Tiểu luận Lý luận về đặc trưng vừa mang tính phổ biến vừa có tính phù hợp của kinh tế thị trường và định hướng Xã hội chủ nghĩa

pdf 24 trang yenvu 05/09/2024 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Lý luận về đặc trưng vừa mang tính phổ biến vừa có tính phù hợp của kinh tế thị trường và định hướng Xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Lý luận về đặc trưng vừa mang tính phổ biến vừa có tính phù hợp của kinh tế thị trường và định hướng Xã hội chủ nghĩa

Tiểu luận Lý luận về đặc trưng vừa mang tính phổ biến vừa có tính phù hợp của kinh tế thị trường và định hướng Xã hội chủ nghĩa
 KTCT MÁC- Lênin
Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại)
lOMoARcPSD|12184112
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ NIN
(KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021)
Lý luận về đặc trưng vừa mang tính phổ biến vừa có tính
phù hợp của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ
nghĩa
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Phương
Mã sinh viên: 2155290050
Ngày tháng nĕm sinh: 13/06/2003
Lớp tín chỉ: KTCT 01001.5
Lớp hành chính: Kinh tế & Quản lý
Hà Nội, 2021
lOMoARcPSD|12184112
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU1
Tính tất yếu của đề tài .1
NỘI DUNG....2
I. LÝ LUẬN VỀ ĐẶC TRƯNG VỪA MANG TÍNH PHỔ BIẾN VỚI KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VỪA CÓ TÍNH PHÙ HỢP VỚI VIỆT NAM
CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA ..2
1.KHÁI NIỆM...2
2.NHỮNG ĐẶC TRƯNG MANG TÍNH PHỔ BIẾN VỚI KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI ....3
3.NHỮNG ĐẶC TRƯNG MANG TÍNH PHÙ HỢP VỚI VIỆT NAM CỦA
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA ..6
3.1.Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường ..6
3.2. Về quan hệ sở hữu thành và thành phần kinh tế ..7
3.2.1. Về sở hữu .7
3.2.2. Kinh tế nhiều thành phần .8
3.3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế và vai trò của nhà nước ...10
3.4. Về quan hệ phân phối thu nhập ..10
3.5. Về quan hệ tĕng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ...11
4.VAI TRÒ CHUNG CỦA NHỮNG ĐẶC TRƯNG.13
II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY..14
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM17
lOMoARcPSD|12184112
1. XÂY DỰNG, GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG17
2. NÂNG CAO VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, HIỆU LỰC, HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI 18
3. PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU, THÀNH PHẦN KINH TẾ,
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ...19
4. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN, TỔNG KẾT THỰC TIỄN VÀ THỰC HIỆN
CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH..19
KẾT LUẬN20
TÀI LIỆU THAM KHẢO..21
lOMoARcPSD|12184112
1MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Vấn đề nghiên cứu: Trong quá trình học môn lý luận chính trị, có một khái
niệm mà hay được nghe để cập tới đó là khái niệm kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy trong bài tiểu luận này, một số đặc trưng của
kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Đảng
cộng sản Việt Nam sẽ được làm rõ.
Mục đích của việc nghiên cứu: Nội dung trong đề tài tiểu luận cung cấp tri
thức lý luận về nền kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa vừa
mang tính phổ biến với kinh tế thị trường thế giới vừa có tình phù hợp với
hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Thông qua nhận thức một cách khoa học về nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà hình thành kỹ nĕng tư duy,
vận dụng lý luận vào giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
- Góp phần làm sáng tỏ lý luận về những đặc trưng của nền kinh tế thị
trường. Qua đó, thấy được những đặc trưng mang tính phù hợp ở nước ta và
vai trò của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đánh giá về thực trạng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa hiện nay.
