Tiểu luận Giáo dục thể chất và sức khỏe

doc 53 trang yenvu 29/10/2023 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Giáo dục thể chất và sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Giáo dục thể chất và sức khỏe

Tiểu luận Giáo dục thể chất và sức khỏe
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
----------------- G ------------------
TIỂU LUẬN
GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE
@&?
Họ và tên: 	Trần Thị Hồng Nhung
MSV: 	A14001	
Lớp: 	QA21a9
LỜI NÓI ĐẦU
	Con người trong quá trình tiến hoá, để sinh tồn trong sự đấu tranh với tự nhiên đã hình thành và phát triển những kỹ năng như chạy, nhảy, bơi leo trèo... Trải qua quá trình sống, con người đã nhận biết rằng sự thành thục các kỹ năng trên sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn, để có thể hình thành những kỹ năng đó chỉ có thông qua tập luyện thường xuyên, từ đó các bài tập thể chất ra đời. Có thể nói thể dục thể thao (TDTT) hình thành cùng với sự tiến hoá của loài người thông qua con đường lao động và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên.
Thế kỷ XIX, ở chân Âu đã xuất hiện một thuật ngữ “Thể dục” (Physical education - Giáo dục thể chất), hàm nghĩa của nó là một loại hình giáo dục nhằm duy trì và phát triển cơ thể. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của tiến bộ loài người và thực tiễn TDTT ngày càng phong phú thì khái niệm TDTT với hàm nghĩa bên trong và bên ngoài của nó cũng không ngừng thay đổi.
Ngày nay hàm nghĩa thể dục với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Nó là hiện tượng xã hội đặc thù bao hàm giáo dục thể chất, TDTT thành tích cao và rèn luyện thân thể. TDTT là những hoạt động phục vụ cho một nền chính trị, xã hội, kinh tế nhất định, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng và hạn chế của nền kinh tế, chính trị, xã hội đó.
Giáo dục thể chất: Là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. 
Ông bà ta thường nói: “Sức khỏe là vàng”, “có sức khỏe là có tất cả”. Thật vậy, sức khỏe luôn luôn là món quà vô giá đối với chúng ta. Từ những suy nghĩ này mà trong những ngày lễ lớn, trọng đại của đời người, câu mở đầu cho những lời chúc tốt đẹp bao giờ cũng là lời chúc sức khoẻ. Và mong ước có một sức khoẻ tốt là ước mơ chung của toàn nhân loại chúng ta.
	Hiểu được điều đó, Trường Đại học Thăng Long đã đưa bộ môn Giáo dục thể chất - sức khoẻ kết hợp song song cùng các môn học khác trong chương trình đào tạo của nhà trường nhằm trang bị cho sinh viên toàn trường những kiến thức từ cơ bản đến toàn diện về sức khoẻ. Thông qua môn học này, mỗi sinh viên tự nâng cao sức khoẻ tâm thể, tạo cho mình một phong cách sống lành mạnh, một bản lĩnh tự tin và tự xây dựng được cho mình một nếp sống văn hoá, có thể rèn luyện mọi kỹ năng và ứng dụng lâu dài những kiến thức đã được học vào trong cuộc sống.
	Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất - sức khỏe được viết trên cơ sở tiếp thu kiến thức giảng dạy trên lớp, qua tra cứu tài liệu và qua thực tiễn cuộc sống. Cấu trúc của bài tiểu luận gồm các phần:
	Phần 1: Sức khỏe và tầm quan trọng của sức khỏe
	Phần 2: Giáo dục thể chất 
	Phần 3: Phương pháp dưỡng sinh cổ truyền Việt Nam
	Phần 4: Cân bằng cơ thể - Cân bằng âm dương
Phần 5: Phương pháp hít thở theo kinh nghiệm cố truyền (Khí công dưỡng sinh)
Phần 6: Kinh lạc huyệt đạo thực hành xoa bóp bấm huyệt phục hồi sức khỏe
Phần 7: Phương pháp thư giản thần kinh tập trung tư tưởng (Thiền dưỡng sinh)
	Giáo dục thể chất không đơn thuần chỉ là thể dục cơ bắp thuần tuý và không chỉ đánh giá lượng hoá bằng thành tích của các môn: chạy cự ly ngắn, dài, nhảy xa, nhảy cao, đẩy tạ, xà đơn, xà kép... mà nó phải là giáo dục sức khoẻ toàn diện. Bởi vì, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã góp phần chuyển đổi tính chất, cơ cấu của lao động từ cơ bắp giản đơn sang lao động trí óc, điều khiển thiết bị máy móc tinh vi, phát minh sáng chế, xử lý thông tin.... cho nên gíáo dục thể chất phải giúp sinh viên hiểu rõ sức khoẻ thực sự không phải là sức nhanh, sức mạnh của cơ bắp mà còn là khoẻ mạnh về tâm lý thần kinh, khả năng tự điều chỉnh thích nghi, cân bằng hài hoà với môi trường sống, có nếp sống lành mạnh kết hợp với hoàn cảnh thực tế, có khả năng ứng xử hợp lý với mọi tác động biến đổi của môi trường thiên nhiên và xã hội, nâng cao ngưỡng rung động, cảm xúc cũng như khả năng chịu đựng, nâng cao chất lượng sống và khả năng tự chủ, phục vụ tốt cho học tập, nghiên cứu và lao động, đặc biệt là đối với lực lượng trí thức trẻ - những tài năng tương lai của đất nước.
Hà Nội, tháng 03 năm 2010
 Sinh viên
 Trần Thị Hồng Nhung
 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Phần I 
SỨC KHỎE VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỨC KHỎE
Trang
I – Định nghĩa..
8
II – Tầm quan trọng của sức khỏe. 
9
Phần II 
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
I – Khái niệm
1.
Giáo dục thể chất....
12
2.
TDTT trong trường học...
12
II – Chức năng, ý nghĩa của TDTT
1.
Chức năng nâng cao sức khoẻ thế chất...
15
2.
Chức năng giáo dục và rèn luyện sức khoẻ tinh thần..........
15
3.
Chức năng quân sự
16
4.
Chức năng kinh tế..
16
5.
Ý nghĩa chính trị - ngoại giao...
16
III – Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với các hệ thống cơ quan trong cơ thể
1.
Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ vận động..
17
2.
Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ hô hấp...
17
3.
Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ tuần hoàn.
17
4.
Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ tiêu hoá
17
5. 
Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ thần kinh.
17
IV – Các nguyên tắc trong tập luyện TDTT
1.
Hiểu rõ về bản thân thực sự cầu thị
18
2.
Xây dựng niềm tin, ý chí tiến thủ
18
3.
Tập luyện toàn diện, chú trọng hiệu quả thực tế...
18
4.
Kiên trì thường xuyên tập luyện..
18
5.
Kế hoạch tập luyện hợp lý tuần tự, nâng dần.
18
6.
Tuân theo quy luật tự bảo vệ sức khoẻ.
19
V – Các chú ý trong tập luyện TDTT
1.
Làm tốt công tác chuẩn bị về thân thể và tâm lý..
19
2.
Chú ý trang phục tập luyện
19
3.
Chuẩn bị dụng cụ tập luyện...
19
4.
Làm quen với dụng cụ sân bãi.
19
5.
Tình hình thời tiết khí hậu..
20
6.
Khởi động..
