Tiểu luận Nâng cao sức cạnh tranh của cafe xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2015-2020

pdf 37 trang yenvu 05/09/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nâng cao sức cạnh tranh của cafe xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2015-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nâng cao sức cạnh tranh của cafe xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2015-2020

Tiểu luận Nâng cao sức cạnh tranh của cafe xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2015-2020
 Nhóm 7 - Kttmdc - Not
Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại)
lOMoARcPSD|12184112
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
BÀI THẢO LUẬN
 MÔN: KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẠI CƯƠNG 
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CAFE XUẤT KHẨU TỪ VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 2015-2020
Nhóm thực hiện : Nhóm 7
Mã lớp học phần : 2239TECO0111
Giáo viên giảng dạy : Dương Hoàng Anh
Hà Nội, 2022
1
lOMoARcPSD|12184112
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH 
TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU......................................................................4
1.1 CÁC KHÁI NIỆM................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh.................................................................................4
1.1.2 Khái niệm sức cạnh tranh sản phẩm..........................................................5
1.1.3 Khái niệm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu..........................5
1.2 NGUYÊN TẮC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU............6
1.2.1 Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh.....................................................6
1.2.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh...................6
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH..................8
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC
CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA TRUNG NGUYÊN
VÀ VINACAFE SANG MỸ TỪ NĂM 2015-2020................................................9
2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM...............................................9
2.1.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Trung Nguyên.......................................9
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN 
PHẨM CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG MỸ................................................11
2.2.1. Yếu tố vĩ mô.............................................................................................11
2.2.2. Các yếu tố bên trong của bản thân doanh nghiệp...................................13
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ XUẤT 
KHẨU VIỆT NAM..................................................................................................14
2.3.1 NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH................................................................................14
2.3.2 Nguồn lực con người................................................................................17
2.3.3 Thương hiệu..............................................................................................19
2.3.4 Chiến lược marketing...............................................................................19
2.3.5 Cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ.......................................................20
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ 
XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG MỸ.......................................................................21
2.4.1. Thành công..............................................................................................21
2.4.2.Thành công của cà phê Trung Nguyên.....................................................24
2.4.3.Thành công của Vinacafe.........................................................................24
2.5.TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN...........................................................................25
2
lOMoARcPSD|12184112
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH 
TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG MỸ 
GIAI ĐOẠN 2020 - 2025.......................................................................................28
3.1 ĐỊNH HƯỚNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2020 – 2025.........28
3.1.1.Định hướng xuất khẩu hàng hóa..............................................................28
3.1.2.Định hướng nhập khẩu hàng hóa.............................................................29
3.1.3.Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.........................29
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ XUẤT KHẨU 
CỦA VIỆT NAM SANG MỸ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025.............................................30
KẾT LUẬN.............................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 7....................................................................................32
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 7....................................................................................33
BẢNG PHẦN CÔNG NHIỆM VỤ.......................................................................34
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ...........................................................................35
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài. 
Hiện nay cà phê là một loại nông sản được có vai trò chiến lược đối với ngành
nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam mới chủ yếu đơn thuần xuất khẩu cà phê
thô. Các sản phẩm chế biến từ cà phê Việt Nam xuất khẩu vẫn quá ít ỏi, chưa tương xứng
với tiềm năng của đất nước. Trong khi đó xuất khẩu cà phê chế biến vào Mỹ lại là một cơ
hội lớn. Mỹ là quốc gia tiêu thụ cà phê vào cỡ lớn nhất thế giới đồng thời hiện cũng đang
là nước nhập khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam. Đây là một thị trường lớn, đầy
tiềm năng cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam. Vì vậy một yêu cầu cần thiết
đặt ra cho cà phê Việt Nam trong thời gian tới là cần mở rộng và phát triển mạnh hơn nữa
các sản phẩm chế biến của cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới đặc biệt là thị trường
Mỹ, không những chỉ đơn thuần tăng doanh thu mà còn cần tăng cả về chất lượng, thị
phần, cải tiến đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm...nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng
lực cạnh tranh của cà phê chế biến của Việt Nam trên thị trường quan trọng hàng đầu này.
Thấy được tầm quan trọng ấy, nhóm 7 lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao sức cạnh
tranh của cà phê xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ”. Thông qua việc nghiên cứu đề
tài này, nhóm 7 chúng em muốn có một cái nhìn rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh
của cà phê Việt Nam trên thị trường Mỹ và từ đó có thể đưa ra một số những kiến nghị và
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam
3
lOMoARcPSD|12184112
trên thị trường này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Hiểu được tầm quan trọng của đề tài cũng như cách áp dụng đề tài vào đời sống và
học tập của mỗi người.
Dựa trên những kiến thức mà nhóm thu thập được để thảo luận đề tài trên lớp giúp
các bạn có thể áp dụng tốt bài học của bộ môn vào đời sống và học tập của mình.
Đề xuất được một số những giải pháp để nâng cao được năng lực cạnh tranh của cà
phê chế biến Việt Nam trên thị trường Mỹ.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Vận dụng những kiến thức đã học cũng như tìm hiểu thêm về đề tài thông qua thầy
cô, bạn bè và một số trang web tin cậy trên mạng
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH 
TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Theo giáo trình Quản trị chiến lược – Trường Đại học Thương mại (2015) cạnh
tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ,
người tiêu dùng, thương nhân) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối
trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương
mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Trong thương mại, cạnh tranh còn được 
coi là trận chiến giữa các doanh nghiệp nhằm giành được sự chấp nhận và giữ được lòng 
trung thành của khách hàng. 
Theo giáo trình Quản trị chiến lược – Trường Đại học Thương mại (2015) năng lực
chính là khả năng liên kết các nguồn lực để cùng phục vụ cho một mục đích chung. Năng
lực biểu thị sự liên kết giữa các nguồn lực hữu hình và vô hình riêng có của mỗi tổ chức
nhằm sử dụng, liên kết một cách có mục đích, nhằm đạt được kết quả mong muốn. 
