Tiểu luận Đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
3 MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...................................................................... 2 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5 Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA, ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÔNG NHÂN VÀ TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI A, HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN. ................................................................................................................................. 12 1.1. Một số lý luận về đời sống văn hóa công nhân ......................................... 12 1.1.1. Quan niệm về văn hóa .......................................................... 12 1.1.2.Quan niệm về công nhân ....................................................... 14 1.1.3. Quan niệm về đời sống văn hóa của công nhân. .................... 16 1.1.4. Vai trò của đời sống văn hóa đối với công nhân .................... 18 1.2. Tổng quan khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ............................................................................................................................ 21 1.2.1. Khái quát về khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ............................................................................... 21 1.2.2. Đặc điểm của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ............................................................... 26 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI A, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN ....................................... 30 2.1. Thực trạng nhu cầu văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ................................................... 30 2.1.1. Nhu cầu xem tivi, đọc sách báo, tiếp nhận tin tức qua internet .... 32 2.1.2. Nhu cầu tham gia hoạt động văn nghệ, thể thao, du lịch ........ 34 2.2. Các thiết chế văn hóa – xã hội phục vụ các hoạt động của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên .................... 38 2.2.1. Hệ thống cảnh quan văn hóa ................................................. 39 2.2.2. Các thiết chế văn hóa- xã hội phục vụ công nhân khu công nghiệp .... 40 4 2.3. Đánh giá về đời sống công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên ..................................................................................... 44 2.3.1. Kết quả đạt được của khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên về xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân 44 2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên về xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân ........ 46 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN ĐỚI SỐNG VĂN HÓA CÔNG NHÂN VÀGIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI A, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN ............................................................................................................................................... 50 3.1. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 50 3.1.1. Tác động tích cực của CNH, HĐH đến đời sống văn hóa của công nhân KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ......... 50 3.1.2. Tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ....................................................................... 52 3.2. Một số giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ...................................... 54 3.2.1. Xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống của công nhân KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ................. 54 3.2.2. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa tinh thân cho công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ............... 60 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 65 CHÚ THÍCH ............................................................................................................................................. 66 PHỤ LỤC .................................................................................................................................................... 67 5 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với vị trí địa lý chiến lược, nguồn lao động dồi dào và chính sách mở cửa hội nhập kinh tế, Việt Nam đã và đang được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới. Cùng với đó là sự hình thành các khu công nghiệp rộng lớn, thu hút hàng nghìn lao động từ khắp nơi với nhiều phong tục, tập quán khác nhau, họ đang tạo nên những biến đổi văn hóa mới theo xu hướng tất yếu: Xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này khẳng định bước ngoặt mới của nền kinh tế, nhưng lại là một thách thức cho văn hóa nước ta, nó đặt ra những dấu hỏi lớn trong quản lý văn hóa. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều mục tiêu, phương hướng để quản lý, nắm bắt và ổn định những biến đổi về văn hóa khi xuất hiện những cộng đồng mới trong các khu công nghiệp như thế này. Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa: Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục rèn luyện con người về nhân cách lối sồng là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V(1982). Đảng ta đã chỉ rõ: “Một nhiệm vụ quan trọng hiện thời là đưa văn hóa thâm nhập vào đờisống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt là xây dựng và tổ chức đời sống văn hóa cơ sở, bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, nông trường,lâm trường, mỗiđơn vịlực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, xí nghiệp, trườnghọc bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường ấp đều có đời sống vănhóa”. Như vậy đời sống văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định, phát huy vai trò tốt đẹp của văn 6 hóa từ đó dẫn đến sự phát triển bền vững kinh tế. Đối với giai cấp công nhân, xây dựng đời sống văn hóa của công nhân, tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh là góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng các loại hình doanh nghiệp phát triển ổn định, hài hòa, bền vững, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, trên 1,1 triệu dân (theo điều tra dân số năm 2009). Toàn tỉnh hiện đã quy hoạch 14 khu công nghiệp, thu hút hơn 800 dự án đầu tư, đưa Hưng Yên trở thành tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh trong cả nước. Tuy nhiên, cư dân ở đây vốn chủ yếu làm nông nghiệp, sau khi đất nông nghiệp quy hoạch làm khu công nghiệp đã tạo ra nhiều sự thay đổi trong đời sống của người dân: sự thay đổi về nghề nghiệp, thay đổi về cơ cấu cũng như thành phần dân cư... Khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A nằm giáp hành lang đường bộ Quốc lộ 5 (Km19) nối Hà Nội - Hải Phòng. Với diện tích quy hoạch là 594 ha,KCN Phố Nối A đã tiếp nhận trên 110 dự án trong nước và nước ngoài, với diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 260 ha. Trong đó, có nhiều dự án của các Nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ như các doanh nghiệp: Canon, Inax, Hyundai, CargillTừ những lý do nêu trên, sự phát triển của các khu công nghiệp đã đem lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho nền văn hóa đang đối mặt với những thay đổi lớn. Vì vậy việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa trong KCN nói chung, và đời sống văn hóa Công nhân, lực lượng lao động và cũng là