Tiểu luận Bước đầu tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống Mây - Tre Phú Vinh - Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Bước đầu tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống Mây - Tre Phú Vinh - Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Bước đầu tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống Mây - Tre Phú Vinh - Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ HOÀNG GIA QUÝ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG MÂY - TRE PHÚ VINH - PHÚ NGHĨA – CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI. Vinh, 03 tháng 03 năm 2011 bìa phụ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ MỤC LỤC MỞ ĐẦU lý do chọn đề tài 4 lịch sử vấn đề nghiên cứu 5 Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 6 nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 7 đóng góp của đề tài 8 Bố cục tiểu luận: ngoài phần mục lục, mở đầu và tài liệu tham khảo thì bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Chương 1 - khái quát điều kiện phát triển và đặc điểm của nghề thủ công Mây - Tre phú vinh 11 Chương 2: làng nghề thủ công truyền thống Mây - Tre Phú Vinh 16 Chương 3: những đóng góp của nghề Mây - Tre và một số giải pháp, hướng đi cho nghề Mây Tre 29 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ THỦ CÔNG MÂY - TRE PHÚ VINH. : Mấy vấn đề về điều kiện tự nhiên và con người 8 : Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của xã phú nghĩa nói chung.8 : sự ra đời của làng nghề Mây - Tre phú vinh 10 : Cuộc sống và con người nơi làng nghề 12 :đặc điểm nghề thủ công truyền thống Mây - Tre Phú Vinh 12 :Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề Mây tre ........... ............................................. 14 CHƯƠNG 2 - LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG MÂY - TRE PHÚ VINH. : nguyên liệu và vấn đề về kỹ thuật 16 : nguyên liệu 16 : vấn đề kỹ thuật 16 : dụng cụ 29 : các loại hình sản phẩm 29 CHƯƠNG 3 - NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHỀ MÂY - TRE VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, HƯỚNG ĐI CHO NGHỀ MÂY TRE. : những đóng góp của nghề mây tre phú vinh thể hiện trên các lĩnh vực văn hóa 29 tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội 30 "phú" và "vinh" cho những con người sống chết vì nghề Mây - Tre Phú Vinh 32 : những giải pháp, hướng đi cho nghề mây tre 34 : đa rạng hóa loại hình sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm : vấn đề công nghệ và cải tiến công nghệ 34 : Những kiện nghị tới các cấp - ban - ngành nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của nghề Mây - Tre 35 KẾT LUẬN 36 TÀI KIỆU THAM KHẢO 37 E. PHỤ LỤC ........................ ............................................. ............................. .. MỞ ĐẦU. lý do chọn đề tài: Hà Tây(nay là Hà Nội) vốn được xem là mảnh đất trăm nghề thế nhưng biết được tên trăm nghề thì dễ còn hiểu được trăm nghề thì dễ có mấy ai, mọi người cũng chỉ như "cưỡi ngựa xem hoa" mà thôi chính vì lẽ đó mà vấn đề nghề và làng nghề vốn được xem như là vấn đề "cơm áo gạo tiền" của những người nông dân lại chẳng mấy khi được quan tâm, coi trọng và hiểu hết cho nên trong những năm gần đây có những làng nghề đã từng tồn tại cả mấy trăm năm đang có nguy cơ bị "bốc hơi", nó mất đi ngay cả khi nó đang còn có những cơ hội để phát triển bởi những lý do rất đơn giản: Nhà nước thì thiếu đầu tư, thiếu qui hoạch, chưa quan tâm đúng mức, xã hội thờ ơ với những sản phẩm thủ công, người dân chỉ thích "chuộng đồ ngoại", lúc nào cũng chỉ coi đồ ngoại là tốt cho nên dần coi nhẹ những thứ vốn gần gũi và thân thiện với mình. còn người trong nghề thì dẫu có tâm huyết với nghề nhưng vẫn cần phải lo cơm áo với bản thân và gia đình cho nên dễ lung lay, phải chuyển nghề khi không tự "mò mẫm" tìm được hướng đi cho sản phẩm của mình, không nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, được trợ giá như khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế tác động như năm vừa rồi và còn rất nhiều lý do khiến nghề ngày càng bị mai một. Với mong muốn góp chút sức mọn và thêm một tiếng nói đồng thuận với người dân làng nghề, Là một sinh viên thuộc chuyên ngành lịch sử văn hoá lại được sinh ra trên mảnh đất trăm nghề (Hà Tây) ,lại có điều kiện gần gũi với nghề nên tôi quyết định chọn "nghề thủ công truyền thống mây tre phú vinh" làm đề tài để tìm hiểu và nghiên cứu để mọi người biết tầm quan trọng của nghề, trân trọng những giá trị đồng thời có những quan tâm đầu tư đúng mức tạo động lực cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của nghề thủ công Mây Tre phú vinh. 2: lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghề thủ công truyền thống Mây Tre mặc dù đã có lịch sử mấy trăm năm (khoảng thế kỷ XVI, XVII) thế nhưng phải thừa nhận rằng mức độ quan tâm của các nhà chuyên môn cũng như sự đầu tư cho việc đi sâu nghiên cứu để có thể đưa ra những công trình, những đầu sách mang tính chuyên sâu hay giáo trình giảng dạy thì hầu như là chưa có, nếu có thì cũng chỉ là những bài viết lẻ tẻ mang tính giới thiệu và quảng bá về nghề và làng nghề mà không hề theo một hệ thống nhất định nào. tuy nhiên theo tôi được biết thì có một nghệ nhân của làng nghề đó là ông Nguyễn Văn Trung, cả đời ông đã tâm huyết sống chết với nghề, với mong muốn truyền lại nghề, truyền lại tri thức cho thế hệ mai sau tiếp nối sự nghiệp, phát triển nghề mây tre nên ông đã biên soạn được cuốn "giáo trình truyền nghề mây tre đan chương trình trung cấp" từ năm 1986 thế nhưng thật đáng tiếc là vì một vài lý do khiến ông chưa thể in thành sách để cho những người yêu nghề, muốn học hỏi và nghiên cứu nghề mây tre có thể tiếp cận và tham khảo, quả thực đó là một điều rất đáng tiếc. Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà những người có nhu cầu tìm hiểu e ngại bởi vì thực tế thì cũng đã có rất nhiều bài viết được đăng trên báo, các trang mạng điện tử cho mọi người tham khảo và nếu có nhu cầu đi sâu và tìm hiểu kỹ hơn thì nên tìm đến làng nghề và những người như ông nguyễn văn trung bởi ông sẵn sàng giúp đỡ và tặng cuốn giáo trình mà ông đã viết. Với đề tài này của tôi cũng chỉ mong có thể giới thiệu tới mọi người thực trạng của làng nghề và cũng là bước đầu nghiên cứu đi theo một phương pháp và hệ thống nhất định để những ai quan tâm thấy rõ và tiếp tục nghiên cứu những vấn đề còn để ngỏ của nghề và làng nghề. 3: Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu "Bước đầu tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống Mây Tre Phú Vinh - Phú Nghĩa – Chương Mỹ - Hà Nội" phải nói đây là một đề tài khá mới mẻ, mới đối với cả người nghiên cứu và nghề được nghiên cứu. trước một thực trạng đáng lo ngại về sự tồn tại của một làng nghề lâu năm vốn có rất nhiều đóng góp vào việc tạo lập và ổn định cuộc sống hơn thế nữa còn có thể làm giàu cho người dân nếu biết tìm lối đi cho nghề, đặc biệt nếu tìm hiểu kỹ về làng nghề thì ta còn thấy đây không đơn thuần là một nghề thủ công chỉ nhằm tạo ra những sản phẩm mang giá trị vật chất mà đây còn là một nghề có tính nghề thuật rất cao bởi vậy giá trị tinh thần của nó là một điều không thể nói hết, nó góp phần làm phong phú thêm cho sự đa dạng văn hóa và bản sắc văn hóa của dân tộc. Mặc dù nghề thủ công Mây Tre hiện nay đã có sự mở rộng ra nhiều nơi trong và ngoài tỉnh thậm chí ngoài Việt Nam thế nhưng do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ tiến hành "tìm hiểu nghề thủ công truyền thống Mây Tre Phú Vinh - Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Nội" hơn nữa cũng vì nguy cơ mai một của nghề tại chính nơi nó sinh ra vì thế tôi chỉ tìm hiểu ở một phạm vi hẹp hy vọng những người đi sau có điều kiện sẽ tìm hiểu rộng và nghiên cứu kỹ hơn để hoàn thiện vấn đề. 4: nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. Nguồn tài liệu để hoàn thành tài liệu này ngoài việc tham khảo các loại sách thuộc về chuyên nghành nghiên cứu văn hoá và các nghề thủ công khác thì những bài viết trên các trang mạng điện tử cũng góp phần rất quan trọng để hoàn thành bài tiểu luận, đặc biệt phải kể đến đó là sự giúp đỡ và nguồn tài liệu của nghệ nhân làng nghề Nguyễn Văn Trung đồng thời cũng phải dựa vào một phần sự hiểu biết của bản thân do từ khi còn nhỏ đã được tiếp cận và làm nghề. Phương pháp nghiên cứu để hoàn thành tiểu luận này tôi dùng phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu, tìm hiểu về sự ra đời của nghề thủ công Mây Tre truyền thống phú vinh cũng như đặc điểm dân cư có tác độnh như thế nào từ đó xác định những thuận lợi cũng như khó khăn trong cuộc cuộc sống, hoạt động của làng nghề. đặc biệt để hoàn thành tiểu luận thì phươn pháp thực tế điền dã, quan sát, ghi chép, chụp hình, miêu tả là nhân tố chính đảm bảo cho tiểu luận hoàn thành nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất. 5: Đóng góp của đề tài Ở mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học thì đều nhằm một mục đích là nhằm ứng dụng vào một lĩnh vực nào đó của cuộc sống và đây cũng vậy, dù chỉ là một đề tài nhỏ mang tính tập sự thế nhưng nó cũng có những đóng góp nhất định và dần làm sáng tỏ vấn đề được đưa ra nghiên cứu. điều đầu tiên mà đề tài này này hướng tới đó là đưa vấn đề được nghiên cứu đi theo một hệ thống có tính khoa học nhất định trong việc nghiên cứu, bởi lẽ từ trước đến nay vấn đề này thường chỉ được thực hiện dưới những dạng bài viết ngắn đăng trên các trang báo bởi vậy với đề tài này mong rằng có thể khắc phục được những hạn chế đó để những người có nhu cầu tìm hiểu có điều kiện tiếp cận sâu hơn vấn đề và mục đích cuối cùng là giữ gìn và phát triển làng nghề trong tương lai. Thứ hai là thông qua đề tài "tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống Mây Tre phú vinh" ta có thể hiểu được con người, cuộc sống và sinh hoạt kinh tế của người dân làng nghề. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ THỦ CÔNG MÂY TRE PHÚ VINH. : Mấy vấn đề về điều kiện tự nhiên và con người: : Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của xã phú nghĩa nói chung. Xã phú nghĩa là một vùng trũng tiếp giáp với vùng bán sơn địa của huyện Chương Mỹ tỉnh hà tây cũ(nay là Hà Nội), cách nội thành Hà Nội 20 km về phía tây theo quốc lộ 6A. phía bắc Phú Nghĩa giáp với Đồng Quang Huyện Quốc Oai, phía đông giáp xã Tiên Phương, phía nam giáp xã Ngọc Hoà và phía đông giáp với Đông Phương Yên của huyện Chương Mỹ. Phú nghĩa ngày nay được hình thành từ nhiều xã nhỏ dưới thời phong kiến, thực dân, thời lê sơ thuộc huyện Ma Nghĩa (Tùng Thiện-sơn Tây), thời Nguyễn đổi về huyện Mỹ Lương - phủ Quốc Oai - trấn Sơn Tây. dưới thời thuộc phá là các xã: Khê Than phú vinh gồm 2 thôn: Hệ giáp và Thượng giáp. nghĩa hảo gồm 3 thôn: Quan Châm, Đàn thôn và Phúc Liệu. Cả 3 xã đều thuộc tồng yên kiện. Sau CM Tháng 8 là hai xã Phú Khê và Nghĩa Đồng và tháng 4 năm 1948 hợp nhất thành xã Phú Nghĩa cho tới nay. Nằm án ngữ 2 km là quốc lộ 6A nối Hà Nội vơi Hòa Bình, xã phú nghĩa có vị trí hiểm yếu về cả quân sự lẫn giao lưu kinh tế và văn hóa. đây là một mát xích trong nhịp cầu nối các vị trí then chốt Hà Nội - Xuâ Mai - Hòa Bình - Sơn Tây. là địa bàn của sự giao lưu giữa 2 vùng nhất là các mặt hàng lâm thổ sản từ hòa bình ra và hàng tiêu dùng từ hà nội vào. Xã phú nghĩa hiện nay gồm có 6 thôn 11 xóm, diện tích tự nhiên 826,3 ha, diện tích canh tác là 455,2 ha, cả xã trước CM Tháng 8 có 577 hộ, 3156 nhân khẩu. Theo số liệu điều tra dân số ngày 1.4.1989 cả xã có 7260 người, đều là dân tộc kinh. Dân phú nghĩa sống lâu đời chủ yếu bằng nghề làm ruộng . bình quân ruộng đất không ít, có khi lên tới 4-5 sào/người nhưng những khó khăn do thiên nhiên gây ra khiến cho cuộc sống và sản xuất vô cùng vất vả, vào mùa mưa những cơn lũ thường đột ngột xuất hiện phá hoại cuộc sống và sản xuất của người dân phú nghĩa. Dưới chế đọ cũ cã xã không có lấy một công trình thủy lợi, mọi hoạt đọng sản xuất thường bị phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. hàng năm chỉ cấy được một vụ, năng xuất bình quân đạt chỉ từ 45-55 kg/ sào. từ tháng 6 đến tháng 10 là cảnh úng ngập “ đồng trắng nước trong” ngược lại có những năm hanh khô mà chỉ cần đốt mồi lửa là cả một cánh đồng lúa có thể cháy to đùng đùng vì thế có một cánh đồng được gọi là “đồng cháy”. Tuy nhiên phú nghĩa lại là nơi lắm tôm và nhiều cá ngon, có năm đánh bắt cá còn hơn cấy cả vụ chiêm, đặc biệt là đã từ lâu phú nghĩa có nghề làm mây tre đan truyền thống(từ phú vinh rồi lan ra cả xã), lúc phát đạt nghề thủ công có thể tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và có những sản phẩm nổi tiếng cả trong và ngoài nước. : sự ra đời của làng nghề Mây - Tre phú vinh Theo như lời kể của những người làm việc lâu năm trong nghề thì sự ra đời của nghề Mây Tre đan có xuất phát ban đầu không phải từ nguyên liệu làm từ Mây Tre mà là làm từ những chiếc lông cò kết lại thành sản phẩm rồi sau này mới có sự gặp gỡ với loại nguyên liệu Mây Tre và bây giờ là làng nghề mây tre như bây giờ. để hiểu rõ hơn về sự ra đời của làng nghề truyền thống