Tiểu luận Cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực

pdf 41 trang yenvu 30/10/2024 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực

Tiểu luận Cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH 
CHẤP KHU VỰC 
 A. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại NAFTA: 
I. Chương 20: Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc áp dụng, thi hành 
và giải thích hiệp định 
Chương 20 quy định việc thành lập Ủy ban thương mại tự do và Ban thư 
kí - hai cơ quan thường trực gồm cả ba bên có trách nhiệm giám sát và thi hành 
hiệp định. Chúng giúp cho việc quyết định liên quan đến hoạt động của Hiệp 
định một cách thuận lợi. 
Phần 1: Các cơ quan 
1) Ủy ban thương mại tự do (FTC): 
a. Cơ cấu: 
FTC là cơ quan cao nhất, là một cơ quan tư vấn và giám sát bao gồm các đại 
diện cho bộ thương mại Để thực hiện chức năng của mình, FTC có Ban thư kí 
và hơn 20 Ủy ban và nhóm làm việc (phụ lục 2001.2). 
b. Chức năng: 
Chức năng chính của ủy ban là giám sát sự thi hành Hiệp định và xem xét 
bất kỳ vấn đề nào có thể làm ảnh hưởng hoạt động và việc áp dụng Hiệp định. 
Ủy ban đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp nảy 
sinh từ việc giải thích, áp dụng và thi hành các điều khoản của Hiệp định. 
Ủy ban giám sát công việc của tất cả các ủy ban và nhóm làm việc được 
thành lập theo Hiệp định, quy định tại Phụ lục 2001.1. 
c. Thẩm quyền: 
FTC có quyền thành lập và ủy thác cho các ủy ban ad hoc hay thường trực, 
các nhóm làm việc và các nhóm chuyên gia. 
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhóm làm việc không ràng 
buộc với chính phủ. 
Thực hiện các hoạt động khác trong pham vi chức năng của nó do các bên 
đồng ý. 
 d. Thủ tục hoạt động: 
Ủy ban có các quy định và các thủ tục riêng. Tất cả các quyết định của Ủy 
ban được tông qua bằng đồng thuận, trừ phi Ủy ban có sự nhất trí khác. 
Ủy ban triệu tập hội nghị thường niên ít nhất mỗi năm một lần và các bên sẽ 
lần lượt làm chủ tọa trong các phiên họp này. 
2) Ban thư ký: 
Ban thư ký bao gồm 3 khu vực quốc gia khác nhau, thực hiện chức năng như 
nhau nhưng độc lập với nhau. Mỗi thành viên thành lập một văn phòng thường 
trực của khu vực mình với Ban thư ký và ban lãnh đạo riêng. Mỗi chính phủ 
thành viên có trách nhiệm đối với hoạt động và chi phí của khu vực mình, chi 
trả tiền thù lao và phí tổn cho hội thẩm viên, các thành viên của các ủy ban và 
ban thẩm định khoa học. 
Ban thư ký hỗ trợ FTC và đảm nhận công tác hành chính cho ban hội thẩm 
giải quyết tranh chấp. Chịu sự quản lý của FTC, Ban thư ký cũng hỗ trợ các ủy 
ban, các nhóm làm việc và các điều kiện để thực hiện Hiệp định. 
3) Ủy ban và nhóm làm việc: 
FTC quy định thành lập một số ủy ban và nhóm làm việc xem xét và thảo 
luận các vấn đề liên quan đến các vấn đề được phân công. Họ có thẩm quyền 
giám sát việc thi hành hiệp định NAFTA trong khu vực mà hiệp định này có 
ảnh hưởng 
Phần 2: Giải quyết tranh chấp 
Hệ thống giải quyết tranh chấp được hình thành theo thủ tục chương 20 
trong ba phạm vi: sự bàn bạc giữa các bên, sự can thiệp của FTC, ban hội thẩm 
tố tụng. 
1, Phạm vi: 
Chương 20 giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến: 
(a) Việc giải thích các điều khoản và việc một bên không thực hiện nghĩa 
vụ của mình theo hiệp định. 
(b) Việc một bên thi hành các biện pháp hiện tại hoặc mới được đề xuât 
mà việc thực thi này bị các bên khác coi là trái với Hiệp định. 
(c) Việc một bên thi hành các biện pháp hiện tại hoặc mới được đề xuât 
mà việc thực thi này bị các bên khác coi là việc áp dụng đó làm vô 
hiệu hoặc làm suy yếu Hiệp định. 
2, Sự lựa chọn tòa án WTO/NAFTA: 
Khi ký kết hiệp định NAFTA, Mexico, Mỹ và Canada không từ bỏ quyền 
của họ theo WTO. Do đó, các tranh chấp liên quan đến cả NAFTA và WTO sẽ 
được giải quyết bởi tòa án theo ý muốn của các bên thưa kiện.(2005.1) 
Quy tắc chung: 
Để tránh các thủ tục song song và hơn hết là các quyết định mâu thuẫn nhau, 
trong trường hợp sự viện dẫn của một quốc gia thành viên có thể hình thành nên 
một sự vi phạm theo cả WTO và NAFTA, bên khởi kiện lựa chọn tòa án để giải 
quyết tranh chấp mà không cần sự đồng ý của bên kia. 
 Khi xảy ra tranh chấp, trong trường hợp thủ tục giải quyết tranh chấp được 
chọn là WTO thì bên thưa kiện sẽ phải thông báo ý định của mình đến bên thứ 
ba trước khi tiến hành thủ tục, trong trường hợp bên thứ ba có lợi ích thực sự 
trong vụ này và muốn đưa ra tòa NAFTA thì hai bên tiến thảo luận để nhất trí 
về tòa án. Nếu không nhất trí được thì tòa án NAFTA sẽ được ưu tiên áp dụng. 
Ngoại lệ: Đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, khu vực nông 
nghiệp, các biện pháp vệ sing dịch tễ và các biện pháp tiêu chuẩn, bên kháng 
kiện có thể phản đối việc viện dẫn Tòa WTO bằng việc thông báo sự phản đối 
này cho Ban thư ký khu vực nước này và bên khởi kiện. Nói cách khác, trong 
những trường hợp này, sự lựa chọn tòa án phụ thuộc vào bên kháng kiện. 
3. Tham vấn 
Bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra yêu cầu tham vấn với các bên khác bằng 
văn bản về các biện pháp thực tế hoặc các biện pháp được đưa ra hoặc bất kỳ 
vấn đề nào mà nó thấy rằng có thể ảnh hưởng đến việc thi hành Hiệp định. 
Nếu thảo luận song phương thì tham vấn kéo dài 30 ngày, nếu thảo luận đa 
phương thì tham vấn kéo dài 45 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu tham vấn của 
bên thưa kiện. 
Các bên tham gia tham vấn phải cố gắng hết sức để đạt được một quyết định 
thỏa mãn chung về mọi vấn đề thông qua tham vấn. Các bên tham gia tham vấn 
phải cung cấp đầy đủ các thông tin đảm bảo cho việc xem xét làm thế nào các 
biện pháp trên thực tế hoặc các biện pháp được đưa ra hoặc bất kỳ vấn đề nào 
có thể ảnh hưởng tới việc thi hành Hiệp định; xem xét các thông tin mật và các 
thông tin phù hợp được trao đổi trong buổi tham vấn trên cơ sở của bên cung 
cấp thông tin; tránh các quyết định gây thiệt hại cho lợi ích của bất kỳ bên nào 
khác theo Hiệp định. 
Bên thứ ba mà được cho rằng có lợi ích xác thực trong vụ việc được quyền 
tham gia tham vấn. Để làm được điều này, bên thứ ba phải trình một bản thông 
báo đến Ban thư kí tại khu vực của nó và đến các bên khác. 
4. Cơ chế giải quyết của FTC 
Nếu tham vấn không đưa ra được cách giải quyết, bất kỳ bên nào có thể đưa 
ra văn bản yêu cầu FTC tổ chức một cuộc họp. FTC giải quyết vấn đề trong 30 
ngày, hoặc trong một khoảng thời gian khác theo sự nhất trí của các bên. 
Thư của bên khởi kiện phải nêu rõ phạm vi và các vấn đề khác hoặc các vấn 
đề khác mà nước này khiếu nại, chỉ ra các điều khoản của hiệp định có liên quan 
và trình bày một tuyên bố tóm tắt về kết quả của tham vấn. Bên khởi kiện phải 
gửi tới các bên khác và bên thư ký của khu vực quốc đó thư khiếu nại của mình. 