- Một số nhiệm vụ, phương hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
lOMoARcPSD|12184112
2NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN VỀ ĐẶC TRƯNG VỪA MANG TÍNH PHỔ BIẾN VỚI
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VỪA CÓ TÍNH PHÙ HỢP VỚI
VIỆT NAM CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm
- Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, trong đó các
yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường,
tuân theo nguyên tắc và quy luật thị trường.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước thiết
lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vĕn minh;
có sự điều tiết của nhà nước và do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Ở Việt Nam, kể từ sau Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (4986), nền kinh
tế được xây dựng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Nó được chính thức công nhận vào nĕm
1992 trong Hiến pháp và các vĕn kiện của đảng và đất nước. Từ sự phát triển
kinh tế trong cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây gồm
hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (kinh tế tư bản
chủ nghĩa không cho tư nhân kế thừa), đến nay, trong nền kinh tế Việt Nam,
nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển dưới các hình thức sở hữu
khác nhau, đặc biệt là sự có mặt của các nhà tư bản nước ngoài và các nhà đầu
tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.
lOMoARcPSD|12184112
32. Những đặc trưng mang tính phổ biến với kinh tế thị trường trên thế
giới
Kinh tế thị trường có mặt ở nhiều chế độ KT-XH nên có những điểm chung
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội phát triển ở trình độ
cao, nó phân biệt với các kiểu tổ chức kinh tế xã hội khác như: kinh tế tự cấp
tự túc, kinh tế hàng hóa giản đơn, kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp Sự
khác biệt đó thể hiện ở những đặc trưng cơ bản như sau:
- Kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức
sở hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.
Trong kinh tế thị trường luôn tồn tại đa dạng các chủ thể kinh tế như:
chủ thể là nhà nước, là tập thể là tư nhân, là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,
là doanh nghiệp liên doanh.
Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng nhà nước có Agribank,
Viettinbank; ngân hàng tư nhân có VPbank, SHB; ngân hàng đầu tư nước
ngoài: ANZ, Citibank, Shinhanbank; ngân hàng liên doanh: Sacombank,
Techcombank.
Đồng thời, sự đa dạng của các chủ thể kinh tế chính là biểu hiện của
nhiều hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở
hữu 100% vốn nước ngoài) Dù đa dạng các chủ thể kinh tế nhưng trong nền
kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế này đều phải bình đẳng trước pháp
luật.
- Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã
hội thông qua các hoạt động của các thị trường bộ phận.
lOMoARcPSD|12184112
5Các thị trường bộ phận cơ bản như: thị trường hàng hóa dịch vụ, thị
trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường
khoa học- công nghệ. Các loại thị trường này không tồn tại độc lập, mà có
mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Chính yếu tố thị trường sẽ quyết định
việc phân bổ nguồn lực xã hội thông qua các thị trường bộ phận đó.
Ví dụ về nguồn lực vốn, khi xảy ra dịch bệnh Covid toàn cầu, nền kinh tế
thế giới trở nên khó khĕn hơn, thị trường lao động khủng hoảng, số lượng
người thất nghiệp nhiều, thị trường hàng hóa và dịch vụ đình trệ, sức mua
giảm. Do vậy, dưới tác động của suy thoái thị trường, các chủ thể sẽ có xu
hướng dịch chuyển nguồn lực vốn đầu tư sang các nước khu vực an toàn hơn
như Việt Nam. Còn đối với nhà đầu tư trong nước, có thể dịch chuyển nguồn
lực vốn đầu tư từ thị trường tài chính như chứng khoán hoặc thị trường bất
động sản (đang trong giai đoạn đóng bĕng) chuyển sang thị trường vàng, hoặc
thị trường hàng hóa do lo sợ lạm phát, suy thoái kinh tế. Vậy, rõ ràng khi thị
trường đóng vai trò quyết định tới sự phân bổ các nguồn lực xã hội.
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi
trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
Trong kinh tế thị trường, các quy luật thị trường đóng vai trò quan trọng,
chi phối các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng. Điển hình là
quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu. Chính các quy luật
này đã giúp cho hình thành mức giá cả thị trường, đồng thời động lực quan
trọng thúc đẩy thị trường phát triển.
- Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế xã
hội.
lOMoARcPSD|12184112
6Chủ thể là doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể phải đặt mục
tiêu lợi nhuận, mục tiêu kinh tế để duy trì và phát triển. Đối với chủ thể là nhà
nước khi tham gia kinh tế thị trường, có thể vì lợi ích kinh tế song phải đảm
bảo cả lợi ích xã hội. mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Chính yếu tố thị
trường sẽ quyết định việc phân bổ nguồn lực xã hội thông qua các thị trường
bộ phận đó.