Mây Tre phú Vinh thì có một giai thoại như sau: Người xưa truyền miệng rằng, tại thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội), có một địa danh gọi là bãi Cò Đậu, vì nơi đây có rất nhiều cò tụ tập, sinh sôi nảy nở thành đàn. Vì thế, người ta gọi luôn là làng “Cò Đậu”, nay gọi chệch thành làng “Gò Đậu”. Lông những chú cò rụng trắng xoá một vùng, có người đem nhặt về tết thành mũ, nón xinh xắn. Ban đầu người nhà dùng, thấy vừa bền, lại đẹp, họ đem làm quà, tặng người thân, dần dần sản phẩm mũ lông cò được nhiều người ưa chuộng, tìm mua Từ đó, mũ lông cò trở thành hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế và được người làng Gò Đậu phát triển nhân rộng nghề đan mũ lông cò. Lâu dần, lông cò cũng có hạn, người đan mũ lại quay sang tìm thêm cỏ lau, cỏ lác, mọc ngòai đồng hoang để thay thế. Và rồi, cỏ lau cũng có hạn, con người lại phải vào rừng tìm nguyên liệu mây, tre, có nhiều tính năng ưu việt hơn để đan thành nhiều mặt hàng sản phẩm phong phú. Cũng như bây giờ, ngoài mây tre, người ta tìm tòi sáng tạo phát triển thêm cả nguyên liệu giang, nứa, bèo bồng, sắt, thép, gốm sứ...để đan, dệt thành sản phẩm ngày một hoàn thiện, sắc nét hơn. Và từ đó, thôn Phú Vinh đã hình thành làng nghề Mây Tre đan nổi tiếng, sau lan dần ra cả xã Phú Nghĩa. Có những sản phẩm mây đan được làm từ làng nghề Phú Vinh, nay vẫn đang được người đời lưu giữ như một tác phẩm nghệ thuật cổ quý hiếm. Hiện, tại Bảo tàng cung đình Huế đang được lưu giữ một tác phẩm thư pháp chữ Hán đan bằng mây của các cố nghệ nhân thôn Phú Vinh vào năm 1712. Hay một số nhà chức vị giàu có ở Cộng hoà Chi Nê và một số nơi khác, vẫn đang cất giữ những bức hoành phi câu đối được đan dệt bằng mây từ những năm 1840. Theo tài liệu nghiên cứu của Câu lạc bộ nghệ nhân Phú Vinh cho biết: vào thời vua Thành Thái, làng nghề truyền thống Phú Vinh có 9 cụ nghệ nhân trong làng được nhà vua phong sắc. Ngoài ra theo ông trần văn trẩm phụ trách nhà trưng bày sản phẩm mây tre đan thôn Hạ cho hay là đã lâu lắm rồi, cách nay khoảng bốn trăm năm về trước Phú Hoa Trang(tên cũ của Phú Vinh) xuất hiện ba ông chuyên làm các loại như rổ, rá, rế...từ các nguyên liệu có sẵn để sử dụng trong gia đình và bà con làng xóm và theo thời gian nhiều người biết làm và sản phẩm cũng ngày một đa dạng hơn rồi cứ thế phát triển cho tới tận ngày nay. : Cuộc sống và con người nơi làng nghề Cũng như bao làng quê khác trên đất nước việt nam, con người Phú Vinh vẫn chân chất, mộc mạc. con người sống yêu thương gắn bó, sẻ chia và đùm bọc nhau trong cuộc sống, luôn tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, là một cuộc sống “tối lửa tắt đèn có nhau”. đến với làng nghề phú vinh ta vẫn thường bắt gặp những cảnh “người người gọi nhau”, họ gọi nhau, đến với nhau và cùng ngồi với nhau miệng thì không ngớt những câu chuyện, những tiếng cười và đặc biệt là đôi tay của họ thì không ngừng nghỉ, vẫn cứ thoăn thoắt lướt trên sản phẩm Mây Tre của mình, từng sợi mây, từng mũi kim đan vào vẫn chính xác đến không ngờ, những sản phẩm cuối cùng cho ra cho thấy độ tinh xảo và hoàn thiện vô cùng. Mạc dù nằm cách thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá. được xem là nơi phồn hoa đô hội có sức lan toả mạnh thế nhưng Phú vinh thì vẫn giữ được những nét bình dị của một làng quê, vẫn cây đa - bến nước - sân đình, ao bèo và đường làng quanh co. Tất cả là nhờ Phú Vinh còn giữ được nghề của mình. đến với Phú Vinh ngày hôm nay chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của phú vinh, đường làng đã gần như hoàn toàn được bê tông hóa, đã có điện thắp sáng ở cả những con đường nho nhỏ hun hút và đặc biệt là phú vinh ngày nay đã có không ít những nhà cao tầng mọc lên giữa thôn xóm cho thấy sự “ăn lên làm ra” của người dân phú vinh và bên cạnh đó thì điều đáng nói ở đây chính là trong cuộc sống họ vẫn giữ được mối quan hệ hàng xóm, hàng ngõ (láng giềng) với nhau, họ giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống cũng như trong lao động sản xuất. :đặc điểm nghề thủ công truyền thống Mây - Tre Phú Vinh Không giống những ngành nghề khác, nghề thủ công truyền thống Mây Tre có một đặc điểm nổi bật đó là tính phổ thông, phù hợp với mọi lứa tuổi. Từ trẻ lên 3 cho tới những ông cụ, bà cụ 80 - 90 tuổi đều có thể làm được, đó có thể là một công đoạn nào đó dù khộng quan trọng trong một sản phẩm. Hay nói cách khác là nghề thủ công Mây Tre không kén chọn, không khó tính trong việc sử dụng lao động. đến với làng nghề Mây Tre phú vinh hẳn ai cũng thấy hình ảnh cả một đại gia đình ngồi quây quần với nhau, thoạt nhìn chắc chắn trong chúng ta sẽ không ít người lầm tưởng rằng gia đình đó đang có một dịp kỷ niệm nào đó nhưng thực ra lại không phải như vậy mà đó chính là công việc thường ngày của người làng nghề phú vinh, những đứa bé và ông bà già thì làm những công việc không khắt khe và không đòi hỏi kỹ thuật cao trong một sản phẩm còn đói với người trong độ tuổi lao động thì thường đảm nhiệm những công việc khó, đòi hỏi độ chính xác cao, sự tinh tế và tính thẩm mỹ hoàn thiện trong một sản phẩm. Một đặc điểm thư hai đó là nghề Mây Tre không có những qui đinh cụ thể về thời gian, không gian cụ thể trong lao động sản xuất, người ta có thể làm trong bất kỳ thời gian nào rảnh rỗi và ở bất cứ nơi đau mà họ cho là tiện, nói chung là vào mọi lúc, mọi nơi (sáng sớm, giữa trưa hay cả ban đem và thậm chí là thời gian đi học về của nhũng cô bé, cậu bé, người có con mọn đều có thể tranh thủ làm việc). Bên cạnh việc phù hợp đói với mọi đối tượng và có thể làm việc ở mọi lúc, mọi nơi như đã nói thì nghề Mây Tre còn mang lại thu nhập khá cao cho người lao động nhất là đói với người lao động lành nghề. Theo khảo sát thực tế thì đối với những người đi làm theo kiểu công nhân ăn lương trong các xưởng thì ngày công thường đạt từ 40-50 ngàn/người/ngày (thường là người dưới hoặc quá độ tuổi lao động), còn đối với những người trong độ tuổi lao động hay những lao đông lành nghề thì thường tự nhận mẫu và sản phẩm để làm tại nhà thì ngày công thường đạt từ 70 – 100 ngàn/người/ngày (có khi còn hơn thế). Tuy nhiên, bên cạnh đó để có thể cho ra một sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, mang nhiều chi tiết, đòi hỏi độ chính xác, tinh sảo thì cần có đôi tay của những người lâu năm trong nghề am hiểu cá tính của của từng sợi mây thì mới có thể cho ra những sản phẩm hoàn mỹ. :Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề Mây Tre hôm nay. Mặc dù là một nghề khá thoải mái, dễ tính và không đòi hỏi quá cao về nhiều mặt và nếu nói như vậy thì tưởng chừng nghề thủ công truyền thống Mây Tre đan chỉ cho ra những sản phẩm thủ công đơn giản nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của bà con thế nhưng thực tế lại không phải như vậy. cùng với sự phát triển của xã hội thì nghề thủ công truyền thống Mây Tre cũng cần có những thay đổi, có những qui định và những đòi hỏi của riêng mình để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển đặc biệt là trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội ngày hôm nay. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình tồn tại và phát triển của nghề thủ công Mây Tre gồm: Thị trường và vấn đề mở rộng thị trường. Vốn là một sản phẩm phổ thông, phù hợp với mọi đối tượng cho nên nhân dân trong làng nghề và các vùng lân cận có thể nhanh chóng học hỏi và tự sản xuất để sử dụng cho nên nhu cầu nội địa không cao trong khi đó đối với thị trường bên ngoài, đặc biệt là các quốc gia công nghiệp do nhu cầu muốn được sử dụng những đồ vật gần gũi và thân thiện với điều kiện tự nhiên hơn thế nưa sản phẩm Mây Tre còn mới lạ, đẹp mắt và ứng dụng trong nhiều mặt của cuộc sống vì thế sản phẩm Mây Tre rất được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài và chính thị trường này làm nên sự sống còn đối với làng nghề Mây Tre bởi vậy thị trường luôn là vấn đề được đặt ra và cần giải quyết. + Vấn đề vốn. Vốn chính là vấn đề, là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển không chỉ với nghề Mây Tre mà còn với tất cả các nghành nghề khác. hiện nghề mây tre phú vinh sản xuất đang trong tình trạng hết sức nhỏ lẻ, phân tán không có qui hoạch và rất thiếu tính chuyên nghiệp trong khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và những đòi hỏi về kỹ thuật, tính thẩm mỹ ngày càng trở nên khắt khe. Qua khảo sát thực tế và nghe ý kiến của nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đồng thời là chủ của một xưởng sản xuất Mây tre cho hay: “ dân ta làm ăn phân tán, thiếu tập trung, không có tác phong lao động công nghiệp đặc biệt là không có một lực lượng sản xuất chuyên nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho nên nhiều khi có khách hàng trong và ngoài nước đặt những đơn hàng lớn thì cũng không giám nhận vì sợ không thể đáp ứng được nhu cầu”. đó cũng chính là trăn trở của những người trong nghề vì vậy giải quyết được vấn đề vốn thì mới có thể mở rộng được qui mô sản xuất, đào tạo lực lượng lao đọng chuyên nghiệp có tay nghề cao, thu mua các laoij máy móc phục vụ sản xuất, phơi sấy và bảo quản sản phẩm. Làm được như vậy thì mới có thể phát triển được nghề Mây Tre. + Vấn đề chính sách của đảng và nhà nước. Vấn đề này cũng xin được trích lời nghệ nhân Nguyễn Văn Trung: theo ông “ nhà nước cần có những chính sách thông thoáng hơn, ưu tiên tạo điều kiện để phát triển nghề mây tre truyền thống, đặc biệt cần có những qui hoạch tổng thể, những đầu tư cho doang nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm của mình”. Là người đã đi nhiều nước trên thế giới ông cho hay: “ so với các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc,Thái Lan, Đức... thì nhà nước ta còn chưa có sự quan tâm và đàu tư đúng mức để nghề mây tre có thể phát triển tốt nhất”. CHƯƠNG 2 - LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG MÂY - TRE PHÚ VINH. : nguyên liệu và vấn đề về kỹ thuật : : nguyên liệu Nguồn nguyên liệu chủ yếu cho nghề Mây Tre cơ bản là: Mây, Tre và song (ngoài ra còn sử dụg Giang, nứa, sứ và một số nguyên liệu khác). Xưa kia khi mà dân số còn ít, đất đai còn rộng, nghề Mây Tre còn chưa phổ biến tới các vùng lân cận cộng với thị trường chưa mở rộng thì nghề Mây Tre còn tự cung tự cấp đuợc nguyên liệu thế nhưng đã từ lâu nguồn nguyên liệu của địa phương và những vùng lân cận đã không còn đáp ứng được nhu cầu cho việc sản xuất của làng nghề cho nên nguyên liệu phải thu mua và vận chuyển từ những nơi rất xa như Quảng Nam, Quảng Ngãi và những vùng xa xôi khác khiến cho giá thành nâng cao và những khó khăn khác trong việc chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất. : vấn đề kỹ thuật Quy trình công nghệ uốn song. - Giới thiệu chung Song mây được dùng rộng rãi trong đồ mộc do chúng có cường độ cao. Song mây có thể được uốn cong với bán kính cong nhỏ bằng bốn lần đường kính của thân và được dùng làm nhiều bộ phận khác nhau của đồ mộc. Song mây được uốn cong theo phương pháp truyền thống bằng cách hơ trên ngọn lửa đèn cồn. Phương pháp này có hạn chế là để lại các dấu vết chảy xám trên thân dẫn đến giảm chất lượng và giá trị của các sản phẩm. Công đoạn uốn song mây được xây dựng như là một khâu trung tâm trong chương trình phát triển mở rộng sản xuất, cùng với công đoạn uốn lá luộc dầu, tẩy trắng bảo quản và gây trồng song mây. Lợi ích của việc uốn song mây bằng hơi nước Uốn song mây bằng hơi nước sẽ loại bỏ được các vấn đề trên. Làm nóng song mây bằng hơi nước cũng làm tăng độ dẻo của thân cây, cho phép uốn các đoạn thân có chiều dài hơn và giảm bớt công sức. Giảm sự phụ thuộc vào nguồn gỗ vì thế tăng việc bảo vệ môi trường sinh thái. Cho phép phục hồi các vùng đất thoái hoá nhờ việc trồng mới các rừng song mây. Tạo cơ hội tăng thu nhập cho người trồng song mây, tạo việc làm. Chỉ dùng phế liệu của quá trình sản xuất song mây làm nhiên liệu cho các doanh nghiệp chế biến khác. Điều kiện để thành công Nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng. Cán bộ kỹ thuật có kỹ năng uốn song mây. Các bộ giá đảm bảo sự đồng dạng. Sử dụng các bộ khuôn mẫu rất quan trọng để có được các sản phẩm đồng nhất. Uốn song mây cần người vận hành có kỹ năng và tâm huyết. Thiết bị uốn Thông thường các doanh nghiệp uốn song hiện nay với quy mô nhỏ nên có thể áp dụng các thiết bị sau: Hệ thống cung cấp hơi: Có thể sử dụng nồi đun có dung tích 30-50 lít nước đối với sản xuất quy mô nhỏ hoặc hệ thống nồi hơi chuyên dụng. Buồng để hoá dẻo song: Phụ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng doanh nghiệp có thể bằng ống kim loại. Kích thước: Đường kính 30-40 cm Chiều dài: 250-350 cm. Nếu quy mô sản xuất lớn có thể sử dụng đường kính của nồi hấp từ 80-100 cm. Hệ thống đường ống dẫn hơi từ hệ thống cung cấp hơi đến buồng hoá dẻo. Bộ khuôn mẫu và bộ giá. Tuỳ theo dộ cong của chi tiết uốn mà các bộ giá sẽ khác nhau. - Các bước công nghệ Chuẩn bị song Song sau khi nắn thẳng và hong phơi để độ ẩm của song trước khi uốn đạt W=20-25%. Việc nắn thẳng được thực hiện bằng thủ công trên các công cụ rất đơn giản cầm tay. Sử lý song bằng hơi