Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt. Từ đó vận dụng đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận lợi

pdf 47 trang yenvu 02/07/2024 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt. Từ đó vận dụng đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt. Từ đó vận dụng đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận lợi

Tiểu luận Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt. Từ đó vận dụng đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận lợi
 Bản chốt lần 1 KTCT - fgfgff
Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại)
lOMoARcPSD|12184112
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ 
------ 
BÀI THẢO LUẬN 
CHỨNG MINH SỨC LAO ĐỘNG LÀ MỘT HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT 
VÀ VẬN DỤNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SAU KHI 
TỐT NGHIỆP RA NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THUẬN LỢI 
Hà Nội, tháng 10 nĕm 2023 
Nhóm thực hiện : Nhóm 4 
Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Vân 
Lớp học phần : 231_RLCP1211_19 
lOMoARcPSD|12184112
2 
MỤC LỤC 
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3 
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................ 3 
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 3 
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 3 
PHẦN II: NỘI DUNG ........................................................................................................ 5 
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 5 
1.1. Sức lao động .............................................................................................................. 5 
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 5 
1.1.2. Phân biệt lao động và sức lao động ................................................................... 5 
1.1.3. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động ............................................................. 6 
1.2. Sức lao động là một hàng hóa đặc biệt ................................................................... 7 
1.2.1. Điều kiện để sức lao động là một hàng hóa ...................................................... 7 
1.2.2. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt....................................................... 7 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM ..... 11 
2.1. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam ........................................................... 11 
2.2. Vị trí của sinh viên trong thị trường lao động ..................................................... 15 
2.2.1. Thực trạng tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường .................... 15 
2.2.2. Ưu và nhược điểm của sinh viên ..................................................................... 18 
2.3. Những yếu tố giúp sinh viên có thể dễ dàng gia nhập thị trường lao động sau khi 
tốt nghiệp ........................................................................................................................ 20 
2.3.1. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm ...................................................... 20 
2.3.2. Phát triển các yếu tố trong tam giác ASK: Thái độ - Kỹ nĕng - Kiến thức" .. 22 
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ BẢN THÂN ........................................................................... 24 
PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................... 43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 44 
lOMoARcPSD|12184112
3 
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do lựa chọn đề tài 
Trong những nĕm qua, nước ta đã đang dần chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền 
kinh tế thị trường, nhiều thị trường đã và đang từng bước hình thành và phát triển. Một trong 
những thị trường được hình thành đó là thị trường lao động. Sức lao động được coi là một 
“hàng hoá đặc biệt”, tiền lương được coi là mức giả của sức lao động và được quyết định bởi 
sự thỏa thuận giữa hai bên. Thị trường lao động có sự phát triển nhưng không đồng đều điều 
này dẫn tới sự mất cân bằng giữa cung - cầu trong thị trường lao động ở mỗi ngành nghề và 
mỗi vùng miền khác nhau. 
Nĕm 2022, theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ thất nghiệp trong độ 
tuổi lao động là 2,32% và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 2,21%. Và hằng nĕm 
chúng ta lại có thêm khoảng 1 triệu người mới tham gia vào thị trường lao động, trong đó có 
khoảng 300 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng đã cung cấp cho các công ty, doanh nghiệp một 
lượng lớn nguồn nhân lực. Nhưng vẫn có các doanh nghiệp lớn than vãn “khan hiếm nguồn 
nhân lực” và dẫn đến tình trạng thất nghiệp của người lao động. Nguyên nhân của tình trạng 
này là do sự mất cân bằng về cung - cầu trong lao động. Người lao động thì còn chưa qua đào 
tạo, tay nghề còn thấp, không có trình độ và chuyên môn còn hạn chế dẫn đến không đáp ứng 
được với những gì doanh nghiệp yêu cầu và đang tìm kiếm. Điều này càng khiến cho sinh viên 
chúng ta cần phải có trách nhiệm hơn trong việc học tập, rèn giũa và tích lũy kinh nghiệm của 
các kỹ nĕng cơ bản và cần thiết về chuyên môn của mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà 
trường. Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin về hàng hóa sức lao động cùng với thực trạng 
thị trường sức lao động của nước ta hiện nay thì việc cải thiện thị trường sức lao động không 
chỉ mang tính kinh tế mà còn mang một ý nghĩa về chính trị, vì thế nhóm chúng tôi quyết định 
chọn đề tài “Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt. Từ đó vận dụng đến việc 
học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận 
lợi”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 
Chứng minh sức lao động là một hàng hoá đặc biệt, từ đó vận dụng đến việc học tập 
của bản thân để sau khi tốt nghiệp ra nhập thị trường lao động thuận lợi. 
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 
• Tìm hiểu về lý thuyết sức lao động. 
lOMoARcPSD|12184112
4 
• Tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến sức lao động, các đặc điểm của sức lao 
động và cách phân biệt giữa sức lao động và lao động. 
• Tìm hiểu những lợi ích và hạn chế của thị trường lao động Việt Nam hiện nay. 
• Tìm hiểu những yếu tố giúp sinh viên có thể dễ dàng gia nhập vào thị trường lao động 
sau khi tốt nghiệp từ đó liên hệ đến bản thân. 
lOMoARcPSD|12184112
5 
PHẦN II: NỘI DUNG 
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ THUYẾT 
1.1. Sức lao động 
1.1.1. Khái niệm 
 Sức lao động theo quan điểm của triết học Mác là toàn bộ những nĕng lực thể chất và 
tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận 
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. 
 Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng 
không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Thực tiễn lịch sử cho 
thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân người nô lệ thuộc sở 
hữu của chủ nô nên anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự 
do tuy được tuỳ ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không 
phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình, chứ chưa 
buộc phải bán sức lao động để sống. Sức lao động để trở thành hàng hóa cần phải có những 
điều kiện nhất định. 
 Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa: 
Một, người lao động được tự do về thân thể. 
Hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức 
lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, nên họ phải bán sức lao động. 
 Trên thực tế, hàng hóa sức lao động đã xuất hiện từ trước thời chủ nghĩa tư bản. Nhưng 
chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành, mối quan hệ làm thuê mới trở nên phổ biến và hoàn 
thiện bộ máy sản xuất cho nền kinh tế. Lúc này, sự cưỡng bức lao động đã biến mất, thay vào 
đó là các thoả thuận giữa người thuê và người bán sức lao động. Đây chính là tiền đề khiến 
chủ nghĩa tự do cá nhân phát triển, đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc của vĕn minh nhân loại. 