 Nền tảng quan trọng nhất tạo nên năng lực là trình độ, kỹ năng của nhân viên ,
cùng kiến thức chuyên môn thiết thực của họ. Chính vì thế, giá trị của nguồn nhân lực
trong việc phát triển và tận dụng các nguồn lực và năng lực hay các năng lực cốt lõi là vô
cùng lớn. 
Năng lực lõi là nền tảng cho mọi chiến lược cạnh tranh. Thuật ngữ này nhằm chỉ sự 
thành thạo chuyên môn hay kĩ năng của công ty trong các lĩnh vực chính trực tiếp đem lại 
hiệu quả. Năng lực lõi bao gồm một tập hợp các kĩ năng, khả năng cụ thể và nguồn lực
xác định được kết hợp cũng như cách thức các nguồn lực được sử dụng để đạt được mục
4
lOMoARcPSD|12184112
tiêu của tổ chức (Fiol, 2001). Hamel và Prâhlad (1994) xác định năng lực cốt lõi như một
phần của nguồn lực, kỹ năng và công nghệ cho phép một doanh nghiệp cung cấp những
lợi ích đặc biệt cho khách hàng. Năng lực lõi không phải chỉ là một sản phẩm cụ thể mà
bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những
sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận
ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 
 Về cơ bản nội dung của năng lực cạnh tranh bao gồm:
 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia:
Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tất
cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Có rất nhiều cách hiểu về năng lực
cạnh tranh cấp quốc gia.
Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng cạnh tranh của một nước để sản xuất các
hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế. Đồng thời, duy trì và
mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước đó. Mặt khác, năng lực cạnh tranh
quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản
phẩm và dịch vụ trong thương mại quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ
nguồn lực của nó.
 Năng lực cạnh tranh ngành:
Năng lực cạnh tranh ngành (hay doanh nghiệp) là: Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, còn thông qua
một số tiêu chí khác như: nguồn lực về vốn, công nghệ, con người, quản lý; chất lượng và
giá cả sản phẩm; hệ thống phân phối và dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp; chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp.
 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.1.2 Khái niệm sức cạnh tranh sản phẩm
Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả năng sản phẩm có được nhằm
duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh. Được nhận biết
thông qua lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại có thể
được đánh giá thông qua: giá sản phẩm, sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã,
kiểu dáng sản phẩm, thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị
trường vào cùng một thời điểm.
Để đánh giá được một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh hay không thì cần dựa
vào các nhân tố sau:
Giá thành sản phẩm và lợi thế về chi phí (khả năng giảm chi phí đến mức tối đa).
5
lOMoARcPSD|12184112
Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp.
Các dịch vụ đi kèm sản phẩm.
1.1.3 Khái niệm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu
Hàng xuất khẩu (exports) là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một nước, nhưng
được bán ra và tiêu dùng ở nước khác. Xuất khẩu hàng hóa còn gọi là xuất khẩu hữu hình
để phân biệt với xuất khẩu dịch vụ (xuất khẩu vô hình).
 Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu là khả năng duy trì và nâng cao lợi
thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu
hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất ở nước ngoài nhằm đạt được lợi ích kinh tế
cao và bền vững.
1.2 Nguyên tắc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu
1.2.1 Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh
 Đối với nền kinh tế, hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh làm sống động nền
kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra áp lực buộc các DN phải sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, qua đó góp phần tiết kiệm các nguồn lực chung của nền kinh tế. Mặt khác,
cũng tạo ra áp lực buộc các DN phải đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, sử dụng lao động
hiệu quả, tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
 Đối với quan hệ đối ngoại , nâng cao năng lực cạnh tranh giúp thúc đẩy DN mở
rộng thị trường ra khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trường mới, liên kết liên doanh với
các DN nước ngoài, qua đó tham gia sâu vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc
tế, tăng cường giao lưu vốn, lao động, khoa học công nghệ với các nước trên thế giới.
 Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo áp lực
buộc họ phải thường xuyên tìm tòi sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ chức
quản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển các
sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó, nâng cao trình độ
của công nhân và các nhà quản lý các cấp trong DN. Mặt khác, cạnh tranh giúp sàng lọc
khách quan đội ngũ những nhân viên không có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị
trường.
 Đối với người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục
đối với giá cả, buộc các DN phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm để nhanh chóng bán
được sản phẩm, qua đó người tiêu dùng được hưởng các lợi ích từ việc cạnh tranh giữa
các DN cung cấp cùng một loại sản phẩm, dịch vụ. Mặt khác, cạnh tranh buộc các DN
phải mở rộng sản xuất, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã sản phẩm vì thế người tiêu dùng
có thêm nhiều lựa chọn theo nhu cầu và thị hiếu của mình.
6
lOMoARcPSD|12184112
1.2.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh
Về nguyên tắc, sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có cầu về sản phẩm
đó. Muốn sản phẩm tiêu thụ được, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để đưa ra
những sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng. ở đây có một số lưu ý:
 Phương thức t hứ nhất : ngày nay các sản phẩm nói chung có vòng đời tương đối
ngắn, kể cả các vật phẩm tiêu dùng lâu bền như các đồ dùng gỗ, điện tử, phương tiện đi
lại... Người tiêu dùng luôn đòi hỏi sản phẩm phải có thêm nhiều chức năng mới, hình
dáng, mẫu mã đẹp hơn và thay đổi theo thị hiếu, mức thu nhập, điều kiện sống... Do đó,
doanh nghiệp phải có sản phẩm mới để cung cấp, cũng như phải thường xuyên cải tiến
sản phẩm cũ cho phù hợp với yêu cầu mới của người tiêu dùng. Để làm được, doanh
nghiệp phải chi phí nhiều tiền của, thời gian và công sức để nắm bắt xu hướng thay đổi
nhu cầu của thị trường. Công đoạn này trong doanh nghiệp thường được gọi là giai đoạn
thiết kế và nó cũng góp phần tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Ngày nay, ở
các nước lạc hậu, khả năng thiết kế còn ở trình độ thấp, các doanh nghiệp có thể mua,
thuê bản quyền thiết kế của các doanh nghiệp tiên tiến hơn theo các hình thức chuyển
giao công nghệ hoặc gia công. Để góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm, việc
mua bản quyền thiết kế có lợi hơn thuê, nhất là khi doanh nghiệp có khả năng cải tiến
thiết kế đó để mang lại bản sắc riêng có của doanh nghiệp. Những sáng tạo thêm sẽ tạo
cho sản phẩm của doanh nghiệp một thị trường độc quyền nhờ tính khác biệt của sản
phẩm.