nước Xếp song vào trong buồng chứa và tiến hành sử lý bằng hơi nước. Hơi nước được cấp cho buồng chứa qua hệ thống ống dẫn từ nồi hơi. Thời gian xử lý song từ 10-15 phút tính từ thời điểm nhiệt độ hơi nước trong buồng bắt đầu đạt 1000C (không tính thời gian đốt lò). Tiến hành uốn Sau khi song đã được hoá dẻo bằng hơi nước trong thời gian vừa đủ, lấy song ra khỏi buồng và lập tức tiến hành uốn ngay. Bước 1. Đối với các chi tiết nhỏ thì tiến hành uốn cong quanh trục bằng gỗ trên bàn uốn để tạo độ cong lớn. Đối với các cây song có chiều dài và đường kính lớn cần thiết phải uốn theo khuôn định hình. Bước 2. Đặt các chi tiết uốn vào khuôn định hình sau đó hai đầu đoạn song được cố định bằng dây buộc để hạn chế sự đàn hồi chở lại. Chi tiết uốn sau khi định hình có thể lấy ra ngay. Bước 3. Lấy song uốn ra khỏi bàn uốn và tiến hành phơi sấy trong lò cho đến khi độ ẩm đạt W=10%-12%. b. Quy trình công nghệ sấy mây - Giới tiệu Sấy là một công đoạn quan trọng trong các xưởng mộc. Khi nguyên liệu được sấy khô đến độ ẩm theo yêu cầu trong sử dụng, nó mang lại các lợi ích sau: Tạo sự ổn định kích thước cho vật liệu Nâng cao tính chất cơ học Loại bỏ hoặc làm giảm nguy cơ bị nấm (độ ẩm<20%) và côn trùng (độ ẩm <10%) phá hại Thúc đẩy sức thẩm thấu thuốc bảo quản (độ ẩm<30%) Giảm chi phí vận chuyển Dễ gia công, đánh nhẵn và dán keo Nâng cao khả năng bám dính của các chất phủ (chất nhuộm màu, vecni, sơn,) Tăng khả năng cách nhiệt Giảm sức ăn mòn các vật kim loại tạo liên kết trong sản phẩm. Phương pháp sấy mây Phơi Đặt mây dưới ánh nắng mặt trời hoặc dưới mái tre cho mây khô. Cách thông thường là xếp các cây mây dựng đứng hoặc nằm ngang vào các khung gỗ hoặc dựng chụm đầu các cây mây vào nhau thành hình chóp nón. Nói chung, cần 2 đến 3 tháng để phơi mây khô dưới độ ẩm 20%. Vào mùa mưa thời gian phơi kéo dài hơn mùa khô và vào mùa mưa khả năng bị thấm mốc lớn hơn mùa khô. Hình.4. Hong phơi song nằm ngang Hình.3. Hong phơi song thẳng đứng Kỹ thuật sấy Sấy là việc dùng buồng kín điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm không khí và sự tuần hoàn không khí. Các cây mây được xếp thành đống nằm ngang và được làm nóng trong lò sấy để sấy khô đến độ ẩm yêu cầu. Đây là phương pháp làm cho mây khô nhanh nhất (Natividad, 1995). Tuy nhiên, việc xây dựng lò sấy có thể là khá đắt. Nhiệt cung cấp cho lò sấy có thể là cành cây, ngọn cây và củi Quy trình sấy - Chuẩn bị mây để sấy Phân loại mây. Các cây mây nhỏ khô nhanh hơn các cây mây lớn. Tương tự, các cây mây tươi có độ ẩm cao hơn và cần thời gian sấy dài hơn các cây mây đã khô hơn một phần. Để nhanh khô và tránh sự chênh lệch độ ẩm lớn cần thực hiện các công việc sau: + Phân loại mây theo cấp đường kính, độ ẩm và chủng loại + Lý tưởng là chỉ sấy một loài mây nhưng những cây mây này ít nhiều cũng cần có đường kính và độ ẩm đồng đều. Các cây mây tươi và các cây mây đã khô một phần không được sấy cùng nhau. Nắn thẳng và cạo vỏ. Các cây mây đã được nắn thẳng để vận chuyển và cạo vỏ bằng tay hoặc bằng máy. Các cây mây đã được cạo vỏ khô nhanh hơn các cây không được cạo vỏ. Nắn thẳng gồm các bước sau: Làm nóng chỗ thân con bằng đèn khò trong thời gian 20-30 giây. Để giảm thiểu các vết cháy hoặc xém trên bề mặt cần gia nhiệt chậm và đều bằng cách soay tròn nguyên liệu. Khi nguyên liệu đủ nóng (vị trí cần nắn thẳng) lập tức nắn thẳng bằng tay hoặc bằng dụng cụ thủ công. Cũng có máy dùng để nắn thẳng mây (Hình 6a,6b) Cạo vỏ song mây thường được làm thủ công khi còn tươi, gồm các bước sau: Làm một cái khung chữ A để đỡ các cây mây được cạo vỏ ở vị trí gần thẳng đứng. Cạo các gờ ở mấu và lớp vỏ cứng của cây mây bằng dao, quắm. Xếp rỡ Để xếp các cây mây ra phơi cũng như thu gom các cây mây đã khô một cách thuận tiện cần dùng xe vận chuyển có bánh hoặc ray Các cây mây có thể được xếp theo hai cách: Xếp các cây mây nằm ngang trên giá hoặc xe vận chuyển bên ngoài lò xấy. Bó chặt các cây mây thành bó nhỏ và xếp các bó đơn lẻ thành từng lớp nằm ngang trên xe vận chuyển. Các thanh kê phải có đường kính bằng với đường kính của các cây mây to hoặc lớn hơn một chút với các cây mây nhỏ, các thanh kê cách nhau khoảng 0.6 m. Khi đã xếp đầy, các giá hoặc vận chuyển được đẩy hoặc kéo bằng hệ thống dây cáp và puli vào trong lò sấy. Hướng của các cây mây trong đống cần phải song song hoặc vuông góc với hướng tuần hoàn của dòng khí trong lò sấy. Hướng song song sẽ khô nhanh hơn vì lý do kinh tế, nên xếp đầy lò để sấy. Quy trình công nghệ xử lý chống mốc cho song mây - Giới thiệu chung Song mây hay mây (Rattan) gồm các cây thân leo có gai thuộc họ cau, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới lục địa Âu, Á và Phi. Trên toàn thế giới có ít nhất 568 loài song mây thuộc 13 chi gồm Calamus (khoảng 370 loài) , Daemonorops (khoảng 115 loài), Korthalsia (khoảng 26 loài), Plectocomia (khoảng 16 loài), Eremospatha (khoảng 12 loài), Laccosperma (khoảng 7 loài), Ceratolobus (6 loài), Plectocomiopsis (5 loài), Oncocalamus (5 loài), Pogonotium(3 loài), Myrialepis (1 loài), Calospatha (1 loài) và Retispatha (1 loài) (Uh1 và Dransfield 1987). Cây có chất lượng tốt và có giá trị thương mại cao nhất thuộc về chi Calamus. Việt Nam có ít nhất 26 loài thuộc 5 chi gồm Calamus (19 loài), Daemonorops (3 loài), Plectocomia (2 loài), Korthalsia (1 loài), Myrialepis (1 loài). Ở hầu khắp các nước Đông Nam Á, song mây là đại diện lâm sản có giá trị kinh tế cao sau gỗ và tre nứa. Ở mức độ địa phương, song mây có ý nghĩa xã hội to lớn trong việc tạo thêm nguồn thu nhập cho dân nghèo sống gần rừng. Sản phẩm quan trọng nhất từ song mây là phần thân. Thân song mây có hình tròn với chiều dài lớn. Đường kính thân khác nhau đáng kể giữa các loài, thường biến động từ 3-60 mm, cá biệt có thể lớn hơn. Chiều dài thân lớn nhất tới 175 m (Burkill, 1935). Song mây luân có thân đặc, dẻo dai, dễ uốn và bề mặt bóng đẹp. Từ những đặc tính quý này, kết hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến song mây, đã biến song mây trở thành nguồn nguyên vật liệu quan trọng trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, và kiến trúc. Song mây có thể làm rổ rá, dây buộc, bàn, ghế, cầu treo,Thật khó có thể kể hết công dụng của song mây, và song mây đã trở thành một phần sản phẩm văn hoá của một số nước Châu Á. Tuy nhiên, giống như với hầu hết các vật liệu ligno-cellulose khác, song mây có khả năng chống chịu với các tác nhân phá hoại sinh học, và lửa rất thấp. Biến màu song mây là một dạng khuyết tật phổ biến. Có hai biện pháp để ngăn chặn và kiểm soát sự phá hoại của nấm và côn trùng đối với song mây gồm biện pháp bảo quản kỹ thuật (không sử dụng hoá chất bảo quản) và biện pháp bảo quản hoá chất (Sử dụng hoá chất bảo quản). Một số biện pháp bảo quản chống mốc Bảo quản kỹ thuật Các biện pháp bảo quản kỹ thuật gồm hong phơi hoặc sấy. Khi hong phơi, các cây song mây được hong phơi dưới mái che, và nếu phơi dưới ánh mặt trời thì không được để nguyên liệu trực tiếp chịu tác động của ánh nắng. Mặt khác có thể sử dụng lò sấy nhằm rút ngắn thời gian làm khô song mây. Phơi hoặc sấy song mây làm giảm khả năng xâm nhập của nấm và sự phá hoại của mọt, đồng thời là khâu chuẩn bị nguyên liệu cho các công đoạn chế biến tiếp theo đặc biệt là công đoạn trang sức bề mặt. Các nghiên cứu về đặc điểm sấy song mây đã được thực hiện vào khoảng năm 1939. Các nghiên cứu đã đề cập đến việc phơi các đoạn song mây đã được cạo bỏ lớp mặt và không được cạo bỏ lớp mặt xếp dựng đứng ngoài trời. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các đoạn song mây được cạo bỏ lớp mặt độ ẩm 13% từ độ ẩm ban đầu 120% chỉ trong thời gian 5 tuần; trong khi đó, các đoạn song mây không được cạo bỏ lớp mặt phải cần 26 tuần để đạt độ ẩm trung bình 22% từ độ ẩm ban đầu 160%. Bảo quản hoá chất Với các biện pháp có sử dụng hoá chất, thì các loại thuốc trừ nấm và thuốc trừ sâu được sử dụng nhằm ngăn chặn sự tấn công của nấm và côn trùng. Chúng được phân thành nhóm thuốc bảo quản dạng dầu hoặc dạng muối. Thuốc bảo quản dạng muối là các hoá chất hoà tan trong nước như pentaclorua phenolnat natri (NaPCP), thiocyanomethylthio-benzothiozole (TCMTB) và deltamethrin. Thuốc bảo quản dạng dầu là các hoá chất chỉ hoà tan trong dầu thực vật hoặc dầu mỏ như creosote. Thuốc bảo quản dạng dầu được dùng để bảo quản song mây dùng ở nơi tiếp xúc trực tiếp với đất. Thuốc bảo quản có thể được đưa lên các cây song mây bằng cách phun, quét và nhúng hoặc ngâm vào hoá chất bảo quản. Cũng có thể dùng áp lực để đưa thuốc bảo quản vào song mây như phương pháp tế bào đầy và phương pháp tế bảo rỗng. Tuy nhiên, các phương pháp này có chi phí cao và thường chỉ áp dụng ở các nhà máy có quy mô lớn. Cạo vỏ Bước đầu tiên sau khai thác song mây là cạo vỏ, bước công việc này nhằm loại bỏ lớp biểu bì ở mặt trong ở các bẹ lá còn dính trên thân cây và lớp biểu bì đã cứng hoá. Do việc cạo vỏ ở song mây đã khô và rất khó, nên cần tiến hành cạo vỏ khi song mây còn tươi. ở các nước khác nhau áp dụng các phương pháp cạo vỏ khác nhau. Ở Indonesia, một nước có nhiều song mây, đã áp dụng một số phương pháp khác nhau. Một số phương pháp có hiệu quả và số khác thì cần nhiều lao động hơn. Một trong số các phương pháp truyền thống được áp dụng ở Inđonesia là dùng các thanh gỗ dài đập vào các sợi mây còn dính bẹ lá. Phương pháp này cho thấy không phù hợp do nó không làm sạch triệt để. Phương pháp đơn giản nhất nhưng tốn nhiều thời gian là soắn các sợi mây trong tay và dùng cát mịn, xơ dừa hoặc rẻ rách để lau sạch. Phương pháp này cho bề mặt sạch. Thay vì phải làm bằng tay, đôi khi song mây được cuộn quanh một thân cây và trườn đi trườn lại. Ở Ấn Độ, người dân dùng cát và rẻ rách để cạo bỏ lớp vỏ cứng trên bề mặt các sợi mây có đường kính lớn (Anonymous, 1980). ở Papua New Guinea, người dân dùng sợi bông kim loại, xơ dừa để trà sát (Zieck, 1976). Sau khi cạo vỏ, các sợi mây được rửa trong nước, Sau đó chúng được hong khô hoặc tiếp tục chế biến. Nếu chưa được chế biến, thì cần phân loại dựa theo đường kính, chiều dài lóng và các khuyết tật, khối lượng, và buộc chặt thành bó. Các bước chế biến tiếp theo bao gồm xông khí, tẩy trắng hoặc luộc dầu, tiếp đến là phơi khô. Xông khí Thông thường người dân dùng khí lưu huỳnh để xông đặc biệt với song mây có đường kính lớn, để có được màu sắc đẹp nhất và diệt trừ mọi loại sâu hại. Sau khi rửa tiến hành xông khí lưu huỳnh trong buồng kín (kích thước phù hợp của buồng chứa nên là 6 x 5 x 3 m) vừa với một hộp đốt lưu huỳnh vào trong buồng thực hiện quá trình xông khói. Song mây được xông khói qua đêm, đôi khi là 24 giờ hoặc nhiều hơn, cho đến khi có được một màu đồng nhất. Sau đó chúng được phơi sấy khô và phân thành các loại khác nhau. Luộc dầu Hình 13: Luộc dầu Nguyên liệu song mây còn tươi có thể được luộc trong dầu để loại bỏ lớp sáp và các chất gôm. Luộc song mây trong dầu nhằm loại bớt nước hay giảm độ ẩm, vì thế giúp song mây tránh được nấm mốc và nấm mục tấn công; và cải thiện được màu sắc cho song mây. Những nơi không có điều kiện luộc dầu, người ta dùng phương pháp truyền thống. Ở Indonesia, song mây được vùi sâu trong bùn, nung nóng trong 24 giờ, dùng sơ dừa để làm sạch, phơi nắng trong khoảng một tuần, rồi phân loại và bó thành từng bó (Rachman, 1974). Ở Papua New Guinea, sau khi rửa qua bằng nước, dùng dầu ma rút và bông kim loại trà mạnh lên bề mặt (Zieck, 1976). Dùng găng tay nhựa để bảo vệ da tránh tiếp xúc với dầu ma rút. Ở Ấn Độ, người dân dùng cát và sợi bao tải để trà nên bề mặt các sợi mây có đường kính lớn, xử lí bằng dầu lanh, và hơ lửa trong thời gian khoảng 1 phút. Sau đó dùng sợi bao tải trà nên các sợi mây được ngâm trong dầu ma rút và được dựng đứng ngoài trời để phơi khô trong thời gian 10 ngày (Anonymous, 1980). Ở Malaysia, các sợi mây được hơ khô bằng lửa, trong quá trình hơ lửa đưa dầu dừa hoặc các loại dầu khác lên bề mặt song mây (Hing, 1982). Bước quan trọng trong quá trình luộc dầu là giữ cho song mây ngập trong dầu ở dưới điểm sôi trong một khoảng thời gian nhất định từ 5-10 đến 30-40 phút, tuỳ thuộc vào loài cây và đường kính. Trong quá trình này, các chất sáp, gôm và nhựa sẽ bị hoà tan và loại bỏ, và độ ẩm trong thân sẽ giảm. Phần dầu bám trên bề mặt song mây phải được loại bỏ ngay sau khi luộc. Các vật liệu như mùn cưa, vỏ bao tải, rẻ rách, cơ dừa, bông thép hoặc cát mịn được dùng để làm sạch dầu bám trên bề mặt song mây. Tuy nhiên, mùn cưa là thích hợp hơn cả bởi vì nó không chỉ làm sạch bề mặt dễ dàng và nhanh hơn, mà nó còn thấm hút toàn bộ lượng dầu dư bám trên bề mặt (Hing, 1982). Có thể kết hợp các biện pháp chống nấm mốc và côn trùng phá hại trong quá trình luộc dầu. Cụ thể là thêm hoá chất chống nấm mốc và côn trùng vào trong bể dầu. Tuy nhiên, để tránh cho hoá chất bị phân huỷ do nhiệt nên nhúng các sợi mây đã luộc dầu còn đang nóng vào dung dịch thuốc bảo quản được đựng trong một bể chứa khác. Quy trình xử lý Sự xâm nhập của nấm mốc bỏ hết được Thông thường song mây bị nấm mốc xâm nhập chỉ ngay sau thời gian khai thác 1 ngày (Salita 1985). Phần lớn lá mốc