Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam - ASEAN. Nhìn lại 10 năm đầu gia nhập (1995-2005)
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam - ASEAN. Nhìn lại 10 năm đầu gia nhập (1995-2005)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam - ASEAN. Nhìn lại 10 năm đầu gia nhập (1995-2005)
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II (1975 – NAY) Đề Tài: Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN Nhìn lại 10 năm đầu gia nhập (1995 – 2005) Lớp: CT36C Thành viên: Phạm Ngọc Anh Phạm Vân Anh Phạm Thị Thùy Dương Trương Thị Quỳnh Mai MỤC LỤC Lời nói đầu 2 ĐỔI MỚI TƯ DUY 3 1. Đổi mới nhận thức về thế giới 2. Đổi mới tư duy về quan hệ láng giềng, khu vực CHÍNH SÁCH GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH 4 Tăng cường hợp tác song phương Tăng cường hợp tác đa phương CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN 7 Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với tổ chức ASEAN Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ và hội nhập văn hóa, giáo dục với ASEAN CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG UY TÍN, VAI TRÒ 11 Nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong ASEAN Góp phần tăng cường và củng cố đoàn kết trong ASEAN. Đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực ASEAN Tăng cường uy tín, vai trò của Việt Nam trên thế giới qua cầu nối ASEAN Tổ chức thành công các hội nghị, nâng cao vị thế khi làm chủ tịch ASEAN Làm tốt vai trò điều phối viên trong ASEAN Ngày càng phát huy tiếng nói ở những khu vực khác. Tổng kết 15 Tài liệu tham khảo 16 Bản đánh giá 17 LỜI NÓI ĐẦU Sau Chiến Tranh Lạnh, chiều hướng quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi: Trật tự thế giới hai cực tan rã, thế giới từng bước chuyển sang chiều hướng đa cực hóa; kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia. Bên cạnh đó, đặc tính tùy thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng. Sự đơn lẻ của mỗi quốc gia đã tỏ ra bất lực trước những vấn đề lớn có quy mô toàn cầu ( như những biến động của nền kinh tế thế giới; nạn nghèo đói; dịch bệnh). Do đó, hội nhập khu vực và thế giới đã trở thành một vấn đề bức thiết. Mỗi quốc gia đều phải có sự điều chỉnh về chính sách, tăng cường giao lưu quốc tế và hội nhập vì lợi ích phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài chiều hướng vận động của quan hệ quốc tế. Giai đoạn 1995 – 2005, xu thế hòa bình và hội nhập quốc tế mang ý nghĩa quyết định. Mục tiêu phát triển trở nên vô cùng quan trọng. Xây dựng mối quan hệ quốc tế ổn định, thuận lợi cả về mặt chính trị, kinh tế và an ninh đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động đối ngoại. Hòa mình với xu thế chung của thế giới, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã được khẳng định tại Đại hội VIII với nhiệm vụ: “Tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước”. Đại hội Đảng lần thứ VIII chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế” Với chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực phải được coi là mối quan tâm hàng đầu. Các nước ASEAN, láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa xã hội với nước ta, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình an ninh và phát triển của Việt Nam. Các nước trong khu vực có thể tạo ra môi trường thuận hay không thuận cho một quốc gia, cùng vì vậy, thế mạnh của mỗi nước được xem xét bắt đầu từ quan hệ với láng giềng. ASEAN là tổ chức có mối quan hệ sâu sắc với Việt Nam. Trước kia, quan hệ giữa hai bên đã có nhiều khó khăn, khúc mắc, thậm chí từng có lúc đối đầu. Nhưng từ đầu thập kỷ 90 trở đi, đặc biệt từ lúc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (từ tháng 7 năm 1995), mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở thành “hợp tác thống nhất cùng phát triển”. Có thể thấy được vị trí chiến lược của ASEAN, cũng như tầm quan trọng của chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN trong tổng thể chính sách đối ngoại Việt Nam. Như vậy, chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN đã có những bước tiến như thế nào để phù hợp với mục tiêu chung của hoạt động đối ngoại? Bài viết sẽ xem xét quan hệ Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1995-2005 bao gồm những vấn đề sau: 1. Chính sách giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định 2. Chính sách phát triển 3. Việt Nam – ASEAN, chính sách tăng cường uy tín, vai trò ảnh hưởng ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỐI NGOẠI Vấn đề đối mới tư duy đối ngoại thực chất đã xuất hiện từ trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, song đổi mới tư duy đòi hỏi phải có một quá trình liên tục, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cũng là một minh chứng cho sự đổi mới tư duy của ta. Và trong khoảng thời gian 10 năm tham gia vào Hiệp hội, thông qua các văn kiện của Đảng tại các kỳ Đại hội, các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Hội nghị Bộ Chính trị của Đảng và qua các chính sách của Nhà nước, chúng ta thấy rằng quá trình đổi mới tư duy đối ngoại vẫn đang tiếp tục được tiến hành và ngày càng hoàn