Tiểu luận Mỹ Latinh - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Mỹ Latinh - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Mỹ Latinh - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
9i Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Khoa Thương mai – Du lịch - Marketing GVHD: Thạc sĩ Ngô Thị Hải Xuân Lớp Ngoại Thương 1 Khóa 33 Nhóm 6: Trần Kiều Hạnh Lê Thị Hồng Nguyệt Dương Thị Phương Thảo Đề tài: MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM Tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2010 MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 2 | P a g e MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I : TÌNH HÌNH CÁC THỊ T RƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM .............7 I. Tổng quan tình hình các thị trường xuất khẩu của Việt Nam: .............................................7 1. Thị trường Asean ...........................................................................................................9 2. Thị trường EU..............................................................................................................10 3. Thị trường Hoa Kì .......................................................................................................11 4. Thị trường Nhật Bản....................................................................................................12 5. Thị trường Trung Quốc :..............................................................................................13 6. Thị trường Úc: .............................................................................................................13 7. Thị trường Châu Phi: ...................................................................................................14 PHẦN II : TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA THỊ T RƯỜNG MỸ LA TINH NÓI CHUNG .................................................................................................................... 16 I. Sơ lược về khu vực Mỹ La tinh: ........................................................................................16 1. Tổng quan : ..................................................................................................................16 2. Sơ lược về Kinh Tế - Chính Trị...................................................................................18 3. Văn Hóa - Xã Hội: .......................................................................................................20 II. Đặc điểm thị trường Nam Mỹ nói chung : .........................................................................21 III. Nhu cầu của thị trường Nam Mỹ: ......................................................................................23 IV. Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Nam Mỹ: ............................................25 1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thị trường ......................................................25 Mỹ La Tinh nói chung: ..........................................................................................................25 2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ Latinh: ................................26 3. Phân tích các nhân tố tác động : ..................................................................................37 V. Một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ.......................................43 PHẦN III : PHÂN TÍCH MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC VÀ TIỀM NĂNG KHU VỰC MỸ LA TINH ................................................................................................................. 46 I. THỊ TRƯỜNG MEHICO: .................................................................................................47 1. Đặc điểm thị trường : ...................................................................................................47 2. Nhu cầu thị trường :.....................................................................................................50 3. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mehico :................................................51 4. Các rào cản chính sách thương mại: ............................................................................55 5. Các rào cản phi thuế quan :..........................................................................................58 II. Thị trường Panama:............................................................................................................60 MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 3 | P a g e 1. Tổng quan : ..................................................................................................................60 2. Đặc điểm thị trường: ....................................................................................................62 3. Nhu cầu thị trường :.....................................................................................................64 4. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cộng hòa Panama : ..............................65 5. Các rào cản chính sách, thương mại: ...........................................................................70 III. Thị trường Chile:................................................................................................................73 1. Đặc điểm thị trường: ....................................................................................................73 2. Nhu cầu thị trường :.....................................................................................................76 3. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Chile : ...................................................77 4. Các rào cản chính sách thương mại .............................................................................82 IV. Thị trường Brazil:...............................................................................................................94 1. Tổng quan về brazil .....................................................................................................94 2. Nhu cầu thị trường:....................................................................................................100 3. Ngành hàng ................................................................................................................103 4. Các rào cản thương mại, chính sách luật lệ ...............................................................108 PHẦN IV PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ...........................................................120 I. Cơ hội...............................................................................................................................120 II. Nguy cơ ............................................................................................................................122 III. Điểm mạnh .......................................................................................................................124 IV. Điểm yếu ..........................................................................................................................126 PHẦN V GIẢI PHÁP ................................................................................................133 I. Giải pháp chung : .............................................................................................................133 II. Kiến nghị đối với nhà nước: ............................................................................................135 1. Thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng và bền vững về nhiều lĩnh vực giữa chính phủ Việt Nam đối với các quốc gia thuộc châu Mỹ Latin: ........................................................135 2. Chính phủ Cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latin:............................................................................................136 III. Giải pháp đối với doanh nghiệp : .....................................................................................138 1. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại:.................................................................................138 2. Nâng cao năng lực cập nhật thông tin: ......................................................................139 3. Đa dạng hóa ngành hàng xuất khẩu ...........................................................................139 4. Xây dựng chiến lược thâm nhập phù hợp..................................................................140 5. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp ......................................141 6. Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm ............................................141 7. Nhóm giải pháp về nâng cao thương hiệu: ................................................................142 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 4 | P a g e LỜI MỞ ĐẦU Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế không những đem lại nguồn ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta mà còn là một trong những hoạt động tất yếu của quá trình quốc tế hoá, hội nhập khu vực và thế giới. Hiện nay, việc xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng và đa dạng hoá. Trong đó Nam Mỹ là một trong những thị trường có tiềm năng lớn mà chúng ta đang nhắm tới. Với tốc độ tăng trưởng được đánh giá là khá cao trên thế giới và chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng hướng mạnh về phương Đông, trong đó có Việt Nam thì việc chọn Nam Mỹ là thị trường tiềm năng phát triển xuất khầu là một hướng đi đúng trong tương lai. Chính vì lý do đó, em đã chọn đề tài: “Nam Mỹ- một trong những thị trường xuất khẩu của Việt Nam” với mục đích phân tích thực trạng và đề ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Với phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ các nhân tố tình hình thực tại và các nhân tố ảnh hưởng. Bài viết này nhóm tập trung phân tích thực trạng của xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nam Mỹ qua các năm, phân tích các nhân tố tác động chủ quan và khách quan đến những thay đổi đó, đồng thời thống kê các mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường này. Bên cạnh đó, nhóm cũng tiến hành phân tích chi tiết bốn quốc gia tại Nam Mỹ mà Việt Nam xuất khẩu vào nhiều nhất bao gồm: Me xico, Cộng hòa Panama, Chile và Braxin về tổng quan, nhu cầu, các mặt hàng nhập khẩu chính từ Việt Nam và các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Từ những phân tích đó nhóm sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường này. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 5 | P a g e Phần I - "Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2004-2009 và 6 tháng đầu năm 2010 Trước khi bắt đầu phân tích sâu, người đọc cần có một cái nhìn tổng quan, sơ lược nhất về tình hình các thị trường xuất khẩu của Việt Nam thông qua một vài số liệu và phân tích khái quát ở phần 1 này. Mở đẩu phần phân tích này là một vài số liệu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các nhóm thị trường chính. Sau đó, nhóm tiến hành đi sâu vào thống kê phân tích tình hình xuất khẩu qua các năm của Việt Nam sang một số thị trường tiêu biểu. Ngoài ra phần phân tích này còn cung cấp cho người đọc thông tin có thể dùng để so sánh số liệu xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ được phân tích ở phần tiếp theo. Phần II - "Tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam sang thị trường Nam Mỹ" Đây là một trong hai phần quan trọng nhất và có ý nghĩ thực tiễn cao nhất trong bài viết này. Phần này có 3 ý lớn quan trọng nhất được phân tích. Phần đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những thông tin tổng quan về khu vực Nam Mỹ như tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội tại khu vực này, làm tiền đề cho các phần phân tích tiếp theo. Ngòai ra, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những đặc điểm chủ yếu của thị trường Nam Mỹ bao gồm những thành tựu đã đạt được và một số hạn chế còn tồn tại. cũng như nhu cầu của thị trường này. Nội quan trọng và có tính thực tiễn cao trong phần hai này là quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Nam Mỹ. Nhóm thống kê số liệu về tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua cụ thể từng quốc gia Nam Mỹ qua các giai đoạn, các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang các nước này, sau đó, tiến hành phân tích nhận xét và đưa ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến thực trạng này. Phần