Tiểu luận Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KỸ NĂNG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI CHỦ ĐỀ 1 Sinh viên thực hiện: MSSV: Lớp: .. Học phần: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại Chủ đề 1: Trình bày các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa. Đưa ra các đánh giá (ưu điểm, hạn chế) về các quy định pháp luật đó. Ngày 10/09/2020 tại thành phố Vinh, Nghệ An, Công ty cổ phần Nhật Nam (Bên bán hàng, trụ sở tại thành phố Vinh) do ông Phan Nhật Nam (Giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty) và Công ty TNHH Tín Thành Đạt (bên mua hàng, trụ sở tại Thanh Hóa) do ông Nguyễn Tiến Đạt (giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty) ký hợp đồng mua bán gạo thơm thái số 68/HĐMB. Số lượng gạo: 10.000 tấn, tổng trị giá hợp đồng là 700 triệu VND, giao hàng 1 lần tại kho của bên bán, ngày giao hàng 20/09/2020. Hãy soạn hợp đồng mua bán hàng hóa cho hai bên, trong đó có điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng. Bài làm Câu 1: Các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bàn hàng hóa là một trong những hợp đồng phổ biến nhất trong lĩnh vực thương mại. Theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Hiện nay, các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định chủ yếu tại Bộ luật dân sự 2015 và luật thương mại. Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật, những vấn đề nào luật thương mại quy định thì áp dụng luật thương mại, vấn đề nào luật thương mại không quy định, bộ luật dân sự có quy định áp dụng quy định của bộ luật dân sự. Một số quy định chung của Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng Giao kết hợp đồng a. Nguyên tắc giao kết hợp đồng Điều 3 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. b. Chủ thể giao kết hợp đồng: Pháp nhân, cá nhân, Hộ gia đình, tổ hợp tác c. Trình tự giao kết hợp đồng được quy định từ Điều 386 đến Điều 397 Bộ luật dân sự 2015, gồm 2 bước Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng . Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Hợp đồng được hình thành và có hiệu lực pháp lý. d. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định hình thức hợp đồng như sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. e. Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa Nội dung của hợp đồng được quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Mục 2 Luật thương mại 2005. Cụ thể như sau: Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa 1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. 2. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này. Điều 35. Địa điểm giao hàng 1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận. 2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó; b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên; c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó; d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. Điều 36. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển 1. Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển. 2. Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó. 3. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó. Điều 37. Thời hạn giao hàng 1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. 2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. 3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. Điều 38. Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác. Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng 1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại; b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua; d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. 2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau: 1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó; 2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; 3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. Điều 41. Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng 1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại. 2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. Điều 42. Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá 1. Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. 2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. 3. Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại. 4. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. Điều 43. Giao thừa hàng 1. Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó. 2. Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá thoả thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác. Điều 44. Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng 1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. 2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến. 3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. 4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. 5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. Điều 45. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá Bên bán phải bảo đảm: 1. Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; 2. Hàng hóa đó phải hợp pháp; 3. Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp. Điều 46. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá 1. Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. 2. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua. Điều 47. Yêu cầu thông báo 1. Bên bán mất quyền viện dẫn quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này nếu bên bán không thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên bán đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba. 2. Bên mua mất quyền viện dẫn quy định tại Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của Luật này nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba. Điều 48. Nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Trường hợp hàng hoá được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó. Điều 49. Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá 1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. 2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. 3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Điều 50. Thanh toán 1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. 2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. 3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra. Điều 51. Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau: 1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; 2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết; 3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó; 4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này. Điều 52. Xác định giá Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá. Điều 53. Xác định giá theo trọng lượng Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu giá được xác định theo trọng lượng của hàng hoá thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh. Điều 54. Địa điểm thanh toán Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây: 1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán; 2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ. Điều 55. Thời hạn thanh toán Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau: 1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá; 2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này. Điều 56. Nhận hàng Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá. Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá; 2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua. Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau: 1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng; 2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác. Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Thông thường, khi có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa thì bên vi phạm bị phạt vi phạm. Mức phạt vi phạm được các bên thỏa thuận nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật. Điều 301 quy định về mức phạt vi phạm như sau: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”. Phương thức giải quyết tranh chấp. Hiện nay, có 4 phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến là thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định. Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện nay thì có thể thấy pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa có một số ưu điểm và hạn chế như sau: Thứ nhất, về ưu điểm: Pháp luật thương mại nói chung và mua bán hàng hóa nói riêng tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, khi các bên không có thỏa thuận khác, pháp luật cũng đặt ra các quy tắc chung nhất, đảm bảo sự công bằng, quyền và lợi ích của các bên, do đó có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ các bên tham gia hợp đồng, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, Thứ hai, về nhược điểm: Mặc dù đã có những quy định, tuy nhiên, hiện nay quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa còn khá rải rác trong nhiều văn bản khác nhau, khiến việc áp dụng những quy định đó còn khó khăn và hiệu quả áp dụng chưa thực sự có hiệu quả. Cùng với sự phát triển của xu thế hội nhập, việc tham gia hợp đồng thương mại ngày càng nhiều, tuy nhiên có vấn đề hiện nay vẫn chưa có những quy định cụ thể để điều chỉnh, đặc biệt là hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài. Dẫn tới việc khi có những tranh chấp xảy ra thì gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết, và có thể gây ra những thiệt hại đáng kể. Để tiếp tục phát huy những vai trò và để khắc phục những hạn chế như trên, pháp luật về hợp đồng thương mại cần được hoàn thiện hơn nữa. Câu 2: Ngày 10/09/2020 tại thành phố Vinh, Nghệ An, Công ty cổ phần Nhật Nam (Bên bán hàng, trụ sở tại thành phố Vinh) do ông Phan Nhật Nam (Giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty) và Công ty TNHH Tín Thành Đạt (bên mua hàng, trụ sở tại Thanh Hóa) do ông Nguyễn Tiến Đạt (giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty) ký hợp đồng mua bán gạo thơm thái số 68/HĐMB. Số lượng gạo: 10.000 tấn, tổng trị giá hợp đồng là 700 triệu VND, giao hàng 1 lần tại kho của bên bán, ngày giao hàng 20/09/2020. Hãy soạn hợp đồng mua bán hàng hóa cho hai bên, trong đó có điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Số: 68/HĐMB Hợp Đồng này được lập và ký ngày thángnăm..giữa: Bên Bán Hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN NHẬT NAM Trụ sở chính: .. thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An GCNĐKKD số: 290xxxxxxx Được cấp bởi: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An Điện thoại: Fax: Đại diện bởi: Ông Phan Nhật Nam Chức vụ: Giám đốc Sau đây được gọi là “Bên A”. Bên Mua Hàng: CÔNG TY TNHH TÍN THÀNH ĐẠT Trụ sở chính: .. Thanh Hóa GCNĐKKD số: 280xxxxxxx Được cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa Điện thoại: Fax: Đại diện bởi: Nguyễn Tiến Đạt Chức vụ: Giám đốc Sau đây được gọi là “Bên B”. Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng Mua bán hàng hóa (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau: Điều 1. Đối tượng của hợp đồng Tên hàng hoá: Gạo thơm thái Đơn giá: 70.000 VND/tấn Số lượng: 10.000 tấn Chất lượng, quy cách và xuất xứ Tiêu chuẩn chất lượng: Hàng hoá mà Bên B bán cho Bên A phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định theo chứng nhận chất lượng. Xuất xứ: Đồng bằng sông Cửu Long Quy cách đóng gói: 25kg/bao Giá cả hàng hóa Giá bán hàng hóa là: 700.000.000 VND (Giá này đã bao gồm VAT) (Bằng chữ: Bảy trăm triệu đồng chẵn). Chi phí vận chuyển: do bên A chịu Chi phí bốc dỡ hàng hóa: do bên B chịu toàn bộ. Phương thức và thời hạn thanh toán Phương thức thanh toán: Bên B Thanh toán bằng tiền Việt Nam thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Bên A theo các thông tin dưới đây: Chủ tài khoản : CÔNG TY CỔ PHẦN NHẬT NAM Tài khoản số : xxxxxx Tại Ngân hàng : VCB Nghệ An Thời hạn thanh toán: Bên B thanh toán một lần 100% giá trị Hợp đồng sau 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hàng đúng theo hợp đồng, bộ chứng từ thanh toán ở Điều 5 khoản 5.3 và hóa đơn VAT hợp lệ. Phương thức giao nhận hàng hóa Điều 5: Giao hàng Địa điểm giao hàng: Tại kho của bên bán Tiến độ giao hàng: Giao hàng 01 lần trong vòng 20-15 ngày kể từ khi ký hợp đồng. Toàn bộ chi phí phát sinh do giao hoặc nhận hàng trễ do bên vi phạm chịu. Phương thức giao nhận: Khi giao nhận hàng hóa hai bên sẽ lập biên bản xác nhận số lượng và chất lượng hàng hóa. Nếu hàng hóa thiếu số lượng hoặc không đạt chất lượng thì Bên B có quyền không nhận hàng và yêu cầu Bên A bồi thường toàn bộ thiệt hại hoặc đồng ý nhận hàng và yêu cầu Bên A giao số hàng còn thiếu hoặc đổi hàng kém chất lượng trong thời hạn 08-10 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trong trường hợp này số lượng hàng còn thiếu được xem là giao trễ và giải quyết theo quy định về giao hàng trễ tại Hợp đồng này. Nếu các bên có tranh chấp về chất lượng hàng hóa thì hàng hóa sẽ được chuyển đến Vinacontrol để tiến hành giám định. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán Đảm bảo các hàng hóa bán cho Bên B đều trong tình trạng mới 100%. 6.2. Cung cấp các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của Hợp đồng này. 6.3. Cam kết có đủ điều kiện và năng lực thực hiện việc cung cấp Hàng hóa được thỏa thuận theo Hợp đồng này và quy định pháp luật. 6.4. Cung cấp Hàng hóa đúng số lượng, chủng loại, chất lượng như đã thoả thuận và theo yêu cầu của Bên Mua tại Hợp đồng này. 6.5. Cung cấp Hàng hóa đúng thời gian và địa điểm như đã thỏa thuận 6.6. Đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp đối với Hàng hóa cho đến khi chuyển giao cho Bên Mua. 6.7. Chịu trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. 6.8. Chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và bên thứ ba về các vấn đề liên quan đến chất lượng của Hàng hóa. Điều khoản này sẽ vẫn còn hiệu lực kể cả sau thời điểm Hợp đồng đã hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt. 6.9. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua 7.1. Tạo mọi điều kiện để Bên bán giao hàng đúng thời hạn của hợp đồng 7.2. Cử cán bộ chuyên trách kiểm tra quy cách, chất lượng và ký xác nhận biên bản bàn giao hàng hóa với Bên Bán; 7.3. Bố trí nhân lực, thiết bị bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng để giải phóng phương tiện vận chuyển cho Bên Bán; 7.4. Có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa do Bên Bán cung cấp không đảm bảo về chất lượng, không đúng chủng loại như đã quy định trong hợp đồng, không có đầy đủ chứng chỉ chất lượng, xuất xứ theo quy định của Hợp đồng. 7.5. Thanh toán đúng thời hạn cho Bên A. Nếu quá hạn thanh toán mà Bên Mua chưa thanh toán cho Bên Bán thì phải chịu phạt một số tiền theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Vietcombank công bố trên số tiền chậm thanh toán và cho thời gian chậm thanh toán. 7.6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và pháp luật. Bảo mật Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mỗi Bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt. Bất khả kháng 9.1. Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh hoặc các thảm họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam. 9.2. Khi một bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau: Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng; và Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự kiện bất khả kháng kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng Nếu Bên A giao hàng trễ thì phải chịu phạt 10 ngày/trị giá lô hàng giao trễ nhưng không quá 8% giá trị lô hàng giao trễ. Nếu Bên B chậm thanh toán sẽ phải chịu lãi suất đối với số tiền chậm thanh toán trong thời gian chậm thanh toán theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Vietcombank công bố. Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng Hợp Đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2022 Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau: Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản. Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm. Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá 15 ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại. Giải quyết tranh chấp Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp Đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Nếu không thể giải quyết được trong vòng 30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này, địa điểm tiến hành giải quyết bằng trọng tài là thành phố Hồ Chí Minh. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư). Điều khoản chung Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên. Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp Đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên còn lại. Hợp Đồng này sẽ được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 02 bản để thực hiện. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
File đính kèm:
- tieu_luan_ky_nang_soan_thao_hop_dong_thuong_mai.docx