20
7.
Các vấn đề trong vận động.
20
8.
Thả lỏng..
21
9.
Tắm sau vận động..
21
Phần III
PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
I – Khái niệm..
21
II – Tác dụng của việc tập luyện.........................................................................
23
III – Phạm vi và đối tượng của phương pháp dưỡng sinh cổ truyền
1.
Phạm vi ứng dụng..
23
2.
Đối tượng chính đã thử nghiệm có kết quả.
23
Phần IV
CÂN BẰNG CƠ THỂ - CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG
I – Khái niệm về cân bằng cớ thể
24
II – Khái niệm về cân bằng âm dương.
24
Phần V
PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ THEO 
KINH NGHIỆM CỔ TRUYỀN (KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH)
I – Khái niệm
1
Khí công dưỡng sinh.
25
2
Cân bằng cơ thể...
25
3
Cân bằng âm dương..
25
II - Phân tích tác dụng phương pháp hít thở theo kinh nghiệm cổ truyền - khí công dưỡng sinh (thở bụng)
1.
Quy trình tập luyện
26
2.
Tư thế ngồi: Tĩnh tọa
26
3
Tư thế đứng: Hiệp khí âm dương
27
4
Tư thế nằm: ngọa công
27
5
Đạo dẫn khí công theo vòng châu thiên...
27
Phần VI
KINH LẠC HUYỆT ĐẠO THỰC HÀNH 
XOA BÓP BẤM HUYỆT PHỤC HỒI SỨC KHỎE
I - Khái niệm..
28
II – Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt..
28
III – Một số bệnh học đường sinh viên thường mắc phải
1.
Bệnh đau đầu
29
2.
Người bị cận thị..
29
3.
Bệnh đau lưng..
30
Phần VII
PHƯƠNG PHÁP THƯ GIẢN THẦN KINH, 
TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG (THIỀN DƯỠNG SINH)
I – Khái niệm về Thiền dưỡng sinh...
31
1.
Thiền định..........................................................................................................
33
2.
Thiền minh sát.
33
II – Sự phát triển các phát triển
1.
Thiền nguyên thủy.
37
2.
Thiền đại thừa..
38
3.
Như lai Thiền...
39
4.
Tổ sư Thiền...
39
III – Tác dụng của Thiền.
41
IV – Một số tư thế ngồi Thiền và ngồi Thiền đúng phương pháp, đúng cách.
46
V – Giới thiệu cách luyện tập tập trung tư tưởng với BaBa Nam KeVaLam.
50
Kết luận
Phần I
SỨC KHỎE VÀ TẦM QUAN 
TRỌNG CỦA SỨC KHỎE VỚI CUỘC SỐNG
I - ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): 
 “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”
Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là: Hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục, tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi.
Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là: Bình an trong tâm hồn. Biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống.
Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là: Nghề nghiệp với thu nhập đủ sống. An sinh xã hội được đảm bảo.
Không có bệnh tật hay tàn phế là: Không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội.
Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào.
Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt. Cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập TDTT phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh. 
 	Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
	Vai trò của sức khoẻ là rất quan trọng đối với đời sống của con người. Nó đem lại cho chúng ta một lối sống lành mạnh, một cuộc sống vui tươi lạc quan và những thành công như mong đợi trong cuộc sống. Người ta vẫn thường nói: "Có sức khoẻ là có tất cả", ai cũng nhận thức được ý nghĩa của câu nói này nhưng không phải ai cũng có những thói quen và phương pháp rèn luyện để mang lại cho mình một sức khoẻ sung mãn. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, khi sức ép của công việc cùng bao điều lo toan trong cuộc sống đã tạo ra cho mọi người một căn bệnh mà người ta thường gọi là bệnh "stres" thì biện pháp tốt nhất để cân bằng chính mình là tập luyện TDTT hàng ngày.
	Trong thời đại hiện nay, chúng ta đang hăng say học tập và lao động với mong muốn rằng cuộc sống của mình và người thân sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhưng nhiều khi ta lại bất cần lãng quên đi sức khoẻ của chính bản thân mình, đến khi nhận thấy tác hại của điều đó thì có khi chúng ta đã phải chịu một cái giá quá đắt. Trong cuộc sống có rất nhiều điều có giá trị nhưng chúng đều sẽ trở nên vô ích khi ta không có sức khoẻ. 	
Ngược lại, người có sức khoẻ dồi dào có thể sẽ được tận hưởng rất nhiều niềm vui trong cuộc sống. Trước tiên, họ sẽ luôn cảm thấy mình có đủ khả năng để hoàn thành nhiều công việc, họ sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc khi mình là người có ích cho xã hội. Và với tâm lý thoải mái, niềm lạc quan yêu đời thì bệnh tật cũng sẽ khó khuất phục họ.
II - TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỨC KHOẺ VỚI CUỘC SỐNG
	Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ngày 27/3/1946 Bác Hồ có nói: "Mỗi một người dân khoẻ mạnh là đất nước mạnh lên một phần, mỗi một người dân yếu ớt là đất nước yếu đi một phần...". Thực tế, từ bản thân mỗi chúng ta khi ốm đau bệnh tật, lực bất tòng tâm, không thể thực hiện được những dự định, không thể làm được những công việc có hiệu quả như mong muốn, cuộc sống bị trì trệ bi quan, chán nản, sa sút tinh thần....
Trong gia đình chúng ta, nếu có người ốm đau bệnh tật, cả nhà lo lắng, tốn kém tiền của cho việc chạy chữa, thuốc men, phải tiêu hao thời gian đi lại, chăm sóc người bệnh... Có nhiều gia đình đã bị kiệt quệ vì có người nhà đau ốm lâu dài. Trong cơ quan, nếu có người ốm công việc sẽ bị bỏ dở, đình trệ, không giải quyết kịp thời... Trong quân đội, nếu có người ốm thì sức chiến đấu sẽ bị giảm sút , sự phối hợp thiếu đồng bộ, chắp vá.... 
 Như vậy, sức khoẻ của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống gia đình nói riêng và các hoạt động kinh tế - chính trị của xã hội nói chung.
Có một câu hỏi lớn được đặt ra là mỗi người chúng ta đã dành được bao nhiêu thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức về sức khoẻ và cần phải làm gì cho sức khởe của chính mình một cách chủ động? Hầu hết mọi người khi phát hiện ra mình có bệnh lúc đó mới tìm cách chữa trị thậm chí có chữa đôi 
khi cũng không triệt để. Chỉ một số rất ít người là biết chăm lo cho sức khoẻ của cá nhân mình, phòng chống bệnh tật, chăm chỉ luyện tập TDTT hàng ngày một cách khoa học, có bài bản và duy trì việc tập luyện đó trong thời gian dài. Chính vì hiểu rõ được tầm quan trọng của sức khoẻ mà Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và chính Bác cũng nêu tấm gương của bản thân mình "Tự tôi ngày nào cũng tập thể dục..." để khuyến khích mọi người cùng tập theo.
 Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, trong những năm qua phong trào luyện tập TDTT, nâng cao sức khoẻ của nhân dân ta đã ngày càng lan rộng. Hãy để ý vào những buổi sáng trong lành, tại những công viên hay tại những vườn hoa thậm chí là trên vỉa hè của các đường phố, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những hình ảnh rất đẹp được tạo ra từ những con người hăng say luyện tập thể thao, không phân biệt đó là các em nhỏ hay các cụ già,
là phụ nữ hay đàn ông vì thể thao không bao giờ phân biệt tuổi tác và giới tính. Đây cũng chính là những con người đã thực sự hiểu rõ được sức khoẻ có tầm quan trọng như thế nào.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, phong trào luyện tập thể thao nâng cao sức khoẻ ngày càng được chú trọng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Không những Đảng và Nhà nước ta quan tâm tới vấn đề này mà ngay cả tại các cơ quan xí nghiệp, trường học cho đến những người dân, tất cả đều ý thức được việc luyện tập thể thao để có được một sức khoẻ tốt nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ, xây dựng và phát triển Đất nước.
	Sau những giờ làm việc mệt nhọc, căng thẳng, việc luyện tập TDTT thư giãn và giải trí là một nhu cầu thiết thực. các trò chơi vận động, các hình thức biểu diễn TDTT luôn được coi là món ăn tinh thần giúp cho cuộc sống lành mạnh và tươi vui.
 Nói tóm lại, mỗi cá nhân đều nên đảm bảo cho mình một trạng thái thật tốt về tinh thần, trí tuệ, rèn luyện nâng cao thể trạng, tầm vóc và cả sự tao nhã trong phong cách ứng xử. Làm tốt được những điều này chính là đem tới cho chúng ta một sức khoẻ toàn diện. 
	Đối với các bạn thanh niên nói riêng thì mong các bạn hãy nhớ rằng chúng ta chính là tương lai của Đất nươc, và vì thế các bạn cũng đừng quên câu nói: "Sức khoẻ là vốn quý nhất của đời người".
Phần II
	GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Thể dục thể thao trong trường Đại học)
I. KHÁI NIỆM
1. Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
 GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. 
      GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. 
GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
      GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình GDTC trong trường học nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”. 
2. Thể dục thể thao trong trường Đại học
GDTC ở nước ta thường được gọi là TDTT trường học, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành nên TDTT và cũng là một bộ phận quan trọng để cấu thành nên giáo dục ở trường học, đồng thời nó cũng là nền tảng của TDTT toàn dân.
TDTT trường học trở thành một giao điểm của sự kết hợp giữa giáo dục và TDTT, là một trong những trọng điểm của sự phát triển TDTT.
Nội dung chương trình GDTC trong trường Đại học được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường: Trang bị những kiến thức hiểu biết về sức khoẻ toàn diện; nắm được một số kỹ năng luyện tập, lựa chọn bài tập phù hợp; Rèn luyện tinh thần tự chủ, sáng tạo, ứng xử tốt bằng các hình thức:
* Giờ học TDTT chính khoá: 
      Là hình thức cơ bản nhất của GDTC được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh sinh viên. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.
      Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho sinh viên”. 
      Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn.              
      * Giờ học ngoại khoá - tự tập: 
      Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của một bộ phận sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của sinh viên. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên.
Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.
      Tác dụng của GDTC và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh sinh viên trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai. 
TDTT là một hoạt động văn hoá - xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cưởng thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Nó phục vụ cho một nền chính trị - kinh tế xã hội nhất định và đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng của nền chính trị - kinh tế xã hội đó.
	Người ta chia ra làm hai phạm trù: Thể dục và thể thao 
a. Thể dục: 
 Là những hình thức tập luyện để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho bản thân người tập, không mang tính chất thi đấu, xếp đẳng cấp, tranh huy chương. Thể dục mang tính chất phong trào, quần chúng, cho mọi đối tượng xã hội, phát triển trên tinh thần tự chủ và ý thức tự giác.
Nhìn chung, luyện tập thể dục có thể chia thành ba nhóm theo tác động nói chung lên cơ thể con người:
- Tập luyện về cơ bắp: chẳng hạn như uốn dẻo nhằm chăm sóc chức năng vận động của cơ và các khớp. Các bài tập Aerobic như đi bộ và chạy tập trung vào việc tăng sức chịu đựng của hệ tuần hoàn. Bài tập Anaerobic chẳng hạn nâng tạ hoặc chạy nước rút tăng sức mạnh của cơ trong thời gian ngắn.
- Tập luyện với khí huyết tinh thần: chẳng hạn như việc hô hấp, hít thở, nhằm chăm sóc chức năng vận động khí huyết, thư giãn và tập trung tinh thần. Các bài tập thái cực quyền, khí công, Yoga làm tăng sự lưu thông khí huyết và hướng tinh thần vào các động tác tập luyện. Từ đây làm tăng khả năng tập trung, rèn luyện trí nhớ.
- Tập luyện thế dục rất quan trọng trong việc giữ hìn sức khoẻ thế chất gồm có trọng lượng, thế hình và xương, cơ, khớp, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Tập luyện tinh thần làm vững chắc hệ thần kinh, làm hoạt hoá các hoạt động về khí huyết.
b. Thể thao: 
Là các nội dung tập luyện nâng cao kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn để thi đấu, xếp hạng thắng thua, tranh huy chương vàng, bạc, đồng. Có thể coi thể thao là các hoạt động khai thác thành tích, chuyên sâu của thể dục. 
Thể thao thành tích cao dành cho những người có tố chất thế lực tốt, có năng khiếu và sự say mê, cống hiến toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp thể thao, phải tuân thủ kỷ luật và các qui định nghiêm ngặt và chuyên môn.
Thể dục là nền tảng, là cở sở của thể thao.
Thể thao thành tích cao khuyến khích động viên cho thể dục.
Chính vì hiểu rõ khái niệm này, để phát triển phong trào quần chúng luyện tập nâng cao sức khoẻ với ý thức tự giác và rộng khắp, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thế dục chứ không ra lời kêu gọi toàn dân tập thể thao là ý nghĩa này.
II- CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA THỂ DỤC THỂ THAO 
1. Chức năng nâng cao sức khoẻ thế chất:
Khoa học và thực tế chứng minh rằng tập luyện TDTT là phương pháp hiệu quả, tích cực nhất trong việc nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể chất. Thông qua các hoạt động, vận động khoa học hợp lý, thông qua cơ chế y học, sinh học để cải thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình trao đổi chất, trao đổi khí, tổng hợp năng lượng phân giải và điều phối các chất dinh dưỡng, năng lượng trong cơ thể, nâng cao sức khoẻ và phát triển thể chất.
2. Chức năng giáo dục và rèn luyện sức khoẻ tinh thần:
Tuy chế độ xã hội, quan niệm chính trị, các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng và nhận thức của các quốc gia trên thế giới không giống nhau, nhưng tất cả đều coi trọng tác dụng của TDTT nhất là trong giáo dục.
 Khêu gợi kích thích lòng yêu tổ quốc, tinh thần tự hào đoàn kết dân tộc.
 Giáo dục tinh thần tự chủ, bản lĩnh, lòng tự tin, tính trung trực và cao thượng.
GDTC ở trường học, TDTT giúp cho học sinh sinh viên nâng cao thể chất, rèn luyện tinh thần, ổn định tâm lý, nâng cao phẩm chất đạo đức và ứng xử xã hội.
