Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của ICJ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của ICJ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của ICJ
1 Tiểu luận CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ICJ 2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ICJ 1. Cơ cấu Vấn đề cơ cấu tổ chức ICJ được điều chỉnh bởi các Điều 2 – 33 của Quy chế TAQT (Statute of the Court) và Điều 1 – 18, 32 – 37 Luật của Tòa (Rules of the Court). Theo đó, ICJ sẽ có Chủ tịch (President), Phó Chủ tịch (Vice – president), Toàn thể Tòa (Full Court), ban xét xử (Chambers), Registrar và Registry. Chủ tịch và Phó Chủ tịch của ICJ được bầu chọn mỗi 3 năm và có thể tái nhiệm ở lần bầu cử tiếp theo. Toàn thể tòa gồm một hội đồng thẩm phán độc lập với 15 thành viên, trong đó không thể có 2 thành viên có cùng quốc tịch. Những thành viên được chọn sẽ trở thành đại diện cho hệ thống pháp luật thế giới. Việc lựa chọn các thành viên không căn cứ vào quốc tịch hay khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, những năm gần đây hội đồng thẩm phán thường bao gồm: 5 thẩm phán đại diện cho mỗi quốc gia thành viên thường trực HĐBA, 3 thẩm phán của Châu Á, 3 thẩm phán của Châu Phi, 2 thẩm phán của Mỹ Latin, 1 của Tây Âu, và 1 của Đông Âu.1 Việc bầu cử để lựa chọn thẩm phán thành viên cho ICJ được thực hiện 3 năm 1 lần, mỗi lần chọn 5 thẩm phán. Người được lựa chọn là người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn của những cơ quan xét xử cao nhất ở quốc gia của họ; hoặc là những luật gia có thẩm quyền được công nhận trong lĩnh vực công pháp quốc tế.2 Công việc bầu cử được thực hiện đồng thời tại Đại Hội Đồng và Hội Đồng Bảo An. Cả 2 cơ quan này hoàn toàn độc lập trong việc bầu cử và không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các thành viên thường trực, không thường trực của HĐBA. Ứng viên trúng cử là người nhận được đại đa số phiếu của cả ĐHĐ và HĐBA. Các thẩm phán thành viên của ICJ có nhiệm kỳ 9 năm và có thể được bầu lại, nhưng đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu tiên sẽ có 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm và 5 1 Dispute Settlement – ICJ – UN 2 Statute of the International Court of the Justice, Art. 2 3 thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm được chọn theo phương pháp rút thăm ngay sau khi trúng cử3 (để đảm bảo 3 năm một lần bầu thay đổi số thành viên của ICJ). Các thành viên của ICJ sẽ nhận được quyền ưu tiên và miễn trừ ngoại giao trong quá trình thực thi công việc của mình. Trụ sở của ICJ được đặt ở La Hay, trong một số trường hợp ICJ có thể tổ chức xét xử ở một địa điểm khác.4 Thông thường, các phiên tòa của ICJ được tiến hành với sự tham gia của tất cả các thẩm phán (full Court), nhưng trong trường hợp các bên tranh tụng có yêu cầu khác, ICJ sẽ thành lập một Chamber đặc biệt có ít nhất 3 thẩm phán được lựa chọn bằng cách bỏ phiếu kín. Số lượng thẩm phán hợp lệ để tiến hành xét xử trong mỗi phiên tòa có thể là 9 – 11 người, tùy theo quy định của Luật của Tòa.5 Như mọi tổ chức khác, ICJ có một Ban Thư ký (the Registry) đảm nhận các khâu hành chính, quản lý liên quan đến bốn mảng: pháp lý (judicial), ngoại giao (diplomatic), hành chính (administrative), ngôn ngữ (linguistic). Ban Thư ký bao gồm: (Registrar), (Deputy-Registrar), và các nhân viên khác (other officials). Registrar và Deputy-Registrar được ICJ bổ nhiệm với 7 năm nhiệm kỳ, và có thể tái ứng cử sau khi hết nhiệm kỳ. Các nhân viên khác của Ban Thư ký được ICJ bổ nhiệm dựa trên yêu cầu của Registrar, hoặc do chính Registrar bổ nhiệm với sự thông qua của Chủ tịch ICJ. 2. Bồi thẩm đoàn Để tiến hành xét xử một vụ án, bồi thẩm đoàn sẽ được cấu thành bao gồm tất cả các thẩm phán chính thức của ICJ và thẩm phán ad-hoc. Không có thành viên nào của bồi thẩm đoàn có thể bị loại, trừ trường hợp thẩm phán đó không tiếp tục đáp ứng được những điều kiện cần thiết.6 Theo Điều 16 của Quy chế TAQT, các thẩm phán khi đã trở thành thành viên chính thức của ICJ thì không được tham gia vào công tác chính trị, quản lý - hành chính hoặc đại diện cho chính phủ của một quốc gia nào. Ngoài ra, các thẩm phán không được tham gia giải quyết một vụ án của ICJ mà trước đó họ đã 3 Id. Art 13(1) 4 Id. Art 22 5 Id. Art 25 6 Id. Art 18 4 từng tham gia với tư cách là đại diện hoặc là luật sư cho một bên tranh tụng; hoặc là thành viên của ủy ban điều tra; hoặc là thành viên của một hội đồng trọng tài quốc gia hoặc quốc tế.7 3. Thẩm phán ad-hoc Để bảo đảm tính công bằng trong xét xử, Quy chế của ICJ có quy định về việc: nếu một bên tham gia tranh tụng có thẩm phán của quốc gia mình là thành viên của bench thì bên kia có quyền chọn thêm một thẩm phán ad-hoc. Trường hợp cả hai bên tranh tụng không có thẩm phán của quốc gia mình thì mỗi bên sẽ được chọn thêm một thẩm phán ad-hoc cho mình.8 Thẩm phán ad-hoc tốt nhất nên chọn một trong những thẩm phán có tên trong danh sách ứng cử thành viên của ICJ. Các thẩm phán ad-hoc trong quá trình xét xử có quyền và nghĩa vụ như thẩm phán thành viên của ICJ. 4. Ngôn ngữ chính thức Ngôn ngữ chính thức được ICJ sử dụng là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong một số trường hợp, theo yêu cầu của một bên tham gia tranh tụng, ICJ cho phép sử dụng một ngôn ngữ khác và được phiên dịch lại sang tiếng Anh hoặc Pháp. I. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ICJ: ICJ là một cơ quan của Liên Hợp Quốc, do đó, nguyên tắc hoạt động của cơ quan này phải dựa trên các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc. Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định tổ chức này và các thành viên của nó phải hoạt động theo 7 nguyên tắc hoạt động sau: 1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên. 2. Nguyên tắc các thành viên phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương. 3. