Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công
Ktct - ktct Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại) lOMoARcPSD|12184112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN ---------------- ĐỀ TÀI THẢO LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN ĐỀ TÀI: CHỨNG MINH SỨC LAO ĐỘNG LÀ MỘT LOẠI HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT TỪ ĐÓ LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN ĐỂ SAU KHI TỐT NGHIỆP CÓ THỂ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG MỘT CÁCH THUẬN LỢI HOẶC KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG Nhóm : 2 Lớp học phần: : 231_RLCP1211_03 Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Văn Mạnh Hà Nội, tháng 10 năm 2023 1 lOMoARcPSD|12184112 MỤC LỤ LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài:......................................................................3 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:.......................................................................3 NỘI DUNG................................................................................................................4 A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................................4 I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA, SỨC LAO ĐỘNG.....................4 1. Hàng hoá............................................................................................................4 1.1. Khái niệm........................................................................................................4 1.2. Thuộc tính của hàng hóa................................................................................4 2. Sức lao động....................................................................................................5 2.1. Khái niệm........................................................................................................5 2.2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động..........................................................5 II. TẠI SAO NÓI SỨC LAO ĐỘNG LÀ MỘT HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT........6 1. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá...............................................6 2. Sức lao động là hàng hoá đặc biệt....................................................................7 3. Ví dụ...................................................................................................................8 B. LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN.........................................9 1. Thực trạng thị trường lao động hiện nay........................................................9 2. Vị trí của sinh viên..........................................................................................10 2.1. Thực trạng tình hình việc làm của sinh viên..............................................10 2.2. Ưu điểm của lao động sinh viên...................................................................12 2.3. Nhược điểm của lao động sinh viên.............................................................13 3. Liên hệ đến việc học tập của bản thân..........................................................14 4. Giải pháp.........................................................................................................17 4.1. Đối với sinh viên:..........................................................................................17 4.2. Đối với nhà trường:......................................................................................17 KẾT LUẬN.............................................................................................................19 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................20 2 lOMoARcPSD|12184112 LỜI MỞ ĐẦU Trong thế kỷ 21, nền kinh tế nước ta đang trải qua sự biến đổi mạnh mẽ, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này đặt ra một loạt thách thức mới đối với nguồn nhân lực và sự cạnh tranh trên thị trường lao động. Quá trình vận động và phát triển sản xuất xã hội còn đòi sức lao động ngày càng có chất lượng cao hơn. Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta hầu như không hề thừa nhận thị trường sức lao động, thế nhưng trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là tất yếu. Sức lao động không còn chỉ là sự đầu tư của cá nhân mà còn là một tài sản quý báu của xã hội. Trong bối cảnh này, việc học tập và phát triển kỹ năng trở nên vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thành công và thăng tiến trong cuộc sống cá nhân, cũng như đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Sức lao động giờ đây không chỉ đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn đòi hỏi khả năng thích nghi với sự thay đổi, sáng tạo, và khả năng làm việc trong môi trường đa dạng và động đất. Chúng ta có thể thấy rằng việc học tập không chỉ là việc đạt được một tấm bằng , mà còn là quá trình liên tục để cải thiện sức lao động của bản thân . Những người có khả năng học tập và phát triển kỹ năng liên tục sẽ có lợi thế lớn hơn trên thị trường lao động và trong việc khởi nghiệp. Họ có khả năng thích nghi với sự biến đổi , đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các thách thức mới, và tạo ra giá trị cho cả bản thân và xã hội, vì thế nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công” 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Tìm hiểu lý thuyết, điều kiện và thuộc tính về hàng hóa. - Tìm hiểu lý thuyết về sức lao động, thuộc tính sức lao động, phân biệt sức lao động và lao động. - Tìm hiểu sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa, điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa. - Tìm hiểu ưu, nhược điểm của thị trường lao động Việt Nam hiện nay. - Liên hệ thực tế với sinh viên về việc học và gia nhập vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. 3 lOMoARcPSD|12184112 NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA, SỨC LAO ĐỘNG 1. Hàng hoá 1.1. Khái niệm Theo quan điểm của C.Mác: “Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán” Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi được: - Đưa ra trao đổi. - Mua bán trên thị trường. Hàng hoá có thể tồn tại ở dạng: - Vật thể. - Phi vật thể. 1.2. Thuộc tính của hàng hóa Dù khác nhau về hình thái tồn tại, song mọi thứ hàng hoá đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. a. Giá trị sử dụng: - Khái niệm: Là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người; nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất. - Ví dụ: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi lại - Đặc trưng: + Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy định. Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càngtiên tiến, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú các giá trị sử dụng của hàng hoá khác nhau. + Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua. Cho nên, nếu là người sản xuất, tất yếu phải chú ý chăm lo giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua. b. Giá trị: - Khái niệm: Theo C.Mác: “Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hoá kết tinh trong hàng hoá ấy.” 4 lOMoARcPSD|12184112 - Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động (thời gian lao động và công sức lao động) do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá. - Bản chất: Là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. - Đặc trưng của giá trị: + Giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa. + Giá trị hàng hóa là phạm trù có tính lịch sử. + Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị. Với giá trị trao đổi là mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị sử dụng khác nhau. c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính hàng hóa Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. - Thống nhất: Cùng tồn tại trong một hàng hóa. Để được xem là hàng hóa, một vật phải đồng thời có đầy đủ cả hai thuộc tính này, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa. - Mâu thuẫn: + Người sản xuất hàng hóa chỉ quan tâm tới giá trị hàng hóa do mình tạo ra. + Người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa. + Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện trong lĩnh vực tiêu dùng. Như vậy, hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa. Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa. 2. Sức lao động 2.1. Khái niệm C.Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và năng lực tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận đụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.” 2.2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. 5 lOMoARcPSD|12184112 a. Giá trị: - Giá trị của hàng hóa sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. - Cách tính giá trị hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để sản xuất ra sức lao động. Cho nên cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ bao gồm: Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết( cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động. Hai là, phí tổn đào tạo người lao động. Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi con người lao động. b. Giá trị sử dụng: - Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hóa khác là giá trị sử dụng cho người mua, để thoả mãn nhu cầu của người mua. - Quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá sức động người mua hàng hóa mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm. II. TẠI SAO NÓI SỨC LAO ĐỘNG LÀ MỘT HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT 1. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản xuất. Nhưng không phải trong bất cứ điều kiện nào. sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau: - Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình để có thể bán quyền sử dụng sức lao động của mình như một hàng hóa. - Thứ hai, người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết để kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá. Tuy nhiên hàng hóa sức lao động bước đến sự phát triển vượt bậc khi chủ nghĩa tư bản đang ở thời kỳ đỉnh cao. Đó là nền tảng quan trọng để đánh dấu sự vượt bậc củavăn minh nhân loại. Xét trên thực tế thì hàng hóa sức lao động đã có mặt từ trước thời điểm xã hội tư bản chủ nghĩa . Tuy nhiên chỉ đến lúc tư bản chủ nghĩa đã được hình thành thì chúng mới được khẳng định và trở nên phổ biến. Cũng tại thời điểm này thì sự bóc lột lao động cũng không còn mà thay vào đó chính là sự thỏa thuận theo dạng “thuận mua - vừa bán” - đánh dấu một bước ngoặt cực văn minh ra đời. Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản. 6 lOMoARcPSD|12184112 2. Sức lao động là hàng hoá đặc biệt Hàng hóa được biết đến là những sản phẩm lao động hữu hình mà giá trị của nó có thể thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thông qua việc trao đổi, mua bán. Còn hàng hóa đặc biệt là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những loại hàng hóa có tính chất riêng biệt, giá trị cao hoặc đòi hỏi chế độ bảo quản riêng biệt. Trong thế giới hàng hóa, có nhiều loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động cũng là một trong những hàng hóa đặc biệt đó. Chúng có những đặc thù riêng và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Giống như bất kỳ loại hàng hoá nào trên thị trường, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng . Ở mỗi thuộc tính này, hàng hoá sức lao động đều tồn tại những yếu tố khác biệt, quyết định hàng hoá sức lao động trở thành loại hàng hoá đặc biệt: Thứ nhất, về thuộc tính giá trị của hàng hóa sức lao động: Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác , số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường. Giá trị hàng hóa sức lao động có thể được đo lường gián tiếp bằng giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết như: lương thực, thực phẩm, quần áo, điện, nước, tiền đi lại, tiền thuê nhà, tiền thuốc men để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ. Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử của từng quốc gia, từng phong tục tập quán trong từng thời kỳ, trình độ văn minh, điều kiện địa lý, khí hậu, quá trình hình thành giai cấp công nhân . Điều này thể hiện ở chỗ ngoài nhu cầu về vật chất , công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần như vui chơi, giải trí, học tập, tiếp nhận thông tin, giao lưu văn hóa... Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Do đó, có thể xác định do những bộ phận sau đây hợp thành: một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì sức lao động của bản thân người công nhân; hai là, phí tổn đào tạo người lao động; ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân. 7 lOMoARcPSD|12184112 Như vậy, giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của anh ta. Thứ hai, về thuộc tính giá trị sử dụng: Giá trị sừ dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ của nó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sức lao động của người sử dụng sức lao động. Giá trị này phản ánh chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc lao động. Khác với hàng hóa thông thường (sau một thời gian tiêu dùng sẽ mất đi giá tri và giá trị sử dụng theo thời gian ) thì hàng hóa sức lao động , khi được tiêu dùng , ngoài việc sản xuất ra một loai hàng hóa nào đó thì đồng thời nó cũng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đặc biệt là đối với người lao động có tay nghể, trình độ cao. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá. 3. Ví dụ Để thấy rõ được sức lao động chính là một loại hàng hóa đặc biệt, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét ví dụ sau: Giả sử sản xuất giá trị thặng dư được thực hiện dưới hình thái sản xuất cụ thể là sản xuất áo đồng phục và trong quá trình sản xuất này, nhà tư bản thuần túy chỉ đóng vai trò là chủ sở hữu và chỉ có người công nhân là người lao động trực tiếp. Để tiến hành sản xuất áo, nhà tư bản phải ứng ra số tiền như sau: - 110 USD để mua 100 tấm vải - 20 USD hào mòn máy móc để sản xuất 100 tấm thành áo - 25 USD mua hàng hóa sức lao động để sử dụng trong 1 ngày làm việc 8 giờ và điều này được người công nhân thỏa thuận chấp nhận → Như vậy, nhà tư bản phải ứng ra tổng số 155 USD. Trong quá trình sản xuất áo, bằng lao động cụ thể, người công nhân biến vải thành áo . Giá trị của vải và hao mòn máy móc được chuyển vào giá trị của áo. Bằng lao động trừu tượng người công nhân tạo ra giá trị mới, giả định, trong 4 giờ lao động công nhân đã chuyển toàn bộ 110 tấm vải thành áo. Giá trị sợi bao gồm: - Giá trị 110 tấm vải chuyển vào: 110 USD - Hao mòn máy móc: 20 USD - Giá trị mới bằng giá trị sức lao động: 25 USD - Tổng cộng: 155 USD 8 lOMoARcPSD|12184112 Nhà tư bản ứng ra 155 USD, giả định áo được bán hết, thu về 155 USD. Nếu quá trình lao động dừng lại tại điểm này thì không có giá trị thặng dư, tiền ứng ra chưa trở thành tư bản. Để có giá trị thặng dư, thời gian lao động phải vượt quá cái điểm bù lại giá trị sức lao động. Lưu ý là nhà tư bản mua sức lao động của công nhân để sử dụng trong 8 giờ (với 25USD như đã thỏa thuận), không phải 4 giờ. Công nhân phải tiếp tục làm việc trong 4 giờ nữa. Trong 4 giờ này, nhà tư bản chỉ phải bỏ thêm 110 USD để mua 110 tấm vải và 20 USD hao mòn máy móc. Quá trình lao động 4 giờ sau diễn ra như quá trình đầu. Số áo được tạo ra trong 4 giờ lao động sau cũng có giá trị 155 USD. Con số này bao gồm: - Giá trị của vải chuyển vào: 110 USD - Hao mòn máy móc: 20 USD - Giá trị mới tạo thêm: 25 USD Sau khi được bán hết, giá trị thu về sau 8h lao động của công nhân là: 155 USD + 155USD = 310 USD. Tổng cộng, nhà tư bản ứng ra: 220 USD + 40 USD + 25 USD = 285 USD, trong khi đó số sợi sản xuất ra có giá trị 310 USD. Do đó, nhà tư bản thu được lượng giá trị thặng dư là: 310 USD - 285USD = 25 USD. Phần chênh lệch này là giá trị thặng dư. Đây là giá trị mới do người lao động tạo ra ngoài hao phí lao động tất yếu. Phần giá trị mới này nhà tư bản nắm lấy do địa vị là người chủ sở hữu. Như vậy, giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản. B. LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN 1. Thực trạng thị trường lao động hiện nay Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp đang là vấn đề thách thức của Việt Nam để sẵn sàng cho một giai đoạn mới dựa trên nền tảng khoa học công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên 3 lĩnh vực chính: Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học; Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới... Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; 9 lOMoARcPSD|12184112 làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Đặc biệt, nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung-cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động; năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN Như vậy, những ngành nghề sử dụng lao động phổ thông ở mức độ đào tạo đơn giản sẽ chịu tác động lớn và nguy cơ thất nghiệp do sự phát triển của công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ngành nghề sẽ biến mất nhưng lại có những công việc mới ra đời. Trước xu thế máy móc tự động hóa thay thế con người, nguồn nhân lực phải trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. 2. Vị trí của sinh viên 2.1. Thực trạng tình hình việc làm của sinh viên Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học tìm được việc làm do từ nhiều nguồn: Các doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp tại các trường, kể cả doanh nghiệp chọn lọc, hỗ trợ học bổng sinh viên còn đi học để tuyển chọn sinh viên xuất sắc, giỏi, khá, có kỹ năng ngoại ngữ. - Thông qua các ngày hội nghề nghiệp - việc làm cho sinh viên, sàn giao dịch việc làm. - Các trung tâm dịch vụ việc làm, đặc biệt vai trò các trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp của các trường đại học đã giúp nhiều sinh viên tốt nghiệp nhanh chóng có việc làm tương đối phù hợp. - Các mạng thông tin việc làm, các trang tuyển dụng nhân lực trực tuyến. - Thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp niêm yết, trên hệ thống website, Internet, báo, đài, cơ quan thông tin. - Gia đình, thân nhân những người quen giới thiệu. - Tự tìm việc qua những việc thời vụ, bán thời gian khi còn đi học. 10 lOMoARcPSD|12184112 - Sinh viên tự tạo việc làm và khởi nghiệp bằng cách bỏ vốn từ tích lũy làm thêm, từ gia đình, các nguồn quỹ tín dụng việc làm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để tự tạo việc làm. Khởi nghiệp bằng hình thức tổ chức doanh nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ cá nhân, tập thể. Mặt khác, cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập, cụ thể trong cơ cấu đào tạo đại học nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ và khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng khoảng 30%, các nhóm ngành kinh tế – tài chính – khoa học xã hội – y tế – giáo dục chiếm tỷ trọng 70% trong khi nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp thì nhóm ngành kỹ thuật công nghệ - khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 45%; vì vậy thị trường lao động đang thiếu nhiều nhân lực các ngành nghề như: cơ khí, công nghệ thông tin – truyền thông, công nghệ nông – lâm đồng thời, có nhiều ngành học thuộc nhóm kinh tế – tài chính – khoa học – xã hội – y dược được các trường mở ra với số lượng tuyển sinh khá lớn trong những năm gần đầy theo thị hiếu xã hội nhưng chưa đầu tư đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng chuyên ngành nên không được doanh nghiệp đánh giá cao khi tuyển dụng dù số lượng nhiều với nhu cầu nhân lực nhưng chất lượng thì không phù hợp. Do đó, tình trạng thị trường lao động luôn thể hiện “vừa thừa vừa thiếu”. Thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động. Mặt khác, các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp. Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời, do hệ thống thông tin thị trường lao động; hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm thành phố chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thuộc Sở lao động – thương binh và xã hội TP.HCM về nhu cầu tìm việc làm của trên 200.000 sinh viên từ năm 2010 - 2016, có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm, phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác. 11 lOMoARcPSD|12184112 Nổi cộm nhất của thị trường lao động hiện nay và những năm tới đó là nguồn nhân lực có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi vẫn không đủ đáp ứng thị trường lao động. Điều này cũng đồng nghĩa, một bộ phận nhân lực phải thất nghiệp và khó tìm được việc làm ổn định nếu chưa đủ điều kiện nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn và khả năng thích nghi thực tế thị trường lao động. Một thực trạng dễ thấy, các doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao, nhưng ngược lại nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt phần kỹ năng. Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì có đến 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Ngoài vấn đề vừa nêu, một số ngành nghề cũng đang mất cân đối giữa các cấp đào tạo và nhu cầu tuyển dụng. Sự chênh lệch về thu nhập trong từng ngành nghề dẫn đến sự lựa chọn khác nhau trong nhu cầu tuyển dụng và tìm việc, cũng là một trong số nguyên nhân. 2.2. Ưu điểm của lao động sinh viên Thông thường các nhà tuyển dụng thường ưa thích sinh viên mới ra trường bởi vì: - Sự nhiệt huyết và sáng tạo Sự sáng tạo luôn giúp ta máu lửa & nhiệt huyết sẽ kích thích tính sáng tạo trong mỗi con người. Từ hai điều này thường dẫn đến nhiều ưu điểm tương quan khác của người trẻ là nắm bắt xu hướng nhanh lại ham tìm tòi, học hỏi và hết sức chăm chỉ, chịu khó. Cũng chính từ nhiệt huyết và sáng tạo, họ là những người luôn đưa ra quan điểm và góc nhìn mới mẻ, khác với cách những người đi trước nhận định. - Dễ quản lý và đào tạo Do khác biệt giữa môi trường doanh nghiệp và nhà trường, ứng viên mới ra trường có xu hướng ít bị ảnh hưởng bởi chính trị nơi công sở hay những mâu thuẫn thường gặp nơi công sở. Những người đã đi làm lâu năm thường có nhiều vấn đề và mối quan tâm xung quanh trong khi ứng viên mới ra trường chỉ tập trung hoàn thành công việc. Cái họ cần nhiều nhất từ người quản lý là đào tạo và hướng dẫn. - Khả năng nắm bắt xu hướng và công nghệ Người trẻ có khả năng học hỏi tốt và nhanh hơn rất nhiều so với người đã đi làm lâu năm. Và họ cũng chủ động cập nhật đón đầu xu hướng và công nghệ mà không cần sự yêu cầu nào từ sếp. Rõ ràng, nắm bắt xu hướng phát triển và công nghệ thông tin chính là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. - Luôn có tinh thần học hỏi và đổi mới Không phải ai cũng chấp nhận cái mới, thay đổi cái cũ – thói quen của mình, đặc biệt là những người đã làm việc nhiều năm. Các bạn trẻ mới ra trường hoàn toàn 12 lOMoARcPSD|12184112 ngược lại. Sự đổi mới khiến họ cảm thấy thú vị và hào hứng hơn với công việc. Đôi khi, họ cũng chủ động đề xuất thay đổi cái này hoặc cái khác với sếp. - Tiết kiệm chi phí Rất ít nhà tuyển dụng sinh viên thừa nhận nhưng cũng không mấy trong số đó phủ nhận rằng một phần lý do họ thích các sinh viên mới ra trường là vì mức lương. Đặc biệt là với những bạn sinh viên làm việc trong lĩnh vực IT hay thiết kế, sáng tạo bởi trong ngành này ý tưởng chính là tiền mà người trẻ thì lúc nào cũng tràn trề sáng kiến. Sinh viên mới ra trường thường không đòi hỏi nhiều, không yêu cầu cao về lương, thưởng hay những chế độ an sinh khác. Họ còn trẻ, còn khỏe lại có những ưu điểm về nhiệt huyết, sự sáng tạo và tính năng động kể trên, nên họ hoặc chưa phải lo âu nhiều về cơm – áo – gạo – tiền hay những đòi hỏi hơn thiệt, hoặc họ tự mình tìm được nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề đó. Chưa kể tới việc các bạn này luôn sẵn sàng làm việc ở chế độ multi-task mà không đòi hỏi gì nhiều. 