâu, và sâu sắc về những phần kiến thức đã học. 
- Giáo viên nên để tự học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, mình chỉ là 
người hướng dẫn để học sinh quen dần với cách vừa học vừa hành, không lệ 
thuộc, ỷ lại vào giáo viên hoặc chỉ biết xem kết quả chứ không biết làm. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 20 
3.2. Phân tích nhu cầu 
- Trong dạy học phần sâu bệnh hại cây trồng giáo viên cần phân tích rõ nhu 
cầu của từng phần trong bài, phần nào yêu cầu kênh chữ hơn, phần nào chú trọng 
kênh hình để giảng dạy có hiệu quả, nếu kênh hình trong sách giáo khoa ít, chưa khái 
quát được một số nội dung thì giáo viên có thể linh động cập nhật hình ảnh, bổ sung 
cho tiết dạy thêm sinh động, hấp dẫn đủ để giáo viên và học sinh có thể khai thác tri 
thức, đạt được mục tiêu bài học. 
- Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng nhiều câu hỏi phát hiện để gợi ý cho 
học sinh nhìn và quan sát trên hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa để trả lời, 
khi hình ảnh không nêu rõ được đặc điểm, chi tiết của đối tượng thì giáo viên 
phải kết hợp với việc bổ sung các hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu. 
- Hình ảnh nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì mới phát huy được hết tác 
dụng không làm cho học sinh giảm hứng thú hoặc phân tán tư tưởng 
Ví dụ: Với nhu cầu đã phân tích, cần phải bổ sung hình ảnh minh họa cho các 
biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng 
3.3. Lựa chọn hình ảnh 
- Kênh hình là một dụng cụ trực quan hóa vô cùng hữu hiệu trong việc 
giảng dạy, giúp học sinh vận dụng tối đa các giác quan còn lại trong việc học 
tập, vì thế việc lựa chọn hình ảnh phù hợp có những vai trò vô cùng quan trọng: 
- Kênh hình là có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn khi 
sách giáo khoa chưa trình bày đến nó. 
- Giúp giáo viên tăng năng suất làm việc, giảm thiểu tính chất giảng dạy 
mang tính thông báo một chiều. 
- Học sinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến 
thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức. 
- Cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên và thay đổi hình thức học 
của học sinh theo hướng tích cực. 
- Kênh hình có tác dụng minh hoạ cho các khái niệm, quá trình. Nó hỗ trợ 
và phát huy mọi giác quan của người học, tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 21 
3.4. Xử lý sư phạm hình ảnh bổ sung 
- Giáo viên sử dụng nhiều câu hỏi phát hiện để gợi ý cho học sinh nhìn và 
quan sát trên hình ảnh có sẵn trong SGK để trả lời 
- Khi hình ảnh không nêu rõ được đặc điểm, chi tiết của đối tượng thì giáo 
viên phải kết hợp với việc bổ sung các hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu. 
- Hình ảnh nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì mới phát huy được hết tác 
dụng không làm cho học sinh giảm hứng thú hoặc phân tán tư tưởng 
- Quy trình bổ sung hệ thống hình ảnh phần Sâu bệnh hại cây trồng theo 4 
bước sau: 
B1. Nghiên cứu tài liệu giáo khoa 
B2.Phân tích nhu cầu 
B3.Lựa chọn hình ảnh 
B4.Xử lý sư phạm hình ảnh bổ sung 
4. Bổ sung hình ảnh chung trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
* Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng 
- Mục I: Biện pháp để ngăn ngừa sâu bệnh phát triển 
Bổ sung các hình ảnh: 
Hình 1.1 Biện pháp để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển 
Hình 1.3 Sử dụng giống cây trồng sạch bệnh 
Mục II: Điều kiện khí hậu, đất đai 
Bổ sung các hình ảnh: 
Hình 1.2: Ảnh hưởng của độ ẩm đến sâu, bệnh hại 
*Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa 
- Mục I, phần 1: Sâu hại lúa 
Hình 2.2: Một số sâu, bệnh hại cây trồng 
- Mục II, phần 2: Bệnh hại lúa 
Bổ sung các hình ảnh: 
Hình 2.1: Một số loại bệnh hại lúa 
* Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 22 
- Mục II: Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng 
Bổ sung các hình ảnh: 
Hình 3.1: Một số loài thiên địch phổ biến 
Hình 3.2: Biện pháp sinh học 
Hình 3.3: Biện pháp hóa học 
Hình 3.4: Biện pháp kĩ thuật 
Hình 3.5: Biện pháp cơ giới, vật lý 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 23 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
- Việc sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy vẫn chưa được chú trọng 
và quan tâm đúng mức trong khi ý nghĩa của nó lại rất tốt. 
