Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công

pdf 32 trang yenvu 02/07/2024 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công

Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Kinh-tế-chính-trị-Mác-Lênin thảo-luận
Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại)
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------
BÀI THẢO LUẬN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học
tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động
một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công.
GIẢNG VIÊN: HOÀNG VĂN MẠNH
NHÓM: 4
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2151RLCP1211
1
Hà Nội, tháng 10 năm 2021
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................2
A. LÝ THUYẾT..................................................................................................................3
I. Sức lao động là một loại hàng hóa...............................................................................3
1. Khái niệm hàng hóa...................................................................................................3
2. Khái niệm sức lao động..............................................................................................3
3. Điều kiện để sức lao động trở thành một hàng hóa.................................................3
II. Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt...............................................4
1. Thuộc tính giá trị của hàng hóa sức lao động..........................................................4
2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động..............................................................5
KẾT LUẬN PHẦN LÝ THUYẾT...................................................................................5
B. LIÊN HỆ THỰC TẾ......................................................................................................8
I. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay...................................................8
1. Thị trường lao động Việt Nam..................................................................................8
2. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2019-2021.............................9
2.1. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam năm 2019.........................................9
2.2. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam năm 2020.......................................10
2.3. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam 2021 ( 9 tháng đầu năm 2021)......11
2.3.1 Lực lượng lao động trong 9 tháng đầu năm 2021.........................................11
2.3.2. Lao động có việc làm trong 9 tháng đầu năm 2021........................................12
2.3.3. Lao động thiếu việc làm trong 9 tháng đầu năm 2021....................................12
2.3.4. Thu nhập của người lao động trong 9 tháng đầu năm 2021...........................13
2.3.5. Thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong 9 tháng đầu năm 2021..............13
2.3.6. Lao động tự sản tự tiêu trong 9 tháng đầu năm 2021.................................14
2.4. Nhận xét đánh giá và đề xuất.............................................................................14
II. Liên hệ đến việc học tập của bản thân.....................................................................16
Bài của bạn Hoàng Thị Phương Oanh........................................................................16
Bài của bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung........................................................................19
Bài của bạn Thiều Thị Nhung.....................................................................................22
Bài của bạn Nguyễn Thị Nguyệt.................................................................................24
Bài của bạn Tường Hồng Nhung................................................................................27
KẾT LUẬN........................................................................................................................30
1
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta dần dần chuyển nền kinh tế từ kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều thị trường của nước ta đã từng bước được
hình thành và phát triển, song trình độ phát triển còn thấp so với các nước và sự phát triển
của nó còn thiếu đồng bộ. Một trong những thị trường được hình thành đó là thị trường
sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động). Cho đến nay vẫn còn chưa có nhận thức
rõ và thống nhất về thị trường sức lao động. Trước đổi mới, chúng ta hầu như không thừa
nhận thị trường sức lao động. Trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là tất yếu. Bộ
Luật Lao động đã được ban hành ngày 23/6/1994 và tiếp đó là một loạt các nghị định của
Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động đã có những tác động tích cực đến việc
hình thành khuôn khổ pháp lý cho thị trường này. Sức lao động được coi là một hàng hoá
đặc biệt, tiền lương được coi là mức giá của sức lao động và được quyết định bởi sự thoả
thuận giữa hai bên. Cả người lao động và người sử dụng lao động đều có những quyền cơ
bản đảm bảo cho việc tham gia thị trường lao động. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, nhóm
chúng em chọn nghiên cứu đề tài: “Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ
đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường
lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công.”
2
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
A. LÝ THUYẾT
I. Sức lao động là một loại hàng hóa
1. Khái niệm hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
2. Khái niệm sức lao động
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và năng lực
tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra
vận động mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
3. Điều kiện để sức lao động trở thành một hàng hóa
Không phải tự nhiên mà sức lao động được gọi là một loại hàng hóa đặc biệt. Để trở
thành hàng hoá, sức lao động bắt buộc phải đạt điều kiện cụ thể sau:
 Thứ nhất, người lao động phải tự do về thân thể. Tự do ở đây có nghĩa là không
phải phụ thuộc vào bất kỳ ai, người lao động có thể chi phối, sử dụng sức lao động của
mình. Người lao động sẽ trao đổi, bán sức lao động của mình như một loại hàng hoá
thông thường.
 Thứ hai, người có sức lao động phải không có tư liêụ sản xuất. Họ trở thành người
“vô sản”. Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để sống.
 Hai điều kiện trên buộc phải tồn tại đồng thời sức lao động mới trở thành hàng
hoá. Nếu không có một trong hai điều kiện bắt buộc kia, sức lao động chỉ là sức lao động
mà thôi. Tuy nhiên hàng hóa sức lao động bước đến sự phát triển vượt bậc khi chủ nghĩa
tư bản đang ở thời kỳ đỉnh cao. Đó là nền tảng quan trọng để đánh dấu sự vượt bậc của
văn minh nhân loại. Khi mà cả hai điều kiện ở trên cùng tồn tại một cách song hành thì
sức lao động sẽ tạo thành một loại hàng hóa tất yếu và hiển nhiên. Xét trên thực tế thì
hàng hóa sức lao động đã có mặt từ trước thời điểm xã hội tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên
chỉ đến lúc tư bản chủ nghĩa đã được hình thành thì chúng mới được khẳng định và trở
nên phổ biến. Cũng tại thời điểm này thì sự bóc lột lao động cũng không còn mà thay vào
đó chính là sự thỏa thuận theo dạng “thuận mua - vừa bán” - đánh dấu một bước ngoặt
cực văn minh ra đời.
Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó. Một mặt, cách mạng tư
sản đa giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nô và chúa phong
kiến. Mặt khác, do tác động của quy luật giá trị và các biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ của
3
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
tư bản đa làm phá sản những người sản xuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và tập trung tư
liệu sản xuất vào trong tay một số ít người. Việc mua bán sức lao động được thực hiện
dưới hình thức thuê mướn. Quan hệ làm thuê đã tồn tại khá lâu trước chủ nghĩa tư bản,
nhưng không phổ biến và chủ yếu được sử dụng trong việc phục vụ nhà nước và quốc
phòng. Chỉ đến chủ nghĩa tư bản nó mới trở nên phổ biến, thành hệ thống tổ chức cơ bản
của toàn bộ nền sản xuất xã hội.
