Tiểu luận Lợi thế cạnh tranh - Sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)

pdf 63 trang yenvu 26/06/2024 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Lợi thế cạnh tranh - Sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Lợi thế cạnh tranh - Sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)

Tiểu luận Lợi thế cạnh tranh - Sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
BỘ GIÁO DỤC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM 
KHOA SAU ĐẠI HỌC 
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
BÀI TẬP NHÓM 
MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 
Chủ đề 1: Lợi thế cạnh tranh-sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không 
phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990) 
 Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để chỉ 
ra các chính sách nào mà chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của 
quốc gia. 
 Ứng với mỗi yếu tố trong mô hình viên kim cương này anh/chị hãy giải thích vì 
sao những chính sách này có thể dẫn đến một sự gia tăng lợi thế cạnh tranh và năng 
suất cho một ngành được lựa chọn tại quốc gia của anh/chị. (Cụ thể ứng dụng vào 
ngành chè ở Việt Nam) 
 GVHD: TS. NGUYỄN HÙNG PHONG 
 NGUYỄN KIM PHƯỚC. 
 HVTH: NHÓM 1 – KHÓA MBA10 
 1. PHAN NGUYỄN TUẤN HIỆP 
 2. BÙI THỊ THANH CHI 
 3. NGUYỄN TRUNG KIÊN 
 4. LÊ THỊ HOÀNG OANH 
 5. PHẠM THỊ MỸ DUNG 
 6. NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG. 
TP.HCM, 08/2012 
 - Trang 1 - 
LỜI CẢM ƠN 
 Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến với thầy Nguyễn Hùng Phong và 
cô Nguyễn Kim Phước đã tận tình hướng dẫn chúng tôi, học viên lớp MBA khóa 10 
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu bài học và thực hiện nghiên cứu đề tài môn 
học Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế. 
 Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp MBA khóa 10 đã 
nhiệt tình đóng góp cho nhóm chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện để đề tài được 
hoàn thành tốt hơn. 
 Cuối cùng, do giới hạn của môn học và thời gian nghiên cứu nên chưa thể phân 
tích cụ thể và đi sâu vào các vấn đề nên rất mong quý Thầy Cô và bạn đọc thông cảm 
về những thiếu xót nếu có. 
 Kính chúc quý Thầy Cô, quý bạn bè lời chúc sức khỏe và thành công. 
Xin trân trọng kính chào. 
 Nhóm Học viên thực hiện 
 Nhóm 1. 
 - Trang 2 - 
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN 
HƯỚNG DẪN 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
Thành Phố HCM, ngày ... ... , tháng ... ... , năm 2012. 
 - Trang 3 - 
MỤC LỤC 
Trang 
Phần 1. Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter 
để chỉ ra các chính sách nào mà chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy lợi thế cạnh 
tranh của quốc gia. .......................................................................................................... 5 
 1. Lợi thế cạnh tranh là gì ? ........................................................................................ 5 
 2. Lợi thế cạnh tranh mang đến sự phồn vinh của quốc gia: ..................................... 5 
 3. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh . ...................... 6 
 4. Tóm lược về Mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter 
và nhận định các yếu tố này ở Việt Nam: ........................................................................ 6 
* Cụ thể các chính sách mà chính phủ có thể sử dụng: ................................................ 17 
 1. Trong quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia láng giềng: ............................ 17 
 2. Những yêu cầu về chuyển đổi chính sách: ............................................................ 18 
 3. Chương trình hành động để nâng cao năng lực cạnh tranh. ................................ 18 
 4. Phát triển nguồn nhân lực. .................................................................................... 19 
 5. Tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước. .................................................................. 19 
 6. Phát triển các tổ hợp tại Việt Nam. ....................................................................... 20 
 7. Tổ hợp và các chính sách kinh tế. ......................................................................... 21 
 8. Các khuyến nghị để thực hiện. .............................................................................. 21 
Phần 2. Ứng với mỗi yếu tố trong mô hình viên kim cương này anh/chị hãy giải thích 
vì sao những chính sách này có thể dẫn đến một sự gia tăng lợi thế cạnh tranh và 
năng suất cho một ngành được lựa chọn tại quốc gia của anh/chị. ............................. 22 
Ứng dụng vào ngành chè ở Việt Nam 
 2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất chè ở Việt Nam và trên thế giới. ................... 22 
 2.1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng chè: ..................................................... 22 
 2.1.2. Đặc điểm sinh thái, sinh sản của cây chè, phân bố của ngành hàng chè 
trong nước. .................................................................................................................... 22 
 2.1.3. Phân bố địa lý, thuận lợi và khó khăn ............................................................ 24 
 2.1.4. Các sản phẩm chính và tình hình sản xuất của ngành chè trên thế giới. ... 28 
 2.1.5. Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng của ngành hàng trong nước 
theo chuỗi thời gian hàng năm. ..................................................................................... 31 
 2.1.6. Tình hình sản xuất chè trên thế giới. .......................................................... 33 
 2.1.7. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè và một số chỉ tiêu xuất khẩu 
chè của Việt Nam theo các phân khúc thị trường. ......................................................... 36 
 - Trang 4 - 
 2.2. Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia trong ngành chè Việt Nam ứng với mô 
hình kim cương của Michael Porter. ............................................................................. 37 
 2.2.1. Điều kiện về yếu tố sản xuất trong ngành chè ở Việt Nam. ........................ 38 
 2.2.2. Các điều kiện về cầu trong sản xuất chè ở Việt Nam. ................................ 41 
 2.2.3. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan trong ngành chè tại Việt 
Nam. ............................................................................................................................... 42 
 2.2.4. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa ................................... 43 
 2.2.5 Vai trò của chính phủ trong ngành chè Việt Nam. ...................................... 44 
 2.3. Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các quốc gia xuất khẩu chè thành 
công trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................ 46 
 2.3.1. Nghiên cứu về thành tựu và bài học kinh nghiệm của các quốc gia 
xuất khẩu chè trên thế giới ............................................................................................ 46 
 2.3.2. Từ những nghiên cứu trên ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam. ............. 53 
 2.4. Mục tiêu của chiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho sản phẩm chè của 
Việt Nam đến năm 2020. ............................................................................................... 55 
 2.5. Một số kiến nghị ................................................................................................. 56 
 - Trang 5 - 
Chủ đề 1: Lợi thế cạnh tranh-sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không 
phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990) 
Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để chỉ ra 
các chính sách nào mà chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của 
quốc gia. Ứng với mổi yếu tố trong mô hình viên kim cương này anh/chị hãy giải 
thích vì sao những chính sách này có thể dẫn đến một sự gia tăng lợi thế cạnh tranh 
và năng suất cho một ngành được lựa chọn tại quốc gia của anh/chị. 
Phần 1. Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael 
Porter để chỉ ra các chính sách nào mà chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy lợi 
thế cạnh tranh của quốc gia. 
