Tiểu luận Lý luận tích lũy của kinh tế chính trị Mác-Lênin và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Lý luận tích lũy của kinh tế chính trị Mác-Lênin và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Lý luận tích lũy của kinh tế chính trị Mác-Lênin và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam
LÝ LUẬN TÍCH LŨY CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO VIỆT NAM Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại) lOMoARcPSD|12184112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ---------------- HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN TÍCH LŨY CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO VIỆT NAM Hà Nội, tháng 9 năm 2023 NHÓM 3 LỚP HP: 231_RLCP1211_04 GV HƯỚNG DẪN: VÕ TÁ TRI lOMoARcPSD|12184112 1lOMoARcPSD|12184112 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................4 1. Sự cần thiết của đề tài................................................................................................4 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................4 3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................5 5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5 7. Kết cấu đề tài..............................................................................................................6 B. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍCH LŨY TƯ BẢN......................................................7 1.1. Bản chất của tích lũy tư bản....................................................................................7 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản............................................8 1.2.1.Trình độ khai thác sức lao động.........................................................................8 1.2.2. Năng suất lao động xã hội................................................................................8 1.2.3. Sử dụng hiệu quả máy móc..............................................................................9 1.2.4. Đại lượng tư bản ứng trước..............................................................................9 1.3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản..........................................................................10 1.3.1. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.......................................10 1.3.2. Quá trình tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản........................12 1.3.3. Quá trình tích lũy tư bản làm tăng chênh lệch thu nhập của nhà tư bản với người làm thuê.........................................................................................................13 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................................................14 2 lOMoARcPSD|12184112 2.1. Khái quát quá trình tích lũy tư bản diễn ra ở Việt Nam từ trước đến nay..............14 2.2. Vận dụng tích lũy tư bản vào xây dựng nền kinh tế Việt Nam hiện nay................15 2.3. Giải pháp tăng cường tích lũy cho nền kinh tế nước ta..........................................19 2.3.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy-tiêu dùng......................................19 2.3.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn....................................................................20 2.3.3. Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài................................................................................................................21 2.3.4. Quản lý hiệu quả các nguồn thu.....................................................................22 C. PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................24 3 lOMoARcPSD|12184112 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Tích lũy tư bản là một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bản đầu tiên trên thế giới đã hình thành và phát triển vô cùng mạnh mẽ mà lịch sử đã cho thấy rằng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, tích lũy nguyên thủy đã diễn ra sôi động ở các nước phương Tây và nền kinh tế- xã hội của các nước này phát triển vô cùng mạnh mẽ. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng tích lũy tư bản còn là sự đòi hỏi khách quan của bất cứ một giai đoạn phát triển nào ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nếu không tích lũy và huy động nguồn lực tư bản cho quốc gia mình thì nền kinh tế xã hội quốc gia đó sẽ không phát triển mạnh mẽ và cường thịnh được. Đối với Việt Nam tích lũy luôn là điều kiện tiên quyết để tái sản xuất mở rộng. Có tích lũy mới có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đưa đất nước vững vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã lựa chọn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn để xây dựng các công trình nền tảng và cái tiến kỹ thuật áp dụng khoa học tiên tiến là càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp mọi người hiểu được bản chất, động cơ của tích luỹ tư bản - Đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản - Tìm ra những biện pháp gia tăng quy mô tích luỹ đối với doanh nghiệp và nhà nước - Rút ra được những kết luận về hệ quả của tích luỹ - Mang đến một cái nhìn tổng quan về hiện trạng tích luỹ tư bản hiện nay, giúp các doanh nghiệp tham khảo từ đó vận dụng, xác định phương hướng kinh doanh tốt nhất. 4 lOMoARcPSD|12184112 3. Mục tiêu nghiên cứu Thấy được tầm quan trọng của tích lũy tư bản đến sự phát triển kinh tế. Đồng thời thấy được vốn là cơ sở để thúc đẩy tạo ra việc làm, công nghệ mới để phát triển đất nước. Thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta. 4. Phạm vi nghiên cứu Khía cạnh lý thuyết: Nghiên cứu sẽ tập trung vào khám phá và hiểu rõ các khía cạnh của lý luận tích luỹ của Kinh tế chính trị Mác - Lênin, bao gồm quy luật tích luỹ vốn, vai trò của vốn trong kinh tế, và các nguyên tắc cơ bản liên quan đến lý thuyết này. Ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam: Nghiên cứu sẽ điều tra cách mà lý luận tích luỹ có thể được áp dụng và đã được áp dụng vào thực tiễn kinh tế và chính trị của Việt Nam. Điều này bao gồm cả việc phân tích tác động của việc áp dụng lý luận này và các biện pháp cụ thể mà Việt Nam đã thực hiện hoặc có thể thực hiện. Thời gian: Phạm vi nghiên cứu có thể giới hạn trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc có thể tập trung vào sự phát triển của lý luận tích luỹ từ quá khứ đến hiện tại. 5. Đối tượng nghiên cứu - Khái niệm tích lũy tư bản - Xu thế tích lũy tư bản tại Việt Nam - Ảnh hưởng của tích lũy tư bản lên nền kinh tế của Việt Nam 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị bao gồm: phương pháp biện chứng duy vật và phương pháp trừu tượng hoá khoa học. Phương pháp quan trọng của kinh tế chính trị là trừu tượng hoá khoa học. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy 5 lOMoARcPSD|12184112 ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của cáchiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong phương pháp này là giới hạn của sự trừu tượng hoá. 7. Kết cấu đề tài Gồm 4 phần Phần mở đầu Phần nội dung Phần kết luận Tài liệu tham khảo Gồm 2 chương Chương 1: Cơ sở lý thuyết tích lũy tư bản Chương 2: Vận dụng tích lũy tư bản vào Việt Nam hiện nay 6 lOMoARcPSD|12184112 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍCH LŨY TƯ BẢN 1.1. Bản chất của tích lũy tư bản Để chỉ ra bản chất của tích lũy tư bản, cần nghiên cứu về tái sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được lặp đi lặp lại không ngừng, quá trình đó được gọi là tái sản xuất. Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ. Trong trường hợp này, ứng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân. Tuy nhiên, tư bản không những được bảo tồn mà còn phải không ngừng lớn lên. Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích lũy tư bản. Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên – vật liệu. trang bị thêm máy móc, thiết bị Nghĩa là, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm. Do đó, khi thị trường thuận lợi. nhà tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư sẽ ngày càng nhiều, nhà tư bản trở nên giàu có hơn. Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó. Ví dụ: Năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích lũy và 10 m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10 m dùng để tích lũy 7 lOMoARcPSD|12184112 được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng. 