3. Chức năng quân sự:
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn và bảo vệ quyền lợi của các bộ lạc, bộ tộc, quốc giaTDTT đã góp phần tích cực trong việc huấn luyện thể lực, kỹ năng 
chiến đấu cho binh sỹ. Các môn tập bắt buộc trong quân đội và ngành an ninh: Chạy, nhẩy, bơi lội, võ thuật chiến đấu, tự vệ ... luôn là nội dung huấn luyện quan trọng trong chương trình đào tạo và có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao sức chiến đấu, ý chí kiên cường, tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội.
4. Chức năng kinh tế:
TDTT và kinh tế có mối quan hệ tương hỗ. Khi đánh giá giá trị sản xuất thì tố chất của người lao động là tiêu chuẩn quan trọng nhất, trong đó sức khoẻ về thể lực và tinh thần của người lao động là tiêu chí đầu tiên để lựa chọn, tuyển dụng người lao động.
Mặt khắc luyện tập TDTT thường xuyên góp phần nâng cao sức khoẻ, phòng và chống được bệnh tật, góp phần giảm chi phí chữa bệnh tốn kém cho đông đảo người lao động và quần chúng. Ngoài ra sự phát triển của TDTT đặc biệt là những môn thi đấu đỉnh cao nếu được tổ chức ở một địa điểm nào đó sẽ kéo thêm hàng loạt các loại dịch vụ: du lịch, thương mại, thông tin, xây dựng  có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế ở vùng đó, đất nước đó.
5. Ý nghĩa chính trị - ngoại giao:
Cùng với văn hoá nghệ thuật TDTT đã đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong việc đặt nền móng cho các mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các dân tộc, quốc gia. Các hoạt động TDTT, thi đấu giao lưu góp phần làm chó các mối quan hệ dễ gần gũi, tôn trọng, hiểu biết lần nhau, tạo tiền đề cho các hợp tác kinh tế, chính trị, ngoại giao  Mặt khác trong các giải thi đấu quốc tế khi vận động viên hoặc đoàn vận động viên nước nào đoạt giải vô địch thì lá cờ quốc gia đó được kéo lên cao nhất, quốc ca nước đó được vang lên đem lại vinh quang và niềm tự hào cho dân tộc, cho đất nước đó.
III- SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN THẾ DỤC THỂ THAO ĐỐI VỚI CÁC HỆ THỐNG CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ
1. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ vận động:
Thường xuyên tập luyện TDTT có thể tăng cường các chất của xương, sức mạnh cơ bắp, tinh thần ổn định và biên độ hoạt động của các khớp từ đó mà năng lực hoạt động của cơ thể đã được nâng lên, xương và khớp được cấu tạo thành.
Thường xuyên tập luyện TDTT xẽ đẩy mạnh sự phát triển chiều cao của các em thiếu niên nhi đồng.
2. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ hô hấp:
Khi tập luyện TDTT cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về oxy, chính vì vậy mà tần số hô hấp tăng lên từ đó nâng cao được chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô hấp làm cải thiên cơ năng hệ hô hấp.Cơ hô hấp được phát triển dần có lực, có sức bền, có thể chịu đựng lượng vận động lớn.
Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ oxy và thải khí cacbonic.
3. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ tuần hoàn:
Tập luyện TDTT có thể nâng cao chức năng của tim, tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, nâng cao chức năng của hệ thống huyết quản.
" Tiết kiệm hoá" trong làm việc của tim. Tiến hành vận động nhẹ nhàng ở một lượng vận động, tần số mạch đập và biên độ biến đổi huyết áp ở người thường xuyên tập luyện TDTT nhỏ hơn người bình thường và không dễ bị mệt mỏi, hồi phục nhanh, tăng tính dẫn truyền của huyết quản.
4. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ tiêu hoá:
Năng lực tiêu hoá của dạ dầy và ruột tốt sẽ có nhiều ảnh hưởng tốt đối với sức khoẻ con người. Thường xuyên tập luyện TDTT sẽ nâng cao được công năng tiêu hoá của dạ dầy và ruột, tăng cường sự khoẻ mạnh cho gan, đồng thời có tác dụng trị liệu và phòng ngừa một số bệnh về hệ thống tiêu hoá.
5. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ thần kinh:
Hệ thống thần kinh khống chế các loại hành vi của con người, thường xuyên tập luyện TDTT sẽ làm nâng cao năng lực làm việc của các tế bào thần kinh ở đại não, nâng cao tính linh hoạt và sự hưng phấn của hệ thần kinh, phản ứng nhanh, tăng thêm tốc độ linh hoạt và sự chuẩn xác nhịp nhàng của động tác.
Ngoài ra thường xuyên tập luyện TDTT còn có thể phòng ngừa được bệnh suy nhược thần kinh.
IV- CÁC NGUYÊN TẮC TRONG TẬP LUYỆN TDTT
1. Hiểu rõ về bản thân thực sự cầu thị:
Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế là chỉ việc tập luyện TDTT, rèn luyện thân thể làm việc. Căn cứ vào tình trạng thực tế của bản thân cá nhân và hoàn cảnh bên ngoài để xác định mục đích tập luyện, lựa chọn môn thể thao thích hợp, sắp xếp hợp lý thời gian vận động và lượng vận động.
2. Xây dựng niềm tin, ý chí tiến thủ:
Tập luyện TDTT là quá trình tự bản thân tập luyện, tự bản thân hoàn thiện. Nếu như không tự giác thì người khác cũng bất lực. Tập luyện TDTT có thể nâng cao sức khoẻ có hiệu quả. Tự giác trong tập luyện TDTT và trong quá trình tập luyện có được sự vui vẻ sảng khoái.
3. Tập luyện toàn diện, chú trọng hiệu quả thực tế:
Nguyên tắc tập luyện toàn diện là chỉ thông qua tập luyện TDTT làm cho hình thái cơ thể, chức năng tố chất cơ thể và tố chất tâm lý đều được phát triển toàn diện hài hoà.
Nội dung và biện pháp tập luyện nên phong phú đa dạng, tránh tập luyện nhưng bài tập chỉ phát triển một loại tố chất nào đó. Trong mỗi lần tập luyện TDTT có thể dùng một môn nào đó làm chính số còn lại là những nội dung tập luyện phụ.
4. Kiên trì thường xuyên tập luyện:
Muốn đạt được mục đích tập luyện bắt buộc phải thường xuyên tham gia tập luyện TDTT. Chỉ có thường xuyên tham gia tập luyện TDTT, sắp xếp hợp lý những môn vận động mà bản thân yêu thích và hứng thú, lập ra một kế hoạch rèn luyện cơ thể một cách khoa học mới có thể không ngừng tăng cường thể chất có hiệu quả. Rèn luyện thân thể mà bỏ giữa chừng thời gian càng dài thì sự mất đi càng rõ rệt hơn, rèn luyện thân thể trong thời gian ngắn sẽ không có hiệu quả rõ rệt.
5. Kế hoạch tập luyện hợp lý tuần tự, nâng dần:
Nguyên tắc tuần tự tăng dần chủ yếu là chỉ khi sắp xếp nội dung, độ khó, thời gian và lượng vận động tập luyện cần căn cứ vào quy luật phát triển của cơ thể và nguyên lý của lượng vận động hợp mức, có kế hoạch, có tiến trình để từng bước nâng cao yêu cầu làm cho cơ thể không ngừng thích nghi, thể chất từng bước được nâng cao.
