Tiểu luận Chủ nghĩa tư bản độc quyền và biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay - Tống Thế Sơn

pdf 23 trang yenvu 30/06/2024 481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chủ nghĩa tư bản độc quyền và biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay - Tống Thế Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Chủ nghĩa tư bản độc quyền và biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay - Tống Thế Sơn

Tiểu luận Chủ nghĩa tư bản độc quyền và biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay - Tống Thế Sơn
 Kinh tế chính trị Mác - thảo luận
Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại)
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI THẢO LUẬN NHÓM BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
NHÓM 1
NĂM HỌC: 2021 – 2022
GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH: TỐNG THẾ SƠN
1
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
MỤC LỤC
Trang 
Contents
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN........................4
1.1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền....................................................................................................4
1.1.1. Nguyên nhân hình thành độc quyền..................................................................................4
1.1.2. Bản chất của độc quyền....................................................................................................5
1.1.3. Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền................................................7
1.2. Những điểm mới của tư bản độc quyền.................................................................................11
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.........................14
2.1. Thực trạng..............................................................................................................................14
2.2. Nhận xét, đánh giá.................................................................................................................14
2.2.1. Ưu điểm...........................................................................................................................14
2.2.2. Hạn chế...........................................................................................................................14
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP..............................................................................................................14
KẾT LUẬN......................................................................................................................................16
LỜI NÓI ĐẦU
2
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên 
tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức 
được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII. Sau cách mạng 
Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm 
ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý 
tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu 
và thế giới. 
Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên thành chủ nghĩa tư 
bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thực chất đây là những nấc thang 
mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về lực lượng sản xuất và 
quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động.Toàn bộ quá trình chuyển đổi này đã 
được Mác - Ăngghen dự đoán và được Lênin phân tích đầy đủ trong học thuyết của mình. 
Quá trình này, tuy có nhiều nguyên nhân tác động và nhiều hình thức biểu hiện đa dạng, 
nhưng đều tuân theo những quy luật phát triển cơ bản của thế giới.
 Để hiểu rõ hơn về chủ nghĩa tư bản độc quyền, bài thảo luận với đề tài “ Chủ nghĩa tư 
bản độc quyền và biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay” sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Mặc 
dù bài thảo luân đã hoàn thành, nhưng do tầm nhìn còn hạn hẹp nên không tránh khỏi thiếu
sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài thảo luận được hoàn chỉnh 
hơn.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN 
3
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
1.1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
1.1.1. Nguyên nhân hình thành độc quyền.
Theo C. Mác: “ Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này khi
phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”. Độc quyền ở đây là sự liên
minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại
hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Sự độc
quyền chính là cơ sở của chủ nghĩa tự bản độc quyền.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền như sau:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, làm xuất
hiện những ngành sản xuất mới. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa
học mới xuất hiện như: lò luyện kim, máy phát điện, động cơ điêzen, vừa đòi hỏi các
doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất kinh doanh, mở rộng
quy mô vừa thúc đẩy năng suất lao động, tăng khả năng tích tụ và tập trung sản xuất.
Hai là, sự phát triển của khoa học kỹ thuật thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội
hình thành các ngành sản xuất mới với những ứng dụng công nghệ mới, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có quy mô lớn, đồng thời thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích
tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy sản xuất quy mô lớn.
Ba là, trong điều kiện phát triển của khoa học kĩ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế
thị trường ngày càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung
sản xuất quy mô lớn.
Bốn là, cạnh tranh gay gắt làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, các doanh nghiệp
lớn suy yếu, để tiếp tục phát triển buộc họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên
kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng lớn hơn.
Năm là, các cuộc khủng hoảng kinh tế làm phá sản hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ, các
doanh nghiệp lớn tồn tại, nhưng để phát triển họ phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Sáu là, sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bảy mạnh mẽ để thúc đẩy tập
trung sản xuất, nhất là sự hình thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra
đời của các tổ chức độc quyền.
4
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Các tổ chức độc quyền luôn muốn thu lại lợi nhuận lớn nhất cho mình nên họ đã tự đặt ra
giá cả độc quyền áp dụng cả trong vấn đề mua vào và bán ra. Lợi dụng sự độc quyền của
bản thân để ép giá người bán thu mua với giá thấp và tăng giá khi bán tạo ra mức lợi nhuận
khổng lồ.
1.1.2. Bản chất của độc quyền
1.1.2.1. Giá cả độc quyền và lợi nhuận độc quyền
Độc quyền là liên minh giữa các xí nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và
tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc
quyền cao.