- Kênh hình giúp học sinh thấy hứng thú với việc học môn sinh học nói 
chung và phần sâu bệnh hại cây trồng nói riêng. 
- Hình ảnh trong sách giáo khoa bám sát vào chương trình học tuy nhiên 
chưa được khai thác hợp lí. 
 - Qua bài nghiên cứu Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại 
cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường trung học phổ thông cho ta thấy vai trò 
hết sức quan trọng của kênh hình trong việc giảng dạy, đạt được mục tiêu bài 
học đồng thời nâng cao chất lượng dạy học. Đề tài nghiên cứu đã bổ sung một 
số hình ảnh trong các bài: bài 15, bài 16, bài 17 phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10. 
2. Kiến nghị 
* Về phía giáo viên 
- Cần giúp giáo viên ý thức tốt hơn về ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong 
bài giảng. 
- Cần giúp giáo viên chủ động tiếp cận với KHCN để dễ dàng sử dụng kênh hình 
hơn. 
- Giáo viên cần thường xuyên sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy hơn nữa. 
* Về phía nhà trường 
- Tạo mọi điều kiện để giáo viên có thể áp dụng kênh hình vào việc giảng dạy. 
- Tạo điều kiện để giáo viên có thể tham gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp 
giảng dạy mới. 
- Thường xuyên tham khảo ý kiến của cả giáo viên và học sinh về phương pháp 
dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 24 
PHỤ LỤC 
1.Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây 
trồng 
Cày đất, ngâm đất, phơi ải, phát quang bờ ruộng 
Luân canh cây trồng 
 Hình 1.1: Các biện pháp ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 25 
Độ ẩm cao Bệnh đạo ôn 
Độ ẩm thấp 
Hình 1.2: Ảnh hưởng của độ ẩm đến sâu, bệnh hại
Hình 1.3:Sử dụng giống cây trồng sạch bệnh 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 26 
2. Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loài sâu, bệnh hại lúa
Bệnh rầy nâu 
Bệnh đạo ôn 
Bệnh rỉ sắt 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 27 
Rầy nâu hại lúa 
 Hình 2.1: một số loại bệnh hại lúa 
Ruộng lúa bị sâu cuốn lá nhỏ 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 28 
Bệnh thán thư hại ớt Bệnh thối cuống ở sầu riêng 
Hình 2.2: Một số sâu, bệnh hại cây trồng 
Bệnh ghẻ nhám do vi khuẩn 
Bệnh thán thư ở cam 
Bệnh sâu vẽ bùa 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 29 
3. Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng 
Kiến vàng 
 Hình 3.1: Một số loài thiên địch phổ biến 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 30 
a. Chuồn chuồn cỏ (Thành trùng và trứng), b. Bọ rùa 6 chấm ăn rệp 
 c. Bọ xít hoa gai vai nhọn, d. Ong kén trắng ký sinh sâu xanh 
Ong mắt đỏ kí sinh trên trứng sâuBọ xít cổ ngỗng ăn sâu non hại cải 
Nhện bắt mồi trưởng thành Bọ xít bắt mồi trưởng thành 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 31 
Thả thiên địch vào ô trồng cây 
Hình 3.2: Biện pháp sinh học (sử dụng thiên địch) 
Hình 3.3: Biện pháp hóa học (phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật) 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 32 
Mô hình ruộng hoa sinh thái giúp phòng trừ dịch hại cây trồng 
a. Trồng hoa trên ruộng lúa, b. Trồng hoa trên ruộng rau 
Thâm canh hợp lý 
Hình 3.4: Biện pháp kĩ thuật 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 33 
- Một số loại bẫy sử dụng trên cây rau- Bắt ve sầu trên cây cà phê 
a. Bẫy dính vàng, b. Bẫy dính xanh, c. Bẫy hầm, 
d. Bẫy sâu khoang, e. Bẫy ruồi đục trái, f. Bẫy sâu tơ 
Bao trái tránh sâu, bệnh hại Đặt bẫy diệt bọ rầy 
 Hình 3.5: Biện pháp cơ giới, vật lý 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 34 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, 1996, Lý luận dạy học sinh học đại cương, 
NXB giáo dục. 