 Phương thức thứ hai : là áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các
sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp.
Cách thức để doanh nghiệp có thể làm chủ loại công nghệ đó là: 
Doanh nghiệp luôn là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu, phát minh công nghệ của
ngành. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có các cơ sở nghiên cứu mạnh về thiết bị, về nhân
lực có trình độ phát minh cao và triển khai nghiên cứu hiệu quả. Hoạt động phát minh đòi
hỏi chi phí tốn kém và có độ rủi ro cao nên các doanh nghiệp có quy mô lớn và tiềm lực
tài chính mạnh mới có tính khả thi cao; 
Doanh nghiệp có khả năng chuyển giao công nghệ từ tổ chức khác và cải tiến để
nó trở thành công nghệ đứng đầu. Đây là con đường thích hợp với mọi loại hình doanh
nghiệp. Tuy nhiên, để chuyển giao công nghệ hiệu quả, doanh nghiệp phải có kinh
nghiệm và kỹ năng hoạt động trên thị trường công nghệ thế giới, có đội ngũ người lao
động sáng tạo và có môi trường doanh nghiệp khuyến khích sáng tạo.
Phương thức thứ ba: là cách thức bao gói sản phẩm thuận tiện và khả năng giao
hàng linh hoạt, đúng hạn. Trong môi trường cạnh tranh hiện đại, mức độ tiện lợi trong
mua, bảo quản, sử dụng sản phẩm trở thành tiêu chuẩn rất quan trọng để người tiêu dùng
lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, nghiên cứu tìm ra quy mô bao gói thuận tiện
7
lOMoARcPSD|12184112
trong quá trình sử dụng, tìm ra cách thức bao gói không những đáp ứng yêu cầu vệ sinh
mà còn có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra, trong xã
hội hiện đại, thời gian là vốn quý của người tiêu dùng, nếu được thỏa mãn đúng lúc thì lợi
ích thu được từ sản phẩm sẽ lớn hơn, sức hấp dẫn của sản phẩm tăng lên. Ngày nay, các
doanh nghiệp đều tìm các phương thức giao hàng tiện lợi, thoải mái, tốn ít thời gian và
đặc biệt là đúng hẹn cho sản phẩm của mình. Thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại
nhà theo đặt hàng điện thoại, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả... là những cách thức
giúp doanh nghiệp phục vụ và giữ khách hàng hiệu quả.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã có rất nhiều những bộ tiêu
chí khác nhau . Ta có bộ tiêu chí đánh giá NLCT bao gồm NLCT marketing và phi
marketing
 Năng lực cạnh tranh phi marketing: 
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần có đầu tiên ,
nó quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ dài hạn tới ngắn hạn,các chi
phí cho hoạt động sản xuất , quảng cáo, bán hàng Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài
chính gồm doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán nhanh.
Năng lực quản trị và lãnh đạo: Năng lực lãnh đạo của nhà quản trị liên quan tới phong
cách lãnh đạo, việc thiết lập bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp , việc phân chia và sử
dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý, cũng như lãnh đạo tổ chức ngày càng phát triển.
Nguồn nhân lực: Các doanh nghiệp hiện nay đã cực kỳ chú trọng tới vấn đề nhân lực,
bởi vì nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên chủ chốt để tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Thể lực
phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người , mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống,
chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v.. Trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài
năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách v.vTuy nhiên, không phải cứ
nguồn nhân lực dồi dào thì năng lực cạnh tranh cao mà nó còn phụ thuộc ở chất lượng
nguồn lực có đáp ứng những yêu cầu của công việc hay không.
Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ được mục tiêu,
định hướng và bản chất công việc mình làm. Ngoài ra, còn tạo động lực cho nhân viên
làm việc , gắn kết, hiểu hơn hơn với tổ chức . Từ đó năng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. 
 Năng lực cạnh tranh marketing
Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu người mua quyết định
khi lựa chọn sử dụng sản phẩm. Do vậy nếu doanh nghiệp nào đáp ứng tối đa được nhu
cầu của khách hàng hơn thì sẽ dành được thị phần cao hơn. Vấn đề này là tất yếu cho bất
kỳ doanh nghiệp nào, bởi nó giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, đồng thời còn giúp gia
tăng uy tín và thương hiệu trên thị trường. 
8
lOMoARcPSD|12184112
Chủng loại sản phẩm: Chủng loại sản phẩm cũng là yếu tố có tác động không nhỏ. Đa
dạng chủng loại khiến cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, gia tăng năng lực cạnh
tranh của chính mình. Các doanh nghiệp thường cho rằng cần phải phát triển các loại sản
phẩm mới ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh thì sẽ thành công. Điều này có thể đúng, tuy
nhiên cũng cần phải để ý tới cải thiện các sản phẩm cũ cho phù hợp và ưu việt hơn với
khách hàng. Thay vì tấn công trực diện vào thị trường lớn thì hãy tìm ra thị trường ngách
để khác biệt hoá sản phẩm để có thể dẫn đầu.
Định giá sản phẩm: giá sản phẩm là yếu tố quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của
mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách giá phù hợp với mỗi sản
phẩm, nghiên cứu giá thị trường và các đối thủ cạnh tranh để linh hoạt nhằm thu hút sự
quan tâm của khách hàng hơn đối thủ cạnh tranh. 