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. 7 Id. Art 17 8 Id. Art 31 5 4. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải từ bỏ đe doạ dung vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 5. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc giúp đỡ Liên Hợp Quốc trong mọi hành động của Liên Hợp Quốc mà tổ chức này áp dụng theo đúng quy định của Hiến chương. 6. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. 7. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào. Trong đó, nguyên tắc 1, 6, và 7 được xem là những nguyên tắc hoạt động cơ bản của ICJ. (1) Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên Nguyên tắc này có thể thấy ngay từ việc bầu các thành viên của Toà án công lý quốc tế. Tiêu chuẩn để bầu thẩm phán căn cứ vào năng lực cá nhân, quốc tịch, tương quan vị trí địa lý và hệ thống pháp luật trên thế giới. Bên cạnh các thẩm phán của Toà, khi phiên toà mở ra, các bên có thể lựa chọn thẩm phán ad hoc nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng. Khi một bên tranh chấp có thẩm phán mang quốc tịch nước mình, phía bên kia có quyền đề cử trọng tài ad hoc của mình hoặc yêu cầu không đưa trọng tài mang quốc tịch phía bên kia vào danh sách thành viên tham gia xét xử. Hơn nữa, trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Toà đều được xác định dựa trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp và khi thẩm quyền của Toà được viện dẫn đến thì thẩm quyền này là hoàn toàn độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà không bị bất kỳ sức ép chính trị, kinh tế nào. (2) Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Điều 5 quy chế Toà án công lý quốc tế của Liên hợp quốc quy định: Các nước thành viên Liên hợp quốc ipso facto là thành viên quy chế của ICJ. Bên cạnh đó, các 6 nước không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng có thể trở thành thành viên quy chế của ICJ. Sự mở rộng về thành viên này có thể xem là một nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. (3) Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào. Thực tế, không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình thực thi luật quốc tế của các quốc gia, trừ những có chế kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, khi có sự thỏa thuận của các quốc gia. Đối với phán quyết của ICJ, nếu một trong hai bên không chịu thi hành bản án, để giải quyết, phía bên kia có thể yêu cầu Hội đồng bảo an can thiệp đảm bảo chấp hành, còn ICJ không thể dùng sức mạnh của mình để buộc bên đó thực thi. Như vậy, có thể thấy ICJ không và không thể can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ một quốc gia nào. II. THẨM QUYỀN CỦA ICJ 1. Các thẩm quyền của ICJ: ICJ có hai dạng thẩm quyền: thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế và thẩm quyền tư vấn. a. Giải quyết tranh chấp quốc tế: Điều 36(1) Quy chế TAQT quy định: Tòa có thẩm quyền xét xử tòa tất cả vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến Chương LHQ hoặc trong các hiệp ước, công ước quốc tế hiện hành. Tòa giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên Liên Hợp Quốc hay không. Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của tòa được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể đang tranh chấp (các bên tranh chấp). 7 Khi thẩm quyền của Tòa được xác lập thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không bị bất cứ sức ép chính trị hay kinh tế nào. b. Thẩm quyền tư vấn Ngoài thẩm quyền xét xử, ICJ còn có thẩm quyền tư vấn theo yêu cầu của các cơ quan chính của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Thẩm quyền này được quy định tại điều 96 Hiến chương LHQ: 1. Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an có thể yêu cầu Tòa án quốc tế cho ý kiến tư vấn về mọi vấn đề pháp lý. 2. Các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn, mà lúc nào cũng được Đại hội đồng cho phép, cũng có quyền hỏi ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về những vấn đề pháp lý có thể đặt ra thong hoạt động của mình. Mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo và không có tính ràng buộc, những ý kiến tư vấn của ICJ có uy tín cũng như giá trị pháp lý rất lớn. Chúng góp phần phát triển luật pháp quốc tế và thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Ngoài ra, Tòa còn có các dạng thẩm quyền khác (liên quan đến các vấn đề có tính tạm thời và hỗn hợp) như: thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp liên quan đến chính thẩm quyền của Tòa đối với vụ việc; thẩm quyền của Tòa trong việc kiểm soát trình tự xét xử; thẩm quyền của Tòa đối với các biện pháp bảo hộ tạm thời; và việc chấm dứt các vụ tranh chấp 2. Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa. Thẩm quyền của Tòa được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp. Sự chấp thuận của các bên được biểu hiện bằng những cách sau: a. Thỏa thuận đưa từng vụ việc cụ thể ra tòa (special agreement): Các quốc gia tranh chấp thỏa thuận đưa vụ việc ra Tòa sau khi đã xảy ra tranh chấp. Ví dụ: Hungary và Slovakia đã ký một thỏa thuận vào ngày 7 tháng 4 năm 1993 để đưa vụ việc liên quan đến dự án Gabcikovo Nagymaros ra ICJ [dự án xây dựng đập 8 Gabcikovo trên sông Danube, trong đó Hungary kiện Tiệp Khắc (hiện nay chỉ còn Slovakia) đã vi phạm nghĩa vụ hợp tác thiện chí (nguyên tắc “láng giềng thân thiện” – good neighborliness), gây tác hại đến những nguồn tài nguyên dùng chung]. Theo bản thỏa thuận đó, Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ việc nêu trên. b. Quy định trong điều ước quốc tế mà các bên tham gia (jurisdictional clause): Một cách phổ biến để xác định thẩm quyền của Tòa là thông qua thỏa thuận của các bên, khi tham gia các điều ước quốc tế, trong đó quy định đưa các tranh chấp ra ICJ. Thông thường, các quốc gia, thông qua các điều ước quốc tế, đã thỏa thuận trước với nhau sẽ đưa ra Tòa tất cả các vụ việc liên quan đến việc