1. Lợi thế cạnh tranh là gì ? 
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ 
có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu 
thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh 
tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công 
trong kinh doanh và trong cạnh tranh. 
2. Lợi thế cạnh tranh mang đến sự phồn vinh của quốc gia : 
 Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương 
mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của 
nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh 
tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. 
 Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn 
đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết 
hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. 
 Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường 
trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất. Các Công ty của 
họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối thủ mạnh trong 
nước, nhờ có các nhà cung cấp có khả năng trong nước, nhờ sự phong phú nhu cầu 
khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ. 
 Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các 
ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương 
trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành 
nào đó. 
 Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có 
liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia 
tăng cao cho doanh nghiệp. 
 - Trang 6 - 
Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so 
sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển ngành công 
nghiệp không khói này rất thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, họ thành công không 
phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả 
một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo, từ dịch 
vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua 
sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu. Điều đó đã tạo cho họ có lợi thế cạnh tranh 
quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt trội. 
3. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh . 
 Porter phê phán các học thuyết cổ điển trước đây cho rằng ưu thế cạnh tranh của 
các doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh quốc tế là chỉ dựa vào lợi thế tuyệt 
đối của Adam Smith hay chỉ có lợi thế so sánh của David Ricardo. Theo ông, khả 
năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và 
sự năng động của ngành của quốc gia đó 
 Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ 
chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang 
những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của 
các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. 
4. Tóm lược về Mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter 
và nhận định các yếu tố này ở Việt Nam: 
Hình 1.1. Mô hình kim cương của Michael Porter. 
 - Trang 7 - 
 Michael Porter đã đưa ra mô hình phân tích tại sao một vài quốc gia lại có lợi thế 
cạnh tranh hơn các quốc gia khác. Mô hình này đưa ra các yếu tố quyết định đến lợi 
thế cạnh tranh của một quốc gia, các yếu tố này được xem như là “viên kim cương 
của Michael Porter – Porter’s Diamond”. Lý thuyết này cho rằng điểm tựa quốc gia 
của một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh 
toàn cầu. Điểm tựa này cung cấp các yếu tố cơ bản, hỗ trợ các tổ chức trong việc xây 
dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Porter đưa ra bốn yếu tố trong mô hình viên kim 
cương của mình như sau (xem hình 1.1) 
 Theo Porter (1990), bốn thuộc tính trong mô hình kim cương của một quốc gia sẽ 
định hình môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy hay kìm 
hãm việc tạo lập lợi thế cạnh tranh quốc gia, cụ thể: 
 (1). Các điều kiện của yếu tố đầu vào: 
Hiện trạng của một quốc gia liên quan đến các yếu tố sản xuất như kỹ năng lao động, 
cơ cấu hạ tầng v.v chúng có liên quan đến cạnh tranh cho những ngành riêng. 
Các yếu tố này có thể chia thành các nhóm như: (1) nguồn nhân lực (trình độ học vấn, 
chi phí lao động, sự cam kết v.v), (2) các nguồn nguyên liệu (nguồn nguyên liệu tự 
nhiên, không gian v.v), (4) nguồn kiến thức, (5) nguồn vốn và cơ sở hạ tầng, vật 
chất, (6) Hạ tầng hành chính (đăng ký, cấp phép), (7) Thông tin và tính minh bạch, 
(8) Hạ tầng khoa học và công nghệ. Các yếu tố này cũng bao gồm các yếu tố như 
chất lượng nghiên cứu trường đại học, sự bãi bỏ các quy định của thị trường lao động, 
khả năng chu chuyển nhanh của thị trường chứng khoán của quốc gia v.v 
Các yếu tố quốc gia này thường cung cấp những lợi thế cạnh tranh đầu tiên và từ đó 
lợi thế cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở này. Mỗi quốc gia có một nhóm các điều 
kiện yếu tố cụ thể vì thế nên mỗi quốc gia sẽ phát triển những ngành công nghiệp mà 
nhóm điều kiện các yếu tố đầu vào của nó là tối ưu. Điều này cũng giải thích được sự 
tồn tại của các quốc gia gọi là “quốc gia có nguồn lao động rẻ”, các nước nông 
nghiệp (đất nước rộng lớn với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào). 
Michael Porter chỉ ra rằng các yếu tố này không phải có từ thiên nhiên hay được thừa 
hưởng mà nó có thể thay đổi hay phát triển. Ví dụ như các sáng kiến về chính trị, tiến 
bộ công nghệ hoặc thay đổi về văn hóa xã hội có thể hình thành nên những yếu tố 
đầu vào của quốc gia. 
 - Trang 8 - 
 * Nhận định các điều kiện của yếu tố đầu vào ở Việt Nam. 
Trong bảng Báo cáo năng suất Việt Nam 2010 thì: Những năm qua Việt Nam vẫn tập 
trung tăng cường sử dụng lao động vào huy động sử dụng vốn là chủ yếu, chưa có 
nhiều đóng góp của các yếu tố như trình độ công nghệ, chất lượng lao động, công 
nghệ quản lý, cơ sở hạ tầng,  vào tăng trưởng kinh tế. 
Nguồn: Theo Trung tâm năng suất Việt Nam (2010). 
Theo nhận định của các chuyên gia cho thấy: 
- Một trong những lợi thế cạnh tranh của VN thường được nói đến là nhân công 
giá rẻ. Tuy nhiên, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng, nên "giải mã" để xem đây 
là lợi hay là nhược điểm của VN. Lý do là giá nhân công rẻ đồng nghĩa với lao động 
tay nghề thấp. Như vậy, lợi thế này cũng chính là nhược điểm của lao động VN. Trên 
thực tế, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài than phiền rằng khó tuyển dụng nhân sự cho 
ngành công nghệ thông tin, ngân hàng, viễn thông... Do đó VN khó có thể thu hút 
đầu tư vào những khu vực dịch vụ cao cấp mà VN, đặc biệt là TP.HCM đang rất cần 
để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, tạo 
ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao hàm lượng nội địa... là việc mà Nhà nước phải 
nhanh chóng thực hiện để "tạo chất" cho "lợi thế nhân công" mà VN đang có hiện 
nay. 
- Chi phí thấp là lợi thế của Doanh nghiệp Việt Nam: Tuy nhiên, theo GS-TS Võ 
Tòng Xuân, các nhà thương thuyết của ngành ngoại giao và thương mại đang quá 
mải mê với việc thiết kế lịch trình giảm thuế quan hàng nhập mà chưa có kế hoạch 
"lợi dụng cơ hội do mậu dịch tự do đem lại". Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, giá 
cả của chúng ta hiện nay cao hơn so với Thái Lan, Trung Quốc do tốn nhiều chi phí, 
trả nhiều lệ phí, nhiều công gián tiếp lại không có nhãn hiệu uy tín quốc tế nên bán 
không được giá. GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng, nhiệm vụ của Nhà nước phải đầu 
tư mạnh cho nghiên cứu khoa học (giống cây trồng và vật nuôi, kể cả những giống có 
gien chuyển đổi thích nghi điều kiện canh tác khắc nghiệt của vùng sâu, vùng xa, 
công nghệ sau thu hoạch). Bên cạnh đó, phải quyết tâm cải tiến các chính sách, bãi 
bỏ những loại lệ phí vô lý để giảm bớt giá thành sản phẩm, bãi bỏ những ưu đãi với 
một thành phần kinh tế, cơ cấu lại các DN quốc doanh.. 