6. Tuân theo quy luật tự bảo vệ sức khoẻ:
Muốn đạt được sức khoẻ tập luyện thật tốt bắt buộc phải tuân theo những quy luật khoa học trong tập luyện, đồng thời tăng cường sự giám sát của bản thân, bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Tăng cường tự bảo vệ sức khoẻ có thể làm giảm bớt những chấn thương không cần thiết.
V- CÁC CHÚ Ý TRONG TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO.
1. Làm tốt công tác chuẩn bị về thân thể và tâm lý:
Hiểu rõ về tình trạng cơ thể bản thân, điều chỉnh tốt về trạng thái tâm lý, điều quan trọng nhất là công tác chuẩn bị để hoạt động cực nhọc.
2. Chú ý trang phục tập luyện:
Yêu cầu cơ bản về y phục trong hoạt động TDTT là "gọn nhẹ", trong khi vận động phải cố gắng hết mức có thể không mặc quá nhiều để quần áo quá nặng ảnh hưởng đến năng lực vận động.
Ngoài ra trọng điểm phải là " tiện ". Khi lựa chọn trang phục nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, nhẹ nhàng hoặc những trang phục có tính đàn hồi.
Khi xem và lựa chọn trang phục tập luyện cần chú ý nguyên tắc " từ dầy đến mỏng ". Nên căn cứ vào tình trạng phát nhiệt của cơ thể trong quá trình vận động để cân nhắc việc cởi bỏ áo ngoài sau khi vận động, phải mặc quần áo ngoài kịp thời bởi lẽ vận động đã toát mồ hôi ra rất nhiều rất dễ dẫn đến cảm lạnh.
3. Chuẩn bị dụng cụ tập luyện
Trước khi tiến hành tập luyện TDTT cần phải làm tốt công tác chuẩn bị dụng cụ tập luyện mà môn thể thao đó yêu cầu.
4. Làm quen với dụng cụ sân bãi
Trước khi tập luyện TDTT cần phải tiến hành xem xét, hiểu rõ về dụng cụ sân bãi tập luyện, đồng thời cần phải kiểm tra những dụng cụ cần phải sử dụng và sân bãi xem có vấn đề gì không, có phù hợp không, kiểm tra điều kiện bốn xung quanh xem có gì ảnh hưởng đến tập luyện hay không.
5. Tình hình thời tiết khí hậu
Tình hình thời tiết khí hậu là một nhân tố không thể không chú ý trong tập luyên TDTT, điều kiện thời tiết, khí hậu tốt sẽ đảm bảo tốt cho tập luyện TDTT được tiến hành bình thường.
Cần phải đặc biệt chú ý việc tiến hành tập luyện TDTT trong đặc thù thời tiết lạnh. Hiểu rõ đặc điểm, chức năng cơ thể trong hoàn cảnh đặc thù, làm tốt công tác chuẩn bị phù hợp.
6. Khởi động
Trước khi tiến hành những vận động tối đa bắt buộc phải làm tốt những bài tập khởi động. Khởi động tốt có thể nâng cao sự hưng phấn của hệ thống trung khu thần kinh và khắc phục tính ỳ của chức năng các cơ quan nội tạng, cũng phòng ngừa được sự phát sinh chấn thương vận động, điều chỉnh tốt trạng thái vận động.
7. Các vấn đề trong vận động
a. "Cực điểm" và "hô hấp lần hai".
Trong khi chạy ở các cự ly trung bình và dài thưưòng xuất hiện sau khi chạy một thời gian không lâu hiện tượng tức ngực, khó thở, cảm giác chân nặng, động tác không còn nhịp nhàng. Hiện tượng này gọi là "cực điểm".
Sau khi xuất hiện "cực điểm" chỉ cần giảm tốc độ chạy thích hợp, hít thở sâu, kiêm trì với động tác chạy về trước thì những cảm giác không tốt do "cực điểm" tạo ra sẽ mất đi, động tác sẽ nhịp nhàng, nhẹ nhàng có lực trở lại, năng lực làm việc lại bắt đầu được nâng lên. Hiện tượng này được gọi là "hô hấp lần hai".
b. Chú ý tính hợp lý giữa lượng vận động và cường độ vận động
Căn cứ vào thực trạng cơ thể để xây dựng một kế hoạch vận động tương ứng, sắp xếp lượng vận động và cường độ vận động khi bắt đầu không nên quá lớn để tránh việc phát sinh những chấn thương.
8. Thả lỏng
Thả lỏng là một phương pháp tiêu giảm mệt mỏi, thực tiễn sự phục hồi thế lực của cơ thể. Thông thường mà mà nói, sau khi con người tham gia vào các hoạt động kịch liệt mà dừng hoạt động ngay lập tức thì sẽ khó có thể phát sinh hiện tượng chóng mặt, bị ngất thậm chí còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng khó lường.
Khi kết thúc các vận động, bắt buộc phải thực hiện các vận độg thả lỏng làm cho cơ thể chuyển từ trạng thái vận động căng thẳng sang trạng thái vận động yên tĩnh.
Sau khi vận động, đặc biệt là sau những vận động kịch liệt nhất định phải tiến hành thả lỏng.
9. Tắm sau vận động
Sau vận động không được tắm nước lạnh hoặc bơi lội.
Sau vận động nên tiến hành tắm với nước ấm là một phương pháp tiêu trừ mệt mỏi đơn giản và dễ thực hiện nhất. Nuớc ấm vào khoảng 40 - 44°C là thích hợp, thời gian tắm khoảng 10 - 15 phút.
Phần III
PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
I - KHÁI NIỆM
Là môn khoa học nhân thể, có lý luận khoa học dựa trên phương pháp luận Á Đông và triết học của phương Đông. Là phương pháp thể dục toàn diện bao gồm thể dục cơ khớp, nội tạng, thần kinh. Kết hợp hài hoà, tinh giảm, chọn lọc những thành tự của phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, các môn phái võ thuật, khí công, yoga, xoa bóp bấm huyệt Được đúc kết từ những tinh hoa truyền thống, kinh nghiệm hàng ngàn năm và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế cuộc sống.
Ví dụ:
 YOGA là một lối luyện tập và kiến thức đã có từ lâu đời, 95% của nó là từ thực tiễn. YOGA là một hệ thống của nhiều kỹ thuật làm sao cho thân thể và trí não khỏe mạnh. Nó là một khoa học làm thế nào đem lại sự hài hòa hoàn toàn và quân bình cho đời sống. Bằng chứng là những ai luyện tập YOGA đều đặn đều có sức khoẻ tốt.
 YOGA rất hữu ích, nó tự tại như ánh sáng mặt trời hay không khí, nó không thuộc bất cứ một ai, một quốc gia nào hay một dân tộc nào , mà nó là của cả nhân loại. YOGA đã được phát triển tại vùng Hy Mã Lạp Sơn hàng ngàn năm về trước từ 
những nhà nghiên cứu cổ xưa thông thái. Họ quan sát thân thể và tâm trí con người một cách sâu xa. Họ cũng nhận rõ các động tác của các loài động vật khác nhau, họ bắt chước những tư thế đó và thử nghiệm trên chính thân thể của họ. Đó chính là lý do tại sao nhiều bài tập được lấy tên từ các con thú. Những tư thế yoga đó được gọi là ASANA và có thể có tới 50.000 tư thế.