đối tượng chính của sự biến đổi văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả xin chọn đề tài: Đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên làm 7 đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài xuất phát từ tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa của công nhân KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên với mong muốn đưa ra những đề xuất giải pháp hợp lý góp phần nâng cao chất lượng của đời sống văn hóa cho công nhân KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng. Vì đối với mỗi vùng miền, khu vực thì càng phải có những cách vận dụng khác nhau trong việc quản lý Văn Hóa. 2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Đời sống văn hóa nói chung, đời sống văn hóa công nhân nói riêng là đề tài quan trọng và được nhà nước cũng như nhiều nhà Khoa học nghiên cứu, được đề cập rất nhiều trên các thông tin đại chúng: Một là, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân: -Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Qua đó đã nêu rõ xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội. Nghị quyết nêu rõ tình hình quan điểm chỉ đạo cũng như nhận định vai trò của giai cấp công nhân từ đó xác định nhiệm vụ của giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đề án:Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2010 (Ban hành theo Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ): Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1780/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng đời sống văn hoá công nhân ở các khu công 8 nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” với mục tiêu xây dựng đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đề án chỉ rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2015. Ngoài ra đề án còn chỉ ra 6 nội dung cơ bản để xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các KCN. Hai là một số đề tài luận văn tốt nghiệp hệ thạc sỹ tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng đã đề cập đến vấn đề tổ chức văn hóa ở những góc độ và địa bàn khác nhau: - Luận văn thạc sỹ văn hóa học của tác giả Đặng Văn Xuyên (khóa 5, năm 1999 – 2002) “ Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân lao động ở vùng than Quảng Ninh”:Luận văn đã nghiên cứu về thực trạng các vần đề về đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân lao động. Chỉ ra nhiều mặt hạn chế của đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân lao động vùng than Quảng Ninh. Qua đó đã đưa ra những giải pháp cấp thiết đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho công nhân lao động ở vùng than Quảng Ninh. - Khóa luận tốt nghiệp khóa văn hóa hoạc của tác giả Nguyễn Văn Quân “Tìm hiểu đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”: Khóa luận góp phần hệthống hóa một sốvấn đềlý luận về văn hóa và đưa ra một cái nhìn tổng quan vềthực tiễn đời sống văn hóa công nhân tại khu công nghiệp. Cung cấp các sốliệu, khảo sát và đưa ra đánh giá về đời sống văn hóa của công nhân tại khu công nghiệp Khai Quang, chỉra những đặc thù riêng trong hoạt động văn hóa tại khu công nghiệp Khai Quang, từ đó đềxuất những giải pháp cơbản nhằm nâng cao đời sống văn hóa công nhân khu công nghiệp Khai Quang thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Luận văn thạc sỹ khoa học văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Như Chuyên nghành Văn hóa học ( Năm 2014) về đề tài: “ Đời sống văn hóa của 9 lao động nữ trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương hiện nay”: Luận văn đã vận dụng một cách triệt để các chính sách về công nhân, để từ thực trạng đời sống văn hóa của lao động nữ trong các KCN đặt ra những vấn đề. Luận văn đã đưa ra thực trạng đời sống tinh thần vô cùng thiếu thốn của lao động nữ trong các KCN ở Tỉnh Hải Dương. Điểm nhấn mạnh của luận văn là đề xuất đề án phát triển đời sống văn hóa của lao động đây cũng là một giải pháp cụ thể, thực tế để áp dụng nâng cao đời sống văn hóa của lao động nữ trong các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương. Trên đây là những công trình đã nghiên cứu liên quan đến đời sống văn hóa nói chung và đời sống văn hóa công nhân nói riêng, ngoài ra còn có nhiều báo cáo, nhiều bài viết, đề án khác nhau viết đời sống văn hóa công nhân nhưng chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu về đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về đời sống văn hóa, khóa luận khảo sát và đánhgiá thực trạng đời sống văn hóa của công nhân khu công ghiệp Phố Nối A, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ cơ bản sau: - Trình bày khái quát có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa, về đời sống văn hóa, ý nghĩa và vai trò của đời sống văn hóa đối với công nhân và sự phát triển của khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 10 - Khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa công nhân tại khu công nghiệp Phố Nối A trong thời gian hiện nay. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của công nhân tại khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài khóa luận tiến hành nghiên cứu tại khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên từ năm 2014 đến nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với tư duy duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học về đời sống văn hóa ở khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. + Phương pháp điều tra bảng hỏi: phát 300 bảng hỏi khảo sát một số khía cạnh đề tài tại khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. + Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn 10 công nhân đang làm tại khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 11 - Kết hợp các phương pháp như tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, các nguồn tài liệu để giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ do đề tài đặt ra. 6. BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Chú thích và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn được chia làm 03 chương: Chương 1: Lý luận chung về văn hóa, đời sống văn hóacủa công nhân và khái quát về khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chương 2: Thực trạng đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến đời sống công nhân và một số giải pháp nâng cao đời sống văn hóa công nhân khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Quốc Vượng chủ biên (2005) Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục. 2. Luận văn thạc sỹ khoa học văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Như Chuyên ngành Văn hóa học ( Năm 2014) về đề tài: “ Đời sống văn hóa của lao động nữ trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương hiện nay” 3. Công thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên - Ban quan lý Khu công nghiệp: 4. Cổng thông tin Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch: 5. Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ: Công đoàn với hoạt động xây dựng đời sống văn hoá trong công nhân viên chức lao động. 6.Đoàn Văn Chúc (1997),Xã hội học văn hóa, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 7. GS. TS. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đềlý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ởnước ta, Viện văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 8. Võ Văn Thắng (2006), Xây dựng lối sống ởViệt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội
File đính kèm:
- tieu_luan_doi_song_van_hoa_cua_cong_nhan_khu_cong_nghiep_pho.pdf