Mạng lưới phân phối: Doanh nghiệp cần xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp, đó
chính là cách đưa sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh nhất đồng thời còn là cách đề
quảng bá sản phẩm của Công ty, nâng cao NLCT của mình. Các kênh phân phối của công
ty cần trao đổi thông tin với nhau, đưa những phản hồi chính xác từ khách hàng. 
Năng lực quảng cáo và xúc tiến sản phẩm: Hoạt động này có vai trò quan trọng trong
công tác bán hàng, mang sản phẩm tới khách hàng. Đồng thời các chương trình khuyến
mại, giảm giá, cũng góp phần xúc tiến bán sản phẩm, gia tăng doanh thu.
Uy tín và thương hiệu sản phẩm: Uy tín và thương hiệu có vai trò khá quan trọng, có
thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà khách hàng lựa chọn tìm đến.
Đó là tài sản vô hình của công ty, nếu mất uy tín cũng như thương hiệu chưa được củng
cố thì công ty sẽ khó mà cạnh tranh được trên thị trường.
Định vị sản phẩm: Định vị sản phẩm là nét đặc trưng của công ty trên thị trường; làm
thế nào để thị trường và đối thủ cạnh tranh nhận biết sản phẩm hay dịch vụ của công ty.
Định vị sản phẩm nên dựa vào việc tìm hiểu mục tiêu khách hàng của doanh nghiệp là ai,
và đối thủ cạnh tranh định vị sản phẩm của họ như thế nào. Đây là một tiêu chí có ảnh
hưởng không nhỏ trong việc đưa sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng. 
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC 
CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA TRUNG NGUYÊN VÀ 
VINACAFE SANG MỸ TỪ NĂM 2015-2020
2.1. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam 
2.1.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Trung Nguyên
 Đầu tháng 10-2011, cà phê hòa tan G7 của Công ty Cà phê Trung Nguyên chính
thức vào hệ thống siêu thị bán lẻ của tập đoàn hàng đầu thế giới là Costco (thứ 3 của Mỹ).
9
lOMoARcPSD|12184112
Để vào hệ thống các siêu thị này, cà phê hòa tan G7 phải vượt qua nhiều bước kiểm định
khắt khe của những đơn vị thẩm tra quốc tế SGS và Bureau Veritas đại diện cho đối tác.
G7 là thương hiệu cà phê Việt Nam đầu tiên có mặt trong hệ thống Costco.
Trong những chuyến đi khảo sát thị trường Mỹ, chuyên gia thương hiệu Võ Văn
Quang nhận thấy, đi bất kỳ gian hàng nào của người Việt và châu Á, gần như không khó
để thấy cà phê Trung Nguyên và G7. Bên cạnh đó, Vinacafé cũng hữu xạ tự nhiên hương
với tần suất xuất hiện không kém. Tên tuổi của Trung Nguyên với tinh thần tiên phong
hàng chục năm đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người Việt hải ngoại nói
chung và ở Bắc Mỹ nói riêng. 
Nhu cầu cà phê tại Mỹ khá ổn định, khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. Tất cả các thương
hiệu cà phê Việt tại Mỹ chỉ chiếm được khoảng từ 10% đến 15% số lượng và chưa tới 6%
giá trị. Trong đó, Trung Nguyên không có được thị phần lớn, khi lượng xuất khẩu hàng
năm khá khiêm tốn.
Năm 2011, 1.400 tấn cà phê Trung Nguyên đã đặt chân vào thị trường Mỹ. Năm
2012, con số này nhỉnh lên chút ít, đạt 1.600 tấn. Cà phê Trung Nguyên xuất sang Mỹ chủ
yếu ở dạng nguyên liệu chưa qua chế biến sâu. Nếu là hàng đã qua chế biến thì đó là rang
xay và hòa tan. Tuy nhiên, sản lượng qua chế biến rất thấp.
Tại Mỹ, Trung Nguyên không chỉ cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu cà phê
Việt mà còn “đối phó” với rất nhiều cà phê châu Mỹ. Theo cuộc khảo sát của Hiệp hội Cà
phê Mỹ, người tiêu dùng đất nước này rất ưa chuộng loại cà phê Catimor thuộc họ
Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Mỹ là loại Arabica nhập từ Colombia, Brazil,
Mehico. 30% còn lại là Robusta nhập từ Việt Nam và Indonesia
Các con số kể trên cho thấy sự khó khăn mà cà phê Việt nói chung và Trung
Nguyên nói riêng đang phải đối mặt. Nhưng đó chưa phải khó khăn duy nhất. Thị trường
Mỹ vô cùng khó tính với những quy định chặt chẽ về thuế quan, các luật lệ. đã gây
không ít trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Xuất khẩu qua hệ thống phân phối hay bán hàng qua mạng đều có những trắc trở
riêng. Vì vậy, Trung Nguyên đang có chiến lược sử dụng “độc chiêu” của mình, đó là
nhượng quyền. Tại Việt Nam và một số nước châu Á, hình thức nhượng quyền gặt hái
được một số thành công nhất định. Vì vậy, Mỹ và Dubai là hai thị trường mà Trung
Nguyên lên kế hoạch áp dụng “độc chiêu”. Nhượng quyền có thể là sự lựa chọn khôn
ngoan của Trung Nguyên, nhưng muốn thành công, Trung Nguyên phải giải quyết nhiều
khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất chính là việc đối đầu trực diện với ông lớn
Starbucks.