thiện hơn. 1. Đổi mới nhận thức về thế giới: Nhìn nhận, đánh giá tình hình thế giới một cách khoa hoc, khách quan là một yếu tố rất quan trọng để có thể hoạch định những đường lối chính sách đối ngoại đúng đắn. Chính vì vậy, qua văn kiện Đại hội VIII (6/1996), Đảng ta đã một lần nữa khẳng định rằng mặc dù chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có thoái trào, nhưng không làm thay đổi tính chất thời đại và loài người vẫn đang trong thời kì quá đi từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thêm đó, tại Đại hội IX đã tái khẳng định nhận định trên. Như vậy có thể thấy Việt Nam nhìn nhận tình hình thế giới rất khách quan và đồng thời cũng đưa ra những nhận định mang tính xác thực, có giá trị cao với dân tộc. Ngoài ra, Đảng còn có những nhận thức mới về các xu thế phát triển của thế giới. Việt Nam nhận thấy thế giới ngày nay chung tay hợp tác và cũng phát triển, đồng thời khoa học công nghệ cũng ngày càng tiên tiến hơn. Đó là những xu thế tác động đến các mặt đời sống xã hội nước ta, nó vừa mang tính thuận lợi nhưng cũng đem lại nhiều thách thức với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang ngày càng hội nhập với thế giới, gia nhập ASEAN là một hình thức thể hiện rằng Việt Nam đang hòa vào cùng với xu thế thế giới. 2. Đổi mới tư duy về quan hệ láng giềng, khu vực: Đây là sự đổi mới nhận thức về bản thân đường lối, chính sách, tư tưởng chủ đạo và phương châm chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam từ chỗ xác định được mục tiêu chiến lược đi đến việc đưa ra tuyên bố “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy [] tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Tư tưởng tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển đã được ghi nhận trong các văn kiện Đại hội VI, VII; nhưng phải đến Đại hội VIII (6/1996), khi Việt Nam đã gia nhập ASEAN, tinh thần hữu nghị, thân thiện của Việt Nam càng được thể hiện rõ ràng hơn. Đảng lúc này đã chỉ ra một vấn đề có tính chiến lược trong đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam: “Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế chính trị trên thế giới”. Ở đây, ta nhận thấy, Đảng đã nhìn nhận được rằng quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng khu vực chiếm vị trí quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Sự sắp xếp các đố tác của quan hệ đối ngoại thời kỳ này cho thấy Đảng đã lựa chon đúng các ưu tiên trong triển khai đường lối đối ngoại. Tại Đại hội IX (4/2001), Đảng đã tuyên bố thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đã được nâng lên một tầm cao mới “Việt Nam sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” và nhấn mạnh định hướng đối ngoại xuyên suốt “ Coi trọng và phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định hợp tác cùng phát triển”. Thay đổi tư duy đối ngoại đã đem lại cho Việt Nam những mối quan hê hợp tác đôi bên cùng có lợi. Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi được với ASEAN – một tổ chức tập hợp các quốc gia đa dạng, chênh lệch nhau rất lớn về diện tích, dân số, trình độ phát triển kinh tế. Đây chính là một thành công của việc đổi mới tư duy của Đảng và Nhà nước ta. II. VIỆT NAM - ASEAN, CHÍNH SÁCH GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế phát triển khách quan. Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, quá trrình giai lưu và thâm nhập qua lại giữa các quốc gia ngày càng trở nên sôi động và chặt chẽ. Bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối phó với những vấn đề lớn như môi trường sinh thái, nạn nghèo đói, bệnh dịch, an ninh khu vực Nhu cầu về một môi trường phát triển ổn định đã trở thành một vấn đề bức thiết đối với tất cả các quốc gia, Việt Nam cũng nằm trong số đó. Nắm bắt xu thế chung của thế giới, cũng như tình hình trong nước, Đảng ta đã “xác định nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là giữa vững hòa bình, mở rộng qua hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển Tổ quốc”. Đường lối đối ngoại đó đã tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng VIII (6/1996 ). Ta đã tiến thêm một bước hoàn thiện chính sách ngoại giao đa dạng và đa phương hóa quan hệ với khẩu hiệu : “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Trên cơ sở thực hiện chính sách ngoại giao đa dạng đa phương hóa, tạo lập môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển tổ quốc, quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong cùng khu vực là mối quan tâm hàng đầu đối với Việt Nam. Sau khi gia nhập ASEAN (1995), Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong lĩnh vực hợp tác và giải quyết tranh chấp nhằm đẩy mạnh quan hệ hữu nghị với các nước thành viên trong nội khối, góp phần giữ vững môi trường hòa bình ổn định trong khu vực, cũng như của Việt Nam. Tăng cường hợp tác song phương Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thúc đẩy nhanh chóng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước ASEAN. Đặc biệt, lãnh đạo Việt Nam đã liên tiếp tiến hành nhiều cuộc viễng thăm nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN, qua đó tăng thêm độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước trong khu vực để từng bước đưa quan hệ của ta với các nước ASEAN đi vào ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau. Cụ thể là: Khuôn khổ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Philippin trong 25 năm đầu thế kỷ XXI ( ký năm 2002); Tuyên bố giữa Việt Nam và Inđônêxia về khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ XXI (ký năm 2003); Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Thái Lan trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI (ký năm 2004); Tuyên bố chung giữa Việt Nam – Sìngapore về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI (ký năm 2004). Các khuôn khổ này là định hướng cơ bản và cơ sở pháp lý để phát triển mối quan hệ lâu dài, vững chắc, ổn định lâu dài và hiệu quả giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Với các nước ASEAN khác như Lào Campuchia, ta đã thiết lập và duy trì cơ chế trao đổi thường xuyên giữ lãnh đạo cấp cao, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị láng giềng và hợp tác toàn diện của ta với các nước này. Tăng cường hợp tác đa phương Việt Nam đã tích cực tham gia, đồng thời cùng với các nước ASEAN vận động các nước ngoài khu vực, đặc biệt là các bên đối thoại của ASEAN tham gia Hiệp ước hợp tác và thân thiện (TAC). TAC, còn gọi là Hiệp ước Bali là một văn kiên đựơc coi là “Bộ luật ứng xử” giữa các nước Đông Nam Á với nhau, chứa đựng những nguyên tắc cơ bản và là cơ sở để đẩy mạnh sự hợp tác, thân thiện và hữu nghị trong ASEAN. ASEAN muốn thúc đẩy TAC trở thành “Bộ luật ứng xử” cho cả quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực. Hội đồng tối cao của hiệp ước TAC được coi là một cơ chế đầu tiên của ASEAN để giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế khu vực. Việt Nam đã tham gia việc soạn thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng tối cao, đồng thời luôn chú ý tới việc đảm bảo tôn trọng và duy trì các nguyên tắc cơ bản và truyền thống của ASEAN. Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn ngay từ đầu Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), góp phần xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoàn toàn không có vũ khí hạt nhân, loại trừ nguy cơ hạt nhân cho khu vực. Khi đảm nhiệm vai trò Chủ tích ASC và ARF, ta đã chủ động nêu sang kiến va tổ chức thành công cuộc họp tham khảo ý kiến giữa các nước ASEAN và 5 nước có vũ khí hạt nhân về một số nội dung trong Nghị định thư, vận động các nước này sớm tham gia Nghị định thư của SEANWFZ.1: (Diễn đàn các nước ASEAN (ARF) về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hợp tác “an ninh phi truyền thống” tổ chức tại Trung Quốc, tháng 3-2005) Việt Nam đã tham gia Diễn đàn khu vực ARF ngay từ ngày đầu gia nhập. Hiện tại, ARF là diễn đàn an ninh đa phương chính thức duy nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.. ARF là một diễn đàn quan trọng, không chỉ đối với các thành viên, mà còn đối với toàn khu vực, là nơi bàn bạc và giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Qua việc tham gia diễn đàn ARF, Việt Nam đã tạo lập đươc không khí và phương thức đối thoại thích hợp về vấn đề an ninh - chính trị nhạy cảm. Bên cạnh đó, khi đảm nhiệm vai trò chủ tịch ARF, Việt Nam đã chủ động hướng các hoạt động của Diễn đàn theo đúng tính chất đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong tiến trình hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống. Trong thời đại toàn cầu hóa, tính phức tạp và nguyên nhân sâu xa của những vấn đề “an ninh phi truyền thống” tạo ra sự nhận thức và đồng thuận cao giữa các nước ASEAN, đồng thời hợp tác với các nước đối thoại (ASEAN+1, ASEAN+3), các thể chế chính trị - kinh tế quốc tế lớn như Liên minh châu Âu (EU), tiến trình hợp tác Á – Âu (ASEM), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và giữa khu vực Đông Nam Á với Đông Bắc Á cùng sự hợp tác giữa các nước trong APEC nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố và các loại tội phạm xuyên quốc gia. Việt nam cùng các nước ASEAN và 13 nước đối thoại đã bàn bạc thống nhất một số hướng hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống như : Tăng cường trao đổi thông tin chính xác, hiệu quả về các vấn đề “an ninh phi truyền thống”. Tổ chức nghiên cứu hệ thống, toàn diện về các vấn đề “an ninh phi truyền thống”, kêu gọi, khuyến khích các chính khách, các nhân vật nổi tiếng, các chuyên gia ARF đóng góp vào công tác này. Xây dựng các kế hoạch hành động nhằm triển khai các quyết định, các tuyên bố của ARF và ASEAN với các nước đối thoại về các vấn đề “an ninh phi truyền thống”. Tăng cường hợp tác giúp đỡ xây dựng năng lực; thiết lập cơ chế cảnh báo sớm, nhất là trong việc ngăn ngừa thảm họa thiên tai và các dịch bệnh. Nâng cao nhận thức và vận động công chúng tham gia đối phó với các mối đe dọa “an ninh phi truyền thống”. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an nước ta đã tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác với Cơ quan An ninh, cảnh sát các nước trong đấu tranh chống khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; nghiên cứu những vấn đề “an ninh phi truyền thống” và thiết lập hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế hợp tác với các nước trong khu vực, quốc tế và cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ký kết nhiều văn bản hợp tác phòng chống các loại tội phạm; thành lập tổ công tác ARF của Bộ Công an nhằm nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an tham gia các hoạt động của ARF đặc biệt về chuyên đề “an ninh phi truyền thống”; chú trọng các mối quan hệ hợp tác và điều phối giữa Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia và các cơ quan chức năng của ASEAN trong phòng chống các loại hình hoạt động khủng bố nhất là tìm kiếm các giải pháp đấu tranh với các hình thức khủng bố, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính và chuyển giao tội phạm để đưa ra xét xử; tăng cường công tác kiểm soát biên giới, quản lý chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh nhằm phát hiện và ngăn chặn các đối tượng khủng bố, nghi khủng bố và các loại tội phạm khác xâm nhập Việt Nam Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước ASEAN có thêm điều kiện phát triển thuận lợi hơn, sâu rộng hơn và hiệu quả hơn. Những vấn đề tồn tại giữa nước ta và các nước thành viên ASEAN đã và đang được tích cực giải quyết thông qua thương lượng. Với Malaysia, Việt Nam đã thỏa thuận cùng khai thác vùng chồng lấn. Thái Lan tiếp tục giải quyết thuận lợi cho Việt kiều nhập quốc tịch, khai thông sự hợp tác về sông mê kông, lập quỹ khu vực, duy trì viện trợ, thỏa thuận về hợp tác trật tự trên vịnh Thái Lan. Đặc biệt, ta đã ký được Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia ( năm 2003 ) sau 25 năm đàm phán. Việt Nam đã hết sức nỗ lực, cùng với 3 nước Malaysia, phillipin và Bruney ( là 4 nước có liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa ) trong việc ký DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông ). Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và TQ đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Có thể thấy, chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn 1995-2005 là một chính sách mang tính chiến lược, đảm bảo cho mục tiêu chính trị - an ninh. Việt Nam đã tăng cường hoạt động đối ngoại song phương và đa phương với các nước ASEAN, mở rộng quan hệ hữu nghị, đồng thời tích cực giữ vững an ninh khu vực, giải quyết tranh chấp còn tồn tại thông qua thương lượng. Ta không chỉ góp phần quan trọng trong hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN, quan trọng hơn, Việt Nam đã giữ vững được một môi trường hòa bình, ổn định, đóng vai trò quan trọng cho sư phát triển của đất nước. CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN Hội nhập quốc tế, trước hết và chủ yếu là hội nhập kinh tế quốc tế, là một nội dung quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam sau Đổi mới. Lấy sức mạnh dân tộc hòa cùng sức mạnh thời đại, kết hợp nội lực và ngoại lực để đưa nền kinh tế nước ta trước hết là hoàn toàn thoát khỏi bao vây cấm vận, vượt qua khủng hoảng kinh tế thế giới 2: ASEAN Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 3: Common Effective Preferential Tariff - Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung 4: Hành lang xanh và khu vực, sau là thúc đẩy kinh tế phát triển, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói về ASEAN, có thể khẳng định tổ chức này là một trong những đối tác quan trọng nhất, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Bên cạnh Trung Quốc, ASEAN được coi là khu vực láng giềng thân cận, gần gũi nhất với nước ta. Việt Nam đã lựa chọn ASEAN là bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập vào một định chế khu vực - quốc tế. Gắn kết với ASEAN sẽ tạo ra điều kiện tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế. ASEAN là tổ chức có mối quan hệ sâu sắc với Việt Nam. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với tổ chức ASEAN Trong chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh việc chủ động mở cửa nền kinh tế, tham gia tích cực vào phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để kết hợp có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, mở rộng không gian và môi trường để phát triển, nâng cao thế và lực của nước ta trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đại hội Đảng VIII và IX đều nhấn mạnh việc tăng cường, củng cố quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là ASEAN. Việt Nam đã lựa chọn ASEAN/AFTA2. Ngay từ những ngày đầu gia nhập, Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho ASEAN; tích cực chủ động góp phần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của tổ chức, tăng cường gắn kết trong hiệp hội, hạn chế tác động phân hóa từ bên ngoài, đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Việt Nam đã thể hiện sự hội nhập tích cực vào ASEAN thông qua việc nghiêm chỉnh chấp hành những cam kết, những Hiệp định hay Nghị định thư đã ký với ASEAN như AFTA, CEPT3, tăng cường quan hệ song phương với từng nước thành viên và hiệp hội. Mối quan hệ Việt Nam - ASEAN luôn được đặt lên hàng đầu. Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, sự hội nhập của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN càng được thúc đẩy nhanh chóng. Chúng ta thành lập cơ quan AFTA quốc gia do Bộ Tài chính chỉ đạo để làm đầu mối của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện những vấn đề liên quan đến AFTA. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam gia nhập Phòng Thương Mại và Công Nghiệp ASEAN góp phần tăng cường hơn hợp tác kinh tế trong ASEAN. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần V, Việt Nam ký Nghị định thư cam kết thực hiện CEPT nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Việt Nam cùng các nước ASEAN xây dựng Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp và ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN tháng 11/1996, làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện các hiệp định kinh tế ASEAN. Bên cạnh đó Tổng cục Hải quan đã triển khai áp dụng Green Lane4 cho các hàng hóa CEPT/AFTA. Việt Nam tham gia Công ước Kyodo về thủ tục hải quan, làm cơ sở đàm phán với ASEAN về điều hòa thủ tục hải quan, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN và tổ chức thành công Hội nghị các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần III (11/1995) tại Việt Nam. Trong giai đoạn 1995-2005, Việt Nam còn tham gia nhiều Hiệp định của ASEAN như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN, Hiệp định hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), xúc tiến xây dựng và cùng các nước ASEAN, thực hiện Hiệp định về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA). Năm 1996 Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập và năm 1998 trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tại Hội nghị cấp cao ASEAN VI (12/1998), trong chương trình “Hành động Hà Nội” Việt Nam đã đưa ra sáng kiến về hợp tác phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông – Tây thuộc lưu vực sông Mekong ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan. Trên cơ sở đó, Việt Nam đưa ra Dự án phát triển Hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mekong (WEC). Việt Nam đã thiết lập được các khuôn khổ hợp tác mới với một số nước trong khu vực để từng bước đưa quan hệ của ta với các nước ASEAN đi vào ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau như: Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Thái Lan trong thập niên đầu của thế kỷ XXI (2004), Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Singapore về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI (2004), v.v.. Việt Nam coi hội nhập ASEAN là bước quan trọng để thông qua thực hiện các cam kết từng bước điều chỉnh, cải cách nền kinh tế của mình về thể chế, hành chính cho phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường. Sau 10 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với không chỉ ASEAN mà còn rất nhiều quốc gia và tổ chức khác trên thế giới. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam có phần đóng góp không nhỏ của tổ chức ASEAN cũng như các nước thành viên. Ngoài ra, từ việc gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế, thương mại khác, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả. Nếu năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ASEAN chỉ khoảng 1,1 tỷ USD thì đến năm 1999, con số này đã lên đến 2,4 tỷ USD. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu từ các nước ASEAN của Việt Nam năm 1995 chỉ 2,3 tỷ USD thì đến năm 1999 vọt lên 3,2 tỷ USD. Trong năm năm cuối thập kỷ 90, ASEAN đóng góp 30% kim ngạch xuất nhập khẩu, gần 20% vốn đầu tư vào Việt Nam. Nền kinh tế phát triển nhanh, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được gia tăng đáng kể. Hình ảnh một nước Việt Nam với nền kinh tế phát triển, năng động dần hình thành trong mắt bạn bè quốc tế. Sau 10 năm hội nhập vào ASEAN, “thành công lớn nhất của Việt Nam là tạo dựng được hình ảnh của một quốc gia chuyển đổi, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”. Việt Nam đã làm thay đổi tích cực đánh giá của Cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài ASEAN về hình ảnh của các thành viên mới trong việc thực hiện cam kết và thực thi chính sách. Tăng cường hợp tác Khoa học công nghệ (KHCN), văn hóa - giáo dục Mở rộng hợp tác khoa học công nghệ giữa Việt Nam – ASEAN Ngoài ra, theo phương châm chủ động hội nhập, chúng ta đã nhanh chóng hòa nhập với các nước thành viên khác của ASEAN. Nhìn chung, trong những năm qua Việt Nam đã tham gia đầy đủ và tích cực vào hầu hểt các hoạt động hợp tác KHCN của khu vực, nhất là các chương trình/dự án hợp tác của ASEAN như: như Hội nghị Bộ trưởng khoa học công nghệ, Hội nghị Bộ trưởng môi trường, Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN Qua đó, hàng trăm cán bộ KHCN trong nước đã được tạo điều kiện tiếp xúc, trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm đối với các đồng nghiệp ở trong cũng như ngoài khu vực ASEAN, góp phần khắc phục tình trạng bị cô lập và lạc hậu do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ và chính sách cấm vận của Mỹ trước đó gây ra. Tăng cường phát triển giao lưu, hợp tác giáo dục với các nước trong ASEAN “Chúng ta luôn đặt mục tiêu phải thu hẹp khoảng cách giữa Việt Namvới các thành viên khác trong ASEAN[] Vấn đề cơ bản là chúng ta phải phát triển rất nhanh và phải đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng được với xu thế trong khu vực” – Phó thủ tướng Vũ Khoan trả lời phỏng vấn Báo Lao Động. Ngay từ đầu những năm 1990, Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Namđã coi việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á là một ưu tiên. Thực hiện chủ trương đó, tháng 2/1990, Bộ Giáo dục Đào tạo chính thức gia nhập tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO). Sau khi Việt Namtrở thành thành viên chính của ASEAN, Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam trở thành thành viên của Tiểu ban Giáo dục của ASEAN (ASCOE), đã tích cực phối hợp với các nước trong khu vực với nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả và được các bạn đánh giá cao. Đặc biệt đã có nhiều sinh viên Việt Namđi trao đổi, du học tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, mang về những tri thức, ứng dụng khoa học giúp ích cho sự phát triển đất nước. Ngược lại, Việt Namcũng tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên các nước bạn, anh em như Lào, Campuchia sang nước ta học tập, công tác. Cũng theo Phó thủ tướng Vũ Khoan, cán bộ của chúng ta đã trưởng thành rất nhiều sau 10 năm, đặc biệt trong giao tiếp tiếng Anh – ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới. Điều đó chứng tỏ khoảng cách đã dần được thu hẹp. Phát huy bản sắc văn hóa xã hội Thực hiện theo chủ trương tại văn kiện Đại hội Đảng IX, “Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, giữa các vùng cả nước và giao lưu văn hoá với bên ngoài.” Trong 10 năm qua, tích cực hội nhập với khu vực Đông Nam Á và thế giới, Việt Namluôn gìn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa của khu vực và thế giới, giao lưu học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước bạn bè trong ASEAN. Các trường đại học, các học viện, trung tâm nghiên cứu đã góp phần quan trọng vào công việc này. Hàng ngàn sinh viên học tập và tốt nghiệp ngành Đông phương học là nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan ngoại giao, văn hóa... Hiện nay một số trường, viện đang đào tạo trên đại học các ngành Châu Á học, Đông phương học. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á là cơ quan nghiên cứu hàng đầu của cả nước, đã công bố hàng chục công trình có giá trị về Đông Nam Á, về quan hệ Việt Nam-ASEAN. Ngày nay ASEAN đã trở nên khá quen thuộc với giới thanh niên, sinh viên ở các thành phố lớn trong cả nước. Việc trao đổi văn hóa giáo dục giữa Việt Namvới các nước ASEAN đã không ngừng được mở rộng. Nhiều đoàn nghệ thuật Việt Namđến thăm, biểu diễn ở các nước bạn, giới thiệu nền văn hóa dân tộc đặc sắc của Việt Nam; đồng thời nhiều đoàn nghệ thuật các nước ASEAN đã đến biểu diễn, giao lưu tại Việt Nam. Cũng theo chủ trương của Đại hội Đảng IX, Việt Namđã phát triển mạnh các hoạt động thể dục, thể thao cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam. Chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc đăng cai tổ chức và tham gia SEAGAMES 2003 tại Việt Nam. SEAGAMES 2003 đã diễn ra thành công tốt đẹp, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Namthân thiện, giàu bản sắc văn hóa với thế giới. CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG UY TÍN, VAI TRÒ Bất kì một quốc gia nào cũng muốn vị thế của mình ngày một cao trên trường quốc tế. Song cách thức thực hiện của mỗi nước là khác nhau. Các nước lớn theo đuổi mục tiêu bành trướng ảnh hưởng, đưa các nước khác vào vùng ảnh hưởng của mình, thậm chí là thao túng họ. Còn Việt Nam, một nước với sức mạnh tồng hợp còn hạn chế, làm sao phát huy ảnh hưởng, tạo tư thế đối ngoại cao trên thế giới? Đương nhiên, điều cốt yếu vẫn là ra sức vươn lên để xây dựng thực lực. Mặt khác, ta cần xây dựng chính sách ngoại giao khôn khéo, nắm bắt xu thế tình hình mới để tâp hợp lực lượng phù hợp. Đặc biệt, từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tạo dựng được tiếng nói ngày càng sâu rộng trong lòng khu vực. Cũng thông qua ASEAN, Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, quan hệ với nhiều nước trên thế giới, tạo đà nâng cao vị thế, uy tín, ảnh hưởng của mình đối với quốc tế. Chính sách nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong ASEAN Việt Nam góp phần tăng cường và củng cố đoàn kết trong ASEAN. Điều này được thể hiện rõ nét tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 1998) khi Việt Nam đưa ra chủ đề “ Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, phát triển đồng đều”. Chủ đề này được đưa ra đúng vào lúc các nước ASEAN đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực tồi tệ nhất, giúp cho ASEAN vượt qua được nguy cơ chia rẽ nghiêm trọng, duy trì được đoàn kết, nhất trí trên hầu hết các vấn đề phức tạp, kể cả vấn đề kết nạp Campuchia, vấn đề Myanmar và các vấn đề chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội, củng cố hình ảnh của Hiệp hội. Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của khu vực ASEAN Gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam đã giúp làm xích lại gần nhau giữa 2 nhóm nước ASEAN 6 (ASEAN cũ) và ASEAN mới (Lào, Cam-pu-chia và Mi-an-ma), đóng góp vào sự trưởng thành của ASEAN, từ đó, tạo nên những bước tiến của liên kết khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2003, ASEAN nhất trí xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và cũng là lúc ý tưởng xây dựng Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương được nhen nhóm. ASEAN giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - đây là cơ chế khu vực duy nhất để đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã duy trì thúc đẩy các xu hướng tích cực trong ASEAN, ngăn ngừa, hạn chế xu hướng tích cực, góp phần nâng cao uy tín, sức mạnh và vị thế quốc tế của ASEAN, tạo lập một hình ảnh ASEAN năng động, thống nhất trên trường quốc tế. Tham gia các hoạt động của ASEAN, Việt Nam đã trở thành một hội viên hòa hợp và tích cực, có vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN và ở khu vực. Đặc biệt tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội năm 1998, nhiều sáng kiến của Việt nam đã được các nước thành viên hưởng ứng. Sáng kiến về chương trình hành động Hà Nội đã được đưa ra tại đây nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á khi đó, xây dựng tầm nhìn ASEAN 2020 vì một ASEAN năng động, hợp tác và phát triển. Chính sách tăng cường uy tín, vai trò của Việt nam trên thế giới qua cầu nối ASEAN. Tổ chức thành công các hội nghị, nâng cao vị thế khi làm chủ tịch Kể từ khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế lớn, trong đó, đáng lưu ý là Hội nghị cấp cao ASEAN 1996, Chủ tịch ASEAN năm 1998, chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN ( ASEAN Regional Forum – ARF) nhiệm kì 2000 – 2001 Vai trò của Việt Nam nổi lên như một người chơi chiến lược ở tầm trung trong các vấn đề khu vực, tiến tới có vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới. Tại Diễn đàn Á – Âu, Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu mà nòng cốt thực chất là quan hệ EU – ASEAN. Sau 10 năm phát triển, qua 5 hội nghị thượng đỉnh, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến đóng góp cho tiến trình này nhằm tăng cường hợp tác hai châu lục. Đặc biệt, việc tổ chức thành công rực rỡ Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội tháng 10 năm 2004 là đóng góp quan trọng của Việt Nam. Nhờ vậy, uy tín cũng như vị thế của Việt Nam được cải thiện nhiều đối với bạn bè quốc tế năm châu. Làm tốt vai trò Điều phối Viên Chỉ một năm sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, năm 1996, ASEAN đã chính thức thiết lập quan hệ đối thoại với Trung Quốc và Nga. Việt Nam đã được tín nhiệm giao thêm làm nước Điều phối quan hệ của ASEAN với Nga. Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước lớn trên cơ sở cân bằng, từ đó đã cùng ASEAN nâng quan hệ với Ấn Độ, Trung Quốc và Nga lên mức các nước Đối thoại đầy đủ. Điều này đóng góp một phần quan trọng làm cho ASEAN-Trung Quốc, Nga, Ấn Độ xích lại gần nhau hơn, hiểu biết và hợp tác nhiều hơn. Từ đó góp phần nâng cao hơn nữa uy tín của ASEAN – một tổ chức khu vực duy nhất có quan hệ đối tác với tất cả các nước và trung tâm lớn trên thế giới - nói chung và Việt nam nói riêng. Từ năm 1997 đến 2000, Việt Nam làm nước Điều phối quan hệ đối thoại ASEAN – Nhật Bản. Đảm nhiệm những công việc trên, Việt Nam đã góp phần tích cực tăng cường và mở rộng quan hệ đối thoại với các nước này. Vai trò của Việt Nam được đánh gia cao. Từ năm 2000 đến 2003, Việt Nam lại được là nước Điều phối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với Mỹ. Uy tín và vai trò của Việt Nam trong ASEAN nói chung cũng được nâng lên rõ rệt với việc ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nước điều phối đối thoại với hai nước lớn là Nga và Nhật. Ta đã điều phối tốt quan hệ đối thoại với Nhât, một nước có rất nhiều hoạt động hợp tác với ASEAN trên nhiều lĩnh vực; đã tổ chức và chủ trì thành công nhiều cuộc họp đối thoại với Nhật; đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhiều văn bản quan trọng làm cơ sở pháp lý cho quan hệ đối thoại ASEAN – Nhật; đồng thời ta cũng đã tận dụng cơ hội này tích cực vận động Nhật có nhiều hỗ trợ, giúp đỡ đối với các nước thành viên mới. Với vai trò điều phối đối thoại với Nga, ta đã cố gắng hết sức thúc đẩy quan hệ hai bên mặc dù phía Nga có những khó khăn lớn, nhất là về tài chính khiến cho quan hệ đối thoại khó có được các tiến triển thực chất. Mặc dù vậy, ta đã vận động và giúp đỡ Nga hiểu rõ hơn về các cơ chế hoạt động đối thoại của ASEAN , về sự cần thiết phải thiết lập được Quỹ đối thoại ASEAN – Nga và đã đưa ra được phương hướng tháo gỡ khó khăn cho bạn, được đánh giá rất cao. Ngày càng phát huy tiếng nói ở những khu vực khác Ở Đông Á tồn tại nhiều chế độ chính trị khác nhau, một số nước chịu nhiều tác động chi phối của Mỹ trong khi Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy với nhiều tham vọng chính trị ở khu vực, do đó rất khó có một tiếng nói chung đối với các vấn đề quan trọng của khu vực. Khi tham gia hợp tác Đông