1.1.2. Phân biệt lao động và sức lao động 
 Lao động và sức lao động có nhiều điểm khác nhau, điểm khác nhau cơ bản nhất là Sức 
lao động là khả nĕng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. 
lOMoARcPSD|12184112
6 
 Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi 
các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người Như vậy tựu chung lại có thể hiểu 
lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải tạo 
thiên nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người. 
Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những nĕng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần 
tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng 
mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả nĕng lao động của con 
người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ 
yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả nĕng lao động, còn lao động là sự tiêu 
dùng sức lao động trong hiện thực. 
1.1.3. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động 
Khi sức lao động trở thành hàng hóa, nó cũng có hai thuộc tính như hàng hóa thông 
thường. Đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng. 
• Giá trị của hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và 
tái sản xuất ra sức lao động quyết định. 
 Sức lao động chỉ tồn tại như nĕng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra nĕng lực 
đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. 
 Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy 
thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy. Diễn đạt 
theo cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng 
giá trị của cá tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. 
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau hợp thành: 
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao 
động; 
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động; 
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của 
người lao động. 
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng hóa 
sức lao động phải phản ánh giá trị nêu trên. 
lOMoARcPSD|12184112
7 
• Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của người mua. 
Khác với nhu cầu thông thường, khi sử dụng hàng hóa sức lao động, người mua hàng 
hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tĕng thêm. 
 Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử. 
Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính nĕng đặc biệt mà không hàng hóa 
thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo 
tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá 
trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có. 
1.2. Sức lao động là một hàng hóa đặc biệt 
1.2.1. Điều kiện để sức lao động là một hàng hóa 
Theo quan điểm của C.Mác, ta có thể hiểu rằng: “ Sức lao động hay nĕng lực lao động 
là toàn bộ những nĕng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang 
sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”. 
Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động 
sản xuất. Tuy vậy, để sức lao động có thể trở thành hàng hóa cần phải đảm bảo đủ 2 điều kiện 
sau: 
Một là, người lao động được tự do về thân thể. Tự do ở đây có nghĩa là không phải phụ 
thuộc vào bất kỳ ai, người lao động có thể chi phối, sử dụng sức lao động của mình. Người 
lao động sẽ trao đổi, bán sức lao động của mình như một loại hàng hóa thông thường. Việc 
biến sức lao động trở thành hàng hóa đòi hỏi phải xóa đi chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ 
phong kiến. 
Hai là, người lao động bị tước đoạt hết, không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để 
tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao 
động để duy trì và phát triển cuộc sống. Sự tồn tại đồng thời cả hai điều kiện nói trên là điều 
tất yếu biến sức lao động trở thành hàng hóa. 
1.2.2. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt 
Giống như bất kỳ hàng hóa nào trên thị trường, hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc 
tính là giá trị và giá trị sử dụng. Ở mỗi thuộc tính này, hàng hóa sức lao động đều tồn tại những 
yếu tố khác biệt, quyết định hàng hóa sức lao động trở thành loại hàng hóa đặc biệt. 
lOMoARcPSD|12184112
8 
• Giá trị hàng hóa sức lao động: 
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số 
lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng, 
sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái sản xuất ra nĕng 
lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. 
Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành 
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách 
khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt 
để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường. Khác với hàng hoá 
thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. 
Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà 
còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,). Nhu cầu đó, cả về khối lượng 
lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng 
giống nhau. Nó tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình 
độ vĕn minh đã đạt được của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào tập quán, vào điều kiện 
địa lý và khí hậu, vào điều kiện hình thành giai cấp công nhân. 
Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mô những 
tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Do đó, có thể xác 
định do những bộ phận sau đây hợp thành: một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để 
duy trì sức lao động của bản thân người công nhân; hai là, phí tổn học việc của công nhân; ba 
là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân. Như vậy, giá trị sức 
lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức 
lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của anh ta. 
Để nêu ra được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần 
nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của hai xu hướng đối lập nhau. Một mặt là sự tĕng nhu cầu 
trung bình xã hội về hàng hoá và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, do đó làm tĕng giá 
trị sức lao động. Mặt khác là sự tĕng nĕng suất lao động xã hội, do đó làm giảm giá trị sức lao 
động. Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật 
và những điều kiện khác , sự khác biệt của công nhân về trình độ lành nghề, về sự phức tạp 
của lao động và mức độ sử dụng nĕng lực trí óc và tinh thần của họ tĕng lên. 
lOMoARcPSD|12184112
9 
Tất cả những điều kiện đó không thể không ảnh hưởng đến các giá trị sức lao động. 
Không thể không dẫn đến sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế bị che lấp 
đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động. 
• Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động 
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ thể 
hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao 
động sản xuất. Những tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện đó là: 
Thứ nhất, sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với giá trị sử 
dụng của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hoá sức lao động, nó tạo ra một giá 
trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. 
Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ 
bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa 
khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư bản 
khi sức lao động trở thành hàng hoá. 
Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc cung ứng sức lao 
động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động. Đối với 
hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào con người với những đặc điểm của họ, nhưng 
đối với thị trường lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cung. 
Sức lao động được coi là một hàng hóa đặc biệt vì nó có những điểm đặc biệt trong bối 
cảnh kinh tế: 
Khả nĕng tạo ra giá trị: Sức lao động là nguồn tạo ra giá trị kinh tế bằng cách tham gia 
vào quá trình sản xuất và cung cấp sản xuất và dịch vụ. Nó giúp tạo ra lợi nhuận cho 
doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. 
Sự đa dạng: Sức lao động không giống nhau về kỹ nĕng, kinh nghiệm và khả nĕng. Sự 
đa dạng này tạo ra sự linh hoạt trong sự lựa chọn và sử dụng nguồn lao động phù hợp 
trong từng ngành nghề nghiệp. 
Khả nĕng biến đổi: Nĕng lực lao động có thể được đào tạo và phát triển, giúp nâng cao 
nĕng suất và chất lượng của công việc. Điều này giúp cho sức lao động trở thành một 
nguồn tài nguyên có thể tối ưu hóa. 
lOMoARcPSD|12184112
10 
Thị trường lao động: Sức lao động tồn tại trong một thị trường riêng, có cung và cầu. 
Giá trị của sức lao động ( nói cách khác là lương) phụ thuộc vào tình hình thị trường 
lao động và nó có thể thay đổi theo thời gian. 