Ví dụ về nguồn lực vốn, khi xảy ra dịch bệnh Covid toàn cầu, nền kinh tế
thế giới trở nên khó khĕn hơn, thị trường lao động khủng hoảng, số lượng
người thất nghiệp nhiều, thị trường hàng hóa và dịch vụ đình trệ, sức mua
giảm. Do vậy, dưới tác động của suy thoái thị trường, các chủ thể sẽ có xu
hướng dịch chuyển nguồn lực vốn đầu tư sang các nước khu vực an toàn hơn
như Việt Nam. Còn đối với nhà đầu tư trong nước, có thể dịch chuyển nguồn
lực vốn đầu tư từ thị trường tài chính như chứng khoán hoặc thị trường bất
động sản (đang trong giai đoạn đóng bĕng) chuyển sang thị trường vàng, hoặc
thị trường hàng hóa do lo sợ lạm phát, suy thoái kinh tế. Vậy, rõ ràng khi thị
trường đóng vai trò quyết định tới sự phân bổ các nguồn lực xã hội.
- Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với
thị trường quốc tế. Mở của kinh tế tạo ra những cơ hội về khai thác thị trường
và tranh thủ nguồn lực quốc tế.
Ví dụ về trồng vải thiều và trồng nhãn ở Hải Dương và Hưng Yên. Nếu
chỉ phát triển thị trường đầu ra ở Việt Nam thì đặc sản quả vải và quả nhãn chỉ
thu được những giá trị nhất định. Nhưng nhờ có mở cửa kinh tế, nông sản Việt
Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế, giá trị của vải và nhãn Việt Nam đã tĕng
thêm nguồn thu nhập cho nông dân. Từ đó, bà con nông dân đầu tư, quy hoạch
thành những trang trại quy mô để mở rộng diện tích canh tác và nâng cao chất
lượng sản phẩm.
lOMoARcPSD|12184112
73. Những đặc trưng mang tính phù hợp với Việt Nam của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3.1. Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
vĕn minh”. Đây là sự khác biệt cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mục đích đó bắt nguồn
từ cơ sở kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là sự phản
ánh mục tiêu chính trị - xã hội mà
Đảng, nhà nước và nhân dân ta đang phấn đấu. Mặt khác, đi đôi với việc
phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, quá trình phát triển kinh tế thị trường ở
Việt Nam còn gắn với xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp nhằm ngày
càng hoàn thiện
3.2 Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
3.2.1 Về sở hữu
Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản
xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả
lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều
kiện lịch sử nhất định. Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có chủ thể sở hữu,
đối tượng sở hữu, lợi ích từ đối tượng sở hữu.
Mục đích của chủ thể sở hữu là nhằm thực hiện những lợi ích từ đối tượng sở
hữu.
Sở hữu bao gồm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý
- Về nội dung kinh tế, sở hữu là điều kiện của sản xuất, là lợi ích kinh tế
mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng khi sở hữu đối tượng sở hữu.Về mặt này,
lOMoARcPSD|12184112
8sởhữu là cơ sởđể các chủ thể thực hiện lợi ích từđối tượng sởhữu,không xác lập
quan hệsởhữu sẽkhông cócơsởđể thực hiện lợi íchkinh tế.Vìvậy,khi có sự thay
đổiphạmvivàquymôcácđối tượngsởhữu,địavịcủacácchủthểsởhữusẽthayđổi
trongđờisốngxãhộihiệnthực.
-Vềnộidungpháplý,sởhữuthểhiệnnhữngquyđịnhmangtínhchấtphápluật
vềquyềnhạnhaynghĩa vụcủachủ thểsởhữu.Trong trường hợpnày,sởhữu luôn là
vấnđềquan trọnghàngđầukhixâydựngvàhoạchđịnhcơchếquản lýnhànướcvới
quát trình phát triển nói chung.Vìvậy,vềmặt pháp lý,sởhữugiảđịnh vàđòihỏi sự
thừanhậnvềmặt luậtpháp.Khiđó,những lợi íchkinh tếmàchủ thểsởhữuđược thụ
hưởng sẽ không bị các chủ thể khác phản đối .Khi đó việc thụ hưởng được coi là
chínhđángvàhợppháphưởngsẽkhôngbịcácchủthểkhácphảnđối.Khiđóviệcthụ
hưởngđượccoilàchínhđángvàhợppháp.