Giá cả độc quyền: là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua, bán hàng hóa, nó
bao gồm chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền.
 Giá cả độc quyền = k + Pđq 
Lợi nhuận độc quyền: là lợi nhuận cao hơn lợi nhuận bình quân, do sự thống trị của các tổ
chức độc quyền đem lại 
1.1.2.2. Quan hệ cạnh tranh và độc quyền
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do và thống trị nền kinh tế, nhưng độc quyền không thủ
tiêu cạnh tranh. Ngược lại độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn.
1.1.2.3. Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế
5
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Tác động của độc quyền, dù ở trình độ độc quyền tư nhân hay độc quyền nhà nước, thể
hiện ở cả mặt tích cực và tiêu cực. 
- Tác động tích cực:
Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt
động khoa học - kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. Độc quyền là kết quả của quá trình
tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao. Do đó, các tổ chức độc quyền có khả năng tập
trung được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển
khai các hoạt động khoa học - kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, đây chỉ là
khả năng, còn khả năng có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị
trường.
Thứ hai, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của
bản thân tổ chức độc quyền. Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh
nghiệp lớn, độc quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ
thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến,
làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, do đó nâng cao được năng lực cạnh
tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
theo hướng sản xuất lớn hiện đại. Với ưu thế tập trung được sức mạnh kinh tế to lớn vào
trong tay mình, nhất là sức mạnh về tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào
các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn, do đó thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển
theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại. V.I.Lênin viết: “...nhưng trước mắt
chúng ta cạnh tranh tự do biến thành độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản
xuất nhỏ, thay thế nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa” . 
- Tác động tiêu cực:
Một là, độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người
tiêu dùng và xã hội. Với sự thống trị của độc quyền và vì mục đích lợi nhuận độc quyền
cao, mặc dù như đã phân tích ở trên, độc quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể giảm chi phí sản
xuất và do đó giảm giá cả hàng hóa, nhưng độc quyền không giảm giá, mà họ luôn áp đặt
giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp, thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối
lượng hàng hóa... tạo ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng
và xã hội.
6
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Hai là, độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế
- xã hội. Độc quyền tập trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu, phát
minh các sáng chế khoa học - kỹ thuật. Nhưng vì lợi ích độc quyền, hoạt động nghiên cứu,
phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng không có nguy cơ
bị lung lay. Do vậy, mặc dù có khả năng tạo ra nguồn lực tài chính trong nghiên cứu, phát
minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật, nhưng các tổ chức độc quyền không tích cực thực
hiện các công việc đó. Điều này chứng tỏ, độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến
bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư
nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu
nghèo. Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền cao, độc
quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp
với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà
nước hình thành độc quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của
quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao
động. 
1.1.3. Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền
V.I.Lênin đã khái quát những đặc điểm của độc quyền tư bản sau khi tổng kết vai trò của
độc quyền trong nền kinh tế tư bản của giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX như
dưới đây
1.1.3.1. Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn.
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Tổ chức độc
quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn
(thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng
quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó. Những liên minh độc quyền,
thoạt đầu hình thành theo sự liên kết ngang, tức là sự liên kết những doanh nghiệp trong
cùng ngành, nhưng về sau theo mối liên kết dây chuyền, các tổ chức độc quyền phát triển
theo liên kết dọc, mở rộng nhiều ngành khác nhau dưới những hình thức: cartel, syndicate,
trust, consortium.
Cartel là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành
viên để thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh
toán, tuy nhiên thì các xí nghiệp vẫn độc lập về sản xuất và lưu thông hàng hoá.
7
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn và ổn định hơn Cartel trong đó sản xuất
vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên nhưng việc mua và bán hàng hoá là do ban
quản trị chung đảm nhiệm nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Cartel và Syndicate dễ bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi và đó là lúc hình thức
độc quyền Trust ra đời. Trust thống nhất cả việc sản xuất và tiêu thụ vào tay một ban quản
trị chung, còn các thành viên trở thành các cổ đông và chia lợi nhuận theo phần trăm cổ
phần.
Consortium là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức
độc quyền trên. Tham gia consortium không chỉ có các xí nghiệp tư bản lớn mà còn có cả
các Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế,
kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một Consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp liên
kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù.
Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc quyền
có khả năng định ra giá cả độc quyền. Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất
đối với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp dưới giá cả sản xuất đối với
những hàng hóa mà họ mua, trước hết là nguyên liệu. Qua đó họ thu được lợi nhuận độc
quyền. Tuy nhiên, giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và
quy luật giá trị thặng dư. Vì xét toàn bộ xã hội thì tổng giá cả vẫn bằng tổng số giá trị và
tổng lợi nhuận vẫn bằng tổng giá trị thặng dư trong các nước tư bản chủ nghĩa. Những thứ
mà các tổ chức độc quyền kếch xù thu được cũng là những thứ mà các tầng lớp tư sản vừa
và nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa và nhân dân ở các nước thuộc địa
và phụ thuộc mất đi.
1.1.3.2. Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt
chi phối.
Tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền
trong ngân hàng. Quy luật tích tụ trong ngân hàng cũng giống như trong doanh nghiệp do
đó trong quá trình cạnh tranh thì các ngân hàng vừa và nhỏ cũng sẽ bị phá sản hoặc bị thu
mua và từ đó cũng hình thành nên tổ chức độc quyền ngân hàng. Từ chỗ làm trung gian
trong việc thanh toán và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội,
ngân hàng đã trở thành người có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế – xã
hội.
Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và nhận gửi
những số tiền lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp trong một thời gian dài, nên lợi
8
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
ích của chúng xoắn xuýt với nhau, hai bên đều quan tâm đến hoạt động của nhau, tìm cách
thâm nhập vào nhau. Từ đó hình thành một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính. Lênin
viết: “ tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít
ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công
nghiệp”.
Các tài phiệt hay các trùm tư bản tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua “chế
độ tham dự”. Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tư bản tài chính hoặc một tập đoàn
tài chính, nhờ nắm được số cổ phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc hay “công ty
mẹ”, rồi qua công ty mẹ chi phối các công ty phụ thuộc hay các “công ty con”, các công ty
này lại chi phối các “công ty cháu” v.v.. Bởi vậy, với một số tư bản nhất định, một trùm tư
bản tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất rất lớn. Ngoài ra chúng còn sử
dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu
cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu lợi nhuận độc quyền cao. Về mặt
chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc
biệt là chi phối các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, biến nhà nước tư sản thành
công cụ phục vụ lợi ích cho chúng, do chúng thống trị được về kinh tế.
1.1.3.3. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến.
Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng
dư, còn xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài)
nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.
Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích
luỹ được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng “thừa tư bản”. Tình trạng thừa
này không phải là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư
có lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo
hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở những nước kém phát triển
về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và nhân công giá rẻ nhưng lại
thiếu vốn và kỹ thuật.
Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bản ra nước
ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền.
Xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư bản trực tiếp
và xuất khẩu tư bản gián tiếp. Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để
trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức.
9
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là
công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thế giới. Tuy
nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan có những tác động tích cực đến nền kinh tế các
nước nhập khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyển kinh tế tự cung tự cấp thành kinh tế hàng
hóa, thúc đẩy sự chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông –
công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.
1.1.3.4. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc
quyền.
Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân
chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường
thế giới giữa các tổ chức độc quyền. Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn
nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên gay gắt. Lênin nhận
xét: “Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự
tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời".
Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế
hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa
hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và
những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập
đoàn xuyên quốc gia
1.1.3.5. Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh
hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền.
Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, tư bản độc quyền
không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền không thôi mà là “siêu lợi nhuận độc quyền” do
có những điều kiện thuận lợi mà tại chính quốc không có được như nguồn nguyên liệu dồi
rào giá rẻ hoặc lấy không, giá nhân công rẻ mạtDo đó luôn diễn ra sự cạnh tranh khốc
liệt giữa các tổ chức độc quyền thuộc các quốc gia khác nhau. Điều này đòi hỏi có sự can
thiệp của nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức độc quyền của nước mình giành giật thị
trường và môi trường đầu tư nhằm thu được siêu lợi nhuận độc quyền ở ngoại quốc. Sự can
thiệp đó của nhà nước đã biến nó thành một nước đế quốc chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa
đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền
với đường lối xâm lăng của nhà nước.
10
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong đường
lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường
quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.
Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm chiếm các nước
khác và lập nên hệ thống thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các
đối thủ cạnh tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đối
với tư bản tài chính, không phải chỉ những nguồn nguyên liệu đã được tìm ra mới có ý
nghĩa, mà cả những nguồn nguyên liệu có thể tìm được cũng rất quan trọng, do đó tư bản
tài chính có khuynh hướng mở rộng lãnh thổ kinh tế và thậm chí cả lãnh thổ nói chung.
Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nhu cầu nguyên liệu càng lớn, sự cạnh tranh càng
gay gắt thì cuộc đấu tranh để giành giật thuộc địa giữa chúng càng quyết liệt.