Độc lập và không thay thế: Mỗi người lao động đều có những kỹ nĕng, kinh nghiệm 
và khả nĕng riêng biệt, điều này làm cho lao động không thể thay thế một cách dễ dành. 
Không có hai người lao động nào hoàn toàn giống nhau và tìm người thay thế cho một 
công việc có thể yêu cầu thời gian và trang thiết bị. 
Thời gian và nĕng lượng làm việc: Sức lao động có giới hạn về thời gian và nĕng lượng 
của mỗi người. Mọi người chỉ có thể làm việc trong một số giờ cố định mỗi ngày và có 
giới hạn về khả nĕng làm việc. Điều này làm cho sức lao động trở thành một tài nguyên 
quý giá cần được quản lý cẩn thận. 
Quản lý và cung cấp: Việc quản lý, đào tạo và duy trì sức lao động đòi hỏi sự đầu tư từ 
phía doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc chi trả lương, cung cấp điều kiện và phát 
triển kỹ nĕng của nhân viên để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. 
Tác động xã hội: Nĕng lực lao động có tác động đến cuộc sống và phát triển xã hội. 
Qua đó có thể cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn và thu hút sự tham gia của những 
người đóng góp vào sự phát triển bền vững của toàn xã hội. 
lOMoARcPSD|12184112
11 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI 
VIỆT NAM 
2.1. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam 
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào 
thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến ngày 
19/9/2023, theo trang Danso.org dân số hiện tại của Việt Nam là 99.855.920 theo số liệu mới 
nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. Gia tĕng dân số 
trong những nĕm qua kéo theo gia tĕng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi nĕm Việt 
Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh 
quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - 
xã hội. Việt Nam có tốc độ tĕng nĕng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. 
2.1.1. Lực lượng lao động 
Dân số Việt Nam đang gia tĕng nhanh chóng, với một tỷ lệ sinh cao và tuổi thọ dài. 
Điều này dẫn đến sự tĕng về số lượng lao động. Theo Thông cáo báo chí tình hình lao động 
việc làm của Tổng cục thống kê nĕm 2023 vào quý III, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 
là 52,4 triệu người, cao hơn gần 0,8 triệu người so với cùng kỳ nĕm trước. Con số này ở khu 
vực thành thị và khu vực nông thôn đều tĕng, Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 19,5 
triệu người, chiếm 37,3%; lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,8% lực lượng 
lao động của cả nước, trong đó xét theo giới tính, lực lượng lao động nữ giảm và lực lượng 
lao động nam tĕng. 
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tính đến quý III nĕm 2023 là 68,9%, duy trì ở mức 
ổn định. Quan sát theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp 
hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều 
nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 30,7%; nông thôn: 45,6%) và nhóm từ 
15-24 tuổi (thành thị: 39,3%; nông thôn: 49,2%). 
lOMoARcPSD|12184112
12 
Hình 2.1: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, giai đoạn 2021-2023 ( theo % ) 
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ cũng có xu hướng tĕng. Tuy nhiên, tính 
đến nay cả nước vẫn còn 38,1 triệu người lao động chưa qua đào tạo. Con số này cho thấy 
thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. 
Do đó, việc xây dựng các chính sách và chương trình đào tạo cụ thể là yêu cầu rất cấp thiết 
trong thời gian tới. 
2.1.2. Số người có việc làm 
Tỷ lệ việc làm trong độ tuổi lao động của nước ta hiện nay có xu hướng tĕng lên, khu 
vực công nghiệp và xây dựng nhìn thấy sự phục hồi nhẹ. Điều này đã cho thấy sự cải thiện 
trong khả nĕng tạo việc làm của nền kinh tế Việt Nam. 
Nhìn chung, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,3 triệu người, tĕng 523,6 
nghìn người trong quý III nĕm 2023, tương ứng tĕng 1,03% so với cùng kỳ nĕm trước. Số lao 
động có việc làm ghi nhận tĕng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và 
nữ giới. 
Sự tĕng số người có việc làm hiện nay có nhiều nguyên nhân đóng góp. Trong số đó, 
tĕng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng. Khi nền kinh tế phát triển và mở rộng, các doanh 
nghiệp tĕng cường quy mô sản xuất và tuyển dụng nhân lực mới. Đồng thời, đầu tư trong các 
ngành công nghiệp mới như công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, dịch vụ tài chính và du 
lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. 
Chính sách hỗ trợ và cải cách cũng đóng vai trò quan trọng. Những chính sách khuyến 
khích đầu tư, giảm thuế và cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các 
doanh nghiệp và tạo ra môi trường việc làm tích cực. Đổi mới công nghệ và cách mạng công 
lOMoARcPSD|12184112
13 
nghiệp 4.0 cũng đóng góp đáng kể. Công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và 
big data tạo ra nhu cầu về nhân lực có kỹ nĕng chuyên môn cao và kỹ thuật. 
Mở cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực. Việc mở 
cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài tạo ra cơ hội việc làm mới thông qua việc mở các 
nhà máy, vĕn phòng đại diện và trung tâm nghiên cứu và phát triển. Cuối cùng, chính sách và 
các chương trình thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng tạo ra cơ hội việc làm 
trong lĩnh vực này. 
Tổng hợp lại, tĕng số người có việc làm hiện nay là kết quả của tĕng trưởng kinh tế, 
đầu tư trong các ngành công nghiệp mới, chính sách hỗ trợ và cải cách, đổi mới công nghệ và 
công nghiệp 4.0, mở cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài, cùng với sự phát triển nông 
nghiệp và nông thôn. Các yếu tố này góp phần tạo ra môi trường việc làm tích cực và cung 
cấp cơ hội cho người lao động. 
2.1.3. Lao động có việc làm theo khu vực kinh tế 
Nĕm 2023, ghi nhận sự phục hồi nhẹ về lao động trong khu vực công nghiệp và xây 
dựng sau khi bị sụt giảm do ảnh hưởng sụt giảm đơn hàng trong các ngành công nghiệp dệt, 
may, da giày; chế biến gỗ và điện tử. Trong khi đó, lao động trong khu vực dịch vụ đạt 20,4 
triệu người và có xu hướng tĕng mạnh nhất trong 3 khu vực; khu vực nông, lâm nghiệp và 
thủy sản giảm. Số lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói chung đã có dấu hiệu phục 
hồi sau những biến động về nhu cầu thị trường tiêu dùng thế giới. Ở chiều ngược lại, lao động 
ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm; ngành sản xuất đồ uống cũng giảm. 
