Tiểu luận Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

docx 15 trang yenvu 28/02/2024 2050
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Tiểu luận Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Đề bài: Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Họ và tên:
Lớp:
Năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Theo Hiến pháp 2013, “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Kế thừa tinh thần này, có thể thấy, tiếp công dân là một trong những công tác được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, quan tâm. Bên cạnh Hiến pháp, nhiều chỉ đạo, văn bản pháp luật đã ra đời nhằm hiện thực hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc tiếp công dân, “hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật”. Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra chính phủ quy định quy trình tiếp công dân. 
Thành phố Đà Nẵng là một trong số ít những thành phố tiêu biểu, nêu gương trong công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư. Từ lâu, Thành phố đã “tổ chức quán triệt cho đội ngũ báo cáo viên làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cấp quận, huyện với gần 200 người tham dự; tiếp nhận, biên soạn 250 cuốn sách hỏi đáp về khiếu nại, tố cáo và 1.500 tờ gấp “Một số điều cần biết về khiếu nại và giải quyết khiếu nại”, 1.500 tờ gấp “Một số điều cần biết về tố cáo và giải quyết tố cáo”; phát hành tờ rơi đến người dân 37.762 tờ gấp tóm tắt nội dung của luật khiếu nại, tố cáo; các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố tổ chức 5 hội nghị triển khai Luật Tiếp công dân, nghiệp vụ tiếp công dân, nghiệp vụ xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với hơn 400 người tham dự; UBND các quận, huyện đã tổ chức 7 hội nghị triển khai Luật Tiếp công dân với 1.440 người tham dự; tổ chức hội nghị tuyên truyền tại 18 phường, xã với 6.678 người tham dự” Đà Nẵng: Những bài học kinh nghiệm về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Huỳnh Văn Thắng, (Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng), https://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/201504/da-nang-nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-ve-cong-tac-tiep-cong-dan-va-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-297549/
. Qua nhiều năm triển khai, trước tình hình thực tế nhiều thay đổi vì dịch bệnh như hiện nay, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là yêu cầu cấp thiết được đặt ra.
NỘI DUNG BẢO CÁO
Một số quy định pháp luật về tiếp công dân và xử lý đơn thư
Theo Điều 2 Luật tiếp công dân 2013: “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất”. Hoạt động này dẫn đến quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh và trách nhiệm của người tiếp công dân. 
“Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Trách nhiệm của người tiếp công dân bao gồm:
Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật” Điều 7, 8 Luật tiếp công dân 2013
.
Hướng dẫn chi tiết cho các quy định này, hiện nay đang sử dụng các thông tư như Thông tư 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân; Thông tư 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Theo đó, quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh như sau:
Theo Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-TTCP, các nguồn để tiếp nhận đơn bao gồm:
“Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;
Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;
Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến”.
Căn cứ các văn bản pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hàng Quyết định 8190/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 về việc ban hành nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố Đà Nẵng, từ đó, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động tiếp công dân.
Thực trạng tiếp công dân và xử lý đơn tại thành phố Đà Nẵng
Như đã nói ở trên, Đã Nẵng là một trong số những thành phố tiêu biểu trong công tác tiếp công dân và xử lý đơn. Trên cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng (https://www.danang.gov.vn) luôn công bố lịch tiếp công dân định kỳ, những buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tiếp dân. Hiên nay, đã có lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND năm 2022, theo đó, “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, Chủ tịch UBND thành phố tiếp công dân định kỳ (dự kiến vào ngày 15 hàng tháng) tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố. Nếu lịch trùng vào ngày nghỉ hoặc có lịch đột xuất của Chủ tịch UBND thành phố, Văn phòng UBND thành phố sẽ thông báo thay đối lịch tiếp dân trên Cổng thông tin điện tử của thành phố: www.danang.gov.vn và tại Trụ sở Tiếp công dân”. Việc thông báo công khai giúp cho người dân có thời gian chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, lý lẽ, giúp những buổi tiếp công dân đạt hiệu quả cao.
Một số ví dụ điển hình trong quá trình tiếp công dân như sau:
“Quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang là 3 địa phương có nhiều công trình, dự án lớn triển khai, dẫn đến diện tích lớn đất đai phải thu hồi, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Vì thế phát sinh đơn thư liên quan đến đền bù giải tỏa và các chế độ, chính sách liên quan.
