Tiểu luận Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Bảo Lộc

pdf 26 trang yenvu 24/06/2024 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Bảo Lộc

Tiểu luận Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Bảo Lộc
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
---  --- 
MÔN: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TIỂU LUẬN 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG 
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ BẢO LỘC 
Người hướng dẫn: TS. Trần Đắc Dân 
Người thực hiện: Trần thị Lan Anh 
Lớp cao học Đà Lạt - khoá 3, 2011 
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp 
 2
LỜI MỞ ĐẦU 
Thành phố Bảo Lộc trực thuộc vùng kinh tế phía nam tỉnh Lâm Đồng, 
có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển mạnh kinh tế 
nông nghiệp. Với tổng diện tích tự nhiên khoảng hơn 23 ngàn ha trong đó đất 
nông nghiệp hơn 17 ngàn ha, chiếm 74% và đất lâm nghiệp 1.582 ha. Những 
loại cây trồng lâu năm như chè, cà phê, dâu tằm, cây ăn quả là cây trồng chính 
tại địa phương bên cạnh đó còn phát triển thêm một số giống rau, hoa, nấm có 
giá trị kinh tế cao; 
Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch 40-50 năm. Do 
vậy, giống chè có ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình canh tác chế biến, tiêu thụ và 
đặc biệt ảnh hưởng đến thu nhập của người làm chè, công tác chọn giống trước khi 
trồng mới là việc làm hết sức quan trọng. 
Với Bảo Lộc cây chè cũng là một trong những cây trồng chủ lực của địa 
phương; đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống của nhân dân; 
chè góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động. có tác 
động tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống và làm giàu cho 
bao gia đình; chè là cây trồng đã và đang góp phần vào sự nghiệp hiện đại hóa nông 
nghiệp nông thôn. 
Việc mở rộng diện tích sản suất chè an toàn theo hướng nông nghiệp công 
nghệ cao đi đôi với công tác chuyển đổi giống, thay thế những giống năng suất thấp, 
chất lượng kém bằng các giống năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái 
địa phương ngày càng được bà con nông dân thật sự quan tâm; từ đầu tư thâm canh 
đến áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật như: chế độ canh tác, bón phân, tưới 
nước, thu hái và bảo quản chế biến, nhằm mục đích tạo ra sản phẩm chè an toàn, 
chất lượng cao. 
Trong những năm qua do tác động của các biện pháp canh tác, do sâu bệnh 
gây hại và vấn đề sử dụng tràn lan các hóa chất bảo vệ thực vật trên cây chè thường 
không đúng quy trình kỹ thuật đã làm suy thoái một số vườn chè và làm giảm chất 
lượng của sản phẩm; sản phẩm xuất khẩu thường bị trả về vì dư lượng thuốc bảo vệ 
 3
thực vật vượt quá mức cho phép, hoặc đơn giản là không vượt qua hàng rào kỹ 
thuật của các nước nhập khẩu; 
Vì vậy để đầu tư có chiều sâu vào việc phát triển các vùng nguyên liệu chè 
an toàn chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp chế biến, đòi hỏi phải có nguồn lực 
tài chính, các kế hoạch phát triển dài hạn và đội ngũ nông dân, công nhân và lãnh 
đạo chuyên nghiệp, nhiệt huyết; đây chính là động lực quan trọng để ngành chè phát 
triển chắc chắn và bền vững; việc phát triển sản xuất chất lượng cao theo hướng 
nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, nhằm đáp ứng những 
nhu cầu cấp thiết nêu trên; 
 Việc mở rộng diện tích sản suất chè cành cao sản theo hướng nông nghiệp công 
nghệ cao đi đôi với công tác chuyển đổi những giống chè cao sản, thay thế những 
giống năng suất thấp, chất lượng kém bằng các giống chất lượng tốt, phù hợp với 
sinh thái địa phương ngày càng được bà con nông dân thật sự quan tâm; từ đầu tư 
thâm canh đến áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật như: chế độ canh tác, bón 
phân, tưới nước, thu hái và bảo quản chế biến, nhằm mục đích tạo ra sản phẩm 
chè an toàn, chất lượng cao; 
Để đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu chè an toàn chất lượng cao phục vụ 
cho công nghiệp chế biến, đảm bảo chất lượng hàng hoá bền vững đáp ứng nhu cầu 
thị trường hàng hoá cũng như phát triển và duy trì thương hiệu chè B'lao vươn xa, 
bay xa trên mọi miền tổ quốc cũng như thế giới, việc phát triển sản xuất chè theo 
hướng nông nghiệp công nghệ cao là rất cần thiết tại Bảo Lộc. 
4 
Chương 1 
TỔNG QUAN VỀ XU THẾ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ 
TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC 
1.1 Về điều kiện tự nhiên 
1.1.1 Điều kiện đất đai, 
Thành phố Bảo Lộc có tổng diện tích tự nhiên: 23.256 ha, trong đó đất nông nghiệp 
chiếm: 17.208 ha, nằm dọc quốc lộ 20, có độ cao khoảng 800m so với mực nước biển. 
với dân số khoảng 152.967 người, trong đó dân nông thôn chiếm 40%, Bảo Lộc có 6 
phường và 5 xã có tuyến đường giao thông thuận tiện đến các trung tâm xã, phường. 
Vùng đất canh tác chủ yếu là đất nâu vàng và nâu đỏ trên đá Bazan, một phần 
nhỏ là đất đỏ vàng trên đá phiến sét. 
1.1.2 Thời tiết khí hậu 
Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m và tác động 
của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng như sau: 
Nhiệt độ trung bình năm: 21-22oC, cao nhất: 27,4oC, thấp nhất trong năm 16,6oC. 
Số giờ nắng trung bình cả năm: 1.680 giờ/ năm, bình quân 4,6 giờ/ ngày, mùa khô 
nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp tạo nên nét đặc trưng của khí hậu Bảo Lộc. 
Mùa mưa từ tháng 4-11, lượng mưa trung bình hàng năm là: 2.513 mm, số ngày 
mưa trung bình cả năm là 190 ngày, mưa nhiều và tập trung vào các tháng 7-9 hàng năm. 
Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ: 80-90 %. 
Gió chủ đạo theo hai hướng chính: Gió đông bắc và gió tây nam. 