2.3. Nhược điểm của lao động sinh viên Bên cạnh những ưu điểm thì sinh viên mới ra trường cũng có rất nhiều khiếm điểm khiến cho nhà tuyển dụng e de và người quản lý cảm thấy mệt mỏi: - Thiếu kinh nghiệm thực tế dẫn đến thụ động Đây là yếu tố then chốt khiến nhiều nhà tuyển dụng sinh viên dù rất thích các ưu điểm của sinh viên mới ra trường nhưng vẫn sợ hãi, de chừng. Việc thiếu kinh nghiệm thực tế vốn là điều dễ hiểu và ai cũng có thể hiểu hay thông cảm được. Tuy nhiên, điều đáng sợ của việc này là các bạn trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế không chỉ thể hiện ở phần chuyên môn mà còn biểu hiện cả ở thái độ làm việc mà đại diện chính là sự thụ động trong công việc. Ngày nay các sinh viên đã khác trước, các trường đại học cũng mở rộng nhiều khóa học kỹ năng mềm hơn để bổ sung cho họ. Ra trường, nhiều bạn rất chăm chỉ, chịu khó và cầu thị. Tuy nhiên, phần lớn các bạn vẫn rơi vào tình trạng thụ động và thiếu kinh nghiệm. Khi bắt tay vào công việc, các bạn luôn chờ chỉ dẫn, đợi lệnh, đòi kết quả của bước thứ 1 rồi mới giải quyết bước thứ 2. Thậm chí, có bạn còn không biết bắt đầu từ đâu, bước tiếp như thế nào và kết thúc ra sao. Trong bất cứ việc gì cũng trong trạng thái chờ đợi và trì hoãn. - Cái tôi cao và thích thể hiện bản thân Tuyển dụng sinh viên mới ra trường là những người cầu tiến và biết nghe lời thì ở họ lại có một phần khiếm khuyết tương quan là thiếu tính cầu thị. Dù rất biết nghe lời nhưng lại không tiếp thu mấy vì cái tôi của những người trẻ vốn rất cao và luôn thích thể hiện bản thân mình trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh. 13 lOMoARcPSD|12184112 Có lúc bạn rất thích làm việc với những người trẻ vì họ dám phản bác lại những ý kiến tưởng như đã đổ thành bê tông với lý thuyết không thể bác bỏ và đưa ra nhiều hướng đi mới bất chấp tất cả. Nhưng cũng sẽ có lúc, bạn chỉ muốn làm việc trong yên bình với những người từ 30 tuổi trở lên, những người cho bạn cảm giác từ tốn, điềm tĩnh và trầm lắng đủ để trao đổi, đánh giá hay đi thẳng vào vấn đề cần thống nhất một cách nhanh gọn. - Trinh độ tiêng anh han chê Có rất nhiều sinh viên mới ra trường rất giỏi, có năng lực nhưng họ lại không thể tiếp cận được với các chương trình đào tạo của các doanh nghiệp vì không giao tiếp bằng tiếng Anh, đó là một hạn chế lớn của sinh viên. - Không biêt làm viêc nhom Không biết làm việc nhóm là khi bạn không biết/ không muốn chia sẻ công việc cho mọi người theo khả năng mà thường ôm đồm tất cả về mình để “giải quyết cho nhanh” hay khi bạn không biết cách hoà hợp hay kết nối các thành viên còn lại với nhau, Làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp hiệu suất công việc nâng cao, gắn kết các thành viên với nhau và bù trừ thiếu sót của mỗi người trong một tập thể. Nguyên nhân của những nhược điểm này: - Thiếu định hướng trong thời gian học tập - Học tập một cách thụ động - Vốn ngoại ngữ kém - Không chú trọng nâng cao kỹ năng mềm 3. Liên hệ đến việc học tập của bản thân Việc nghiên cứu và chứng minh hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động là hàng hóa (khi có đủ giá trị và giá trị sử dụng) đặc biệt (tồn tại trong mỗi cá thể riêng biệt) cho nên việc xây dựng thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay là yêu cầu tất yếu. Để đảm bảo sự đa dạng hóa các ngành, các hình thức kinh tế,trong nền kinh tế hàng hóa, Đảng và Nhà nước không chỉ ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý phù hợp, thuận lợi thúc đẩy sự phát triển đó mà bản thân người lao động cũng phải tự tạo cho mình cơ hội để có đủ khả năng đảm nhận, duy trì và phát triển công việc. Là một sinh viên Trường Đại học Thương mại, khi bước chân ra ngoài cánh cửa đại học, những gì bản thân đối diện là bằng tốt nghiệp và thị trường lao động luôn song hành những cơ hội và thách thức. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này thì bản thân là một thế hệ trẻ của đất nước, tôi hiểu được để trở thành một 14 lOMoARcPSD|12184112 công dân có ích cần rất nhiều sự cố gắng và học hỏi tức ý thức được bản thân phải có những yếu tố căn bản làm nền tảng vững chắc để tôi có thể bước vào thị trường lao động. Thứ nhất, sinh viên phải có đủ đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn (bằng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc) của chuyên ngành. Đảm bảo cho vị trí công việc mơ ước, việc sở hữu một tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi hoặc loại xuất sắc và bản xác nhận không vi phạm hình sự là yếu tố cần và đủ cho bất cứ sinh viên nào mới ra trường. Các nhà tuyển dụng sẽ xem xét hai yếu tố cơ bản đó để cân nhắc xem người xin việc có đủ đạo đức và kiến thức nền tảng, chuyên môn phù hợp với vị trí họ ứng tuyển hay không. Để điều đó thực thi, sinh viên cần ren luyện tư tưởng đạo đức đúng đắn, vừa phù hợp với các chuẩn mực đạo đức hiện nay vừa không vi phạm pháp luật và có một phương pháp học tập phù hợp với thời gian, năng lực của bản thân để đạt được hiệu quả, thành tích học tập tốt nhất. Thứ hai, sinh viên cần trang bị thêm cho bản thân chứng chỉ ngoại ngữ và tin học văn phòng.Thời đại mở cửa hội nhập có sự giao thoa giữa kinh tế, văn hóa, giáo dục,giữa các nước xong yêu cầu khả năng ngoại ngữ là tất yếu đối với mọi ngành nghề. Các chứng chỉ ngoại ngữ: tiếng anh (A, B, Toeic, Ielts), tiếng trung (HSK), tiếng nhật (N),...trong đó chứng