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá
tiền thành tư bản.
II. Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt
1. Thuộc tính giá trị của hàng hóa sức lao động
Giá trị hàng hóa sức lao động được xác định dựa trên thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.
Giá trị hàng hóa sức lao động có thể được đo lường gián tiếp bằng giá trị của các tư
liệu sinh hoạt cần thiết như: lương thực, thực phẩm, quần áo, điện, nước, tiền đi lại, tiền
thuê nhà, tiền thuốc men để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống
của công nhân làm thuê và gia đình họ.
Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường
ở chỗ nó bao gồm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử của từng quốc gia, từng phong tục
tập quán trong từng thời kỳ, trình độ văn minh, điều kiện địa lý, khí hậu, quá trình hình
thành giai cấp công nhân. Điều này thể hiện ở chỗ ngoài nhu cầu về vật chất, công nhân
còn có những nhu cầu về tinh thần như vui chơi, giải trí, học tập, tiếp nhận thông tin, giao
lưu văn hóa... được phân tích rất rõ trong tháp nhu cầu của Maslow. Tuy nhiên, tại một
quốc gia và thời kỳ lịch sử nhất định tư liệu sinh hoạt cần thiết có thể được xác định dựa
trên 3 thành tố:
 Thứ nhất: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đủ để duy trì sức lao động của một
người lao động.
 Thứ hai: Chi phí đầu tư vào học việc cho lao động.
 Thứ ba: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đáp ứng đủ cho nhu cầu gia đình của
người lao động.
4
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Nếu tính đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của
hàng hóa sức lao động phải phản ánh lượng giá trị của hàng hóa sức lao động.
- Giá trị sử dụng của sức lao động là để thỏa mãn nhu cầu của người mua.
Khác với nhu cầu thông thường, khi sử dụng hàng hóa sức lao động, người mua
hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng
thêm. Giá trị sử dụng của sức lao động là công dụng của sức lao động và nó được thể hiện
trong quá trình tiêu dùng sản xuất của nhà tư bản.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và lịch
sử. Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà các khóa
thông thường không có được, đó chính là trong khi sử dụng, không những giá trị của nó
được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ
nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do
hao phí sức lao động mà có.
KẾT LUẬN PHẦN LÝ THUYẾT
Sức lao động chính là một loại hàng hóa đặc biệt. Bởi trong bất kỳ xã hội nào,
sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản xuất. Tuy nhiên
không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá
khi có hai điều kiện sau: Một là; người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả
năng chi phối sức lao động của mình. Hai là: người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản
xuất không thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới
buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại
đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá đặc
biệt. 
Hàng hoá Sức lao động là hàng hoá đặc biệt Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá
- sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng, sức lao động chỉ
tồn tại trong cơ thể sống của con người. Nó đặc biệt ở chỗ để sản xuất và tái sản xuất ra
năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Số
lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để
duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường khác với hàng hoá
thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
Tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện đó là: Thứ nhất, sự khác
biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với giá trị sử dụng của các hàng hoá
khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hoá sức lao động, nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá
trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng
5
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất
của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khoá
để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư bản
khi sức lao động trở thành hàng hoá. Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hoá sức lao
động vì vậy, việc cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh
tế, xa hội của người lao động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào
con người với những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động thì con người lại
có ảnh hưởng quyết định tới cung.
Để làm rõ kết luận này, chúng ra sẽ cùng nhau xét một ví dụ để thấy được sức lao
động chính là một loại hàng hóa đặc biệt.
Ví dụ: Giả sử sản xuất giá trị thặng dư được thực hiện dưới hình thái sản xuất cụ thể là
sản xuất sợi và trong quá trình sản xuất này, nhà tư bản thuần túy chỉ đóng vai trò là chủ
sở hữu và chỉ có người công nhân là người lao động trực tiếp.
Để tiến hành sản xuất áo, nhà tư bản phải ứng ra số tiền như sau:
 100 USD để mua 100 kg bông,
 10 USD hào mòn máy móc để kéo 100kg bông thành sợi,
 25 USD mua hàng hóa sức lao động để sử dụng trong 1 ngày làm việc 8 giờ và
điều này được người công nhân thỏa thuận chấp nhận.
→ Như vậy, nhà tư bản phải ứng ra tổng số 135 USD.
Trong quá trình sản xuất sợi, bằng lao động cụ thể, người xông nhân biến bông thành
sợi. Giá trị của bông và hao mòn máy móc được chuyển vào giá trị của sợi. Bằng lao động
trừu tượng người công nhân tạo ra giá trị mới, giả định, trong 4 giờ lao động công nhân đã
chuyển toàn bộ 100kg bông thành sợi. Giá trị sợi bao gồm:
 Giá trị 100kg bông chuyển vào: 100 USD
 Hao mòn máy móc: 10 USD
 Giá trị mới bằng giá trị sức lao động: 25 USD
Tổng cộng: 135 USD
Nhà tư bản ứng ra 135 USD, giả định sợi được bán hết, thu về 135 USD. Nếu quá
trình lao động dừng lại tại điểm này thì không có giá trị thặng dư, tiền ứng ra chưa trở
thành tư bản.
Để có giá trị thặng dư, thời gian lao động phải vượt quá cải điểm bù lại giá trị sức lao
động. Lúy ý là nhà tư bản mua sức lao động của công nhân để sử dụng trong 8 giờ (với 25
USD như đã thỏa thuận), không phải 4 giờ.
Công nhân phải tiếp tục làm việc trong 4 giờ nữa. Trong 4 giờ này, nhà tư bản chỉ
phải bỏ thêm 100 USD để mua 100kg bông và 10 USD hao mòn máy móc.