So sánh cùng kỳ các nĕm từ 2020 đến nay (trừ nĕm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-
19), sự chuyển dịch cơ cấu ngành giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và hai khu vực 
còn lại dường như chậm lại. Điều này một phần do những khó khĕn của ngành công nghiệp 
chế biến chế tạo trong nĕm qua đã không tạo được động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao 
động. 
2.1.4. Lao động có việc làm phi chính thức 
Số người lao động đang làm việc có xu hướng tĕng nhưng thị trường lao động chưa có 
sự cải thiện về chất lượng lao động khi số lao động làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn 
định vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Số người có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao động 
làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản) trong nĕm 2023 là 33,4 triệu người, tĕng 43,9 
lOMoARcPSD|12184112
14 
nghìn người so với nĕm trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức hiện chiếm đến 
65,0%. 
2.1.5. Lao động thiếu việc làm 
Mặc dù tỷ lệ việc làm tĕng, vẫn còn một số lao động gặp khó khĕn trong việc tìm kiếm 
việc làm ổn định và có thu nhập cao. Đặc biệt là ở một số khu vực nông thôn và trong một số 
ngành nghề không phát triển mạnh. Lao động trẻ và lao động với trình độ học vấn thấp thường 
gặp khó khĕn trong việc tìm việc làm phù hợp. 
Sự sụt giảm sức mua ở các thị trường xuất khẩu; xung đột giữa Nga-Ukraine; lạm phát, 
giá cả tĕng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, làm cho tổng cầu hàng hóa trên thế giới sụt 
giảm, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn cũng bị suy giảm, dẫn tới các doanh nghiệp 
trong nước bị cắt giảm đơn hàng, gây khó khĕn cho việc sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng 
người lao động tiếp tục bị mất việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong bối cảnh đó, Bộ Lao 
động-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các địa phương nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh 
của doanh nghiệp, kịp thời có những giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khĕn, vướng mắc cho 
doanh nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà 
soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho người lao động; tĕng cường tổ chức các phiên 
giao dịch việc làm, đặc biệt các phiên giao dịch việc làm chuyên đề theo từng loại lao động, 
cụm doanh nghiệp để nhanh chóng kết nối việc làm cho người lao động. Các địa phương cũng 
đã đẩy mạnh giải ngân vốn cho vay giải quyết việc làm, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm 
và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đó, về cơ bản, tình hình thiếu việc 
làm không thay đổi nhiều. Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động nĕm 2023 
khoảng 940,9 nghìn người. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động chiếm 2,06%, tĕng 
0,14 điểm phần trĕm so với cùng kỳ nĕm trước. 
2.1.6. Thu nhập bình quân tháng của người lao động 
Điều kiện thu nhập của người lao động đã được cải thiện theo thời gian. Theo Thông 
cáo tình hình lao động việc làm của Tổng cục Thống kê nĕm 2023, thu nhập bình quân tháng 
của người lao động là 7,1 triệu đồng, tĕng so với các nĕm trước đó. Tuy nhiên, thu nhập này 
vẫn có sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực và ngành nghề. 
Thu nhập bình quân của người lao động theo vùng kinh tế – xã hội 
So với các nĕm trước, nĕm nay thu nhập bình quân của người lao động tĕng tại tất cả 
các vùng kinh tế – xã hội của cả nước; trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tĕng 
lOMoARcPSD|12184112
15 
cao nhất ( 8,4 triệu đồng ), thu nhập bình quân tháng của người lao động tại vùng Đông Nam 
Bộ là 8,8 triệu đồng. 
Thu nhập bình quân của người lao động theo khu vực kinh tế 
So với cùng kỳ nĕm trước, thu nhập bình quân tháng của lao động trong 2023 tại ba 
khu vực kinh tế đều tĕng; trong đó, khu vực dịch vụ ghi nhận tốc độ tĕng cao nhất tiếp theo là 
khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản, cuối cùng là khu vực công nghiệp và xây dựng. 
Thu nhập bình quân của người lao động theo ngành kinh tế 
Thu nhập bình quân của lao động tĕng lên ở hầu hết các ngành kinh tế. Một số ngành 
ghi nhận tốc độ tĕng thu nhập bình quân khá so với nĕm trước: ngành khai khoáng, ngành dịch 
vụ, ngành bán buôn, bán lẻ, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 
2.1.7. Thất nghiệp trong độ tuổi lao động 
Tình hình thất nghiệp trong độ tuổi lao động vẫn là một vấn đề đáng quan ngại ở Việt 
Nam. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (15-60 tuổi) được ước tính đạt khoảng 2,78% 
vào nĕm 2023. Đây là một con số tương đối thấp, cho thấy sự ổn định trong tình hình thất 
nghiệp của người lao động ở Việt Nam. 
Trong bối cảnh tĕng trưởng GDP toàn cầu được dự báo thấp hơn so với nĕm trước, do 
sức cầu tại các nền kinh tế phát triển đang yếu đi và tĕng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến 
sẽ giảm tốc, các doanh nghiệp và thị trường lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng bất lợi từ khó 
khĕn của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do đặc trưng của thị trường lao động Việt Nam có tỷ lệ 
phi chính thức cao nên mặc dù có một số doanh nghiệp cắt giảm hoặc giãn, hoãn lao động 
nhưng thất nghiệp chung biến động không nhiều so với quý trước. 
2.2. Vị trí của sinh viên trong thị trường lao động 
2.2.1. Thực trạng tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường 
 Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và đã có nhiều giải pháp tạo việc làm cho 
người lao động được đưa ra. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, chất lượng lao động ở Việt Nam 
còn nhiều hạn chế, nhất là trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo áp 
lực lớn đối với cơ cấu lao động, chất lượng lao động và giải quyết việc làm cho người lao 
động. 
lOMoARcPSD|12184112
16 
 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III nĕm 2023 là 52,4 triệu người, tĕng 
gần 100 nghìn người so với quý trước và hơn 0,5 triệu người so với cùng kỳ nĕm trước. So 
với quý trước, con số này ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn đều tĕng (tĕng tương ứng 
là 82 nghìn người và 10,7 nghìn người), lực lượng lao động nữ giảm 253,5 nghìn người, trong 
khi đó lực lượng lao động nam tĕng gần 346 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, 
chứng chỉ quý III nĕm 2023 là 27,3%, tĕng 0,5 điểm phần trĕm so với quý trước và tĕng 1,0 
điểm phần trĕm so với cùng kỳ nĕm trước. Như vậy, tính đến Quý III nĕm 2023, cả nước vẫn 
còn 38,1 triệu người lao động chưa qua đào tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ 
trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Do đó, việc xây dựng 
các chính sách và chương trình đào tạo cụ thể là yêu cầu rất cấp thiết trong thời gian tới. 