chỉ tiếng anh chiếm đa số các chuẩn đầu ra của mọi trường đại học nói chung và Trường Đại học Thương mại nói riêng. Do đó, việc học và thực hành ngoại ngữ là điều mà mỗi sinh viên nên thực hiện mỗi ngày. Khi khả năng ngoại ngữ tốt đi kem với cơ hội việc làm của sinh viên ngày càng lớn, tiếp cận với nền văn hóa mới nhiều hơn (tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn be quốc tế,..). Ngoài ra, nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng yêu cầu khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng cụ thể như: Word, Powpoint, Excel. Chính vì vậy, chứng chỉ tin học văn phòng (MOS) là một lợi thế trong cạnh tranh khi đi dự tuyển xin việc và đảm bảo công việc hoàn thành chỉnh chu. Thứ ba, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn tới sự thành công trong bất kì công việc. Thậm chí, giao tiếp đã trở thành một bộ môn nghệ thuật mà nhiều người bỏ tiền ra để học. Sinh viên cần phải luyện tập giao tiếp từ những điều nhỏ nhặt nhất như: cách chào hỏi, cách nói chuyện trong tình huống cụ thể, cách khen/ chê người khác. Khả năng giao tiếp tốt là bàn đạp cho sự tự tin, đầy cảm hứng cho bài thuyết trình trên lớp, khóa luận tốt nghiệp năm cuối và xa hơn nữa là cơ hội tạo được mối quan hệ gần tốt, khả năng thăng tiến trong công việc của mình. Hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp, bản thân mỗi ngày cần luyện tập nói một mình trước gương, lựa chọn ngôn 15 lOMoARcPSD|12184112 từ phù hợp trong cuộc hội thoại hàng ngày, điều chỉnh ngữ điệu, biểu cảm khuôn mặt và phong thái tự tin. Kỹ năng làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc của hầu hết các đơn vị tuyển dụng. Để đạt được hiệu quả và năng suất cao, nhân viên không thể làm việc đơn lẻ mà cần có một đội hỗ trợ. Và trong việc học tập trên giảng đường đại học cũng chẳng có gì xa lạ khi môn học nào cũng có một hệ điểm làm việc nhóm, thảo luận với nhau để cùng làm ra bài tiểu luận. Chúng ta là những người lao động thuộc các ban ngành khác nhau trong tương lai nên phải sống và làm việc theo tập thể, cần có ý thức, thái độ tích cực, loại bỏ lợi ích cá nhân để làm việc nhóm có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Thứ tư, thái độ của sinh viên quyết định đến sự thành công – thất bại. Một thái độ trách nghiệm, trung thực, cầu toàn, nghiêm túc sẽ là giải pháp hữu hiệu cho mọi vấn đề mà sinh viên phải giải quyết. Chẳng hạn như, khi đối mặt với một rắc rối lớn người có thái độ tốt sẽ suy nghĩ thận trọng, đúng đắn để khắc phục và khôi phục mặt tích cực của vấn đề. Ngược lại, gặp phải người có thái độ không tốt sẽ khiến vấn đề ngày càng trở nên rắc rối, tiêu cực. Thứ năm, quản lí thời gian hiệu quả. Quản lí thời gian tốt là việc đi học, đi làm đúng giờ, hoàn thành công việc đúng hạn, đi đúng giờ hẹn, sắp xếp thời gian hợp lý để có đủ thời gian cho bản thân, gia đình và công việc. Việc quản lí thời gian hợp lí là minh chứng cho tính tự giác cao, đảm bảo hoàn thành các yêu cầu mình đặt ra, đồng thời thể hiện sự tôn trọng bản thân và người khác, tăng năng suất làm việc của bản thân một cách đáng kể. Thứ sáu, tích lũy kinh nghiệm là yếu tố đủ để sinh viên năm cuối có thể tốt nghiệp ra trường. Kinh nghiệm thực tế là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng đánh giá cao ở ứng viên vừa tốt nghiệp đại học. Đối với sinh viên, trong chương trình đào tạo có một kì thực tập là yêu cầu bắt buộc, điều kiện đủ để tốt nghiệp ra trường. Đây là khoảng thời gian bổ ích để sinh viên có thể tích luỹ kinh nghiệm, tìm hiểu môi trường, tác phong và công việc chuyên môn. Trong quá trình thực tập, sinh viên có cơ hội vận dụng những kĩ năng ren luyện trên giảng đường đại học như: kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng ngoại ngữ, tin học văn phòng để công việc đạt được hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, thực tập còn là quá trình rút ra những kinh nghiệm đầu tiên khi làm việc đúng chuyên ngành của mình tạo cơ hội cho bản thân sau này đảm nhận vị trí công việc nhất định, bền vững trong công ty. Cuối cùng, đảm bảo một sức khỏe tốt và duy trì tinh thần nhiệt huyết, đam mê, kiên trì với chính chuyên ngành sinh viên theo đuổi. Nhận thức được hàng hoá sức lao động là loại hành hóa đặc biệt và bản thân sinh viên sau này trở thành người lao động sở hữu và tìm kiếm giá trị qua chính hao phí lao động bản thân bỏ ra. Vì 16 lOMoARcPSD|12184112 vậy, việc tăng cường độ, áp lực cho bản thân để hoàn thành xong công việc mà tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe là điều không nên. Do vậy, việc đảm bảo, duy trì một sức khỏe tốt như: ăn uống, tập luyện thể dụng đầy đủ, đều đặn, thường xuyên, nuôi dưỡng tinh thần thoải mái, năng động, hoạt bát, tràn đầy năng lượnglà điều cần thiết. Giữ ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, sự dũng cảm, kiên trì đối với lựa chọn của bản thân