Nguồn: Nguyên Hằng – [Việt Báo (theo Thanh Niên)] 
Nam/45211622/87/ 
 - Trang 9 - 
 (2). Các điều kiện của cầu: 
Thể hiện mức độ phức tạp của khách hàng và nhu cầu (đòi hỏi chất lượng cao, an 
toàn, và phù hợp với môi trường). 
Các điều kiện của cầu ảnh hưởng đến việc hình thành nên các điều kiện yếu tố đầu 
vào của quốc gia. Chúng tác động đến không gian, xu hướng cải tiến và phát triển 
sản phẩm. Theo Porter các nhu cầu được thể hiện bởi ba đặc tính chính sau: sự hỗn 
hợp (sự hỗn hợp giữa nhu cầu và sở thích người tiêu dùng), phạm vi và tốc độ phát 
triển, phạm vi và tốc độ phát triển và các cơ chế mà nó truyền những sở thích từ thị 
trường trong nước sang thị trường nước ngoài. 
 * Nhận định các điều kiện của cầu ở Việt Nam: 
- Với thị trường rộng lớn, dân số đông (khoảng 90 triệu dân) nên nhu cầu trong nước 
ngày càng lớn và đa dạng; 
- Người tiêu dùng trong nước ngày càng trở nên khó tính: đòi hỏi chất lượng ngày 
càng cao hơn, an toàn và thân thiện hơn với môi trường; 
 Nên đây vừa là cơ hội và thách thức của các nhà sản xuất. 
 (3). Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: 
Thể hiện sự hiện diện của Nhà cung cấp và các ngành hỗ trợ. 
Một ngành công nghiệp thành công trên toàn thế giới có thể tạo nên lợi thế cạnh 
tranh cho các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan. Những ngành công nghiệp cung cấp có 
tính cạnh tranh sẽ tăng cường sức mạnh cho việc đổi mới và quốc tế hóa các ngành ở 
những giai đoạn sau trong chuỗi hệ thống giá trị. Bên cạnh những nhà cung cấp, 
những ngành công nghiệp có liên quan cũng rất quan trọng. Đây là những ngành 
công nghiệp có thể sử dụng và phối hợp các hoạt động riêng lẻ với nhau trong chuỗi 
giá trị hoặc chúng có liên quan đến những sản phẩm bổ sung (ví dụ như phần cứng, 
phần mềm v.v) 
 - Trang 10 - 
 * Nhận định về các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ở Việt Nam. 
 Công nghiệp hỗ trợ là một thuật ngữ mới và hiện đang rất "nóng" ở Việt Nam. Nó 
được xem như công việc giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng thông qua 
cung cấp các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hoá trung gian khác. 
 Trong sản xuất công nghiệp, thường người ta chia thành 3 giai đoạn: Khai khoáng 
- Chế tạo gia công chi tiết (công nghiệp hỗ trợ) - Lắp ráp. Theo tính toán của các 
chuyên gia, đối với một số ngành thì giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp rơi 
vào công nghiệp hỗ trợ tới 90-95% tuỳ theo tính chất kỹ thuật ngành, còn 2 giai 
đoạn đầu và cuối chỉ chiếm 5-10%. Để sản xuất ra một chiếc ôtô, hãng Toyota cần 
có 1.600 nhà cung cấp các loại chi tiết, linh kiện, hãng Meccedes cũng có khoảng 
1.400 doanh nghiệp cung cấp. Như vậy, chỉ cần vài nhà máy lắp ráp cuối cùng 
nhưng họ cần hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất trước đó. Một chuỗi các hoạt động 
của ngành công nghiệp hỗ trợ này chủ yếu lại do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm 
nhận. Có thể nói nền tảng của sản xuất công nghiệp chính là công nghiệp hỗ trợ, ví 
như công nghiệp hỗ trợ là “thân núi”, còn các ngành sản xuất công nghiệp chính là 
“đỉnh núi”. 
 Ở Việt Nam công nghiệp hỗ trợ còn hết sức đơn giản, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản 
xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch về năng 
lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu 
của các hãng sản xuất toàn cầu. Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư 
trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực khai khoáng, 
lắp ráp và may mặc. Các loại hình sản xuất này tiêu thụ năng lượng lớn, thâm dụng 
lao động, gây ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp và là nguyên nhân chính gây 
ra nhập siêu. Việt Nam muốn phát triển công nghiệp theo chiều sâu, tiết kiệm năng 
lượng, đất đai và tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị gia 
tăng, cần phải phát triển công nghiệp hỗ trợ. 
Nguồn: Nguyễn Cường-PGĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư 
 - Trang 11 - 
 (4). Chiến lược, cơ cấu, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: 
Thể hiện ở bối cảnh chiến lược và cạnh tranh: 
- Những quy định và cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư và nâng cao năng suất (ưu 
đãi vốn đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,....); 
- Cạnh tranh nội địa gay gắt (mức độ thông thoáng đối với cạnh tranh nội địa và 
nước ngoài,...) 
 Đây là điều kiện của một quốc gia mà nó quyết định cách các công ty được thành 
lập, được tổ chức và được quản lý và nó quyết định các đặc điểm của cạnh tranh 
trong nước. 
 Ở đây các lĩnh vực văn hóa đóng một vai trò quan trọng. Ở các quốc gia khác 
nhau, các yếu tố như cơ cấu quản lý, đạo đức làm việc, các tác động qua lại giữa các 
công ty được hình thành khác biệt nhau. Điều này sẽ cung cấp những lợi thế và bất 
lợi thế cho những ngành công nghiệp riêng. 
 Các mục tiêu tập thể tiêu biểu nhất liên quan đến các mô hình cam kết của công 
nhân là một yếu tố tối quan trọng. Nó bị ảnh hưởng mạnh của cấu trúc sở hữu và sự 
kiểm soát. Ví dụ như các công ty tư nhân hoàn toàn hoạt động khác biệt so với các 
công ty nhà nước. 
 Porter cho rằng các đối thủ cạnh tranh trong nước và việc tìm kiếm lợi thế cạnh 
tranh trong một quốc gia có thể giúp cung cấp các tổ chức các cơ sở để đạt được lợi 
thế cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. 
 Porter cho rằng các ngành kinh tế của quốc gia sẽ thành công nếu “hệ thống kim 
cương” này vận hành thuận lợi. Tác động tương hỗ của các nhóm nhân tố này thúc 
đẩy sự phát triển của ngành và lợi thế của một yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi 
và phát triển các nhóm yếu tố khác 
 * Nhận định bối cảnh ở Việt Nam. 
 Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF (diễn đàn kinh tế thế 
giới) cho thấy, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với 
mức 4,0 điểm trong báo cáo 2009-2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2008-2009. 
 Cùng với sự cải thiện điểm số này, thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng 
lực cạnh tranh toàn cầu đã tăng lên vị trí thứ 59 trong tổng số 139 nền kinh tế được 
xếp hạng trong báo cáo năm nay, từ vị trí 75/133 trong báo cáo năm 2009, và vị trí 
70/134 của báo cáo năm 2008. 
 - Trang 12 - 
 Ở hạng mục Yêu cầu cơ bản, Việt Nam đạt điểm số 4,4 và xếp hạng thứ 74; ở 
hạng mục Các nhân tố cải thiện hiệu quả, điểm số dành cho Việt Nam là 4,2, tương 
đương vị trí thứ 57; còn ở hạng mục Các nhân tố về sáng tạo và phát triển, Việt Nam 
đạt 3,7 điểm, xếp thứ 53. 
 Khi đánh giá các yếu tố trong từng trụ cột, WEF xếp Việt Nam ở các vị trí khá cao 
ở các yếu tố như: tiền lương và năng suất (hạng 4/139), mức độ tin tưởng của dân 
chúng vào các chính trị gia (32), mức độ đáng tin cậy của lực lượng cảnh sát (41), hệ 
thống điện thoại cố định (35), sự phủ sóng Internet tại trường học (49), tỷ lệ tiết 
kiệm quốc gia (17), trình độ của người tiêu dùng (45), mức độ tham gia của phụ nữ 
vào lực lượng lao động (20), khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán 
(35), FDI và chuyển giao công nghệ (31), quy mô thị trường nội địa (39), quy mô thị 
trường nước ngoài (29) 
 Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những yếu tố mà Việt Nam gần ở 
cuối bảng như: mức độ bảo vệ các nhà đầu tư (133), gánh nặng thủ tục hành chính 
(120), năng lực kiểm toán và tiêu chuẩn báo cáo (119), chất lượng cơ sở hạ tầng nói 
chung (123), cân bằng ngân sách chính phủ (126), thời gian thành lập doanh 
nghiệp (118), quyền sở hữu của nước ngoài (114), mức độ sẵn có của công nghệ 
tân tiến nhất (102) 
 WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh 
doanh tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản 
hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính 
sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế. 
 Tuy cải thiện hơn so với báo cáo năm trước, nhưng năng lực cạnh tranh của Việt 
Nam theo WEF vẫn thấp hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực 
Đông Nam Á như Singapore (5,5 điểm/hạng 3), Malaysia (4,9 điểm/hạng 26), 
Brunei (4,8 điểm/hạng 28), Thái Lan (4,5 điểm/hạng 38), Indonesia (4,4 điểm/hạng 
44). 
Nguồn: Theo Trung tâm năng suất Việt Nam (2010). 
 - Trang 13 - 
 (5). Các chính sách mà chính phủ có thể sử dụng: 
Từ những phân tích và nhận định trên cho thấy các chính sách mà chính phủ có thể 
sử dụng: 
Chính phủ có thể tác động (và chịu tác động) bởi mỗi nhân tố trong bốn nhân tố 
quyết định theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. 
 - Chẳng hạn, tác động tới điều kiện đầu vào thông qua trợ cấp, chính sách thị 
trường vốn, chính sách giáo dục, y tế , cơ sở hạ tầng. 
 - Đối với chính sách giáo dục: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng trình 
độ tay nghề còn thấp và năng suất lao động còn kém, vì thế Chính phủ cần phải có 
những chính sách thu hút sự đầu tư và phát triển kỹ năng lao động để tạo ra nguồn 
nhân lực chất lượng cao đệ thu hút các dự án chất lượng cao của các nhà đầu tư nước 
ngoài. Bên cạnh đó cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng giáo dục như: 
 + Giáo dục phổ thông cần đưa ra các quy chuẩn, cải tiến chương trình học cũng 
như đưa khu vực tư nhân cùng tham gia quản lý. 
 + Đào tạo hướng nghiệp cần có chương trình phát triển nguồn lực lao động 
theo nhóm ngành. 
 + Giáo dục nâng cao: các quy chuẩn cho giáo dục nâng cao cần phải được thiết 
lập và thực thi với sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài. 
 - Đối với cơ sở hạ tầng: cần thiết kế xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng để đáp ứng 
nhu cầu đồng nhất cho Việt Nam như: nước ta có đường bờ biển dài cần xây dựng hệ 
thống cảng biển và hệ thống đường bộ liên kết các địa phương với nhau cũng như kết 
nối với các cảng biển để biến các cảng biển nước ta thành nơi trung chuyển hàng hóa 
đường biển và dịch vụ hậu cần của khu vực. 
 - Chính phủ có thể đặt ra các tiêu chuẩn hoặc yêu cầu về hàng hóa trong nước, khi 
đó chính phủ có thể kiểm soát hoặc ảnh hưởng tới nhu cầu của khách hàng . Ví dụ : 
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) là cơ quan trực thuộc Sở Khoa 
học và Công nghệ do Ủy ban Nhân dân tỉnh ký quyết định thành lập, có chức năng 
giúp Giám đốc Sở KHCN thực hiện quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất 
lượng sản phẩm, hàng hoá ở tỉnh theo quy định của pháp luật. 
 - Chính phủ có thể định hình bối cảnh của các ngành công nghiệp có liên quan và 
các ngành công nghiệp bổ trợ theo các cách khác nhau. 
 Ông Kohata – chuyên viên kinh tế Nhật - cho rằng cần phải hình thành các cụm 
khu công nghiệp hỗ trợ và nhất là có chính sách khuyến khích. Các chính sách mà 
 - Trang 14 - 
ông Kohata cho rằng, cần thiết cho ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm tài chính, thuế, 
hỗ trợ kỹ thuật và quản lý. Đây cũng là chính sách mà Nhật đã áp dụng từ 1945-1999. 
 Theo đó cần thiết lập định chế tài chính và hệ thống hỗ trợ tín dụng để cung cấp 
tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng cho DN, đối tượng thường hay bị ngân hàng từ chối 
cho vay vì không có tài sản thế chấp. Thuế cũng cần được hoạch định sao cho công 
nghiệp hỗ trợ thu hút được nhiều DN tham gia. Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, thu 
nhập DN, hoặc nhập khẩu cũng là điều kiện tốt cho công nghiệp hỗ trợ. Ngoài công 
cụ tài chính, chuyên gia JICA còn cho rằng, các hỗ trợ kỹ thuật như cung cấp thông 
tin, chuyên môn...và quản lý rất cần thiết cho DN khi tham gia vào ngành công 
nghiệp hỗ trợ. 
