Tiểu luận Lập kế hoạch kinh doanh nấm rơm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Lập kế hoạch kinh doanh nấm rơm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Lập kế hoạch kinh doanh nấm rơm
KHKD NẤM RƠM LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................................................................ 4 Chương I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH................................................................................................................................................5 1.1 Tóm tắt tổng quan:............................................................................................................................................................................................ 5 1.1.1 Cơ sở pháp lí:.............................................................................................................................................................................................. 5 1.1.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH:...........................................................................................................................................................................7 1.2 GIỚI THIỆU CỬA HÀNG: ...................................................................................................................................................................................7 1.3 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ:......................................................................................................................................................................9 Chương II: KẾ HOẠCH MARKETING ..........................................................................................................................................................................11 2.1 Phân tích ngành:.............................................................................................................................................................................................. 11 2.2 Phân tích thị trường- khách hàng:....................................................................................................................................................................13 2.2.1 Quy mô thị trường:...................................................................................................................................................................................13 2.3 Phân khúc thị trường:......................................................................................................................................................................................14 2.3.1 Phân tích thị trường mục tiêu:..................................................................................................................................................................15 2.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh:..........................................................................................................................................................................15 2.5 Phân tích ma trận SWOT:................................................................................................................................................................................16 2.5.1 Điểm mạnh và điểm yếu:.........................................................................................................................................................................16 2.5.2 Cơ hội và thách thức:..............................................................................................................................................................................17 2.6 Xác định mục tiêu:........................................................................................................................................................................................... 18 NHÓM N09-KHKD Page 1 KHKD NẤM RƠM 2.6.1 Mục tiêu định tính:....................................................................................................................................................................................18 2.6.2 Mục tiêu định lượng:................................................................................................................................................................................18 2.7 Các hoạt động Marketing:...............................................................................................................................................................................18 2.7.1 Thực hiện chiến lược 4P cho hoạt động Marketing:.................................................................................................................................18 2.8 Bảng chi phí Marketing và chi phí bán hàng dự kiến : ĐVT: triệu đồng ...................................................................21 Chương III: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT...............................................................................................................................................................................23 3.1 Mô tả sản phẩm:.............................................................................................................................................................................................. 23 3.2 Phương pháp sản xuất:...................................................................................................................................................................................23 3.2.1. CHUẨN BỊ :............................................................................................................................................................................................... 