Cơ chế giải quyết mà FTC sử dụng : trung gian, hòa giải. 
 Khi được yêu cầu giải quyết, trong vòng 10 ngày kể từ khi yêu cầu được 
đưa ra FTC sẽ triệu tập . FTC có thể: 
 Triệu tập các cố vấn chuyên môn hoặc thành lập các nhóm làm việc 
hay nhóm chuyên viên cần thiết. 
 Dựa vào các cơ chế trung gian, hòa giải, hoặc các thủ tục giải quyết 
tranh chấp khác. 
 Thực hiện các khuyến nghị; hoặc 
 Hỗ trợ các bên tranh chấp trong việc thương lượng để tìm ra giải pháp 
thỏa đáng. 
Mục đích của sự thi hành FTC trong chương 20 là đưa ra lời khuyên cho các 
bên trong tranh chấp khuyến khích không khí đàm phán và tránh các thủ tục tốn 
kém và kéo dài. 
Thủ tục tố tụng ban bồi thẩm trọng tài 
Nếu trong 30 ngày mà FTC không giải quyết được vấn đề, một bên tham vấn 
yêu cầu FTC bằng văn bản, thành lập 1 ban bồi thẩm trọng tài gồm 5 thành viên 
(4 panellists và 1 chủ tọa). 
Nếu trong vòng 15 ngày các bên tranh chấp không thể thỏa thuận được chủ 
tọa thì trong 5 ngày họ sẽ chọn 1 chủ tọa là 1 thành viên trong bảng phân công 
và không phải là một trong những công dân của họ. Nếu các bên tranh chấp 
trong 15 ngày đã chọn được chủ tọa thì các thành viên tham gia sẽ rút thăm 
chọn ra trong bảng phân công một trong những công dân của các bên khác trong 
tranh chấp. 
Quy định áp dụng cho thủ tục tố tụng 
1) Nguyên tắc 
Thủ tục tố tụng ban bồi thẩm được quy định trong chương 20 và trong Model 
Rules của thủ tục ban hành theo điều 2012.3 của Hiệp định. Những thủ tục này 
chứa các nguyên tắc: 
 Nguyện vọng tự chủ của các bên: thời gian trong chương 20 và 
nguyên tắc mẫu có thể sửa đổi với sự thỏa thuận của các bên, trước 
hoặc trong quá trình tố tụng. 
 Quyền điều trần: các bên có quyền điều trần, ít nhất 1 lần 
 Hưởng thủ tục pháp lý: thủ tục tố tụng ban bồi thẩm phải đảm bảo sự 
công bằng giữa các bên và tạo điều kiện đầy đủ cho các bên thực hiện 
quyền của mình. 
 Sự linh hoạt: nếu các nguyên tắc của thủ tục tố tụng không che phủ 
bởi nguyên tắc mẫu, ban bồi thẩm có thể làm theo các thủ tục phù hợp 
mà không trái với hiệp định. 
 Sự bảo mật thủ tục: nguyên tắc 25 đưa ra danh sách các cá nhân có thể 
đại diện trong tố tụng: đại diện của các bên tranh chấp, cố vấn các bên 
tranh chấp; nhân viên và viên phụ thẩm của Ban thư ký; phụ thẩm của 
các thành viên tham gia. 
Nguyên tắc 16 quy định rằng chỉ có Ban bồi thẩm có thể cho phép sự 
tham gia của phiên dịch, phụ thẩm viên hành chính và nhân viên Ban thư ký. 
2) Xác định sự miễn giảm hoặc các giới hạn về thẩm quyền giải quyết của 
Ban bồi thẩm 
Trong 20 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu thành lập ban bồi thẩm, trừ khi 
các bên tranh chấp có thỏa thuận khác, giới hạn về thẩm quyền giải quyết của 
ban bồi thẩm sẽ: 
Thẩm tra các quy định của hiệp định, vấn đề có liên quan tới Ủy ban và 
sự tuyên án, sự xác định, khuyến cáo được quy định tại điều 2016.2. 
3) Chuyên viên và cố vấn của ban bồi thẩm 
Ban bồi thẩm, hoặc tự động hoặc theo yêu cầu của một bên tranh chấp, có 
thể tìm kiếm thông tin và cố vấn chuyên môn từ bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào 
thích hợp. 
4) Bên thứ 3 có liên quan 
Bên thứ 3 có lợi ích xác thực tronng vụ việc có thể tham gia với tư cách 
một bên thưa kiện. Để thực hiện quyền này, bên thứ ba đưa ra bản thông báo 
dưới dạng viết đến các bên tranh chấp trong 7 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm 
được thành lập theo yêu cầu của 1 bên tranh chấp. 
5) Bên thứ 3 không liên quan 
Bên thứ 3 không phải là một bên trong tranh chấp có quyền tham gia điều 
trần, tranh tụng miệng và văn bản liên lạc đến ban bồi thẩm, nhận văn bản đệ 
trình từ các bên tranh chấp. 
6) Các nguyên tắc khác 
Nguyên tắc mẫu đề cập đến các nguyên tắc khác liên quan đến sự chỉ dẫn 
và sự phát triển của thủ tục tố tụng, liên quan đến: 
 Sự giải quyết và thi hành của ban thư ký 
 Thời gian, tính toán thời gian và đình chỉ vụ kiện. 
 Các phương pháp liên lạc giữa các bên với FTC, ban bồi thẩm với 
nhau. 
 Số lượng các bản sao chép của các bản thông báo. 
 Chữa lỗi thủ tục. 
 Thay thế các trọng tài viên đã chết, xin từ chức hoặc bị cách chức. 
 Địa điểm buổi điều trần và hướng dẫn cho các bên. 
 Ghi chép lại buổi điều trần. 
 Ngôn ngữ của văn bản đệ trình và tranh tụng. 
 Trách nhiệm phải đưa ra chứng cứ. 
 Việc chọn lọc và giải thích của ban thẩm định khoa học. 
 Chi trả các phí tổn cho chuyên viên, bồi thẩm viên và viên phụ 
thẩm và 
 Các nguyên tắc đặc biệt có thể áp dụng để đình chỉ thẩm quyền của 
ban bồi thẩm. 
II. CHƯƠNG 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐÀU TƯ 
Chương 11 yêu cầu các bên phải làm theo các biện pháp hiện hành trong mối 
quan hệ với các nhà đầu tư và việc đầu tư của nhà đầu tư của bên khác. 
Hiệp định đưa ra một định nghĩa rộng về “đầu tư”: liên quan đến tổ chức 
kinh doanh; cổ phần và trái phiếu; các khoản vay và sự bảo đảm nợ có kỳ hạn ít 
nhất 3 năm hoặc các khoản vay và sự bảo đảm nợ giữa các công ty; tài sản hữu 
hình và tài sản vô hình bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, quyền kinh doanh và 
phương pháp sản xuất, các lợi ích và các quyền trong hợp đồng. 
Hiệp định định nghĩa nhà đầu tư của một bên như một tổ chức kinh doanh 
của một bên hay một chính phủ; hoặc là một quốc gia, một tổ chức kinh doanh 
được thành lập hoặc thừa nhận theo luật ký kết giữa các nước, bất kể nguồn gốc 
của vốn. 
Hiệp định mở rộng sự bảo vệ chuyển nhượng đến “nhà đầu tư của một bên 
khác”, “những vi phạm của nhà đầu tư được xác định trong lãnh thổ của các 
bên”. 
Tuy nhiên, 3 quốc gia vẫn không thừa nhận quyền theo chương này, từ chối 
lợi nhuận của nhà đầu tư đến từ các nước không thuộc NAFTA tạo ra trên lãnh 
thổ của mình trong các trường hợp sau: 
(i) Nếu quốc gia nhận đầu tư không có quan hệ ngoại giao với quốc gia 
mà nhà đầu tư của tổ chức kinh doanh đó là công dân. 
(ii) Nếu quốc gia nhận đầu tư thực hiện các biện pháp chống lại một quốc 
gia không thuộc NAFTA, hạn chế quan hệ với các nhà đầu tư là công 
dân của quốc gia không thuộc NAFTA. 
(iii) Nếu tổ chức kinh doanh không có “các hoạt động kinh doanh thực sự” 
trên lãnh thổ quốc gia nơi nó thành lập. 