Mực nước ngầm: Nhìn chung trữ lượng nước ngầm tương đối khá, chất lượng 
nước tương đối tốt có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt vừa phục vụ cho sản xuất nông 
nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chế biến. 
1.2 Hiện trạng sản xuất và chế biến chè trên địa bàn thành phố Bảo Lộc 
1.2.1 Tình hình sản xuất chè ở thành phố Bảo Lộc hiện nay 
Thực tế hiện nay trên địa bàn thành phố Bảo Lộc cây chè cũng là một trong 
những cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp với gần 8.000 ha, nhưng hầu hết 
5 
các vườn chè hiện nay chủ yếu là chè hạt, già cỗi, cây không đồng đều năng suất và 
chất lượng kém, không ổn định; điều này cũng dẫn đến năng suất chất lượng phẩm 
chất kém giá thành thấp. Để thay thế những tồn tại này qua các năm trước đây nhờ 
chính sách hỗ trợ của nhà nước và người dân một số vùng đã tự chủ động thay đổi 
các giống chè mới có năng suất và chất lượng cao hơn hẳn so với trồng bằng hạt và 
một số mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt đời sống nhân dân càng 
được nâng lên và đây cũng là điều kiện thuận lợi để đề án triển khai đạt kết quả tốt. 
Trong xu thế phát triển của thị trường thế giới và nhu cầu ngày càng tăng của 
thị trường tiêu thụ trong nước; tính tất yếu đòi hỏi các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế 
biến các sản phẩm chè phải được cấp chứng nhận sản xuất chè an toàn theo hướng 
Việt GAP nhằm tạo sức cạnh tranh và uy tín thương hiệu chè B'lao (Bảo Lộc) trong 
quá trình hội nhập WTO. 
Hiện trạng sản xuất chè còn manh mún, một bộ phận nông dân sản xuất chè 
theo kinh nghiệm truyền thống, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, dư lượng 
của các chất độc hại trong sản phẩm chè. 
Mối liên kết giữa các tổ chức, cá nhân, sản xuất chế biến chè với nông hộ để sản xuất 
ra sản phẩm chè an toàn đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa gắn kết bền vững. 
Phát triển chè chất lượng cao chưa được tập trung đầu tư đúng mức về nguồn 
vốn, khoa học công nghệ sản xuất, diện tích chè chất lượng cao còn chiếm tỷ trọng 
thấp so với diện tích chè toàn thành phố; 
Sản phẩm chè chất lượng cao còn quá nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu thị trường 
trong nước và xuất khẩu; 
Để đưa sản phẩm chè ra ngoài thị trường có tính cạnh tranh cao như hiện nay 
thì chè buộc phải đạt chất lượng và muốn được như thế thì phải chuyển đổi giống 
cây trồng, đồng thời phải đưa công nghệ sản xuất chè theo hướng GAP vào từng 
nông hộ, từng vùng sản xuất chè trên cơ sở người nông dân và các doanh nghiệp sản 
xuất chế biến tìm được tiếng nói chung trong việc liên kết sản xuất để có được sản 
phẩm chè tốt nhất phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. 
6 
Vì vậy xây dựng đề án Phát triển mô hình sản xuất chè chất lượng cao theo 
hướng VietGAP là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, 
nâng cao doanh thu trên đơn vị diện tích trồng chè, nâng cao đời sống người lao 
động góp phần tăng trưởng kinh tế Tp. Bảo Lộc; 
Năm 2011 thành phố Bảo Lộc có: 7.956 ha chè, năng suất bình quân: 86,10 
tạ/ha, sản lượng: 68.524 tấn; trong đó khu vực quốc doanh chiếm 20% diện tích và 
70% công suất chế biến và đã hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa 
cao, gắn được sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, đáp ứng thị hiếu 
người tiêu dùng trong và ngoài nước; 
Trong những năm qua đã chuyển đổi diện tích chè hạt già cỗi sang trồng các 
giống chè mới năng suất, chất lượng cao như: Giống chè TB14, LĐ 97, LDP1, 
LDP2; Kim tuyên, Tứ quý, Thúy ngọc, Olong. Trong thực tế hiện nay xu thế đổi 
mới giống, sản xuất áp dụng các quy trình công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới 
đang được các doanh nghiệp và một số nông hộ đang áp dụng vào sản xuất. 
Nhìn chung nông dân có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây chè. Việc 
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần vào việc nâng cao năng suất; 
tuy nhiên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh của nông dân chủ yếu 
dựa vào kinh nghiệm và tập quán, cho nên còn lạm dụng nhiều vào thuốc bảo vệ thực 
vật, sử dụng thuốc có thời gian cách ly không bảo đảm, thời điểm phun quá sớm hoặc 
quá muộn, phun lúc chưa cần thiết đều mang lại hiệu quả không cao mà còn ảnh hưởng 
đến chất lượng sản phẩm, tốn kém về chi phí đầu tư. Hàng năm trên địa bàn Bảo Lộc 
sử dụng khoảng 80 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại tương đương với 8 tỷ đồng (tư 
liệu của chi cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng điều tra năm 2008); để phòng trừ sâu bệnh 
nông dân thường phun 15-20 lần thuốc/ năm; trong đó thuốc trừ sâu 10-15 lần. 
1.2.2 Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè ở Bảo Lộc 
Trong những năm gần đây, giá cả sản phẩm chè tương đối ổn định, đã tạo niềm 
tin cho nông dân đầu tư sản xuất và chế biến chè thương phẩm; hiện nay toàn tỉnh 
có khoảng 50 doanh nghiệp và hàng chục danh trà hoạt động chế biến và kinh 
doanh chủ yếu tập trung ở Bảo Lộc. 