Tính chung 9 tháng nĕm 2023, lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ 
ước tính là 14,0 triệu người, chiếm 26,8%, tĕng gần 0,5 triệu người so với cùng kỳ nĕm trước. 
 Thực trạng việc làm của sinh viên Việt Nam là một trong những vấn đề đáng quan tâm 
nhất của các cơ sở giáo dục đại học. Mối liên kết giữa “nhà trường – doanh nghiệp – người 
học” như chiếc “kiềng ba chân” vững chắc, đảm bảo cho sự thành công của chương trình đào 
tạo, chất lượng đầu ra của sinh viên, đồng thời mang đến giá trị cho cả 3 bên. Nhà trường đào 
tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Doanh nghiệp tiếp nhận, sử dụng lao động. Sinh 
viên có việc làm, đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, ở nước ta tình trạng sinh viên ra trường thất 
nghiệp đang có xu hướng gia tĕng trong những nĕm gần đây. 
 Nĕm 2009, trong Thông tư ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo 
dục của hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ GD&ĐT yêu cầu trường đại học phải công khai chất 
lượng giáo dục thực tế hàng nĕm. Chất lượng giáo dục thực tế được nhìn nhận ở quy mô đào 
tạo 
hiện 
tại 
lOMoARcPSD|12184112
17 
và thông tin về sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 nĕm ra trường. 
Tại diễn đàn phát triển hợp tác nhà trường - doanh nghiệp giữa Bộ GD-ĐT và Cơ quan 
phát triển quốc tế Úc (Australian Aid), Bộ GD-ĐT đã thống kê tình hình việc làm của 
sinh viên sau tốt nghiệp 12 tháng từ nĕm 2018-2021 đối với 22 lĩnh vực đào tạo. 
 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hàng nĕm có hơn 400.000 cử nhân ra trường. Tuy 
nhiên, con số thất nghiệp là gần 200.000 lao động (không có việc làm, làm các công việc ngoài 
chuyên môn, lao động cơ bắp). Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường, dù có việc làm nhưng 
lại là nhóm việc làm không cần bằng cấp và không khó để tìm kiếm các trường hợp sinh viên 
tốt nghiệp ra trường đi chạy xe ôm công nghệ hay phục vụ quán ĕn. Đặc biệt, tỷ lệ lao động 
thất nghiệp qua đào tạo cao hơn 3% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước. 
 Việc làm cho sinh viên rất đa dạng và có đủ các loại hình. Sinh viên có tìm một công 
việc phải hoạt động, đi lại nhiều hoặc một công việc vĕn phòng tùy nhu cầu. Có rất nhiều cách 
tìm việc làm cho sinh viên khác nhau có thể áp dụng như: 
• Nhờ người thân, bạn bè, thầy cô giới thiệu: Người thân, bạn bè, thầy cô và các mối 
quan hệ thân quen khác là một nơi uy tín có thể giúp chúng ta tìm công việc. 
• Tìm việc trên mạng xã hội, các trang web chính thống: Với sự phát triển của mạng xã 
hội như hiện nay, sinh viên có thể dễ dàng tìm thông tin về việc làm trên các nền tảng 
như Google, Facebook,... hoặc có thể theo dõi những trang web chính thống của những 
nhãn hàng, đơn vị để nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của họ. 
• Tìm việc ở khu vực xung quanh khu vực mình sinh sống hoặc học tập. 
lOMoARcPSD|12184112
18 
• Tìm việc các nền tảng tuyển dụng uy tín: Hiện nay, mọi người thường tìm việc trên các 
nền tảng tuyển dụng uy tín như Linkedin, TopCV, YBOX,... Đây là các ứng dụng, trang 
web tuyển dụng uy tín và có sự đa dạng về công việc. 
• Nộp đơn xin việc trực tiếp làm thực tập sinh: Làm thực tập sinh trong một công ty, bạn 
sẽ được đào tạo, học hỏi nhiều kiến thức chuyên môn mà trường lớp không dạy. 
 Kinh nghiệm làm việc thực tế là điều quan trọng ngay khi sinh viên đang ngồi trên ghế 
giảng đường. Việc có được công việc trong khi đang làm sinh viên sẽ giúp các bạn sinh viên 
có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh tìm kiếm việc làm ngày càng khó khĕn. 
2.2.2. Ưu và nhược điểm của sinh viên 
2.2.2.1. Ưu điểm: 
 Nhiều nhà tuyển dụng e ngại hoặc từ chối tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Tuy 
nhiên, những nhà tuyển dụng này vô tình "quên" đi những tiềm nĕng mà sinh viên mới tốt 
đang đang sở hữu. Nếu đánh giá và sử dụng "đúng người đúng việc", sinh viên mới ra trường 
sẽ phát huy được những khả nĕng và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty. Dưới 
đây là một số ưu điểm thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng: 
1. Khả nĕng nắm bắt công nghệ, xu hướng nhanh chóng: Nhìn chung sinh viên hiện nay 
đã lớn lên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Chính vì vậy mà họ đã nhanh 
chóng được tiếp cận với công nghệ, những trang thiết bị hiện đại từ rất sớm. Và điều 
này đã mang lại cho sinh viên một lợi thế rất lớn khi làm việc tại các công ty, doanh 
nghiệp. 
2. Luôn có tinh thần học hỏi: Một ưu điểm sinh viên chung thường thấy là họ là những 
người ham học hỏi và có lòng quyết tâm cao để chứng tỏ bản thân. Khi được giao nhiệm 
vụ, sinh viên sẽ hết lòng giải quyết. Họ không ngại đặt câu hỏi. Và tương tự như một 
trang giấy trắng, sinh viên có thể thích ứng với bất kỳ nền vĕn hóa doanh nghiệp nào 
một cách dễ dàng 
3. Có cam kết nhiều hơn với công việc: Sẵn sàng làm việc ngoài giờ để hoàn thành công 
việc. Mong muốn tiếp thu kinh nghiệm nên sinh viên sẽ không ngại làm nhiều việc 
cùng lúc và xung phong đảm nhận thêm công việc. 