Bà Phan Thị Thúy Linh, Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ cho biết, Quận ủy Cẩm Lệ đã ban hành Quy định số 2245-QĐ/QU ngày 7-10-2019 về thẩm quyền, quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thư để cụ thể hóa việc thực hiện Quy định số 11. Trong hai năm qua, Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ đã tiếp 740 lượt công dân. Qua đó, chỉ đạo giải quyết 216 ý kiến kiến nghị, phản ánh của người dân. Ngoài ra, Quận ủy chuyển 11 đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định”. Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong hoạt động tiếp dân, Trọng Hùng, https://baodanang.vn/channel/5399/202106/phat-huy-vai-tro-cua-nguoi-dung-dau-cap-uy-trong-hoat-dong-tiep-dan-3882308/index.htm
“Bà Nguyễn Thị Xuyến (trú phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) và bà Phạm Thị Sương (trú phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) cũng có đơn thư khiếu nại về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư. Theo đó, hộ bà Lê Thị Thời (mẹ chồng bà Xuyến) có 4 thửa đất, được quy chủ, xác lập 4 hồ sơ đền bù, giải tỏa và thuộc diện giải tỏa đi hẳn để triển khai hai dự án Khu đô thị công nghệ FPT và Khu tái định cư tiếp giáp phía Tây Khu đô thị công nghệ FPT. Tại 4 hồ sơ đền bù, giải tỏa này thì hộ bà Lê Thị Thời đã ký xác nhận vào 4 hồ sơ kỹ thuật thửa đất do Trung tâm Đo đạc bản đồ Đà Nẵng lập. Trên cơ sở đó, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã ban hành 4 quyết định thu hồi đất để làm dự án. Năm 2016, bà Thời mất, bà Nguyễn Thị Xuyến được ủy quyền hồ sơ 383. Dù không phải đất ở, bà vẫn được giải quyết, bố trí 1 lô đất phụ đường 5m5 và được kết hợp với hồ sơ 960 để bố trí thêm 1 lô đất phụ nữa. Riêng 3 hồ sơ còn lại, bà Xuyến không cung cấp được giấy tờ về thừa kế và ủy quyền. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Xuyến cho rằng, bản thân đã được ủy quyền thừa kế toàn bộ 4 hồ sơ; đồng thời yêu cầu bỏ Quyết định thu hồi đất số 2259/QĐ-UBND ngày 8-8-2008 của Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn. Trường hợp bà Phạm Thị Sương thuộc diện giải tỏa để thực hiện dự án Khu phụ trợ phục vụ công nghệ cao Đà Nẵng. Bà cho rằng, việc thu hồi đất đối với hộ bà theo Quyết định số 2518/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 của UBND huyện Hòa Vang nhưng phê duyệt bồi thường và bố trí tái định cư năm 2018 theo Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 9/2/2018 của Chủ tịch UBND thành phố là không đúng quy định trong cùng một ngày nên tính giá trị bồi thường không thỏa đáng. Bên cạnh đó, theo bà Sương, việc UBND huyện Hòa Vang có quyết định cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình bà là trái pháp luật. Đặc biệt, bà bị thu hồi 626.2 m2 (trong đó 400 m2 là đất ở, 226.2 m2 đất vườn) nhưng thành phố chỉ bố trí 2 lô đất tái định cư là không hợp lý. Sau khi nghe ý kiến của công dân cùng các sở, ngành, địa phương liên quan, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết cho biết, đối với hồ sơ 383, nếu bà Nguyễn Thị Xuyến không đồng ý kết quả giải quyết của cơ quan chức năng thì có thể làm đơn khiếu kiện tòa án hoặc khiếu nại lên cấp cao hơn theo quy định của pháp luật. Riêng 3 hồ sơ còn lại, bà Xuyến không được ủy quyền nên không có quyền gì lên quan đến 3 hồ sơ này theo quy định pháp luật.