25 3.2.2 XỬ LÍ NGUYÊN LIỆU:.................................................................................................................................................................................26 3.2.3 CẤY GIỐNG............................................................................................................................................................................................... 28 3.2.4 NUÔI SỢI .................................................................................................................................................................................................. 29 3.2.5 CHĂM SÓC VÀ THU HÁI.............................................................................................................................................................................30 3.3 Lập dự toán chi phí sản xuất:..........................................................................................................................................................................31 3.3.1 Lựa chọn nhà cung cấp:............................................................................................................................................................................31 3.3.2 Xác định nhu cầu cho một 1000 kg nguyên liệu rơm:...............................................................................................................................32 3.3.7 Nhu cầu nhân sự:.....................................................................................................................................................................................37 3.3.8 Bảng khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ :...................................................................................................................................38 NHÓM N09-KHKD Page 2 KHKD NẤM RƠM 3.3.9 Tổng chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ trong 1 tháng: ..........................................................................................................................39 3.310 Chi phí sản xuất dự kiến cho từng tháng:................................................................................................................................................40 3.3.11 Doanh thu dự kiến:.................................................................................................................................................................................41 Chương IV: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ...............................................................................................................................................................................42 4.1 Thành phần nhân sự chủ chốt:.........................................................................................................................................................................42 4.2 Sơ đồ tổ chức:................................................................................................................................................................................................. 42 Chương v: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH...............................................................................................................................................................................45 5.1 Các giả định tài chính:.....................................................................................................................................................................................45 5.2 Các báo cáo tài chính dự kiến:..........................................................................................................................................................................45 5.2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 1/6/2013 đến tháng 31/5/2014:...........................................................................................47 5.3 Các tỷ số tài chính dự kiến:..............................................................................................................................................................................48 Chương VI: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH................................................................................................................................................50 6.1 Những rủi ro có thể xảy ra:..............................................................................................................................................................................50 6. 2 Những phương án phòng ngừa rủi ro:...........................................................................................................................................................51 6.4 Phân tích độ nhạy 2 chiều: Ảnh hưởng của giá bán và sản lượng đến lợi nhuận:............................................................................................53 NHÓM N09-KHKD Page 3 KHKD NẤM RƠM LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, phong cách ẩm thực ngày càng hướng về các món ăn có nguồn gốc từ thiên nhiên, có lợi cho việc nâng cao sức khỏe. Trong đó, nấm ăn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, do chứa nhiều protein, các axit amin, khoáng, vitamin Ngoài ra, nấm ăn còn được dùng để chữa trị một số bệnh như: giảm cholesterrol trong máu, điều hòa huyết áp, thiếu máu, ung thư , không có các độc tố.Vì vậy nấm ăn được xem là một loại rau cao cấp, “rau sạch”, được sử dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Ngoài những đặc điểm ưu việt của nấm ăn về dinh dưỡng, việc trồng nấm còn mang lại những hiệu quả cao về kinh tế, là một trong những hướng phát triển của công nghệ sinh học. Do vậy, nghề trồng nấm đã được hình thành, phát triển và lan rộng khắp toàn cầu từ rất lâu. Nghề trồng nấm dần dần đã trở thành một nghề với trình độ ngày một cao và sản xuất theo qui mô công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Chúng tôi nhận thấy ở TP Huế hiện nay, nấm rơm được mua với giá cao do cầu vượt quá cung.Vì vậy, việc xây dựng và phát triển cơ sở nấm rơm ở trên địa bàn tp Huế là rất cần thiết và đúng đắn.Vậy, chúng tôi xin trình bày về bản kế hoạch kinh doanh của mình. NHÓM N09-KHKD Page 4 KHKD NẤM RƠM Chương I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH 1.1 Tóm tắt tổng quan: 1.1.1 Cơ sở pháp lí: - Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005 - Căn cứ Luật Quản lý Thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006. - Quyết định 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. - Điều 7 Nghị định 43/2010/ NĐ – CP về Ngành, nghề kinh doanh 1. Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh. Nội dung cụ thể của các phân ngành trong ngành kinh tế cấp bốn được thực hiện theo Quy định về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Việc mã hóa ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa trong công tác thống kê. Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 2. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. NHÓM N09-KHKD Page 5 KHKD NẤM RƠM 3. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. 4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới. 5. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ. Nghiêm cấm việc ban hành và quy định không đúng thẩm quyền về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 6. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng và việc sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Điều 19 Nghị định 43/2010/ NĐ – CP về Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; 2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này; 3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; 4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. NHÓM N09-KHKD Page 6 KHKD NẤM RƠM 1.1.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH: Tầm nhìn: Đây là xưởng sản xuất nấm theo hướng công nghệ cao, có quy mô doanh nghiệp tập trung, cung cấp một lượng nấm rơm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu thụ T.p Huế. Dự án là mô hình sản xuất, hạch toán kinh tế tự chủ chuyển đổi theo hướng sản xuất thị trường, tạo nghề mới cho nhiều đơn vị và địa phương khác học tập. Sứ mệnh: Sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm bổ dưỡng, đem lại nguồn lợi nhuận, mang lại những hiệu quả cao về kinh tế, tạo việc làm tại chỗ, vệ sinh môi trường đồng ruộng, hạn chế việc đốt rơm, rạ, đốt phá rừng, giảm thiểu quá tình gây ô nhiễm môi trường, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho cải tạo đất, góp phần tích cực vào chu trình chuyển hóa vật chất. 1.2 GIỚI THIỆU CỬA HÀNG: Tên cơ sở: NẤM HUẾ Hình thức kinh doanh: Doanh nghiệp tư nhân Ngành,nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh nấm rơm Nguồn vốn: 1,100,000,000 Đ NHÓM N09-KHKD Page 7 KHKD NẤM RƠM Hình thức: Tự có Qua khảo sát về địa điểm ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ- TP Huế ta thấy có những điểm thuận lợi sau: - Điều kiện tự nhiên: địa hình đồng bằng, nguồn nước dồi dào, thời tiết thuận lợi cho việc trồng nấm.Đường Nguyễn Văn Linh có địa hình rất thuận lơi cho việc đi lại và vận chuyển. Phía Bắc giáp với đường Lê Duẩn, phía Nam giáp với tỉnh lộ 8B chúng là những đường lớn và dẫn đến nhiều tuyến đường quan trọng của phía Bắc và phía Nam của tỉnh T-T- Huế. -Về điều kiện xã hội và kĩ thuật: dân cư đông đúc, chủ yếu người dân ở đây làm nghề nông. Mặc khác, người dân siêng năng,chịu khó và thường nhàn rỗi sau những vụ mùa => Nhân lực dồi dào và chi phí nhân công thấp. -Tính kinh tế về địa điểm: Ở Phường Hương Sơ- Tp Huế :Chưa có cơ sở hay doanh nghiệp nào tập trung làm nấm. Bao quanh vùng gần Phường Hương Sơ bao gồm: Đức Bưu , Hương Cần, Hương Chữ, Hương Toàn, Hương Vinh, Triều Sơn Đông, Triều Sơn Đông, Kim Long... phần lớn trồng lúa và lấy nghề nông là nghề chính. Như ta đã biết, rơm là nguyên liệu chính cho trồng nấm rơm. NHÓM N09-KHKD Page 8 KHKD NẤM RƠM + Logo của cửa hàng: + Slogan: “Nấm múp máp, ăn mũm mĩm” 1.3 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ: Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ nấm rơm - Plutaceae. Trong thực phẩm hằng ngày của người VN, nấm rơm chiếm một vị trí quan trọng vì tính chất phổ biến, lại dễ chế biến với nhiều thứ khác để thành nhiều món ăn ngon. Còn gọi là bình cô, lan hoa cô, ma cô..., là một trong những loại nấm ăn được sử dụng rất rộng rãi. Thành phần: -Thành phần hoá học: Nấm tươi chứa 90% nước, 3,6% protid, 0,3% lipid, 3,2% glucid, 1,1% cellulose, 0,8% tro, 28mg% calcium, 80mg% phosphor, 1,2% sắt, còn có một lượng nhỏ các vitamin như B, C, A, PP. 100g nấm cung cấp cho cơ thể 31 calo. - Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm khô đúng chuẩn có chứa 21-37 gam chất đạm, 2,1-4,6 gam chất béo, 9,9 gam chất bột đường, 21 gam chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP... Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa nhiều vừa đầy đủ các axit amin tối cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương,hàm lượng đạm cao đến 43%.Chất béo NHÓM N09-KHKD Page 9 KHKD NẤM RƠM Công dụng: Nấm rơm còn gọi là bình cô, lan hoa cô, ma cô..., là một trong những loại nấm ăn được sử dụng rất rộng rãi, có giá trị dinh dưỡng khá cao. Nấm rơm là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim. -.Thịt mềm, mùi vị tốt , dinh dưỡng phong phú. Hàm lượng Amin acid chiếm 38.2%, cao hơn thịt bò 8,47 lần. Trong nấm rơm tươi có 200mg Vitamin C, cao hơn nhiều so với hàm lượng trong rau. Hàm lượng tinh bột thấp, rất tốt cho người bị tiểu đường. Là thực phẩm tốt cho cơ thể làm tăng tính miễn dịch cho các loại bệnh. -Theo đông y, nấm rơm vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ tì, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng đề kháng,làm hạ cholesterol và kháng ung thư - có thể chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn “thuốc” để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với năm loại bệnh nội tiết chuyển hóa nổi cộm hiện nay là: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. - Chủ yếu dùng tươi làm thuốc. Chữa xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ, giúp tăng cường sức khỏe Lợi thế và sự khác biệt với doanh nghiệp khác: - giá thành phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. - giao hàng tận nơi với giá cả hợp lí. - Chất lượng đảm bảo. - Thái độ phục vụ của nhân viên thân thiện, nhiệt tình. NHÓM N09-KHKD Page 10 KHKD NẤM RƠM - Địa bàn sản xuất kinh doanh nấm nằm gần thành phố ( so với phú lương, phú vang, tt huế). - Địa bàn sản xuất kinh doanh nấm nằm gần nơi tiêu thụ. Chương II: KẾ HOẠCH MARKETING 2.1 Phân tích ngành: NHÓM N09-KHKD Page 11 KHKD NẤM RƠM Lâu nay, nấm chỉ là một sản phẩm nhỏ ở nước ta. Nhưng với việc nấm ăn và nấm dược liệu vừa được chính phủ đưa vào Danh mục sản phẩm quốc gia, thực hiện từ năm 2012, ngành nấm đang được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, đáp ứng nhu cầu trong nước và mang lại giá trị xuất khẩu lớn. - Nấm không những là loại thực phẩm ngon, giàu chất dinh dưỡng mà nhiều loài nấm còn có tác dụng như một vị thuốc, giúp tăng cường sức khỏe cho con người. Những công dụng đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nấm trên toàn thế giới. - Trước thực tế đó, cũng như tiềm năng lớn trong việc phát triển nấm ở nước ta, Bộ NN-PTNT đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt sản lượng nấm 400 ngàn tấn, trong đó 300 ngàn tấn để tiêu thụ trong nước và 100 ngàn tấn xuất khẩu, tổng giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 12 ngàn tỷ đồng/năm, giá trị xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD. Đến năm 2020, sản lượng nấm sẽ được nâng lên tới 1 triệu tấn (50% tiêu thụ trong nước, 50% xuất khẩu), ngành nấm giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, giá trị xuất khẩu đạt 450-500 triệu USD/năm. - Theo Cục Trồng trọt, nguồn nguyên liệu trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được cho việc trồng nấm, bởi hiện nay, nguồn phụ phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp vào khoảng 40 triệu tấn/năm. - Ở Việt Nam, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh, rạch, sông ngòi...gây ô nhiễm. Vì thế, phát triển nghề sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường. - Theo đánh giá của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam, Điều kiện thời tiết ở nước ta lại rất phù hợp để sản xuất nhiều chủng loại nấm khác nhau, từ nấm ưa lạnh tới nấm ưa mát, nấm ưa nhiệt, do đó có thể trồng nấm quanh năm trên các địa bàn. Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho việc trồng nấm. NHÓM N09-KHKD Page 12 KHKD NẤM RƠM - Về khoa học công nghệ, đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống, sản xuất đối với các loại nấm chủ lực; nhiều loại nấm cao cấp, có giá trị kinh tế cao đã được du nhập, chọn lọc, bắt đầu đưa vào sản xuất; đã hình thành hệ thống nhân giống nấm từ trung ương tới các địa phương. => Từ những phân tích trên, ta có thể thấy ngành công nghiệp sản xuất nấm sẽ có chiều hướng phát triển trong tương lai sắp tới. Xét đến thị trường kinh doanh là địa bàn TP Huế thì chưa có cơ sở nào trồng nấm với quy mô tập trung. Mặt khác nhu cầu tiêu dùng nấm lai khá cao, cung chưa cung cấp đủ cầu. Nên đây chính là một lợi thế để công ty chúng tôi gia nhập vào thị trường với hy vọng Huế sẽ là địa điểm tốt trong thới gian tới. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của ngành như vậy trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường này. Vì vậy, doanh nghiệp chúng tôi sẽ gặp những khó khăn và rào cản từ đối thủ cạnh tranh.Do DN nào cũng cố gắng thật tốt để đáp ứng nhu cầu thị trường mong giành thị phần cho mình. Việc kinh doanh của công ty, tuy có nhiều lợi thế phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ cố gắng tận dụng những thuận lợi có sẵn để đem lại sự thành công cho DN. 2.2 Phân tích thị trường- khách hàng: 2.2.1 Quy mô thị trường: - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập đầu người ở Việt Nam nói chung và của TP Huế nói riêng đang tăng lên. Bởi vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao tăng lên không những về số lượng mà còn đòi hỏi về chất lượng , đảm bảo vệ sinh và an toàn trong quá trình sử dụng và tốt hơn cho sức khỏe. Nấm nói chung và nấm rơm nói riêng là một loại thực phẩm bổ dưỡng - Ngoài giá trị dinh dưỡng (giàu protein, glucid, lipid, các axit amin, vitamin, khoáng chất trong nấm còn có các hoạt tính sinh học (các chất đa đường, axit nucleic..) NHÓM N09-KHKD Page 13 KHKD NẤM RƠM nên nấm được coi là “rau sạch”, “thịt sạch” và là “thực phẩm thuốc” do đó được các nhà khoa học và giới bác sĩ xem là một “tiên dược” cho cuộc sống hiện đại. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ nấm rơm đang tăng lên, đặc biệt tại địa bàn TP Huế - nơi mà đa số người dân theo đạo Phật thì nấm rơm là nguyên liệu không thể thiếu trong các món chay. - Trong cuộc khảo sát nhu cầu tiêu thụ nấm rơm hiện nay của TP Huế, chúng tôi rút ra nhận xét rằng: Do nguồn cung bị hạn chế, giá thị trường hiện nay về nấm rơm rất cao trung bình khoảng 80 nghìn đồng. Với việc giá cao lại đẩy cầu tiêu dùng về nấm của khách hàng giảm xuống thấp. Một khách hàng bán bún chay ở đường Phan Bội Châu cho biết: “giá nấm rơm hiện nay rất cao, vào những ngày cao điểm giá leo lên đến 200 nghìn đồng/kg.Cửa hàng tôi hầu như không sử dụng nấm rơm để chế biến món ăn để giảm bớt chi phí”. - Vậy, nếu chúng tôi mở ra cửa hàng sản xuất xuất kinh doanh ở đây, thứ nhất, nó sẽ giải quyết tình trạng khan hiếm nấm trên thị trường hiện nay. Từ đó làm giá nấm giảm xuống và việc tiêu thụ lượng nấm rơm sẽ càng tăng hơn. - Do hạn chế về nguồn lực nên chúng tôi sẽ sản xuất tối đa nguồn lực cho phép. Vào tháng 4 ,7 và dịp cuối năm lượng cầu của thị trường rất lớn- đây là thời điểm diễn ra các lễ hội Phật giáo lớn và Tết nguyên đán nên mức tiêu thụ khá cao. Cửa hàng của chúng tôi sẽ lợi dụng thời cơ này để có chiến lược sản xuất nâng cao mức sản lượng cung ứng cho thị trường. - Tại địa bàn TP Huế có nhiều chợ lớn nhỏ, nhiều chùa, nhiều nhà hàng phục vụ thức ăn chay, nhiều khách sạn. Đây sẽ là những địa điểm tiêu thụ tiền năng mà các nhà sản xuất mong đợi. => Quy mô thị trường khá lớn, là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp gia nhập vào thị trường. 