1.2. Những điểm mới của tư bản độc quyền
a) Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện những công ty độc quyền
xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các concern và conglomerat
ngày càng được tăng cường. Nhưng do tác động của các đạo luật chống độc quyền hay luật
chống hạn chế cạnh tranh đã làm xuất hiện phổ biến các hình thức tổ chức độc quyền lớn
hơn, cao hơn: hình thức oligopoly (độc quyền của một vài công ty) hay polypoly (độc
quyền của một số khá nhiều công ty trong mỗi ngành). Cách mạng khoa học và công nghệ
dường như biểu lộ thành hai xu hướng đối lập nhau nhưng thực ra là thống nhất với nhau:
xu hướng tập trung và xu hướng phi tập trung hóa.
Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ cho phép tiêu
chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hình thành hệ thống gia
công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện, cơ khí, dệt, may mặc, đồ
trang sức, xây dựng nhà ở. Nhìn bề ngoài, dường như đó là hiện tượng "phi tập trung hóa",
nhưng thực chất đó chỉ là một biểu hiện mới của sự tập trung sản xuất, trong đó các hãng
vừa và nhỏ lệ thuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn về công nghệ, vốn, thị
trường, v.v.
Thứ hai, những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường.
11
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất, linh hoạt ứng phó
với tình hình biến động của thị trường, mạnh dạn trong việc đầu tư vào những ngành mới
đòi hỏi sự mạo hiểm, kể cả những ngành lúc đầu ít lợi nhuận và những ngành sản phẩm
đáp ứng nhu cầu cá biệt. Các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng đổi mới trang bị kỹ thuật mà
không cần nhiều chi phí bổ sung.
b) Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính
Thích ứng với sự biển đối mới, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính
đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau giữa
tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngày nay, phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều
ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp đa dạng
kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng.
Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn. Vai trò kinh tế và
chính trị của tư bản tài chính ngày càng lớn, không chỉ trong khuôn khổ quốc gia mà còn
ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước khác trên thế giới. Trùm tài chính không chỉ tăng cường
địa vị thống trị về kinh tế mà còn tăng cường sự khống chế và lợi dụng chính quyền nhà
nước. Trong chính phủ, họ có nhiều người đại diện hơn, hơn nữa việc tự mình đảm nhiệm
các chức vụ quan trọng trong chính phủ ngày càng phổ biến.
Để bành trướng ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, các tập
đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, tạo điều
kiện cho các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào các nước khác, đặc biệt là Ngân hàng
Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế
đã dẫn đến sự ra đời các trung tâm tài chính của thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hồng
Kong, Singapore...
c) Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh, nhưng quy mô,
chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới.
Sau chiến tranh, việc xuất nhập khẩu tư bản của các nước tư bản phát triển có sự tăng
trưởng rất nhanh. Nguyên nhân của quy mô xuất nhập khẩu tư bản ngày càng lớn, một mặt
là do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển của việc phân
công quốc tế, việc quốc tế hóa sản xuất và việc tăng nhanh tư bản "dư thừa" trong các
nước; mặt khác là do sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ sau chiến tranh.
Chiều hướng xuất khẩu tư bản cũng có những thay đổi rõ rệt. Trước kia, luồng tư bản xuất
khẩu chủ yếu từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển sang các nước kém phát triển
(khoáng 70%). Nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt sau những năm 70 của
12
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
thế kỷ XX, 3/4 tư bản xuất khẩu được đầu tư vào các nước phát triển, mở đầu bằng việc tư
bản quay trở lại Tây Âu.
Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, đại bộ phận dòng tư bản lại chảy qua chảy lại giữa
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau. Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển hướng
đầu tư nói trên là do:
- Về phía các nước đang phát triện, phần lớn những nước này ở trong tình hình chính trị
thiếu ổn định; thiếu môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi; thiếu đội ngũ chuyên gia, cán
bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; trình độ dân trí thấp và tích lũy từ nội bộ nền
kinh tế quốc dân ít, không đủ mức cần thiết để tiểp nhận đầu tư nước ngoài.