7 
Chương 2 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Thực trạng về phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao 
 2.1.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Bảo Lộc 
 Thực hiện Quyết định 243/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Lâm 
Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch vùng chè chất lượng cao tại thành phố Đà Lạt, thị 
xã Bảo Lộc (Nay là TP Bảo Lộc), huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh. Thành phố Bảo 
Lộc đã tiến hành quy hoạch và từng bước triển khai kế hoạch xuống từng xã phường, 
thực hiện chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả, đặc biệt là chuyển đổi các 
giống chè chất lượng cao như chè Tứ quý, chè Kim tuyên, chè Ngọc thuý, chè Olong, 
tạo vùng nguyên liệu cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đến nay trên địa 
bàn thực hiện được 200 ha, tập trung chủ yếu vùng xã ĐamBri. Có 10 doanh nghiệp 
đầu tư sản xuất chè theo quy trình công nghệ cao từ việc trồng cho đến khâu chế biến, 
đã đưa giá trị kinh tế trên 1ha lên tới hơn 150 – 250 triệu đồng/năm; 
Bên cạnh diện tích chè cành cao sản các giống (TB14, Shan LĐ 97) không 
ngừng phát triển đến nay có hơn 1.800 ha, năng suất chè cao sản đạt 15 tấn/ha trở lên cao 
gấp 3 lần chè hạt giống cũ. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất 
từ vấn đề canh tác, thu hái và chế biến, áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp 
(IPM) giảm thiểu các hoá chất độc hại tăng chất lượng sản phẩm giảm giá thành. 
Thành phố Bảo Lộc đã và đang tiến hành xây dựng vùng sản xuất chè an 
toàn theo hướng “GAP” thực hành nông nghiệp tốt tại xã Lộc Thanh với quy mô 
100 ha. Trong đó có 20 hộ dân với diện tích 11ha thực hiện theo quy trình VietGAP 
đã được ban ngành chức năng thẩm định cấp giấy và đang triển khai mở rộng vùng 
chè sản xuất theo hướng an toàn lên 900 ha ở các xã Đạm Bri, Lộc Châu và Đại 
Lào, tạo vùng nguyên liệu an toàn và ổn định cho công nghệ chế biến xây dựng mối 
liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và các doanh nghiệp. Xây dựng mối 
liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người nông dân. 
Chương trình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần không nhỏ đem lại lợi ích 
kinh tế trên địa phương, tăng nhanh giá trị và lợi nhuận trên đơn vị đất sản xuất. Thu hút 
8 
nguồn lực lao động và các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và 
ngoài nước tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế đưa giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Bên 
cạnh đã tạo được những mô hình sản xuất điển hình, tiên tiến để bà con nông dân thăm 
quan học hỏi đúc rút kinh nghiệm nâng cao trình độ áp dụng vào sản xuất nhằm tạo ra 
sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. 
2.1.2. Đánh giá thực trạng 
* Về diện tích 
Tổng diện tích chè của thành phố Bảo Lộc hiện nay là 7.965 ha trong đó chủ 
yếu là các giống chè hạt già cỗi năng suất thấp và không ổn định, chất lượng chưa cao 
* Về năng suất 
Năng suất chè bình quân bình quân của Bảo Lộc hiện nay chỉ ở mức 7 tấn/ha 
chủ yếu là các giống trồng bằng hạt, năng suất không ổn định, chỉ một số ít diện tích 
được cải tạo theo chương trình chuyển đổi giống hàng năm và diện tích dân tự 
chuyển đổi sang chè cành nên năng suất có cải thiện nhưng chưa cao; 
* Kết quả chuyển đổi thực tế chè trên địa bàn các xã cuả thành phố Bảo Lộc 
trong 4 năm qua 
- Về diện tích chè hiện nay tại Bảo Lộc là 7.965 ha 
Trong đó: 
- Tổng diện tích đã được chuyển đổi sang giống chè cao sản có năng suất chất 
lượng cao đến năm 2012 khoảng 1.635 ha/11 xã phường trong đó nhà nước hỗ qua 
các chương trình chuyển đổi gần 400ha, 
- Các giống đang sản xuất trước đây chủ yếu các giống tạp trồng bằng hạt; 
- Thực tế diện tích đã chuyển đổi từ các xã 
+ Tại xã Đambri với diên tích chè hiện có 1.045ha trong các năm qua đã tiến 
hành chuyển đổi sang các giống chè cao sản khoảng 371.5ha; 
+ Tại xã Lộc Thanh với diên tích chè hiện có 329ha trong các năm qua đã tiến 
hành chuyển đổi sang các giống chè cao sản khoảng 250ha; 
* Năng suất bình quân năm 2010; 12 tấn/ha chủ yếu là các giống như chè 
TB14, chè shan; 
9 
+ Tại xã Lộc Nga với diên tích chè hiện có 217ha trong các năm qua đã tiến 
hành chuyển đổi sang các giống chè cao sản khoảng 35ha; 
+ Tại xã Lộc Châu với diên tích chè hiện có 2.015ha trong các năm qua đã tiến 
hành chuyển đổi sang các giống chè cao sản khoảng 146ha; 
+ Tại xã Đại Lào với diên tích chè hiện có 2.871ha trong các năm qua đã tiến hành 
chuyển đổi sang các giống chè cao sản khoảng 164,8ha; nhưng phần lớn là do tự tìm 
hiểu để thực hiện nên hiệu quả canh tác chưa cao; 
Trong điều kiện hiện nay khi giá vật tư đầu vào như phân bón, xăng dầu, 
thuốc bảo vệ thực vật tăng, giá thành sản xuất ngày càng cao thì để tăng tính cạnh 
tranh trên thị trường thế giới và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất khi mà giá chè 
xuống thấp, nhất thiết phải tìm mọi biện pháp để tăng năng suất và chất lượng chè 
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy, giải pháp tốt nhất hiện nay 
mà nông dân và các đơn vị lựa chọn là chuyển sang trồng chè cao sản có năng suất 
cao và chất lượng đảm bảo để phù hợp với yêu cầu sản xuất hiện nay; 
Diện tích và sản lượng chè của Bảo Lộc qua các năm (2007-2011) 
STT 
Diện tích và sản lượng Năm 
 2007 2008 2009 2010 2011 
I Tổng diện tích chè qua các năm 9.207 9.403 8.443 8.475 7.956 
1 Chè hạt (ha) 7.474 7.310 7.138 6.940 6.289 
2 Chè cành (ha) 1.093 1.711 1.289 1.535 1.666 
3 
Diện tích chuyển đổi theo hỗ 
trợ (ha) 
25 22 16 0 88 
II Sản lượng (tấn) 69.285 68.371 72.492 72.381 68.524 
2.2 Mục đích và định hướng phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp 
công nghệ cao 
2.2.1. Mục đích phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao 
 Xây dựng nền nông nghiệp định hướng thương mại, ứng dụng công nghệ 
mới, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tăng hiệu quả kinh tế 
trên đơn vị diện tích. Phát huy lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái của địa phương 
10 
– Bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị 
trường tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân. 