2. Nguyễn Minh Đồng và các tác giả, 2006, Thiết kế bài giảng Công nghệ 10, quyển 
1, NXB Hà Nội. 
3.www.tulieu.edu.vn 
4.www.baigiang.edu.vn 
5. www.baigiang.bachkim.edu.vn 
6. www.edu.vn 
7. www.ebook.edu.net.vn 
8. www.diendan.edu.vn 
9. www.wikipeda.org 
R
Ầ
Y 
N
Â
U 
H
Ạ
I 
L
Ú
A 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 35 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 
2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................... 2 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 
3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 
5. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 3 
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 3 
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 4 
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu 
bệnh hại cây trồng môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông ................ 4 
1. Tình hình bổ sung hình ảnh trong dạy học ở Việt Nam và thế giới .................. 4 
1.1. Tình hình trên thế giới .................................................................................... 4 
1.2. Tình hình ở Việt Nam .................................................................................... 4 
2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 5 
2.1. Dạy học tích cực ............................................................................................. 5 
2.1.1. Khái niệm tích cực ...................................................................................... 5 
2.1.2. Tích cực trong học tập ................................................................................. 5 
2.1.3. Hoạt động của giáo viên, học sinh trong phương pháp dạy học tích cực. .. 6 
2.1.3.1. Hoạt động của giáo viên ........................................................................... 6 
2.1.3.2. Hoạt động của học sinh ............................................................................ 6 
2.2. Hình ảnh ......................................................................................................... 7 
2.2.1. Khái niệm hình ảnh ..................................................................................... 7 
2.2.2. Vai trò của hình ảnh trong dạy học ............................................................. 7 
2.2.2.1. Cập nhật, bổ sung, mở rộng kiến thức trong sách giáo khoa ................... 7 
2.2.2.2. Củng cố, hoàn thiện kiến thức .................................................................. 8 
Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng 
môn Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông 
SVTH: BÙI THỊ KIỀU 36 
2.2.2.3. Góp phần đa dạng hoá phương tiện và đổi mới phương pháp dạy học . 10 
2.2.2.4. Góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh ........................................ 11 
2.2.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ................................... 12 
3. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sâu bệnh hại cây trồng ............................. 15 
3.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 15 
3.1.1. Về kiến thức .............................................................................................. 15 
3.2. Nội dung ....................................................................................................... 15 
3.2.1. Về kỹ năng ................................................................................................ 15 
3.2.2. Về ý thức, thái độ ...................................................................................... 16 
4. Hình ảnh trong phần Sâu bệnh hại cây trồng– sách giáo khoa Công nghệ 10 16 
4.1. Số lượng và chức năng chính ....................................................................... 16 
4.1.1. Số lượng .................................................................................................... 16 
4.1.2. Chức năng chính ........................................................................................ 16 
Chương 2: Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Sâu bệnh hại cây trồng môn 
Công nghệ 10 ở trường trung học phổ thông ...................................................... 17 
1. Nguyên tắc bổ s

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_bo_sung_hinh_anh_trong_day_hoc_phan_sau_benh_hai_c.pdf