Ngoại trừ: 
Có một số trường hợp, mặc dù nằm trong phạm vi điều chỉnh của chương 
11 nhưng không áp dụng chương này. Ví dụ, các trường hợp liên quan đến 
ngành tài chính được điều chỉnh bởi chương 14 của Hiệp đinh, trừ những trường 
hợp được quy định rõ ràng trong chương 14. 
Hơn nữa, việc đưa ra một định nghĩa rộng của đầu tư trong một hiệp định 
thương mại tự do gây khó khăn cho việc đạt được một chương độc lập về đầu 
tư. 
Vì tất cả những điều trên, đây là các điều khoản xuyên suốt hiệp định 
được điều chỉnh giữa chương này và các chương khác trong đầu tư. đặc biệt, 
điều 1112 quy định rằng: trong bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chương này và các 
chương khác thì các chương khác sẽ chiếm ưu thế trong phạm vi mâu thuẫn”. 
Các điều khoản trọng yếu: 
- Điều 1102 (Đối xử quốc gia): Mỗi bên phải đối xử, trong những trường 
hợp như nhau, với các nhà đầu tư và việc đầu tư của các nhà đầu tư của 
một bên khác không kém ưu đãi hơn với các nhà đầu tư và việc đầu tư 
của các nhà đầu tư trong nước trong các vấn đề thành lập, thu nhập, mở 
rộng, quản lý, chỉ đạo, sản xuất hay kinh doanh. 
- Điều 1103 (Đối xử tối huệ quốc): Mỗi bên sẽ phải đối xử, trong trường 
hợp như nhau, với các nhà đầu tư và việc đầu tư của các nhà đầu tư của 
các nước không tham gia hiệp định NAFTA trong các vấn đề thành lập, 
thu nhập, mở rộng, quản lý, chỉ đạo, sản xuất hay kinh doanh. 
- Điều 1104 (Tiêu chuẩn đối xử): Mỗi bên đều phải tuân theo “Đối xử quốc 
gia” hay “Đối xử tối huệ quốc”, tùy theo điều kiện nào là tốt hơn, với các 
nhà đầu tư hoặc việc đầu tư của các nhà đầu tư của các bên khác. 
- Điều 1105 (Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu): Mỗi bên có nghĩa vụ phải luôn 
thỏa thuận việc đối xử với việc đầu tư của các nhà đầu tư đến từ các nước 
thành viên khác theo Luật quốc tế. Có thể coi việc đối xử này là một 
“base level”, bao gồm quyền được đối xử công bằng và được bảo vệ và 
an ninh đầy đủ. 
- Điều 1106 (Thực hiện các điều kiện cần thiết): hiệp định này cấm việc 
đưa ra những yêu cầu lừa gạt trong lĩnh vực đầu tư, bóp méo chu trình 
của thương mại quốc tế và đầu tư (các nước Canada, Mexico và Mỹ 
không thể quy định công thức được quy định thành điều khỏan nào về sự 
ưu tiên). 
- Điều 1107 (Người đứng đầu ban lãnh đạo): Một bên tranh chấp có thể 
đưa ra yêu cầu rằng người giữ vị trí cao nhất trong việc quản lý kinh 
doanh tại một quốc gia (là một bên khác) phải có quốc tịch cụ thể. Tuy 
nhiên, bên đầu tư có thể tự do đưa ra hơn 50% trong số các thành viên 
của Ban lãnh đạo cùng quốc tịch với người giữ vị trí cao nhất về quản lý 
kinh doanh, miễn là việc chỉ định đấy không làm ảnh hưởng gây tổn hại 
đến khả năng điều khiển hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. 
- Điều 1109 (Chuyển nhượng, chuyển giao): Mỗi bên sẽ phải đồng ý 
chuyển nhượng tất cả những gì liên quan đến đầu tư của các nhà đầu tư 
đến từ một bên khác trong phạm vi lãnh thổ của mình một cách tự do và 
không được trì hoãn. Đó là những thủ tục trong quá trình kinh doanh, lợi 
nhuận, tiền lãi cổ phần, vốn thu về và các khoản thanh toán địa tô. Các 
loại chuyển nhượng này có thể trao đổi tự do theo mức giá của thị trường 
hiện hành. 
- Điều 1110 ( Trưng thu tài sản và bồi thường thiệt hại): Không bên nào có 
quyền tước đoạt việc kinh doanh của nhà đầu tư của một bên khác, hay 
dùng bất cứ một biện pháp nào tương đương với hình thức tước đoạt, trừ 
khi phục vụ cho mục đích công cộng, mục đích chung, dựa trên cơ sở 
không phân biệt (non-discriminatory basic). 
- Điều 1114 (Biện pháp bảo vệ môi trường): Các bên phải có những biện 
pháp bảo vệ môi trường trong khu vực mình đầu tư. Nếu một bên cảm 
thấy bên đầu tư vi phạm cam kết, họ có thể bàn bạc để quyết định kết 
thúc hoạt động kinh doanh của bên đầu tư. 
- Điều 1503 (Tổ chức kinh doanh quốc gia): Điều 1503 yêu cầu các hoạt 
động của tổ chức kinh doanh quốc gia có thể cho là không được mâu 
thuẫn với những quy định trong chương 11 với chương 14 về việc thi 
hành hay sửa đổi các quy định của tổ chức kinh doanh, thẩm quyền hành 
chính hay thẩm quyền khác của chính phủ, ví dụ như quyền tịch thu, cấp 
giấy phép, tiến hành giao dịch thương mại hay bắt chịu thuế. 
Trường hợp ngoại lệ: Có những trường hợp ngoại lệ được quy định trong 
nguyên tắc đầu tư: 
- Phần Bảo lưu được thêm vào ở cuối Hiệp định; 
- Và trong Chương về các vấn đề bảo lưu cho các điều khỏan của Hiệp 
định. 
Cơ chế giải quyết tranh chấp: Chương 11, phần B đưa ra thủ tục cho cơ 
cấu giải quyết tranh chấp đầu tư theo các nguyên tắc tồn tại dộc lập của Phần A 
chương 11. Cơ chế này bao gồm các nguyên tắc: 
- Đối xử ngang bằng với các nhà đầu tư của các bên theo nguyên tắc có đi 
có lại. 
- Bảo vệ quyền tự vệ của các bên. 
- Sự công bằng trong việc thiết lập tòa án. 
Những yêu cầu về mặt thủ tục: 
- Trước khi tiến hành các thủ tục trọng tài,các bên tranh chấp sẽ phải trải 
qua bước giải quyết đầu tiên là bàn bạc và đàm phán. 
- Yêu cầu về mặt thời gian: Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ bắt đầu trong vòng 
3 năm kể từ khi nhà đầu tư phát hiện ra những cơ sở để khởi kiện thì có 
thể khởi kiện. (Sau 3 năm, hết thời hạn khởi kiện thì không được khởi 
kiện nữa) 
- Các nhà đầu tư của tranh chấp cần phải gửi cho bên tranh chấp bản thông 
cáo mà mình sẽ đưa lên trọng tài trong vòng là 90 ngày, trước khi yêu cầu 
đó được đệ trình lên trọng tài. Yêu cầu có thể được đưa lên trọng tài sau 6 
tháng kể từ khi phát hiện bên còn lại vi phạm nghĩa vụ của mình và gây 
thiệt hại cho nhà đầu tư (điều 1120) 
Các quy tắc áp dụng trọng tài: 
- Công ước về giải quyết tranh chấp giữa chính phủ của các quốc gia khác 
nhau (Công ước ICSID). 
- Nguyên tắc bổ sung của ICSID; hoặc 
- Các quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hợp Quốc theo Luật thương mại 
quốc tế (UNCITRAL). 
Đồng thuận 
- Sự đệ trình lên tòa án phụ thuộc vào sự đồng thuận của các bên trong 
tranh chấp. Khi các nhà đầu tư đệ trình yêu cầu lên tòa án thì nó đảm bảo 
rằng tất cả các thủ tục liên quan đến đồng thuận của các bên lên tòa sẽ 
được thực hiện. 
Cơ cấu tòa án 
- Trừ khi các bên đưa ra được thỏa thuận khác, nếu không tòa án sẽ gồm 3 
trọng tài. Mỗi bên tranh chấp chỉ định một trọng tài và trọng tài thứ 3 để 
chủ trì tòa án trọng tài, theo hiệp định của các bên tranh chấp. 