Thực hiện mô hình sản xuất chè an toàn theo hướng GAP tập trung ở các xã có 
diện tích chè lớn, có điều kiện thực hiện sản xuất chè an toàn theo hướng nông 
nghiệp công nghệ cao. 
Sản xuất chè an toàn theo hướng GAP nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, đảm 
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng giá trị sản xuất trên 
đơn vị diện tích, tăng thu nhập cải thiện đời sống người sản xuất chè; từng bước 
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp theo hướng phát triển 
nông nghiệp công nghệ cao. 
Thu hút đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư mở rộng sản 
xuất chè an toàn Việt GAP. 
Khép kín sản xuất từ khâu nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, chế biến và tiêu thụ 
xuất khẩu sản phẩm chế biến; hình thành các mô hình điển hình liên kết hợp đồng 
sản xuất, bao tiêu sản phẩm và chế biến sản phẩm; các nông hộ là những vệ tinh sản 
xuất cung cấp cho các cơ sở chế biến. 
 Chuyển đổi các giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất để 
từng bước tạo ra vùng chè an toàn chất lượng cao, đồng thời áp dụng kỹ thuật canh 
tác chè an toàn theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. 
Nhân rộng mô hình sản xuất chè an toàn theo hướng GAP đến các xã có diện 
tích chè lớn, tập trung có điều kiện thực hiện sản xuất chè an toàn, chè chất lượng 
cao. Trước mắt trong năm 2012, Đẩy mạnh triển khai những xã nằm trong đề án xã 
điểm để xây dựng nông thôn mới như xã Đambri, xã Lộc Châu, xã Lộc Nga xã Đại 
Lào và xã Lộc Thanh thành phố Bảo Lộc. 
2.2.2. Định hướng phát triển mở rộng vùng chè theo hướng nông nghiệp 
công nghệ cao của thành phố trong giai đoạn tới 
Phấn đấu không ngừng nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất 
canh tác, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, bằng nhiều hình thức 
trong đó đẩy mạnh và triển khai các dự án nhằm phát triển vùng nguyên liệu chè và 
11 
coi việc phát triển chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao là một trong những 
nhiệm vụ chính; 
Nâng cao và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất, bảo 
quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, đầu tư thâm canh các vùng sản xuất 
nguyên liệu tập trung có năng suất cao, chất lượng tốt tạo cơ sở cho việc ứng dụng 
công nghệ cao. đồng thời mở rộng các mô hình công nghệ cao trên địa bàn từng 
bước chuyển dịch dần hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao áp dụng rộng rãi; 
Tiếp tục triển khai thực hiện vùng chè chất lượng cao theo quyết định 
243/2004/QĐ-UB ngày 21/12/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng; 
Thực hiện mục tiêu tăng tốc về phát triển nông nghiệp của thành phố Bảo 
Lộc đã được sự phê duyệt của tỉnh. 
Trồng mới và chuyển đổi giống chè cao sản và chè chất lượng cao để nâng 
cao năng suất, chất lượng vùng chè, đến năm 2015 diện tích chè chuyển đổi 
2.500ha; năng suất bình quân 100 tạ/ha. Xây dựng vùng chè an toàn, vùng chè chất 
lượng cao theo quy hoạch của thành phố Bảo Lộc, Đưa cơ giới hóa vào thu hoạch 
đối với chè cao sản; 
Xây dựng mô hình vườn chè mẫu áp dụng theo hướng nông nghiệp công 
nghệ cao từ khâu giống chăm sóc đến khâu thu hái và bảo quản nguyên liệu; 
Huy động các nguồn vốn ở mọi thành phần trong nhân dân, trong các doanh 
nghiệp cũng như các nguồn vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng chương trình sản 
xuất nông nghiệp công nghệ cao góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày một đi lên. 
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao 
tại địa phương 
2.3.1. Thuận lợi 
Bảo Lộc có điều kiện khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho việc phát triển chè an 
toàn chất lượng cao; nông hộ trồng chè có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết và khả năng 
tiếp cận, áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn theo hướng nông nghiệp công nghệ 
cao; nhiều hộ có nhu cầu chuyển đổi giống, sản xuất chè an toàn để có thị trường 
12 
tiêu thụ ổn định. Ngành sản xuất chế biến chè đã trở thành ngành sản xuất truyền 
thống của địa phương. 
Hiện nay có nhiều Công ty, Doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi giống, sản xuất chế 
biến chè chất lượng cao trên địa bàn đã có ảnh hưởng lan tỏa về kỹ thuật sản xuất chế 
biến tốt đến doanh nghiệp, các nông hộ sản xuất chè tại Bảo Lộc. 
Đã có một số mô hình ứng dụng thành công các khâu trong quy trình sản xuất 
nông nghiệp công nghệ cao như: Giống năng suất cao, chất lượng tốt, sử dụng hệ 
thống tưới phun, sử dụng thuốc sâu, phân bón theo yêu cầu sản xuất chè an toàn. 
Bảo Lộc có Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật CCN&CĂQ Lâm 
Đồng và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn. 
Các cơ sở chế biến chè có truyền thống lâu đời, công nghệ chế biến chè hiện 
đại, có kỹ thuật viên thành thạo. 
Giá nguyên liệu chè hiện nay tương đối ổn định. 
Chương trình nông nghiệp công nghệ cao là một chương trình lớn về phát 
triển kinh tế được sự quan đúng mức của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh và các phòng ban 
liên quan, chương trình được quy hoạch và triển khai đồng bộ phù hợp với điều kiện 
sinh thái và định hướng địa phương. Do vậy đã tạo niềm tin tưởng tới người nông 
dân, được sự ủng hộ nhiệt tình của nông dân; 
Thành phố Bảo Lộc có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho nhiều loại 
cây, con phát triển, tạo sự đa dạng về sản phẩm, có hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất 
tương đối tốt như điện, đường giao thông...đáp ứng cho phát triển công nghệ cao; 
 2.3.2. Khó khăn 
Do quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít, điều kiện kinh tế nhiều hộ nông dân 
còn nghèo nên công nghệ sau thu hoạch như sấy, chế biến và bảo quản còn nhiều 
hạn chế, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; 
Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật đầu tư vào lĩnh vực chè an toàn còn 
hạn chế; thiếu các mô hình trình diễn, còn thiếu các quy trình sản xuất chè an toàn, 
một số nông dân chưa được huấn luyện về kỹ thuật sản xuất, thu hái và bảo quản 
chè nguyên liệu theo hướng an toàn. 