2.3 Phân khúc thị trường: NHÓM N09-KHKD Page 14 KHKD NẤM RƠM • Nguyên tắc tâm lý: Nhu cầu sử dụng nấm rơm của nhiều khách hàng là để phòng trừ các bệnh tật, làm đẹp và hướng đến một lối sống thân thiện với môi trường. • Nguyên tắc nhân khẩu học: người có thu nhập càng lớn sẽ sẵn sàng tìm đến những thực phẩm bổ dưỡng, an toàn vệ sinh và tốt cho sức khỏe. Nhiều nhà sư hay những người thích ăn chay thì nấm rơm là nguyên liệu cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày. Các chủ buôn sẽ là khách hàng trung gian tốt nhất để phân phối nấm đến nhiều khách hàng khác. Nên nhu cầu tiêu thụ của họ khá lớn. • Nguyên tắc hành vi: khách hàng tìm đến nấm rơm nhằm phục vụ nhu cầu ăn nấm hàng ngày, phòng bệnh, phân phối lại. Lợi ích của sự tìm kiếm là thấy được sự khỏe mạnh trong cơ thể, vẻ đẹp mảnh mai trong vóc dáng và thu được lợi nhuận từ hoạt động bán hàng. Nhiều khách hàng sẽ tăng nhu cầu nấm rơm vào những dịp lễ cúng rằm và dịp tết Nguyên Đán cuối năm. Với sản phẩm có chất lượng cao, tốt cho sức khỏe, dịch vụ giao hàng chu đáo và giá cả hợp lý thì sẽ nâng cao mức độ chấp nhận của khách hàng, lượng khách trung thành với doanh nghiệp sẽ cao. 2.3.1 Phân tích thị trường mục tiêu: - Là các chủ buôn ở các chợ đầu mối, chợ Đông Ba, chợ Bãi Dâu – những người chuyên bỏ sỉ lại cho các nhà buôn nhỏ hoặc bán lẽ cho người dân. - Các nhà sư ở các chùa, những người thích ăn chay, các chủ nhà hàng, nhà trẻ. 2.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Hiện nay, trên địa bàn TP Huế chưa có cơ sở, trang trại nào kinh doanh nấm rơm, mà nhu cầu tiêu dùng nấm rơm lại rất lớn – cung không đủ cầu. Đó là một lợi thế cho doanh nghiệp tham gia vào ngành nhằm hướng đến một thị trường tiềm năng như TP Huế. NHÓM N09-KHKD Page 15 KHKD NẤM RƠM Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đối với thị trường Tỉnh TT Huế thì các bán buôn là người cung ứng chủ yếu (97,6%) - theo Tạp Chí Khoa Học Huế, ĐH Huế, tập 72B, số 3, năm 2012. Chợ Điên Đại, địa chỉ: Điên Đại, xã Phú Xuân-huyện Phú Vang– đây là nguồn cung cấp nấm rơm của nhiều nhà buôn lớn , nhỏ ở một số chợ trên địa bàn. Ngoài ra, có một vài địa điểm kinh doanh nấm rơm mà nguồn cung ứng của nó có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, như: Xã Phú Lương-huyện Phú Vang, Tỉnh TT Huế, đây là một xã điển hình trồng nấm rơm tập trung và cung cấp sản lượng lớn cho cả tỉnh. Nấm rơm ở xã Phú Lương chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh (82%) và cung ứng 18% cho thị trường ngoại tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị. - Cũng có một vài cơ sở nhỏ lẽ khác thì sự ảnh hưởng của nó không lớn đối với doanh nghiệp, như: Trồng nấm theo mô hình kinh tế hộ gia đình ở A Lưới.Trung bình một ngày họ thu được 10-12kg/hộ. 2.5 Phân tích ma trận SWOT: 2.5.1 Điểm mạnh và điểm yếu: 2.5.1.1 Điểm mạnh: Là một doanh nghiệp mới, nhưng ở TP Huế chưa có một cơ sở, doanh nghiệp nào sản xuất nấm rơm nổi trội nên doanh nghiệp sẽ cố gắng chiếm lĩnh thị trường trong thời gian ngắn nhất có thể. Tại nơi sản xuất, bao quanh là vùng trồng nông nghiệp như Hương Trà, Hương Chữ, Hương Vinh.do vậy cơ sở sản xuất của chúng tôi có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí. Mặt khác, với lợi thế gần nguồn nguyên liệu, chúng tôi sẽ có những mối quan hệ tốt giúp chúng tôi có thể thu mua một cách dễ dàng hơn. NHÓM N09-KHKD Page 16 KHKD NẤM RƠM Bao quanh cơ sở của chúng tôi, người dân chủ yếu ở đây đều làm nông, thu nhập ở đây thường thấp. Chúng tôi có thể thuê họ với giá thấp hơn. Với bản tính siêng năng, cần cù công việc của chúng tôi sẽ đạt được công suất và hiệu quả cao. Giúp chúng tôi tiết kiệm được chi phí Với lợi thế địa điểm đặt, chúng tôi có thể vận chuyển nấm tiêu thụ một cách dể dàng làm giá thành giảm hơn, tăng lợi thế cạnh tranh. Đội ngũ công nhân năng động, vui vẽ, nhiệt tình, siêng năng, ham học hỏi. 2.5.1.2 Điểm yếu: Là một doanh nghiệp mới thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng nấm Chưa có mối quan hệ với các nhà buôn, các cửa hàng trong địa bàn. 2.5.2 Cơ hội và thách thức: 2.5.2.1 Cơ hội: Nhiều người tiêu dùng đã thấy được nấm rơm là loại thực phẩm tươi, ngon, bổ, có lợi cho sức khỏe=> Nhu cầu ngày càng tăng Nấm rơm được đánh giá là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và được người tiêu dùng bình chọn. Việt Nam gia nhập WTO sẻ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu nấm rơm ra nước ngoài dễ dàng hơn. Trình độ người dân ngày càng được nâng cao, khoa học kỷ thuật ngày càng phát triển. Thuận lợi trong việc mở rộng quy mô kinh doanh nấm rơm. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng này. 2.5.2.2 Thách thức: Trong trường hợp khí hậu khắc nghiệt chưa có các biện pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả. Nấm rơm tươi là loại khó bảo quản trong thời gian dài. NHÓM N09-KHKD Page 17 KHKD NẤM RƠM Giá nấm rơm trên thị trường còn cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. GDP của Việt Nam còn ở mức thấp( tổng GDP năm 2012 đạt 136 tỷ USD tăng 27 tỷ USD so với 2011, GDP bình quân đầu người đạt 1540 USD/người/năm tăng 240 USD /người/năm so với 2011 tuy nhiên vẫn còn thấp so với khu vực và trên thế giới) mà giá nấm rơm vẫn ở mức cao nên người tiêu dùng tìm đến loại thực phẩm rẽ tiền hơn => làm giảm sản lượng bán ra của doanh nghiệp. Giá cả của nấm biến động nhiều. Đây là ngành có tín hiệu phát triển tốt trong tương lai, thu được lợi nhuận lớn nên trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường. 2.6 Xác định mục tiêu: 2.6.1 Mục tiêu định tính: Vào cuối năm 1, với sự cố gắng không ngừng của doanh nghiệp sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm, cải thiện được hình ảnh của doanh nghiệp và được sự chấp nhận tiêu dùng của nhiều khách hàng. Đến năm 2016, doanh nghiệp sẽ là địa điểm sản xuất nấm rơm trọng yếu của miền Trung. 