ASANA có nghĩa là một tư thế, nó có thể giữ được một cách thoải mái và dễ chịu. Các bài tập YOGA có liên quan đến hệ thống thần kinh, hơi thở, toàn bộ cơ quan nội tạng và đặc biệt là hệ thống nội tiết. Asana làm tăng sức mạnh hệ thống nội tạng và làm cho chúng hoạt động một cách điều hòa. Tác dụng lớn của Asana là trên các tuyến nội tiết. Các tuyến tiết xuất các hormone (nội tiết) vào dòng máu và tuỳ theo đó mà chúng ta cảm thấy những loại tình cảm khác nhau. Ví dụ tuyến giáp trạng (Thyroid gland) tiết xuất Thyroxin. Nếu tiết xuất quá nhiều hormone con người cảm thấy nóng nảy và tâm trí dễ cáu giận. Nếu tiết xuất quá ít hormone con người cảm thấy trì độn và suy nhược.
Các tư thế YOGA tạo sức ép từ nhiều phía khác nhau trên các phần của cơ thể con người giống như một loại xoa bóp nhẹ. Điều này làm tăng sức kiểm soát chức năng đúng của các tuyến. Khi việc điều tiết hormone trở nên quân bình, nó cũng cân bằng tình cảm của chúng ta, giúp chúng ta kiểm soát tốt hơn những xu hướng tình cảm xấu như giận hờn, ganh tỵ, thèm muốn, sợ hãi..
Hầu hết các bệnh tật đều do chức năng bất toàn của các tuyến. Các Asana YOGA là các thế tự nhiên nhất để chữa trị tất cả các loại bệnh tật liên quan đến vấn đề nội tiết. Nhiều loại bệnh tâm sinh lý cũng có thể chữa dễ dàng nhờ kết hợp đặc biệt các Asana. Cơ thể và trí não liên hệ với nhau qua các kênh năng lượng rất tinh vi (trung tâm năng lựợng) và não bộ. Các bài tập YOGA làm cho những kênh lượng tinh tế và trung tâm tinh thần mạnh lên. Kết quả là ta cảm thấy tinh thần mạnh hơn sau khi tập Asana đều đặn.
Asana cũng liên quan đến hệ thống hô hấp. Bằng cách thở sâu và thoải mái trong khi luyện tập Asana giúp ta làm biến mất tất cả những căng thẳng nghiêm trọng về vật chất lẫn tinh thần và cho ta sức sống khi ta luyện tập đều đặn.
II - TÁC DỤNG CỦA VIỆC TẬP LUYỆN PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH TỔNG HỢP CỔ TRUYỀN
- Nâng cao thể lực, phục hồi và tăng cường chức năng vận động của hệ thống cơ khớp, cơ bắp.
- Tăng cường phản xạ thần kinh linh hoạt, khéo léo, chức năng thăng bằng.
- Tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan tạng phủ.
- Giải tỏa các ức chế tâm lý, thư giãn thần kinh, tập trung tư tưởng, cân bằng âm dương, điều hòa khí từ đó có thể điều chỉnh một số rối loạn chức năng và chữa được một số loại bệnh.
- Tăng cường khả năng giao tiếp, làm chủ thần kinh trong ứng xử xã hội và có khả năng tự vệ khi cần thiết.
- Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và ngưỡng rung động, cảm xúc phát huy nội lực, lòng tự tin và sáng tạo trong học tập và công tác.
III - PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
1. Phạm vi ứng dụng
Có thể ứng dụng cho mọi đối tượng xã hội, mọi lứa tuổi, mọi lúc, mọi nơi, trong và ngoài nước.
2. Đối tượng chính đã thử nghiệm có kết quả
- Sinh viên các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
- Tầng lớp trí thức, lao động trí óc, người nước ngoài.
- Người cao tuổi, hưu trí, người có sức khỏe yếu.
- Người tàn tật, mù, câm điếc.
Phần IV
CÂN BẰNG CƠ THỂ - CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG
I - KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG CƠ THỂ
Theo quan niệm của y học cổ truyền, nếu cơ thể mất thăng bằng, khí huyết trì trệ, không lưu thông, sự vận hành thiếu sự đồng bộ thì chắc chắn có bệnh " thông thì bất thống, thống thì bất thông".
a. Có ba loại mất cân bằng cơ thể:
- Mất cân bằng hệ thống vận động: xương, cơ, khớp.
- Mất cân bằng hệ thống chức năng lục phủ ngũ tạng.
- Mất cân bằng hệ thống thần kinh.
b. Nguyên nhân:
- Tư thế làm việc, học tập.
- Làm việc quá sức.
- Vận động quá ít không đồng bộ.
- Ăn uống không đồng bộ, thức ăn kém phẩm chất, có độc hại.
- Căng thẳng thần kinh (stress).
II - KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG
	Theo triết học phương Đông, học thuyết âm dương là cốt lõi để nhìn nhận đánh giá và nhận định trong nhân sinh và vũ trụ hai mặt đối lập âm dương luôn luôn vận động, biến hóa không ngừng tương thôi, tương tác, tạo ra muôn vạn trạng thái hình thể diệu tướng của mọi sự vật, sự việc.
a. Nguyên nhân cơ bản:
- Âm dương căn hỗ.
- Âm dương tiêu trưởng.
- Âm dương chuyển hóa.
b. Ứng dụng trong phạm trù vận động:
- Động và tĩnh
- Cương và nhu.
- Chủ động và thụ động.
- Ý thức và vô thức.
- Bản chất và hình tượng.
Phần V
PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ THEO 
KINH NGHIỆM CỔ TRUYỀN (KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH)
I. KHÁI NIỆM
	1. Khí công dưỡng sinh:
Là quá trình luyện cho khí sinh ra đầy đủ, vận hành thông suốt khiến cơ thể được điều hòa âm dương, thích nghi tốt với các biến đổi môi trường, phương pháp này giúp rèn luyện thể lực và ý chí con người, luyện tập nó có thể giúp chúng ta phòng chống và chữa trị được một số loại bệnh như đau khớp, đau thần kinh toại, đau đầu, mất ngủ
2. Cân bằng cơ thể: 
Theo quan niệm của y học cổ truyền, nếu cơ thể mất cân bằng, khí huyết trì trệ, không lưu thông, sự vận hành thiếu đồng bộ thì chắc chắn có bệnh, “Thông thì bất thống, thống thì bất thông”.
a. Có 3 loại mất cân bằng cơ thể:
+ Mất cân bằng hệ thống vận động: Xương, cơ, khớp.
+ Mất cân bằng hệ thống chức năng lục phủ, ngũ tạng.
+ Mất cân bằng hệ thống thần kinh.
b. Nguyên nhân:
+ Tư thế làm việc, học tập.
+ Làm việc quá sức.
+ Vận động quá ít không đồng bộ.
+ Ăn uống không điều độ, thức ăn kém phẩm chất, có độc hại.
+ Căng thẳng thần kinh (stress).
3. Cân bằng âm dương:
	Theo triết học phương Đông, học thuyết âm dương là cốt lõi để nhìn nhận đánh giá và nhận định trong nhân sinh và vũ trụ hai mặt đối lập âm dương luôn luôn vận động, biến hoá không ngừng, tương thôi, tương tác, tạo ra muôn vạn trạng thái hình thể diện tướng của mọi sự vật, sự việc.
a. Nguyên nhân cơ bản:
+ Âm dương căn hỗ.