3.2.2. Kinh tế nhiều thành phần
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ởViệtNam lànền kinh tếcónhiều hình
thứcởhữu,nhiều thành phầnkinh tế, trong đókinh tếnhànướcgiữvai tròchủđạo,
kinhtếtưnhânlàđộnglựcquantrọng,kinhtếnhànước,kinhtếtậpthểcùngvớikinh
tếtưnhân lànòngcốtđểphát triểnmộtnềnkinh tếđộclập,tựchủ.Cácchủthểthuộc
cácthànhphầnkinhtếbìnhđẳng,hợptác,cạnhtranhcùngphát triển theophápluật.
Vídụ trong lĩnh vựcngân hàng:Ngân hàng nhànước (Agribank ,Viettinbank)
cùngtồntạisongsongvớingânhàngtưnhân(VPbank,Techccombank,ACB).
Đây không chỉ là điểm khác biệt cơ bản với nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩamàcònphảnánhnhậnthứcmớivềquanhệsởhữuvàthànhphầnkinhtếtrong
thời kỳquáđộ lênchủnghĩa xãhộiởViệtNam.Đểđi lênchủnghĩa xãhội cầnphải
pháttriểnkinhtếnhiềuthànhphầnnhằmtạođộnglực
lOMoARcPSD|12184112
9cạnh tranh cho nền kinh tế. Trích trong vĕn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền
kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh
tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân
bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức
sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.
Sự khác biệt thành phần kinh tế Việt Nam và các nước tư bản chủ nghĩa:
nhìn chung kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng có các thành phần kinh tế
giống Việt Nam nhưng quan trọng nhất là động lực lớn nhất của họ là kinh tế
tư nhân bản chất là xã hội tự nhiên còn kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thì kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo đầu tàu dẫn dắt
còn nền kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.
Quan điểm của Đảng về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:
- Sự đa dạng về sở hữu và các thành phần kinh tế đã làm cho quan hệ sản
xuất phù hợp hơn với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở
nước ta. Đây là tiền đề quan trọng giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế
xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Những quan điểm này
cần được kế thừa và phát triển trong các vĕn kiện các kỳ Đại hội Đảng tiếp
theo.
- Có một khoảng cách nhất định giữa hiểu biết lý thuyết và chính sách
trong lĩnh vực kinh tế và bất động sản. Phương hướng quan trọng của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng chế độ công hữu và nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài, cần có sự tìm tòi và thử nghiệm. Vẫn
lOMoARcPSD|12184112
10
còn chủ quan, tự nguyện thực hiện chính sách đối với các thành phần kinh tế.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm
nĕng của kinh tế tư nhân cũng vì lý do này.
- Xây dựng chế độ sở hữu công cộng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
nhưng cần lưu ý rằng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước
cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân là mục tiêu dài hạn, dựa trên sự phát triển rất cao của lực lượng
sản xuất. Do đó, qua từng giai đoạn cần xác định mục tiêu cụ thể hơn trong
xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sao cho phù hợp với thực tế hơn
và với trình độ phát triển khác nahu của lực lượng sản xuất. Điều đó sẽ thuận
lợi hơn trong hoạt động chỉ đạo thực tiễn, tránh được những tranh luận không
cần thiết hoặc hiểu nhầm.
3.3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế và vai trò của nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở mọi quốc gia trên thế giới, nhà
nước đều phải can thiệp (điều tiết) quá trình phát triển kinh tế của đất nước
nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị trường và định
hướng chúng theo mục tiêu đã định.
Ví dụ: Nhà nước điều tiết giá xĕng dầu thông qua thuế xuất nhập khẩu,
quỹ bình ổn xĕng dầu để hạn chế tác động tiêu cực khi bất ổn về giá.