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quy mô tích lũy gồm: Trình độ khai thác sức lao động Năng suất lao động xã hội Sử dụng hiệu quả máy móc Đại lượng tư bản ứng trước 1.2.1.Trình độ khai thác sức lao động Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư. Từ đó tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối, nhà tư bản còn có thể sử dụng các biện pháp cắt giảm tiền công, tăng ca, tăng cường độ lao động. Ví dụ: Vẫn công nghệ như vậy, thời gian như vậy, nhưng người lao động thay vì làm việc đúng với công suất của mình lại bị quản lý nhanh tay hơn, gấp đôi, gấp ba sức lực của mình bằng cách tăng giám sát, thuê đốc công, trả lương theo sản phẩm Hai phương pháp trên nằm trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Không chỉ vậy, hao mòn vô hình và chi phí bảo quản máy móc, thiết bị được giảm đáng kể bởi nhà tư bản chưa cần ứng thêm tư bản để tiếp tục mua máy móc mà chỉ cần mua nguyên nhiên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất. 8 lOMoARcPSD|12184112 1.2.2. Năng suất lao động xã hội Năng suất lao động làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, giá trị sức lao động giảm giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tăng quy mô tích lũy và đem lại 2 hệ quả: Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước. Với một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước. 1.2.3. Sử dụng hiệu quả máy móc Sử dụng hiệu quả máy móc là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tư bản sử dụng là giá trị của máy móc Tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phầm theo từng chu kì sản xuất dưới dạng khấu hao. Tư bản tiêu dùng là khấu hao Là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. 1.2.4. Đại lượng tư bản ứng trước Tư bản ứng trước: là chi phí tư bản mà nhà tư bản ứng trước để mua TLSX và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa. Tư bản ứng trước bao gồm: Tư bản bất biến là tư bản ứng trước để mua TLSX (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu), trong quá trình sản xuất, giá trị của TLSX được bảo toàn (bằng lao động cụ thể của công nhân, giá trị của TLSX được chuyển vào sản phẩm mới). Ký hiệu là C. 9 lOMoARcPSD|12184112 Tư bản khả biến là tư bản ứng trước của nhà tư bản để mua sức lao động, bằng sức lao động của mình thì người lao động không chỉ tạo ra giá trị để bù đắp cho sức lao động của họ mà còn tạo ra giá trị mới , giá trị thặng dư cho nhà tư bản. ký hiệu là V. Chi phí sản xuất TBCN là chi phí về tư bản mà nhà tư bản ứng ra để mua TLSX (c) và mua sức lao động (v) để sản xuất ra hàng hóa. Chi phí sản xuất TBCN được ký hiệu là k, khi đó: k=c+v Nếu đưa khái niệm chi phí sản xuất TBCN vào thì giá trị hàng hóa được chuyển hóa thành W=k+m Trên thực tế thì tư bản sản xuất được chia thành tư bản lưu động và tư bản cố định cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước. Khi bạn sản xuất hay kinh doanh, bạn phải bỏ vốn (tư bản). Tiền bán hàng thu được (doanh số) có thể khác nhau theo từng ngày (hoặc tháng, tùy cách bạn tính). Trong doanh số bao gồm tiền vốn và tiền lời. Trong tiền vốn có : vốn thay đổi theo doanh số (tư bản khả biến) và không thay đổi theo doanh số (tư bản bất biến). Ví dụ: Bạn bán cà phê. Mỗi ngày bàn được 100 ly, mỗi ly 5$ do doanh số là 500$. - Tiền vốn mỗi ly cà phê là 3$ trong đó chia ra : a/ : Vốn khả biến : cà phê 1,5$; đường : 1$; nước sôi 0,5$ . Gọi nó là khả biến vì nó tăng giảm theo doanh số. b/ Vốn bất biến : tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên, tiền điện...mỗi ngày 100$. Số này không thay đổi theo doanh số, ngày đó trời mưa bão không bán được ly cà phê nào bạn vẫn tốn như thế. Vậy ngày hôm đó bạn sẽ lời được : 500 - ( 200 khả biến + 100 bất biến) = 100$. 10 lOMoARcPSD|12184112 1.3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản 1.3.1. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản Trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về quy mô, mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. C. Mác phân biệt cấu tạo kỹ thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản. Về mặt hình thái hiện vật, mỗi tư bản đều bao gồm tư liệu sản xuất và sức lao động để sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Ví dụ: Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật cửa tư bản, người thường dùng các chỉ tiêu như số năng lượng hoặc số lượng máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất, ví dụ 100 kW điện/1 công nhân, 10 máy dệt/1 công nhân. Về mặt giá trị, mỗi tư bản đều chia thành hai phần tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v). Tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng giá trị của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản. Ví dụ: Một tư bản mà đại lượng của nó là 12000, trong đó giá trị tư liệu sản xuất là 10000, còn giá trị sức lao động là 2000, thì cấu tạo giá trị tư bản đó là 10000:2000= 1:5 Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Để biểu hiện mối quan hệ đó, C. Mác dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học - công nghệ, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị của tư bản, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng 11 lOMoARcPSD|12184112 lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. 