Nam Á, Việt Nam – một thành viên hoạt động tích cực, có đóng góp lớn cho việc xây dựng cũng như phát triển tổ chức, dễ dàng cất lên lập trường, quan điểm của mình. Đặc biệt với cách ứng xử mềm dẻo, phù hợp giữa các bên, cách xử lí khéo léo, linh hoạt, tiếng nói của Việt Nam ngày càng có trọng lượng trong các vấn đề liên quan đến hợp tác chính trị - an ninh giữa ASEAN với các nước này. Có thể nói, sau 10 năm gia nhập ASEAN, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được coi trọng. Các nước thành viên coi Việt Nam như một thành viên đáng tin cậy và có trách nhiệm cao. Đặt chính sách với ASEAN trong tổng thể chính sách đối ngoại chung và chính sách khu vực, Vỉệt Nam đã khéo léo dùng vị thế và vai trò của mình để tạo thế, cải thiện và thúc đẩy quan hệ với các nước lớn và các khu vực khác trên thế giới. Trong những năm tiếp theo, ta vẫn cần phải tiếp tục nắm giữ vai trò chủ động, linh hoạt để đảm bảo vị thế và lợi ích này trong khuôn khổ hợp tác. TỔNG KẾT Việc gia nhập ASEAN là một trong những quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế chiến lược của Việt Nam. Mười năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn đề ra được những chính sách đúng đắn, phù hợp, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh, gia tăng về cả số lượng lẫn chất lượng. Giữ vững được môi trường chính trị - an ninh hòa bình, ổn định, hội nhập để phát triển đất nước, nâng cao vai trò, vị thế của khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng là những quyết sách được triển khai rất tốt. Nhờ vậy, ta có được môi trường chính trị, an ninh, kinh tế rất thuận lợi cho để xây dựng và phát triển đất nước cũng như giao lưu, thông thương hàng hóa, dịch vụ và con người. Ta cũng tranh thủ được những lợi ích thiết thực từ các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại và chuyên ngành của ASEAN, có điều kiện xây dựng, phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với các nước trong khu vực, mở rộng hợp tác, tiếp cận công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, học tập, chia sẻ kinh nghiệm phát triển và quản lý với các nền kinh tế trẻ đầy năng động trong khu vực như Singapore, Malaysia Trong tương lai sẽ vẫn còn những yếu tố gây bất ổn vẫn tiềm ẩn, hoặc đã bùng nổ như khủng hoảng kinh tế, bệnh dịch, mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo còn tồn tại, chủ nghĩa khủng bố, sự nóng lên toàn cầu Do vậy, Việt Nam cần có chính sách để tham gia ASEAN chủ động hơn, tích cực hơn, trách nhiệm hơn song cũng linh hoạt và tỉnh táo trước các diễn biến phức tạp của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, với sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước trong việc đề ra những chính sách sáng suốt, phù hợp, chúng ta có quyền tin tưởng và hi vọng hướng đến Tầm nhìn 2020, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu quốc gia là thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, bước đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, trở thành nước công nông nghiệp, biến Đông Nam Á thành khu vực Hòa bình, Tự do, Trung lập, Thịnh vượng, ứng phó tốt với mọi thay đổi của tương lai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam II (1975-2006), Học viện QHQT TS. Vũ Dương Huân (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp Đổi Mới (1975-2002), Học viện QHQT Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại Việt Nam (2008) Luận Thùy Dương, Vai trò của Việt Nam trong Hợp tác chính trị - an ninh ASEAN 10 năm qua (1995-2005) PGS. TS. Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ EU - ASEAN và vai trò của Việt Nam TS. Vũ Minh Khương, Đổi mới tư duy, Đại học Harvard Văn kiện Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001), Đại hội X (4/2006) Nghị quyết 07/BCT ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị Nghị quyết TW 8 khóa IX (8/2003) Một số nguồn tham khảo tài liệu trên Internet: Bản Đánh Giá: Thành viên: Phạm Ngọc Anh Phạm Vân Anh Phạm Thị Thùy Dương Trương Thị Quỳnh Mai Về vấn đề chuẩn bị tài liệu: Mỗi thành viên trong nhóm đã cố gắng thu thập nhiều nguồn tài liệu trên thư viện và Internet. Nhưng lúc đầu do chưa xác định được hướng đi nên tài liệu còn tản mạn từ nhiều nguồn, rất khó tổng hợp cũng như xây dựng đề tài và dàn bài. Bài tập của các môn học khác cũng khá nhiều nên nhóm cũng lơ là một thời gian ngắn. Tuy nhiên, suy này, khi hoàn thành khung bài, mọi người lấy lại tinh thần, cố gắng hoàn tất để kịp hạn nộp. Về các thành viên: Trong thời gian làm bài, nhóm trưởng Phạm Quang Thái phải bảo lưu nên mỗi thành viên phải cố gắng làm việc hơn và có tinh thần trách nhiệm hơn. Khi đã xây dựng được dàn bài, cả nhóm cùng thống nhất phân chia các phần trong bài. Mỗi thành viên đều có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành đúng thời hạn đề kịp chỉnh sửa cũng như in ấn bài. Cả nhóm tự đánh giá mình đã cố gắng hết khả năng có thể cho bài tiểu luận này. Vì vậy, cả nhóm cùng nhất trí các thành viên điểm sẽ bằng nhau. Nếu xét về nỗ lực mỗi bạn trong nhóm đều được 9 điểm.
File đính kèm:
- tieu_luan_chinh_sach_doi_ngoai_viet_nam_asean_nhin_lai_10_na.doc