 Tại Việt Nam, quyết định 1483/QĐ-TTg năm 2011 qui định về Danh mục sản 
phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 
26/08/2011 gồm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành : dệt may, ngành 
da – giày, ngành điện tử - tin học, ngành sản xuất lắp ráp ô tô , ngành cơ khí chế tạo , 
công nghiệp công nghệ cao . 
 Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 quy định các chính 
sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành: cơ khí chế tạo, 
điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giầy và công nghiệp hỗ trợ cho 
phát triển công nghiệp công nghệ cao ; cụ thể các chính sách phát triển công nghiệp 
hỗ trợ như : khuyến khích đầu tư phát triển, khuyến khích phát triển thị trường, 
khuyến khích về hạ tầng cơ sở , khuyến khích về khoa học và công nghệ, đào tạo 
nguồn nhân lực , cung cấp thông tin, tài chính . 
 Năm 2010 là mốc thời điểm mà TP.HCM phải thực hiện vai trò đầu tàu của mình. 
Ông Lương Văn Lý, Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM nói rằng, đây là thách thức đối 
với thành phố và để thực hiện được nhiệm vụ này không có con đường nào tốt hơn là 
bắt đầu từ ngành công nghiệp hỗ trợ. 
 Theo ông Lý, thành phố đặt ra nhiều mục tiêu phát triển trong đó có mục tiêu 
chuyển dịch sản xuất từ hợp đồng phụ sang nhập khẩu để sản xuất bán thành phẩm. 
Trọng tâm của mục tiêu này là nhắm vào sản phẩm có giá trị cao. Bên cạnh đó, 
thành phố cải thiện năng lực sản xuất linh kiện và phụ tùng, đồng thời khuyến khích 
đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp hỗ trợ 
 - Bên cạnh đó, theo GS Michael Porter thì Việt Nam đưa ra một số cụm ngành thí 
đểm, cụ thể như sau: 
 + Cụm ngành điện tử và cơ khí ở Hà Nội và các tỉnh lân cận: năng lực các nhà 
cung cấp nội địa 
 - Trang 15 - 
 + Cụm ngành du lịch ở Miền Trung: Chiến lược phát triển và dịch vụ có liên 
quan. 
 + Cụm ngành dệt- may ở khu vực TPHCM và lân cận: kỹ năng lao động. 
 + Cụm ngành logistics ở khu vự TPHCM: cơ sở hạ tầng. 
 + Cụm ngành chế biến nông sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao giá trị 
gia tăng. 
 - Chính phủ cũng có thể tác động tới chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của công 
ty thông qua các quy định về thị trường vốn, chính sách thuế, luật lệ chống độc 
quyền. 
 Mỗi nhân tố quyết định nói trên phụ thuộc lẫn nhau bởi tác động của một nhân tố 
thường dựa vào tình trạng của các nhân tố khác. Sự yếu kém trong bất kỳ một yếu tố 
nhân tố quyết định nào cũng sẽ cản trở một ngành có tiềm năng phát triển và tiến bộ. 
 Do đó, chính phủ thông qua các chính sách có vai trò quan trọng đến việc nâng 
cao lợi thế cạnh tranh và thành công của các doanh nghiệp sở tại . 
 Ví dụ: Chỉ trong 10 năm, đến khoảng năm 1960, thu nhập bình quân đầu người 
của Hồng Kông đạt được ¼ thu nhập bình quân của người dân ở “mẫu quốc” Anh 
quốc. Và chỉ sau đó 25 năm, thu nhập của người dân Hồng Kông đã vượt qua thu 
nhập của người dân mẫu quốc! Ngày nay, tính cạnh tranh toàn cầu của Hồng Kông 
ngang ngửa với Anh quốc, thường ở "top ten" toàn cầu. Vậy thì Hồng Kông đã làm 
gì?Hồng Kông đã may mắn có được sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết làm chuyện 
đúng để có được kết quả tối ưu. 
 Ngày nay, người Hồng Kông nhớ đến ông John Cowperthwaite như một ân nhân. 
Ông này được giới kinh tế gia xem như là một người biết sử dụng hiểu biết thông 
thường (common sense) thành công một cách rất đơn giản đến độ phi thường. Ông 
đến làm việc ở Hồng Kông từ năm 1946. Đến năm 1961 Chính phủ Anh bổ nhiệm 
ông làm Bộ trưởng Tài chính (Financial Secretary) của thuộc địa. Và vì ông ta có 
nhiều kinh nghiệm ở Hồng Kông nên các quan Toàn quyền đều để ông toàn quyền 
đặt chính sách cai trị thuộc địa Hồng Kông với một triết lý rất đơn giản: mẫu quốc 
phải có lợi từ thuộc địa. Nhưng mẫu quốc chỉ có thể có lợi khi người dân thuộc địa 
được có khả năng phát triển tối đa, sinh lợi tối đa. Không ai biết được lợi thế cạnh 
tranh của mỗi người, mỗi doanh nghiệp là gì nhưng hãy để họ tự quyết định và làm 
 - Trang 16 - 
 ăn theo ý họ, theo khả năng của họ. Mức thuế phải ở mức thấp nhất để không ai phải 
băn khoăn về chuyện trốn thuế để chịu rủi ro với pháp luật. Nếu mỗi người có môi 
trường kinh doanh thông thoáng để phát triển tối đa lợi thế riêng của họ thì mỗi 
doanh nhân sẽ đạt được tính cạnh tranh cao nhất họ có thể đạt được. Như vậy tính 
cạnh tranh của toàn xã hội cũng sẽ đạt được mức tối đa. 
 Từ đó, ông xác định vai trò của chính quyền là triệt để tránh can thiệp vào đời 
sống kinh doanh của doanh nghiệp. Phải có một thể chế công (public institutions) 
trong sạch, hợp lý và chỉ chủ động cung cấp những dịch vụ công với hiệu suất tốt 
như là hạ tầng cơ sở vật chất, giáo dục, y tế, an sinh xã hội Chính quyền cũng 
không đề xuất chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh và cũng không có chính 
sách hỗ trợ ngành nghề, công nghiệp nào cả. (Từ ý kiến này ta thấy được mặt tích 
cực cũng như hạn chế và mặt trái của chính sách này là: có thể tạo ra sự công 
bằng trong kinh doanh giữa các ngành nghề, dịch vụ và sản phẩm,...của các 
doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp luôn vận động theo cơ chế thị trường, luôn 
tìm tòi phát huy được lợi thế cạnh tranh của họ trong quá trình hoạt động kinh 
doanh của mình,.... không bị ảnh hưởng do sự can thiệp của chính quyền thúc 
đẩy sự phát triển toàn diện;....nhưng vấn đề đặt ra ở đây là nếu quá coi nhẹ chủ 
trương, các chính sách của nhà nước, của chính quyền thì các doanh nghiệp sẽ 
rất khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của mình tại thị trường trong 
nước cũng như xuất khẩu hàng hóa ra các nước trên thế giới,....) 