- Nếu trong vòng 90 ngày mà một trong những bên tranh chấp không chỉ 
định được trọng tài hoặc không đồng ý chỉ định chủ tọa thì sự chỉ định sẽ 
được làm bởi quyết định của bên tranh chấp khác hoặc bởi tổng ban thư 
ký của ICSID. 
- Tổng ban thư ký chỉ định một chủ tọa nhưng được lựa chọn từ 1 bảng 
phân công của 45 trọng tài, đảm bảo rằng các chủ tọa không cùng quốc 
tịch hoặc thuộc các bên tranh chấp. Nếu không được, tổng thư ký có thể 
chỉ định từ ban bồi thẩm ICSID một chủ tọa không cùng quốc tịch với các 
nước thành viên. 
Sự thống nhất các yêu cầu: 
- Bất cứ bên tranh chấp nào cũng có thể đòi hỏi việc thống nhất các yêu 
cầu; quyết định thống nhất sẽ được Tòa được thiế lập theo quy tắc 
UNCITRAL đưa ra. Một yêu cầu thống nhất sẽ được đệ trình lên Tổng 
Thư kí của ICSID và Tòa sẽ được thiết lập trong vòng 60 ngày kể từ khi 
nhận được yêu cầu thống nhất yêu cầu. 
- Bất cứ bên tranh chấp nào cũng có thể yêu cầu việc trì hoãn, đình chỉ các 
thủ tục tố tụng lên Tòa cho đến khi một phán quyết được thống nhất. 
- Tòa sẽ gồm có 3 thành viên được Tổng thư ký của ICSID chỉ định. 
- Các thành viên của Tòa sẽ được chỉ định từ danh sách của 45 Trọng tài. 
Có thể có một trọng tài cùng quốc tịch với bên đầu tư và một cùng quốc 
tịch với quốc gia trong vụ tranh chấp. Chủ tọa cũng sẽ được chọn từ danh 
sách 45 người đã nói ở trên. 
- Trong trường hợp không có trọng tài thích hợp nào được chọn, các thành 
viên của Tòa sẽ được Ban hội thẩm Trọng tài của ICSID lựa chọn. Nếu 
không thể lựa chọn, Tổng thư kí của ICSID sẽ chỉ định ngẫu nhiên. Trong 
trường hợp này, chủ tọa không được cùng quốc tịch với các bên có tranh 
chấp. 
Điều khoản chung: 
- Thông báo và sự tham gia của các bên: Bên tranh chấp sẽ gửi văn bản 
thông báo về vấn đề tranh chấp cho bên kia trong vòng 30 ngày sau khi 
yêu cầu được đệ trình. 
- Địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài và Luật điều chỉnh: 
 Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành ở trong lãnh thổ của bất 
cứ bên nào là thành viên của công ước New York. Địa điểm tiến 
hành sẽ được chọn theo các quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp. 
 Tòa sẽ quyết định những vấn đề của tranh chấp theo các thủ tục của 
Hiệp định và quy tắc áp dụng của Luật quốc tế. Việc giải thích các 
thủ tục của Ủy ban thương mại tự do (FTC) về Hiệp định là có tính 
ràng buộc với Tòa trọng tài được thiết lập theo chương 11. 
- Phụ lục giải thích: 
 Các nước thành viên của NAFTA có thể đưa ra bảo lưu và ngoại lệ 
liên quan đến đầu tư, được quy định trong phụ lục I, II, III và IV 
của Hiệp định. 
 Ủy ban thương mại tự do có thể đệ trình văn bản giải thích lên Tòa 
trong vòng 60 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu, và sự giải thích này 
có tính cưỡng chế. 
 Chỉ khi Ủy ban này không đưa ra được ý kiến giải thích trong thời 
gian quy định thì Tòa sẽ quyết định vấn đề này. 
Các biện pháp và quyết định tạm thời 
- Các biện pháp bảo vệ tạm thời: tòa án có thể chỉ thị các biện pháp bảo vệ 
tạm thời để bảo đảm quyền của các bên tranh chấp, hoặc bảo đảm các 
chứng cớ trong quyền sở hữu của các bên tranh chấp. 
- Trọng tài có thế đưa ra phán quyết riêng biệt hoặc kết hợp về khoản tiền 
đền bù, cộng với lãi suất và tài sản phải bồi thường. Trong trường hợp 
riêng biệt hoặc kết hợp với khoản tiền đền bù, cộng với lãi suất và tài sản 
phải bồi thường. Trong trường hợp trọng tài ra phán quyết kết hợp, trọng 
tài có thể yêu cầu bên tranh chấp đền bù tiền và lãi suất thay thế cho tài 
sản. Trọng tài không đưa ra những phán quyết về thiệt hại mang tính 
trừng phạt. Tuy nhiên, trọng tài có thể ra phán quyết về những chi phí 
theo một số nguyên tắc trọng tài. 
- Phán quyết của tòa án mang tính ràng buộc với các bên tranh chấp, nhưng 
chỉ trong từng trường hợp cụ thể. Một bên tranh chấp đồng ý làm theo 
không chậm trễ. 
- Quyết định cuối cùng được xem xét sau 120 ngày theo ICSID hoặc sau 
90 ngày theo UNTRICAL. Nghĩa vụ của các bên tranh chấp theo NAFTA 
có cam kết để tuân theo các phán quyết của trọng tài theo các thủ tụng tố 
tụng, không chậm trễ. 
- Sự công bằng của phán quyết: trong trường hợp Mỹ và Canada thì phán 
quyết có thể công khai bởi bất kỳ bên nào. Trong trường hợp của Mexico 
thì có thể áp dụng nguyên tắc trọng tài. 
Trường hợp ngoại lệ: 
- Thủ tục giải quyết tranh chấp của NAFTA không áp dụng cho tranh chấp 
phát sinh từ quyết định được đưa ra cho yêu cầu bảo vệ quốc gia bởi các 
bên với quan điểm ngăn cản hoặc giới hạn lợi nhuận của một nhà đầu tư 
trên lãnh thổ của một bên khác. Thủ tục cũng không được áp dụng đối với 
các quyết định của Ủy ban quốc gia trong đầu tư nước ngoài. 
III. CHƯƠNG 19: TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN 
THƯƠNG MẠI KHÔNG CÔNG BẰNG 
Chương 19 đưa ra những thủ tục để xem xét lại những điều luật sửa đổi bổ 
sung và việc ban hành 1 bộ Luật nội bộ đối với vấn đề chống bán phá giá và 
trách nhiệm bồi thường (Anti-dumping and countervailing duty) và bảo đảm 
rằng luật pháp nội bộ của một bên không công bằng trong các vấn đề của thực 
tiễn thương mại tạo ra những trở ngại không cần thiết cho bên kia hay sự bảo hộ 
không công bằng giữa các bên đầu tư sẽ không được thông qua dưới bất cứ hình 
thức nào. 
Về việc ban hành Luật sửa đổi Chống bán phá giá và trách nhiệm bồi 
thường: 
Mỗi bên bảo lưu quyền để sửa đổi Bộ Luật chống bán phá giá và trách nhiệm 
bồi thường của mình cần phải thực hiện các thủ tục: 
 Trước khi ban hành Luật sửa đổi, bên có đề xuất đưa ra Luật sửa đổi sẽ 
phải: 
 Thông báo bằng văn bản cho các bên khác; và 
 Trao đổi ý kiến với các bên đó, nếu được yêu cầu, trước khi ban hành 
Luật sửa đổi. 
 Luật sửa đổi được ban hành không được trái với: 
 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT), Hiệp 
định về việc thi hành chương VI của GATT 1994 (the Anti-dumping 
Code) hay Hiệp định về các biện pháp trợ cấp và bồi thường; hoặc 
 Mục đích của NAFTA và chương 19 (được thiết lập với các điều kiện 
công bằng và có thể lường trước trong vấn đề tự do hóa thương mại 
ngày càng phát triển giữa các bên trong việc duy trì tính hiệu quả và 
công bằng của thực tiễn thương mại không công bằng). 
Tranh chấp liên quan đến Luật sửa đổi bổ sung: 
 Một bên có thể yêu cầu bằng văn bản rằng những sửa đổi bổ sung Luật 
chống bán phá giá và bồi thường thiệt hại của một bên khác sẽ được các 
viên bồi thẩm hai bên đưa ra quan điểm giải thích nếu: 
 Luật sửa đổi phù hợp với các điều khoản của điều 1902.2, hoặc 
 Những điều khoản sửa chữa đưa ra khác với quyết định của Ban hội 
thẩm trước đó. 