áp dụng và giải thích điều ước. Ví dụ: Vụ Gruzia đưa đơn kiện Nga vi phạm Công ước quốc tế về loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination – CERD) mà cả Gruzia và Nga đều là thành viên. Trong đó, điều 22 CERD quy định: “bất cứ tranh chấp nào giữa hai hay nhiều quốc gia liên quan đến việc giải thích và áp dụng công ước này, mà không được giải quyết bằng đàm phán hay những thủ tục được quy định riêng trong công ước này, sẽ được giao cho Tòa án Công lý Quốc tế theo đề nghị của một bên, trừ khi các bên liên quan đồng ý lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác”. Tòa xem xét và đưa ra kết luận Tòa có thẩm quyền xét xử vụ việc. Như vậy, thẩm quyền của ICJ được xác định dựa trên quy định của điều ước quốc tế mà các bên tham gia. c. Tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của tòa theo Điều 36(2) Quy chế TAQT (declarations/optional clause): Thẩm quyền của ICJ còn được xác định thông qua tuyên bố của các quốc gia chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa (như là một nghĩa vụ bắt buộc) trong quan hệ với bất kỳ quốc gia nào khác cũng chấp nhận những nghĩa vụ tương tự, trong tất cả các tranh chấp liên quan đến những vấn đề được liệt kê tại điều 36(2) Quy chế TAQT bao gồm: (i) Việc giải thích một hiệp ước. 9 (ii) Bất kỳ câu hỏi nào về luật pháp quốc tế. (iii) Sự xuất hiện của bất kỳ nhân tố nào mà sự hình thành của nó sẽ dẫn đến một vi phạm nghĩa vụ quốc tế. (iv) Bản chất hoặc phạm vi bồi thường đối với việc vi phạm nghĩa vụ quốc tế. Các quốc gia chịu sự điều chỉnh của Quy chế TAQT có thể đưa ra tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa vào bất cứ thời điểm nào. (ví dụ: Austraylia tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ ngày 22/3/2002; Cameron 3/3/1994; Tây Ban Nha 20/10/1990; ) Tuyên bố của các quốc gia công nhận thẩm quyền của ICJ dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Tức là thẩm quyền của Tòa chỉ tồn tại trong phạm vi những đồng thuận trong tuyên bố của các bên về vấn đề được đưa ra. Sự có đi có lại đó là một trong những đặc trưng quan trọng của phương thức optional clause. Do đó, mọi quốc gia công nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa đều có quyền đưa ra ICJ tranh chấp với một hoặc một vài quốc khác chấp nhận những nghĩa vụ tương tự thông qua việc đưa đơn kiện lên ICJ. Trên đây là ba phương thức chủ yếu để xác định thẩm quyền của Tòa. Ngoài ra, còn có các cách khác bao gồm: Forum Prorogatum: thẩm quyền của Tòa xác định theo ý chí của các bên được thể hiện một cách không chính thức hoặc được ngầm hiểu sau khi vụ việc được đưa ra xét xử. Quyết định của chính Tòa về thẩm quyền xét xử của Tòa: theo điều 36(6) Quy chế TAQT, chính tòa đưa ra quyết định về việc Tòa có thẩm quyền xét xử vụ việc hay không khi các bên có tranh cãi về vấn đề đó. Điều 79 Quy định của TAQT (Rules of Court) đưa ra những điều kiện mà các bên phải đáp ứng khi đệ trình những phản đối về thẩm quyền của Tòa. Việc giải thích một phán quyết: điều 60 Quy chế TAQT quy định trong trường hợp có tranh cãi về ý nghĩa hay phạm vi của một phán quyết, Tòa sẽ phân tích phán quyết đó theo yêu cầu của bất kỳ bên nào. Yêu cầu giải thích phán quyết có thể được 10 đưa ra dưới dạng văn bản thỏa thuận giữa các bên hay đơn của ít nhất một bên (theo điều 98 Luật của TAQT). Việc xem xét một phán quyết: Một đơn đề nghị xem xét lại một phán quyết của ICJ chỉ có thể được đệ trình khi nó liên quan đến một thực tế (fact) có tính chất quyết định thuộc bản chất của vụ việc; tòa án và bên đề nghị xem xét không biết đến thực tế đó khi phán quyết được đưa ra; và việc không biết gì đó không phải do sơ suất (theo điều 61(1) Quy chế TAQT). Đề nghị được đệ trình dưới dạng đơn, tuân theo những quy định của điều 99 Luật của TAQT. Dù các bên hữu quan xác định thẩm quyền của Tòa theo cách nào, thẩm quyền ấy không bị ảnh hưởng. 3. Các bảo lưu (reservations) đối với thẩm quyền của ICJ Trong trường hợp quốc gia đơn phương tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa, những vụ việc thuộc thẩm quyền của ICJ được giới hạn dựa trên tuyên bố của các quốc gia. Việc tuyên bố của các quốc gia có thể bao gồm bảo lưu đưa ra những ngoại lệ không thuộc thẩm quyền xét xử của ICJ, gồm có: - Những vụ việc được giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao nhưng không đạt được kết quả. - Những vụ việc mà các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. - Những vụ việc liên quan đến những sự kiện xảy ra vào thời điểm có chiến tranh hay xung đột - Những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án quốc gia. Trên thực tế, các quốc gia khi đơn phương tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của ICJ đã đưa ra hàng loạt các bảo lưu hết sức đa dạng. 4. Luật áp dụng Những vụ việc được đưa ra ICJ được giải quyết theo luật quốc tế. Luật được áp dụng tại Tòa được quy định tại điều 38(1) Quy chế TAQT (Statute of International Court of Justice). Theo đó, luật áp dụng gồm: 11 Các công ước quốc tế chung hoặc khu vực đã qui định về những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận. Các tập quán quốc tế với tính chất là những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như những qui phạm pháp luật. Các nguyên tắc đã được hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn minh thừa nhận. Các nghị quyết xét xử (mang tính chất án lệ quốc tế) và các học thuyết của các chuyên gia có uy tín về luật pháp quốc tế của các nước khác nhau cũng có thể được coi là nguồn bổ trợ để xác định các qui phạm pháp luật phục vụ cho công tác xét xử của Tòa án quốc tế. Điều 38(2) đảm bảo quyền quyết định một vụ việc của Tòa, đảm bảo tính công bằng, nếu các bên đồng ý: “điều khoản này sẽ không phương hại tới thẩm quyền của Tòa trong việc đưa ra phán quyết cho vụ việc theo nguyên tắc en aequo et bono, nếu như các bên chấp thuận”. Tòa có thể dựa vào điều 38(1) để xét xử vụ việc theo các quy định của luật được áp dụng. Mặt khác, Tòa cũng có thể dựa vào điều 38(2) để đưa ra một bản án đảm bảo tính công bằng và có thể chấp nhận được đối với cả hai bên. III. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH GIỮA PHILLIPINES VÀ CAMEROON 1. Chính phủ Phillipines đưa vụ việc này ra Toà theo điều 36(2), vậy điều 36(2) có ý nghĩa như thế nào? Điều 36(2) được trích nguyên văn trong Quy chế của Toà: “The states parties to the present Statute may at any time declare that they recognize as compulsory ipso facto and without special agreement, in relation to any other state accepting the same obligation, the jurisdiction of the Court in all legal disputes concerning: a. the interpretation of a treaty; b. any question of international law; 12 c. the existence of any fact which, if established, would constitute a breach of an international obligation; d. the nature or extent of the reparation to be made for the breach of an international obligation” Giải thích điều 36(2) ta có thể hiểu như sau: - Thứ nhất, điều 36(2) là một Optional Clause, nghĩa là các quốc gia không bắt buộc phải chấp nhận thẩm quyền xét xử của Toà trong tất cả các trường hợp xảy ra tranh chấp. Thực tế thì mỗi quốc gia khi tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo quy định tại điều 36(2) Quy chế TAQT đều kèm theo những điều khoản bảo lưu về các trường hợp mà Toà sẽ không có thẩm quyền xét xử. Và đặc biệt, tuyên bố bảo lưu là tuyên bố đơn phương của mỗi quốc gia và có thể đưa ra vào bất cứ thời điểm nào. - Thứ hai, với các quốc gia cùng là thành viên của điều 36(2) Quy chế TAQT thì không cần có những special agreements giữa các nước để công nhận thẩm quyền của Toà khi xảy ra tranh chấp. tranh chấp giữa các quốc gia này sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của ICJ theo nguyên tắc có đi có lại - một nguyên tắc quan trọng của optional clause. Giả sử nước A đã chấp nhận là thành viên của điều 36 khoản 2, nước B chưa chấp nhận thì nước B không có quyền kiện nước A. Phillipines tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ theo điều 36(2) vào ngày 18/1/1972.9 Như vậy, Phillipines có thể đưa vụ việc này ra Toà theo điều 36(2) khi Cameron cũng có tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa đối với tranh chấp này. Hơn nữa không có giới hạn nào về thời gian mà một quốc gia đưa vụ việc tranh chấp lên Toà (Jurisdiction Rationae Temporis) nhưng hầu hết các quốc gia khi đưa ra công bố chấp nhận điều 36 khoản 2 Quy chế TAQT đều kèm theo những bảo lưu quy định những vụ việc xảy ra trong khoảng thời gian nào thì Toà có thẩm quyền xét xử. Như vậy, Phillipines có thể đưa vụ việc này ra Toà vào bất kỳ thời điểm nào. 9 Website chính thức của Tòa án Công lý quốc tế: truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009. 13 14 2. Cameroon có thể phản đối thẩm quyền của Toà không? Cameroon tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ theo điều 36(2) vào ngày 3/3/1994 và không kèm theo bảo lưu nào.10 3 March 1994 [Translation from the French by the Registry] On behalf of the Government of the Republic of Cameroon, I have the honour to declare that: The Government of the Republic of Cameroon, in accordance with Article 36, paragraph 2, of the Statute of the Court, recognizes as compulsory ipso facto and without special agreement, in relation to any other State accepting the same obligation, the jurisdiction of the Court in all legal disputes. This declaration shall remain in force for a period of five years. It shall subsequently continue to produce effect until contrary notification or written amendment by the Government of the Republic of Cameroon. New York, 2 March 1994. Phillipines tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà và kèm theo bảo lưu vào ngày 18 tháng 1 năm 1972. Philippines 18 January 1972 I, Carlos P. Romulo, Secretary of Foreign Affairs of the Republic of the Philippines, hereby declare, under Article 36, paragraph 2, of the Statute of the International Court of Justice, that the Republic of the Philippines recognizes as compulsory ipso facto and without special agreement [...] Provided, that this declaration shall not apply to any dispute 10 Website chính thức của Tòa án Công lý quốc tế: truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009. 15 (a) in regard to which the parties thereto have agreed or shall agree to have recourse to some other method of peaceful settlement; or (b) which the Republic of the Philippines considers to be essentially within its domestic jurisdiction; or (c) in respect of which the other party has accepted the compulsory jurisdiction of the International Court of Justice only in relation to or for the purposes of such dispute; or where the acceptance of the compulsory jurisdiction was deposited or ratified less than 12 months prior to the filing of the application bringing the dispute before the Court; or (d) arising under a multilateral treaty, unless (1) all parties to the treaty are also parties to the case before the Court, or (2) the Republic of the Philippines specially agrees to jurisdiction; or (e) arising out of or concerning jurisdiction or rights claimed or exercised by the Philippines (i) in respect of the natural resources, including living organisms belonging to sedentary species, of the sea-bed and subsoil of the continental shelf of the Philippines, or its analogue in an archipelago, as described in Proclamation No. 370 dated 20 March 1968 of the President of the Republic of the Philippines; or (ii) in respect of the territory of the Republic of the Philippines, including its territorial seas and inland waters; and Provided, further, that this declaration shall remain in force until notice is given to the Secretary-General of the United Nations of its termination. Done at Manila this 23rd day