2.6.2 Mục tiêu định lượng: Cuối năm đầu tiên thực hiện dự án, lợi nhuận đạt 70% so với số vốn bỏ ra. Vào năm 2 thực hiện dự án, công ty sẽ đạt 40%/ tổng số thị phần ở Thừa Thiên Huế . 2.7 Các hoạt động Marketing: 2.7.1 Thực hiện chiến lược 4P cho hoạt động Marketing: 2.7.1.1 Chiến lược sản phẩm (product): NHÓM N09-KHKD Page 18 KHKD NẤM RƠM + Chất lượng và tính năng của sản phẩm Trong nấm rơm tươi hàm lượng Amin acid chiếm 38.2%, cao hơn thịt bò 8,47 lần. Trong nấm rơm tươi có 200mg Vitamin C, cao hơn nhiều so với hàm lượng trong rau. Hàm lượng tinh bột thấp, rất tốt cho người bị tiểu đường. Là thực phẩm tốt cho cơ thể làm tăng tính miễn dịch cho các loại bệnh. Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung thư và làm hạ cholesterol máu, trị liệu hiệu quả nhiều bệnh chứng. + Chiến lược: Tăng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu bằng cách áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất sử, dụng các kỹ thuật trồng nấm mới và phân phối sản phẩm rộng khắp thành phố mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của nấm. 2.7.1.2 Chiến lược giá (price). Doanh nghiệp sẽ dùng phương pháp định giá thâm nhập thị trường: Doanh nghiệp đặt giá ban đầu của một sản phẩm nấm rơm thấp hơn giá phổ biến trên thị trường, có thể thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sử dụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm của chúng tôi sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn để có được thị phần cao hơn. Định giá thâm nhập làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị phần nhưng lại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lợi nhuận thấp có thể ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường. NHÓM N09-KHKD Page 19 KHKD NẤM RƠM Sau này khi doanh nghiệp đã có được vị trí trong khách hàng, sản phẩm được chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp sẽ nâng mức giá lên nhưng không quá cao so với trước để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ cố gắng triển khai kế hoạch cắt giảm chi phí ở mức có thể nhằm đảm bảo mức giá tốt nhất cho khách hàng. 2.7.1.3 Chiến lược xúc tiến (promotion): + Các chiến lược quảng cáo nghiêng về phần lý tính đều đạt được kết quả tốt trong phần xây dựng hình ảnh 1 sản phẩm tự nhiên, có lợi cho sức khỏe, mang lại cảm giác an toàn, sự tin tưởng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. + Đồng thời nhận thức về tác dụng của nấm đối với người tiêu dùng khá cao bên cạnh đó các chiến dịch xúc tiến của đối thủ cũng góp phần xây dựng nhận thức ấy bền chắc. + Tài trợ cho các cuộc thi âm thực Huế, để nhiều nhà hàng, khách sạn có thể biết đến doanh nghiệp. + Doanh nghiệp có slogan: “Nấm múp máp, ăn mũm mĩm”. Nó sẽ tăng ấn tượng của khách hàng đối với doanh nghiệp + Để kích thích hành vi mua hàng của khách doanh nghiệp sẽ giảm giá trên khối lượng lớn. + Vào mùa cao điểm tiêu thụ nấm như tháng 4,7 và cuối năm doanh nghiệp sẽ tăng cường sản xuất để gia tăng mức sản lượng đáp ứng cho nhu cầu thị trường. + Tăng cường các hoạt động chào mời hàng ( các quán ăn chay như Liên Hoa đường Lê Quý Đôn, Liễu Quán đường Nguyễn Công Trứ, quán Như Lai đường Ngự Bình, quán Bồ Đề đường Lê Lợi) đồng thời tư vấn thông tin về sản phẩm cho khách hàng. NHÓM N09-KHKD Page 20 KHKD NẤM RƠM 2.7.1.4 Chiến lược phân phối (plane) : + Với tổng số vốn đầu tư là 1.100.000 đồng,có kênh phân phối tốt, giá cả cạnh tranh, chiến lược marketing hợp lý, sản phẩm nấm rơm nhanh chóng đến với người tiêu dùng và phân phối trên thị trường. + Đường Nguyễn Văn Linh có địa hình rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển. Phía Bắc giáp với đường Lê Duẩn, phía Nam giáp với tỉnh lộ 8B- là những đường lớn và dẫn đến nhiều tuyến đường quan trọng của phía Bắc và phía Nam của tỉnh TP- Huế. Vì vậy, sản phẩm nấm rơm sẽ thuận tiện để có mặt trên thị trường TP Huế. 2.7.2 Chiến lược tiếp thị- bán hàng: + Chính sách và tiếp thị bán hàng: doanh nghiệp cử nhân viên trực tiếp đến địa điểm tiêu thụ, khảo sát nhu cầu người tiêu dùng để nắm bắt được những thông tin cần thiết, đóng vai trò người quan sát, ghi lại những nguyện vọng của khách hàng để thông báo với bộ phận tiếp thị và lãnh đạo doanh nghiệp về những thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu hoặc xu hướng chung của thị trường. Nhân viên bán hàng – là người gần gũi nhất với khách hàng, họ nắm bắt khách hàng trên mọi lĩnh vực và quan trọng nhất là biết làm thế nào để sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mang lại lợi ích cho khách hàng. Nhân viên bán hàng có năng lực thuyết phục tốt để dẫn dắt khách hàng tương lai trở thành người mua hàng. + Nhờ các chiến lược marketing và chiến lược quảng cáo, và đặc biệt là chất lượng sản phẩm tốt mà sản phẩm đã nhanh chóng được sự chấp nhận của khách hàng, hình ảnh nấm rơm dần được đi vào tiềm thức của người tiêu dùng và có vị trí khá tốt trong lòng người tiêu dùng. 2.8 Bảng chi phí Marketing và chi phí bán hàng dự kiến : ĐVT: triệu đồng NHÓM N09-KHKD Page 21 KHKD NẤM RƠM Tháng Sản lượng (tấn) Giá bán (tr/kg) Doanh thu (1) Chi phí cho giảm giá Chi phí bán hàng Chi phí tài trợ, quảng cáo Lương nhân viên bán hàng Tổng chi phí Marketing bán hàng =(1)* 1% =(1)*2 % 6 3 0.04 120 1.2 2.4 25 2 30.6 7 3 0.04 120 1.2 2.4 25 2 30.6 8 4.5 0.045 202.5 2.025 4.05 15 2 23.075 9 2.25 0.05 112.5 1.125 2.25 0 2 5.375 10 2.25 0.05 112.5 1.125 2.25 0 2 5.375 11 2.25 0.05 112.5 1.125 2.25 0 2 5.375 12 2.25 0.05 112.5 1.125 2.25 0 2 5.375 1 4 0.04 160 1.6 