phân tích này có ý nghĩa quan trọng vì là nền tảng để đề ra giải pháp phát triển cho xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này được phân tích ở phần 4. Phần III - "Tình hình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam" MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 6 | P a g e Phần tiếp theo này nhóm tiến hành thống kê phân tích bốn quốc gia tại thị trường Nam Mỹ mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn là: Mexico, Panama, Chile và Braxin. Nhóm tiến hành hành phân tích theo các khía cạnh lớn là đặc điểm thị trường, nhu cầu thị trường, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường đó và cuối cùng là các chính sách thuế thương mại và chính sách phi thuế quan được áp dụng tại các quốc gia này. Phần phân tích này sẽ là thông tin rất hữu ích cho các doanh nghiệp đã và sắp xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng này. Chương IV - "Phân tích ma trận SWOT" Phần phân tích nảy nhóm sẽ đúc kết từ các phần trình bày phía trên để đưa ra các yếu tố: cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh điểm yếu của các thị trường này, từ đó có hướng đề ra các giải pháp phù hợp để mở rộng thị phần tại Nam Mỹ sẽ được đề cập trong phần cuối cùng. Chương IV - "Giải pháp" Thông qua việc đánh giá SWOT của hoạt động xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Nam Mỹ, nhóm nghiên cứu đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển trong tương lai bên cạnh những giải pháp cần thiết cho nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam trên thế giới. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 7 | P a g e PHẦN I : TÌNH HÌNH CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM I. Tổng quan tình hình các thị trường xuất khẩu của Việt Nam: Nếu như trong những năm 1975-1989 Việt Nam ta chỉ quan hệ tngoại thương với các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa là chủ yếu như Trung Quốc, Đông Âu và Liên Xô thì đến nay Việt Nam đã thiết lập được quan hệ thương mại với hơn 235 nước và vùng lãnh thổ. Đây chính là kết quả của tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam, đươc đánh dấu bởi các sự kiện như: Tháng 1/2006 Việt Nam thực hiện xong chương trình thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của Asian Tháng 1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên tổ chức thương mại thế giới. Bên cạnh đó là rất nhiều những hiệp định thương mại song phương và đa phương khác được kí kết với các nước và khu vực như Asean, Nhật bản, EU..Vì vậy mà có thể nói trong giai đọan này thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam phát triễn theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Điển hình là các thị trường ngày càng được mở rộng ra khắp thế giới với cơ cấu các mặt hàng ngày càng đa dạng và kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Trong đó Việt nam đã xây dựng được cho mình những thị trường xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa chiến lược mà chính phủ luôn có sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt cũng như chính sách khuyến khích phát triển như Asean, EU, Mỹ, Nhật Bản.. Cụ thể tình hình xuất khẩu của nước ta với các thị trường chủ lực như sau: MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 8 | P a g e Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua một số thi trường chủ lực trong giai đọan 2005-7tháng/ 2010 Nguồn:Tổng cục thống kê Bảng: tỷ trọng các thị trường chủ lực của Việt nam trong giai đọan 2005-7tháng/2010 Khối thị trường, nước2005 2006 2007 2008 2009 Asean 5.743,5 6.632,6 8.110,3 10.337,7 8.591,9 6.200,0 EU 5.517,0 7.094,0 9.096,4 10.895,8 9.378,3 5.979,0 Châu Phi 647,5 610,0 683,5 1.327,7 1.560,0 670,0 Hoa Kì 5.924,0 7.845,1 10.104,5 11.886,8 11.355,8 7.658,0 Trung Quốc 3.228,1 3.242,8 3.646,1 4.850,1 4.909,0 3.429,0 Nhật Bản 4.340,3 5.240,1 6.090,0 8.467,8 6.291,8 4.153,0 Úc 2.722,8 3.744,7 3.802,2 4.351,6 2.276,7 1.562,0 Tổng kim ngạch 32.447,1 39.826,2 48.561,4 62.685,1 57.096,3 38.521,0 7tháng 2010 Khối thị trường, nước2005 2006 2007 2008 2009 Asean 17,7% 16,7% 16,7% 16,5% 15,0% 16,1% EU 17,0% 17,8% 18,7% 17,4% 16,4% 15,5% Châu Phi 0,2% 0,2% 0,1% 0,2% 0,3% 1,7% Hoa Kì 18,3% 19,7% 20,8% 19,0% 19,9% 19,9% Trung Quốc 9,9% 8,1% 7,5% 7,7% 8,6% 8,9% Nhật Bản 13,4% 13,2% 12,5% 13,5% 11,0% 10,8% Úc 8,4% 9,4% 7,8% 6,9% 4,0% 4,1% 7tháng 2010 MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 9 | P a g e 1. Thị trường Asean Thị trường Asean: Tuy Việt Nam và các nước Asean có nhiều lợi thế tương đồng, dẫn tới nhiều sản phẩm giống nhau như dầu thô, gạo, cao su, cà phê, nhưng nhờ có các chương trình hợp tác kinh tế và thương mại của khối mà họat động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và các nước này vẫn được tăng cường và phát triển qua cácnăm. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu của nước ta qua thị trường này ở năm 2005 chỉ là 5743,5 triệu đô la Mỹ chiếm 17,7% cơ cấu các thị trường, đến năm 2008 đã tăng gần gấp đôi với giá trị là 10337,7 triệu Đola Mỹ với tỷ trọng giảm còn 16,49%. Qua năm 2009 thì do tình hình chung của suy thoái kinh tế kim ngạch giảm so với năm 2008 nhưng có dấu hiệu phục hồi tốt vào 2010 kh i 7 thág đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu được 6200 triệu USD, và nếu chiều hướng tích cực này vẫn còn được giữ vững vào những tháng cuối năm, kim ngạch sẽ đạt được giá trị tương đương với giá trị năm 2008. Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thì các nước Asean nhập khẩu hàng hóa từ nước ta chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế. Trong 6 tháng đầu năm 2010, có thể thấy các mặt hàng xuất khẩu qua Asean chủ yếu là gạo, dầu thô và máy móc thiết bị phụ tùng, linh kiện điện tử, trong đó chỉ riêng hai mặt hàng là gạo và dầu thô đã chiếm đến gần 37% tổng kim ngạch. Tuy nhiên, chỉ có 2 mặt hàng này đạt tốc độ tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2020, các nhóm hàng còn lại đều đạt tốc độ tăng trưởng dương, thậm chí tăng mạnh như máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng gấp hơn 2 lần, sắt thép tăng 2,4 lần; xăng dầu các loại tăng 53,3% so với cùng kỳ năm trước. Tóm lại, thị trường Asea là một thị trường có tiềm năng vô cùng lớn đối với nước ta với vô số những cơ hội mang lại cho họat động xuất khẩu của việt Nam như: hàng hóa Việt Nam dưa vào những nước này sẽ chịu thuế thấp, các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ được bãi bỏ trong tương lai, nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt nam cần cho các nước như gạo, dầu thô.. Tuy nhiên ở thị trường này vẫn còn tiếm tàng một số khó khăn đe dọa tới các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 10 | P a g e Một bộ phận lớn các doanh nghiệp Việt nam còn yếu về sức cạnh tranh so vơí doanh nghiệp các nước Asean, nên nếu không tăng nhanh khả năng cạnh tranh thì hàng hóa Việt Nam không những sẽ rất khó xuất sang các nước này mà còn khó tiêu thị được ở chính thị trường nội địa. Các nước Asean có lợi thế kinh tế tương tự nhau nên sản phẩm xuất khẩu có cơ cấu giống nhau. Những nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế nên hàm lượng giá trị gia tăng chưa cao. Mặt khác, những mặt hàng này sẽ từng bước được cắt giảm do nguồn nguyên liệu tự nhiên đang cạn kiệt dần cũng như việc thực hiện chính sách hạn chế tài nguyên xuất khẩu. 2. Thị trường EU Thị trường EU: Cũng giống với xu hướng tăng tích cực của kim ngạch xuất khẩu qua thị trường Asean, Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này vào năm 2005 chỉ là 5517 triệu USD, thấp hơn qua thị trường Asean. Tuy nhiên với tốc độ tăng mạnh hơn vào những năm 2006-2008, kim ngạch xuất khẩu đã lên đến 10895 triệu USD vào năm 2008 chiếm 17.38% tỷ trọng vuợt qua tỷ trọng của các nước Asean. Sau mức giảm nhẹ vào năm 2009 là 15175triệu USD thì đến năm 2010 đã có dấu hiệu hồi phục trờ lại với kim ngach đạt trong 7 tháng đầu năm khá cao là 5979 triệu USD chiếm tỷ trọng là 15.52% tổng kim ngạch các thị trường. Các mặt hàng Việt nam xuất khẩu qua EU khá đa dạng với giá trị ngày càng tăng cao như giày dép, dệt may, hải sản, đồ gỗ, cà phê, thủ công mỹ nghệ, điện tự vi tính, sản phẩm nhựa, cao su, xe đạp. Trong đó, EU tiếp tục là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng giầy da và thủy sản Việt Nam với giá trị nhập khẩu giầy da đạt 1.9 tỉ đô la Mỹ và thủy sản đạt 1.1 tỉ đô la Mỹ trong năm 2009. EU cũng tiếp tục trở thành nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam (giá trị nhập khẩu hàng dệt may đạt 1.7 tỉ, g iảm 3.1% so với năm trước). Ngoài ra mặt hàng cà phê xuất MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 11 | P a g e khẩu cũng có giá trị ngày càng tăng và linh kiện điện tử thì tuy chỉ mới bắt đầu xuất qua EU từ năm 2005 nhưng gía trị cũng tương đối cao và có chiều hướng tăng qua các năm. Tóm lại, EU là liên minh kinh tế lớn nhất tòan cầu và là khu vực có họat động thương mại thịnh vượng nhất thế giới. Vì vậy mà đây sẽ là một thi trường tiềm năng trong tương lai còn rất lớn với nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh tóan cao, nhu cầu hàng hóa là các mặt hàng chủ lực của nước và hơn hết là luôn giành nhiều ưu đãi cho Việt Nam. Tuy nhiên, trong tưong lai, doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn khi xuất khẩu hàng vào thị trường này vớ những rào cản vể kĩ thuật quy định về chất lượng và vệ sinh an tòan cao cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ những hàng hóa của Trung Quốc, các nước Động Âu và Asean. 3. Thị trường Hoa Kì Thị trường Hoa Kì: Đây là thị trường xuất khẩu chủ lực và quan trọng nhất của nước ta với kim ngạch xuất khẩu luôn dẫn đầu qua các năm. Vào năm 2005, giá trị xuất khẩu đạt 5924 triệu USD chiếm tỷ trọng lên đến 18,25% tổng kim ngạch và con số này tiếp tục gia tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong các năm tiếp theo. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu vào Hoa kì đạt mức cao nhất vào năm 2007 với 20,8% ứng với giá trị là 10104,5 triệu USD. Đặc biệt là trong năm 2009, trước tình hình khủng hỏang của kinh tế thế giới, giá trị kim ngạch xuất qua Mỹ chỉ giảm nhẹ ớ mức 5310triệu USD so với sự giảm sút nặng nề của một số các thị trường khác, do đó, tỷ trọng của thi trường này tăng 0.9% so với 2008 đạt 19,9%. Đến 2010 thì kim ngạch có sự phục hồi đạt 7658triệu USD và tỷ trọng vẫn là 19.9%. Các mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu qua Mỹ bao gồm hàng may mặc, đồ gỗ, dày dép , dầu thô, thủy sản. Trong đó, các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là dệt may, giày dép và thủy sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, có sự xuất hiện của một số các mặt hàng có giá trị gia tăng kim ngạch xuất khẩu cao như máy vi tính, linh kiện điện tử, một số mặt hàng nông sản như hạt điều, cà phê. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 12 | P a g e Tóm lại, nhìn chung, trong tương lai, Mỹ vẫn là một trong những thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vai trò là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt nam ta với quy mô thị trường lớn rộng lớn, cần nhập khẩu nhiều hàng hóa về chủng loại cũng như số lượng. Tuy nhiên, với hệ thống pháp luật và cơ chế quản lí hàng nhập khẫu rất phức tạp, đòi hỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt và hàng rào bảo hộ thị trường nổi địa rất tinh vi thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nổ lực hơn nữa trong việc nâng cao sức cạnh tranh và mức độ am hiểu thị trường mới có thể giữ vững và phát huy giá trị xuất khẩu trong tương lai. 4. Thị trường Nhật Bản Thị trường Nhật Bản: là thị trường đứng thứ tư trong số các thị trường có kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ việt Nam cao nhất thế giới sau EU, Hoa Kì và Asean. Cũng giống như các thị trường khác thì kim ngạch xuất khẩu qua Nhật Bản cũng gia tăng đều qua các năm với giá trị cao nhất đạt 8467,8triệu USD năm 2008, tăng 41275 tức là gần gấp đôi so với 2005. Đến năm 2009, thì kim ngạch có xu hướng giảm chỉ đạt 6291,8 triệu USD và phục hồi khá vào năm 2010 với giá trị 7 tháng đầu năm đạt 4753 triệu USD. Xét về tỷ trọng thì tỷ trọng của thị trường này tăng giảm không đều qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2008 là 13,5% , thấp nhật là 7 tháng đầu năm 2010 với 10,8%. Các mặt hàng xuất khẩu qua Nhật Bản bao gồm thủy sản, gỗ, hàng dệt may, dày dép, dây điện cáp điện, vi tính sản phẩm điện tử, linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.trong đó các loại hàng hóa có giá trị cao nhất là thủy sản, sản phẩm điện tử và máy móc thiết bị, dụng