 Các thủ tục Ban hội thẩm: 
 Ban hội thẩm hai bên sẽ định ra những thủ tục của mình, trừ khi các 
bên có đã có sự thống nhất khác trước khi thành lập Ban hội thẩm thủ 
tục. Thủ tục phải bảo đảm có ít nhất một phiên điều trần trước Ban hội 
thẩm để các bên đưa ra lý lẽ và ý kiến của mình. Trong vòng 90 ngày 
sau sau khi chỉ định Chủ tịch, Ban hội thẩm phải đưa ra cho các bên 
một văn bản giải thích ban đầu bao gồm các xác minh và kết luận của 
Tòa, trừ khi các bên của tranh chấp có sự nhất trí khác. 
 Trong vòng 14 ngày kể từ khi quan điểm giải thích được đưa ra, nếu 
một bên của tranh chấp không đồng ý với một phần hay toàn bộ bản 
tuyên bố này thì có thể đệ trình bằng văn bản, nói rõ lý do không đồng 
ý. Trong trường hợp cần thiết, trong vòng 30 ngày, ban hội thẩm sẽ 
xem xét lại từ khia cạnh của cả hai bên có tranh chấp để đưa ra ý kiến 
cuối cùng, chỉ rõ ý kiến đồng tình hay phản đối của từng thành viên 
của ban hội thẩm. 
 Các quan điểm giải thích được đưa ra công khai, bao gồm cả ý kiến 
riêng biệt của từng thành viên của ban bồi thẩm. 
 Trong trường hợp Ban hội thẩm đề xuất luật sửa đổi không phù hợp 
với những ý kiến đã được thống nhất: hai bên tranh chấp có thể ngay 
lập tức bàn bạc, trao đối để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất cho cả hai 
bên trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban bồi thẩm đưa ra phán quyết 
cuối cùng. 
 Minh họa cho các bước tiến hành sửa đổi bộ Luật: 
- Nếu Luật sửa đổi không được thi hành trong vòng 9 tháng kể từ ngày kết thúc 
90 ngày trao đổi ý kiến của 2 bên, và nếu không có biện pháp nào hữu hiệu hơn 
được các bên đưa ra, bên đưa ra yêu cầu cho Ban hội thẩm có thể hoặc là nêu 
một bộ luật có thể so sánh được hoặc là những vấn đề tương đương hoặc là hoàn 
thành Hiệp định cho bên sửa đổi trong vòng 60 ngày bằng văn bản (Điều 1903). 
- Việc kháng án lại các quyết định cuối cùng về chống bán phá giá và trách 
nhiệm bồi thường: 
 Mỗi bên nếu muốn ban hội thẩm của hai bên xem xét lại việc thi hành 
phán quyết cuối cùng về Luật chống bán phá giá và trách nhiệm bồi 
Đưa yêu 
cầu lên ban 
hội thẩm 
55 ngày Thành lập 
ban hội 
thẩm 
90 ngày 14 ngày Phán quyết 
sơ bộ 
Đưa 
yêu cầu 
kháng án 
Các bên tìm giải 
pháp thích hợp 
cho cả hai bên 
Phán quyết 
cuối cùng 
90 ngày 
270 ngày 
30 ngày 
Thông qua quy 
định phù hợp 
thường sẽ phải làm theo đúng thủ tục được quy định trong điều 1904. Bên 
nhập khẩu có thể yêu cầu Ban hội thẩm xem xét lại phán quyết cuối cùng. 
Thủ tục xem xét lại sẽ được chiểu theo Luật của các quốc gia là các bên 
có liên quan. 
- Chọn tòa án: Các thành viên của NAFTA có thể chọn một trong các tòa án 
sau đây: 
 Tòa án phúc thẩm theo đúng Luật của nước nhập khẩu. 
 Ban hội thẩm của hai bên được thiết lập theo chương 19, hoặc 
 Các thủ tục về điều kiện giải quyết tranh chấp của WTO. 
- Các bước của việc xem xét lại phán quyết cuối cùng trước khi đưa lên ban 
hội thẩm của hai bên được minh họa như sau: 
- Phán quyết của Ban hội thẩm có tính bắt buộc với các bên, và sẽ: 
 Xác nhận lại phán quyết cuối cùng mà đã không được thừa nhận; hoặc 
Đưa yêu 
cầu lên ban 
hội thẩm 
55 ngày Thành lập 
ban hội 
thẩm 
30 ngày 
30 ngày 
45 ngày 
120 ngày 
Tiến hành 
Thẩm tra 
Ra 
thông cáo 
Gửi 
Văn bản 
Đệ trình 
Văn bản 
Trình bày 
30 ngày Bác bỏ 
nhưng lý lẽ 
15-30 ngày Điều trần 
và Nghị án 
Thỏahiệp 
điều kiện 
pháp lý. 
YES 
NO Đệ trình 
lại 
YES 
90 ngày 
NO 
Tuân theo 
Các thủ tục 
90 ngày 
Thi hành 
Ý kiến 
phản đối? 90 ngày 
YES 
Xác định 
thẩm quyền 
Thi hành 
 Gửi phán quyết cuối cùng đó cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các 
hoạt động điều tra phù hợp với phán quyết của Ban hội thẩm. 
- Extraordinary Challenge: 
 Một bên có thể yêu cầu Ủy ban giám sát thực nghiệm (Extraordinary 
Challenge Committee) triệu tập cuộc họp nếu nhận thây rằng: 
 Một viên hội thẩm vi phạm nghiêm trọng vào điều lệ hướng dẫn; 
 Một Ban hội thẩm đã sao nhãng những nguyên tắc cơ bản của thủ tục tố 
tụng; hoặc 
 Ban hội thẩm lạm dụng quyền hành. 
- Việc thành lập ban hội thẩm hai bên: Chương 19 quy định Ban hội thẩm 
của hai bên được thành lập để: 
 Sửa đổi, bổ sung cho Luật nội địa của quốc gia (domestic legislation); 
 Đưa ra phán quyết cuối cùng về Luật chống bán phá giá và trách nhiệm 
bồi thường 
Trong cả hai trường hợp, Ban hội thẩm đều bao gồm 5 thành viên, được 
chọn từ một danh sách gồm 75 viên hội thẩm được chọn từ 3 nước (mỗi 
nước chọn ra 25 người). 
Theo đó, 
 Các bên tham gia có 30 ngày để bàn bạc, trao đổi với nhau để chỉ định 
các viên hội thẩm; 
 Cả hai bên liên quan sẽ có 45 ngày để đề xuất các yêu cầu thích hợp mà 
các bên quan tâm; và 
 Năm thành viên của Ban hội thẩm sẽ được chỉ định trong vòng 55 ngày 
kể từ khi có yêu cầu về việc thành lập một ban hội thẩm. 
B. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆN HÀNH CỦA KHỐI THỊ 
TRƯỜNG CHUNG NAM MỸ MERCOSUR 
I. Tổng quan 
1. Giới thiệu sơ lược 
MERCOSUR (Viết tắt từ tiếng Tây Ban Nha Mercado Común del Sur, 
tiếng Anh: Southern Common Market) tức Khối thị trường chung Nam Mỹ, 
thành lập năm 1991 với 4 thành viên Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay; 
đến tháng 6 năm 2006 thì kết nạp thêm Venezuela, tuy nhiên nước này vẫn chưa 
là thành viên đầy đủ. Hiện nay MERCOSUR là chủ thể kinh tế lớn thứ tư thế 
giới sau Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản. 
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong MERCOSUR hiện nay được điều 
chỉnh bởi Nghị định thư Olivos (The Olivos Protocol), có hiệu lực từ 1/1/2004. 
Trước thời điểm nghị định thư Olivos có hiệu lực thì những văn kiện được áp 
dụng để điều chỉnh cơ chế này là Phụ Lục III Hiệp ước Asunción (TA) và 
Nghị định thư Brasilia (PB). 
Bên cạnh cơ chế giải quyết tranh chấp điều chỉnh bởi Nghị định thư 
Olivos, còn có các cơ chế song hành là tham vấn và các thủ tục tố tụng, lần lượt 
được quy định trong Chỉ thị số 17/99 của Uỷ ban thương mại MERCOSUR, 
Phụ lục của Nghị định thư Ouro Preto, Nghị quyết số 18/02 thông qua bởi 
Hội đồng Khối thị trường chung. 