4. Có nhiều ý tưởng mới mẻ: Việc thuê những bạn sinh viên làm việc đôi khi sẽ đóng góp 
nhiều ý tưởng mới mẻ cho công ty, doanh nghiệp. Những người trẻ thường sẽ có những 
lOMoARcPSD|12184112
19 
suy nghĩ mới, vì vậy những ý tưởng mà họ đưa ra cũng vô cùng sáng tạo và hợp với xu 
hướng hiện nay. Chính vì vậy mà sinh viên sẽ có khả nĕng nhìn mọi thứ với một cái 
nhìn mới và đóng góp những ý tưởng mới. 
5. Dễ quản lý và đào tạo: Được trở thành một thực tập sinh hay nhân viên chính thức, 
được xem là trải nghiệm đầu tiên của các bạn sinh viên về thế giới nghề nghiệp. Về cơ 
bản, lúc này sinh viên được xem như là một bức tranh trống. Vì vậy việc quản lý, đào 
tạo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó cùng với thái độ ham học hỏi, có nhiều quyết 
tâm, chắc chắn những gì mà sinh viên học được qua quá trình thực tế sẽ rất nhiều. 
6. Nĕng động và nhiệt huyết: Trong quãng thời gian tuổi trẻ, sự nhiệt huyết là thứ mà sinh 
viên có nhiều nhất. Sinh viên mang lại cho doanh nghiệp một nguồn nĕng lượng tích 
cực. Đây là điều mà bạn có thể không nhận được từ một nhân viên đã có nhiều nĕm 
kinh nghiệm và tuổi tác khá lớn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người trẻ 
luôn muốn leo lên nấc thang sự nghiệp nhanh hơn nhiều so với các thế hệ trước. Và 
cũng chính vì thế mà họ sẽ háo hức làm hài lòng và chấp nhận một chút cạnh tranh lành 
mạnh để tiến bộ trong sự nghiệp của mình. 
2.2.2.2. Nhược điểm: 
 Ngoài những ưu điểm đã được nêu phía trên, sinh viên vẫn còn có một vài nhược điểm 
sau: 
1. Thiếu kỹ nĕng chuyên môn: Do nĕng lực còn hạn chế, sinh viên thường gặp khó khĕn 
khi không đủ kỹ nĕng cần thiết trong lĩnh vực chuyên kiến thức nền tảng, có thể chưa 
vững hoặc kiến thức vững nhưng còn non nớt, xa rời với thực tế, chưa có kinh nghiệm 
thực hành nhiều,... Điều này khiến họ khó có thể cạnh tranh trên thị trường lao động. 
2. Thiếu kỹ nĕng mềm: Ngoài kỹ nĕng chuyên môn, kỹ nĕng mềm như giao tiếp, làm việc 
nhóm, quản lý thời gian cũng rất quan trọng để thành công trong công việc. Dù cầm 
tấm bằng giỏi trong tay nhưng rất nhiều sinh viên vẫn không xin được công việc phù 
hợp. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thất bại là do thiếu kỹ nĕng sống. Các 
cử nhân không biết cách giao tiếp hiệu quả. Họ cũng không biết cách thuyết phục hay 
giải quyết các vấn đề mình đang gặp phải. Thậm chí, ngay như việc làm teamwork (làm 
việc nhóm) họ cũng không thể hòa đồng. 
3. Thiếu kinh nghiệm: Thực trạng sinh viên mới ra trường hiện nay thiếu kinh nghiệm 
thực hành quá nhiều. Mặc dù kiến thức rất rộng, suy nghĩ logic. Nhưng khi áp dụng 
lOMoARcPSD|12184112
20 
vào thực tế. Kiến thức chỉ còn 30% mà thôi. Điều này khiến họ gặp khó khĕn khi ứng 
tuyển vào các vị trí yêu cầu kinh nghiệm làm việc trước đó. 
4. Thái độ lao động với “cái tôi” quá cao: Tuy có nhu cầu học hỏi và phát triển nhưng 
nhiều bạn lại ngại bị phê bình, không chịu được áp lực phải thay đổi, hiểu được vấn đề 
của bản thân nhưng mơ hồ, bảo thủ về cách giải quyết hay tự tin thái quá về nĕng lực 
của bản thân, chưa làm đã đòi hỏi quyền lợi khiến cho nhiều sinh viên khó hòa nhập 
với môi trường làm việc, đặc biệt là tại các môi trường doanh nghiệp lớn yêu cầu tính 
chuyên nghiệp, kỷ luật và khả nĕng hội nhập cao. 
5. Không có định hướng rõ ràng: Đây là thách thức phần đông tân cử nhân, tân kỹ sư gặp 
phải. Đây là giai đoạn đối tượng này đặt những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp nhưng 
thường rơi vào trạng thái rối bời vì chưa biết bắt đầu từ đâu, theo đuổi công việc nào 
mới phù hợp. Một số khác thường rơi vào trạng thái "vỡ mộng" sau một thời gian ngắn 
đi làm hoặc tiếc nuối vì không lựa chọn một hướng đi khác. Sự do dự đã làm các bạn 
bị sao nhãng và có thể mất đi nhiều cơ hội việc làm. 
2.3. Những yếu tố giúp sinh viên có thể dễ dàng gia nhập thị trường lao động sau khi 
tốt nghiệp 
2.3.1. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm 
Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm nghĩa là tận dụng những ưu điểm của mình 
và phát triển nó đồng thời vượt qua những hạn chế do sự thiếu sót của bản thân và quan tâm 
những động lực thúc đẩy sự cố gắng vì một bản thân tốt đẹp hơn. 
Để phát huy những ưu điểm của sinh viên cần phải có tư duy phát triển: sự tự ti khiến 
sinh viên có khuynh hướng tự tạo ra giới hạn của bản thân và tự nhủ rằng nĕng lực của mình 
rất hạn chế, và rồi chúng ta có xu hướng tìm cách cải thiện “gót chân asin” hơn là chú tâm vào 
phát triển những điểm mạnh của mình. Ngoài việc khám phá ra những ưu điểm thì sinh viên 
còn phải nuôi dưỡng để các ưu điểm ấy ngày càng được phát huy và tỏa sáng. 