Sự khác biệt ở Việt Nam với các nước tư bản chủ nghĩa:
- Bản chất nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị
trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, vĕn minh”.
lOMoARcPSD|12184112
11
- Nhà nước tư bản chủ nghĩa: lợi ích giai cấp tư sản, giai cấp cầm quyền.
3.4. Về quan hệ phân phối thu nhập
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện
phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội và
điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế (phân phối đầu vào) để tiến tới
xây dựng xã hội mọi người đều giàu có.
Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng các hình thức sở hữu do vậy thích
ứng với nó sẽ có các lại hình phân phối khác nhau: phân phối theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ( quỹ xóa đói giảm nghèo,
quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ hưu trí). Cần phải gắn quyền lợi với nghĩa vụ,
cống hiến với hưởng thụ nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
3.5. Về quan hệ tĕng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực
hiện gắn tĕng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với
phát triển vĕn hóa – xã hội; thực hiện tiến bộ và đảm bảo công bằng xã hội.
Tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ
xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ
quá độ lên CNXH.
Sự khác biệt của tư bản chủ nghĩa: Ngày nay họ cũng đề ra các vấn đề về
giải quyết công bằng xã hội. Song, giải quyết công bằng xã hội chỉ là phương
tiện để duy trì lợi ích thống trị của TBCN chứ không phải mục tiêu.
Quan điểm của Đảng ta về công bằng xã hội:
lOMoARcPSD|12184112
12
- Tĕng trưởng kinh tế luôn luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội
trong suốt quá trình phát triển đất nước. Tĕng trưởng kinh tế là điều kiện, tiền
đề để thực hiện công bằng xã hội và ngược lại, thực hiện công bằng xã hội là
động lực thúc đẩy tĕng trưởng kinh tế- xã hội một cách bền vững
- Công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa không những phải hợp lý hóa lợi ích, phân phối và thu
nhập của các tầng lớp trong xã hội mà còn phải bảo đảm cho mọi tầng lớp
trong xã hội được học hành, được chĕm sóc y tế, học nghề và được các điều
kiện để nâng cao mức sống, điều kiện vật chất và cơ hội phát triển để thể hiện
nĕng lực cá nhân.
- Công bằng xã hội ở nước ta là một trong những đặc trưng cơ bản
trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích xóa
bỏ mọi bất công, mọi áp bức, đem lại tự do hạnh phúc cho con người. Đây là
sự công bằng xã hội to lớn và triệt để nhất mà toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu
đạt được.
- Công bằng xã hội phải tính đến hoàn cảnh lịch sử. Thành tựu của
nhân dân nước ta ngày nay là kết quả của quá trình đấu tranh bền bỉ, liên tục
gần nửa thế kỷ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ
quyền độc lập, tự do. Có rất nhiều anh hùng có công với cách mạng, không
tiếc công sức cống hiến máu xương cho sự nghiệp cao cả của dân tộc. Vì vậy,
công bằng xã hội cũng là một chính sách ưu đãi đối với họ.
Với những đặc trưng trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam là sự kết hợp những mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị trường với
bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội để hướng tới một nền kinh tế thị trường
hiện đại, vĕn minh.
lOMoARcPSD|12184112
13
4. Vai trò nói chung của những đặc trưng trong quá trình phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
- Là cái đảm bảo cho mức hướng thụ của người lao động tương xứng với
cống hiến của họ cùng với sự nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của
họ.
Nếu nhu cầu xã hội phù hợp với bên trong của người lao động sẽ kích
thích sự nĕng động, sáng tạo, thúc đẩy người lao động đem hết khả nĕng, sức
lực, trí tuệ của mình để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất và tinh thần
cho xã hội, vừa kích thích các nhà kinh doanh bỏ vốn, chấp nhận rủi ro để đầu
tư cho sản xuất vừa kích thích các nhà quản lý phát huy hết nĕng lực sáng kiến
để hoàn thiện tổ chức, hợp lý hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Là điều kiện để giải quyết những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực phân
phối, chính sách thành phần kinh tế, điều tiết thu nhập hợp lý, chống buôn lậu,
độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, khuyến khích làm giàu hợp
pháp, tạo cơ hội cho mọi người có cơ hội bình đẳng trong nền kinh tế.