- Về phía các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm
xuất hiện nhiều ngành sản xuất và dịch vụ mới, nhất là những ngành có hàm lượng khoa
học – kỹ thuật cao, đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu khoa học – kỹ thuật và
sản xuất. Có một sự di chuyển vốn trong nội bộ các công ty độc quyền xuyên quốc gia. Các
công ty này đặt chi nhánh ở nhiều nước, nhưng phần lớn chi nhánh của chúng đặt ở các
nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Để vượt qua những hàng rào bảo hộ mậu dịch và khắc
phục những trở ngại do việc hình thành các khối liên kết như EU. NAFTA, v.v.. các công ty
xuyên quốc gia đã đưa tư bản vào trong các khối đó để phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, một loạt công ty ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan... đã vượt qua cả lệnh cấm vận
của Mỹ để đầu tư vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn họ đầu tư thăm dò và khai thác
dầu khí ở Việt Nam - đó là bằng chứng rõ rệt chứng minh cho xu hướng trên. Sở dĩ như vậy
là vì tình trạng thiếu dầu khí và những kim loại quý hiếm vẫn đang là "gót chân Asin" của
nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, trong khi đó các nước đang phát triển
giàu tài nguyên lại thiếu vốn và kỹ thuật để khai thác, và nguồn lợi cao từ lĩnh vực này đối
với cả hai phía.
d) Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc tế hóa,
toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế.
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia tăng lên càng
thúc đẩy xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa
chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
quốc tế.
Cùng với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế lại diễn ra hiện tượng khu
vực hóa, hình thành ngày càng nhiều liên minh kinh tế khu vực như: Liên minh châu Âu
13
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
(EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC)... Ngày càng có nhiều nước tham gia vào các liên minh Mậu dịch tự
do (FTA) hoặc các Liên minh Thuế quan (CU). FTA là khu vực trong đó các nước thành
viên cam kết xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa của nhau, CU là liên minh trong
đó các nước thành viên có mức thuế chung đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ngoài
khối. Theo thếng kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), 109 khối liên kết khu vực
đã ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1948 đến cuối năm 1994, gần 1/3 trong số này
xuất hiện vào những năm 1990 - 1994. Các liên minh kinh tế khu vực hấp dẫn nhiều chính
phủ vì chúng có nhiều ưu thế hơn so với tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu.
e) Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh
và thống trị mới.
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu,
nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành
nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "Chiến lược biên giới mềm", ra sức bành
trướng "biên giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát
triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường quốc
Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng lại được thay thế
bằng những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắc
tộc, tôn giáo mà đứng trong hoặc núp sau các cuộc đụng độ đó là các cường quốc đế quốc.
Tóm lại, dù có những biểu hiện mới, chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn là chủ nghĩa tư bản
độc quyền. Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát triển của năm đặc điểm cơ bản của chủ
nghĩa tư bản độc quyền mà V.I.Lênin đã chỉ ra từ những năm đầu thế kỷ XX.
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng
a) Tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ
gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. 
Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư,
nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm
cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. 
14
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhờ
tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công
nghệ hiện đại.
Ví dụ như: Nhằm mở rộng quy mô, tháng 4/2012, CEO Facebook Mark Zuckerberg làm
một việc không ai nghĩ đến. Ngay trước thời điểm công ty của anh tiến hành IPO,
Zuckerberg đã thực hiện một vụ thâu tóm đầy bất ngờ: Mua lại một ứng dụng chia sẻ ảnh
mới ra đời được 2 năm là Instagram với giá 1 tỷ USD. Instagram lúc đó chỉ có 13 nhân
viên, không doanh thu. Nó khiến cho các nhà đầu tư vào Facebook cũng không ngờ tới.
Tiếp đến, tháng 2/2014 CEO Facebook Mark Zuckerberg lại làm thế giới sửng sốt khi thực
hiện một trong những thương vụ lớn nhất của làng công nghệ là mua lại ứng dụng nhắn tin
miễn phí WhatsApp. Thương vụ mua WhatsApp được thanh toán bằng 12 tỷ USD cổ phiếu
Facebook, 4 tỷ USD tiền mặt và thêm 3 tỷ USD cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng dành cho
các sáng lập viên WhatsApp cũng như nhân viên trong vòng 4 năm tới.
b) Tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối
toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn bộ xã hội tư bản gọi là các đầu sỏ tài chính.
Các đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất
của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ
phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là
“công ty mẹ”); công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác,
gọi là “công ty con”; “công ty con” đến lượt nó lại chi phối các “công ty cháu” cũng bằng
cách như thế Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc
xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể
khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.
Ngoài “Chế độ tham dự”, các đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như: lập công
ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu
cơ ruộng đất để thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Nửa đầu những năm 90 của thế kỷ 20, hoạt động mua bán và sáp nhập (Mergers and
Acquisitions - M&A) đã diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ. Làn sóng M&A đã góp phần gia tăng
đáng kể quy mô của các ngân hàng. Những công ty lớn sẽ mua lại các công ty nhỏ và yếu
hơn, nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí. Các công
ty sau khi M&A sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. 