Quá trình lao động 4 giờ sau diễn ra như quá trình đầu. Số sợi được tạo ra trong 4 giờ
lao động sau cũng có giá trị 135 USD. Con số này bao gồm:
 Giá trị của bông chuyển vào: 100 USD
6
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
 Hao mòn máy móc: 10 USD
 Giá trị mới tạo thêm: 25 USD
Sau khi được bán hết, giá trị thu về sau 8h lao động của công nhân là: 135 USD + 135
USD = 270 USD.
Tổng cộng, nhà tư bản ứng ra 200 USD + 20 USD + 25 USD = 245 USD, trong khi
đó số sợi sản xuất ra có giá trị 270 USD.
Do đó, nhà tư bản thu được lượng giá trị thặng dư là: 270 USD - 245 USD = 25 USD.
Phần chênh lệch này là giá trị thặng dư. Đây là giá trị mới do người lao động tạo ra
ngoài hao phí lao động tất yếu. Phần giá trị mới này nhà tư bản nắm lấy do địa vị là người
chủ sở hữu.
Như vậy, giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.
7
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
B . LIÊN HỆ THỰC TẾ 
I. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay 
1. Thị trường lao động Việt Nam
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ với nguồn nhân
lực dồi dào. Nhìn chung thì mỗi năm Việt Nam tăng khoảng gần 1 triệu người bước vào
độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút
đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN.
Xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam lại nhiều hơn nữ
với trên 50% lao động là nam giới.
Hiện nay, lực lượng lao động vẫn tập trung đông nhất ở khu vực Đồng bằng sông
Hồng (chiếm trên 22%), tiếp đến là khu vực Bắc trung bộ, Duyên hải miền Trung (trên
21%) và Đồng bằng sông Cửu Long. 
Nguồn lao động phân bố chưa đồng đều chưa hợp lý giữa các vùng và giữa các
ngành kinh tế nói chung trong đó đại bộ phận lao động cả nước phân bố ở đồng bằng
trong các ngành nông nghiệp. Ở đồng bằng thì thừa lao động và thiếu việc làm nhưng
miền núi trung du thiếu lao động, thừa việc làm. ở các vùng miền núi trung du không
những thiếu lao động về số lượng mà thiếu lao động về chất lượng cao cho nên sự phân
bố lao động bất hợp lý → các nguồn TNTN ở trung du và miền núi chưa được lôi cuốn
vào quá trình sản xuất → nền kinh tế kém phát triển.
Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự
chênh lệch lớn. Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực
nông thôn (69,3%) cao gấp đôi ở thành thị (30,7%), cơ cấu lao động chưa qua đào tạo
chiếm tỷ lệ cao (70,1%) con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức
cao. 
Nguồn lao động nước ta vốn có bản chất cần cù, năng động, khéo tay, có khả năng
tiếp thu KHKT nhanh và trình độ lao động liên tục được nâng cao. Nhưng về chất lượng
thì nhìn chung nguồn lao động nước ta với trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề còn
thấp, lao động thủ công là chính và vẫn còn thể hiện rất rõ sự thiếu tác phong.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên năm 2020 là
24,1%, cao hơn 1,3% so với năm 2019, tuy nhiên vẫn còn thấp. Tỷ lệ qua đào tạo của lao
8
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
động khu vực thành thị đạt 39,9%, cao hơn 2,5 lần khu vực nông thôn (16,3%). Cơ cấu
lao động đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Các định chế trung gian,
chính sách an sinh và bảo hiểm của thị trường lao động còn yếu, độ bao phủ thấp, chưa
đạt hiệu quả cao.
Từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước duy trì dưới 3%, tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn tồn tại những
hạn chế, bất cập như: chất lượng việc làm, chất lượng lao động còn thấp, còn thiếu nhiều
lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành công nghiệp mới. Đến nay, tỉ
lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ mặc dù đã có sự gia tăng nhưng vẫn còn rất
thấp, mới chỉ đạt trên 24,1%.
Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại Việt Nam ngày một già hóa với lao động cao
tuổi tăng mạnh, lao động trẻ giảm và không đủ thay thế lực lượng lao động đang già hóa.
Năm 2019 tuổi bình quân là 41 tuổi, tuổi trung vị là 40 tuổi.
2. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2019-2021
2.1. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam năm 2019
- Quy mô và phân bố lực lượng lao động: Lực lượng lao động trung bình cả nước
năm 2019 là 55,77 triệu người, tăng so với năm trước 413 nghìn người (0,75%). Lực
lượng lao động bao gồm 54,66 triệu người có việc làm và hơn 1,1 triệu người thất nghiệp.
Nữ giới (47,3%) chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (52,7%). Mặc dù có sự tăng lên về tỷ
trọng lực lượng lao động ở khu vực thành thị trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn
67,6% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn.
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Năm 2019, có hơn ba phần tư (chiếm 76,8%)
dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực l ợng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao độngƣ
chênh lệch đáng kể giữa nam (81,9%) và nữ (71,8%) và không đồng đều giữa các vùng.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành
thị tới 11,0 điểm phần trăm. Cả nam giới và nữ giới đều có sự chênh lệch này, song mức
độ chênh lệch của nữ giới (khoảng 12,0 điểm phần trăm) lớn hơn của nam giới (khoảng
8,9 điểm phần trăm).
- Đặc trưng của lực lượng lao động:
a. Tuổi
Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực
thành thị và nông thôn . Phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (15- 24) và già (50
tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với
nhóm tuổi lao động chính (25-49) thì tỷ lệ này của khu vực thành thị lại cao hơn của khu
vực nông thôn. Điều này cho thấy, người lao động ở khu vực thành thị tham gia vào lực
9
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
l ợng lao động muộn hơn và ra khỏi lực lượng lao động sớm hơn so với người lao độngƣ
ở khu vực nông thôn.
b. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số
55,77 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có khoảng
12,7 triệu người đã được đào tạo, chiếm 22,8% tổng lực lượng. Hiện cả nước có hơn 43,1
triệu người (chiếm 77,2% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ
chuyên môn kỹ thuật nhất định. Nhờ vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào
nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp.