10
lOMoARcPSD|12184112
 Riêng tại Mỹ, tháng 4/2019, G7 đã có mặt trên quầy kệ chuỗi siêu thị bán lẻ hàng
đầu Costco với gần 800 điểm bán hàng. Ông Stephen Dellaportas, đại diện đối tác chiến
lược tại Mỹ của Tập đoàn này khẳng định: “Cà phê mà đặc biệt là cà phê Việt Nam
không chỉ là thức uống thông thường mà còn đại diện cho văn hoá, văn minh. Sau hơn 2
năm đồng hành và là một nhà phân phối trọng điểm tại Mỹ, tôi rất tự tin đồng hành cùng
Trung Nguyên Legend lan tỏa giá trị văn hóa cà phê Việt tại quốc gia mình”.
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Vinacafe
Sản phẩm của Vinacafe luôn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và kinh doanh tại thị trường
Mỹ theo tiêu chuẩn của FDA. Vào năm 2015, FDA cũng đã đến kiểm tra nhà máy và xác
nhận nhà máy đạt đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang Mỹ. Từ đầu năm 2017 đến 10/2017,
Vinacafe đã xuất bán vào thị trường Mỹ 43.797 thùng cà phê hoà tan các loại. 
Doanh thu xuất khẩu cà phê hòa tan của Vinacafe Biên Hòa chiếm 8-10% doanh
thu hằng năm chủ yếu tập trung ở 2 thị trường Mỹ chiếm 85% thị phần xuất khẩu.
Năm 2020, các doanh nghiệp trong ngành cà phê phải chịu nhiều ảnh hưởng của
dịch bệnh lẫn cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm chưa kết thúc. Container bị thiếu hụt vào
những tháng cuối năm khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể xuất khẩu. Tổng Công ty
Cà phê Việt Nam (Vinacafe): Lỗ gần 26 tỷ đồng khi phải kinh doanh dưới giá vốn. Dịch
bệnh diễn biến phức tạp khiến cho giá cà phê thế giới giảm sâu. Điều này đã đẩy Vinacafe
luôn phải chịu sức ép giá bán thấp hơn giá thành.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê xuất 
khẩu Việt Nam sang Mỹ.
2.2.1. Yếu tố vĩ mô
2.2.1.1. Các nhân tố kinh tế
Cà phê vốn đã trở thành một thứ đồ uống không thể thiếu với nhiều người dân trên
thế giới. Công dụng và tính hữu ích của cà phê cũng đã được khẳng định. Và nền kinh tế
tăng trưởng là một cơ hội để người tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
nói chung và các sản phẩm cà phê chế biến nói riêng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê thế
giới trong đó có cà phê của Việt Nam. Trải qua đại dịch, nền kinh tế dần được phục hồi,
cụ tể trong 5 tháng đầu năm nay, ngành nông nghiệp đã đóng góp vào nền kinh tế 9 sản
phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm: Cà phê, cao su, gạo,
điều, nhóm rau quả, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ và nhóm đầu vào phục vụ sản xuất. Cà phê
là một trong những mặt hàng nông sản tăng giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2022
đạt gần 2 tỉ USD (tăng 54,0%). Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 6/2022 sang nhiều
11
lOMoARcPSD|12184112
thị trường chủ lực tăng so với cùng kỳ năm ngoái, như: Đức, Bỉ, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và
Nga.
Bên cạnh đó thu nhập của người dân Việt Nam được cải thiện từ đó dẫn đến khả
năng tiêu dùng cho hàng hóa dịch vụ cao hơn, trong đó không thể không kể tới các sản
phẩm cà phê đặc biệt là cà phê hòa tan vốn được ưa chuộng trong cuộc sống công nghiệp
phát triển như hiện nay. Cà phê rang xay và hoà tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần,
tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng ngành cà phê khi Việt Nam ngày càng thâm nhập
sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP,
EVFTA đã ký kết. Trong đó, EU là thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất, chiếm 40% tổng
lượng và 38% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp theo là Đông Nam Á với 13%. Đặc biệt, tại
thị trường Trung Quốc, càphê Việt Nam đã chiếm hơn 30% tổng lượng nhập khẩu cà phê
của thị trường đông dân nhất thế giới này, bao gồm cả cà phê nhân, rang xay, hoà tan,
uống liền
2.2.1.2. Các nhân tố về chính trị, pháp luật
Trong những năm qua, Việt Nam với một môi trường chính trị ổn định cùng những
chính sách hợp lý, cơ sở pháp lý thuận lợi từ phía Chính phủ và hiệp hội cà phê Việt Nam
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê cho
xuất khẩu.
Từ năm 2019 đến nay, trong khuôn khổ Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam
tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài, Vụ thị trường Châu Âu - Châu Mỹ
(Bộ Công Thương) đã có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà
phê xuất khẩu về thông tin thị trường, cũng như tổ chức các hoạt động kết nối giao
thương, các chương trình giới thiệu, quảng bá cà phê Việt Nam tới đối tác nước ngoài.
2.2.1.3. Các yếu tố văn hoá xã hội
Yếu tố văn hóa Việt không những được thể hiện trong chất lượng của các sản phẩm
được chế biến từ những hạt cà phê nhân mang hương vị đậm đà riêng vốn có được trồng
trên đất đỏ bazan của Tây nguyên Việt Nam mà còn được thể hiện trong thương hiệu, mẫu
mã, logo của sản phẩm
Tuy nhiên thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố
về văn hóa của quốc gia nhập khẩu được thể hiện bằng thị hiếu, sở thích tiêu dùng. Điều
này đặc biệt quan trọng đối với thị trường Hoa Kỳ, một quốc gia có đa sắc tộc. Nó tồn tại
những sự khác biệt giữa phong tục tập quán của Hoa Kỳ so với các nước khác và bản thân
giữa các bang hay từng vùng miền của Hoa Kỳ. Họ thích uống cà phê hoà tan hay là cà
phê đen, thích cà phê phin hay cà phê uống liền? Như vậy buộc chúng ta phải tìm hiểu kỹ
lưỡng và cụ thể để có chính sách xuất khẩu phù hợp.
2.2.1.4. Các nhân tố công nghệ
12
lOMoARcPSD|12184112
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh vực kỹ
thuật, công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cà
phê. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại của nước ta, hiệu quả của hoạt động ứng
dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến hoạt động
của ngành.
