Tiểu luận Đặc điểm kinh tế của Mỹ trong những năm 1861-1913
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Đặc điểm kinh tế của Mỹ trong những năm 1861-1913", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Đặc điểm kinh tế của Mỹ trong những năm 1861-1913
Bài tiểu luận số 1 Đề tài: Đặc điểm kinh tế của Mỹ trong những năm 1861-1913. I. Mở đầu. Được hình thành cách đây gần 300 năm, trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau, đến nay kinh tế Mỹ đã trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới và đạt được những thành tựu đáng kể. Điểm lại quá trình phát triển kinh tế của nước Mỹ từ khi hình thành đến nay, ta thấy nước Mỹ cũng có những giai đoạn suy thoái, khủng hoảng về kinh tế nhưng cũng có giai đoạn phát triển phồn thịnh, trong đó có giai đoạn từ năm 1861-1913. Bao gồm cả thời kỳ nội chiến và phát triển kinh tế. Sau công cuộc di thực, bành trướng dất đai, mở rộng thị trường với việc sử dụng những biện pháp khác nhau như xóa bỏ luật cấm di thực sang miền Tây; thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất và các danh vị quý tộc; thực hiện các cuộc chiến tranh với Pháp và Tây Ban Nha; dồn đuổi dân da đỏ, lập các bang mới; tham gia trong cuộc chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc, cùng với Anh và triều đình Mãn Thanh đàn áp các phong trào đấu tranh của nông dân; buộc Nhật Bản phải mở cửa..Cùng với đó là việc kế thừa thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển kinh tế trong giai đoạn 1776-1865. Thêm vào đó là cuộc nội chiến ở Mỹ(1861-1865) với kết quả là tạo ra phương thức tư bản chủ nghĩa ở phía Bắc, xóa bỏ chế độ nô lệ đồn điền ở phía Nam đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của nước Mỹ trong giai đoạn 1861-1913. Và đến đầu thế kỉ XX Mỹ đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới. II. Giai đoạn nội chiến (1861-1865). 1. Nguyên nhân. Là do những mâu thuẫn về chính trị-xã hội và kinh tế. +) Nguyên nhân về chính trị-xã hội: Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1860, Đảng Cộng hòa do Abraham Lincoln lãnh đạo đã tiến hành vận động tranh cử theo đường lối chống lại việc mở rộng chế độ nô lệ. Những người Cộng hòa ủng hộ mạnh mẽ điều này. Nhưng các tiểu bang theo chế độ nô lệ thì phản đối. Vì vậy, sau thắng lợi của Đảng Cộng hòa, Abraham Lincoln đắc cử tổng thống thì 7 tiểu bang bông vải đã tuyên bố ly khai và cùng nhau thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis làm tổng thống, tạo nên Liên minh miền Nam Hoa Kỳ. Cả chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống James Buchanan lẫn chính quyền sắp lên nhận chức đều không công nhận tính hợp pháp của việc ly khai và coi đó là hành động nổi loạn. Tám tiểu bang nô lệ khác đã bác bỏ lời kêu gọi ly khai vào thời điểm đó. Không một quốc gia nào trên thế giới tuyên bố công nhận khối Liên minh này. Điều này tạo ra một mâu thuẫn về chính trị giữa 2 miền Nam-Bắc của Hoa Kỳ. Là nguyên nhân tiềm ẩn của cuộc nội chiến. +) Nguyên nhân về kinh tế: mâu thuẫn giữa 2 hệ thống nông nghiệp: hệ thống nông nghiệp kiểu trang trại tự do tư bản chủ nghĩa ở phía bắc và hệ thống nông nghiệp kiểu đồn điền chiếm hữu nô lệ ở phía nam. Thực tế cho thấy, chế độ kinh tế xã hội ở phía nam nơi thống trị các chủ đồn điền đã gây nhiều trở ngại cho