15
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Tại Mỹ, Bank of America mua lại Merrill Lynch - công ty nổi tiếng với 99 năm tuổi, với
giá 50 tỷ USD và gần đây phải kể đến thương vụ mua lại của Wells Fargo với ngân hàng
Wachovia với giá trị 15,1 tỷ USD. Tiếp theo phải kể đến thương vụ sáp nhập thành công
trong Ngành Ngân hàng Nhật Bản khi Mitsubishi UFJ Financial Group là kết quả của sự
sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial Group. Đại ngân
hàng này đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào 1/10/2005. Một thương vụ
sáp nhập lớn nhất chưa từng thấy trong lịch sử Ngành Ngân hàng Châu Âu là vụ ABN
Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh đã sáp nhập với nhau với trị giá thương vụ lên
tới hơn 91 tỷ USD. Khu vực Châu Á cũng nằm trong xu thế đó với tổng giá trị các thương
vụ M&A ở Châu Á (trừ Nhật Bản) trong năm 2014 đạt 802,2 tỷ USD, tăng 48% so với năm
2013 (theo Tổ chức Tài chính Goldman Sach). Năm 2015, đánh dấu một bước tiến mạnh
mẽ trong hoạt động M&A với hàng loạt vụ sáp nhập đang và sẽ diễn ra, đặc biệt có sự tham
gia của các ngân hàng hàng đầu trong Ngành Ngân hàng. Tiêu biểu như NHNN đã chấp
thuận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào
BIDV; Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào Maritime Bank hay sắp
tới là thương vụ sáp nhập của Southern Bank vào SacombankMột thương vụ sáp nhập
thu hút sự quan tâm của dư luận là việc PG Bank về với VietinBank. Sau sáp nhập, tổng tài
sản của VietinBank sẽ tăng thêm trên 25.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng thêm 3.000 tỷ đồng
lên trên 40.000 tỷ đồng. Chi nhánh của VietinBank được mở rộng, trong bối cảnh việc mở
mới này bị NHNN siết chặt, VietinBank có thể khai thác mạng lưới của Petrolimex cùng
các dịch vụ tài chính đi kèm (hơn 6.200 cây xăng, trong đó 2.200 cây xăng của
Petrolimex), đẩy mạnh dịch vụ tài chính cho nhóm khách hàng của Petrolimex.
c) Xuất khẩu tư bản
Hoạt động dưới hình thức chuyển giao công nghệ là biện pháp chủ yếu mà các nước xuất
khẩu tư bản thường sử dụng để khống chế nền kinh tế của các nước nhập khẩu tư bản. Xuất
khẩu tư bản về thực chất là hình thức mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm
vi quốc tế, là sự bành trường thế lực của tư bản tài chính nhằm bóc lột nhân dân lao động
thế giới, làm cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột giá trị thặng dư, cơ cấu kinh tế què
quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế nước tư bản chủ nghĩa. Từ đó làm cho mâu thuẫn kinh tế –
xã hội gia tăng.
Ngày nay, xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt:
 Một mặt, nó làm cho các quan hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa
bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động và quốc tế hoá
đời sống kinh tế của nhiều nước; là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ
16
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
bên ngoài vào làm cho quá trình công nghiệp hoá và tái công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
các nước nhập khẩu tư bản phát triển nhanh chóng . 
 Song mặt khác, xuất khẩu tư bản vẫn để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản, nhất là với
các nước đang phát triển những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và
lệ thuộc, nợ nần chồng chất do bị bóc lột quá nặng nề. Song điều này tuỳ thuộc một phần
rất lớn vào vai trò quản lý của nhà nước ở các nước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích
cực của xuất khẩu tư bản , nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hoá ở nứơc mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt
, nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có
hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện nay đã và đang diễn ra hiện tượng chuyển giao công nghệ ở công ty
VinFast. Việc thiết kế và lắp đặt toàn bộ 5 xưởng:Dập; hàn thân xe; sơn; động cơ và lắp ráp
được VinFast trao cho các công ty hàng đầu của ngành công nghiệp thiết kế và chế tạo các
dây chuyền sản xuất – máy móc thiết bị ô tô từ châu Âu, chủ yếu là từ CHLB Đức để.
Xưởng hàn thân xe ô tô VinFast được thiết kế và cung ứng dây chuyền bởi các đối tác hàng
đầu như FFT, EBZ, HIROTEC, được trang bị khoảng 1200 rô-bốt do ABB sản xuất. Vì
vậy, VinFast bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn trên thế giới, không thể
tự sản xuất. Việc hợp tác này đôi bên đều có lợi.
d) Sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền
Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân 
chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường 
thế giới giữa các tổ chức độc quyền. Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn 
nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên gay gắt.
Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế 
hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướng thoả 
hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và 
những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập 
đoàn xuyên quốc gia
Trong năm 2020, chúng ta chứng kiến sự hình thành FTA có quy mô lớn nhất thế giới -
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), nhiều FTA và thỏa thuận kinh tế song
phương quy mô lớn như FTA Nhật Bản-Anh, Australia- Indonesia, EU-Việt Nam, Trung
Quốc-Campuchia, Thỏa thuận kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ, Hiệp định
thương mại và hợp tác EU-Anh Đáng chú ý, theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển
17
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
châu Á (ADB), dù năm 2020 hết sức khó khăn, số lượng các FTA được ký và thực thi đạt
mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Chúng ta đã tích cực vận động, phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) hoàn thành phê
chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, đưa Hiệp định vào thực thi từ 01/8/2020.
Kết quả thực thi FTA Việt Nam-EU trong gần 5 tháng qua đã bước đầu cho thấy lợi ích
quan trọng, góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta tiếp tục tăng trong năm nay,
đạt mức hơn 540 tỷ USD, trong đó xuất siêu hơn 19 tỷ USD.
e) Sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự chi phối của các tập đoàn độc quyền
Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong đường
lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường
quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.
Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, tư bản độc quyền
không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền không thôi mà là "siêu lợi nhuận độc quyền" do
có những điều kiện thuận lợi mà tại chính quốc không có được như nguồn nguyên liệu dồi
dào giá rẻ hoặc lấy không, giá nhân công rẻ mạt.
Do đó luôn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền thuộc các quốc gia
khác nhau. Điều này đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức độc
quyền của nước mình giành giật thị trường và môi trường đầu tư nhằm thu được siêu lợi
nhuận độc quyền ở ngoại quốc.
Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới.
Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp. Số
dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại.
Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc
đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ nhất 1914 - 1918 và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939 –1945.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại biểu hiện chống độc quyền xảy ra ngày càng mạnh mẽ:
Mỹ cải tổ luật chống độc quyền nhằm kiểm soát công ty công nghệ lớn: Các nghị sĩ
Mỹ đã công bố các biện pháp chống độc quyền triệt để nhằm giảm sự kiểm soát của
các đại gia công nghệ thuộc nhóm 5 Ông lớn (Big Five), trong đó có Apple và
Facebook
18
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
2.2. Nhận xét, đánh giá
Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ chức độc
quyền. Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh
tế, hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưa thật lớn. Tuy nhiên, sau
này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước
chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát
triển mới – chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, hay có
thể hiểu chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành, các
lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế. Sự thay đổi về QHSX TBCN để thích ứng với sự xã hội hóa
ngày càng cao về LLSX được thực hiện qua 5 đặc điểm kinh tế của CNTB độc quyền. Nếu
trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực
sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình quân, còn trong
chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuận độc quyền. Sự ra đời
của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư
bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy
luật giá trị thặng dư.
2.2.1. Ưu điểm
Trong quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với loài
người, thì chủ nghĩa tư bản vẫn có những mặt tích cực đối với sản xuất. Đó là:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển đạt tới mức điển
hình trong lịch sử sản xuất của nhân loại. Sự phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu đã dẫn
đến phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý. Quá trình sản xuất
được liên kết và phụ thuộc lẫn nhau thành hệ thống. Trình độ chuyên môn hoá sản xuất và
hợp tác lao động, mối liên hệ kinh tế giữa các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ. Sản
xuất độc quyền góp phần xây dựng tác phong công nghiệp, thay đổi thói quen của người
sản xuất nhỏ, hoàn thiện hơn một bước nền dân chủ tư sản so với trước.
Là động lực phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội. Dưới sự tác động
của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế khác của cơ chế thị trường, một mặt,
giai cấp tư sản tăng cường bóc lột, làm giàu nhanh chóng; mặt khác, những nhân tố đó có
tác động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học - công nghệ và
tăng năng suất lao động xã hội.
19
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy chuyển kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế
hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triển, chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất tập trung
quy mô lớn, hiện đại, năng suất cao. Dưới tác động của quy luật của nền kinh tế thị trường,
chủ nghĩa tư bản đã kích thích cả tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng
sản phẩm hàng hóa khổng lồ, phong phú. 