of December 1971. Ta có thể xét vụ việc này theo 2 trường hợp: - Thứ nhất, Phillipines đưa vụ việc này ra trước Toà vào khoảng thời gian trước ngày 3 tháng 3 năm 1994. Khi đó Cameroon chưa tuyên bố chấp nhận thẩm 16 quyền của Toà. Vì vậy, Cameroon hoàn toàn có thể không chấp nhận thẩm quyền của Toà trong vụ việc này. - Thứ hai, Phillipines đưa vụ việc này ra Toà vào khoảng thời gian sau ngày 3 tháng 3 năm 1994, nghĩa là sau khi Cameroon đã đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà. Trong công bố Cameroon sẽ chấp nhận thẩm quyền của Toà trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp với quốc gia "accepting the same obligation". Tuy nhiên trong bảo lưu của Phillipines, ở điều (i), Toà không có thẩm quyền xét xử trong những tranh chấp giữa Phillipines với các quốc gia khác trong vấn đề về "natural sources". Ở trong vụ việc này, tranh chấp giữa Phillipines và Cameroon là vì Phillipines phát hiện ra tàu của Cameroon đánh bắt tôm hùm ở ngoài khơi bờ biển Phillipines. Như vậy, Cameroon có thể viện dẫn bảo lưu của Phillipines để không chấp nhận thẩm quyền của Toà. 3. Nếu vụ việc xảy ra với Ba Lan mà không phải là Phillipines thì điều gì sẽ xảy ra? Cameroon tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà vào ngày 3 tháng 3 năm 1994. Ba Lan tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà lần thứ nhất vào ngày 03/03/1994 và lần thứ hai kèm theo lưu vào ngày 25 tháng 3 năm 1996 Poland 25 March 1996 On behalf of the Government of the Republic of Poland I hereby declare that the Republic of Poland withdraws its consent to the compulsory jurisdiction of the International Court of Justice communicated on 25 September 1990 in light of Article 36, par. 2 of the Statute of the Court. At the same time, I hereby declare that the Republic of Poland shall recognize with the effect as of 25 September 1996, in accordance with the provisions of the aforementioned article, as compulsory ipso facto and without special agreement, in relation to any other State accepting the same obligation and 17 subject to the sole condition of reciprocity, the jurisdiction of the International Court of Justice in all legal disputes other than: a) disputes prior to 25 September 1990 or disputes arisen out of facts or situations prior to the same date, b) disputes with regard to the territory and State boundaries, c) disputes with regard to environmental protection, d) disputes with regard to foreign liabilities or debts, e) disputes with regard to any State which has made a declaration accepting the compulsory jurisdiction of the International Court of Justice less than twelve months prior to the filing of the application bringing the dispute before the Court, f) disputes in respect whereof the parties have agreed or shall agree to have recourse to other method of peaceful settlement, g) disputes relating to matters which, by international law, fall exclusively within the domestic jurisdiction of the Republic of Poland. The Government of the Republic of Poland reserves its right to withdraw or modify the present Declaration at any time and by means of a notification addressed to the Secretary-General of the United Nations, taking effect after six months from the moment whereof. 25 March 1996. Ta có thể phân tích vụ việc để xác định thẩm quyền của Toà theo 4 trường hợp: - Thứ nhất, nếu Ba Lan đưa vụ việc ra trước Toà vào khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1990 đến 25/09/1990, khi đó cả Ba Lan và Cameroon đều chưa đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà theo điều 36(2). Mặc dù chưa tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà, Ba Lan vẫn có thể đưa vụ việc ra ICJ không phải theo điều 36(2) nhưng ngược lại Cameroon cũng có thể phản đối thẩm quyền của Toà vì nó chưa phải là quốc gia đã chấp nhận thẩm quyền của Toà. 18 - Thứ hai, nếu vụ việc được đưa ra trước Toà vào khoảng thời gian từ ngày 25/09/1990 đến trước ngày 03/03/1994, khi đó Ba Lan đã tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà mà không kèm theo bảo lưu về các trường hợp mà Toà sẽ không có thẩm quyền, còn Cameroon chưa công bố chấp nhận thẩm quyền của Toà theo điều 36(2). Như vậy, Cameroon có thể phản đối thẩm quyền của Toà. - Thứ ba, nếu vụ việc được đưa lên Toà trong khoảng thời gian từ ngày 03/03/1994 đến trước ngày 25/03/1996, khi đó Ba Lan không bảo lưu nhưng đã tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà từ ngày 25/09/1990. Như vậy, cả Ba Lan va Cameroon đều chấp nhận thẩm quyền của Toà và trong vụ việc này Cameroon không thể phản đối thẩm quyền của Toà. - Thứ tư, nếu Ba Lan đưa vụ việc đưa lên Toà vào khoảng thời gian sau ngày 25/03/1996 nghĩa là sau khi Ba Lan công bố bảo lưu của mình. Trong bảo lưu của Ba Lan năm 1996 điều (a) có ghi Toà sẽ không có thẩm quyền xét xứ đối những vụ tranh chấp xảy ra giữa Ba Lan và các quốc gia khác khi mà những vụ việc đó xảy ra trước ngày 25/09/1990 hay những tranh chấp nổ ra mà nguồn gốc của nó là những vụ việc xảy ra trước ngày này “disputes prior to 25 September 1990 or disputes arisen out of facts or situations prior to the same date”. Như vậy, Cameroon có thể viện dẫn điều (a) trong bảo lưu của Ba Lan để không chấp nhận thẩm quyền của Toà trong vụ việc này. IV. CASE AERIAL PAKISTAN. V. INDIA 1. Facts - tóm tắt vụ việc Ngày 21 tháng 9 năm 1999, Pakistan đã đệ đơn kiện Ấn Độ về tranh chấp có liên quan đến việc máy bay quân đội của Pakistan bị phá huỷ vào ngày 10 tháng 8 năm đó. Pakistan khẳng định rằng máy bay của mình không hề được trang bị vũ khí và đã bị bắn rơi bởi một máy bay chiến đấu của Ấn Độ khi đang bay trên không phận của Pakistan mà không có một lời cảnh báo nào trước, làm cho 16 người trên máy bay đã bị chết. Pakistan còn xác nhận rằng các máy bay trực thăng của Ấn Độ đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ bằng việc đến