 Doanh nhân chỉ cần đăng ký kinh doanh vỏn vẹn trong một trang và được cấp giấy 
phép ngay. Không có điều kiện vốn, số người đầu tư. Chỉ có một mức thuế thu nhập 
duy nhất tối đa là 15%. (Nhiều lần ông này đã từ chối theo lệnh của London là phải 
tăng mức thuế, bởi theo ông tăng thuế sẽ giảm thu vì người dân sẽ tìm cách trốn thuế. 
Người càng giàu càng có phương tiện tinh vi trốn thuế nhiều hơn. Như vậy là phản 
mục tiêu và không công bằng). Chỉ đơn giản như vậy nhưng kết quả đã cho thấy 
không những Hồng Kông đã phát triển thành công trong một nền kinh tế thị trường 
mà còn đạt được những thành quả lớn lao theo định hướng xã hội. Người dân Hồng 
Kông đã có được một đời sống vật chất cao trong một trật tự xã hội có văn hóa. 
 - Trang 17 - 
* Cụ thể các chính sách mà chính phủ có thể sử dụng: 
1. Trong quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia láng giềng: 
Hợp tác quốc tế giữa các quốc gia láng giềng 
Nâng cao năng suất 
Điều kiện các 
yếu tố dầu vào 
- Cải tiến hạ tầng giao thông; 
- Xây dựng một mạng lưới năng lượng hiệu quả; 
- Tăng cường truyền thông và liên kết khu vực; 
- Kết nối các thị trường tài chính; 
- Tạo phong trào học tập cao hơn của Sinh viên; 
- Thống nhất các yêu cầu hành chính đối với doanh nghiệp. 
Bối cảnh cho 
chiến lược cạnh 
tranh 
- Xóa bỏ các rào cản thương mại và đầu tư trong khu vực 
- Cần hợp lý hóa và thống nhất các quy định, thủ tục xuyên 
biên giới; 
- Phối hợp chống độc quyền và thúc đẩy các chính sách cạnh 
tranh công bằng; 
Điều kiện về 
nhu cầu 
- Thống nhất các quy chuẩn về môi trường; 
- Thống nhất các quy chuẩn về an toàn đối với sản phẩm; 
- Thiết lập điều luật bảo vệ người tiêu dùng của nhau; 
- Hợp lý hóa trong việc mở cửa cho hoạt động mua trợ giá của 
chính phủ trong khu vực. 
Các ngành có 
liên quan và hỗ 
trợ 
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành xuyên quốc 
gia, chẳng hạn như: Du lịch (kết hợp du lịch để quảng bá 
thương hiệu cho sản phẩm, vùng đặc sản,...); Kinh doanh 
nông sản; Vận tải và hậu cần (phát triển các dịch vụ vận tải, 
hậu cần cho việc vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa,...); Dịch vụ 
kinh doanh (các dịch vụ hỗ trợ cho ngành, cho từng loại sản 
phẩm,...). 
Năng lực cạnh 
tranh vĩ mô 
- Các chương trình phối hợp để cải thiện mức độ an toàn 
chung. 
- Phối hợp các chính sách vĩ mô, cụ thể: các chính sách về tỷ 
giá nhằm thúc đẩy hoạt động xuất – nhập khẩu kết hợp với 
các chính sách về hoạt động tiền tệ của chính phủ, các chính 
sách trong việc vay vốn, lãi xuất ngân hàng đáp ứng hoạt 
động kinh doanh cho doanh nghiệp; 
 - Trang 18 - 
Chiến lược và 
sự quản lý khu 
vực 
- Xây dựng một chương trình marketing khu vực; 
- Chia sẻ kinh nghiệm thành công trong hoạt động của chính 
phủ; 
- Xây dựng các thể chế khu vực, cụ thể: Cơ chế giải quyết 
tranh chấp; Ngân hàng phát triển khu vực; Xây dựng vị thế 
trong đàm phán với các tổ chức quốc tế. 
2. Những yêu cầu về chuyển đổi chính sách: 
Nền kinh tế dựa vào 
các yếu tố đầu vào 
Nền kinh tế dựa 
vào đầu tư 
 Nền kinh tế dựa 
vào đổi mới, cách 
tân. 
Đầu vào chi phí 
thấp 
 Năng suất Giá trị độc nhất 
 Bình ổn về môi 
trường vĩ mô, chính 
trị và pháp luật; 
 Hạ tâng căn bản 
hiệu quả; 
 Chi phí triển khai 
các hoạt động kinh 
doanh thấp. 
  Tăng cường cạnh 
tranh trong nước; 
 Thị trường thông 
thoáng; 
 Hạ tâng tiên tiến; 
 Cơ chế hỗ trợ, 
khuyến khích nâng 
cao hiệu suất; 
 Hình thành và 
kích hoạt các nhóm 
ngành. 
  Kỹ năng tiên tiến; 
 Các tổ chức khoa 
học và công nghệ; 
 Cơ chế hỗ trợ; 
khuyết khích đổi 
mới; 
 Nâng cao các 
ngành hàng. 
3. Chương trình hành động để nâng cao năng lực cạnh tranh. 
Một số ưu tiên quan trọng. 
Tiếp tục những nổ lực hiện tại Những cải cách quan trọng 
 Giảm tham nhũng; 
 Cải thiện cơ sở hạ tầng; 
 Cải cách thị trường tài chính sâu sắc; 
 Cải cách hành chính. 
 Phát triển nguồn nhân lực ở tất cả các 
cấp; 
 Đổi mới các doanh nghiệp nhà nước; 
 Phát triển các nhóm ngành. 
 - Trang 19 - 
4. Phát triển nguồn nhân lực. 
Giáo dục phổ 
thông 
 Tỉ lệ người đi học tăng mạnh nhưng chất lượng còn thấp và 
kỹ năng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. 
Chẳng hạn, trong ngành công nghệ thông thì kỹ sư trong 
ngành này vừa thừa vừa thiếu, cụ thể là thừa về số lượng 
nhưng thiếu và yếu về chất lượng nên khó đáp ứng được các 
yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp;.... 
 Việt Nam cần cải thiện mạnh mẽ chất lượng giáo dục, bằng 
cách đưa ra cac quy chuẩn, cải tiến chương trình học và đưa 
khu vực tư nhân cùng tham gia quản lý. 
Đào tạo hướng 
nghiệp 
 Việt Nam thiếu một hệ thống đào tạo kỹ năng, kỹ năng ở 
đây chủ yếu là kỹ năng “cứng” và kỹ năng “mềm”. Cụ thể, 
chương trình đào tạo còn nặng lý thuyết thiếu khả năng ứng 
dụng trong thực tế,.... 
 Các doanh nghiệp phải tự mình triển khai chương trình đào 
tạo để giải quyết sự thiếu hụt này; 
 Việt Nam cần một chương trình phát triển nguồn lực theo 
nhóm ngành. 