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới đã xuất hiện thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao
hiếm thấy. Nguyên nhân của xu thế này là do: yêu cầu nội tại và xu thế tăng nhanh tốc độ
của việc phát triển lực lượng sản xuất gắn với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ; quá
trình vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bao hàm những nhân tố kích thích sự phát
triển kinh tế; tác dụng can thiệp và điều chỉnh cục bộ đối với quan hệ sản xuất của chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; việc mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh mặt tích cực nói trên, chủ nghĩa tư bản cũng đứng trước những giới hạn mà nó
không thể vượt qua.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền gắn với quá trình bóc lột chiếm lợi nhuận cao; bản chất bóc
lột thể hiện rõ dưới nhiều hình thức. Các mâu thuẫn xã hội vốn có trong xã hội tư bản
không những không khắc phục nổi mà càng gay gắt hơn. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản
xuất phát triển cao với chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ngày càng lớn lên về quy mô
và phạm vi. Sự cạnh tranh quyết liệt là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến xung đột và chiến tranh đe
doạ hòa bình và ổn định của nhân dân toàn thế giới.
Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa
tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày
nay đã có sự điều chỉnh nhất định trong những hình thức quan hệ sở hữu, quản lý và phân
phối nhưng vẫn không thể khắc phục được mâu thuẫn khách quan này.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP
Để khắc phục những tư bản độc quyền và phát triển sản xuất xã hội, cần phải tiếp tục phát
huy những ưu điểm của chủ nghĩa tư bản, đồng thời khắc phục những hạn chế mà chủ
nghĩa tư bản còn tồn tại.
Tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội.Trước hết, để
thúc đẩy lực lượng phát triển nhanh chóng, tại Đại hội IX đã coi phát triển nguồn nhân lực
20
lOMoARcPSD|12184112
Bài thảo luận kinh tế chính trị Mác-Lênin – Đề tài 1
Nhóm 1
là chiến lược phát triển lâu dài và vô cùng quan trọng và phải giải quyết 2 vấn đề chính, đó
là giáo dục và phát triển khoa học công nghệ. Đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trước hết
phải định hướng mô hình phát triển kinh tế dựa trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của
thế giới; đồng thời cải cách căn bản chương trình giáo dục, đáp ứng được mục tiêu tạo nền
tảng tri thức để thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, nhà nước
đóng vai trò chủ lực trong việc cũng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học, trung học trong cả nước. Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, hệ thống khoa học
công nghệ của nước ta còn khá bất cập, cần được đổi mới căn bản và toàn diện; vì vậy cần
phải lựa chọn hướng phát triển khoa học công nghệ ưu tiên, đồng thời chú trọng phát triển
và áp dụng công nghệ thích hợp, có khả năng thu hút nhiều lao động. Đồng thời đào tạo
thêm đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thực hành trẻ có năng lực và xây dựng, phát triển, hoàn
thiện quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN.
Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại. Quá trình từ sản xuất nhỏ sang
sản xuất lớn là quá trình chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cung, tự cấp thành
nền kinh tế hàng hóa. Chính sự tác động của quy luật kinh tế thị trường sẽ tạo ra khối
lượng hàng hóa khổng lồ và phong phú.
Xã hội hóa sản xuất biểu hiện ở sự phân công, hợp tác lao động phát triển; mối liên hệ kinh
tế giữa các đơn vị, các ngành chặt chẽ; sản xuất với quy mô hợp lí, sản phẩm làm ra là kết
quả của nhiều người, nhiều ngành, thậm chí là nhiều nước. Chính vì vậy, cần phải tiếp tục
xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Xã hội hóa sản xuất được thể hiện ở 3
mặt, đó là Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - kỹ thuật, Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - tổ
chức, Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - xã hội. Ba mặt trên có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo
nên tính toàn diện của xã hội hóa sản xuất, nên cần phải được tiến hành đồng bộ cả ba mặt
nói trên và có sự phù hợp giữa 3 mặt đó nhằm thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển ngày
càng cao hơn.
Khắc phục những mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Vì xã hội ngày càng phát triển dẫn
tới tình trạng phân hóa giàu nghèo càng sâu sắc, đồng thời bất công xã hội tăng lên bởi bản
chất bóc lột giá trị thặng dư còn tồn tại và được biểu hiện một cách tinh vi hơn. Vậy nên đã
có những điều chỉnh về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã huy
động hàng triệu nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong tầng lớp nhân dân tập trung thành nguồn
lực to lớn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh; điều này đã phần nào xóa đi ranh giới giữa tư
bản và lao động.
Khắc phục mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Trước hết, chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa xã hội cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Sự hợp tác này của chủ
nghĩ tư bản và chủ nghĩa xã hội khá toàn diện, tuy nhiên không thể quên rằng giữa 2 chiều
21
lOMoARcPSD|12184112
Bài

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_chu_nghia_tu_ban_doc_quyen_va_bieu_hien_moi_trong.pdf