- Lực lượng lao động thanh niên:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung của thanh niên năm 2019 là 55,0%. Có sự
chênh lệch giữa nam (58,1%) và nữ (51,8%) và không đồng đều giữa các vùng . Tỷ lệ
tham gia lực l ợng lao động thanh niên của khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thịƣ
tới 17,9 điểm phần trăm. Cả nam giới và nữ giới đều có sự chênh lệch này, song mức độ
chênh lệch của nam giới (19,9 điểm phần trăm) lớn hơn của nữ giới (15,5 điểm phần
trăm). Có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng về tỷ lệ tham gia lực l ợng lao động thanhƣ
niên. Trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên khu vực Trung du và
miền núi phía Bắc đạt 72,8% thì tỷ lệ này của thanh niên ở vùng Đồng bằng sông Hồng
chỉ là 46,2%. Tỷ lệ tham gia lực l ợng lao động thanh niên của nam giới đều cao hơn nữƣ
giới ở tất cả 6 vùng kinh tế - xã hội
2.2. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam năm 2020
- Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam năm 2020 gặp nhiều sóng
gió, lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm
trọng về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm. Thu nhập bình
quân của người lao động cũng theo đó bị thâm hụt. Các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ
thiếu việc làm đều tăng cao trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm gần đây.
- Quy mô và phân bố lực lượng lao động: Lực lượng lao động trung bình cả nước
năm 2020 là 54,84 triệu người, giảm so với năm trước 924 nghìn người (tương đương
giảm 1,66% so với năm 2019). Lực lượng lao động bao gồm 53,6 triệu người có việc làm
và hơn 1,2 triệu người thất nghiệp. Nữ giới (47,4%) chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới
(52,6%). Mặc dù có sự tăng lên về tỷ trọng lực lượng lao động ở khu vực thành thị trong
những năm gần đây, nhưng vẫn còn 66,9% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu
vực nông thôn
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Năm 2020, có gần ba phần tư (chiếm 74,4%)
dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm 2,4 điểm phần trăm so với
năm 2019. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa nam (79,9%) và nữ
(69,0%) và không đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số
khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị tới 15,1 điểm phần trăm. Cả nam giới và nữ
giới đều có sự chênh lệch này, song mức độ chênh lệch của nữ giới (khoảng 16,1 điểm
phần trăm) lớn hơn của nam giới (khoảng 13,5 điểm phần trăm).
10
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
- Đặc trưng của lực lượng lao động:
 a. Tuổi
Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực
thành thị và nông thôn. Phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (15- 24) và già (50
tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với
nhóm tuổi lao động chính (25-49) thì tỷ lệ này của khu vực thành thị lại cao hơn của khu
vực nông thôn. Điều này cho thấy, người lao động ở khu vực thành thị tham gia vào lực
lượng lao động muộn hơn và ra khỏi lực lượng lao động sớm hơn so với người lao động ở
khu vực nông thôn.
b. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 
Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp . Trong tổng số
54,82 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có khoảng
13,2 triệu người đã được đào tạo, chiếm khoảng 24,0% tổng lực lượng lao động. Hiện cả
nước có hơn 41,6 triệu người (chiếm khoảng 76,0 % lực lượng lao động) chưa được đào
tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Như vậy, nguồn nhân lực của
nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp
- Lực lượng lao động thanh niên:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung của thanh niên năm 2020 là 49,4%. Có sự
chênh lệch giữa nam (52,4%) và nữ (46,3%) và không đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động thanh niên của khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị
tới 13,8 điểm phần trăm. Cả nam giới và nữ giới đều có sự chênh lệch này, song mức độ
chênh lệch của nam giới (17,0 điểm phần trăm) lớn hơn của nữ giới (10,3 điểm phần
trăm).
2.3. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam 2021 ( 9 tháng đầu năm 2021)
Trong 9 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của Covid-19 khiến cho thị trưởng lao
động gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ lao động có việc làm giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu
việc làm tăng lên mức cao nhất chưa từng thấy đặc biệt là quý III năm 2021. Thu nhập
bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng so với quý trước và cùng kỳ
năm trước.
2.3.1 Lực lượng lao động trong 9 tháng đầu năm 2021
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 50,4 triệu người, giảm 250 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lao động là 67,6%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước.
Lao động đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp” trở lên là 13,1 triệu người, chiếm
26,1% lực lượng lao động, tăng 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Hình 1: Lực lượng lao động, giai đoạn 2020 - 2021
Đơn vị tính: Triệu người
11
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
2.3.2. Lao động có việc làm trong 9 tháng đầu năm 2021 
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc là 49,0 triệu người,giảm 388,2 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 14,1
triệu người, (chiếm 28,8%), tăng 332,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực
công nghiệp và xây dựng là 16,1triệu người (chiếm 33,9%), giảm 268,3 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch vụ là 18,8 triệu người (chiếm 38,3%), giảm 452,8
nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Hình 2: Lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, quý III các năm 2019-2021
Đơn vị: Triệu người
2.3.3. Lao động thiếu việc làm trong 9 tháng đầu năm 2021 
Số lượng người thiếu việc làm là hơn 1,3 triệu người, tăng187,2 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. 
Hình 3: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, 
các quý năm 2020 và 2021
12
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
2.3.4. Thu nhập của người lao động trong 9 tháng đầu năm 2021 
Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,9 triệu đồng, gần như tương
đương so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 34 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2019. 
Mặc dù chịu tác động mạnh mẽ do dịch bệnh nhưng thu nhập bình quân tháng của
lao động làm công hưởng lương trong ngành nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 4,7%, tương
ứng tăng 210 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020; ngành thông tin truyền thông tăng
2,4%, tương ứng tăng 237 nghìn đồng; lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 2,4%, tương ứng tăng 206 nghìn đồng.
Hình 4: Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo khu vực kinh tế, các quý
năm 2020 và năm 2021
Đơn vị tính: Triệu đồng
2.3.5. Thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong 9 tháng đầu năm 2021
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,3 triệu người, tăng 126,5 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,99%, tăng
0,35 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. 