Đối với trường hợp bà Phạm Thị Sương, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết thống nhất với ý kiến của công dân liên quan đến quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt bồi thường không cùng ngày là không đúng quy định. Do đó, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết lưu ý UBND huyện Hòa Vang và các phòng, ban phải rút kinh nghiệm sâu sắc, tránh để xảy ra sự việc tương tự. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, xử lý đơn khiếu nại của bà Phạm Thị Sương trên tinh thần vừa bảo đảm quyền lợi của công dân nhưng phải đảm bảo mặt bằng chung của dự án. Nếu công dân không đồng ý kết quả giải quyết thì có thể tiếp tục khiếu nại theo quy định Rà soát lại quy định để giải quyết thỏa đáng kiến nghị của người dân, Thủy Thanh, https://www.danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=46234&_c=3
”.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, “Thường trực Thành ủy chuyển đến Ban Nội chính Thành ủy để phân loại, xử lý 383 đơn; giao theo dõi, đôn đốc 36 đơn. Ban Nội chính Thành ủy trực tiếp nhận 98 đơn của công dân; đã trả lời và hướng dẫn cho công dân 203 đơn; phân loại và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết 256 đơn; xếp lưu 21 đơn; đang xử lý 01 đơn. Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết tổng số 419 kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân; trong đó, có 259 kiến nghị, phản ánh, 88 đơn tố cáo, hướng dẫn người dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 72 trường hợp. Qua công tác tiếp công dân, Bí thư Thành ủy nhận 32 đơn của công dân. Đến nay, Bí thư Thành ủy đã tiếp 11 đơn, phân công các Phó Bí thư Thành ủy tiếp dân 09 đơn; đang xử lý 08 đơn”. Đà Nẵng: Kết quả công tác nội chính 9 tháng năm 2021, Tạ Anh Hưng, https://noichinh.vn/cong-tac-noi-chinh/202110/da-nang-ket-qua-cong-tac-noi-chinh-9-thang-nam-2021-310233/
Có thể nói, hoạt động tiếp công dân và xử lý đơn đã được chú trọng trong công tác quản lý nhà nước. Trên tiền đề quy định pháp luật, với những biện pháp, cách thức quyết liệt, ý thức giải quyết khiếu nại, vướng mắc cho nhân dân, hoạt động tiếp công dân đã phần nào đạt được những hiệu quả nhất định. Cùng với đó, chuyên môn của cán bộ tiếp dân cũng không ngừng được nâng cao, hỗ trợ đắc lực cho chính quyền trong quá trình này. Tuy vậy, pháp luật đối với từng quan hệ pháp luật ít nhiều cũng có sự thay đổi qua từng thời kỳ, trình độ hiểu biết của một bộ phận người dân còn hạn chế, dẫn đến quá trình tiếp dân và xử lý đơn đôi khi mất thời gian, công sức nhưng chưa đạt được hiệu quả. 
Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Giải pháp đối với cơ quan nhà nước
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư, các cơ quan có thẩm quyền cần quán triệt việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng đắn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; “Siết chặt kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; yêu cầu các vụ việc liên quan đến việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước phải được giải quyết theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định; không để xảy ra vi phạm dẫn đến phát sinh đơn”, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác giải quyết đơn để kịp thời chấn chỉnh các hành vi chưa đúng mực, ưu tiên công tác thỏa thuận, hòa giải, vận động công dân giải quyết tranh chấp trong hòa bình. “Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân có phẩm chất đạo đức tốt, vững về pháp luật, nghiệp vụ, có khả năng dân vận tốt; hướng dẫn, giải thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thường xuyên tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác; “Quá trình tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, các cơ quan, ban, ngành phải tập trung chỉ đạo để xử lý, giải quyết dứt điểm, đúng quy định của pháp luật, không để tồn đọng, kéo dài, hình thành vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp. Thường xuyên tranh thủ ý kiến tư vấn của các đơn vị chuyên môn có chức năng tham mưu, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo để đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật”. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo - từ góc nhìn công an, Ngọc Cư, https://tinhuyquangtri.vn/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-tiep-cong-dan-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-tu-goc-nhin-cong-an
 Trong thời gian dịch bệnh tiếp diễn, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa điều hòa tốt quan hệ với người dân, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết, thiết yếu, giúp người dân có cuộc sống yên ổn, đồng thời, tổ chức hình thức tiếp dân phù hợp với bối cảnh hiện tại qua mạng Internet, nếu tiếp dân trực tiếp cần tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế. 
