Tiểu luận Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Cnxhkhstudocu - Tiều luận Chủ nghĩa xã hội khoa học Chủ nghĩa xã hội khoa học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lOMoARcPSD|12184112 MỞ ĐẦU Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, liên hệ với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1. Tính tất yếu của đề tài Không thể phủ nhận một thực tế rằng các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã đạt nhiều thành tựu phát triển về kinh tế, khoa học và công nghệ, qua đó kéo theo các cải thiện về điều kiện sống của người dân. Nhưng đó là cái nhìn không toàn cảnh, một cái nhìn có phần phiến diện. Chủ nghĩa tư bản đã có một thời gian dài phát triển, và nó vận hành trên những chiếc bánh xe đã lăn đi trong máu và nước mắt của nhân loại cần lao trên các lục địa. Có thể nói rằng những nước tư bản hiện đại đạt được đến vị trí đó trong ngày hôm nay, chính là nhờ kết quả của một lịch sử mà bóng tối bao trùm. Trong bóng tối ấy là một lịch sử nô dịch, diệt chủng, bạo lực và bóc lột. Thực tiễn quá trình vận động và phát triển của lịch sử thế giới đã chứng mình được rằng chủ nghĩa tư bản là một chế độ xã hội đã lỗi thời và sớm hay muộn cũng sẽ bị thay thế và quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội là một điều tất yếu của lịch sử, phù hợp với xu thế vận động tiến bộ của thời đại. Bài tiểu luận này sẽ bàn luận về những đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, qua đó liên hệ với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của công tác thực hiện những phương hướng 2. Đối tượng nghiên cứu -Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ tư bản xã hội lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam. -Đặc điểm, nội dung của thời kỳ quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam. lOMoARcPSD|12184112 23. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Không gian -Trên thế giới và Việt Nam -Trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,.. 3.2. Thời gian -Thế giới trong thời kỳ quá độ -Việt Nam trong thời kỳ quá độ đến hiện nay lOMoARcPSD|12184112 3NỘI DUNG 1. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 1.1. Khái niệm về thời kỳ quá độ Lý luận Mac- Lênin đã khẳng định muốn tiến từ một phương thức sản xuất thấp lên một phương thức sản xuất cao hơn cần bắt buộc phải trải qua thời kì quá độ. Mac đã khái quát về mặt lý luận và chỉ rõ thời kì quá độ là thời kì cải biến Cách mạng không ngừng, triệt để và toàn diện từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác. Bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ là phải giải quyết triệt để những mẫu thuẫn đặt ra từ mặt kinh tế, chính trị và xã hội. 1.2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều nhất định phải trải qua một thời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Đó là thời kỳ mà các yếu tố mới và cũ có sự đan xen và đấu tranh lẫn nhau. Có thể nói đây là thời kỳ của cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Theo quy luật tất yếu của sự phát triển lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu và từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không phải là một ngoại lệ. So với các quá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì sự thay thế từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và khác hoàn toàn về chất. Song do phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử, thời kỳ quá độ lại càng đòi hỏi phải trải qua một thời gian dài với đầy thử thách, khó khăn, là khó khăn để trưởng thành hơn, là khó khăn cần phải vượt qua. Nhất là đối với những nước còn ở trình độ tiền tư bản thì thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ phải mất một quá trình lâu dài với nhiều bước thực thi và khó tránh khỏi những va vấp, đổ vỡ. Sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ xã hội cũ. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội cũng có sự kế thừa từ chủ nghĩa tư bản, ví lOMoARcPSD|12184112 4dụ như là sự kế thừa trên phương diện cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra bởi sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phải là nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Vì thế nên nó cũng cần phải trải qua những bước cải tạo, kế thừa và tái cấu trúc từ nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa lên chủ nghĩa xã hội, thì đây sẽ là một nhiệm vụ to lớn đầy khó khăn và khó có thể diễn ra nhanh chóng được. Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới của xã hội chủ nghĩa, do vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy vậy thì các nước lạc hậu vẫn có thể rút ngắn được quá trình phát triển lên xã hội chủ nghĩa và tránh được phần lớn những khổ đau và đấu tranh nếu ở trong điều kiện củ thể như là có được những thuận lợi từ đảng kiểu mới của giai cấp vô sản đã chiến thắng và lên nắm quyền lãnh đạo hoặc có được sự giúp đỡ từ những nước tiên tiến. 1.3. Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá đô ̣lên chủ nghĩa xã hôị là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hôị tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hôị xã hôị chủ nghĩa. Thế nên xã hôị của thời kỳ quá đô ̣là xã hôị có sự đan xen của nhiều tàn dư của xã hội chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới của xã hôị chủ nghĩa, trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh lẫn nhau về mọi phương diêṇ kinh tế, đạo đức, tinh thần và xã hội. -Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có cả những bộ phận, những lOMoARcPSD|12184112 5thành phần của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn chưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thời kỳ quá đô ̣tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng; kinh tế hàng hóa nhỏ; kinh tế tư bản; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế xã hôị chủ nghĩa. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động ngày càng giữ vai trò chủ đạo. -Trên lĩnh vực chính trị: Thời kỳ quá đô ̣từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hôị về phương diêṇ chính trị, là thiết lâp̣, tăng cường chuyên chính vô sản, là viêc̣ giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng môṭ xã hôị không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiêṇ dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vê ̣chế đô ̣mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân; là tiếp tục cuôc̣ đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đã chiến thắng nhưng chưa phải đã toàn thắng với giai cấp tư sản đã thất bại nhưng chưa phải thất bại hoàn toàn. Cuôc̣ đấu tranh diễn ra trong điều kiêṇ mới- giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, với nôị dung mới- xây dựng toàn diêṇ xã hôị mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế, và hình thức mới- cơ bản là hòa bình tổ chức xây dựng. -Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác nhau. Ngoài tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tiểu nông,... Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau. Giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, thông qua Đảng Cộng sản, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, từng bước xây dựng văn hóa vô sản, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu các giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa – tinh thần ngày càng tăng của nhân dân. -Trên lĩnh vực xã hội: lOMoARcPSD|12184112 6Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá đô ̣còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biêṭ giữa các giai cấp tầng lớp xã hôị, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay vẫn còn tồn tại trong xã hội của thời kỳ quá độ. Vậy nên, thời kỳ quá đô ̣từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hôị, về phương diêṇ xã hôị là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tê ̣nạn xã hôị và những tàn dư của xã hôị cũ để lại, thiết lâp̣ công bằng xã hôị trên cơ sở thực hiêṇ nguyên tắc phân phối theo lao đôṇg là chủ đạo. 1.4. Nội dung của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội -Về kinh tế: Thực hiện sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ đời sống nhân dân lao động ngày càng tốt. Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, trải qua bước tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là điều tất yếu, nhằm tạo ra được cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ, đối với những nước chưa qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung, hình thức, bước đi khác nhau. Đó cũng là quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và bước đi trong tiến trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. -Về chính trị: Nội dung lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội lOMoARcPSD|12184112 7chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, bảo đảm quvền làm chủ của dân lao động trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như là xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội mà quyền làm chủ thực sự là của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử. -Về tư tưởng-văn hóa Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội, khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng xấu đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới. -Về xã hội Thực hiện khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại, từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác. 2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, vì ở các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới. Dù vậy, với những nước thuộc loại này sẽ có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắn hơn. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, với những khó khăn và thuận lợi đan xen. Đặc điểm của quá trình ấy ở nước ta là: - Vốn là một nước thuôc̣ địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Chịu hậu quả nặng nề để lại từ chiến tranh ác liêṭ, kéo dài nhiều thâp̣ kỷ. Những tàn dư lOMoARcPSD|12184112 8phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch luôn nhăm nhe cơ hội phá hoại chế đô ̣xã hôị chủ nghĩa và nền đôc̣ lâp̣ dân tôc̣ của nhân dân ta. - Xu thế của thế giới lúc bấy giờ là cuộc cách mạng khoa học và công nghê ̣hiêṇ đại đang diễn ra mạnh mẽ. Nền sản xuất vâṭ chất và đời sống xã hôị đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp đô ̣phát triển lịch sử và cuôc̣ sống các dân tôc̣. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh, vừa đề ra những thử thách đầy khắt khe cho các nước. - Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá đô ̣từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hôị, cho dù chế đô ̣xã hôị chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Các nước với chế đô ̣xã hôị và trình đô ̣phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tôc̣. Cuôc̣ đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, đôc̣ lâp̣ dân tôc̣, dân chủ, phát triển và tiến bô ̣xã hôị dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, dù vậy, theo quy luâṭ phát triển của lịch sử, con người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hôị. Thực tiễn đã chứng minh chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải bị thay thế. Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản mà ngày càng trở nên gay gắt. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, hợp với quy luật của lịch sử. Quá trình cách mạng đó hướng tới sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người. Vì vậy quá đô ̣lên chủ nghĩa xã hôị bỏ qua chế đô ̣tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng, khoa học, phản ánh đúng qui luâṭ phát triển khách quan của cách mạng Viêṭ Nam trong thời đại ngày nay. 2.2. Đặc điểm đáng chú ý của thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam Đảng ta đã có một tư tưởng, nhận thức mới, tư duy mới về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua tư bản chủ nghĩa: Bỏ qua vị trí thống trị của quan hê ̣sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế đô ̣tư bản chủ nghĩa, đặc biêṭ về lOMoARcPSD|12184112 9khoa học và công nghê,̣ để thúc đẩy phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiêṇ đại. Tư tưởng ấy có những nội dung sau đây: -Quá đô ̣lên chủ nghĩa xã hôị bỏ qua chế đô ̣tư bản chủ nghĩa là con đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước trong thời kỳ quá đô ̣lên chủ nghĩa xã hôị ở nước ta. -Quá đô ̣lên chủ nghĩa xã hôị bỏ qua chế đô ̣tư bản chủ nghĩa, điều đó có nghĩa là trong thời kỳ quá đô ̣còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư nhân tư bản tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo; thời kỳ quá ngoài phân phối theo lao đôṇg vẫn là chủ đạo còn phân phối theo mức đô ̣đóng góp và quĩ phúc lợi xã hôị; thời kỳ quá đô ̣vẫn còn quan hê ̣bóc lôṭ và bị bóc lôṭ của tư bản chủ nghĩa nhưng sẽ không nắm vị trí thống trị. -Quá đô ̣lên chủ nghĩa xã hôị bỏ qua chế đô ̣tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được, đặc biêṭ là những thành tựu về khoa học và công nghê,̣ thành tựu về quản lý, để phát triển xã hôị, quản lý phát triển xã hôị, xây dựng nền kinh tế hiêṇ đại, phát triển nhanh lực lượng sản xuất. -Quá đô ̣lên chủ nghĩa xã hôị bỏ qua chế đô ̣tư bản chủ nghĩa là tạo ra sự biến đổi về chất của xã hôị trên tất cả các lĩnh vực, đây sẽ không thể là chuyện một sớm một chiều mà sẽ là một sự nghiêp̣ rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hôị có tính chất quá đô ̣đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân. 2.3. Những đăc̣ trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay a) Những Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xây dựng, phát triển mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam với 8 đặc trưng: -Một là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. -Hai là: Do nhân dân làm chủ. lOMoARcPSD|12184112 10 -Ba là: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiêṇ đại và quan hê ̣sản xuất tiến bô ̣phù hợp. -Bốn là: Có nền văn hóa tiên tiến, đâṃ đà bản sắc dân tôc̣. -Năm là: Con người có cuôc̣ sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiêṇ phát triển toàn diêṇ. -Sáu là: Các dân tôc̣ trong côṇg đồng Viêṭ Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. -Bảy là: Có Nhà nước pháp quyền xã hôị chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Côṇg sản lãnh đạo. -Tám là: Có quan hê ̣hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. b) Những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Viêṭ Nam hiêṇ nay Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã nêu ra 8 phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó là: -Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. -Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. -Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. -Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. -Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. -Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. -Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. -Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. lOMoARcPSD|12184112 11 Đặc biêṭ phai chú trọng giải quyết tốt các mối quan hê ̣lớn: quan hê ̣giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hôị chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiêṇ từng bước quan hê ̣sản xuất xã hôị chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiêṇ tiến bô ̣và công bằng xã hôị; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hôị và bảo vê ̣Tổ quốc xã hôị chủ nghĩa; giữa đôc̣ lâp̣, tự chủ và hôị nhâp̣ quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;... Không phiến diêṇ, cực đoan, duy ý chí. c) Ưu điểm, hạn chế của công tác thực hiện 8 phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu tiếp theo Ưu điểm Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức hợp lý, nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Năng xuất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Các đột phá chiến lược được đẩy mạnh triển khai. Mô hình tăng trưởng không để ai tụt lại phía sau; dựa vào phát huy trí lực con người để phát triển và vì con người để từ từ hình thành, khẳng định, củng cố. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được khẳng định. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được thực hiện đồng bộ, quyết liệt và có những kết quả chuyển biến tích cực nhất là xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nhân dân đang trở thành trung tâm của sự phát triển trong những năm gần đây. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy và trở thành động lực phát triển đất nước. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố vững chắc hơn. Xây dựng Đảng được triển khai đồng bộ, toàn diện, gắn xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức với đạo đức. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo quyết liệt, đạt nhiều kết quả thiết thực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực. Đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu nổi bật. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. lOMoARcPSD|12184112 12 Có được những kết quả trên là do Đảng ta đã đề ra được những phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội đúng đắn, phù hợp thực tiễn nước ta, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng lòng, quyết tâm thực hiện. Hạn chế Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao. Bao cấp biến tướng, trá hình vẫn tồn tại. Kinh tế tri thức chưa được quan tâm phát triển. Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế. Văn hóa, xã hội còn có những mặt bất cập; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ chưa được ưu tiên hàng đầu. Xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện chưa đáp ứng yêu cầu. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Xây dựng Đảng về đạo đức chưa đạt mong muốn và yêu cầu. Bộ máy hành chính cải cách hành chính chưa được như mong muốn và chuyển biến chậm. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ được nâng lên nhưng chưa bền vững. Chưa kiểm soát tốt quyền lực trong bộ máy Đảng và chính quyền, mô hình, phương thức kiểm soát quyền lực trong bộ máy Đảng và Nhà nước cũng chưa rõ. Nội dung, phương thức của đảng cầm quyền, mô hình bộ máy nhà nước còn chưa thật rõ. Nguyên nhân Nhận thức lý luận của chúng ta về một số vấn đề như tiêu chí của nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiêu chí nền kinh tế tri thức; hệ tiêu chí giá trị văn hóa Việt Nam; hệ tiêu chí con người mới Việt Nam chưa thống nhất. Những nội dung, phương thức của đảng cầm quyền, mô hình bộ máy Đảng và nhà nước tinh giản, hiệu lực, hiệu quả còn chưa rõ. Lý luận về phát triển kinh tế tri thức hướng tới đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0 chưa rõ. Qua đó mà tổ chức thực hiện không đem lại kết quả mong muốn. Vẫn còn biểu hiện chủ quan trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc xây dựng Đảng về đạo đức còn có biểu hiện chưa thật quyết liệt, chưa thật quyết tâm. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng còn chậm. Việc tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm chưa kịp thời. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nhất là cán bộ cấp chiến lược chưa đáp án đủ năng lực mà nhiệm vụ đòi hỏi. lOMoARcPSD|12184112 13 Mục tiêu, nhiệm vụ tiếp tục phấn đấu lOMoARcPSD|12184112 14 lOMoARcPSD|12184112
File đính kèm:
- tieu_luan_dac_diem_cua_thoi_ky_qua_do_tu_chu_nghia_tu_ban_le.pdf