13
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
Hình 5: Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, các quý năm 2020 và
năm 2021
2.3.6. Lao động tự sản tự tiêu trong 9 tháng đầu năm 2021
Số lao động làm công việc tự sản tự tiêu là hơn 4,3 triệu người, tăng gần 600 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Số lao động này chủ yếu ở khu vực nông thôn (chiếm
90,4%). 
2.4. Nhận xét đánh giá và đề xuất
 Đánh giá/Nhận xét
 Đánh giá chung thị trường hàng hóa sức lao động hiện nay tại Việt Nam:
Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến căng thẳng từ đầu năm 2020 đến hiện tại đã ảnh
hưởng rất lớn đến nền kinh tế và thị trường lao động không chỉ ở Việt Nam. Thị trường
lao động hàng hóa sức lao động bất ổn định, sự mất cân bằng của cơ cấu các nhóm ngành
đặc biệt là dịch vụ, công nghiệp nhưng lao động trong ngành nông nghiệp lại tăng. Đây là
dấu hiệu không tích cực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
 Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay:
- Có thể thấy rằng chất lượng lao động Việt Nam hiện nay còn thấp, chủ yếu là lao
động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao
động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật
trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, thông tin viễn thông, du lịch)
và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể
lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. 
14
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
- Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao,
cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những
yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra
của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn
về kỷ luật lao động công nghiệp.
 - Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm,
không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh
nghiệm làm việc.
 Giải pháp cải thiện tình hình lao động trong thời kỳ đại dịch Covid 19
 Miễn, giảm thuế cho một số dịch vụ chịu thiệt hại nặng nề; đồng thời nghiên cứu
để xây dựng các gói hỗ trợ cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi diễn biến khó lường của đại
dịch Covid -19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
 Đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành
chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid -19 như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán
buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải Thực hiện có hiệu quả các chính
sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm
quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường
sản xuất, kinh doanh sau dịch.
 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động trong nền kinh tế Việt Nam 
 Về phía Đảng và Nhà nước 
- Đẩy mạnh cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học,
đặc biệt là bậc đại học, cao đẳng. Ngay từ các bậc học, nhất là bậc học Phổ thông trung
học, giáo viên và phụ huynh học sinh phải định hướng tương lai cho con em mình trong
việc chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực, thế mạnh của bản thân. Đặc biệt, các
trường cao đẳng, đại học phải làm tốt công tác tuyển chọn, xây dựng chương trình đào tạo
phù hợp với trình độ nhận thức của người học, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của xã hội, của
quá trình hội nhập, mở cửa, phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay. Chú trọng đến việc
thực hành các thao tác, các bước của hoạt động lắp ráp, sản xuất kinh doanh, chuyển giao
công nghệ; sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật, nhất là máy móc hiện đại, điều
khiển từ xa, tự động hoá. 
- Có cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút, sử dụng đối với nguồn nhân lực
chất lượng cao. Trên cơ sở nền tảng những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước,
15
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
Chính phủ về chính sách tiền lương, trọng dụng nhân tài, mỗi cơ quan, đơn vị và địa
phương căn cứ vào tình hình cụ thể của mình để hỗ trợ phần nào điều kiện vật chất, hoặc
tạo điều kiện thuận lợi về môi trường công tác cho nguồn nhân lực chất lượng cao được
phát huy thế mạnh, sở trường. 
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường làm việc với thực tiễn nền kinh tế - xã
hội của đất nước. 
 Về phía các doanh nghiệp 
- Cần trọng dụng nhân tài đúng nơi đúng chỗ và tạo môi trường học tập tại doanh
nghiệp. Cụ thể, tiến hành phát hiện, bồi dưỡng, tuyển dụng, trọng dụng nhân lực chất
lượng cao, nhân tài, phải vừa khai thác được chất xám của họ trong nghiên cứu, chế tạo,
ứng dụng thành quả nghiên cứu, vừa khuyến khích họ tranh thủ học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn, kỹ năng; từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi ở các
lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp. Tổ chức giải pháp đào tạo trực tuyến, để thúc đẩy việc
nhân viên tự tìm tòi, học hỏi và tự nâng cao trình độ bản thân. 
- Khuyến khích nhân viên tự học và tổ chức chương trình đào tạo thường niên. Các
doanh nghiệp cần phối hợp với các tổ chức, trung tâm chuyên về đào tạo nhân sự giúp
nhân viên có thể được bồi dưỡng nghiệp vụ; tổ chức định kỳ các khóa đào tạo nhân sự.
Việc cung cấp các tài liệu kỹ năng định kỳ qua email, hoặc tổ chức các chương trình thi
đua có thưởng, cũng là cách để nhân viên tự đốc thúc việc học và hành ngay tại doanh
nghiệp.
II. Liên hệ đến việc học tập của bản thân
Sau đây là một số bài liên hệ bản thân của thành viên nhóm 4:
 Bài của bạn Hoàng Thị Phương Oanh
1. Nhận thức
Thế giới đang đổi thay nhanh chóng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư. Chúng ta chưa hình dung được về thị trường lao động sẽ phát triển ra sao với
các ứng dụng và kinh tế nền tảng. 
Máy móc và công nghệ rô-bốt với trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi gần như mọi ngành,
nghề trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nhiều người sẽ thất nghiệp
nếu không được đào tạo kịp thời và đào tạo phù hợp, đi kèm với giới thiệu việc làm và kết
nối việc làm mới. 
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đoán định được việc làm sẽ thay đổi ra sao; việc
làm gì sẽ mất đi và việc làm gì sẽ được tạo ra; yêu cầu về kỹ năng và trình độ để tìm kiếm
việc làm mới là gì; quan hệ việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động thay
đổi như thế nào,... Thị trường lao động trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ
rất khác.
16
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
Chính vì vậy mà bản thân em cần phải tìm hiểu và định hướng một con đường học
tập mà không bị robot hay công nghệ thay thế, hoặc ít nhất là không bị lạc hậu và đi theo
những lối mòn của những ngành nghề truyền thống. 