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói
chung và với hoạt động sản xuất, chế biến cà phê nói riêng. Công nghệ thông tin ngày
càng phát triển làm cho việc trao đổi thông tin giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn.
Khoảng cách không gian, thời gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu.
Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế
giới được cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể
quảng cáo được sản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí.
Như vậy, nếu như biết áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ là điều kiện giúp cho ngành cà
phê nước ta có điều kiện cạnh tranh tốt hơn, hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như không biết
áp dụng khoa học kỹ thuật thì đó sẽ là một rào cản lớn và chúng ta sẽ nhanh chóng bị tụt
hậu xa hơn với các đối thủ.
2.2.1.5. Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh
tuyến từ 8' 30' đến 23' 30' vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho
việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo.
Về khí hậu Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm
mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê
sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía Nam thuộc
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía Bắc có mùa
đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.
Về đất đai: Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp
lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng
triệu ha.
Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều
có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được.
2.2.1.6. Yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế
Với việc ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thì quan hệ mua bán hàng
hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới đã không ngừng được mở rộng và tăng
cường. Và một trong số những bạn hàng quan trọng hàng đầu của Việt Nam là Hoa Kỳ.
Ra nhập WTO cũng có nghĩa là các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của Việt Nam nói chung
và các sản phẩm cà phê chế biến nói riêng khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng sẽ phải chấp
13
lOMoARcPSD|12184112
nhận sự cạnh tranh khắc nghiệt hơn trong một môi trường kinh doanh quốc tế sẽ tạo ra
những cơ hội, tiềm năng nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức cho các sản
phẩm khi phải cạnh tranh trên thị trường rộng lớn hơn.
2.2.2. Các yếu tố bên trong của bản thân doanh nghiệp
 Quá trình sản xuất, thu hoạch cà phê nhân làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế
biến.
Đây là một yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng của các sản phẩm cà phê chế biến
sau này. Bởi chỉ có những hạt cà phê tươi được trồng và chăm sóc đúng kĩ thuật, thu
hoạch đúng thời điểm, đem về phơi khô đúng độ cần thiết thì mới có thể tạo nên được các
sản phẩm có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh lớn. Chính vì vậy các doanh nghiệp
cần thường xuyên theo dõi kiểm tra giám sát từ những hoạt động ban đầu này. Điều này
đặc biệt quan trọng khi xét tới cà phê rang xay (cà phê bột pha phin kiểu truyền thống), nó
thường không có nhiều thay đổi trong thành phần chất lượng mà chủ yếu là mang hương
vị cố hữu của cà phê nguyên chất chính vì vậy chất lượng cà phê nhân làm nguyên liệu
đầu vào cho quá trình sản xuất và chế biến là yếu tố quan trọng hàng đầu.
 Trình độ công nghệ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, trình độ nhân sự, quản lý
Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của cà
phê chế biến Việt Nam. Việc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy mới,
cố gắng tìm tòi đổi mới kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, không ngừng nâng cao
trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực cũng góp phần giúp cho bản thân các doanh
nghiệp cũng như các sản phẩm cà phê chế biến của doanh nghiệp có thêm nhiều ưu thế
trong việc cạnh tranh.
 Quá trình tìm hiểu thị trường đảm bảo đầu ra cho sản phẩm
Đây cũng là một trong các nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh
tranh của các sản phẩm cà phê của Việt Nam. Sản phẩm có đến được với người tiêu dùng
hay không là nhờ vào quá trình này. Với công tác marketing, quảng cáo, khuyến mại
doanh nghiệp đã đưa được sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng. Chính vì vậy mà
trong những năm gần đây, cả hai sản phẩm cà phê bột và cà phê hòa tan của các thương
hiệu nổi tiếng như Cafe Moment, Vinacafe, Nescafe, Trung Nguyênđã trở nên quen
thuộc với người tiêu dùng trong nước và mục tiêu xa hơn đó là với người tiêu dùng trên
toàn thế giới.
Tóm lại, năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam chịu ảnh hưởng của rất
nhiều những nhân tố bao gồm cả những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô lẫn những yếu tố
môi trường. Chúng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp hay kết hợp với nhau cùng tác động tạo
nên khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất và chế
biến cà phê của Việt Nam cần thiết phải hiểu được những nhân tố và cách thức ảnh hưởng
14
lOMoARcPSD|12184112
tới khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam để từ đó có thể tìm ra những giải pháp hợp
lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê chế biến khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
2.3 Phân tích thực trạng nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu Việt Nam
2.3.1 Nguồn lực tài chính
 Tổng quan một số chính sách quan trọng của ngành hàng cà phê Việt Nam
Chính sách định hướng chung: nhằm định hướng cho ngành hàng cà phê Việt Nam
tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hàng cà
phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đề án Nâng cao GTGT hàng NLTS
trong CB và giảm tổn thất sau thu hoạch (13/5/2014); Đề án phát triển cà phê bền vững
đến 2020 Bộ NN&PTNT (1/8/2014); Đề án tái canh cà phê Tây Nguyên 2014-2020 - Bộ
NN&PTNT (21/10/2014). Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp ngày 10/6/2013, trong đó cà phê là mặt hàng chiến lược cần đẩy mạnh trong các
hoạt động tái cơ cấu.
Đề án phát triển cà phê bền vững đến 2020: Diện tích khoảng 600 ngàn ha (80%
diện tích Bền vững), Năng suất đạt 2,7 tấn/ha, sản lượng 1,6 triệu tấn/năm; Giá trị sản
lượng/1 ha trung bình khoảng 120 triệu đồng, tỷ lệ cà phê chế biến ướt đạt 30%, tỷ lệ hòa
tan, rang xay chiếm 25% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt 3,8 – 4,2 tỷ USD/năm
 Quy hoạch phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm
2030: Diện tích 2020 là khoảng 500 ngàn ha, đến năm 2030 là 477 ngàn ha, sản lượng
2020 là 1,1 triệu tấn, Công suất chế biến đến 2020 là 125.000 tấn, và năm 2030 là
135.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 2020 đạt 2,1-2,2 tỷ USD và 2030 sẽ trên 2,2 tỷ USD.