2. Các cơ quan chính trong MERCOSUR 
1. Hội đồng Khối Thị trường Chung (The Council of Common Market) 
2. Khối Thị trường Chung (The Common Market Group) 
3. Uỷ ban thương mại MERCOSUR (The MERCOSUR Trade Commission) 
4. Uỷ ban nghị viện chung (The Joint Parliamentary Commission) 
5. Tòa tư vấn Kinh tế và Xã hội (The Economic and Social Consultative 
Forum) 
6. Toà Phúc thẩm Thường trực (Permanent Tribunal of Review) 
7. Ban Thư ký Hành chính MERCOSUR (The MERCOSUR Administrative 
Secretariat) 
II. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong MERCOSUR 
1. Các cơ quan có thể tham gia giải quyết tranh chấp 
1.1. Nhóm Thị trường chung CMG (The Common Market Group) (NĐT 
Olivos, Chương V) 
a) Cơ cấu tổ chức 
Cơ quan gồm có 4 thành viên và mỗi thành viên trong cơ quan này lại có 
4 người thay thế nằm trong số Các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ 
Kinh tế và các ngân hàng trung ương. Chính phủ các nước chỉ định các thành 
viên và người thay luân phiên các thành viên. Các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 
điều phối Nhóm Thị trường Chung. (NĐT Ouro Preto, Điều 11) 
b) Thẩm quyền chức năng 
Nhóm Thị trường Chung là một cơ quan liên chính phủ và một cơ quan 
hành pháp (HƯ Asunción, Điều 13; NĐT Ouro Preto, Điều 10). Một trong 
những chức năng của cơ quan này là chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi Hiệp 
Ước Asunción, các nghị định thư của Hiệp ước này và các thoả thuận được ký 
kết cũng trong khuôn khổ Hiệp Ước này. Nghị quyết của Nhóm Thị trường 
chung CMG có tính ràng buộc các quốc gia thành viên (NĐT Ouro Preto, Điều 
15). 
Khi Nhóm Thị trường chung được yêu cầu tham gia giải quyết một vụ 
tranh chấp thì cơ quan này, với tư cách cơ quan hoà giải, chỉ đưa ra các khuyến 
nghị. Đồng thời tính ràng buộc của các khuyến nghị này lại không được thể hiện 
rõ ràng trong Nghị định thư Olivos. 
1.2. Uỷ ban Thương Mại MERCOSUR (The MERCOSUR Trade 
Commission) 
a. Cơ cấu tổ chức 
Uỷ ban Thương mại MERCOSUR gồm bốn thành viên đến từ mỗi nước 
thành viên, do các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao điều phối (NĐT Ouro Preto, Điều 
17). 
b. Chức năng 
Uỷ ban Thương mại MERCOSUR báo cáo và hỗ trợ Nhóm Thị trường 
Chung về các chính sách thương mại. Quyết định của Uỷ ban này đưa ra dưới 
hình thức Chỉ thị (Directives) và Kiến nghị (Proposals). Chỉ thị có tính ràng 
buộc với các thành viên. (NĐT Ouro Preto, Điều 20) 
Uỷ ban Thương mại MERCOSUR có thể tham gia vào quá trình giải 
quyết tranh chấp (NĐT Ouro Preto, Điều 21). Cơ quan này có thể thực hiện 
tham vấn giữa các bên tranh chấp và có thẩm quyền xem xét các đơn kiện đệ 
trình bởi các Tiểu ban Quốc gia, các tiểu ban của Uỷ ban Thương mại 
MERCOSUR đóng tại các quốc gia thành viên và các đơn kiện được đệ trình 
bởi các nước thành viên, các bên riêng lẻ (cá nhân hoặc pháp nhân) trong các 
vấn đề giải thích, áp dụng hoặc vi phạm các điều khoản trong Hiệp ước 
Asunción và các thoả thuận và nghị định thư sau đó được thông qua trong 
khuôn khổ Hiệp ước này. 
1.3. Các toà trọng tài ad hoc (Ad hoc Arbitration Tribunals) (NĐT Olivos, 
Chương VI) 
a) Cơ cấu tổ chức 
Mỗi toà trọng tài ad hoc gồm 3 trọng tài viên: mỗi bên tranh chấp được 
chỉ định một trọng tài viên, trọng tài viên thứ ba không mang quốc tịch bên 
tranh chấp nào, được bổ nhiệm dựa trên cơ sở thoả thuận hai bên. Các trọng tài 
viên được chọn ra từ danh sách 12 chuyên gia mà mỗi quốc gia đã gửi lên Ban 
thư ký Hành chính (Administrative Secretariat). Mỗi trọng tài viên lại có một 
trọng tài thay thế phòng trường hợp có trọng tài viên không thể tiếp tục theo 
đuổi giải quyết tranh chấp hoặc bị rút khỏi Toà ad hoc. 
Các trọng tài viên phải được chỉ định trong vòng 15 ngày kể từ ngày quốc 
gia nhận được yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài từ Ban Thư Ký Hành chính. 
Nếu trong 15 ngày đó quốc gia vẫn chưa tiến hành chỉ định thì việc bổ nhiệm 
trọng tài viên sẽ do Ban Thư ký đưa ra trong vòng 2 ngày bằng hình thức rút 
thăm trong danh sách các trọng tài viên mang quốc tịch nước đó. (NĐT Olivos, 
Điều 11) 
 Khi các bên không thoả thuận được về trọng tài viên thứ ba thì trọng tài 
viên này sẽ do Ban Thư ký Hành chính bổ nhiệm theo hình thức rút thăm từ 
trong danh sách các trọng tài viên của tất cả các nước thành viên, kể cả của hai 
bên tranh chấp. (NĐT Brasilia, Điều 12) 
b) Thẩm quyền chức năng 
 Quyền xác định nơi tiến hành thụ lý vụ việc và các nguyên tắc thủ tục 
Trong các vụ việc, Toà trọng tài ad hoc xác định nơi tiến hành thụ lý vụ 
việc trong lãnh thổ của một trong các nước thành viên và áp dụng nguyên tắc 
thủ tục của mình. Các nguyên tắc cần đảm bảo rằng các bên có được cơ hội đầy 
đủ nhất để được đệ trình các lập luận và bằng chứng của mình, và đảm bảo rằng 
vụ án sẽ được xem xét nhanh chóng. 
 Quyền xác định thẩm quyền xét xử 
Nếu một bên đặt nghi vấn về thẩm quyền của Toà trọng tài ad hoc với lập 
luận rằng vấn đề trong tranh chấp nằm ngoài phạm vi các Thoả thuận và Nghị 
định thư của MERCOSUR, các trọng tài viên sẽ xác định xem liệu mình có 
thẩm quyền xét xử đối với vụ việc hay không. 
 Thẩm quyền xét xử 
Phán quyết của các Toà trọng tài ad hoc được thông qua bằng đa số 
phiếu. Để đảm bảo tính độc lập của trọng tài viên, phán quyết sẽ không đề cập 
đến phiếu chống mà ý kiến mỗi trọng tài viên sẽ được giữ bí mật. Phán quyết 
của các Toà trọng tài mang tính rằng buộc với các bên và khi chấm dứt thời hạn 
kháng cáo lên Toà Kháng án Thường trực các phán quyết đó sẽ có hiệu lực res 
judicata (hiệu lực của một vụ việc đã giải quyết, đã phân xử hoàn tất). 
Ngoài ra, Toà trọng tài ad hoc có thể đưa ra các biện pháp tạm thời. Trên 
cơ sở yêu cầu của bên có lợi ích bị ảnh hưởng (interested party) và trong chừng 
mực giới hạn có cơ sở đáng tin cậy rằng nếu còn duy trì tình trạng đang diễn ra 
đó sẽ có thể gây nên những thiệt hại nghiêm trọng và không thể bù đắp cho một 
trong các bên tranh chấp, thì Toà trọng tài ad hoc có thể quyết định các biện 
pháp tạm thời nếu Toà nhận thấy điều đó là phù hợp nhằm ngăn chặn những 
thiệt hại này (NĐT Olivos, Điều 15). 