- Là động lực thúc đẩy tĕng trưởng kinh tế ở thị trường nước ta hiện nay.
Tĕng trưởng kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng trong đó, sự
đồng thuận xã hội đóng vai trò tác động rất quan trọng. Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, còn tòn tại nhiều khuyết tật
như ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, buôn lậu, hàng giả, trốn thuế
giải quyết những vấn đề nêu trên như một tiền đề và động lực quan trọng cho
tĕng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
lOMoARcPSD|12184112
14
II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Nền kinh tế nhiều thành phần đã tác động tích cực đến giải phóng sức sản
xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tại Việt Nam trong
suốt 35 nĕm Đổi mới, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, kinh
tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cùng chuyển động trên quỹ đạo
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đối với thành phần kinh tế nhà nước trong đó có doanh nghiệp Nhà
nước, sau 35 nĕm phát triển nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển
đáng kể. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước qua nhiều lần sắp xếp, chuyển đổi
từng bước được củng cố và đóng góp vào thành tựu của quá trình đổi mới.
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước đứng vững trên thị trường, sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả, nắm các ngành kinh tế then chốt, đóng góp lớn cho ngân
sách.
Hiện doanh nghiệp Nhà nước số lượng không lớn, chỉ chiếm khoảng
0,07% số doanh nghiệp cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10%
tổng vốn các doanh nghiệp trên thị trường và 30% GDP, chưa kể tới đóng góp
về lao động, việc làm và vai trò điều tiết, ổn định thị trường khi có bất ổn, góp
phần bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninhNhững cái tên như:
Viettel, EVN, PVN; Tập đoàn Dệt may Việt Nam...đang phát triển lớn mạnh
không chỉ ở Việt Nam mà đã vươn ra thế giới.
- Đối với khu vực kinh tế tư nhân, thực tiễn 35 nĕm Đổi mới đất nước,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả
nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã
hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân,
tĕng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội
của đất nước.
lOMoARcPSD|12184112
15
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua 35 nĕm Đổi mới, kinh tế tư nhân liên
tục duy trì tốc độ tĕng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39-40% GDP, thu hút
khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong
huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tĕng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tĕng thu ngân sách, tạo việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội,
Thực tế những tên tuổi của các thương hiệu như Sungroup, Vingroup,
Macsan, TH True milk, Thaco, Vinfast... đã khẳng định được vị thế của sản
phẩm Việt Nam, mang tầm quốc tế và có ảnh hưởng lớn trong chuỗi cung ứng
toàn cầu. Ngoài các mặt hàng nông sản như gạo, càphê, hồ tiêu, hạt điều... thì
nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp của Việt Nam đã được thế giới
biết tên, trong đó, ôtô Vinfast là một minh chứng.
Đặc biệt lực lượng doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thực hiện mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo dấu ấn,
nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; hình thành nhiều
thương hiệu có tính cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Các vĕn kiện Đại hội Đảng từ khi đổi mới đến nay đều thống nhất quan
niệm về các nguồn lực phát triển kinh tế theo nghĩa rộng, bao gồm: vốn, tài
nguyên thiên nhiên, lao động và khoa học công nghệ. Đảng nhận định rằng
các nguồn lực và lợi thế nêu trên phần lớn còn ở dạng tiềm nĕng mà việc khai
thác phải vượt qua nhiều trở ngại.
- Về nguồn nhân lực, có nguồn lao động dồi dào, người Việt Nam chĕm
chỉ, cần cù. Nhưng dân số tĕng nhanh gây sức ép lớn đến đời sống và vấn đề
việc làm. Nguồn nhân lực có những hạn chế về thể lực, kiến thức, tay nghề và
còn xót lại những sản xuất lạc hậu của cơ chế cũ. Khắc phục được những
lOMoARcPSD|12184112
16
nhược điểm đó thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thật sự trở thành
thế mạnh của đất nước.