cụ, dệt may. Tóm lại, Nhật Bản là một nước không giàu tài nguyên thiên nhiên nên có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Do đó, trong giai đọan 2001-2010 đây là thị trường trọng điểm mà Chính phủ xác định để đưa nền kinh tế việt Nam hội nhập sâu vào khu vực và thế giới. Có thể nói, thị trường Nhật Bản còn rất rộng cửa cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nhưng muốn thâm nhập mạnh vào thị trường này, sản phẩm xuất khẩu của Việ Nam phải MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 13 | P a g e mang tính cạnh tranh cao, nông sản, thuỷ sản phải bảo đản vệ s inh an tòan thực phẩm cao. 5. Thị trường Trung Quốc : Thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường đứng thứ năm trong các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta với kim ngạch gia tăng khá đều qua các năm. Từ mức 3228,1 triệu USD kim ngạch vào năm 2005, xuất khẩu sang Trung quốc đã tăng lên mức 4850,1triệu USD vào 2008. Tuy nhiên, tỷ trọng lại có xu hướng trái ngược với giá trị khi giảm từ 9,9% xuống chỉ còn 7.8% do tốc độ gia tăng thấp hơn so với các thị trường khác như Mỹ, Asean..Đến năm 2009, khi mà kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường khác đều giảm thì qua Trung Quốc lại tăng lên 4909triệu USD kéo theo sự gia tăng của tỷ trọng đạt mức 8,6%. Chiều hướng tích cực này tiếp tục được giữ vững qua dấu hiệu phục hồi rất tốt của kim ngạch 7 tháng đầu năm 2010. Có thể nói, hàng hóa xuất khẩu qua Trung Quốc rất đa dạng như cao su, than đá, thủy sản, cà phê, dầu thô, rau quả, xăng dầu, gổ và sản phảm từ gỗ..Trong đó, chiếm tỷ trong và giá trị cao là các mặt hàng than đá chiếm , dầu thô, máy vi tính, link kiện điện tử. Tóm lại, Trung Quốc là thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với họat động thương mại của Việt Nam, chẳng những gần việt Nam về vị trí lãnh thổ mà cón là thị trường lớn có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số khó khăn như khả năng cạnh tranh của nột số mặt hàng công nghiệp của nước ta còn kém so với hàng Trung Quốc, ít thông tin và rủi ra trong thanh tóan cao. 6. Thị trường Úc: Thị trường Úc: Thị trường này chiếm vị trí khá cao trong cá thị trường xuất khẩu của Việt Nam với tỷ trọng dao động từ 4% -9% trong giai đọan 2005-2010. Cụ thể là kim nạch đạt 2722,8triệu USD vào năm 2005 và tăng đều nhưng chậm vào MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 14 | P a g e những năm tiếp theo. Đến năm 2008 thì đạt 4351,6 triệu USD và giảm gần một nui73a xuống còn 2276,7 triệu USD chiếm 4% tỷ trọng. Qua 7 tháng đà6u năm 2010, có sự phục hồi chậm hơn so với các thị trường khác, do đó, tỷ trọng vẫn chỉ giữ ở mức 4,1% Các mặt hàng xuất khẩu qua Uc khá đa dạng như hạt điều, thủy sản, cà phê, dầu thô, hàang dệt may, giày dép, sản phẩm từ gỗ, trong đó chiếm tỷu trọng cao nhất là dầu thô, thủy sản, hàt điều. Các mặt hàng nước ta xuất qua Thị trường này lá đa dạng nhưng trị giá xuất thấp, chỉ có dầu thô đạt giá trị xuất cao , còn các mặt hàng khác khá thấp khi so sánh tương quan với các thị trường khác. Tóm lại, Australia đang được xem là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp, nhưng với kim ngạch xuất khẩu như hiện nay, chứng tỏ Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tiềm năng của thị trường này và một số mặt hàng vẫn đang còn bỏ ngỏ. Đó là do Australia cũng là một thị trường kỹ tính, với những rào cản thương mại khắt khe và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đến từ nhiều nước khác nhau cũng như các công ty bản địa;Kênh cung cấp thông tin về thị trường Australia cũng rất hạn hẹp. Do đó, nếu như các doanh nghiw65p Việt nam có thể khắc phục những khó khăn này trong tương lai thì đây sẽ một trong những thị trường xuất khẩu rất lớn của Việt Nam trong tương lai. 7. Thị trường Châu Phi: Thị trường Châu Phi : Đây là một trong những thị trường mới nổi của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu khá thấp vào những năm truớc 2007 và chỉ xoay quanh con số giá trị là 600-680 triệu USD. Trong đó, kim ngạch đạt 647,5 năm 2005 và đến năm 2007 thì cũng chỉ tăng được 36 triệu USD so với 2005. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu qua các nước Châu Phi có xu hướng tăng đột biến vào năm 2008 với mức tăng gấp khỏang 2 lần năm 2007, đạt mức 1327,7triệu USD nhưng so sánh tương quan với các thị trường khác thì giá trị này vẫn còn rất thấp, chỉ chiếm tỷ trọng khỏang 2,1%. Xuất khẩu vào Châu Phi vẫn tiếp tục tăng 232,3 triệu MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 15 | P a g e USD vào năm 2009 nhưng đến 7 tháng 2010 thì con số này lại trở về mức thấp của những năm trước 2007 do sự phục hồi kém về tình hình kinh tế của những nước ở khu vực này trong giai đọan khủng hỏang. Tuy nhiên, nhìn chung, đây là thị trường khá tiềm năng đối với Việt Nam ta và sẽ tiếp tục là xu hướng mới trong tương lai. Về cơ cấu các mặt hàng thì Việt nam ta chủ yếu xuất sang Châu Phi các mặt hàng như gạo, cà phê, sản phẩm dệt may, giày dép các loại, sản phẩm điện tử, hạt tiêu, thuốc lá, than đá và sản phẩm chất dẻo. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là gạo với tỷ trọng trên 30% tổng giá trị các mặt hàng xuất và tong vòng 5 năm tới thì gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một của ta do nhu cầu của Châu Phi về gạo cao trong khi nguồn cung hạn chế. Tiếp theo là các mặt hàng như dệt may và cà phê; một số năm gần đây đã xuất khẩu thêm các sản phẩm như điện-điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy nhưng với giá trị không cao. Đó là do các mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Malayxia, Ấn Độ và nhất là Trung Quốc. Tóm lại, Thị trường Châu Phi với dân số lớn, đều là những nước đang hoặc chậm phát triển có nhu cầu nhập khẩu rất lớn nên sẽ là một trong những thị trường trọng yếu của nướcta trong tương lai, thay thế cho một số các thị trường bão hòa về nhu cầu cũng như chịu sự cạnh tranh quá gay gắt. Tuy nhiên, để xuất khẩu tốt qua thị trường này thì các doanh nghiệp phải có năng lực tài chính mạnh vì khả năng thanh toán của các đối tác châu Phi kém, thường phải sử dụng hình thức trả chậm. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 16 | P a g e PHẦN II : TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA THỊ TRƯỜNG MỸ LA TINH NÓI CHUNG I. Sơ lược về khu vực Mỹ La tinh: 1. Tổng quan : Mỹ Latinh là một phần của Châu Mỹ nơi mà các ngôn ngữ thuộc nhóm Rôman được sử dụng một cách rộng rãi. Đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của nền văn hóa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Với 33 quốc gia, 20,7 triệu km2 diện tích, hơn 581 triệu dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng, Mỹ Latinh không chỉ có vị trí địa - chính trị quan trọng trên bản đồ thế giới, mà còn có nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế. Tuy chỉ chiếm hơn 8% dân số và 14,7% diện tích thế giới, nhưng Mỹ Latinh nắm giữ nhiều nguồn tài nguyên và khoáng sản với trữ lượng lớn, kể cả những khoáng sản chiến lược như: tiềm năng thủy điện (35%), bạc (31%), đồng (28%), than đá (27%), dầu lửa (24%) Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn khu vực đạt mức khá cao trong 5 năm liền từ 2004 đến 2008, bình quân 5,36% nă m; riêng năm 2008, GDP của toàn khu vực tăng 4,2%, đạt 4.267 tỷ USD, gấp 2 lần so với năm 2000 là 2.112 tỷ USD; xuất khẩu đạt 1.014 tỷ USD và nhập khẩu đạt 903,5 tỷ USD. Với thành tích đó, Mỹ Latinh đã được LHQ đánh giá “là một trong hai khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới thời gian qua”. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 17 | P a g e Country GDP (PPP) (2010 estimates) Billions of USD GDP per capita (PPP) (2010 estimates) USD Income equality (2000– 2010) Gini index Poverty Index (2009) HPI-1 % Human Develop. (2010) HDI Quality of life (2010) Index Real GDP growth (2010) % Argentina 632.223 15,603 48.8 3.7 0.775 (H) 72 7.5 Bolivia 47.796 4,584 57.2 11.6 0.643 (M) 64 4.0 Brazil 2,181.677 11,289 55.0 8.7 0.699 (H) 70 7.5 Chile 257.546 14,982 52.0 3.2 0.783 (H) 71 5.0 Colombia 429.866 9,445 58.5 7.6 0.689 (H) 64 4.7 Costa Rica 51.130 10,732 48.9 4.6 0.725 (H) 71 3.8 Cuba 111.1 9,700 N/A 4.7 N/A 57 1.4 Dominican Republic 85.391 8,648 48.4 9.1 0.663 (M) 61 5.5 Ecuador 113.825 7,952 54.4 7.9 0.695 (H) 70 2.9 El Salvador 43.640 7,442 46.9 14.6 0.659 (M) 58 1.0 Guatemala 69.958 4,871 53.7 19.7 0.560 (M) 58 2.4 Haiti 11.056 1,122 59.5 31.5 0.404 (L) 43 -8.5 Honduras 33.537 4,405 55.3 13.7 0.604 (M) 60 2.4 Mexico 1,549.671 14,266 51.6 5.9 0.750 (H) 68 5.0 Nicaragua 17.269 2,970 52.3 17.0 0.565 (M) 60 3.0 Panama 43.725 12,398 54.9 6.7 0.755 (H) 71 6.2 Paraguay 31.469 4,915 53.2 10.5 0.640 (M) 63 9.0 Peru 274.276 9,281 50.5 10.2 0.723 (H) 60 8.3 Uruguay 48.140 14,342 47.1 3.0 0.765 (H) 75 8.5 Venezuela 346.973 11,889 43.4 6.6 0.696 (H) 58 -1.3 Total 6,270.231 11,119 10.1 0.704 (M) 63.7 4 Trên đây là bảng thống kê những chỉ số về kinh tế và xã hội của khu vực Mỹ La tinh, bao gồm danh sách tất cả các nước thuộc khu vực này và GDP, chỉ số Ghini, chỉ số MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 18 | P a g e nghèo đói Chỉ số phát triển con người, chỉ số thể hiện chất lượng cuộc sống., tốc độ gia tăng GDP. Theo đó ta có thể thấy Argentina, Brazil, Chile, Bolivia, Comlombia, là những nước phát triển nhất thuộc khu vực này. 2. Sơ lược về Kinh Tế - Chính Trị Một khu vực chỉ nổi tiếng với vỡ nợ, phá sản, phải phá giá tiền tệ và dựa vào trợ giúp của các nước giàu để cứu vớt nền kinh tế, bỗng Mỹ Latinh khiến các nước ở Bắc Bán cầu Tây phải ghen tị với tốc độ tăng trưởng trên 4,5%. Sau 6 năm tăng trưởng liên tục với mức tăng bình quân 5,36% năm, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra từ cuối năm 2008, kinh tế các nước khu vực Mỹ latinh bị tác động tiêu cực, sản xuất đình đốn, việc làm bị cắt giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao tới 8,3 %/ năm. Lạm phát giảm từ 8,3 % trong năm 2008 xuống còn 4,5 % trong năm 2009 do giá cả thị trường quốc tế giảm, nhất là đối với các sản phẩm nguyên vật liệu, hàng hoá thiết yếu và tiêu dùng gia đình. Tỷ giá hối đoái một số đồng tiền địa phương tăng cao do tác động của các hoạt động kinh tế bị thu hẹp. GDP toàn khu vực Mỹ La tinh chỉ đạt mức tăng trưởng âm 1,8 % trong năm 2009. Quy mô thương mại giảm sút do hoạt động kinh tế toàn cầu thu hẹp kéo theo nhu cầu ở các thị trường lớn như Mỹ- EU Nhật Bản bị giảm sút, giá sản phẩm cơ bản, nguyên nhiên vật liệu rơi giảm. Hoạt động thu nhập từ dòng ngoại tệ bị đình đốn, du lịch thưa thớt, nhất là Mexico, Trung Mỹ và Caribe. Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn khu vực bị giảm tới 37%. Việc cung ứng cho thị trường vốn vay và tín dụng ở khu vực tư nhân gặp không ít khó khăn, còn tín dụng ngân hàng khu vực Nhà nước gặp không ít xáo trộn, không đáp ứng hết nhu cầu Từ cuối năm 2008 đến nay, do tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, thiên tai và dịch bệnh, nhất là đại dịch cúm A/H1N1, kinh tế khu vực rơi vào suy thoái, tăng trưởng GDP năm 2009 dự báo sẽ âm 1,9%. Trước thực trạng đó, Chính phủ các nước Mỹ Latinh đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ với những gói kích cầu lớn đề khắc phục khó khăn, đưa đất nước từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng. Ủy ban kinh tế MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 19 | P a g e Mỹ Latinh của Liên hợp quốc dự báo: “Mỹ Latinh sẽ sớm thoát ra khỏi khủng hoảng và có khả năng kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2010 với mức tăng GDP khoảng 3,1%”. Đến nửa cuối năm 2009, kinh tế Mỹ La tinh có dấu hiệu phục hồi dần dần. Các chỉ số sản xuất công nghiệp và xuât khẩu có chiều hướng đi qua điểm đáy. Hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, nhu yếu phẩm, giá nâng cao dần, quy mô trao đổi thương mại mở rộng. Một trong những nguyên nhân giúp kinh tế Mỹ la tinh kháng cự khá tốt với cuộc khủng hoảng, sớm hồi phục kinh tế hơn dự báo trước đây là do : a) Các nước đầu tầu có quy mô GDP lớn như Brazil (37% GDP Mỹ la Tinh), Achentia, Colombiađã đúc rút bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng khoảng tài chính quốc tế và khu vực trước đây, có đối sách ứng phó kịp thời. b). Một số chính phủ kịp thời điều chỉnh chính sách vĩ mô hợp lý đối với các diễn biến của khủng hoảng nhằm ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, phát huy vài trò hệ thống ngân hàng trung ương đáp ứng nhu cầu cốt yếu của thị trường tài chính, hỗ trợ cho khu vực ngân hàng tư nhân vốn còn mỏng yếu nhằm tăng cường khả năng thanh toán, ổn đình tỷ giá hồi đoái. c). Đổi mới việc tiếp cận với nguồn vốn tài chính quôc tế, phục hồi thị trường chứng khoán, củng cố niềm tin các nhà đầu tư và khu vực sản xuất tư nhân. Năm 2010, trong khi Mỹ và châu Âu vẫn chìm trong thâm hụt khổng lồ, thì kinh tế Mỹ Latinh đã bùng dậy, với sức mạnh đáng kinh ngạc. Nhu cầu quặng sắt, nhôm và vàng của châu Á tăng mạnh, cùng chính sách kiểm soát thâm hụt và kiềm chế lạm pháp ở mức thấp của một số quốc gia Mỹ Latinh, đã khuyến khích hoạt động đầu tư và tạo động lực tăng trưởng cho khu vực này. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 20 | P a g e Ngân hàng Thế giới (WB) và Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh & Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL) đều đã nâng mức dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh lên tới 4,5% trong năm 2010, gấp hai lần mức dự báo cho kinh tế Mỹ và 4 lần so với khu vực đồng euro, tăng 0,4% so với con số đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái. Thâm hụt ngân sách của Mỹ Latinh năm 2010 dự đoán ở mức 2,3% GDP, so với 6,8% của Eurozone và 10,6% của Mỹ; trong khi tổng nợ công của khu vực cũng chỉ bằng một nửa so với châu Âu và Mỹ Trong 20 năm qua khu vực này đã có sự chuyển mình một cách toàn diện và sự thay đổi vai trò kinh tế của Mỹ Latinh không phải là điều ngẫu nhiên. Brazil là một minh chứng rõ ràng khi nước này nổi lên là một cường quốc công nghiệp và nông nghiệp, giúp khoảng 30 triệu dân thoát nghèo. Brazil cũng đang trên đà đạt tốc độ tăng trưởng 7% trong năm nay. Tuy nhiên, không riêng Brazil, đa số các nước Mỹ Latinh như Uruguay, Chile và Panama, Argentina, Boliv ia, Peru cũng đạt được thành tích này ở những mức độ khác nhau. Họ có những cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là khía cạnh ổn định chính trị và cải cách tài chính, đối phó tốt với khủng hoảng tài chính toàn cầu.Tăng trưởng của Mỹ Latinh đang thể hiện sự gắn kết với kinh tế châu Á, nơi Trung Quốc và các nền kinh tế khác đang tăng trưởng nhanh. 3. Văn Hóa - Xã Hội: Trong giáo dục, Mỹ Latinh có thể tự hào với thành tích về phổ cập tiểu học, xóa mù chữ, tỷ lệ tốt nghiệp cấp ba và đỗ đại học ngày càng tăng. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đứng gần cuối bảng trong các cuộc kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc tế. Gần như tất cả các nước Mỹ Latinh và Caribê đang trên con đường thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trong cải thiện việc tiếp cận nguồn nước sạch, nhưng hàng triệu người vẫn đang phải chịu cảnh chỉ được dùng nước sạch vài tiếng mỗi ngày và trên 80% nước thải vẫn được xả trực tiếp ra sông hồ không qua xử lý. Mức độ phổ cập điện thoại di động tại khu vực này cũng đã đạt trên 90%, truy cập internet cũng thuộc diện cao nhất thế giới các nước đang phát triển. Nhiều thành phố MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 21 | P a g e lớn đã có hệ thống giao thông xe buýt nhanh. Tuy nhiên, hệ thống cảng, đường sắt và đường cao tốc vẫn hạn chế, làm tăng chi phí và cản trở việc xuất khẩu hàng hoá. Hệ thống năng lượng của Mỹ Latinh là một trong những hệ thống sạch nhất thế giới. Thủy điện chiếm hơn 60% sản lượng điện của Mỹ Latinh và đây cũng là khu vực sản xuất nhiên liệu sinh học hàng đầu. Trong những năm gần đây, hạn hán nghiêm trọng đã làm nhiều hồ chứa cạn nước, trong khí đó việc sản xuất nhiên liệu hoá thạch dậm chân tại chỗ, thậm chí còn giảm, ở Mexico và Venezuela. Xu hướng lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu và rủi ro của việc tăng quá nhanh thương mại với Trung Quốc và châu Á là một lo ngại đáng kể. Thậm chí, có chuyên gia còn nói rằng, tác động của giá nguyên liệu vào các nền kinh tế Mỹ Latinh còn sâu sắc hơn là hậu quả của việc kinh tế châu Âu phát triển chậm, euro mất giá, nhu cầu của Trung Quốc giảm và sức mua của thị trường Mỹ hay châu Âu không tăng. Tất cả những yếu tố đó đều là những yếu tố rủi ro có thể diễn ra bất cứ thời điểm nào trong khu vực Mỹ Latinh. Chẳng hạn, thu nhập từ xuất khẩu đồng của Chile tăng do giá nguyên liệu tăng, đã làm kinh tế nước này tăng trưởng tới 8,2% trong tháng 4/2010. Hay khai khoáng ở Peru chỉ chiếm 8% hoạt động kinh tế, nhưng lại đóng góp tới một nửa tổng thu thuế. Tờ Financial Times nhận xét rằng, nếu các nước Mỹ Latinh giải quyết được các vấn đề trên, thì sắp tới có thể sẽ là thập niên của khu vực này. II. Đặc điểm thị trường Nam Mỹ nói chung : Khu vực Mỹ Latinh có 33 quốc gia, GDP của toàn khu vực năm 2009 đạt 4.039,6 tỷ USD, chiếm 7% GDP toàn thế giới. Thu nhập GDP bình quân đầu người đạt trên 7 ngàn USD/ năm. Điều kiện tự nhiên đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chăn nuôi. Nguồn tài nguyên, khoáng sản quý hiếm chiếm trữ lượng lớn như bạc, đồng, than đá, dầu lửa, niken, bô xít, thiếc, sắt, khí đốt, uranium...Các nước Mỹ Latinh đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 22 | P a g e Tăng trưởng GDP của cả khu vực năm 2010 và 2011 lần lượt ước đạt 5,7% và 4%, cao hơn mức tăng chung của cả thế giới. Một số nước có quy mô GDP lớn như Braxin đạt 1.571,9 tỷ USD, chiếm 38,8 % GDP toàn Mỹ Latinh; Mexico đạt 874,9 tỷ USD chiếm 21,6%; Veneduela đạt 326,4 tỷ USD, chiếm 8,0%; Argentina đạt 308,7 tỷ USD, chiếm 7,6% . Nền kinh tế Mỹ la tinh có viễn cảnh phát triển khá tốt, sẽ đạt mức tăng trưởng GDP tới 4,1 % trong năm 2010 và còn ở mức cao hơn vào những năm tiếp theo. Tuy nhiên họ phải đối mặt với không ít thách thức để duy trì mức tăng trưởng bền vững như thời kỳ trước khủng hoảng diễn ra. Đa phần các nước Nam Mỹ có độ mở kinh tế rộng, quan hệ mật thiết với thị trường thế giới. Các nước như Brasil, Chile, Achentina, Mexico Peru, Colombia chiếm tỷ trọng hơn 80% tổng GDP của toàn khu vực đã thực thi các biện pháp mạnh mẽ trong việc kích cầu nội địa. Các nước này có thị trường nội địa tiềm năng lớn, coi là động lực chính phát triển kinh tế, đang đa dạng hoá thị trường đầu ra nhất là tăng cường quan hệ kinh tế với Châu Á, nhất là với Trung Quốc, sẽ có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước khác còn lại trong khu vực. Tuy nhiên, đa phần các nước khu vực Trung Mỹ và Caribe còn chưa đa dạng hoá cao độ các đối tác thương mại, cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng còn tập trung nhiều vào các ngành chế tạo, thủ công, sử dụng nhiều lao động, sẽ gặp