1.4. Toà Phúc thẩm Thường trực PRT (Permanent Review Tribunal) (NĐT 
Olivos, Điều 18) 
a) Cơ cấu tổ chức 
Toà bao gồm 5 trọng tài viên và các trọng tài viên thay thế. Mỗi quốc gia 
thành viên của MERCOSUR chỉ định một trọng tài viên, mỗi trọng tài viên có 
nhiệm kỳ 2 năm, có thể được bầu lại trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp sau đó. Trọng tài 
viên thứ 5 được bầu ra theo sự nhất trí của tất cả thành viên, có nhiệm kỳ 3 năm; 
không được bầu lại trừ trường hợp các nước thành viên có thoả thuận khác. Chủ 
tọa được chọn từ danh sách 8 người do 4 quốc gia thành viên chỉ định. Trong 
trường hợp các nước thành viên không thống nhất được việc bổ nhiệm thì chủ 
toạ sẽ được bổ nhiệm bằng hình thức rút thăm trong danh sách 8 người nói trên. 
Mặc dù là Toà Phúc thẩm thường trực, có trụ sở đặt tại Asunción nhưng 
không thực sự thường trực. Tuy vậy, Toà có thể được triệu tập vào bất cứ thời 
điểm nào. Khi các thành viên đã chấp nhận việc bổ nhiệm các trọng tài viên, thì 
các trọng tài viên phải sẵn sàng mọi lúc để có thể hoàn thành trách nhiệm của 
mình khi được triệu tập. 
Nếu tranh chấp có các bên là hai quốc gia, Toà sẽ bao gồm 3 trọng tài 
viên. Hai trong số ba trọng tài viên đó sẽ là công dân của hai bên tranh chấp và 
trọng tài viên thứ 3 ,người sẽ chủ trì Toà (chairperson), sẽ được bổ nhiệm trong 
số các trọng tài viên còn lại mà không mang quốc tịch các bên tranh chấp theo 
hình thức rút thăm, người rút thăm để chọn ra trọng tài viên thứ 3 này là Giám 
đốc Ban thư ký Hành chính MERCOSUR. Nếu có tranh chấp giữa hơn 2 quốc 
gia, thì Toà sẽ bao gồm cả 5 trọng tài viên (NĐT Olivos, Điều 20). 
b) Thẩm quyền chức năng 
 Thẩm quyền xét xử 
Các nước thành viên có thể đưa phán quyết của Toà trọng tài ad hoc 
kháng cáo lên PRT. Toà sẽ xem xét lại phán quyết đó nhưng chỉ trong phương 
diện pháp lý mà thôi. Phán quyết của Toà Phúc thẩm thường trực mang tính 
chung thẩm và cao hơn so với các phán quyết của các Toà Trọng tài ad hoc, 
mang tính rằng buộc các bên và có hiệu lực res judicata. 
NĐT Olivos, Điều 23: Nếu các bên (trên cơ sở thoả thuận) mong muốn 
đệ trình vụ việc lên thẳng Toà Phúc thẩm thường trực mà không qua giai đoạn 
xét xử trọng tài ad hoc, Toà Phúc thẩm thường trực có thẩm quyền tương tự các 
Toà trọng tài ad hoc; tuy nhiên phán quyết của Toà đưa ra sẽ không thể kháng 
cáo mà mang tính ràng buộc chung thẩm. 
Cũng giống như phán quyết của Toà trọng tài ad hoc, ý kiến của các trọng 
tài viên sẽ được giữ bí mật. 
 Thẩm quyền tư vấn 
Các quốc gia có thể yêu cầu Toà Phúc thẩm thường trực đưa ra ý kiến tư 
vấn về những vấn đề pháp lý được điều chỉnh bởi luật MERCOSUR. Những ý 
kiến tư vấn này không ràng buộc hoặc mang tính chất cưỡng chế, bởi vì chúng 
đơn thuần chỉ là những ý kiến pháp lý; theo đó, chúng không cấu thành tiền 
phán quyết (prejudgement) đối với bất kỳ một tranh chấp có thể xảy ra nào. 
Yêu cầu xin ý kiến tư vấn có thể đệ trình bởi: 
(a) Các bên cùng đưa ra yêu cầu, hoặc các cơ quan hoạch định quyết sách 
của MERCOSUR (Hội đồng Khối thị trường Chung, Nhóm Thị trường Chung 
và Uỷ ban Thương mại MERCOSUR), nếu các yêu cầu xin ý kiến tư vấn đó liên 
quan đến vấn đề pháp lý điều chỉnh bởi luật MERCOSUR; 
(b) Các toà án cấp cao của các quốc gia, cơ quan có thẩm quyền xét xử 
quốc gia, nếu đó là vấn đề về giải thích luật MERCOSUR. 
Lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp (Choice of Forum) 
Có những tranh chấp nằm trong phạm vi của cơ chế giải quyết tranh chấp 
MERCOSUR mà cũng có thể được đưa lên cả cơ chế giải quyết tranh chấp của 
WTO và lên các thể chế thương mại ưu đãi mà các nước MERCOSUR cũng là 
thành viên; những tranh chấp này có thể đưa lên một trong những cơ chế kể trên 
theo sự chọn lựa của nguyên đơn. Dù vậy, các bên tranh chấp có thể chọn cơ 
chế xét xử trên cơ sở thoả thuận hai bên. Một khi đã bắt đầu thủ tục giải quyết 
tranh chấp trong một cơ chế nhất định, thì không một bên nào trong vụ việc đó 
có thể được viện dẫn đến cơ chế xét xử nào khác kể trên. (NĐT Olivos, Điều 1). 
2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp 
MERCOSUR đã thiết lập một hệ thống trong đó các quá trình tham vấn 
sẽ điều hành bởi Ủy ban thương mại MERCOSUR, còn các vụ kiện thì sẽ do 
Nhóm thị trường chung và một cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 
theo Nghị định thư Brasilia và Olivos tiến hành giải quyết. 
2.1. Các biện pháp giải quyết tranh chấp theo trình tự thủ tục đầy đủ quy 
định trong Nghị định thư Olivios 
a) Đàm phán trực tiếp (direct negotiations) giữa các bên 
Các quốc gia ban đầu luôn nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm 
phán trực tiếp. Biện pháp này sẽ được tiến hành trong 15 ngày kể từ thời điểm 
một trong các bên thông báo với bên kia về quyết định khởi kiện của mình, trừ 
khi hai bên có thoả thuận khác. Các bên quốc gia thành viên phải thông báo cho 
Nhóm Thị trường chung về biên bản đàm phán cũng như kết quả của nó (NĐT 
Olivos, Điều 5). 
b) Nhóm Thị trường chung CMG can thiệp theo sự lựa chọn của bên tranh 
chấp 
Nếu trong quá trình đàm phán không đạt được thoả thuận nào, hoặc tranh 
chấp mới chỉ được giải quyết một phần, bất kỳ một bên quốc gia nào đều có thể 
trực tiếp đưa vụ kiện lên Toà trọng tài ad hoc hoặc Nhóm Thị trường chung để 
cơ quan này xem xét trên cơ sở thoả thuận hai bên. Tranh chấp cũng có thể 
được đưa lên Nhóm Thị trường chung bởi một quốc gia khác không phải một 
bên tranh chấp, nếu như quốc gia này có thể đưa ra một yêu cầu thưc tế có cơ sở 
về việc cần thực hiện biện pháp này sau khi tiến hành đàm phán (NĐT Olivos, 
Điều 6). Nhóm Thị trường chung sẽ đưa ra khuyến nghị trong thời hạn tối đa 30 
ngày kể từ ngày tranh chấp được đệ trình lên cơ quan này. Nghị định thư Olivos 
không có điều khoản nào nhắc đến bản chất pháp lý hay tính rang buộc của 
những khuyến nghị này. 
c) Toà trọng tài ad hoc và Toà trọng tài Thường Trực 
Trong trường hợp các bên không muốn tiến hành bước trên, thì có hai khả 
năng xảy ra: 
 Các quốc gia tranh chấp đệ trình tranh chấp lên Toà trọng tài ad hoc. 
 Các quốc gia tranh chấp (trên cơ sở thoả thuận hai bên) đưa vụ kiện lên 
thẳng Toà Phúc thẩm Thường Trực. 