khám xét nơi mà máy bay bị rơi (tức nằm trong phạm vi lãnh thổ Pakistan) để thu thập tin tức ngay sau khi vụ việc xảy ra. Không thành công 19 trong việc đòi Ấn Độ bồi thường 60 triệu đô, Pakistan đã quyết định đưa việc này ra Toà. Trong hồ sơ mà Pakistan đệ trình lên Tòa án Công lý Quốc tế (“ICJ”), nước này yêu cầu: - Tòa tuyên bố hành động nêu trên của Ấn Độ vị phạm nghĩa vụ của quốc gia này theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quy định của tập quán quốc tế và các điều ước quốc tế khác, theo đó, Ấn Độ phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý trong vụ việc này. - Ấn Độ có nghĩa vụ phải bồi thường cho phía Pakistan những tổn thất người và của nêu trên. Pakistan dựa vào một số cơ sở pháp lý sau đây để đưa vụ việc ra - Đạo luật về Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế kí kết Geneva ngày 26.09.1928 - Tuyên bố của hai phía theo điều 36 khoản 2 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế - Điều 36 khoản 1 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế Vì cả hai bên đều không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong danh sách thành viên tham gia xét xử nên theo Điều 31 khoản 3 Quy chế Toà án Công lý Quốc tế, mỗi bên được quyền lựa chọn một vị thẩm phán ad-hoc. Theo đó, Pakistan đã chọn ông Syed Pirzada còn Ấn Độ chọn ông Jeevan Reddy vào vị trí này. 2. Arguments – lập luận của các bên Trong vụ việc này, lập luận đầu tiên, quan trọng nhất của hai phía và phán quyết sau cùng của ICJ đều tập trung xoay quanh thẩm quyền của tòa đối với vụ việc. Thẩm quyền của Tòa được đưa ra bàn luận dựa trên 3 cơ sở sau đây: (1) Đạo luật về Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế kí kết tại Geneva ngày 26.09.1928 Lập luận của Pakistan bao gồm: Pakistan dẫn ra điều 17 của Đạo luật, trong đó quy định: 20 “All disputes with regard to which the parties are in conflict as to their respective rights shall, subject to any reservations which may be made under Article 39, be submitted for decision to the Permanent Court of International Justice, unless the parties agree, in the manner hereinafter provided, to have resort to an arbitral tribunal.”11 Phía Pakistan cho rằng, Đạo luật này vốn được áp dụng với British India, nay vẫn còn hiệu lực áp dụng đối với Ấn Độ và Pakistan (dựa trên những quy định về kế thừa quốc gia), do đó, tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án thường trực Công lý Quốc tế (“PCIJ”). Mặt khác, ICJ lại là cơ quan kế thừa của PCIJ, có trách nhiệm giải quyết những tranh chấp thuộc thẩm quyền của PCIJ. Vấn đề này được quy định tại điều 37 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế: “Whenever a treaty or convention in force provides for reference of a matter to... the Permanent Court of International Justice, the matter shall, as between the parties to the present Statute, be referred to the International Court of Justice.” Theo đó, Pakistan khẳng định ICJ có thẩm quyền trong vụ việc này. Lập luận của Ấn Độ: Lập luận này của Pakistan vấp phải sự phản đối từ phía Ấn Độ. Trước hết, Ấn Độ cho rằng Đạo luật này đã không còn hiệu lực bởi nó liên quan trực tiếp đến Hội Quốc Liên và PCIJ - hai định chế đã mất đi và chỉ còn tồn tại cơ quan kế thừa của nó - do đó, Đạo luật đã “mất đi hiệu lực gốc”. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng dẫn ra trao đổi của mình với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc vào ngày 18.09.1974 khẳng định rằng Ấn Độ chưa bao giờ thừa nhận sự ràng buộc của quốc gia này đối với Đạo luật 1928 với tư cách quốc gia kế thừa hay bất cứ một lý do nào khác. “The Government of India never regarded themselves as bound by the General Act of 1928 since her Independence in 1947, whether by succession or 11 General Act for Pacific Settlement of International Disputes, Sept. 26,1928,93 L.NTS 343 21 otherwise. Accordingly, India has never been and is not a party to the General Act of 1928 ever since her Independence.”12 Theo đó, Ấn Độ không bị ràng buộc bởi quy định của Đạo luật, đồng thời không thừa nhận thẩm quyển của Tòa trong vụ việc này. (2) Tuyên bố của hai phía theo điều 36 khoản 2 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế Điều 36(2) Quy chế ICJ - điều khoản tùy chọn (Optional Clause) - quy định: “The states parties to the present Statute may at any time declare that they recognize as compulsory ipso facto and without special agreement, in relation to any other state accepting the same obligation, the jurisdiction of the Court in all legal disputes concerning: a. the interpretation of a treaty; b. any question of international law; c. the existence of any fact which, if established, would constitute a breach of an international obligation; d. the nature or extent of the reparation to be made for the breach of an international obligation.” Trong tuyên bố ngày 15.09.1974 về việc chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của ICJ theo điều 36(2) Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế, Ấn Độ có đưa ra một số bảo lưu về thẩm quyền của tòa ICJ: “I have the honour to declare, on behalf of the Government of the Republic of India, that they accept, in conformity with paragraph 2 of Article 36 of the Statute of the Court [...] the jurisdiction of the International Court of Justice over all disputes other than: ... 