- Về nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, mặc dù tài nguyên thiên nhiên
nước ta tương đối phong phú, đa dạng; là nguồn lực quý giá cho các ngành
kinh tế nhưng Đảng và Nhà nước đã chỉ ra những hạn chế về nguồn lực này
như: đất canh tác ít, thiên tai gây nhiều thiệt hại cho nông- lâm- ngư nghiệp,
rừng bị tàn phá, tài nguyên khoáng sản là một lợi thế nhưng chưa được khảo
sát kỹ và mới được khai thác ở mức thấp
- Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong khu vực quốc gia đang phát triển
kinh tế nĕng động nhất thế giowis và nằm trên các tuyển giao thông quốc tế
quan trọng, có nhiều giao thông đường biển thuận lợi. Vì vậy, nước ta có lợi
thế mở rộng kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương
mại và các dịch vụ hàng không, hàng hải, du lịch.
- Về cơ sở vật chất và khoa học - kỹ thuật, tuy là thiếu đồng bộ và phần
lớn lạc hậu về công nghệ. Cố gắng đào tạo các đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ
thuật và công nhân cùng với mạng lưới các trường, các viện nghiên cứu còn
nhiều tiềm nĕng. So với yêu cầu phát triển, chúng ta còn thiếu nhiều kinh
nghiệm và các nhà quản lý giỏi, nhà khoa học - công nghệ có tài nĕng.
Trong những giai đoạn phát triển tiếp theo kể từ nĕm 2000, Đảng đều nhấn
mạnh vào việc chĕm lo hát triển nguồn nhân lực, khẳng định mục tiêu và động
lực chính của sự phát triển là “ vì con người, do con người”. Báo cáo chính trị
tại Đại hội IX khẳng định “ nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tĕng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [4]. Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 được thông qua tại Đại hội XI cũng nêu:
“ Phát triển và nâng cao chất lương nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô
lOMoARcPSD|12184112
17
hình tĕng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan và lợi thế cạnh tranh quan trọng
nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [4 ]
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
l. Xây dựng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị
trường
Trên cơ sở các quan điểm của Đại hội IX, X và XI có thể xác định nội dung
định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta cần xây
dựng, giữ vững như sau:
-Thiết lập quan hệ sản xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bảo đảm nền kinh tế tuân
theo các quy luật của kinh tế thị trường, dựa trên các nguyên tắc và bản chất
của chủ nghĩa xã hội.
- Tận dụng cơ chế thị trường để phát huy hiệu quả, đồng bộ các nguồn
lực; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân,
khuyến khích song song làm giàu theo pháp luật, xóa đói, giảm nghèo, tĕng
cường đồng thuận xã hội, tiến tới “làm giàu cho dân, mạnh nước, làm chủ cho
dân, nâng cao mục tiêu công bằng, công dân.
- Thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của mọi công dân theo quy định của
pháp luật để làm giàu chính đáng và đóng góp cho xã hội. Tôn trọng các thành
phần kinh tế và các thành phần tham gia thị trường, cùng phát triển lâu dài,
hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, vĕn minh, trong đó kinh tế quốc
doanh giữ vai trò chủ đạo.
- Tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững và nâng cao tính độc lập
về kinh tế. Phát triển kinh tế và phát triển vĕn hóa, xã hội song hành với nhau,
từng bước và mọi chính sách đều thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội. Việc
lOMoARcPSD|12184112
18
phân bổ các yếu tố sản xuất, tiếp cận và tận dụng các cơ hội và điều kiện phát
triển là công bằng. Việc phân phối kết quả chủ yếu dựa trên kết quả lao động,
lợi ích kinh tế, đồng thời cĕn cứ vào mức tài trợ và các nguồn lực khác thông
qua hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội để phân phối có hệ thống.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý kinh tế quốc dân. Nhà nước duy
trì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua pháp luật, cơ
chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quản lý nguồn lực kinh tế,
duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị
trường và các loại thị trường.