Không chỉ cần có tư duy phát triển để phát huy ưu điểm và đạt tới giai đoạn thành thạo 
mà sinh viên còn phải tập trung vào mục tiêu học tập, làm việc và luyện tập nó một cách kiên 
trì. Muốn đạt được mục tiêu nào đó trong công việc hay trong học tập sinh viên cần có sự kiên 
trì và không ngừng nỗ lực khi đó mới nhận được thành quả xứng đáng với công sức. 
lOMoARcPSD|12184112
21 
Hiện nay công nghệ hiện đại phát triển, việc nắm bắt thông tin và nhạy bén với xu thế 
là điều sinh viên rất cần. Sinh viên luôn phải sáng tạo, tạo ra nhiều ý tưởng mới trong các tình 
huống để có thể để phát triển tư duy từ đó thích ứng với công việc. 
Việc không ngừng học hỏi nỗ lực phát triển bản thân cũng là điều không thể thiếu. Sinh 
viên phải tĕng cường học hỏi, nghiên cứu và áp dụng các kiến thức để rèn luyện, tu dưỡng. 
Bố trí các nội dung công việc phù hợp với thời gian, trình độ và nĕng lực của bản thân. Liên 
tục và đều đặn trau dồi các kỹ nĕng bản thân có lợi ích cho công việc bản thân khi ra trường. 
Không chỉ phát huy ưu điểm mà đồng thời sinh viên cũng cần khắc phục những nhược 
điểm của bản thân. Đầu tiên là việc phải tự đánh giá được bản thân, luôn đặt câu hỏi cho chính 
mình và tự đánh giá bản thân mình về các khía cạnh khác nhau như tài nĕng, kỹ nĕng, óc sáng 
tạo, trí tuệ, sức khỏe, sự kiên trì, tinh thần làm việc nhóm, khả nĕng giao tiếp, kỹ nĕng quản 
lý thời gian, thái độ, v.v. xem mình đã thật sự ổn chưa, tránh việc tự cao và lười biếng sẽ ảnh 
hưởng rất lớn đến công việc sau này. 
Sau khi đã đánh giá được bản thân và xác định được những nhược điểm thì sinh viên 
hãy lên kế hoạch để khắc phục nhược điểm. Có thể bao gồm học hỏi từ người khác, đọc sách, 
tham gia các khóa đào tạo hoặc đặt ra các mục tiêu và kế hoạch cụ thể để cải thiện những kỹ 
nĕng hoặc khía cạnh của bản thân. 
Ngoài ra, để tránh bỡ ngỡ với công việc sau này, sinh viên có thể lựa chọn việc đi làm 
thêm để tích lũy kinh nghiệm. Việc này cũng cần thiết vì nó giúp sinh viên hòa nhập với thị 
trường lao động sớm, tích lũy, học hỏi được nhiều điều mới và giúp thích nghi với môi trường 
lao động. 
Hiện nay việc tự ti và đề cao cái “tôi” của sinh viên cũng rất phổ biến. Hai điều này 
gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc sau này của sinh viên. Để khắc phục nó thì sinh viên cần 
hạ thấp cái “tôi” của mình và lắng nghe quan điểm và sự góp ý từ người khác, biết khiêm tốn 
và tạo sự hòa đồng. Sinh viên phải bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, dám nêu quan 
điểm cá nhân và suy nghĩ của mình trước tập thể để tạo cho mình sự tự tin, nếu làm được nó 
sẽ là lợi thế lớn cho bản thân kể cả trong công việc và trong cuộc sống. 
Đặc biệt hơn hết việc kỷ luật bản thân, linh hoạt mềm dẻo trong công việc là điều rất 
đáng được quan tâm. Đây là nhược điểm rất lớn của nhiều sinh viên mới ra trường. Để giúp 
sinh viên khắc phục được nhược điểm này thì sinh viên cần có định hướng, mục tiêu rõ ràng 
lOMoARcPSD|12184112
22 
từ đó lập ra kế hoạch và tự giác hoàn thiện nó, đồng thời học hỏi nhiều kỹ nĕng mới như kỹ 
nĕng giải quyết vấn đề, kỹ nĕng sáng tạo,... 
2.3.2. Phát triển các yếu tố trong tam giác ASK: Thái độ - Kỹ nĕng - Kiến thức" 
Đây là mô hình nĕng lực (Competence Model) đưa ra những tiêu chuẩn nghề nghiệp 
cho các vị trí công việc trong doanh nghiệp dựa trên 3 tiêu chí: thái độ (Attitude), kỹ nĕng 
(Skill) và kiến thức (Knowledge). Đó cũng là cơ sở nền tảng để các bạn sinh viên tự xây dựng 
lộ trình phát triển những kỹ nĕng cần thiết, bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng, giao tiếp hiệu 
quả và đặc biệt là tâm thế trước khi bước ra khỏi cánh cổng trường Đại học và tham gia vào 
thị trường lao động 
• Phẩm chất/Thái độ (Attitude): Thái độ/Phẩm chất thường sẽ tập trung vào khía cạnh 
phạm vi cảm xúc của nhân viên. Hay hiểu rõ hơn, đây sẽ là cách mà họ tiếp nhận và 
phản ứng với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc như thế nào, 
nó thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới 
quan tiếp nhận và phản ứng lại các sự vật, hiện tượng. 
• Kỹ nĕng (Skills): Kỹ nĕng trong ASK sẽ tập trung vào các thao tác, cách mà một cá 
nhân biến kiến thức thành hành động cụ thể và thực tế trong quá trình làm việc. Đây là 
một khía cạnh quan trọng trong việc phát triển bản thân và thành công trong công việc. 
• Kiến thức (Knowledge): Kiến thức của nhân sự trong mô hình ASK thường được đánh 
giá qua nĕng lực tư duy – một khía cạnh quan trọng của sự thành công trong cuộc sống. 
Nĕng lực này được hiểu là khả nĕng về thu thập thông tin dữ liệu, hiểu vấn đề, ứng 
dụng kiến thức, phân tích, tổng hợp thông tin và đưa ra đánh giá. Nĕng lực tư duy còn 
bao gồm khả nĕng phân tích, đánh giá, suy luận, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. 
 Hầu hết doanh nghiệp cũng như công ty đều chú trọng những điều này ở những nhân 
viên của mình. Trong khi tuyển nhân sự, nhiều nhà tuyển dụng từ các công ty doanh nghiệp 
vẫn sẽ lựa chọn mô hình KSA khi thực hiện đánh giá để tuyển dụng, đào tạo hoặc huấn luyện 
nhân viên, giúp họ cải thiện kỹ nĕng của mình. Mỗi thành phần của mô hình KSA đều có các 
tính nĕng độc đáo của riêng mình và chúng phối hợp với nhau thành sức mạnh tổng hợp để 
giúp các công ty đưa ra quyết định sáng suốt hơn về tuyển dụng nhân sự. 