1.3.2. Quá trình tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tự bản. Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tự bản phụ thêm. Đây là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản. Ví dụ: Tư bản X 1000 USD Năm thứ nhất có được giá trị thặng dư là 5.000 USD Năm thứ hai có được giá trị thặng dư là 550 USD Như vậy quy mô của tư bản X đã tăng thành 5900 USD. Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chính thể tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn. Tập trung tư bản có thể được thực hiện thông qua sáp nhập các tư bản cá biệt với nhau. Ví dụ: Tư bản X 2000 USD Tư bản Y 3000 USD Tư bản X và tư bản Y hợp lại thành một tư bản Z 5000 USD Tập trung tư bản đã làm tăng nguồn vốn tập trung, có thể biến quá trình sản xuất rời rạc thủ công thành quá trình sản xuất phối hợp theo quy mô lớn, nhờ đó mà 12 lOMoARcPSD|12184112 các công ty, xí nghiệp lớn được hình thành. Có thể nói tập trung tư bản có vai trò rất lớn trong việc chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất vừa và lớn. Đây là quá trình chuyển từ chủ nghĩa tư bản giai đoạn thấp sang chủ nghĩa tư bản giai đoạn cao. Trong quá trình phát triển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhờ có sự nhận thức đúng đắn về quá trình tập trung vốn mà các nước đã thu được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển. Nhờ có tập trung vốn tốt mà ngành công nghiệp không ngừng được đổi mới công nghệ, ngành nông nghiệp không ngừng được ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất. Vì vậy có thể nói tập trung tư bản chính là nền tảng cho việc phát triển quy mô sản xuất của nền kinh tế. Như vậy tích tụ tư bản và tập trung tư bản có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhìn chung tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, nâng cao sức cạnh tranh. 1.3.3. Quá trình tích lũy tư bản làm tăng chênh lệch thu nhập của nhà tư bản với người làm thuê Quá trình tích luỹ tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích luỹ sự giàu sang về phía giai cấp tư sản, và mặt khác tích luỹ sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê. Bần cùng hoá giai cấp công nhận làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái là bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoá tuyệt đối. Bần cùng hoá tương đối là cùng với đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩm phân phối cho giai cấp công nhận làm thuê tuy có tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm tương đổi so với phần dành cho giai cấp tư sản. Ví dụ: Sau chu kỳ sản xuất thu nhập tư bản tăng 7% - thu nhập công nhân chỉ tăng 3% Bần cùng hoá tuyệt đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê. 13 lOMoARcPSD|12184112 Bần cùng hoá tuyệt đối thường xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công nhân làm thuế dạng thất nghiệp và đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê trong các điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế. Ví dụ: Khi khủng hoảng và lạm phát tăng cao, tiền mất giá, kinh tế suy thoái. Thu nhập của công nhân không tăng, tiền sinh hoạt trước đây rơi vào khoảng 8 triệu/ tháng cho gia đình những khi tiền mất giả thì con số 8 triệu không còn đu để chi trả trong một tháng như trước nữa. CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Khái quát quá trình tích lũy tư bản diễn ra ở Việt Nam từ trước đến nay Quá trình tích lũy tư bản ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn và biến đổi từ trước đến nay. Có thể chia thành 5 giai đoạn sau: Thời kỳ thuộc địa (thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20): Giai đoạn này bắt đầu khi Pháp xâm chiếm và thực hiện chính sách thuộc địa hóa Việt Nam vào cuối thế kỷ 19. Người Pháp đã tận dụng tài nguyên của Việt Nam, bao gồm lúa gạo, cao su, than đá và thiếc, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa ngày càng tăng ở châu Âu. Việc này đã dẫn đến sự khai thác một cách cận kề của tài nguyên tự nhiên và công nhân Việt Nam trong các mỏ và nhà máy. Chiến tranh Việt Nam (1955-1975): Cuộc chiến tranh Việt Nam là một sự cố chính trong quá trình tích lũy tư bản của Việt Nam. Ngoài những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng, cuộc chiến tranh đã gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế và hạ tầng của đất nước. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, và hệ thống vận tải bị tàn phá nặng nề. 14 lOMoARcPSD|12184112 Việc tài nguyên tự nhiên, như rừng, đất trồng trọt, và nguồn nước, bị thiệt hại nghiêm trọng, gây ra tác động tiêu cực lâu dài đến môi trường và nền kinh tế Giai đoạn sau chiến tranh (1975-đầu thế kỷ 21): Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế và xã hội. Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế chủ nghĩa xã hội, trong đó nhà nước kiểm soát các ngành công nghiệp quan trọng và tài nguyên tự nhiên, như dầu khí, điện năng và nông nghiệp. Việc tích lũy tư bản trong giai đoạn này tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa, và cải thiện điều kiện sống của người dân. Đổi mới và mở cửa (từ cuối thập kỷ 1980 đến nay): Đổi mới và mở cửa kinh tế bắt đầu từ cuối thập kỷ 1980 đã làm thay đổi cách tiếp cận kinh tế của Việt Nam. Chính sách này bao gồm loại bỏ rào cản thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích phát triển sektor tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Việc này đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích lũy tư bản, tạo ra cơ hội kinh doanh, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đáng kể. Giai đoạn hiện tại: Hiện nay, Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ và ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP cao và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng lên đáng kể. Việt Nam đã thu hút nhiều đầu tư nước ngoài và trở thành một trong những cường quốc sản xuất và xuất khẩu hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, các ngành công nghiệp như điện tử, thực phẩm, và dịch vụ tài chính đã phát triển mạnh mẽ. Tổng quan về quá trình tích lũy tư bản ở Việt Nam cho thấy sự phức tạp và đa dạng của các giai đoạn lịch sử và chính trị mà quốc gia này đã trải qua. Tích lũy tư 15 lOMoARcPSD|12184112 bản đã chịu ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử quan trọng và chính sách kinh tế khác nhau, và hiện đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thăng tiến của nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm hiện tại. 2.2. Vận dụng tích lũy tư bản vào xây dựng nền kinh tế Việt Nam hiện nay Quá trình mở rộng sản xuất ở Việt Nam hiện nay Trước đổi mới, mô hình kinh tế hiện vật với cơ chế quản lí kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp đã kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến sự trì trệ và khủng hoảng. Do đó đổi mới mô hình kinh tế là điểm mấu chốt trong đổi mới quan hệ tổ chức, và quản lý sản xuất ở Việt Nam. Sau đổi mới, với xu thế toàn cầu hóa, sự chuyển giao và hội nhập về khoa học, công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Những công cụ lao động đơn giản đã được thay thế bằng dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Sự lao động tay chân của con người dần được thay thế bằng lao động trí óc. Sự thay đổi đó đã làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khi lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và chất lượng cao. Nhờ quá trình tích lũy vốn thay thế quá trình sản xuất nhỏ lẻ thành quá trình sản xuất lớn hơn. Như ở nước ta nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, nên việc mở rộng sản xuất nông nghiệp là cần thiết và đạt nhiều thành tựu. Từ đó nông nghiệp đạt được các thành tựu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt 15 tỷ USD ,tốc độ tăng trưởng từ 4,0% tăng lên 4,5%. GDP nông nghiệp tăng rõ 3,3% lên 3,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nông thôn đạt 7,8% - 8% / năm. Sự hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của mình, nhà nước đều thể hiện quan điểm hình thành các tập đoàn kinh tế mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế . Theo đó một số tổng công ty nhà nước trong một số lĩnh vực mũi nhọn sẽ được đổi thành các tập đoàn kinh tế. 16 lOMoARcPSD|12184112 Trên thực tế năm 2006 và đầu năm 2007, tập đoàn kinh tế quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn Bưu chính – Viễn thông, Than – Khoáng sản, dầu khí, điện lực, Công nghiệp tàu thủy, dệt may, cao su, tài chính – bảo hiểm đã được thành lập. Đây là những tổng công ty có quy mô mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết, liên doanh và hợp tác với nhiều đối tác. Tuy nhiên trong quá trình thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đã xuất hiện sự lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án. Các vấn đề nảy sinh đó là mối là mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, thương hiệu của tập đoàn, quy mô vốn điều lệ và các vấn đề khác để xác lập tập đoàn. Ngay như vị trí pháp lý của tập đoàn vẫn còn ý kiến khác nhau như tập đoàn có hay không có tư cách pháp nhân, đăng kí hay không đăng ký, có hay không có bộ máy quản lý riêng. Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định quốc gia, khoảng 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn vị này 17%, 28,8% thu ngân sách. Tính đến cuối 2007, tổng vốn sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty đã tăng 18%, tổng tài sản tăng 26% . Bên cạnh các tập đoàn kinh tế nhà nước còn có các tập đoàn kinh tế tư nhân như FPT, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai , Vincom, Trung Nguyên .... Các tập đoàn kinh tế tư nhân cũng góp phần làm làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển và làm tăng GDP quốc doanh của Việt Nam. Hỗ trợ khởi nghiệp Chính phủ đã thúc đẩy môi trường khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, giúp thúc đẩy sự sáng tạo và đầu tư tư bản mới.Các khu công nghệ cao như Cyberport và quỹ đầu tư như IDG Ventures Vietnam đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công.Luật Doanh nghiệp và các chính sách khuyến khích khởi nghiệp đã giúp tạo ra môi trường thích hợp cho sự sáng tạo và đầu tư, chính phủ đã thực hiện cải cách luật pháp để tạo ra một môi trường linh hoạt cho khởi nghiệp, giảm các quy trình tốn nhiều thời gian để thành lập một doanh nghiệp. 17 lOMoARcPSD|12184112 Khởi nghiệp cộng đồng: Cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Các tổ chức, sự kiện, và cơ sở hạ tầng hỗ trợ khởi nghiệp như cơ sở khởi nghiệp (coworking spaces), incubators (trại trồng khởi nghiệp), và accelerators (chương trình tăng tốc khởi nghiệp) đã giúp các doanh nghiệp mới có cơ hội tiếp cận tài nguyên và kiến thức cần thiết. Đầu tư vào hạ tầng: Hạ tầng giao thông: - Đường bộ: Việt Nam đã đầu tư mạnh vào mạng lưới đường bộ, xây dựng và mở rộng các tuyến đường cao tốc như Đại lộ Thăng Long và đường Hoà Lạc - Hoà Bình, cải thiện việc di chuyển hàng hóa và người dân trong nước. - Đường sắt và đường biển: Cải thiện đường sắt và phát triển đường biển giúp tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. - Sân bay và cảng biển: Nâng cấp và mở rộng các sân bay như Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng biển Cái Lân giúp tăng cường năng lực giao thông hàng không và biển. Hạ tầng năng lượng: - Năng lượng tái tạo: Việt Nam đã đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo như nhà máy điện gió và điện mặt trời để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện năng sạch và bảo vệ môi trường. - Hệ thống điện lực: Cải thiện hệ thống điện lực và xây dựng các nhà máy điện mới giúp đảm bảo cung cấp điện đáng tin cậy cho kinh tế và dân cư. Hạ tầng viễn thông: 18 lOMoARcPSD|12184112 - Mạng lưới di động: Phát triển mạng lưới di động 4G và 5G giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Internet cáp quang: Xây dựng mạng cáp quang nhanh chóng giúp nâng cao tốc độ internet và kết nối quốc tế của Việt Nam. Hạ tầng xã hội: - Bệnh viện và trường học: Xây dựng và nâng cấp bệnh viện và trường học giúp cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và giáo dục cho người dân. - Cơ sở hạ tầng dân cư: Xây dựng căn hộ chung cư và cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị tạo điều kiện sống tốt hơn cho cư dân thành thị. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội So với 20 năm trước Việt Nam có nửa tổng số dân sống dưới mức nghèo khổ, nay cả nước chỉ còn khoảng 10% tổng số hộ nghèo và hầu hết không còn hộ đói. Tuy đạt được những hệ quả tích cực, nhưng tỉ lệ nghèo và quy mô số người nghèo ở Việt Nam còn lớn. Theo số liệu thống kê nhà nước vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 1,23 triệu người, vùng trung du và miền núi phía Bắc có 2,76 triệu người, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 3,21 triệu người, vùng tây nguyên có khoảng trên 1 triệu người, vùng đông nam bộ có gần 213.000 người và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 1,84 triệu người. Hiện nay hệ số chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam cao hơn nhiều nước đã trải qua thời kỳ dài phát triển kinh tế thị trường. Nhìn chung cơ chế thị trường của chúng ta còn mới mẻ vì thể cần có biện pháp khắc phục nếu sẽ ngày càng tăng. 2.3. Giải pháp tăng cường tích lũy cho nền kinh tế nước ta Từ thực trạng trên cho thấy, việc tích lũy vốn là cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mục đích của Đảng và Nhà nước là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần văn hóa cho mọi người dân, đồng thời góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng một nền kinh tế lớn của XHCN. Trong điều kiện đất nước ta từ sản xuất, lại quá độ lên CNXH, chúng ta phải cùng chung sức, huy động toàn bộ sức 19 lOMoARcPSD|12184112 lực của mọi cá nhân tổ chức, triệt để tiết kiệm nhằm tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế nước nhà cho sự nghiệp phát triển của đất nước. 2.3.