Theo em tìm hiểu thì một số ngành hiện nay mà robot hay trí tuệ nhân tạo vẫn chưa
thể thay thế như bác sĩ, thiết kế đồ họa, marketing, giáo viên, quản lý nhân sự và một số
ngành khác mang tính chất sáng tạo, thấu hiểu giữa người với người và có tính tương tác.
2. Định hướng
Chính bởi bản thân em là một GenZ, đã tiếp cận với công nghệ từ rất sớm nên
nhận thức được phần nào sự thay đổi, chuyển đổi của các hình thức lao động. Định hướng
của em là ngành Marketing - chuyên ngành quản trị thương hiệu - là một ngành đòi hỏi
tính sáng tạo rất lớn mà robot, công nghệ chưa thể làm được, chúng chỉ là công cụ để
hoàn thành tốt công việc của bản thân em, tuy nhiên những chuyên ngành mang tính chất
sáng tạo có tính đào thải rất nhanh, xu hướng thay đổi từng ngày từng giờ thậm chí là cả
từng phút từng giây chính vì vậy mà em cần không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức,
kỹ năng để làm mới bản thân.
Mục tiêu ngắn hạn:
Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay ngoại ngữ và đặc biệt là Tiếng
Anh vô cùng quan trọng trong công việc của em sau này, mà em còn cần đạt được ít nhất
4.5 IELS hoặc 450 TOEIC để đủ điều kiện tốt nghiệp Đại học Thương Mại. Sau quá trình
tìm hiểu và phân tích em cảm thấy học TOEIC phù hợp với bản thân hơn vì chi phí hợp
lý, kiến thức Tiếng Anh khi học TOEIC phù hợp với người đi làm. Chính vì vậy em đã đặt
ra mục tiêu 700 TOEIC để bản thân cố gắng. Đạt được bằng Toeic 700 cuối năm 3.
Tích cực học tập và đi học đầy đủ em đặt mục tiêu lấy bằng giỏi của TMU. Học
chắc các môn liên quan đến chuyên ngành của em như Marketing căn bản, Quản trị
thương hiệu, hành vi khách hàng,... để có nền tảng trong công việc.
Tham gia CLB để trau dồi thêm kỹ năng mềm, làm quen được những người tài giỏi
và học tập họ cũng là một trong những định hướng của em. CLB Thanh niên tình nguyện
Marketing - TCT là một nơi em thấy phù hợp với những tiêu chí đó.
Đi làm thêm và trải nghiệm những công việc tiếp xúc với mọi người vì em khá
nhút nhát hoặc thực tập ở một công ty, cửa hàng nào đó với chức vụ liên quan đến
Marketing, Content, chạy Asd,... những công việc liên quan đến chuyên ngành em học để
tích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường. 
Học các kỹ năng rất cần thiết như làm PPT, Word, Photoshop, AI, Pr, Canva
Mục tiêu dài hạn:
Đọc sách - một việc không thể thiếu trong quá trình học tập của em, nhất là cần đọc
những cuốn sách liên quan đến khả năng tư duy sáng tạo, những sách thiết kế tư duy hình
ảnh, hoặc những quyển logic, truyện tiểu thuyết kích thích óc sáng tạo.
Em cần khắc phục chứng sợ đám đông của bản thân, tự tin bày tỏ quan điểm.
Dậy sớm, tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe để có sức học tập và làm việc.
3. Kế hoạch thực hiện
17
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
Thực hiện mục tiêu 700 TOEIC vào cuối năm 3 Đại học
Thời gian thi: Kỳ hè năm 3
Thời gian bắt đầu học: Từ bây giờ
Học từ vựng hàng ngày: Mỗi ngày 5 từ, luyện phát âm hoặc nghe Post card Tiếng Anh
5-10p, ôn lại 1 cấu trúc ngữ pháp. 
Bắt đầu từ năm 3 ngoài chế độ học như trên thì bắt đầu tự cày đề TOEIC, mỗi tuần 1-
2 đề.
Khi nghỉ dịch kết thúc sẽ tìm một trung tâm T.A uy tín để học T.A giao tiếp căn bản.
Thực hiện mục tiêu bằng giỏi TMU
Chuẩn bị đủ tài liệu slide, giáo trình của các môn học, trên lớp chú ý nghe và ghi chép
những ý không có trong giáo trình, ví dụ mà thầy cô đưa ra.
Trước khi thi ôn lại tổng quan kiến thức, đọc lại giáo trình, chú ý những phần giảng
viên nhắc là trọng tâm.
Riêng những môn liên quan đến chuyên ngành, học và hiểu.
Cố gắng không để môn nào dưới B bằng cách đi học lấy điểm chuyên cần, phát biểu
lấy điểm cộng mỗi môn ít nhất 2 lần, tích cực làm thảo luận cùng nhóm.
Đăng ký làm thành viên của CLB Thanh niên tình nguyện Marketing - TCT
Thời gian: Năm nhất Đại học (đã đạt được)
Tích cực tham gia các hoạt động của CLB
Đi làm thêm, trải nghiệm
Dự định đi làm thực tập offline ở các nơi có chức vụ tương tự với ngành học vào năm
3 Đại học cụ thể là kỳ 2 năm 3. Trước khi làm được điều đó em cần tạo một bảng CV và
một số kỹ năng nhất định, kinh nghiệm nhất định và một chiếc Laptop mới có chức năng
phù hợp hơn.
Năm 2 - Hiện tại ở nhà làm content online, hoạt động CLB để cải thiện kỹ năng và
đóng góp cho CLB cũng như cho trường và bản thân em cùng với một công việc bán thời
gian khác để kiếm thêm thu nhập và mua Laptop mới phục vụ cho công việc sắp tới. 
Học các kỹ năng
PPT: nhận làm ppt trong các lần thảo luận, xem youtube học làm ppt tuần ít nhất 1 lần
Photoshop, AI: Xem youtube, tiktok, các trang FB chia sẻ kiến thức và làm các ấn
phẩm cho CLB
Pr: Sau khi có Lap mới em sẽ học tương tự như cách học Ps và Ai, và tạo một tài
khoản youtube riêng.