13 
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao còn thấp 
so vối tiềm năng và thế mạnh của địa phương việc phát triển sản xuất theo hướng 
ứng dụng công nghệ cao còn nhiều yếu tố chưa bền vững nhất là trong lĩnh vực về 
chọn giống, cách thức ứng dụng khoa học của người dân; 
 Đã có các chính sách thu hút đầu tư nhưng chưa thông thoáng thật sự, nhiều 
vấn đề về thủ tục còn chồng chéo ràng buộc các nhà đầu tư còn ngần ngại trong việc 
xin thuê đất phải qua nhiều thủ tục, thời gian thuê đất ngắn, nên chủ đầu chưa mạnh 
dạn đầu tư; 
Các ban ngành chưa thật sự quan tâm đúng mức, chưa thật sự phối hợp chặt 
chẽ tạo động lực thu hút đầu tư đến chương trình dự án. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và 
yếu chưa đáp ứng được sự cần thiết trong vấn đề đầu tư để thực hiện các dự án; 
Vấn đề quy hoạch vùng thực hiện dự án còn nhiều vướng mắc, chất lượng công 
tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế, chậm quy hoạch chi tiết, một số địa 
phương thực hiện quy hoạch chưa tốt, công tác vận động tuyên truyền vận động phối 
hợp các cơ quan ban ngành còn thiếu đồng bộ, chưa tạo được sự đồng thuận cao của 
người dân nên khó khăn trong vấn đề giải toả đền bù giải phóng mặt bằng; 
Chính sách về vốn chưa thật sự ưu đãi còn nhiều thủ tục rườm rà, khuyến 
khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chưa hấp dẫn tính chất manh mún tự 
phát còn cao, công tác quản lý về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao còn lúng 
túng, công tác chọn hộ xây dựng mô hình chưa thực hiện tốt (vốn, nhân lực, kinh 
nghiệm sản xuất) đã ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng một số mô hình, để 
xuống cấp hiệu quả chưa cao; 
Chương trình nông nghiệp công nghệ cao trên thành phố Bảo Lộc còn 
nghiêng nặng về cây chè là chủ yếu do vậy còn có nhiều khó khăn như suất đầu tư 
suốt kỳ kiến thiết cơ bản lớn, mặt khác diện tích phải tập trung không manh mún 
quy trình sản xuất nghiêm ngặt, khó áp dụng. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều 
khó khăn do thị trường tiêu thụ không ổn định phụ thuộc quá lớn vào các công ty 
nước ngoài. Nguồn lao động trực tiếp thu hái thiếu do lực lượng lao động có hướng 
dịch chuyển sang lao động công nghiệp; 
14 
Quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp, liên kết giữa 4 nhà chưa chặt chẽ; 
Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất thiếu định hướng thị trường nên giá cả và tiêu 
thụ sản phẩm không ổn định. Lực lượng cán bộ kỹ thuật thiếu và yếu nên chưa đủ sức 
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn sản xuất nông, lâm ngư nghiệp; 
Đội ngũ nhân công lao động phổ thông tay nghề còn yếu nên tác phong lao động 
công nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương còn hạn chế. 
2.4. Giải pháp thực hiện 
2.4.1. Đối với trung ương: 
Chính phủ cần sớm xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể đối 
với các phân ngành nông nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành có ưu thế, tạo ra nhiều 
giá trị xuất khẩu như sản xuất chè, trên cơ sở đó từng địa phương phải chỉ đạo kiên 
quyết, không để tồn tại các hiện tượng phát triển ngoài quy hoạch. Đồng thời Chính 
phủ cũng cần có các biện pháp hỗ trợ người nông dân thông qua các ưu đãi về sử 
dụng đất, tín dụng đầu tư, 
Xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn. Đặc biệt cần chú trọng đầu tư 
vào hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch. Bên cạnh việc sử dụng vốn nhà 
nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn, còn có thể kêu gọi sự 
tài trợ từ các tổ chức, dự án quốc tế, đặc biệt là cần huy động sức mạnh từ trong chính 
cộng đồng người dân sống ở nông thôn, kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để 
xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn. 
2.4.2. Đối với tỉnh: 
Đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường các giải pháp 
kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát 
triển giống cây trồng vật nuôi, phát triển các biện pháp thâm canh, nuôi trồng mới cho 
năng suất, chất lượng cao hơn. Đặc biệt hoạt động nghiên cứu phải gắn liền với sản 
xuất, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết khoa học và hoạt động sản xuất thực tế; 
Tăng cường công tác khuyến nông để có thể đưa giống chè phù hợp và có 
năng suất chất lượng cao hơn đi vào sản xuất. Phổ biến các phương pháp canh tác, 
các biện pháp thu hoạch bảo quản hiện đại, hiệu quả đến người nông dân để nâng cao 
15 
chất lượng sản phẩm. Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển 
kinh tế sinh thái để cải thiện đời sống nông dân; 
Nâng cao dân trí cho vùng nông thôn. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, 
hướng dẫn và đào tạo ngắn hạn cho người nông dân. Tăng cường công tác đào tạo 
cho đội ngũ khuyến nông và nâng cao chất lượng hệ thống cán bộ quản lý tại các 
vùng nông thôn; 
Hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy hơn nữa mối liên 
kết “4 nhà”, đặc biệt là mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Cần xây dựng 
các mô hình tổ chức quản lý từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến khâu thu hoạch, bảo 
quản, chế biến và tiêu thụ tạo thành một chu trình khép kín hợp lý, giúp người nông 
dân có thể liên minh với doanh nghiệp, sử dụng nhiều biện pháp như ký gửi để có 
thể tiêu thụ theo kế hoạch, lưu trữ sản phẩm để bán khi có giá cao; 
Xây dựng và phát triển các sàn giao dịch hàng hóa nông sản tập trung là đầu 
mối để người nông dân tiếp cận thị trường cũng như các doanh nghiệp tiếp cận với 
nguồn sản xuất, giảm thiểu các khâu trung gian, tăng cường cơ hội lựa chọn cũng 
như tính ổn định trong khâu tiêu thụ hàng hóa cho người nông dân; 
Tạo điều kiện tiếp cho người nông dân tiếp cận vốn thông qua phát triển thị 
trường tài chính nông thôn. Tăng cường vốn cho vay nông nghiệp bằng cách huy 
động nguồn tiền tiết kiệm từ chính khu vực nông thôn thông qua đa dạng hóa các 
loại tiền gửi tiết kiệm. 