12 Aerial Incident of 10 August 1999 (Pak. v. India), Judgment, Jurisdiction (June 21,2000), para. 17 22 (2) disputes with the government of any State which is or has been a Member of the Commonwealth of Nations; (7) disputes concerning the interpretation or application of a multilateral treaty unless all the parties to the treaty are also parties to the case before the Court or Government of India specially agree to jurisdiction;” (a) Về bảo lưu thứ nhất – trong trường hợp tranh chấp nổ ra đối với thành viên thuộc khối thịnh vượng chung (Commonwealth reservation) Theo bảo lưu này, Ấn Độ sẽ chấp nhận thẩm quyền của ICJ trừ trường hợp tranh chấp liên quan đến nước này với chính phủ của bất kì quốc gia nào đang hoặc đã từng là thành viên của khối thịnh vượng chung [thuộc Liên hiệp Anh], trong đó có Pakistan. Lập luận của Pakistan phản đối hiệu lực của bảo lưu kể trên bao gồm: Trước hết, Pakistan lập luận rằng bảo lưu này là không hợp lệ bởi nó vượt ra ngoài những điều kiện cho phép được quy định cụ thể [expressly] tại điều 36 khoản 3 Quy chế ICJ. Điều khoản này quy định: “The declarations referred to above may be made unconditionally or on condition of reciprocity on the part of several or certain states, or for a certain time.” Theo đó, Pakistan lập luận rằng, điều khoản này quy định để một tuyên bố có hiệu lực [make subject] cần phải có một số điều kiện bao gồm (1) có sự có đi có lại [reciprocity] từ một số quốc gia nhất định hoặc (2) trong một khoảng thời gian nhất định. Xét trên các điều kiện này, Pakistan cho rằng bảo lưu của Ấn Độ không thuộc phạm vi của điều 36(3) của Quy chế ICJ. Thêm vào đó, Pakistan cũng lập luận rằng, một bảo lưu “ngoài quy chế” như trên đưa ra bởi bị đơn chỉ được chấp nhận và áp dụng khi Tòa cócơ sở nào đó để kết luận rằng nguyên đơn đã chấp nhận bảo lưu này.13 13 Id. para.30 Việc nguyên đơn chấp nhận bảo lưu có thể đươc thể hiện thông qua 2 tình huống: (1) Quốc gia nguyên đơn cũng đã đưa ra một bảo lưu tương tự. (2) Quốc gia nguyên đơn, mặc dù phải chấp nhận việc bị đơn lấy bảo lưu này để chống lại mình, hoàn toàn sẵn sàng tham gia vào việc giải thích nội dung của bảo lưu. 23 Hơn thế nữa, Pakistan cho rằng bảo lưu này đã lỗi thời [obsolete] bởi nguồn gốc của nó xuất phát từ ý kiến cho rằng luật quốc tế không áp dụng đối với các quốc gia thuộc khối thịnh vượng chung, theo đó tranh chấp giữa các quốc gia này không thể đưa ra tòa án quốc tế (“inter se doctrine”). Ý kiến này (cũng như bảo lưu này), theo Pakistan, đã trở nên lỗi thời bởi các quốc gia trong khối thinh vượng chung đã coi nhau như những quốc gia bình thường khác và mọi quy định của luật quốc tế có thể được áp dụng giữa chúng. Pakistan cũng lập luận rằng, bảo lưu này tạo ra phân biệt đối xử đối với Pakistan vì hiện tại nó chỉ có hiệu lực áp dụng trực tiếp đối với duy nhất Pakistan, và hành động đó của Ấn Độ bị xem là lạm dụng quyền lực: “The Commonwealth reservation [was] maintained by India only as a bar to actions by Pakistan . . . This discrimination against Pakistan in India's acceptance of the optional clause really amount[ed] to an abuse of right.”14 Lập luận của Ấn Độ: Ấn Độ bác bỏ những lập luận nêu trên của Pakistan, bởi theo nước này, điều 36(3) không đưa ra một danh sách [đầy đủ] những bảo lưu được chấp nhận, và trên thực tế đã có rất nhiều bảo lưu “ngoài quy chế” được chấp thuận và áp dụng trong các vụ việc. Thêm vảo đó, Ấn Độ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mục đích quốc gia khi đưa ra tuyên bố chấp thuận thẩm quyền bắt buộc của Tòa theo điều 36(2). Theo đó, một quốc gia có quyền đưa ra bảo lưu, đồng thời lựa chọn một/một số quốc gia (đối tượng) nhất định để chấp nhận thẩm quyền của ICJ. Mặt khác, trên thực tế, cho tới năm 1998 (trước thời điểm thụ lý hồ sơ 1 năm), vẫn có 8 quốc gia thành viên khối thịnh vượng chung đưa ra những bảo lưu tương tự, do đó không thể nói bảo lưu này đã lỗi thời. Thêm vào đó, Ấn Độ cũng lập luận rằng, prima facie, bảo lưu này liên quan đến mọi quốc gia trong khối thịnh vượng chung chứ không chỉ Pakistan, do đó không hề có sự phân biệt đối xử nào ở đây. 14 Id. para. 30 24 Tóm lại, Ấn Độ khẳng định một lần nữa bảo lưu của mình là hợp lệ, do đó ICJ không có thẩm quyền trong vụ việc này. (b) Về bảo lưu thứ hai – loại trừ những tranh chấp liên quan đến giải thích hay thực hiện điều ước quốc tế đa phương Bảo lưu này của Ấn Độ loại trừ những tranh chấp liên quan đến giải thích hay thực hiện điều ước quốc tế đa phương trừ trường hợp Ấn Độ tán thành thẩm quyền của Toà hoặc các bên vụ kiện đưa ra Toà cũng chính là các bên tham gia điều ước. Dựa vào án lệ Nicaragua, Pakistan lập luận rằng vụ kiện chống lại Ấn Độ này chỉ chủ yếu dựa trên việc xem xét các tập quán quốc tế nên vụ kiện không chịu ảnh hưởng của bảo lưu được đưa ra bởi Ấn Độ trong Hiệp định đa phương mà Ấn Độ tham gia. Lập luận này của Pakistan vấp phải sự phản đối từ phía Ấn Độ. Ấn Độ cho rằng bảo lưu vẫn được áp dụng nếu lý lẽ bên nguyên đưa ra, theo phân tích sau cùng, được khẳng định là dựa trên Hiến chương Liên Hợp Quốc. Vì bảo lưu thứ nhất của Ấn Độ – trong trường hợp tranh chấp nổ ra đối với thành viên thuộc khối thịnh vượng chung (Commonwealth reservation) đã ngăn chặn thẩm quyền của toà trong vụ kiện này cho nên Toà cho rằng việc xem xét bảo lưu thứ hai này là không cần thiết. (3) Điều 36 khoản 1 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế Theo Điều 36 khoản 1 Quy chế Toà án Công lý Quốc tế, thẩm quyền xét xử của Toà bao gồm tất cả những vấn đề được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc hoặc trong các Hiệp ước, Hiệp định có hiệu lực: “The jurisdiction of the Court comprises all cases which the parties refer to it and all matters specially provided for in the Charter of the United Nations or in treaties and conventions in force.”15 Lập luận của Pakistan: Theo như hiệp định được kí kết tại Simla vào ngày 2 tháng 7 năm 1972 và có hiệu lực từ ngày 4 tháng 8 năm đó, các bên đã xác nhận lại một lần nữa thẩm quyền 15 Statute of the Court, Art. 36(1) 25 của Toà theo Điều 36 khoản 1, quy định rằng các nguyên tắc và mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc sẽ chi phối mối quan hệ giữa hai quốc gia. Trong Hiệp định đó, hai quốc gia cũng đã tự tuyên bố rằng sẽ quyết tâm giải quyết những bất đồng giữa họ bằng biện pháp hoà bình thông qua đàm phán song phương hoặc bằng bất kì một biện pháp hòa bình nào