Đọc sách
Tuần đọc ít nhất 30-50 trang sách: cụ thể có thể đọc vào Sáng thứ 7, Cn hoặc những
lúc bí ý tưởng.
Khắc phục sự tự ti, ngại đám đông
Mỗi kỳ nhận thuyết trình ít nhất một môn
Làm quen và nói chuyện với mọi người nhiều hơn
Rèn luyện sức khỏe
Thời gian ngủ dậy: 6h30 (trừ thứ 5 theo lịch sinh học của riêng em)
Tập thể dục: 5-10p mỗi ngày 
Tối ngủ trước 11h nếu không có Deadline
18
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
Điều quan trọng là thường xuyên cập nhật xu hướng mới, làm quen với các nền
tảng tiếp cận nổi tiếng, trang mạng, trang mua sắm điện tử, để không bị tụt hậu.
 Bài của bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung
1. Nhận thức: 
Sau khi tìm hiểu về bộ môn Kinh tế chính trị - Mác Lênin, bản thân em đã có cái
nhìn khách quan hơn về thị trường lao động Việt Nam nói riêng và thị trường quốc tế nói
chung. Trong thời đại nền kinh tế toàn cầu hóa cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 như hiện nay, việc gia nhập thị trường lao động sẽ ngày càng khó khăn
bởi yêu cầu về trình độ lao động ngày một cao hơn để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường. Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ, một tư thế chuẩn bị
sẵn sàng là vô cùng cần thiết.
Bản thân em nhận ra rằng, việc học tập và rèn luyện là rất quan trọng ở mọi lúc mọi
nơi.
Là một sinh viên học chuyên ngành Quản Trị Thương Hiệu - một trong những ngành
em đặc biệt yêu thích, em mong muốn sau này mình có thể trở thành một nhà quản trị
thương hiệu. Để làm được điều đó, em cần phải có được sự nhận thức rõ ràng về nhu cầu
lao động về quản trị thương hiệu, những cơ hội và thách thức đối với vấn đề việc làm
trong chuyên ngành của mình, những chỉ tiêu mà một nhà quản trị thương hiệu phải có,
cuối cùng là mục đích và ý nghĩa của nghề đối với cá nhân và xã hội.
Đối với ngành Marketing - Quản trị Thương Hiệu, hiện nay, tại Việt Nam, lĩnh vực
Marketing đang phát triển rất mạnh mẽ, có rất nhiều chương trình truyền thông, hoạt động
quảng cáo rầm rộ trên hầu hết các phương tiện đặc biệt là các kênh Online và Marketing
được đánh giá là “ngành nghề của tương lai” vì hứa hẹn về tăng trưởng trong cả quy mô
hoạt động và vai trò trong kinh doanh kéo theo đó là nhu cầu lao động về Quản trị thương
hiệu cũng tăng lên. Do vậy, cơ hội việc làm của các sinh viên ngành này là rất lớn. Vì là
ngành “hot” nên lượng sinh viên theo học ngành này rất đông, chính vì thế mức độ cạnh
tranh ngày càng khốc liệt. Chuyên ngành quản trị thương hiệu là một mảng nhỏ nhưng
không kém phần quan trọng trong thế giới Marketing rộng lớn. QTTH là hoạt động
marketing tập trung vào việc củng cố niềm tin và xây dựng thương hiệu. Từ đó phát triển
thương hiệu của mình một cách riêng biệt và truyền tải được sự khác biệt, khắc sâu
thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Quản trị thương hiệu phụ trách việc lên ý tưởng, tạo
ra các chiến lược truyền thông, những video clip quảng cáo trên các phương tiện thông tin
đại chúng mà ta thường thấy nhằm thu hút sự chú ý, tình cảm của người tiêu dùng với sản
phẩm cũng như nhãn hàng đó.
Khi theo học ngành này, bản thân em cũng cần phải chuẩn bị hành trang thật cẩn
thận với những yêu cầu của ngành học. Marketing là ngành đòi hỏi sự sáng tạo, không
ngừng học hỏi; kỹ năng giao tiếp tốt; sự nhạy bén, linh hoạt, lòng kiên trì với công việc;
và một số kỹ năng quan trọng khác như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời
gian, kỹ năng ngoại ngữ, sự tự tin trước đám đông .
2. Định hướng:
19
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
Để có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành
công, bản thân mỗi chúng ta cần phải có sự định hướng cụ thể đối với nghề nghiệp mà
mình muốn hướng đến sau này .Với bản thân em, để có thể thực hiện mong muốn trở
thành một nhà quản trị thương hiệu, trước tiên em phải hoàn thiện thật tốt quá trình học
tập ở giảng đường Đại học. Trong quá trình học tập phải cố gắng tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm, trau dồi những kỹ năng cần thiết để làm hành trang cho mình, tích cực tham gia
nhiều hoạt động ngoại khóa để mở mang tri thức. Sau khi ra trường, với một hành trang
đủ tốt, em có thể xin được làm việc vào một công ty hoặc doanh nghiệp nào đó ở những
vị trí khác nhau như nhân viên marketing trong các bộ phận: Bộ phận quản trị marketing
và thương hiệu, bộ phận quản trị dự án về thương hiệu; bộ phận quản trị hoạt động truyền
thông xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền thương hiệu, sản
phẩm, dịch vụ; bộ phận quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng và
phát triển thị trường, nghiên cứu thị trường khách hàng, ... và tại đây em lại tiếp tục phát
huy tinh thần học hỏi của mình để khối kiến thức, kinh nghiệm ngày một dày hơn, nâng
cao giá trị bản thân trở thành một người sâu sắc và nhạy bén với công việc chuyên ngành
của mình. Dần dần bản thân ngày một tự tin, mạnh mẽ hơn, lúc đó những bước chân bước
vào thị trường lao động có thể dễ dàng hơn, vững vàng hơn và cứ như vậy cho đến khi đạt
được vị trí mà mình mong muốn. 