xanh, các sợi nấm chui sâu vào trong thân và sử dụng đường bột trong cây làm thức ăn. Mốc xanh chủ yếu xâm nhập lớp bề mặt. Các mặt cắt ngang, vết đánh giấy nhám, là các con đường xâm nhập chủ yếu của nấm mốc. Ngay khi xuất hiện, các vết mốc sẽ cắm rễ sâu vào trong lõi. Các vết mốc không thể cạo Cách duy nhất để dấu kín các vết mốc là dùng sơn che phủ. Các điều kiện mà nấm mốc xâm nhiễm Độ ẩm của song mây trên 30% Nhiệt độ dưới 400C. Có nguồn thức ăn như tinh bột, đường, và các khoáng chất , trong thân. Giải pháp Loại bỏ một trong số các điều kiện ở trên là đủ để ngăn chặn sự sinh trưởng của nấm mốc. Nấm mốc sẽ không sinh trưởng nếu độ ẩm dưới 20% thậm chí là nhiệt độ dưới 400C. Xử lý Xử lý hoá chất trong vòng 8 giờ tính từ thời điểm khai thác và tiếp đến là sấy đến độ ẩm dưới 20%. Sấy ngay khi khai thác mà không cần sử lý hoá chất, ở nhiệt độ trên 400C. 5. Hoá chất chống mốc Sodium pentachlorophenate dạng bột 3.15 kg:450 lít nước Dowicide G dạng bột 3178 g : 454 lít nước. Haipen dạng lỏng : dụng cụ Dụng cụ phục vụ trong sản xuất sản phẩm Mây Tre khá đơn giản như dao, kéo, kìm, kim, cặp, dùi ... : các loại hình sản phẩm Xưa nay phú vinh vẫn được coi là đất “xứ mây”, quê hương của mây đan với những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đạt tới đỉnh cao nghệ thuật tạo hình. Nghề mây đã được người phú vinh cha truyền con nối mấy trăm năm và cho đến nay đã sáng tạo được trên 200 mẫu sản phẩm với đủ thể loại như bàn ghế, lẵng hoa, chụp đèn. Lồng đèn, khung ảnh, bình hoa cho đến các loại bát mây, đĩa mây, làn mây... có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong sinh hoạt cũng như trong trang trí nghệ thuật... Sản phẩm Mây Tre đan Phú Vinh. CHƯƠNG 3 - NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHỀ MÂY - TRE VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, HƯỚNG ĐI CHO NGHỀ MÂY TRE. Văn hóa những đóng góp của nghề mây tre phú vinh thể hiện trên các lĩnh vực văn hóa : Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, sự đan dạng của nền văn hóa việt nam chính là nhờ sự góp mặt của cả các lĩnh văn hóa tinh thần (quan họ Bắc Ninh, Kồng Chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình huế...) và những đặc trưng thuộc văn hóa vật chất (trống đồng đông sơn, các loại lăng tẩm, đền, đình, chùa... và trong đó cũng không thể không kể đến hàng ngàn nghề thủ công truyền thống trên cả nước). Tuy nhiên trong các lĩnh vực thuộc văn hóa vật chất thì cũng bao gồm các yếu tố của văn hóa tinh thần và ngược lại trong văn hóa tinh thần thì cũng bao gồm cả những yếu tố của văn hóa vật chất. Sự góp mặt của hàng ngàn làng nghề trên nước ta trong đó nghề thủ công mây tre cũng có những đóng góp không nhỏ trong cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần, ngoài việc tạo ra những sản phẩm phục vụ trong cuộc sống thì bên cạnh đó nó còn mang những giá trị tinh thần to lớn, chính nghề mây tre đan cùng với sự phát triển của nó là một nhân tố góp phần lưu giữ những truyền thống văn hóa tốt đẹp có từ hàng ngàn năm của tổ tiên, với những sản phẩm mây tre là sự ghi dấu những tinh hoa về giá trị và bề dày văn hóa của phú vinh phú - nghĩa nói riêng và của dân tộc việt nam nói chung, nó góp phần làm phong phú và sống động thêm cho bức tranh văn hóa việt nam vốn đã đa dạng và độc đáo thì lại càng trở nên đa dạng và độc đáo hơn tô đậm thêm dấu ấn, bản sắc của nền văn hóa dân tộc mấy ngàn năm lịch sử. tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội Hiện xã phú Nghĩa có 7/7 làng nghề được UBND tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) công nhận làng nghề, trong đó làng nghề Phú Vinh được công nhận làng nghề truyền thống vào năm 2002. Theo thống kê của UBND Xã, hiện có khoảng 7.800 nhân khẩu sinh sống bằng nghề này, chiếm 90% số hộ trong toàn xã. Sản phẩm làng nghề Phú Vinh có đến 500 chủng loại mẫu mã, hàng hóa về mây tre đan, ngày ngày sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước. Người dân Phú Vinh tự hào rằng, hàng hoá của họ đã có mặt ở các châu lục trong hội nhập kinh tế thế giới. Đời sống nhân dân nơi đây ngày một khấm khá, số hộ có kinh tế khá, giầu đạt tới 45%, hộ trung bình, ổn định chiếm hơn 41%, chỉ còn 14% hộ nghèo và không có hộ đói. Trong nhiều năm qua dù tình hình kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn nhất là từ khi nước ta ra nhập WTO tuy cơ hội cho sản phẩm mây tre vươn ra thị trương khu vục và thế giới nhưng thử thách cũng vô cùng to lớn tuy vậy, doanh thu của làng nghề vẫn góp phần lớn vào lợi nhuận chung của ngành CN -TCN trong toàn xã. Cụ thể, năm 2005, doanh thu của làng nghề đạt 33 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007, con số này đạt tới 42 tỷ đồng và năm (2008) ước đạt 45,3 tỷ đồng, chiếm hơn 50% thu nhập trong cơ cấu kinh tế. Theo ông Hoàng Gia Uyên, chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa thì có tới gần 100% các hộ trong thôn Phú Vinh tham gia vào hoạt động của làng nghề với tất cả các khâu: từ cung cấp nguyên liệu đến xử lý, đóng gói, thu mua sản phẩm. Nhờ đôi bàn tay khéo léo cùng sự nhạy bén, năng động phát huy lợi thế quê hương, nhiều người đã xây dựng cho mình được cả cơ nghiệp vững vàng, ổn định, đầy đủ tiện nghi. Trung bình tiền công lao động của thợ thủ công 30.000 - 40.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, công việc khá an nhàn, ít độc hại, đặc biệt không có khái niệm "ngoài độ tuổi lao động", do đó từ người già, em nhỏ, thậm chí cả các chị con mọn, ai cũng có thể kiếm tiền, khẳng định giá trị bản thân. Làng nghề mây tre Phú Vinh là làng nghề lâu đời nhất trong số bảy làng nghề truyền thống thuộc xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Tây. Vào thời vụ, làng thu hút hơn 1.000 lao động. Những năm gần đây, gần chục nông dân làng nghề Phú Vinh đã mạnh dạn lập công ty, doanh nghiệp gia đình. Mô hình tổ hợp, cơ sở của ông Nguyễn Văn Trung thu hút hơn 300 lao động địa phương tham gia "mạng lưới" liên kết làm ăn. - "Với đà này, thành công ty tư nhân rồi, chúng tôi phấn đấu doanh thu năm nay đạt ba tỷ đồng, thu nhập người lao động trung bình từ 1 triệu đến 1500 ngàn đồng/tháng". Ông Trung nói đầy tự tin. Ông Trung tự coi mình là một nông dân bám nghề đi lên, và gần như thành đạt với nghề. Ông đã đoạt gần 40 giải thưởng lớn ở trong nước và quốc tế dành cho "nghệ nhân có bàn tay vàng. Với nghề Mây tre đan phú vinh luôn đảm bảo sử dụng hết nguồn lao lao động dư thừa và trong thôn xóm không có tên nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy mại dâm...