khó khăn trong bình ổn tài chính và tỷ gía hối đoái, mức tăng trưởng GDP sẽ chậm hơn. Một số nước còn thâm hụt thương mại, dự trữ ngoại hối mỏng yếu, nợ nước ngoài tăng cao, các chỉ số y tế giáo dục và phát triển chon người đang tụt dốc. Mặc dù còn phải đối phó với nhiều thách thức lớn như: nguy cơ bất ổn chính trị vẫn tồn tại ở một số nước mà vụ đảo chính năm 2002 ở Venezuela và cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Honduras là một ví dụ; tính thiếu bền vững trong phát triển kinh tế vĩ mô, nợ nước ngoài vẫn đứng ở mức cao (hơn 700 tỷ USD năm 2008), sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, tình trạng nghèo đói và thất nghiệp (với tỷ lệ tương ứng gần 40% và 9,1% MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 23 | P a g e năm 2009), nạn bạo lực và buôn lậu ma túy. Mỹ Latinh tiếp tục là một khu vực phát triển kinh tế năng động, một thị trường xuất khẩu, đầu tư lớn, hấp dẫn mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể và cần khai thác III. Nhu cầu của thị trường Nam Mỹ: Trao đổi thương mại hai chiều của khu vực này với thế giới năm 2009 đạt gần 2 ngàn tỷ USD, chiếm 5,4% tổng giá trị thương mại thế giới, trong đó gía trị xuất khẩu đạt 704,1 tỷ USD, chiếm 5,7%, kim ngạch nhập khẩu đạt 695,4 tỷ USD, chiếm 5,4 %. Điều đó cho thấy như cầu nhập khẩu hàng hóa ở khu vực này cũng khá lớn. Điều đáng lưu ý là tuy một số nước Mỹ Latinh đã đạt trình độ khá cao trong lĩnh vực công nghiệp như sản xuất máy bay, khai thác, chế biến dầu khí, khai khoáng, thủy điện, công nghệ sinh học và năng lượng sinh học nhưng thị trường Mỹ Latinh có nhu cầu nhập khẩu lớn, giá trị nhập khẩu tăng trung bình 17% / năm, chiếm 5,4 % tổng gía trị nhập khẩu toàn thê giới, giá trị xuất khẩu tăng 18% /năm. Các nước Mỹ Latinh có đặc điểm chung lấy mục tiêu phát triển kinh tế, công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm, coi xuất khẩu là động lực phát triển kinh tế. Trong chính sách kinh tế đối ngoại, các nước Mỹ Latinh ngày càng hướng mạnh về phương Đông, trong đó có Việt Nam là một trong những cửa ngõ quan trọng để thâm nhập vào khu vực châu Á. Hàng hóa trong điều kiện sản xuất của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của Mỹ Latinh. Hiện nay, các thị trường này có nhu cầu nhập khẩu lớn về hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép, mỹ nghệ... và có khả năng cung cấp nhiều nguyên vật liệu như gỗ, nguyên phụ liệu dệt may. Nhìn chung, các nước Mỹ Latinh có thế mạnh trên nhiều lĩnh vực như: Khai thác, chế biến dầu khí (Mexico, Venezuela, Brazil); Nhiệt điện, thuỷ điện, phong điện, điện hạt nhân (Brazil, Argentina); Công nghệ sinh học (Cuba, Brazil); Khai thác mỏ (Chile, Brazil, Mexico, Peru); MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 24 | P a g e Hàng không (Brazil); Công nghệ nuôi trồng và chế biến nông - lâm - hải sản (Colombia, Mexico, Peru); Du lịch (Brazil, Me xico, Cuba) Thể thao (Brazil, Cuba, Argentina). Việt Nam có thế mạnh về : Nông nghiệp (kinh nghiệm, chuyên gia, nhân công sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp, hoa quả nhiệt đới, máy móc nông nghiệp nhỏ); Công nghiệp (sản xuất thiết bị điện - điện tử gia dụng, đóng tàu biển, sản xuất - lắp ráp ôtô - xe máy, sản xuất hàng tiêu dùng); Đông y, thủ công mỹ nghệ Song song đó, Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường các nước Mỹ Latinh và tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam: Khu vực về các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Xuất khẩu dịch vụ vận tải biển, cho thuê tàu, thuyền viên, viễn thông quốc tế hoặc nội địa với Cuba; Dịch vụ cung cấp chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng lúa nước, cây công nghiệp) với Venezuela, Nicaragua, Bolivia, Ecuador; Xuất khẩu lao động nông nghiệp phục vụ vành đai sản xuất rau, củ, quả ở Mexico cung cấp cho thị trường Mỹ; Đánh bắt cá, sản xuất bột cá và dầu cá, nuôi trồng thủy, hải sản nước ngọt và nước mặn với Peru, Chile, Venezuela, Ecuador Thị trường các nước Mỹ Latinh có xu thế rõ nét trong kinh tế đối ngoại là hướng về châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Và trên đây là một số ngành nghề lĩnh vực mà Việt Nam có thể đẩy mạnh phát triển để có nâng trị giá xuất khẩu của Việt Nam với khu vực Mỹ La tinh lên một trị số mới cao hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nên quan tâm những lĩnh vực mà Mỹ la tinh có thế mạnh để từ đó có thể mở rộng quan hệ giao thương giữa hai nước, tạo bước đệm cho xuất khẩu phát triển. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜ NG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 25 | P a g e IV. Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Nam Mỹ: 1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thị trường Mỹ La Tinh nói chung: Phát triển quan hệ với Mỹ Latinh là một bộ phận trong đường lối đối ngoại hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này cũng trùng hợp với chính sách của nhiều nước Mỹ Latinh hướng mạnh về Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Đây là điều kiện tiên quyết và hết sức thuận lợi cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhiều mặt giữa Việt Nam với Mỹ Latinh Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 27/33 nước ở Mỹ Latinh; lập 7 Đại sứ quán tại Cuba, Brazil, Argentina, Chile, Mexico, Panama và Venezuela. Các nước này cũng đã thiết lập Đại sứ quán tại Hà Nội. Ngoài ra, tại TP. Hồ Chí Minh có các Tổng lãnh sự quán của Cuba, Panama và Văn phòng Kinh tế - Thương mại Chile. Các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao giữa Việt Nam và nhiều nước Mỹ Latinh như Cuba, Brazil, Argentina, Chile, Mexico, Peru diễn ra khá thường xuyên và ngày càng gia tăng. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Mỹ Latinh trong các năm qua đã phát triển mạnh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Giai đoạn 2001-2006, kim ngạch thương mại tăng bình quân khoảng 40%/năm, đến năm 2007 đạt trên 1,5 tỷ USD, năm 2008 đạt khoảng 1,8 tỷ USD. Trong đó, các đối tác chính của Việt Nam là Me xico (gần 600 triệu USD), Brazil, Cuba (gần 500 triệu USD mỗi nước). Đặc biệt, Việt Nam có bước đột phá trong quan hệ thương mại với Venezuela với nhiều hợp đồng, dự án
File đính kèm:
- tieu_luan_my_latinh_thi_truong_xuat_khau_chu_luc_cua_viet_na.pdf