sự phát triển công nghiệp ở phía Bắc. Cách mạng công nghiệp phía Bắc đang tiến hành cần mở rộng quy mô thị trường để sản xuất và tiêu thụ. Nhưng các chủ đồn điền ở phía nam không quan tâm đến sự phát triển của công nghiệp phía Bắc. Trong khi phía Bắc thực hiện chế độ bảo hiểm lao động thì phía nam lại thực hiện chế độ “mậu dịch tự do’’. Mặt khác chế độ kinh doanh kiểu đồn điền chiếm hữu nô lệ đã giam hãm những người lao động da đen, với cuộc sống nghèo khổ đã hạn chế cung cấp lao động và giảm sức mua trên thị trường. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến nhưng 2 nguyên nhân trên là những nguyen nhân chủ yếu. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến một cuộc nội chiến ở nước Mỹ. 2. Diễn biến. Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 12 tháng 4 năm 1861, khi các lực lượng của miền Nam tấn công một căn cứ quân sự của Liên bang tại Đồn Sumter thuộc Nam Carolina. Lincoln phản ứng lại bằng cách kêu gọi một đội quân tình nguyện từ mỗi tiểu bang đến chiếm lại các tài sản liên bang, và dẫn đến sự ly khai của thêm bốn tiểu bang nô lệ nữa. Cả hai bên đều tăng cường xây dựng quân đội. Trong năm đầu của cuộc chiến, phe miền Bắc chiếm quyền kiểm soát các tiểu bang biên giới và tiến hành một cuộc phong tỏa bằng hải quân. Chiến cuộc ở miền Đông bất phân thắng bại trong các năm 1861-1862, phe miền Nam đánh lui những nỗ lực của quân miền Bắc nhằm đánh chiếm thủ đô Richmond, Virginia, đáng chú ý nhất là trong chiến dịch Bán đảo. Vào tháng 9 năm 1862, chiến dịch Maryland của quân miền Nam kết thúc với thất bại trong trận Antietam, trận đánh này đã khiến người Anh từ bỏ ý định can thiệp vào cuộc chiến. Sau trận chiến này, Abraham Lincoln đọc bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, xác định việc kết thúc chế độ nô lệ là một mục tiêu chiến tranh. Đến năm 1863, chiến dịch tiến công lên miền Bắc của Đại tướng miền Nam Robert E. Lee kết thúc trong thất bại tại trận Gettysburg. Tại Mặt trận miền Tây, quân miền Bắc thu được nhiều thắng lợi liên tiếp. Đến năm 1864, quân miền Bắc với nhiều lợi thế về địa hình, quân lực, kỹ nghệ, tài chính, kế hoạch chính trị và tiếp vận bắt đầu chiếm ưu thế đối với quân miền Nam.Tổng chỉ huy quân đội tại miền đông Ulysses S. Grant đánh nhau nhiều trận tại vùng Virginia với tướng Lee trong Chiến dịch Overland vào mùa hè năm 1864nhằm chiếm Richmond, tuy nhiên khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương, ông liền thay đổi kế hoạch của mình và dẫn đếncuộc vây hãm Petersburg mà đã gần xóa sổ phần còn lại của đội quân của tướng Lee. Trong khi đó, Sherman chiếm được Atlanta, Georgia và tiến quân ra phía biển, phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất hạ tầng của Liên minh miền Nam trên đường đi. Khi cố gắng bảo vệPetersburg thất bại, quân đội miền Nam rút lui nhưng đã bị truy kích và đánh bại, cuối cùng Lee phải đầu hàng Grant tại làngAppomattox Court House thuộc Virginia vào ngày 9 tháng 4 năm 1865 - đây là thời điểm chấm dứt cuộc chiến tương tàn giữa hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ. 