2.4.3. Đối với địa phương: 
Khẩn trương tiến hành rà soát quy hoạch vùng sản xuất cho phù hợp, tập 
trung trồng, duy trì các loại chè có lợi thế so sánh gắn với thị trường tiêu thụ; 
Tiến hành xây dựng mô hình trình diễn để nông dân tham quan học hỏi ; 
Đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật; 
Tạo mối liên kết giữa nhà nông với cán bộ khoa học kỹ thuật và thị trường 
tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả; 
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tham mưu cho UBND Thành phố 
chỉ đạo và điều hành thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo đúng kế hoạch. 
16 
 - Ổn định diện tích canh tác, tăng hiệu quả sử dụng đất, đầu tư thâm canh đồng 
thời đẩy mạnh công tác chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả. Áp dụng tốt 
và đúng quy trình kỹ thuật nâng cao năng xuất, chất lượng nông sản. Đa dạng hoá sản 
phẩm nông nghiệp với những cây con có lợi thế phù hợp với sinh thái địa phương; 
- Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, phù hợp với 
nhu cầu thị trường. Đẩy mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nông 
nghiệp công nghệ cao. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao và ứng dụng 
các tiến bộ KHKT từng bước thay thế các giống mới có năng suất và chất lượng tốt vào 
sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, trên đơn vị sản phẩm; 
 - Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhất là sản xuất chè nhằm khắc phục tình 
trạng thiếu hụt nguồn lao động trong khâu hái chè tại địa phương, triển khai thực hiện 
tốt dự án vườn mầm cà phê đầu dòng cung cấp đủ lượng mầm giống cà phê phục vụ 
cho công tác chuyển đổi diện tích cà phê trên địa phương cho những năm tiếp theo; 
- Tăng cường công tác quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi có hiệu quả, nâng 
cấp các công trình thuỷ lợi hiện có đồng thời hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế xây 
dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ tạo nguồn nước tưới cho vùng nguyên liệu chè. 
2.5 Các giải pháp về vốn: 
Do không có vốn, người nông dân không thể mở rộng sản xuất cũng như 
không thể đầu tư áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, từ đó dẫn tới không thể 
nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất. Việc thiếu vốn cũng dẫn tới người nông 
dân bị thụ động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bị thương lái ép giá; 
Từ những khó khăn đối với phát triển khu vực nông nghiệp hiện nay có mối 
quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông 
thôn là một vấn đề quan trọng cần có sự quan tâm giải quyết nhanh chóng. Việc 
tháo gỡ nút thắt về vốn còn có thể là đầu mối để giải quyết nhiều vấn đề khác như: 
người nông dân chủ động được vốn trong sản xuất kinh doanh nên họ có thể áp 
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tốt hơn từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm 
nông sản, đồng thời họ có thể chủ động thời điểm tiêu thụ hàng hóa, tránh tình trạng 
“bán chạy” để trang trải nợ, từ đó giảm thiểu các rủi ro về giá v.v 
17 
* Yêu cầu về vốn: 
Nhà nước cần có sự đột phá về chính sách để thu hút các nguồn đầu tư, chú 
trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phân bổ trực tiếp nguồn kinh phí về 
thành phố thực hiện theo nhu cầu chuyển đổi của địa phương; 
Cần nguồn kinh phí cho việc giao lưu học hỏi công nghệ sản xuất nông nghiệp 
tiên tiến và quan tâm mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông 
nghiệp công nghệ cao, như vậy nông dân mới có thể giàu lên từ sản phẩm của mình; 
Đầu tư các mô hình, trang thiết bị máy móc, nghiên cứu ứng dụng công nghệ 
sinh học, các hạng mục công trình lớn nhằm mục đích phục vụ cho phát triển nông 
nghiệp công nghệ cao; 
Đối với nguồn ngân sách tỉnh đẩy mạnh khuyến khích phát triển nông nghiệp 
công nghệ cao, tận dụng các nguồn đầu tư từ các đề án, dự án theo quy mô tập trung 
tránh triển khai giàn trải; 
Đối với nguồn ngân sách địa phương tiếp tục đầu tư phát triển những mô 
hình mang laị hiệu quả kinh tế cao và ưu tiên đầu tư nhiều hơn nửa cho sự nghiệp 
phát triển nông nghiệp đặc biệt là sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; 
Cần phải có cơ chế, khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng mạnh dạn đầu tư 
vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm trên cơ 
sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông 
thôn để có những tư vấn hướng dẫn cho bà con nông dân trong việc triển khai sản xuất; 
Cần có cơ chế thông thoáng để người dân dễ tiếp cận với các nguồn vốn ưu 
đãi của nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài 
2.6. Hiệu quả tác động của việc sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao 
2.6.1. Về hiệu quả kinh tế 
a. Năng xuất: Khi chuyển đổi sang chè cao sản năng suất chè kinh doanh ổn 
định >15 tấn /ha/năm; còn năng xuất chè hạt trung bình hiện nay chỉ đạt 7- 8 tấn/ha; 
b. Giá thành: Giảm giá thành sản xuất tiết kiệm được công lao động canh tác, 
thu hoạch, như hiện nay giá thành chè hạt 4.500 - 5.000 đồng/kg trong khi đó giá chè 
cao sản hiện nay có giá từ 5.500 - 7.000 đồng; 
18 
c. Thu nhập đời sống nông hộ: tăng từ 30- 40 triệu đồng /ha/năm 
- Đối với chè hạt đạt năng suất bình quân hiện nay đạt khoảng 8 tấn/ha/năm x 
5.000đồng/kg = 40.0000.000 đồng; với chi phí khoảng 25 triệu /ha thì lãi trên đơn 
vị diện tích còn quá thấp; 
- Trong khi đó đầu tư chè cao sản năng suất bình quân khoảng 12tấn/ha/năm x 
6.000 đồng/kg = 72.000.000 đồng với chi phí khoảng 30 - 35 triệu cho sản xuất thì 
người dân sẽ có lãi từ 30 - 40 triệu đồng /ha/năm; 
d. Huy động sử dụng lao động: Giải quyết được số công lao động đáng kể 
(khoảng 200 công/ha/năm); 
- tạo được vùng chuyên canh chè an toàn chất lượng cao tạo ra sản phẩm có 
giá trị kinh tế lâu dài. 