Giáo dục nâng 
cao 
 Số lượng trường đại học tăng nhưng chất lượng thấp và kỹ 
năng không phù hợp với doanh nghiệp; 
 Các quy chuẩn dành cho giáo dục nâng cao phải được thiết 
lập và thực thi, với sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế; 
 Việt Nam cần hoạch định để áp dụng công nghệ toàn cầu 
vào các tổ chức giáo dục của Việt Nam. 
5. Tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước. 
 Chính phủ có chính sách rõ ràng trong việc ủng hộ doanh nghiệp tư nhân, song 
dường như có một sự nước đôi, không rõ ràng tới mức thâm căn cố đế về quá trình 
cố phần hóa; 
 Không cải cách toàn diện khu vực kinh tế Nhà nước, sẽ đồng nghĩa với việc Việt 
Nam không có hy vọng leo lên nấc tiếp theo của phát triển kinh tế. 
 - Trang 20 - 
Kiểm soát 
quản lý 
DNNN 
 Xây dựng Hội đồng quản trị độc lập; 
 Áp dụng chế chế độ báo cáo tài chính công khai, minh bạch; 
 Xác định các mục tiêu tài chính rõ ràng: như xây dựng điều lệ công 
ty,... 
Ví dụ: trong các DNNN cần độc lập giữa Hội đồng quản trị, Ban 
Tổng Giám Đốc và Ban kiểm soát,... và ghi rõ trong điều lệ doanh 
nghiệp và xem đây là “kim chỉ nam” cho quá trì 
Cạnh 
tranh với 
các DNNN 
 Dỡ bỏ các rào cản thương mại, đầu tư và các rào cản nhân tạo khác 
hiện đang bảo vệ các DNNN; 
 Xây dựng các cơ quan giám sát mạnh mẽ và độc lập; 
 Hỗ trợ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, các doanh nghiệp tách 
ra khỏi DNNN. 
Cổ phần 
hóa 
 Xây dựng các cơ chế pháp lý rõ ràng cho việc cổ phần hóa; 
 Xác định các mục tiêu rõ ràng cho việc cổ phần hóa; 
 Xây dựng cấu trúc doanh nghiệp thuận lợi để triển khai cổ phần 
hóa. 
 Xây dựng các tập đoàn kinh tế Nhà nước không phải là một giải pháp và có thể làm 
các vấn đề hiện nay trầm trọng hơn nếu các cải cách không được triển khai. 
6. Phát triển các tổ hợp tại Việt Nam. 
Phát triển tổ hợp tại Việt Nam 
 Các tổ hợp tại Việt Nam có xu hướng thu hẹp vào các sản phẩm riêng lẻ; 
 Không có nhiều sự hợp tác giữa các công ty, nhà cung cấp và các định chế khác: 
một số tổ hợp (như tổ hợp cà phê) sẽ có thể hiệu quả hơn nếu áp dụng cơ chế hợp tác. 
 Tư duy phát triển dựa trên tổ hợp là rất quan trọng trong việc đưa ra các chính sách 
kinh tế: 
 - Phát triển kỹ năng người lao động quanh các tổ hợp; 
 - Thu hút FDI/khu công nghiệp quanh các tổ hợp; 
 - Các sáng kiến phát triển vùng dựa trên tổ hợp; 
 - Tổ chức chuyển giao công nghệ và chất lượng cho mỗi tổ hợp. 
 Chính sách nên nâng cấp mọi tổ hợp hiện hữu và tiềm năng, chứ không chỉ tập 
trung vào một phần trong số đó. 
 - Trang 21 - 
7. Tổ hợp và các chính sách kinh tế. 
Tổ hợp và các chính sách kinh tế 
8. Các khuyến nghị để thực hiện. 
Tổ chức để đạt được năng lực cạnh tranh tại Việt Nam. 
Các khuyến nghị và đề xuất. 
 Xây dựng các cơ quan giám sát độc lập và hiệu quả; 
 Cải thiện chính sách kinh tế ở cấp độ tỉnh, thành phố; 
 Nâng cấp cơ chế đối thoại và cộng tác công – tư; 
 Nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch và năng lực quản trị chương trình ở các 
chính quyền trung ương và địa phương; 
 Xây dựng quy trình chiến lược kinh tế quốc gia nhằm định hướng các thứ tự ưu 
tiên trong việc cải thiện môi trường kinh doanh; 
 - Trang 22 - 
Phần 2. Ứng với mỗi yếu tố trong mô hình viên kim cương này anh/chị hãy giải 
thích vì sao những chính sách này có thể dẫn đến một sự gia tăng lợi thế cạnh 
tranh và năng suất cho một ngành được lựa chọn tại quốc gia của anh/chị. 
Ứng dụng vào ngành chè ở Việt Nam 
 2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất chè ở Việt Nam và trên thế giới. 
 2.1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng chè: 
 Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng sớm nhất ở Trung Quốc, cách đây 
khoảng 5000 năm. Cho đến năm 2000, đã có hơn 100 nước thuộc 5 Châu trồng và 
xuất khẩu chè. Sản lượng chè thế giới năm 2000 đạt hơn 2,8 triệu tấn. 
 Đầu thế kỷ XIX, Việt Nam đã có 2 vùng sản xuất tập trung: vùng chè tươi và vùng 
chè rừng cho tiêu dùng nội địa chủ yếu. 
 Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương, đã có thêm vùng chè công 
nghiệp tập trung hiện đại xuất khẩu (1923-1925). 
 Đến năm 2000, đã có 3 loại vườn chè gồm chè tươi hộ gia đình, chè rừng dân tộc 
và chè công nghiệp hàng rào có đốn, tương ứng với 3 thời kỳ lịch sử (phong kiến, 
thuộc địa và độc lập), tại 3 vùng địa lý (đồng bằng, trung du và miền núi). 
 2.1.2. Đặc điểm sinh thái, sinh sản của cây chè, phân bố của ngành hàng chè 
trong nước. 
  Thời vụ 
 - Vụ Xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp cao hơn 
mặt tán thì hái sát lá cá. 
 - Vụ Hè Thu (tháng 5 - 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp cao 
hơn mặt tán thì hái sát lá cá 
 - Vụ Thu Đông (Tháng 11): hái chừa lá cá , tháng 12 hái cả lá cá. 
 - Với các giống chè có dạng thân bụi, sinh trưởng đỉnh đều có thể hái kéo hay 
hái bằng máy để nâng cao năng suất lao động. 
  Chu kỳ phát triển 
 Chu kỳ của một cây chè bao gồm ba giai đoạn. 
 - Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn cây non hay giai đoạn thiết kế cơ bản. Các bụi 
chè phải trồng 3-4 năm kể từ khi gieo trồng mới phát triển thành cây trưởng thành. 
Sau đó là giai đoạn cây lớn và giai đoạn cuối là giai đoạn chè già cỗi. 
 - Giai đoạn chè lớn kéo dài 20 – 30 năm, tuỳ giống, điều kiện đất đai, dinh dưỡng 
và khai thác. Chăm sóc kém và khai thác nhiều sẽ làm cho cây chè bị suy thoái, già 
trước tuổi. Đây là giai đoạn chè cho năng suất cao nhất. 