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy-tiêu dùng Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Mà tỷ lệ cụ thể giữa tích lũy và tiêu dùng phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ kĩ thuật, sử dụng hợp lý các công cụ lao động, vật tư lao động và các yếu tố khác. Tương quan giữa tích luỹ và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản hiện có, thực hiện được mức tích luỹ có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao vàổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng và tích luỹ không đến mức cao nhất. Với tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng sắp xếp như thế nào cho phù hợp? Tỷ lệ này có phải cố định không và phải dựa trên nguyên tắc nào để sắp xếp tỉ lệ đó? Đây là vấn đề của việc phân phối XHCN, nó thể hiện cụ thể mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế và cải thiện đời sống giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, giữa lợi ích của nhân dân và lợi ích của toàn xã hội... Việc phân chia tỷ lệ này không cố định mà thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời chúng ta phải không ngừng khuyến khích tất cả mọi người dân đều ra sức tiết kiêm, tích luỹ. Như vậy có thể nói tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng không chỉ đơn thuần là tỷ lệ về kinh tế mà là thể hiện đường lối chính sách của Đảng trong từng thời kỳ nhất định. 2.3.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn Việc tích lũy tư bản sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa nếu nhà tư bản sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Nhà tư bản cần phải nắm bắt được mình đang đầu tư vào đối tượng nào. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì vấn đề nguồn vốn và đầu tư lại càng cần được đặc biệt xem trọng. Ở hầu hết các quốc gia đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đầu tư công là một công cụ kinh tế của Nhà nước, được sử dụng và đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư công cũng có thể trở thành gánh nặng cho quốc gia, nếu nó được sử dụng một cách thái quá, gây nên sự dàn trải, kém hiệu quả. Chính vì thế, Chính phủ không nên 20 lOMoARcPSD|12184112 cấp vốn toàn bộ mà nên cổ phần hóa doanh nghiệp trong nước, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình. Các doanh nghiệp phải nắm bắt được xu thế phát triển của công nghệ thông tin, tận dụng tối đa nguồn lực từ công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và trong tương lai gần sẽ là thời đại của cách mạng công nghiệp lần thứ năm, dự kiến là thời đại của trí thông minh nhân tạo (AI) và công nghệ thực tế ảo (VR). Về phía Nhà nước, cần xử phạt nghiêm khắc đổi với các hành vi tham nhũng, ăn chặn sử dụng trái phép nguồn vốn. Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta cần xác định rõ đối tượng cấp vốn; thực hiện phân phối và phân phối lại các nguồn thu nhập trong xã hội theo hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động; nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phân phối và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực đầu tư xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đồng bộ các nền kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tích cực hơn; tăng đầu tư nguồn nhân lực. Mặt khác việc sử dụng vốn hiệu quả còn phụ thuộc rất lớn vào con người. Do đó cần một đội ngũ cán bộ với trình độ năng lực và trách nhiệm cao. Đồng thời nhà nước xem xét lại mô hình tổ chức quản lý, chú ý đến đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy mọi năng lực của mình. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt thu hút vốn FDI trong khu vực cũng như trên thế giới thì việc thiết lập một tổ chức gọn nhẹ không chồng chéo có hiệu quả cũng tạo ưu thế cạnh tranh lớn. 2.3.3. Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tích lũy vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn sẽ đóng vai trò quan trọng để giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và cho phát triển công nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích lũy và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. 