 Về chính sách hỗ trợ sản xuất: chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hoạt
động sản xuất cà phê, cụ thể là hoạt động tái canh cà phê trong 2 năm gần đây như: quy
trình tái canh cà phê vối theo Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 03/7/2013, Bộ NN và
PTNT đã phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật trồng tái canh cà phê vối (Quyết định
340/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 02 năm 2013), NHNN dành sẵn gói tín dụng 12.000 tỷ
đồng hỗ trợ cho 5 tỉnh Tây Nguyên phục vụ chương trình tái canh cà phê; Bộ nông nghiệp
chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo tái canh cà phê (Quyết định số 2927/QĐ-BNN-TCCB ngày
11/12/2013). Ban hành đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-
2020. Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1685/VPCP-KTTH ngày 12/3/2015 của Văn
phòng Chính phủ về việc cho vay tái canh và phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Mới
đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Công văn số
3227/NHNN-TD hướng dẫn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn
2014 - 2020 và Công văn số 3228/NHNN-TD về việc triển khai chính sách cho vay tái
canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020.
15
lOMoARcPSD|12184112
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ tái cơ cấu, chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách
hỗ trợ đầu vào (thủy lợi phí, giống, phân bón...) như: Nghị quyết số 55/2010/QH12 miễn,
giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN), kèm theo Nghị định số 20/2011/NĐ-CP
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12; Nghị định số
67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP có đề
cập đến miễn thủy lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản
xuất nông nghiệp; Thông tư số 41/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành môṭ số điều của
Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung môṭ số điều của Nghị định
số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003.
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thuế GTGT, Thông tư số 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành nghị định
nhằm giảm thuế giá trị gia tăng đối với các đầu vào then chốt cho sản xuất nông nghiệp
như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thức ăn chăn nuôi và
thủy sản xuống 5%; Thông tư số 02/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bô ̣Công thương
thay thế cho Thông tư số 07/2004/TT-BTM ngày 26/08/2004 của Bộ Thương mại miễn
thuế nhập khẩu đối với các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu phục vụ nuôi trồng
nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi
mới nhập khẩu.
Nhằm hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cà
phê gắn với phát triển bền vững, Nhà nước cũng đưa ra nhiều hỗ trợ cho việc sản xuất
theo tiêu chuẩn VGAP, GAP như Sản xuất theo tiêu chuẩn như UTZ, 4C, GAP theo
(Thông tư 75/2009/TT-BNNPTNT quy chuẩn ATVSTP trong sản xuất nông sản, Quyết
định 86/2007/QĐ-BNN, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193:2005 trong kiểm tra chất lượng
cà phê nhân xuất khẩu. Thông tư 03/2010/TT-BNNPTNT tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân. Quyết định 1415/QĐ-BKHCN, ngày 12/6/2014
về TCVN 4193:2014 cà phê nhân. Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc
áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Chỉ thị 1311/CT-BNN-TT năm 2012 đẩy
mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Thông tư 54/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư liên
tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT, Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT liên
quan tới sản xuất theo GAP trong nông nghiệp).
Chính sách đổi mới thể chế là một trong những ưu tiên của Chính phủ trong những
năm vừa qua và cũng đã góp phần rất lớn cho sự phát triển bền vững của ngành cà phê.
Một số công việc đã làm được như: (1) Thành lập Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt
Nam (Quyết định 1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2013); (2) Thành lập Chi hội người
SX cà phê các tỉnh; (3) Cơ cấu lại DN nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh DN trong
nước; (4) Tư vấn xây dựng mới, củng cố mô hình HTX cà phê Tây Nguyên (Quyết định
16
lOMoARcPSD|12184112
710/QĐ-BNN-KTHT, ngày 10/4/2014 và 1443/QĐ-BNN 27/6/2014); (5) Thí điểm PPP
trong sản xuất giống, thủy lợi, chế biến; (6) Nghiên cứu chọn tạo, ứng dụng giống, hệ
thống tưới tiết kiệm, Nghiên cứu bản đồ hiện trạng và nguyên nhân gây chết trong tái
canh, Nghiên cứu xây dựng quy trình tái canh, quy trình thâm canh theo GAP (Quyết định
986/QĐ-BNN-KHCN, ngày 09/05/2014 về thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng KHCN cho
Tái cơ cấu nông nghiệp).
Về mục tiêu giảm tốn thất sau thu hoạch và gia tăng giá trị, Chính phủ cũng ra đã
các chính sách như Quyết định 68/2013/QĐ-TTg 14/11/2013,Thông tư 13/2014/TT-
NHNN, Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT hỗ trợ giảm tổn thất NN, Đề án nâng cao
GTGT hàng NLTS trong CB và giảm tổn thất sau thu hoạch (13/5/2014). Hỗ trợ nhằm
giảm tổn thất sau thu hoạch theo (Quyết định 497/2009/QĐ-TTg và 2213/2009/QĐ-TTg,
Thông tư 09/2009/TT-NHNN, Thông tư 02/2010/TT-NHNN, Quyết định 329/2010/QĐ-
NHNN về hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Thông tư 188/2012/TT-
BTC, Thông tư 89/2014/TT-BTC hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện chính sách giảm tổn
thất sau thu hoạch)
Về chính sách thương mại, hoạt động chế biến thương mại trong những năm qua
cũng đang rất được quan tâm. Nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ 3 tỷ/dự án cho các dự
án chế biến để xây dựng CSHT giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải, mua
thiết bị; Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 36 tháng cho xuất khẩu cà phê; Hỗ trợ cho
vay mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch tối đa 100% giá trị, 100% lãi suất 
2 năm đầu và 50% năm thứ 3; Bỏ thuế VAT 5% đối với một số mặt hàng trong đó có cà
phê; Quản lý hệ thống thu mua; Nâng cao công nghệ sơ chế; Xây dựng hệ thống tiêu thụ
cà phê hiện đại (sàn giao dịch cà phê), phát triển thị trường trong nước; Đẩy mạnh thông
tin, dự báo ngành hàng, XTTMMột số chính sách điển hình như Nghị định 210/2013/NĐ-
CP về Khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Nghị định 209/2013/NĐ-CP
quy định, hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật thuế GTGT, Nghị định 133/2013/NĐ-CP
về sửa đổi NĐ 54/2013/NĐ-CP về đầu tư và tín dụng XK, Quyết định 57/2010/QĐ-TTg
miễn thuế thuê đất với dự án xây dựng kho tạm trữ nông sản (cà phê), Quyết định
3848/2010/QĐ-BCT cung cấp thông tin thị trường phục vụ tiêu thụ nông sản, Đề án phát
triển cà phê bền vững đến 2020.