3. Kết quả. Cuộc nội chiến Hoa Kỳ là cuộc chiếntranh đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, dẫn đến cái chết của khoảng 750.000 binh sĩ và một số lượng thương vong dân sự không xác định. Sử gia John Huddleston ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40. Chiến thắng của miền Bắc đặt dấu chấm hết cho Liên minh miền Nam cũng như chế độ nô lệ Hoa Kỳ, và làm tăng cường vai trò của chính phủ liên bang. Các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế và chủng tộc của cuộc Nội chiến đã có vai trò quyết định trong việc định hình Thời kỳ Tái thiết, kéo dài đến năm 1877. 4.Tác động Nội chiến Hoa Kỳ là một trong những cuộc chiến tranh công nghiệp thực sự đầu tiên. Đường sắt, điện báo, tàu hơi nước và vũ khí sản xuất hàng loạt đã được sử dụng một cách rộng rãi. Các học thuyết chiến tranh toàn diện được Sherman phát triển ở Georgia, và chiến tranh chiến hào quanh Petersburg là điềm báo trước cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ở châu Âu. Thắng lợi của miền Bắc trong cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865) đã đặt dấu ấn cho vận mệnh quốc gia và hệ thống kinh tế của nó. Chế độ lao động nô lệ bị xóa bỏ, làm cho các đồn điền lớn trồng bông ở miền Nam không còn mấy lợi nhuận. Nền công nghiệp ở miền Bắc, vốn dĩ đã phát triển rất nhanh do nhu cầu của chiến tranh, nay nổi lên dẫn đầu. Dập tắt chính quyền ly khai. Các nhà công nghiệp trở thành người chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống quốc gia, bao gồm cả các hoạt động chính trị và xã hội. Chế độ quí tộc của các điền chủ miền Nam, mà 70 năm sau được mô tả lại rất truyền cảm trong bộ phim kinh điển Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind), đã biến mất. Phong trào giải phóng nô lệ ở miền Bắc nước Mỹ làm nổi lên phong trào giải phóng nô lệ ở các nơi trên thế giới tạo ra cuộc cách mạng về giải phóng dân tộc. III. Thời kỳ bùng nổ kinh tế giai đoạn 1865-1913. 1. Những thành tựu đạt được trong giai đoạn này. +) Về công nghiệp: Sản xuất công nghiệp của Mỹ tăng nhanh. Nhiều ngành công nghiệp nặng ra đời như luyện kim với sản lượng thép đạt 31,9 triệu tấn vào năm 1913 trong khi tất cả các nước phương Tây chỉ đạt 35 triệu tấn; khai thác than với sản lượng là 517 triệu tấn, trong khi Tây Âu là 439 triệu tấn; sản lượng dầu mỏ chiếm hơn một nửa của thế giới; năm 1882 Mỹ đã xây được nhà máy điện đầu tiên; năm 1892 Mỹ sản xuất chiếc ôtô đầu tiên và đến năm 1913, số lượng ôtô là 485.000 chiếc. Các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn trong thời kỳ này là ngành rượu, thuốc lá, sản xuất toa xe lửa, vải bông, may sợi sắt thép, máy in, đồ gỗ. +) Về nông nghiệp: nước Mỹ cũng đạt được những thành tựu to lớn như nhà nước có chính sách khuyến khích nông trại như không đánh thuế vào hàng nông sản; từ năm 1870-1913, diện tích trồng lúa mì tăng lên 4 lần; nông nghiệp phát triển theo hướng thâm c. anh, xen canh, tăng vụ do đó sản lượng nông nghiệp tăng lên 4 lần từ năm 1870-1913; nước Mỹ cung cấp 9/10 bông, ¼ lúa mạch trên thị trường thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. +) Về thương nghiệp: ngoại thương cũng phát triển manh mẽ và Mỹ đã bắt đầu đầu tư ra nước ngoài. Năm 1870 kim ngạch ngoại thương đạt 1,5 tỉ USD đến năm 1914 đạt 5,1 tỉ USD. Nếu năm 1899 đầu tư ra nước ngoài của Mỹ là 500 triệu USD thì đến năm 1913 con số đó là 2.625 triệu USD, tăng hơn 5 lần. thị trương đầu tư và buôn bán của Mỹ là Canada và vùng biển Caribbean, Trung Mỹ, các nước Châu Á đặc