2.6.2.Về xã hội: 
- Nâng cao nhận thức của người làm chè trong quá trình sản xuất, chế biến, 
tiêu thụ sản phẩm chè an toàn nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. 
- Giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động. 
2.6.3. Về thị trường tiêu thụ 
a. Sản phẩm đầu ra: 
- Đáp ứng được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến, 
- Tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hoá; 
b. Uy tín thị trường: Đảm bảo được các yêu cầu về dư lượng thuốc cũng như 
các hàm lượng kim loại nặng và các độc tố ở dưới mức cho phép đáp ứng 
được tiêu chuẩn GAP của châu Âu, châu Á và trong khu vực; 
2.6.4. Về môi trường 
a. Vệ sinh đồng ruộng, ảnh hưởng phế thải của sử dụng sản phẩm phân bón, 
thuốc BVTV đã kiểm soát chặt chẽ; 
- Đảm bảo mật độ che phủ chống xói mòn đất; 
- Sử dụng nông hoá phẩm có kiểm soát, (theo đúng quy trình sử dụng phân bón 
và thuốc bảo vệ thực vật); 
- Giảm lượng nước sử dụng và giảm ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước; 
19 
- Bảo vệ sinh thái môi trường và hệ sinh thái đồng ruộng; 
- Sức khỏe của người lao động và cộng đồng. 
b. Chất lượng chè được nâng cao, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng đáp 
ứng được nhu cầu sản xuất chè theo hướng an toàn hiện nay; 
- Phát triển vùng nguyên liệu chè an toàn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. 
2.6.5. Về tính bền vững 
Cây chè là cây chủ lực của thành phố Bảo Lộc, do đó có lợi thế mạnh, có tác 
động lớn đến kinh tế-xã hội của địa phương cũng như của tỉnh . Vì vậy cần có nhận 
thức đúng đắn, có kế họach lâu dài bền vững để phát triển chè theo hướng an tòan 
chất lượng cao, sản xuất chè hữu cơ trong thời gian tới. 
20 
Chương 3 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
Sản xuất chè an toàn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao có ảnh hưởng 
lớn đến tỷ trọng nông nghiệp của thành phố, có tác động lớn đến kinh tế nông 
nghiệp nông thôn. Tiềm năng phát triển vùng sản xuất chè an toàn tại Bảo Lộc còn 
rất lớn, vì vậy có một kế hoạch phát triển một cách hợp lý nhằm đột phá tăng tốc 
góp phần thúc đẩy ngành chè Bảo Lộc phát triển trong tương lai. 
Cần ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho việc chuyển đổi giống chè năng suất, chất 
lượng tốt theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (có kinh phí để xây dựng hệ thống 
tưới, máy cắt hái chè); tập trung xây dựng những khu vực trồng chè trọng yếu trở thành 
vùng nguyên liệu chè an toàn cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu. 
Triển khai thành công mô hình sản xuất chè chất lượng cao theo hướng 
ViêtGAP tại Tp.Bảo Lộc năm 2011, chúng ta đạt được một số kết quả sau : 
-Đối với người trồng chè: Tạo tâm lý thoải mái và yên tâm đầu tư thâm canh 
tăng năng suất, ngày càng gắn bó với mảnh đất của mình, có trách nhiệm với các 
doanh nghiệp chế biến cũng như người tiêu dùng. Từng bước nâng cao thu nhập và 
cải thiện cuộc sống. 
- Đối với các doanh nghiệp: Một khi thương hiệu chè B'lao có uy tín trên thị 
trường sẽ tăng tính cạnh tranh và được đông đảo người tiêu dùng tín nhiệm tạo điều 
kiện cho doanh nghiệp đầu tư khoa học công nghệ, quan tâm hơn đến vùng nguyên 
liệu tạo thế ổn định và bền vững cho ngành nông nghiệp. 
 Tóm lại triển khai sản xuấtchè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao thể 
hiện ý chí và quyết tâm cao của các ngành các cấp và nguỵện vọng của đông đảo 
người trồng chè ở thành phố Bảo Lộc. 
3.2. Kiến nghị 
- Cần cải thiện môi trường đầu tư thông qua các chính sách cải cách hành 
chính tạo môi thuận lợi để thu hút đầu tư cho chương trình; 
21 
- Trung ương, tỉnh và địa phương cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, 
vật chất kỹ thuật trọng yếu như đường, điện tới vùng quy hoạch để tạo sự thuận lợi 
hơn cho các nhà đầu tư. Cần chú trọng đầu tư nhiều hơn hệ thống thuỷ lợi vừa và 
nhỏ, đường giao thông nội đồng phù hợp với từng vùng, từng điều kiện cụ thể để 
phục vụ tưới tiêu nhất là mùa khô, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề; 
- Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan ban ngành, đồng thời phải thật sự quan 
tâm và lên hệ chặt chẽ để giải quyết kịp thời những vướng mắc khi nhà đầu tư gặp phải; 
- Đầu tư xây dựng nhiều mô hình, điểm trình diễn các tiến bộ kỹ thuật trong 
sản xuất để người nông dân có điều kiện tham gia học tập áp dụng vào sản xuất; 
- Có các chính sách ưu đãi về vốn, về giá thuê đất, để thu hút nhiều thành 
phần kinh tế tham gia bên cạnh có chính sách về phát triển nguồn lực để đáp ứng 
các nhu cầu của chương trình nông nghiệp công nghệ cao; 
- Có cơ chế chính sách về tiêu thụ sản phẩm. Tạo mối quan hệ gắn kết giữa 
doanh nghiệp với nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ công tác chuyển 
giao khoa học kỹ thuật, công nghệ chế biến cho từng loại sản phẩm; 
Trang trại trà ôlong với giá trị kinh tế cao 
22 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đề án phát triển mô hình sản xuất chè chất lượng cao theo hướng VIETGAP 
năm 2011 của Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc; 
2. Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn thành 
phố Bảo Lộc năm 2012 của phòng Kinh tế - UBND thành phố Bảo Lộc; 
3. Báo cáo thực trạng nông nghiệp công nghệ cao và định hướng từ nay đến năm 
2015 trên địa bàn thành phố Bảo Lộc; 
4. Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi thủy sản trên địa bàn thành 
phố Bảo Lộc giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020; 
5. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2011, Ủy ban nhân dân 
thành phố Bảo Lộc; 
6. Niên giám thống kê năm 2011, Chi cục Thống kê thành phố Bảo Lộc; 
7. Website: www.lamdong.gov.vn; 
23 
Phụ Lục: 
 DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ NĂM 2011 TẠI CÁC XÃ PHƯỜNG 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẢO LỘC 
Đơn vị tính: DT: Ha; NS: Tạ/ha; Sl: Tấn. 