+ Âm dương tiêu trướng.
+ Âm dương chuyển hoá.
b. Ứng dụng trong phạm trù vận động.
+ Động và tĩnh.
+ Cương và nhu.
+ Chủ động và thụ động.
+ Ý thức và vô thức.
+ Bản chất và hình tướng (hiện tượng).
+ Cục bộ và đồng bộ.
II. PHÂN TÍCH TÁC DỤNG PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ THEO KINH NGHIỆM CỔ TRUYỀN – KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH (THỞ BỤNG) 
Theo quan điểm của cổ truyền phương đông, bụng là 1 nơi tích tụ năng lượng chính của cơ thể (Đan điền, khí hải) các trường phái võ thuật, khí công, Yoga... đều nhấn mạnh vấn đề tập trung khí ở bụng.
1. Quy trình luyện tập
	Đầu tiên là bước chuẩn bị: chỗ tập phải tương đối yên tĩnh, sạch sẽ, phải thoáng khí, không được sáng quá ( kẻo gây chói mắt ), không nóng quá cũng không lạnh quá. Về cá nhân, cần sắp xếp công việc để có đủ thời gian tập luyện, khi tập không phải lo lắng về việc gì. Mặc quần áo quá rộng, không bó chặt thân, không tập lúc quá no, quá đói hoặc lúc đang say rượu. Chuẩn bị tinh thần thoải mái trước khi luyện tập.
2. Tư thế ngồi: Tĩnh tọa
- Thở thuận chiều:
+ Tư thế ngồi.
+ Hít phình thở thót.
+ Sâu dài êm thoải mái.
- Thở ngược chiều:
+ Tư thế ngồi.
+ Hít thót thở phình.
+ Sâu dài êm thoải mái.
3. Tư thế đứng: Hiệp khí âm dương
- Tư thế ban đầu.
- Nạp thiên trả địa.
- Nạp địa trả thiên.
- Điều hòa nhân khí.
4. Tư thế nằm: ngọa công
- Thở thuận chiều.
- Thở ngược chiều.
5. Đạo dẫn khí công theo vòng châu thiên
	Đây là phương pháp khí công phối hợp giữa ngồi thiền với việc khai thông Nhâm, Đốc hai kinh mạch lớn nhất, biểu tượng quan trọng nhất của hai thành tố âm, dương trong cơ thể. Cách thở này giúp cho năng lượng được vận hành theo quỹ đạo nhất định.
- Bắt đầu từ mạch Nhâm tính từ trên xuống gồm có các huyệt sau: Ngân giao (phía trong lợi hàm trên đối diện với ngân trung), thừa tương, thiên đột, đản trung (chính giữa ngực), cửu vĩ (dưới xương ức một đốt), khí hải quan nguyên (dưới rốn ba phân), hội âm (điểm ở giữa bộ phận sinh dục và hậu môn).
- Mạch Đốc được tính từ dưới lên gồm: trường cường (đốt sống cuối cùng), mệnh môn (chính giữa thắt lưng), linh đài, đại chùy (dưới đốt sống cổ thứ 7), phong phủ, bách hội (đỉnh đầu), ấn đường (chính giữa hai đầu mày kéo ra) và nhân trung.
	Khi tập người tập có thể ngồi trên ghế, chân buông thõng chạm mặt đất hoặc xếp bằng. Miệng và mắt khép hờ, lưng thẳng, vai hơi thu lại, buông lỏng phần bụng, cằm hơi đưa vào, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, hai bàn tay úp trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, hai đầu ngón cái chạm nhau miễn sao cảm thấy thoải mái, dễ dãn mềm cơ bắp. Vận khí từ từ đến tất cả các huyệt đạo, vì "thần đâu khí đó" nên ở đâu có ý tất ở đó có khí, nên tập trung tư tưởng ở đâu hoặc dẫn đi đâu thì chắc chắn khí sẽ ở đó, sẽ theo tới nơi ta muốn.
	Việc tập luyện khí công có thể tạo ra những tác động ảnh hưởng tốt đẹp, giúp ích cho chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể như: bộ phận hô hấp, tiêu hóa, hệ thống tuần hoàn máu và hệ thần kinh.
Ngoài ra, việc tập luyện khí công còn giúp ích cho học viên ra tăng sức mạnh tinh thần như: tập trung tư tưởng, tính tự chủ, tự kiểm soát nội tâm, tâm hồn thanh tịnh và bình tĩnh để có một đời sống tình cảm an hòa khắc phục được những trở ngại bất thường trong đời sống hàng ngày. Để đạt được thành quả trong lúc tập luyện khí công tùy theo hoàn cảnh học viên nên tuân hành nghiêm chỉnh theo một thời gian biểu tập luyện đều đặn hàng ngày với những bài tập thích nghi từng bước một, tuần tự tiền hành cho hợp lý.
Phần VI
KINH LẠC HUYỆT ĐẠO THỰC HÀNH 
XOA BÓP BẤM HUYỆT PHỤC HỒI SỨC KHỎE
I - KHÁI NIỆM VỀ KINH LẠC, HUYỆT ĐẠO
- Theo y học cổ truyền phương Đông, khí huyết trong cơ thể con người được lưu dẫn trong các đường kinh (chạy dọc cơ thể) và lạc mạch (đường nhánh chạy ngang) tới nuôi dưỡng từng bộ phận, từng tế bào của cơ thể.
Có 12 đường kinh chính và 2 mạch Nhâm và Đốc (chạy chính giữa trước và sau cơ thể). Mỗi đường kinh lạc có liên quantới hệ thống thần kinh và chức năng của một bộ phận cơ thể. Các điểm quan trọng nằm trên các đường kinh lạc này gọi là huyệt. Trong hệ thống các huyệt lạic ó các huyệt chính, có ảnh hưởng quan trọng tới một số chức năng của từng vùng, từng bộ phận cơ thể, gọi là đại huyệt
 (theo y học hiện đại các điểm này tương ứng với các điểm tập trung, điểm nút giao nhau của hệ thống dây thần kinh chức năng, đám rối thần kinh).
II - TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP BẤM HUYỆT
- Làm cho mạch máu dưới da được lưu thông, da dẻ mịn màng, hồng hào hơn, cơ khớp vận hành dễ dàng hơn.
- Kích thích vào các huyệt vị, huyệt đạo, vào hệ thống thần kinh chức năng làm cho khí huyết lưu thông, cơ thể dễ chịu, điều chỉnh cân bằng âm dương giúp cơ thể vận hành đồng bộ.
- Có thể phòng, chống và chữa được một số loại bệnh.
III - MỘT SỐ LOẠI BỆNH HỌC ĐƯỜNG SINH VIÊN THƯỜNG MẮC PHẢI
1. Bệnh đau đầu:
	Có thể đau vùng thái dương, vúng chán, đau nhức nửa đầu, đau sau gáy
a. Nguyên nhân:
- Áp huyết cao, thận hư, thiên đầu thống, viêm mũi, viêm xoang, hạ đường huyết, thiểu năng tuần hoàn não, cảm cúm.
b. Cách xử lý
- Những bệnh mang tính thực thể, viêm nhiễm cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Những bệnh lý mang tính chất rối loạn chức năng như: học hành căng thẳng, đọc sách quá nhiều, bàn học thiếu ánh sáng, thời tiết thay đổi đột ngột, thiếu máu lên não, vận động quá tải, không thích hợp có thể điều chỉnh bằng cách day ấn một số huyệt: bách hội, ấn đường, đầu duy, dương bạch, thái dương, hợp cốc
2. Người bị cận thị
a. Nguyên nhân
- Chủ yếu do rối loạn chức năng về mắt, học hành căng thẳng, đọc sách nơi thiếu ánh sáng, thiếu chăm sóc mắt thường xuyên.
b. Cách xử lý
- Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh.