21 lOMoARcPSD|12184112 Một biện pháp để tăng cường lượng vốn là thông qua các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Đây là hai hình thức tích luỹ vốn có hiệu quả tương đối cao do có thể thu hút được vốn còn nhân dồi trong nhân dân. Để thực hiện được ngày càng tốt các nghiệp vụ của mình, một mặt ngân hàng cần phải tự đổi mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình thức tiết kiệm qua bưu điện cải tiến các thủ tục đảm bảo an toàn bí mật và ổn định cho tiền gửi của khách hàng, đồng thời chính phủ cũng cần có biện pháp nâng cao lãi suất nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn nhàn dỗi trong nhân dân. Đặc biệt là hệ thống ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để tích tụ và tập trung vốn được thuận tiện. Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc gia và từ những tài sản công còn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển. Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút vốn thông qua thị trường chứng khoán. Đây là hình thúc tích tụ và tập trung vốn rất có hiệu quả đang được các nước phát triển áp dụng. Chính thị trường chúng khoản là một hình thức của thị trường vốn và nếu thị trong chứng khoán hoạt động tốt thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Ngoài nguồn vốn tích luỹ trong nước thì trong hoàn cảnh hiện nay khi nền kinh tế mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư trực tiếp có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vì thế mà chúng ta cần phải có chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt là vốn của các nước phát triển. 2.3.4. Quản lý hiệu quả các nguồn thu Động viên hợp lý các nguồn thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở cải cách hệ thống thuế, phí phù hợp với cơ chế thị trường, theo hướng công bằng, thống nhất, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ. Chính sách động viên hướng mạnh vào mục tiêu phát triển dài hạn, xác định mức thuế hợp lý, giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tạo động lực lớn khuyến khích sản xuất trên cơ sở đó tăng quy 22 lOMoARcPSD|12184112 mô thu ngân sách nhà nước. Từng bước nâng cao tỷ trọng thuế thu nhập, thuế tài sản trong cơ cấu hệ thống thuế. Nâng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu ngân sách nhà nước, trong đó tăng tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân bằng cách mở rộng đối tượng nộp thuế. Mặt khác, đẩy mạnh cải cách hành chính công khai hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, mở rộng áp dụng cơ chế từ khát, từ tính và từ nộp thuế; hiện đại hóa công tác quản lý thuế, triển khai các dịch vụ tư vấn, hỏ trở tỉnh thuế và nộp thuế; hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất bảo đảm thu dáng, thu kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước. C. PHẦN KẾT LUẬN Với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và năng động nhất từ trước tới nay. Sự phát triển của nền kinh tế cũng tạo ra áp lực về tăng quy mô vốn cho nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu tích luỹ tư bản và việc vận dụng lí luận đó vào thực tiễn Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết. Quá trình CNH-HĐH đất nước đạt được thành công trước hết phải có vốn lớn. Từ những thực tiễn trên ta thấy được tích lũy tư bản có vai trò rất lớn đến nền kinh tế nước ta, để đạt được những thành tựu thì trước hết phải đưa ra những thực trạng và giải pháp đúng dẫn cho nền kinh tế thông qua những cơ sở lí luận . Đồng thời thấy được tầm quan trọng của vốn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và khẳng định nguồn vốn là cơ sở để tạo việc làm, mở rộng công nghệ thúc đẩy tăng trưởng %GDP cho nền kinh tế. Đó chính là con đường dẫn đến sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, khẳng định tỉnh đúng đắn của chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, sớm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 23 lOMoARcPSD|12184112 TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Trường Đại học Thương Mại) (2) Internet (Tích lũy tư bản là gì? Thực chất của tích lũy tư bản và yếu tố ảnh hưởng (baoduongmaynenkhi.vn) (3) Internet (Phân tích cấu tạo hữu cơ của tư bản? | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (loigiaihay.com)) (4) Internet (Đề tài Vận dụng lý luận tích lũy tư bản của chủ nghĩa Mác Lenin vào xây dựng nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay - Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (luanvan.net.vn)) (5) Internet (Vận dụng lý luận tích lũy tư bản vào thực tiễn Việt Nam - Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (luanvan.net.vn)) 24 lOMoARcPSD|12184112
File đính kèm:
- tieu_luan_ly_luan_tich_luy_cua_kinh_te_chinh_tri_mac_lenin_v.pdf