Vì vậy khi sinh viên có mong muốn theo đuổi công việc ở vị trí nào đó nên tìm hiểu kĩ 
kiến thức, kĩ nĕng, thái độ mà công ty mong muốn tuyển dụng. Từ đó, các bạn sẽ tìm được 
lOMoARcPSD|12184112
23 
hướng phát triển bản thân theo mô hình KSA. Mô hình sẽ cung cấp cho bạn cơ sở dữ liệu để 
xác định các yếu tố còn kém trong công việc mà bạn cần phải thay đổi. 
Để áp dụng thành công được mô hình này thì đầu tiên sinh viên cần quan tâm đến thái 
độ, nó có thể được coi là quan trọng hơn hai yếu tố trên vì nó có thể ảnh hưởng đến khả nĕng 
tận dụng kiến thức và kỹ nĕng của sinh viên trong cuộc sống. Sinh viên phải giữ cho mình 
một phẩm chất tốt cùng với thái độ tốt, đây là một quá trình dài để cho sinh viên cố gắng sửa 
đổi hằng ngày để tạo ra môi trường làm việc hoàn hảo, cũng là điều các doanh nghiệp cũng 
như công ty đặc biệt quan tâm. 
Quan trọng không kém đó chính là kiến thức. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, sinh 
viên cần biết cách vận dụng sự hiểu biết, tri thức có sẵn để giải quyết các nhiệm vụ mà thực 
tiễn đặt ra. Muốn vậy, trước hết sinh viên phải biết cách tìm kiếm các thông tin phản ánh các 
tri thức đó, tức là biết cách khai thác, sử dụng các nguồn hệ thống thông tin và biết rõ trách 
nhiệm đối với việc khai thác sử dụng thông tin. 
Và cuối cùng là đối với kỹ nĕng của sinh viên. Để thích ứng với môi trường lao động 
sau này, sinh viên cần nỗ lực học hỏi, tìm tòi hoặc đĕng ký thêm khóa học,.. để trau dồi kỹ 
nĕng bản thân. Việc trang bị thêm những kỹ nĕng của bản thân là rất quan trọng vì nó cần sử 
dụng rất nhiều trong quá trình làm việc cũng như cuộc sống sau này. 
Thông qua mô hình thành công: Thái độ - Kỹ nĕng - Kiến thức các bạn sinh viên cần 
phải nhận thấy bản thân nên thay đổi phương pháp học như thế nào, cần tham gia những khóa 
học nào để phát huy tối đa khả nĕng của bản thân và đạt được hiệu quả tốt nhất trong công 
việc. 
lOMoARcPSD|12184112
24 
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ BẢN THÂN 
32. TRẦN THỊ THÙY LINH 
MSV: 22D130132 
LỚP HC: K58E1 
Là một sinh viên của trường Đại học Thương Mại, một cử nhân mới hoàn thành chương 
trình đại học của mình khi mới ra trường, bản thân tôi biết mình sẽ phải đối diện với những 
khó khĕn, thách thức đầu tiên trên con đường làm việc của mình. Nhận thức được việc này từ 
sớm, tôi đã ý thức được rằng mình phải cố gắng ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, bản 
thân mình phải có kiến thức, có kỹ nĕng, có những nĕng lực, phẩm chất mà xã hội nói chung 
và những nhà tuyển dụng nói riêng đang cần thiết để từ đó lấy những hành trang đó làm nền 
tảng để bước vào thị trường lao động. 
Trên thị trường lao động, hàng hóa sức lao động của con người được sử dụng để cung cấp dịch 
vụ và sản xuất hàng hóa. Sức lao động của mỗi người đóng góp vào quá trình sản xuất và tạo 
ra giá trị kinh tế. Bằng cách sử dụng hàng hóa sức lao động một cách hiệu quả, người lao động 
có thể đạt được thành tựu trong công việc và góp phần vào sự phát triển của công ty và xã hội. 
Vận dụng kiến thức về sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt là một bước rất quan trọng 
để chúng ta gia nhập và thành công trên thị trường lao động. Kiến thức về sức lao động bao 
gồm các kỹ nĕng, trình độ học vấn, kinh nghiệm và khả nĕng làm việc của một cá nhân. Khi 
áp dụng và phát triển kiến thức này, chúng ta có thể cung cấp giá trị và đáp ứng nhu cầu của 
các nhà tuyển dụng. 
Vận dụng kiến thức về sức lao động vào thị trường lao động có thể mang lại nhiều lợi 
ích, bao gồm: 
• Cung cấp giá trị: Kiến thức và kỹ nĕng về sức lao động tôi trở thành nguồn cung cấp 
giá trị cho các công ty và tổ chức. Các nhà tuyển dụng đánh giá cao những người có 
kiến thức sâu về sức lao động và khả nĕng áp dụng chúng vào công việc. Từ đó tĕng 
thêm cơ hội tạo việc làm cũng như thĕng tiến trong công việc. 
• Tĕng khả nĕng cạnh tranh: Sử dụng kiến thức về sức lao động giúp tôi nắm bắt được 
xu hướng và yêu cầu của thị trường lao động. Điều này giúp cải thiện khả nĕng cạnh 
tranh và tĕng cơ hội tìm kiếm và giữ được công việc. 
lOMoARcPSD|12184112
25 
• Phát triển sự nghiệp: Vận dụng kiến thức về sức lao động giúp bản thân tôi phát triển 
sự nghiệp và tiến bộ trong công việc. Kiến thức này có thể giúp xác định mục tiêu nghề 
nghiệp, nắm bắt cơ hội thĕng tiến và phát triển kỹ nĕng chuyên môn. 
• Tạo ra cơ hội: Kiến thức về sức lao động có thể giúp người lao động tạo ra cơ hội mới 
trong thị trường lao động. Bằng cách áp dụng kiến thức này vào việc học tập và làm 
việc, người lao động có thể mở rộng mạng lưới liên kết, tạo ra quan hệ và tìm kiếm cơ 
hội nghề nghiệp. 
Tuy nhiên, để vận dụng 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_chung_minh_suc_lao_dong_la_mot_hang_hoa_dac_biet_t.pdf