- Phương huyệt: dương bạch, tình minh, toản trúc, ngư yêu, ty trúc không, đồng tử liêu.
- Bấm bổ trợ: ấn đường, thái dương.
3. Bệnh đau lưng
a. Định nghĩa 
	Là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, mặt khác do chịu tải trọng thường xuyên của toàn bộ cơ thể, sinh hoạt, vận động hàng ngày, lao động nặng nhọc đều lấy hưng phấn làm gốc nên có thể nói hơn 90% người bị bệnh đau lưng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
b. Nguyên nhân: 
Do thoái hóa, gai đôi, vôi hóa cột sống, lệch đĩa đệm, do va đập, dãn dây chằng, do nội thương, viêm thận, viêm đại tràng
c. Cách xử lý: 
	Không ngồi quá lâu ở một tư thế cố định, không ngồi lệch nghiêng vẹo cột sống, cổ gáy, không vận động, lao động quá sức. Có thể tập một số động tác đặc trị cột sống	sau:
- Mèo duỗi lưng.
- Rắn chào mặt trời.
- Rắn xoay đầu.
- Gập mình.
- Cái cày.
Phần VII
PHƯƠNG PHÁP THƯ GIẢN THẦN KINH, 
TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG (THIỀN DƯỠNG SINH)
I - KHÁI NIỆM VỀ THIỀN DƯỠNG SINH
 Là phương pháp làm cho bộ não lành mạnh (kiện não phát) giảm thiểu những tần số sóng loạn động trong não, giúp cho thanh tâm tĩnh trí, tập trung tư tưởng không để cho những tạp niệm xen vào, giúp cho đầu óc sáng suốt, ý chí minh mẫn, kiên nhẫn, tinh thần thanh thản, tâm hồn thoải mái vui tươi.
 Thiền thường được hiểu là ngồi yên, trầm tư mặc tưởng, phân tích hoặc suy nghĩ về một luận cứ, một bài 
thơ hoặc một bài kinh. Đôi khi nó cũng được hiểu là ngồi xuống , nhắm mắt lại và giữ cho trí óc không suy nghĩ gì cả, nhờ vậy giữ cho tâm trí được thanh thản bằng cách tránh thoát các vấn đề. Cả hai cách hiểu này đều không đúng với ý nghĩa đích thực về Thiền Yoga.
	 Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Mặc dù, một người mới nhập môn, mỗi lúc chỉ có thể giữ cho tâm trí tập trung vào Thiền trong vài giây mà thôi, nhưng với sự giúp sức của các kỹ thuật Thiền đã được điều chỉnh cho thích hợp với khả năng mỗi cá nhân, người tập sẽ dần dần đạt được tư duy và cảm nghĩ cao cả. 
	Khi Thiền đã trở thành chủ quan, nghĩa là khi tâm trí của người Thiền mở rộng vô hạn đến nỗi không ý thức cá nhân nào còn tồn tại, đó là lúc đã đạt được Đồng Nhất Vũ Trụ, gọi là “Samadhi”, trạng thái này được gọi là “Anandam” hoặc Chân Phúc Vũ Trụ vì ý thức hoàn toàn được giải thoát khỏi những trói buộc của bản ngã và đồng hoá vào Ý Thức Duy Nhất mênh mang trong vũ trụ, nếu không, sức mạnh tâm trí sẽ bị tiêu tan vì sự phân trí nội tại và ngoại tại. Để điều khiển tâm trí trong khi Thiền, chúng ta cần có điểm tập trung. Tâm trí muốn đi đến điều gì thích thú, vì thế nhờ sử dụng một Mantra hoặc một rung động âm thanh đặc biệt, tâm trí sẽ được hướng về điều thích thú nhất.
– Ý Thức Vô Hạn. “Mantra” theo từ nguyên, có nghĩa là “cái giải thoát tâm trí”. Trong khi Thiền, tâm trí ta tập trung lên từ này. Các Mantra (cái giải thoát tâm trí) là những từ của ngôn ngữ Phạn, có những tính chất sau:
 + Nhịp nhàng
 + Có khả năng tạo ra sự tập trung.
 + Có khả năng tạo ra ý tưởng.
	Khi luyện Thiền đạt kết quả thì định được tâm, khi thanh tâm tĩnh trí thì đầu óc minh triết, thấu suốt mọi lẽ tình, sự vật được khắc ghi trong trí nhớ, Thiền định sẽ đem đến trí tuệ, làm chủ tâm lý thần kinh và ứng xử xã hội tốt.
	Theo nghiên cứu người ta đưa ra bốn đại nguy cơ thế giới:
- Mất cân bằng sinh thái.
- Bùng nổ dân số.
- Cạn kiệt nguồn năng lượng.
- Thiếu hụt nhân tài
	Trong đó nguy cơ thiếu hụt nhân tài là then chốt, thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, đầu tư khai thác nguồn tài nguyên chất xám, trí tuệ để đưa nền kinh tế tăng trưởng là một hướng đi tất yếu của tất cả các quốc gia.
	Người ta xem Thiền là một phương pháp thể dục thần kinh hữu hiệu, chống lại Stress và các bệnh có nguyên nhân từ tâm lý. Thiền là phương pháp khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ, chất xám, rèn luyện tâm tính con người, khả năng làm chủ thần kinh và ứng xử xã hội.
- Ở Trung Quốc người ta đã áp dụng phép "Tĩnh tọa dưỡng thần" để nâng cao trí tuệ cho thanh thiếu niên .
- Ở Nhật Bản, ủy ban giáo dục đã đưa vào chính khóa giờ học "Tĩnh tọa khai trí" trong các trường Trung học.
- Ở Ấn Độ, bộ giáo dục đã quyết định cho dạy Yoga ở trên 300 trường Tiểu học và Trung học.
- Ở Mỹ, trong giáo trình "Sáng tạo trong kinh doanh" của trường Đại học Stanford, người ta đã đưa chương trình dạy Yoga, khí công, Thiền.
- Ở nhiều nước phương Tây, việc cá nhà bác học.viện sĩ, giáo sư, tiến sĩ luyện tập thiền đã trở thành một vấn đề bình thường và Thiền ngày càng lan rộng ảnh hưởng tích cực của nó trong vấn đề hoàn thiện con người.
	Hiện nay, chữ Thiền được sử dụng rất nhiều để diễn tả nhiều cách thực tập.
	Trong Phật giáo, chữ Thiền được dùng để chỉ định hai cách thực tập sau đây.
	Cách thực tập một gọi là 'Thiền định' (samatha), và cái thứ hai gọi là 'Thiền Minh Sát' (Vipassana). 
1. Thiền định (Samatha) 
	Là cách tập trung ý tưởng

File đính kèm:

  • doctieu_luan_giao_duc_the_chat_va_suc_khoe.doc