Tổng số 
CHIA RA CÁC XÃ PHƯỜNG 
Phường 
I 
Phường 
II Blao 
Lộc 
tiến Lộc sơn Lộc phát Lộc thanh Lộc nga Lộc châu Đại lào ĐạmBri 
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
TỔNG DT CÂY LÂU NĂM 
17,201 
20 
323 
418 
1,071 
647 
2,079 
1,894 1,319 2,904 3,886 
2,642 
Cây công nghiệp lâu năm 
Tổng diện tích gieo trồng 16,552 
16 
261 
393 
1,024 
610 
2,046 
1,860 1,295 2,861 3,840 
2,347 
1/ Chè -DT hiện có 7,956 9.4 
91.9 
222.5 
573.7 
109.2 
825.0 
330.0 188.0 2,006.0 2,780 
820.0 
Chia ra: */Chè hạt DTTS 6,289 
11.9 
98.0 
408.7 
49.2 
524.0 
48.0 136.0 1,825.0 2,680 
509.0 
 T.đó: trồng mới trong năm - 
 -Diện tích kinh doanh 6,090 
11.9 
98.0 
408.7 
49.2 
424.0 
48.0 136.0 1,825.0 2,580 
509.0 
 -Năng suất trên DT cho KD 71.59 
76.8 
67.8 
76.8 
93.8 
93.8 
93.8 93.8 67.8 67 
76.8 
 -SL thu hoạch 43,594 
91.4 
664.2 
3,138.8 
461.4 
3,976.3 
450.1 1,275.4 12,369.9 17,257.6 
3,909.1 
 */Chè cành DTTS 1,666 
9.4 
80.0 
124.5 
165.0 
60.0 
301.0 
282.0 52.0 181.0 100 
311.0 
 T.đó: trồng mới trong năm 259 
0.6 
18.0 
1.5 
25.0 
53.0 19.0 40.0 20 
82.0 
 -Diện tích kinh doanh 1,442 
9.4 
62.0 
121.6 
140.0 
58.0 
301.0 
229.0 33.0 148.0 80 
260.0 
 -Năng suất trên DT cho KD 173 
172.2 
172.2 
153.5 
172.2 
186.9 
186.9 
186.9 186.9 153.5 133 
172.2 
 -SL thu hoạch 24,930 
161.9 1,067.8 
1,866.3 
2,411.1 
1,084.1 
5,626.0 
4,280.2 616.8 2,271.5 1,066.6 4,477.7 
24 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XU THẾ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ TẠI 
THÀNH PHỐ BẢO LỘC .......................................................................................... 3 
1.1 Về điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 3 
1.1.1Điều kiện đất đai .............................................................................................. 3 
1.1.2 Điều kiện thời tiết ............................................................................................ 3 
1.2 Hiện trạng sản xuất và chế biến chè trên điạ bàn thành phố Bảo Lộc ................... 3 
 1.2.1 Tình hình sản xuất chè ở thành phố Bảo Lộc hiện nay ................................... 3 
 1.2.2 Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè ở Bảo Lộc ................................ 5 
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 6 
2.1 Thực trạng về phát triển sản xuất chè cao sản theo hướng nông nghiệp công nghệ 
cao ............................................................................................................................. 6 
2.1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Bảo Lộc .... 7 
2.1.2 Đánh giá thực trạng ................................................................................... 7 
2.2 Mục đích và định hướng phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công 
nghệ cao ..................................................................................................................... 8 
2.2.1 . Mục đích phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao ........ 8 
2.2.2 Định hướng phát triển mở rộng vùng chè theo hướng nông nghiệp công 
nghệ cao của thành phố trong giai đoạn tới ....................................................... 9 
2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại địa 
phương .................................................................................................................... 10 
2.3.1 Thuận lợi ................................................................................................... 10 
2.3.2 Khó khăn ................................................................................................... 11 
2.4 Giải pháp thực hiện ......................................................................................... 13 
2.4.1. Đối với trung ương ...................................................................................... 13 
2.4.2. Đối với tỉnh ................................................................................................. 13 
2.4.3. Đối với địa phương ...................................................................................... 14 
2.5 Các giải pháp về vốn ......................................................................................... 15 
25 
2.6 Hiệu quả tác động của việc sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công 
nghệ cao.. ............................................................................................................... 16 
2.6.1. Về hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 16 
2.6.2.Về xã hội: ..................................................................................................... 17 
2.6.3. Về thị trường tiêu thụ ................................................................................... 17 
2.6.4. Về môi trường ............................................................................................. 17 
2.6.5. Về tính bền vững ........................................................................................ 18 
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 19 
3.1 Kết luận ........................................................................................................... 19 
3.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 19 
Tài liệu tham khảo 
26 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
---  --- 
MÔN: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TIỂU LUẬN 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG 
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ BẢO LỘC 
Người hướng dẫn: TS. Trần Đắc Dân 
Người thực hiện: Trần thị Lan Anh 
Lớp cao học Đà Lạt - khoá 3, 2011 
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp 
Lâm Đồng, tháng 10 năm 2012 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_giai_phap_phat_trien_san_xuat_che_theo_huong_nong.pdf