là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi cá nhân trong tương lai. 4. Giải pháp 4.1. Đối với sinh viên: Sinh viên cần tích cực trong học tập, chăm chỉ ren luyện tiếp thu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi sinh viên cần xác định rõ mục tiêu và việc cần ưu tiên số 1 của mình là học tập và hãy tập trung làm thật tốt việc này. Dù là tân sinh viên hay sắp rời xa cánh cổng đại học, đừng bao giờ ngừng học hỏi nâng cao tri thức của bản thân. Kiến thức chuyên ngành mà sinh viên có được ở trường đại học là yếu tố quyết định giúp các sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lại.Tuy nhiên, ngoài những kiến thức đó, để vượt qua thử thách và những khó khăn trong bước đường phía trước sinh viên nên bổ sung cho mình những kỹ năng mềm giúp thích nghi ngay với môi trường làm việc mới. Vì vậy, ngay trong quá trình học tập tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, sinh viên nên thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình cùng với một số kỹ năng mềm khác cần có đó là: kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, giao tiếp tự tin, làm việc theo nhóm phục vụ cho công việc sau này. Sinh viên nên được khuyến khích đi làm thêm để có sự trải nghiệm, nhất là với những công việc có liên quan đến ngành học. Như vậy, sau khi ra trường sẽ dễ được tuyển dụng vào các cơ quan doanh nghiệp, sinh viên cũng sẽ tự tin hơn và không bị bỡ ngỡ với một môi trường hoàn toàn mới. Có kinh nghiệm và kiến thức cũng là cơ hội giúp thăng tiến trong công việc. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại của hội nhập quốc tế, kiến thức, kỹ năng sử dụng tin học, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) là hết sức cần thiết. Đây là một công cụ quan trọng, thiết yếu để sinh viên tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Đầu tư thời gian để học thêm một hay nhiều ngoại ngữ luôn là điều cần thiết. Khi ra trường, nếu không nắm trong tay một ngoại ngữ nào hay kĩ năng tin học thì sẽ dễ bị "đào thải", cơ hội tìm việc sẽ ít đi rất nhiều và việc khởi nghiệp cũng gặp vô số khó khăn. 4.2. Đối với nhà trường: 17 lOMoARcPSD|12184112 Nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp (Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến công tác quản lý...), trong định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới, Trường cần mở thêm các ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và nhu cầu xã hội. Gắn kết chặt chẽ giữa Nhà trường với các cơ quan, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong các hoạt động tìm hiểu nhu cầu lao động, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp, phối hợp trong công tác thực tập và hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Với sự nỗ lực của Nhà trường và bản thân các sinh viên, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin của nhà tuyển dụng và ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm như mong muốn. 18 lOMoARcPSD|12184112 KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu và phân tích đề tài này, chúng ta đã thấy rằng sức lao động không chỉ là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống cá nhân, mà còn là một hàng hóa đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và khởi nghiệp. Sức lao động không chỉ đơn thuần là sức mạnh lao động của con người mà còn bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng sáng tạo. Việc học tập không chỉ giúp chúng ta tích lũy kiến thức và kỹ năng, mà còn giúp tạo ra một sức lao động có giá trị cao trên thị trường lao động. Học tập không chỉ dừng lại ở việc nhận bằng cấp mà còn liên quan đến việc phát triển tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, và kỹ năng giao tiếp. Tất cả đều quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại. Ngoài ra, khởi nghiệp cũng là một cách tận dụng sức lao động của bản thân một cách hiệu quả. Từ việc khởi đầu một doanh nghiệp nhỏ cho đến việc tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao, sức lao động là tài sản quý báu để xây dựng và phát triển kinh doanh. Khả năng sáng tạo, khéo léo quản lý thời gian và tạo ra giá trị đối với khách hàng đều phụ thuộc vào sức lao động. 19 lOMoARcPSD|12184112 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Internet; Ưu và nhược điểm của sinh viên mới ra trường mà nhà tuyển dụng quan tâm; 26/08/2023 tuyen-dung-quan-tam [2] HangCham; Sinh viên sống và học tập thế nào để khi ra trường không phải nói "Giá như..."; 22/04/2017 noi-gia-nhu [3] PSG.TS Ngô Tuấn Nghĩa; Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin; 08/2019 [4] Đỗ Hồng Thắng; Thực trạng và một số giải pháp việc làm cho sinh viên trường đại học công đoàn sau khi tốt nghiệp; 06/07/2021 sinh-vien-truong-dai-hoc-cong-doan-sau-khi-tot-nghiep 20 lOMoARcPSD|12184112
File đính kèm:
- tieu_luan_chung_minh_suc_lao_dong_la_mot_hang_hoa_dac_biet_t.pdf