3.2 0 2 6.8 2 5 0.05 250 2.5 5 10 2 19.5 3 3 0.04 120 1.2 2.4 0 2 5.6 4 3 0.04 120 1.2 2.4 0 2 5.6 NHÓM N09-KHKD Page 22 KHKD NẤM RƠM 5 4.5 0.045 202.5 2.025 4.05 15 2 23.075 Chương III: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 3.1 Mô tả sản phẩm: Nấm rơm dễ trồng, mọc tốt trên các thực liệu là phế phẩm nông nghiệp. Trồng được quanh năm trong điều kiện ở Việt Nam khi nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 25 – 30 độ C. 3.2 Phương pháp sản xuất: Tóm tắt quy trình trồng nấm rơm ( Volvariella) ngoài trời. NHÓM N09-KHKD Page 23 KHKD NẤM RƠM NHÓM N09-KHKD Page 24 Giống gốc Chuẩn bị nguyên liệu (rơm rạ, vôi) Chọn địa điểm trồng Meo giống Chuẩn bị đất Xử lí nguyên liệu (ngâm nước vôi và ủ nguyên liệu) 3 ngày đảo 1 lần Đóng mô và cấy giống Nuôi sợi Chăm sóc, thu hái KHKD NẤM RƠM 3.2.1. CHUẨN BỊ : 3.2.1.1 Chọn địa điểm: Mặt bằng nuôi trồng nấm rơm: Nếu trồng ngoài đồng ruộng: yêu cầu chân ruộng cao, không đọng nước, không nắng quá. Chia thành các luống nhỏ để có rãnh thoát nước hai bên. Hoặc có thể trồng dưới các tán cây lớn trong vườn hoặc ngoài đồng. Trước khi trồng, tiến hành vệ sinh mặt bằng bằng cách hòa nước vôi đặc sau đó tưới trực tiếp xuống nền nhằm tiêu diệt các loại côn trùng gây hại : kiến, mối, cuốn chiếu, giun đất, ốc sên 3.2.1.2 Nguyên liệu Rơm rạ khô: nên chọn rơm rạ tốt. Theo kinh nghiệm của nhiều nơi, năng suất nấm từ rơm rạ nếp cao hơn lúa tẻ, rơm lúa mùa cao hơn rơm rạ lúa ngắn ngày, rơm rạ đất phù sa cao hơn rơm trên đất bón phân chuồng, rơm rạ trên đất phân chuồng cao hơn trên đất bón phân hoá học. Không trồng nấm từ rơm rạ lúa trồng trên đất nhiễm phèn và nhiễm mặn. Dùng rơm rạ tuốt máy tốt hơn đập bằng tay...và lượng rơm rạ tối thiểu là 300kg cho 1 đống ủ. Giống nấm: Chọn giống nấm là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Trung bình 1 tấn nguyên liệu để trồng nấm rơm cần 12kg giống nấm rơm cấp 3. Nên chọn giống có 12 ngày tuổi khi sợi nấm ăn kín xuống đáy túi 2 ngày tuổi – xung quanh túi nấm có các bào tử lấm tấm màu trắng sau đó chuyển sang màu hồng. Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua. Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 4-5m. 3.2.1.3 Các vật liệu khác: NHÓM N09-KHKD Page 25 KHKD NẤM RƠM Bể ngâm rơm ( 1 – 3 khối nước): dùng bể hoặc vào trời mưa thì tung nguyên liệu ra sân làm ướt. Nước vôi pha với nồng độ 3,5 – 4kg vôi tôi/1 khối nước. Kệ kê đáy đống ủ : kích thước kệ được quy định theo đống ủ ( chiều rộng: 1,5 – 1,8m, chiều dài tùy thuộc trọng lượng đống ủ), kệ phải có độ thoáng để khi ủ trên đống, nước vẫn có thể róc xuống phía dưới và có khả năng lấy oxi từ phía dưới đi lên. Nilon quây xung quanh đống ủ. Cọc thông khí: ít nhất 1 cọc/ 1 đống ủ. Đống ủ càng lớn số lượng cọc càng nhiều, cứ chiều dài đống ủ tăng thêm 1,5m thì thêm 1 cọc thông khí để khí oxi đi vào đống ủ dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật ( VSV háo khí) hoạt động trong quá trình ủ rơm. Khuôn đóng mô ( gỗ, tôn..): kích thước khuôn tùy thuộc điều kiện thời tiết, đối với chính vụ: chiều rộng đáy dưới 40cm; chiều rộng đáy trên 30cm; chiều cao 35cm; chiều dài đáy dưới 1,2m; chiều dài đáy trên 1,1m, nếu trồng trái vụ trong thời tiết lạnh nên sử dụng khuôn có kích thước lớn hơn. Đối với bốn mặt xung quanh của khuôn: mặt trong nhẵn để không bị dắt rơm trong khuôn, ở phía ngoài cần có các tai cầm để có thể di chuyển khuôn dễ dàng. 3.2.2 XỬ LÍ NGUYÊN LIỆU: 3.2.2.1 Ngâm nước vôi và ủ nguyên liệu Chọn rơm rạ khô chất lượng tốt, đem ngâm trong nước vôi từ 20 – 30 phút, cho đúng lượng nước vôi theo đúng lượng nguyên liệu để rơm ngấm đủ nước vôi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ủ sau này. Khi cho rơm vào cần dẫm mạnh để nén rơm ngấm nước đều sau đó ủ tạm thành đống cho ráo nước. NHÓM N09-KHKD Page 26 Nên có 1 người đứng trên bề mặt đống ủ dẫm cho khối nguyên liệu chặt lại KHKD NẤM RƠM Rơm sau khi ủ trong nước vôi đã đảm bảo 2 tiêu chuẩn: đủ nước và đủ vôi, khi đó tiến hành ủ và chia đống. Dưới đáy đống ủ có 1 kệ kê đống ủ cách mặt sàn 10 – 15cm. Đưa nguyên liệu lên đống ủ: trước khi ủ tiến hành rũ rơm rạ thật tơi và đảm bảo kết cấu đống ủ có hình hộp, kích thước: chiều rộng: 1,5 – 1,8m; chiều dài lớn hơn 1,8m; chiều cao: 1,5 – 1,8m . Trong quá trình ủ đống nên có một người đứng trên bề mặt đống ủ để dẫm cho khối nguyên liệu chặt lại. Sau khi ủ thành đống, lấy tay rút rơm xung quanh và chân kệ để chân kệ rỗng ( để không khí đi vào đống ủ dễ dàng cung cấp oxi cho nguyên liệu). Dùng nilon quây quanh đống ủ ( lưu ý: không quây phần dưới đáy kệ và trên bề mặt đống ủ). 3.2.2.2 Quá trình đảo đống ủ : Sau khi đống ủ ủ được 3 – 4 ngày tiến hành đảo đống ủ với mục đích : điều chỉnh độ ẩm cho đống ủ, tạo độ xốp cho đống ủ và giúp cho nguyên liệu được chín đều. Quá trình đảo đống ủ gồm 3 bước : Bước 1 : Rũ tơi đống ủ và chia làm 2 phần : + Phần vỏ gồm nguyên liệu ở bề mặt đống ủ, xung quanh đống ủ và đáy đống ủ - đây là phần nguyên liệu chưa được xử lý qua nhiệt nên vẫn còn sống, chưa tiêu diệt hết các tạp khuẩn, để riêng thành 1 phần. NHÓM N09-KHKD Page 27 KHKD NẤM RƠM + Phần lõi là nguyên liệu ở giữa đống ủ đã được xử lý qua nhiệt độ trong quá trình ủ nhiệt độ lên đến 70 - 80oC nên phần này được để riêng 1 phần. Bước 2 : Sau khi chia làm 2 phần, tiến hành rũ rơm thật tơi, để nguội và điều chỉnh độ ẩm. Rơm rạ đủ ẩm ( 75 – 78% ) : cầm một nắm nguyên liệu vắt thật mạnh thấy nước nhỏ giọt liên tục là tốt nhất. Nếu quá ẩm hoặc quá khô cần chỉnh lại bằng cách phơi hoặc bổ sung thêm nước. Sau khi điều chỉnh độ ẩm xong thì ủ lại đống, khi ủ lại đảo phần vỏ vào trong và phần vỏ ra ngoài để rơm chín đều. Bước 3 : Sau thời gian ủ từ 5 – 7 ngày (tùy độ cứng của rơm) đưa nguyên liệu ra để vào mô cấy giống, lúc này rơm có màu vàng sẫm, mềm, độ ẩm 70%. Trước khi vào mô cấy giống cần rũ rơm tơi để nguội, để có lượng nguyên liệu phù hợp với diện tích đất trồng có thể tính theo : cứ 70m2 cần 1 tấn