Toà trọng tài ad hoc đưa ra phán quyết trong thời hạn 60 ngày, thời hạn 
này trên cơ sở quyết định của Toà trọng tài có thể được gia hạn nhiều nhất trong 
30 ngày (NĐT Olivos, Điều 16). Phán quyết của Toà mang tính ràng buộc các 
bên quốc gia trong tranh chấp; và có hiệu lực res judicata nếu như thời hạn 
kháng cáo 15 ngày đã qua mà không có kháng cáo nào (NĐT Olivos, Điều 26). 
d. Toà Phúc thẩm Thường trực: 
Một trong các bên tranh chấp có thể đệ trình Đơn kháng cáo (Notice of 
Appeal) lên Toà Kháng Án Thường Trực để phản đối phán quyết của Toà trọng 
tài ad hoc, trong khoảng thời hạn nhiều nhất là 15 ngày kể từ ngày ra phán 
quyết. Kháng cáo chỉ giới hạn trong các vấn đề luật đã được xử trí trong tranh 
chấp đó và những vấn đề về giải thích luật trong phán quyết của Toà trọng tài. 
Phúc đáp: Bên còn lại của tranh chấp có thể phúc đáp lại Bản đề nghị 
kháng cáo trong 15 ngày kể từ ngày thông báo kháng cáo đã được gửi (NĐT 
Olivos, Điều 21). 
Phán quyết chung thẩm: PRT đưa ra phán quyết trong 30 ngày kể từ ngày 
kháng cáo được gửi lên. Phán quyết của PRT có thể công nhận, thay đổi hoặc 
bác bỏ cơ sở pháp lý của phán quyết do Toà Trọng tài ad hoc đưa ra (NĐT 
Olivos, Điều 21, 22). Phán quyết của Toà Phúc thẩm Thường trực mang tính 
chung thẩm, ràng buộc các quốc gia có tranh chấp, và có hiệu lực res judicata 
đối với các bên (NĐT Olivos, Điều 26). 
e. Thi hành phán quyết: 
Các bên tranh chấp phải tuân thủ các phán quyết của Toà Phúc thẩm 
Thường trực trong thời hạn được Toà xác định. Nếu không đưa ra thời hạn cụ 
thể, các bên phải chấp hành trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ra phán quyết. 
Phán quyết của Toà trọng tài ad hoc không bị đưa ra kháng cáo bác bỏ thì cũng 
được điều chỉnh bởi các nguyên tắc đảm bảo thực thi như trên (NĐT Olivos, 
Điều 29). Khi một bên quốc gia kháng cáo, việc thực thi phán quyết của Toà 
trọng tài ad hoc sẽ bị đình chỉ (NĐT Olivos, Điều 29). 
Bất đồng trong việc thực thi phán quyết: Trong trường hợp một quốc gia 
có lợi ích liên qua trực tiếp tới phán quyết của toà nhận thấy rằng việc thi hành 
vẫn không theo phán quyết, quốc gia đó có thời hạn 30 ngày kể từ ngày áp dụng 
các biện pháp đó để đệ trình tình trạng đó lên toà Phúc thẩm thường trực, cơ 
quan đã ra phán quyết cuối cùng đó. Toà Phúc thẩm thường trực sau đó sẽ đưa 
ra phán quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thông báo về tình trạng 
nêu trên (NĐT Olivos, Điều 30). 
Các biện pháp đối kháng: Nếu một bên quốc gia tranh chấp không thực 
thi một phần hay toàn bộ phán quyết, bên còn lại có thể tiến hành các biện pháp 
đối kháng tạm thời trong khoảng thời gian một năm kể từ thời điểm kết thúc 
thời hạn 30 ngày mà lẽ ra trong khoảng thời gian đó phán quyết cần được thực 
thi. Các biện pháp đối kháng như đình chỉ giảm nhượng thuế quan hay các 
nghĩa vụ tương đương khác, được tiến hành nhằm mang lại việc đảm bảo thực 
thi phán quyết. Quốc gia có lợi ích liên quan trực tiếp đến phán quyết của toà 
ban đầu tiến hành đình chỉ giảm nhượng thuế quan hoặc các nghĩa vụ tương 
đương khác trong những ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng. Nếu quốc gia đó cho 
rằng những việc trên vẫn không hiệu quả hay không thực tế, có thể đình chỉ 
giảm nhượng thuế quan hay các nghĩa vụ trong ngành, lĩnh vực khác, nhưng 
phải đưa ra lý do, các quốc gia bị ảnh hưởng từ các biện pháp đối kháng này có 
thể chất vấn những lý do đó (NĐT Olivos, Điều 31). 
2.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp khác 
Bên cạnh cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư Olivos, còn có 
các biện pháp giải quyết tranh chấp bao gồm: tham vấn và các thủ tục kiện tụng 
lần lượt được quy định trong Chỉ thị số 17/99 thông qua bởi Uỷ ban Thương 
mại MERCOSUR, trong phụ lục của Nghị định thư Ouro Preto, Nghị quyết số 
18/02 thông qua bởi Hội đồng Khối thị trường Chung. Các biện pháp giải quyết 
song hành đó được tiến hành bởi Uỷ ban Thương mại MERCOSUR và Nhóm 
Thị trường chung. 
a) Tham vấn của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR 
Căn cứ Chỉ thị số 17/99 của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR, các cuộc 
tham vấn có thể được đệ trình trong các cuộc hội nghị thường kỳ và bất thường 
của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. Hồi đáp tham vấn phải được đưa ra dưới 
dạng văn bản thích hợp không muộn hơn hội nghị thường kỳ thứ hai sau hội 
nghị mà tham vấn được đệ trình. Trong trường hợp hội nghị này không diễn ra 
trong 60 ngày kể từ ngày đệ trình tham vấn, bên quốc gia tiếp nhận đơn tham 
vấn phải gửi hồi đáp của mình cho các cơ quan quốc gia của Uỷ ban thương mại 
MERCOSUR trong khoảng thời gian nêu trên. (Chỉ thị số 17/99, Điều 6). 
 Bên quốc gia xin tham vấn nếu chấp nhận rằng hồi đáp đã thoả đáng 
hoặc nếu vấn đề dẫn đến việc tham vấn đã được giải quyết thì sẽ công nhận 
tham vấn đã kết thúc. Bên quốc gia đó cũng có thể cho rằng tham vấn đã kết 
thúc một cách không thoả đáng nếu vấn đề không được giải quyết và các biện 
pháp Uỷ ban có thể thực hiện được cũng đã hết (Chỉ thị 17/99, Điều 7). 
b. Thủ tục thưa kiện lên Uỷ ban Thương mại MERCOSUR theo Nghị định 
thư Ouro Preto 
Nghị định thư Ouro Preto mang lại một khả năng cho phép các quốc gia 
hoặc các bên tư nhân (cá nhân hoặc pháp nhân) đệ trình đơn kiện lên Uỷ ban 
Thương mại MERCOSUR. Uỷ ban cũng xem xét những đơn kiện được chuyển 
từ các Tiểu ban Quốc gia nếu căn nguyên của việc kiện tụng này liên quan đến 
một vấn đề thuộc thẩm quyền của Uỷ ban. Nhiệm vụ của Uỷ ban là điều chỉnh 
việc áp dụng các văn kiện chính sách thương mại chung. Nghị quyết số 18/02 
thông qua bởi Hội đồng Khối Thị trường chung quy định thủ tục chung đối với 
các đơn kiện đưa lên Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. 
Nếu đàm phán giữa các bên tranh chấp không đạt kết quả, quốc gia bên 
nguyên có thể đưa đơn lên Chủ tịch Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. Chủ 
tịch sẽ phải sắp xếp vấn đề này trong chương trình nghị sự của buổi hội nghị 
đầu tiên của Uỷ ban sau khi nhận đơn trong thời hạn ít nhất là 1 tuần trước hội 
nghị. 
Nếu trong hội nghị này vẫn không có quyết định nào được đưa ra, Uỷ ban 
Thương mại MERCOSUR có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ Uỷ ban chuyên môn 
MERCOSUR (The MERCOSUR Technical Committe), Uỷ ban chuyên môn sẽ 
đưa ý kiến về vấn đề này trong vòng 30 ngày thông qua đồng thuận. Nếu không 
đạt được đồng thuận thì ý kiến hay kết luận của Uỷ ban Chuyên môn sẽ được 
Uỷ ban Thương mại MERCOSUR xem xét, thể hiện trong quyết định về đơn 
kiện của Uỷ ban Thương mại. 
Uỷ ban Thương mại MERCOSUR đưa ra quyết định đối với vấn đề trong 
đơn kiện trong hội nghị đầu tiên sau khi nhận được ý kiến của Uỷ ban 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_co_che_giai_quyet_tranh_chap_khu_vuc.pdf