3. Kế hoạch hành động:
Muốn đạt được bất kỳ mục đích nào một cách nhanh chóng, ta đều phải vạch ra
những kế hoạch thực hiện mục tiêu cụ thể: Các mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn,.. làm
như nào, lộ trình ra sao....
 Các mục tiêu ngắn hạn:
 Mục tiêu đầu tiên của em chính là đạt được tấm bằng Đại học loại Khá Giỏi khi ra
trường.
 Đi học đầy đủ, Chăm chú nghe giảng trên lớp, đọc trước tài liệu trước mỗi buổi
học, tích cực tham gia phát biểu trong giờ, làm bài tập đầy đủ, thảo luận tích cực để
đạt kết quả học tập tốt, cố gắng để điểm mỗi học phần thấp nhất là B; Đọc sách
giáo trình và nhiều sách khác liên quan đến chuyên ngành;...
 Đạt chứng chỉ IELTS 6.5 vào cuối năm thứ ba
 Mỗi ngày: học ít nhất 10 từ vựng Tiếng Anh, dành thời gian 1 tiếng để đọc và nghe
một bài báo/tài liệu/show/bài hát,... bằng Tiếng Anh. Cuối tuần, vào Thứ Bảy và
Chủ Nhật viết nhật ký bằng Tiếng Anh
 Đăng ký tham gia một khóa học IELTS online vào đầu năm ba Đại học
 Hoàn thành chứng chỉ tin học
 Lên youtube học các video dạy về kỹ năng word, excel, powerpoint,... và học hỏi
thêm từ thầy cô, bạn bè, người thân,..
 Thành thạo các kỹ năng như: photoshop, design, tạo content,...
 Tham gia các group về Designer, Editor, Digital Marketing trên Facebook,
Instagram,.... và xem video dạy trên Youtube, Tiktok để học hỏi, trau dồi kỹ năng
hoặc tham gia khóa học về mỗi lĩnh vực.
 Cải thiện các kỹ năng mềm khác như: 
20
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
 Kỹ năng giao tiếp/nói/thuyết trình: Tích cực tham gia phát biểu trong giờ học, trao
đổi với thầy cô, bạn bè; các giờ thảo luận tham gia sôi nổi, nhận thuyết trình nhiều
hơn,...
 Kỹ năng quản lý thời gian: Lập thời gian biểu cho mỗi ngày và tuân thủ nghiêm
ngặt. Luôn để ý deadline các bài tập và hoàn thành trước,...
 Rèn luyện sự tự tin: Tham gia nhiều các câu lạc bộ của trường, các hoạt động ngoại
khóa, hoạt động văn nghệ,...làm quen, nói chuyện với bạn bè,... để rèn sự tự tin
cũng như tạo thêm được nhiều mối quan hệ 
 Đi làm thêm để trải nghiệm: làm những công việc, chức vụ liên quan đến
Marketing, Content, Design,... những công việc liên quan đến chuyên ngành mình
học để tích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường. 
 Rèn luyện những phẩm chất, thói quen tốt của một lối sống văn minh như: tuân thủ
kỷ luật, có trách nhiệm với tập thể, biết chăm sóc bản thân, biết chăm lo cho công
việc chung, biết nhường nhịn, biết tôn trọng người khác, tôn trọng bản thân mình.
 Ra trường xin được một công việc ổn định
 Hoàn thành khóa thực tập thật tốt để các công ty thực tập chú ý đến mình, như vậy
cơ hội có việc làm sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn
 Các mục tiêu dài hạn:
 Trong 8 năm sẽ trở thành trưởng bộ phận Marketing Thương hiệu của một công ty
 Thực tập chuyên ngành 3 tháng, làm nhân viên Marketing trong khoảng 3-4 năm,
nỗ lực đạt được vị trí trợ lý trưởng bộ phận và làm việc trong khoảng 2-3 năm để
tìm kiếm cơ hội ứng tuyển cho vị trí trưởng bộ phận Marketing Thương hiệu.
Để có thể khởi nghiệp thành công ta cần phải chuẩn bị một sức lao động thật chất
lượng, bên cạnh việc rèn luyện trí lực thì việc rèn luyện thể lực cũng vô cùng quan trọng
bởi có sức khỏe là có tất cả, có sức khỏe tốt thì mới làm tốt công việc. Hiện tại, bản thân
em vẫn còn một số thói quen xấu như thức khuya, bỏ bữa sáng,... Điều này ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất làm việc. Vì vậy, em cần phải có chế độ rèn luyện thể lực một cách
khoa học hơn: 
 Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, ngủ trước 11h và dậy trước 6h30
 Ăn uống đầy đủ, đúng bữa, hạn chế đồ ăn nhanh, ăn nhiều rau củ quả và đặc biệt là
không bỏ bữa sáng
 Tập thể dục vào mỗi buổi sáng ít nhất 15p, tập yoga, tập bơi, tập gym.
Và cuối cùng quan trọng nhất đó chính là luôn giữ ngọn lửa đam mê và một thái độ
nghiêm túc, tích cực trong công việc để có thể đạt được vị trí mình mong muốn sau này
trước tiên là để thỏa mãn niềm đam mê công việc của mình, sau đó là phục vụ cho bản
thân, gia đình và xa hơn nữa là có thể góp sức mình cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
 Bài của bạn Thiều Thị Nhung
1. Nhận thức
a. Thị trường lao động
Việt Nam là nước được đánh giá có dân số vàng với số lượng người trong độ tuổi
lao động cao và dồi dào. Nhìn chung thì mỗi năm Việt Nam tăng khoảng gần 1 triệu
21
Downloaded by John Wick ()
lOMoARcPSD|12184112
người bước vào độ tuổi lao động. Những năm gần đây, thị trường lao động Việt Nam có
nhiều biến động.
 2 năm gần đây, do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 nên tình trạng thất nghiệp
ngày càng gia tăng
 Thị trường lao đôṇg Viêṭ Nam nhìn chung vẫn là môṭ thị trường dư thừa lao đôṇg;
chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồng đều, mất cân

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_chung_minh_suc_lao_dong_la_mot_hang_hoa_dac_biet_t.pdf