đảm bảo một cuộc sống ổn định và bền vững góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đát nước. "phú" và "vinh" cho những con người sống chết vì nghề Mây - Tre Phú Vinh. Đúng như tên gọi của làng nghề “phú vinh”, phú vinh: tức là mong muốn làm giàu và được vinh danh trên chính mảnh đất quê hương với chính cái nghề mà ông cha để lại. “phú và “vinh” đó cũng chính là mơ ước, là khát vọng của tất cả mọi người mà không chỉ riêng gì người dân làng nghề phú vinh mà đó cũng chính là mơ ước của mọi người trong mọi nghành nghề trong xã hội. Với những con người phú vinh đặc biệt là những con người gắn bó và sống chết với nghề Mây Tre, luôn trăn trở tìm hướng đi và sự phát triển cho nghề , chính vì họ là những người tiên phong là những con người cả đời sống chết với nghề cho nên có thể nói chính họ là những con người hiểu thế nào là nỗi đắng cay, vấp váp và cả những thất bại trên bước đường mây tre thế nhưng dù vấp ngã, thất bại nhưng họ vẫn đứng dậy bởi vì họ không chấp nhận thất bại và cũng tin là tổ tiên sẽ phù hộ cho họ được thành công với chính cái nghề của tổ tiên truyền lại và thực sự đã không ít người làm được điều đó. ngoài những bậc lão thành sau nhiều năm gắn bó với nghề mây tre cùng với tài nghệ của mình thì đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ Nhân” như cụ Nguyễn Văn Khiếu, Nguyễn Văn Kinh, Nguyễn văn Kiệu, Hoàng Văn Khu...mặc dù các cụ đã về thế giới cực lạc thế nhưng tên tuổi các cụ thì vẫn còn mãi. đứng ngay sau các cụ là cả một thế hệ cũng thật nhiều tài hoa trong đó đặc biệt phải kể đến ông Nguyễn Văn Trung, chính ông là người đã biên soạn cuốn giáo trình “Truyền dạy nghề mây tre đan “, một việc mà trước tới nay chưa ai làm được. Với những đóng góp của mình đến năm 1980 ông được trung ương đoàn TNCS HCM trao tặng danh hiệu Tuổi trể sáng tạo đồng thời được công nhận là một trong hai nghệ nhân đầu tiên của Miền Bắc, năm 1982 bộ ngoại giao Cu Ba đã đề nghị với chính phủ việt nam xin được mời Nghệ Nhân Trung sang trực tiếp dạy nghề cho nhân dân Cu Ba, trong 4 năm(1982-1987) ông đã đào tạo được một xưởng nghề cho nước bạn giải quyết cho hơn 300 lao động, nước bạn cho hay xưởng nghề của ông hiện nay đã mở rộng với mấy ngàn lao động. Người dân Cu Ba hôm nay gọi đó là xưởng nghề trung Cu Ba và người dân làng nghề Phú Vinh cũng gọi ông là nghệ nhân Trung Cu Ba, cái tên Trung Cu Ba như một món quà đầy ân nghĩa gửi tới và họ cũng coi ông chính là ông tổ của nghề Mây Tre tại Cu Ba. thế nhưng có được thành quả thì cũng nếm không ít nhọc nhằn và đắng cay. ông tâm sự lại: “Trong sự nghiệp của ông đáng nhớ nhất đó là những ngày tháng bôn ba nước ngoài nhưng đặc biệt phải kể đến những ngày tháng thổi sáo tại các phố của nước Bỉ còn tại berlin (Đức) ông đã từng ngồi một mình ở chân cầu berlin vừa kéo đàn bầu vừa bán từng sản phẩm mây tre hay tìm đối tác để bán được sản phẩm”. Quả thực khi nghe những lời tâm sự như vậy tôi không khỏi thấy xót xa nhưng cũng thật cảm phục tinh thần và lòng yêu nghề của ông. Sau những năm tháng bôn ba xứ người nước bạn thì hiện nay Nghệ Nhân Trung cũng đã mở một xưởng sản xuất nho nhỏ tại quê nhà lấy tên Hoa Sơn, tên con trai và con dâu với mong muốn hai người con của ông tiếp tục sự nghiệp của ông. thành công và danh tiếng cũng đã đến với nhiều người dân làng nghề phú vinh thế nhưng để đến được với thành công bằng con đường mây tre còn có quá nhiều gian nan. Hy vọng rằng một ngày không xa thì thành công và danh tiếng sẽ đến với người Phú Vinh nói riêng và người theo nghiệp mây tre khắp mọi nơi nói riêng sẽ bớt được phần gian nan vất vả. : những giải pháp, hướng đi cho nghề Mây Tre : đa rạng hóa loại hình sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm Nghề mây tre đan đã có toàn bộ khoảng trên dưới 500 sản phẩm từ những sản phẩm gia dụng rất gần gũi với thôn quê như rổ, rá, rế, thúng mủng hay bát đĩa cốc chén... cho đến những sản phẩm cao cấp như bàn ghế sa lông, lồng đèn, chụp đèn khung ảnh, bình hoa đặc biệt là có cả ảnh chân dung...nhưng như thế vẫn còn chưa đủ bởi Không chỉ riêng gì nghề Mây tre đan mà với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy phải luôn đi cùng với sự phát triển của xã hội, xã hội phát triển càng cao thì những nhu cầu và đòi hỏi của con người càng cao vì thế càn phải hiểu rõ điều đó và luôn biết tự làm mới mình để được xã hội chấp nhận, qua cuộc khủng hoảng tài chính năm vừa qua đã cho ta thấy rằng sản phẩm mây tre đan mặc dù là sản phảm có tính ứng dụng cao thế nhưng lại không phải là sản phẩm thiết yếu cho nên người tiêu dùng có thể loại ra ngoài danh sách chi tiêu nếu gặp khó khăn, bằng chứng là cho dến hết nâm 2008 lượng hàng xuất khẩu đã giảm đến 90 % so với những năm trước, đó chính là bài toán khó cho người làng nghề phú vinh mà việc đàu tiên cần phải giải quyết đó chính là phải thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng của sản phẩm để có thể cạnh tranh với sản phẩm của những đối thủ như Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia... có như vậy thì sản phẩm mây – tre mang thương hiệu “made in Phu Vinh in viêt nam” mới có khả năng tồn tại và phát triển lâu dài ở cả thị trường trong và ngoài nước. : vấn đề công nghệ và cải tiến công nghệ. Mặc dù là nghề thủ công truyền thống mọi công đoạn vẫn chủ yếu là làm thủ công ( làm bằng tay chân, sức lực và dự vào kinh nghiệm của mình là chính) thế nhưng có những khâu mà nếu không dựa vào thiết bị kỹ thuật thì không thể đạt được hiệu quả và thành công và đó chính là việc áp dụng công nghệ vào trong sản xuất. Theo ý kiến của những những ông chủ nghề Mây Tre đan và nghệ nhân Nguyễn Văn Trung cùng nhiều người khác thì mây tre đan phú vinh đang gặp sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước bạn như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a... là những nước cũng rất mạnh với nghề mây tre. Trong cuộc cạnh tranh này, mây tre đan Phú vinh đang có dấu hiệu hụt hơi. "So với mặt hàng tương tự của các đối thủ cạnh tranh nhất là Trung Quốc, Thái Lan chúng ta đang yếu thế về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành. Các ông cho hay: Qua khảo sát cách làm ăn của Trung Quốc, mặc dù là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nhưng hiện nay, các nhà sản xuất mây tre nước này đã áp dụng công nghệ vào khá nhiều công đoạn, nhất là khâu pha chế, xử lý nguyên liệu, do đó tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành, nâng sức cạ
File đính kèm:
- tieu_luan_buoc_dau_tim_hieu_lang_nghe_thu_cong_truyen_thong.docx