2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của
Nhà nước đôi với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Cập nhật liên tục tư duy kinh tế và nâng cao nĕng lực lãnh đạo kinh tế
của tổ chức đảng; củng cố và sử dụng hợp lý các cơ sở nghiên cứu và đội ngũ
cán bộ về công tác xây dựng đảng, lãnh đạo, kiểm tra để thực hiện chủ trương,
đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng.
- Phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý kinh tế quốc dân, vận
dụng các quy luật và cơ chế điều hành kinh tế thị trường trên cơ sở chủ động
hội nhập quốc tế, tôn trọng và chính xác trong kỷ nguyên mới của thế giới.
Làm rõ chức nĕng quản lý kinh tế quốc dân và chức nĕng của các tổ chức
quản lý tài sản vốn thuộc sở hữu nhà nước.
- Tĕng cường vai trò của các thiết chế dân cử dân chủ, các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và quần chúng nhân dân trong phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
lOMoARcPSD|12184112
19
3. Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình
doanh nghiệp
- Tiếp tục thể chế hoá quan điểm về phát triển đa dạng các hình thức sở
hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và
lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại
hình doanh nghiệp trong nền kinh tế
- Thường xuyên đổi mới, sửa đổi, cụ thể hóa, hoàn thiện luật pháp, cơ chế,
chính sách về sở hữu đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các loại tài sản công
khác để tài nguyên, vốn và các tài sản công được quản lý, sử dụng có hiệu quả,
khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí.
- Phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của
nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành,
lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật.
- Khuyên khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữu
hỗn hợp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên,
công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần.
4. Tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiến, cụ thể hóa và đưa vào
thực tiển các chủ trương, chính sách bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa trong giai đoạn hiện nay
-Tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bước đi, lộ trình của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự phát triển và hoàn thiện của cơ chế thị
trường, các loại thị trường; quá trình hội nhập quốc tế, từ đó phân kỳ quá trình
phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thành các
giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn được xác định bởi các mục tiêu
nhất định, những hình thức và biểu hiện nhất định về công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, về kinh tê thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này sẽ
lOMoARcPSD|12184112
20
giúp chúng ta nhìn thấy rõ sự tiến bộ của nền kinh tê thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
-Xây dựng các hình thức hay các nhân tố xã hội chủ nghĩa, dù là chưa đầy
đủ, trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trước hết, cần xây dựng
các hình thức hay biện pháp xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế, sở hữu,
quản lý, phân phối. Đồng thời, xây dựng và xác định các hình thức, nhân tô"
xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực chính trị, vĕn hóa, xã hội, y tế... từ đó, áp
vào các thời kỳ, giai đoạn khác nhau để có được các hình thức, biện pháp cụ
thể cho từng thời kỳ, giai đoạn, trên từng lĩnh vực.
KẾT LUẬN
Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị.
Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường tiếp thu tinh hoa của nhân
loại nhưng mang đậm bản sắc chính trị vĕn hóa của Việt Nam, phù hợp với
Việt Nam. Do vậy không lạ lẫm khi nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang
xây dựng không hoàn toàn giống bất kỳ nền kinh tế thị trường của bất kỳ nước
nào. Nền kinh tế thị trường của chúng ta vẫn có những mặt hạn chế cần khắc
phục. Tuy nhiên với những thành tựu đã đạt được và những triển vọng đang
mở ra thì có thể khẳng định việc Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn trên con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội.
lOMoARcPSD|12184112
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
2. Phạm Vĕn Dũng, Các thành phần kinh tế: Nhận thức lý luận và thực tiễn
Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, nĕm 2010
3. Nguyễn Hồng Sơn- Phạm Thị Hồng Điệp, Nghiên cứu Quan điểm của Đảng
và Nhà nước Việt Nam về nguồn lực và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, nĕm
2017
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.130.
Kinh tế nhiều thành phần: Phát huy sức mạnh toàn bộ lực lượng, Tạp chí của
ban Tuyên giáo trung ương, 21/6/2021
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006
7.Đảng Cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006
8. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
sự thật, nĕm 2021
7.Đảng Cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006
9. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, 2007
lOMoARcPSD|12184112

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_ly_luan_ve_dac_trung_vua_mang_tinh_pho_bien_vua_co.pdf