 - Trang 23 - 
 - Sau đó là giai đoạn chè già cỗi, cây chè suy yếu dần, lá nhỏ, búp ít, chóng mù 
xoè, hoa quả nhiều, cành tăm hương nhiều, chồi gốc mọc nhiều. Đến giai đoạn này, 
người trồng chè phải dùng các biện pháp kỹ thuật để tạo tán mới cho chè như đốn 
đau, đốn trẻ lại. Thời gian kéo dài tuổi thọ cây chè có thể từ 5-10 năm. 
  Yêu cầu đầu vào 
 a. Ánh sáng 
 Cây chè nguyên là một cây rừng mọc trong những điều kiện ẩm ướt, râm mát 
của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Về nhu cầu ánh sáng, cây chè 
là cây trung tính trong giai đoạn cây con, lớn lên ưa sáng hoàn toàn. Dưới bóng râm, 
là chè xanh đậm, lóng dài, búp non lâu, hàm lượng nước cao nhưng búp thưa, sản 
lượng thấp vì quang hợp yếu. Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến 
phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ. Sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ 
nhiệt ngày đêm lớn ở vùng đồi núi cao là điều kiện để sản xuất chè có chất lượng cao 
trên thế giới. 
 b. Nhiệt độ 
 Nhiệt độ không khí thuận lợi cho sinh trưởng của chè là 22-280c; búp chè sinh 
trưởng chậm ở 15-180c, dưới 100c mọc rất chậm. Trên 300c chè mọc chậm, trên 400C 
chè bị khô xém nắng lá non. 
 c. Nước 
 Nước giữ vai trò quan trọng trng sản xuất nông nghiệp và công nghệ chế biến. 
Nước là thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh, là nguyên tố quan trọng để đảm 
bảo các hoạt động sinh lý của cây chè. Về nông nghiệp, nước quyết định sản lượng 
và chất lượng của chè; trong công nghiệp, nước là thành phần biến đổi nhiều trong 
các công đoạn héo, vò, lên men, sấy khô. 
 Hàm lượng nước trong chè biến động theo từng bộ phận, giống chè, biện pháp kỹ 
thuật và khí hậu thời tiết trong năm. Nói chung, các tổ chức non có nhiều nước hơn 
các bộ phận già. Mưa nhiều sản lượng chè cao nhưng chất lượng thấp. 
 Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho sinh trưởng cây chè trên thế giới là 
1.500-2.000mm. Độ ẩm tương đối không khí từ 80-85% có lợi cho sinh trưởng của 
chè. 
 d. Dinh dưỡng 
 - Đạm: Đạm tập trung ở các bộ phận còn non như: búp chè và lá non. Đạm 
tham gia vào sự hình thành các axitamin và protein. Bón đủ đạm lá chè có màu xanh, 
quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng khoẻ, nhiều búp, búp to. Thiếu đạm chồi lá ít, lá 
 - Trang 24 - 
vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Bởi vậy bón đạm làm tăng năng suất từ 2-2,5 lần so 
với không bón. Bón đạm quá nhiều hay đơn độc làm chè có vị đắng, giảm phẩm chất. 
 - Lân: Lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic. Lân 
có vai trò quan trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự 
phát triển của cây chè, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét, chống 
hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm, có vết nâu 2 bên gân chính, búp nhỏ, năng 
suất thấp. 
 - Kali: Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các bộ 
phận đang sinh trưởng. Kali tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng 
khả năng hoạt động của các men, làm tăng sự tích luỹ gluxit và axitamin, tăng khả 
năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng búp, làm tăng khả năng 
chống bệnh, chịu rét cho chè. Thiếu Kali lá chè có vết nâu, rụng lá nhiều, búp nhỏ, lá 
nhỏ. 
 - Trung và vi lượng: Theo một số nhà nghiên cứu, tác dụng của các yếu tố trung 
và vi lượng chỉ thể hiện rõ nét ở các đồi chè nhiều tuổi chuyên bón các loại đa lượng 
lâu năm. Phân vi lượng gồm có: Bo, Mn, Zn, Cu...; phân trung lượng gồm có: Ca, 
Mg, S, Al... 
 2.1.3. Phân bố địa lý, thuận lợi và khó khăn 
 a. Vùng chè Tây Bắc 
 * Điều kiện khí hậu: 
 Đặc điểm quan trọng nhất là mùa đông tương đối ẩm, điển hình cho khí hậu gió 
mùa. Mùa đông ấm hơn vùng Việt Bắc 1-20C và vùng Đông Bắc 2-30C. Cuối mùa 
đông hanh nặng. Tháng 2-4 độ ẩm ở mức thấp nhất năm (75%). Lượng mưa mùa 
đông ít (10%/năm), số ngày mưa ít. 
 Dao động nhiệt độ ngày đêm mạnh mẽ, nhất là ở các thung lũng có nhiều khả 
năng xuất hiện sượng muối. Mùa hạ đến sớm, tháng 3 đã có nhiệt độ vượt 300C, 
tháng 4 rất nóng, tháng 6 nóng nhất. Mùa mưa cũng bắt đầu sớm hơn 1tháng (tháng 
4) và kết thúc sớm 1 tháng (tháng 9). Đầu mùa hạ có gió Tây rất khô nóng, hơn cả 
Vinh và Đồng Hới. 
 Khí hậu Tây Bắc có các trị số trung bình sau đây: Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 2-
50C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 35-380C. Nhiệt độ trung bình năm 13-230C. Lượng 
mưa bình quân năm 1.500-2000mm. Mùa khô Tây Bắc diễn ra từ tháng 11 đến tháng 
3. Thời gian khô hạn kéo dài cộng thêm nhiệt độ xuống thấp làm cho sinh trưởng và 
năng suất chè giảm sút lớn. 
 - Trang 25 - 
 * Điều kiện đất đai: Vùng Tây Bắc có các loại đất thích hợp cho cây chè như: 
đất đỏ vàng, đất đỏ nâu, tầng đất dày, ít dốc (<250) 
 * Hiện trạng sản xuất: Chè trồng tập trung ở Sơn La (3 tiểu vùng Mộc Châu, 
Mai Sơn, Phù yên), Lai Châu (2 tiểu vùng Phong Thổ, Tam Đường). 
 b. Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn 
Gồm các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn và phía Tây 
Yên Bái (Nghĩa Lộ, Văn Chấn) 
 * Điều kiện khí hậu 
 Vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn có địa hình phức tạp, đại bộ phận là vùng 
núi thấp, độ cao 100-500m. Khí hậu có các đặc điểm sau: 
 - Mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc. Sương muối là hiện tượng phổ biến. 
 - Không khí ẩm ướt hầu như quanh nă

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_loi_the_canh_tranh_su_phon_vinh_cua_quoc_gia_duoc.pdf