Việc tiếp công dân hiện nay đã được tổ chức định kỳ hàng tháng và cũng có những trường hợp tiếp công dân khi có sự việc cần thiết xảy ra. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước vẫn tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Quá trình này cần đảm bảo theo những nguyên tắc, quy trình khoa học, tôn trọng quyền của công dân và hoàn thành trách nhiệm của cán bộ chuyên trách, tránh tình trạng làm theo thủ tục, không đi sâu vào thực chất, không giải quyết được, tránh né việc của nhân dân. “Đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, từ đó đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật. Kịp thời xử lý các tình huống đối với các đoàn công dân khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh. Hạn chế đến mức thấp nhất vụ việc công dân khiếu kiện tập trung đông người, phức tạp, kéo dài, bức xúc tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước”. Năm giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, Nguyễn Thị Lệ 
 Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, cũng cần tạo cho các cán bộ không gian để phát huy sự sáng tạo, chủ động trong việc tiếp cân dân, chủ động, xử lý đơn, tránh sự rập khuôn, máy móc, giáo điều mà không hiệu quả. 
Giải pháp đối với công dân
Hiện nay, người dân rất dễ dàng để tìm hiểu những quy định pháp luật có liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Tuy nhiên, khả năng nhận thức, hiểu biết, áp dụng những quy định đó vào cuộc sống còn tùy thuộc vào từng người, đồng thời, tính cách của mỗi người trong quá trình giải quyết tranh chấp cũng khác nhau. Có người nóng vội, gay gắt trong quá trình gay gắt nhưng có những người lại từ tốn, tìm cách giải quyết hợp lý, nhanh chóng. Do đó, để nâng cao hiệu quả quá trình tiếp dân và xử lý đơn khiếu nại, khiến kiện, bên cạnh việc các giải pháp đối với cơ quan nhà nước và cán bộ công tác trong cơ quan nhà nước, cần có những giải pháp đối với công dân. Cần “tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; giải thích cho người dân để tạo sự đồng thuận, chấp hành các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018, Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo, Nghị đinh số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân” Năm giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, Nguyễn Thị Lệ 
. Chỉ khi người dân có sự hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, họ sẽ có những nhận thức và hành động đúng đắn, hiểu về quy trình làm việc sẽ tăng hiệu quả hợp tác giữa người dân và cơ quan nhà nước, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
KẾT LUẬN 
Tiếp công dân giúp chính quyền cơ sở nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của công dân, điều hòa các mâu thuẫn phát sinh giúp cho mối quan hệ giữa người dân và chính quyền được giữ ổn định. Những phản ánh của người dân cũng là cơ sở giúp cơ quan có thẩm quyền nhận biết những bất cập còn tồn tại, từ đó tìm kiếm giải pháp điều chỉnh để mang lại hiệu quả, người dân đồng lòng, phối hợp với chính quyền cùng xây dựng địa phương giàu mạnh, góp phần phát triển đất nước. 
Sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các bộ, ban, ngành, sự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách, ý thức pháp luật được nâng cao của người dân sẽ giúp quá trình tiếp dân đạt được hiệu quả và mục đích của nó. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật tiếp công dân 2013
Nghị định 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân
Thông tư 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra chính phủ quy định quy trình tiếp công dân. 
Thông tư 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh 
Đà Nẵng: Những bài học kinh nghiệm về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Huỳnh Văn Thắng, (Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng), https://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/201504/da-nang-nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-ve-cong-tac-tiep-cong-dan-va-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-297549/
Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong hoạt động tiếp dân, Trọng Hùng, https://baodanang.vn/channel/5399/202106/phat-huy-vai-tro-cua-nguoi-dung-dau-cap-uy-trong-hoat-dong-tiep-dan-3882308/index.htm
Rà soát lại quy định để giải quyết thỏa đáng kiến nghị của người dân, Thủy Thanh, https://www.danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=46234&_c=3
Đà Nẵng: Kết quả công tác nội chính 9 tháng năm 2021, Tạ Anh Hưng, https://noichinh.vn/cong-tac-noi-chinh/202110/da-nang-ket-qua-cong-tac-noi-chinh-9-thang-nam-2021-310233/
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo - từ góc nhìn công an, Ngọc Cư, https://tinhuyquangtri.vn/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-tiep-cong-dan-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-tu-goc-nhin-cong-an
Năm giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, Nguyễn Thị Lệ 

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_giai_phap_tiep_tuc_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_tiep.docx