khác mà được sự tán thành của cả hai bên. Theo Pakistan, Đạo luật 1928 Chương II là một biện pháp hoà bình đã được tán thành bởi cả hai bên trước ngày 2 tháng 7 năm 1972 và đã tạo ra nghĩa vụ ràng buộc lẫn nhau bắt buộc giữa hai bên, điều khoản nêu trên của Hiệp định Simla đã tái khẳng định và làm cho thủ tục theo Điều 17 Đạo luật 1928 thực sự có hiệu lực, tức là vụ việc vốn thuộc thẩm quyền của PCIJ, nay thuộc về ICJ. 3. Judgement - Phán quyết của Tòa: (1) Bất chấp việc Pakistan cho rằng trao đổi ngày 18.09.1974 của Ấn Độ chỉ là một tuyên bố chủ quan, và Ấn Độ đương nhiên chịu ràng buộc bởi Đạo luật về Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế 1928 với lý do nền độc lập của nước này không phải là trường hợp kế thừa quốc gia mà là sự tiếp nối của chính quốc gia trước đây (British India), Tòa ICJ quyết định rằng với trao đổi của mình, Ấn Độ không chịu sự ràng buộc của Đạo luật vào thời điểm khởi kiện vụ việc, theo đó, Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này. (2) Tòa ủng hộ những lập luận của Ấn Độ về hiệu lực những bảo lưu của nước này nêu trong tuyên bố về thẩm quyền bắt buộc của Tòa theo điều 36(2). Cụ thể, Tòa khẳng định, mọi tuyên bố của các quốc gia về việc chấp thuận thẩm quyền của Tòa là không bắt buộc và cũng không có điều kiện nào ràng buộc nội dung của những tuyên bố này. Bên cạnh đó, Tòa cũng cho rằng điều 36(3) không đưa ra tất cả những điều kiện để một tuyên bố được xem là hợp lệ, đồng thời cũng ghi nhận rằng trên thực tế rất nhiều bảo lưu đã được đính kèm khi các quốc gia tuyên bố chấp thuận thẩm quyền của Tòa. Tòa cũng đồng ý với lập luận của Ấn Độ về việc bảo lưu này không hề tạo ra một sự phân biệt đối xử nào với Pakistan. Do đó, Tòa kết luận rằng, với lý do hai quốc gia là thành viên của khối thịnh vượng chung, chiểu theo điều khoản bảo lưu của Ấn Độ, Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này. 26 (3) Toà đồng ý với lập luận của Ấn Độ cho rằng Ấn Độ chưa bao giờ tham gia Đạo luật 1928 với tư cách là một quốc gia độc lập vì thế Ấn Độ không thể bị khởi tố theo Đạo luật này. Thậm chí kể cả Đạo luật này có ràng buộc Ấn Độ đi chăng nữa thì thông báo ra ngày 18.09.1974 trong trường hợp này được xem như là một sự chấm dứt hợp pháp - một tuyên bố bãi ước được quy định trong Điều 45 của Đạo luật. Theo như những điều đã trình bày ở trên, trong trường hợp nào đi chăng nữa, Ấn Độ cũng đã ngừng bị ràng buộc bởi Đạo luật 1928 muộn nhất là vào ngày 16.08.1979, ngày mà tuyên bố bãi ước Đạo luật Chung 1928 của Ấn Độ có hiệu lực pháp lý. Chính vì thế mà Ấn Độ không thể được coi là một bên tham gia trong Đạo luật này vào ngày Pakistan đệ đơn lên Toà về vụ tranh chấp này. Hơn thế nữa, Toà đã xem xét và thấy rằng cả Hiến chương Liên Hợp Quốc và Hiệp định Simla đều không chứa đựng một điều khoản cụ thể nào quy định trao thẩm quyền xét xử bắt buộc cho Toà mà liên quan đến vụ tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ. Vì vậy, Toà cho rằng Toà không có thẩm quyền xem xét đơn kiện của Pakistan trên cơ sở Điều 36 khoản 1 Quy chế Toà án Công lý Quốc tế. 4. Ý kiến khác từ các thẩm phán Thẩm phán Al-Khasawneh ủng hộ kết luận của Toà về Đạo luật hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế và cũng cho rằng bảo lưu trong trường hợp tranh chấp nổ ra đối với các thành viên thuộc khối thịnh vượng chung không thể được coi là đã lỗi thời. Tuy nhiên, ông xem bảo lưu này là không có căn cứ bởi vì ông đồng ý với lập luận của Pakistan rằng Ấn Độ đưa ra bảo lưu này với động cơ cố ý loại bỏ thẩm quyền của Toà trong tranh chấp với duy nhất Pakistan. Vì thế ông kết luận rằng thẩm quyền của Toà đã được hình thành dựa trên cơ sở Điều 36 khoản 2. Cũng giống như ông Al-Khasawneh, thẩm phán Pirzada tán thành việc bảo lưu nêu trên là không có căn cứ nhưng thêm vào đó, ông còn cho rằng bảo lưu trong trường hợp tranh chấp nổ ra đối với các thành viên thuộc khối thịnh vượng chung đã lỗi thời. Cả hai người này đều ủng hộ lập luận của Pakistan về việc bảo lưu không thể được phép dùng vì tuyên bố về hành động bất hợp pháp của Ấn Độ là dựa trên tập quán quốc tế cũng như Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tình huống này tương tự vụ 27 Nicaragua và đây là điểm duy nhất trong vụ kiện này mà ý kiến bất đồng có tính thuyết phục. 5. Bài học rút ra từ vụ việc liên quan đến thẩm quyền của ICJ Như đã phân tích ở những phần trước của bài, về lý thuyết, có rất nhiều cơ sở để có thể xác định thẩm quyền của ICJ trong các vụ việc liên quan. Ở tình huống cụ thể này, Pakistan đã dựa vào 2 cơ sở chủ yếu để khẳng định ICJ có thẩm quyền, đó là: - Quy định trong điều ước quốc tế mà các bên tham gia (Jurisdiction clause): Ở đây, Đạo luật hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được phía Pakistan dẫn ra như một điều ước quốc tế, quy định về thẩm quyền của PCIJ trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia kí kết điều ước đó. Bên cạnh đó, ở đây Pakistan cũng khẳng định sự kế thừa thẩm quyền của ICJ từ PCIJ. Tuy vậy, thực tế vụ việc cho thấy, do Tòa khẳng định những trao đổi của Ấn Độ về việc Ấn Độ không chịu sự ràng buộc của Đạo luật này là hoàn toàn hợp lệ nên cơ sở này do Pakistan dẫn ra đã không được Tòa chấp nhận như một cách để xác định thẩm quyền của Tòa. - Tuyên bố đơn phương của các quốc gia chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo điều 36(2): Tuyên bố đơn phương của các quốc gia cũng được xem là một cơ sở quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của Tòa. Tuy vậy điều đáng chú ý ở đây là những tuyên bố này có kèm theo bảo lưu hay không, và nếu có thì nội dung những bảo lưu này hạn chế thầm quyền của Tòa trong những tình huống nào. Thực tế cho thấy, hai bảo lưu mà Ấn Độ đưa ra trong tuyên bố đều là hợp lệ và điều đó khiến cho Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này.
File đính kèm:
- tieu_luan_co_cau_to_chuc_cua_icj.pdf