nguyên liệu rơm đã xử lí. 3.2.3 CẤY GIỐNG Đóng mô: xếp nguyên liệu vào khuôn theo từng lớp, mỗi lớp có chiều dày từ 7 – 10cm, sau đó tiến hành cấy giống. Trong quá trình đóng mô cần nén rơm chặt tay. Với mỗi khuôn đóng mô (kích thước theo hướng dẫn) có 4 lớp trong đó 3 lớp phía dưới và 1 lớp trên bề mặt, khi nấm phát triển sẽ mọc đều trên toàn bộ 5 mặt của mô nấm. Cấy giống: Cấy giống theo đường kẻ chỉ xung quanh thành khuôn cách thành khuôn 3 – 5cm. Sau khi cấy xong lớp thứ nhất, tiếp tục đưa nguyên liệu vào cấy tiếp lớp thứ hai, lớp thứ ba, phương pháp cấy tương tự như lớp thứ nhất. Riêng đối với lớp trên cùng, tiến hành cấy giống trên toàn bộ bề mặt, cách thành khuôn 3 – 5cm, cuối cùng phủ một lớp rơm dày 2 – 3cm ở phía trên bề mặt theo kiểu lợp mái nhà để bảo vệ lớp giống trên cùng. Nguyên liệu rơm phủ mặt lớp trên cùng: chọn rơm có độ ẩm cao hơn; dày 2 – 3cm, tiến hành gấp 2 đầu sao cho đầu gấp vừa bằng bề mặt nguyên liệu; bề mặt khuôn. Cần nén chặt tay và đều. NHÓM N09-KHKD Page 28 KHKD NẤM RƠM Để thuận lợi cho hệ sợi nấm phát triển nên tiến hành cấy giống vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nguyên liệu bị khô do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm chết giống. Để đảm bảo thuận tiện cho quá trình sinh trưởng, phát triển của nấm và quá trình chăm sóc, thu hái khoảng cách phù hợp giữa các mô 25 – 30cm. Nếu khoảng cách giữa các mô nhỏ (<25cm) khi đó vùng dưới đáy mô sẽ thiếu oxi làm cho quả thể lên ở phía trên, phân bố không đồng đều ở 5 mặt mà tập trung ở phía trên. Khi đóng mô và cấy giống xong thì lật úp khuôn trồng lên nền đất đã được vệ sinh sạch sẽ và nhấc khuôn trồng khỏi mô nấm, tiến hành phủ 1 lớp áo rơm rạ xung quanh mỗi đống mô nhằm giữ độ ẩm cho các mô nấm. Trong trường hợp có mưa lớn cần phủ lên 1 lớp áo phủ nilon để bảo vệ, hết mưa lại bỏ ra. 3.2.4 NUÔI SỢI Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển. Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi sợi. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước, nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng. Giữ ẩm độ thích hợp: Tiến hành dỡ bỏ lớp áo phủ, kiểm tra độ ẩm nguyên liệu phía trong bằng cách vắt thật mạnh nguyên liệu mà không thấy nước nhỏ giọt như vậy mô nguyên liệu đã bị khô. Khi đó cần duy trì chế độ tưới trực tiếp theo kiểu tưới phun sương mù (tưới nửa vòi, lướt nhanh) lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày nhằm đảm bảo độ ẩm cả ngoài vỏ và trong lõi mô đạt 72 – 75% như giai đoạn vừa cấy giống. NHÓM N09-KHKD Page 29 KHKD NẤM RƠM Sau khi cấy giống 3 ngày, khi đó hệ sợi đã phát triển vào nguyên liệu, có thể tiến hành tưới nước trực tiếp lên đống mô. Thời điểm tưới là buổi sáng hoặc chiều mát khi không có ánh nắng mặt trời. Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt. Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng... để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong. Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm. 3.2.5 CHĂM SÓC VÀ THU HÁI Từ ngày thứ 7, 8 bắt đầu xuất hiện nấm con là giai đoạn ra quả, 3 – 4 ngày sau nấm lớn rất nhanh và to bằng quả táo có dạng hình trứng, hình tròn là có thể thu hoạch. Trong thời gian này nếu mật độ nấm ra dày, kích thước lớn cần tưới 2 – 3 lần nước/ngày, lượng nước tưới khoảng 0,1 lít/mô/ngày. Cắt sạch chân nấm và đựng nấm trong các dụng cụ thông thoáng (chiều cao tối đa 25cm), NHÓM N09-KHKD Page 30 KHKD NẤM RƠM một ngày hái nấm 2 – 3 lần. Khi hái nấm xong, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để thêm vài tiếng sau, từ giai đoạn hình trứng có thể bị nở rộ, vì vậy cần tiêu thụ nhanh trong 3 – 4 giờ. Thu hái xong vệ sinh các mô nấm để loại bỏ các chân nấm còn sót lại hoặc các quả thể bị chết, sau đó lại phủ lớp áo phủ để nấm ra tiếp đợt 2. Ngừng 3 – 4 ngày sau đó tưới trở lại như ban đầu, để thu tiếp đợt 2, sản lượng nấm thu hái tập trung đến 70 – 80% trong đợt đầu, đợt 2 còn 15 – 25%. Tùy thuộc vào điều kiện tiêu thụ mà thu hái nấm ở dạng hình trứng (trong điều kiện thời tiết mát, khoảng cách đến nơi tiêu thụ gần) hoăc hình tròn ( khi thời tiết nắng nóng và khoảng cách đến nơi tiêu thụ xa). Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm ( cả to, nhỏ đều hái hết). 3.3 Lập dự toán chi phí sản xuất: 3.3.1 Lựa chọn nhà cung cấp: STT Tên nguyên liệu Nhà cung cấp Địa chỉ 1 Rơm Các hộ nông dân trồng lúa Hương Sơ, Hương Chữ, Hương Trà, Hương Cần, Hương Vinh, Triều Sơn Đông, Triều Sơn Tây... 2 Phân Urê, Kali, phân lân NPK Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế Tản Đà, Khu quy hoạch Hương Sơ, Tp Huế 3 Meo giống Hoàng Đình Phúc - Long Hồ Hạ - Hương Hồ - Hương TRà - TP Huế NHÓM N09-KHKD Page 31 KHKD NẤM RƠM 4 Vôi Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế Tản Đà, Khu quy hoạch Hương Sơ, Tp Huế 3.3.2 Xác định nhu cầu cho một 1000 kg nguyên liệu rơm: STT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá ( triệu đồng) Giá trị ( triệu đồng) 1 Meo giống Bịch 160 0.003 0.48 2 Phân Urê Kg 0.2 0.01 0.002 3 Kali Kg 0.1 0.011 0.0011 4 Lân NPK kg 1 0.005 0.005 5 Vôi Kg 15 0.002 0.03 3.3.2.1 Chiến lược mua rơm: Như chúng ta đã biết, Rơm là nguyên liệu chính để sản xuất ra nấm. Việc thu mua và dự trữ rơm là một công việc rất quan trọng. Ở miền Trung cũng như ở Thừa Thiên Huế, ở đây trồng 2 mùa lúa và được thu hoạch tập trung vào 4 tháng chính, đó là: tháng 5,6 và tháng 9,10. Chúng tôi sẽ mua rơm dự trữ không hạn chế số lượng mua.Chủ yếu ở Hương Sơ, Hương chữ, Hương Cần, Hương Vinh, Triều Sơn Tây và những vùng lân cận. Đây cũng chính là một trong những chiến lược cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh.Vào những tháng này, đối thủ cạnh tranh cũng tiến hành thu mua ở các địa bàn này. Vậy,Chúng tôi có những chiến lược sau đây: + Vì phải thông qua người mô giới giới thiệu nên đối thủ cạnh tranh sẽ mua với giá thường sẽ thấp hơn (khoảng 7-8
File đính kèm:
- tieu_luan_lap_ke_hoach_kinh_doanh_nam_rom.pdf