biệt là Nhật Bản và Ân Độ. +) Về giao thông vận tải: trong quá trình phát triển kinh tế đường sắt cũng được mở rộng nhan chóng. Năm 1913, chiều dài đường sắt của Mỹ là 411.000 km tăng 5 lần so với năm 1870(85.000 km) 2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mỹ giai đoạn 1865-1913. +) Về nguyên nhân chủ quan: Cuộc nội chiến kết thúc đã xóa bỏ chế độ đồn điền ở miền nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Mỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí địa lý, kinh tế chính trị thuận lợi. Mỹ đã biết tận dung và phát huy tối đa những thuận lợi của mình về tài nguyên và nguồn nhân lực. +) Về nguyên nhân khách quan: Trong thời gian này Mỹ tiếp tục thu hút vốn đầu tư, lao động, kỹ thuật từ các nước Châu Âu. Mỹ đấy mạnh nghiên cứu phát minh sáng chế, tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp với kĩ thuật mới. Kinh tế Mỹ phát triển đã hình thành tập trung sản xuất, tích tụ tư bản và hình thành các tổ chức độc quyền. 3. Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế Mỹ giai đoạn 1865-1913. Những thành tựu đạt được của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn này đã tạo ra một đòn bẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ cho nước Mỹ trong giai đoạn sau, khẳng định vị thế của kinh tế Mỹ trên trường quốc tế. Những kết quả thu được như đồng vốn của nước Mỹ được bổ sung để phát triển thêm về mặt kinh tế cũng như quân sự. Sự phát triển về công nghiệp làm cho nền kinh tế nước Mỹ bước vào thời kì công nghiệp hoá, năng suất lao động ngày càng tăng, củng cố địa vị của giai cấp tư sản Mỹ, và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác. Tác động đến nông nghiệp: sản lượng lương thực của nước Myc luôn ở mức cao so với thế giới, đưa Mỹ trở thành cường quốc nông nghiệp trong giai đoạn đó Thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô thị trường, trao đổi hoạt động buôn bán với các nước bên ngoài tạo ra nghiều giá trị thặng dư và lợi nhuận cao dẫn tới việc hình thành những ông chủ tư sản lớn. Việc đầu tư ra nước ngoài của Mỹ ko chỉ đạt được lợi thế về kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chính trị của các nước. Nhìn vào những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của nước Mỹ chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Biết cách đầu tư, sử dụng nguồn vốn một cách có ích. V. Kết luận Nhìn chung thì trong giai đoạn 1861-1913, kinh tế Mỹ có sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ cùng với những biến cố xảy ra trong lịch sử. Với những năm từ 1861-1865, là quá trình đấu tranh nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ, nó đã gây ra cái chết cho rất nhiều người nhưng nó cũng đem lại sự tự do cho các nô lệ, tạo điều kiện để cho những cuộc cách mạng giải phóng nô lệ trên thế giới phát triển đi lên, đem lại sự phát triển cho chủ nghĩa tư bản trên đất nước Mỹ. Trong giai đoạn 1865-1913, được gọi là sự bùng nổ về sự phát triển kinh tế, trong giai đoạn này Mỹ đã đạt được những thành tựu kinh tế nhất định, giúp tạo cơ hội cho sự phát triển của kinh tế Mỹ sau này. Từ sự phát triển kinh tế của Mỹ nhiều nước đã có những bài học cho sự phát triển kinh tế của đất nước, trong đó có Việt Nam.
File đính kèm:
- tieu_luan_dac_diem_kinh_te_cua_my_trong_nhung_nam_1861_1913.docx