Về xúc tiến thương mại, ngày 30/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 1684/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Hội nhập kinh tế Quốc tế ngành Nông nghiệp
và PTNT”, tập trung vào các ngành hàng nông sản lớn gồm lúa gạo, rau quả, thủy sản, cà
phê, chè, cao su, điều, hồ tiêu, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, chăn nuôi... trong đó có đề cập
đến các giải pháp chung và cụ thể thúc đẩy phát triển thị trường chính của các ngành hàng
này.
17
lOMoARcPSD|12184112
2.3.2 Nguồn lực con người
 Để phát triển bền vững, ngành cà phê cần huy động được các nguồn lực của
nông dân, các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ban ngành, các địa
phương, sự hợp tác của các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt phải chuyển mạnh tư duy,
cách làm cho phù hợp tình hình thế giới.
 Để tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp – nông dân, tháng 10/2013,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách phát triển
hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Quyết định
này quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích liên
kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy
hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung ưu đãi với từng đối tượng cụ thể
như sau:
Nội dung ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp gồm:
Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc
cho thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho
công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn;
Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình
tạm trữ nông sản của Chính phủ;
Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ
thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự
án cánh đồng lớn;
Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân
sản xuất nông sản theo hợp đồng, bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, tổ chức lớp
học.
Nội dung ưu đãi đối với tổ chức đại diện của nông dân gồm:
Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc
cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy, chế biến, kho chứa phục vụ cho dự án cánh
đồng lớn;
Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình
tạm trữ nông sản của Chính phủ;
Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về thuốc bảo vệ
thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật chung cho các
thành viên;
18
lOMoARcPSD|12184112
Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất; bao gồm chi phí về ăn, ở,
mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo;
Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân
sản xuất nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, thuê hội
trường, thù lao giảng viên, tham quan.
Nội dung ưu đãi đối với nông dân gồm:
Được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thông tin thị trường miễn phí
liên quan đến loại sản phẩm tham gia cánh đồng lớn;
Được hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất
lượng từ giống xác nhận trả lên để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng lớn;
Được hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp, thời hạn tối đa là 3 tháng
trong trường hợp Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản.
Bên cạnh đó, chúng ta phải kể tới sự lao động không mệt mỏi của 640.000 hộ nông
dân trồng cà phê của cả nước, sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài trong việc trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê.
2.3.3 Thương hiệu
Đây là yếu tố quan trọng mà các sản phẩm cần hướng tới. Chỉ tiêu này khó định
lượng tuy nhiên là yếu tố quan trọng để tạo nên sự khác nhau về khả năng cạnh tranh của
sản phẩm. Thương hiệu, uy tín của sản phẩm được hình thành dựa trên chất lượng, giá trị
sử dụng của sản phẩm, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, thời gian giao hàng, quy
mô của doanh nghiệp...
Hiện nay vấn đề thương hiệu đã được chú trọng hơn trước rất nhiều, có nhiều ý
kiến cho rằng thương hiệu là nhân tố quan trọng thứ hai chỉ sau chất lượng, xếp trước yếu
tố giá trong việc tạo nên thành công trong khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Những sản
phẩm nổi tiếng có thương hiệu mạnh sẽ có chiếm được uy tín và lòng tin từ phía khách
hàng. Do đó khi sản phẩm đưa ra thị trường có thể nhanh chóng thu hút được người tiêu
dùng. Khách hàng khi đó sẽ biết đến, tin tưởng và trung thành với sản phẩm hơn và sản
phẩm tất nhiên sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Xu hướng người tiêu dùng trên thế giới luôn sử dụng các sản phẩm có thương hiệu
và các chỉ dẫn địa lý như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuật. Trong khi dựa vào đánh giá
mới đây của Bộ Công Thương thì mặc dù là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho EU,
nhưng rất ít người dân ở đây biết đến thương hiệu cà phê Việt Nam, hoặc một số ít người
tiêu dùng biết rất ít đến một vài thương hiệu cà phê Việt Nam. Chính vì vậy cần phải tích
cực đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam thành sản phẩm quốc gia
trên toàn cầu. Bộ Khoa học và Công nghệ nên phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
19
lOMoARcPSD|12184112
nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng Cà phê Việt Nam là sản
phẩm quốc gia và sau đó lựa chọn doanh nghiệp để triển khai thực hiện; Khuyến khích
phát triển các thương hiệu tư nhân về cà phê để đưa ra thị trường thế giới.
2.3.4 Chiến lược marketing
Có thể thấy, cà phê Việt đã và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới. Theo
thống kê, các sản phẩm cà phê của Việt Nam hiện đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia
và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau
Brazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ
5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ)... Đặc biệt, thời

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_nang_cao_suc_canh_tranh_cua_cafe_xuat_khau_tu_viet.pdf