Tiểu luận Nghiên cứu chiến lược Marketing - Mix của Tập đoàn Samsung

docx 31 trang yenvu 10/11/2023 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nghiên cứu chiến lược Marketing - Mix của Tập đoàn Samsung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nghiên cứu chiến lược Marketing - Mix của Tập đoàn Samsung

Tiểu luận Nghiên cứu chiến lược Marketing - Mix của Tập đoàn Samsung
Đề tài tiểu luận:
Nghiên cứu chiến lược marketing - mix của tập đoàn Samsung
Tổng quan về tập đoàn Samsung
	Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc, được bắt đầu như doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ tại Taegu từ năm 1938 do Lee Byung-chul sáng lập mau chóng phát triển lớn mạnh. Tập đoàn Samsung là tập đoàn kinh doanh đa ngành ở Hàn Quốc, bao gồm cả Điện tử Samsung và Bảo hiểm Samsung. Hiện nay, Samsung là một trong những nhà cung cấp thế giới trong nhiều lĩnh vực như màn hình TV, điện thoại di động, linh kiện điện tử và nhiều sản phẩm công nghiệp cao khác nữa Ngày nay các sản phẩm và quy trình tiên tiến, có chất lượng hàng đầu của Samsung đã được thế giới công nhận.công ty đã đang và sẽ mở rộng các dòng sản phẩm và thị truờng, nâng cao lợi tức và thị phần của nó, và theo đuổi sứ mệnh góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho khách hàng trên toàn thế giới.
	Trong các lĩnh vực kinh doanh thì hiện nay tập đoàn Samsung đã và đang tập trung mũi nhọn vào ngành điện tử. Do đó khi nói đến Samsung, người ta không thể không nhắc đến công ty điện tử Samsung. Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một tron.g 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồmNhật Bản, với vốn thị trường lên đến 100 tỷ USD.
Chính sách sản phẩm 
Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu Samsung
 Theo Interbrand, trong năm 2012 giá trị thương hiệu của Samsung tăng 8 bậc so với năm 2011, vượt lên vị trí thứ 9 trong top những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới với mức giá trị đạt 32.9 tỷ USD- tăng 40% so với năm 2011.
	Tên nhãn hiệu: Samsung
	Biểu tượng: 
 Ý nghĩ logo của Samsung : Thương hiệu bao trùm tất cả. Hình elíp tượng trưng cho đường xích đạo bao quanh quả địa cầu, và dòng chữ Samsung bên trong hàm ý rằng, Samsung sản xuất tất cả mọi thứ, trên mọi lĩnh vực. Samsung còn kết nối mọi người lại gần nhau, thể hiện ở chữ cái "S" thứ nhất và chữ cái "G" cuối cùng bị che phủ một phần bởi hình bầu dục để kết nối phần trong và phần ngoài cho thấy SAMSUNG mong muốn hòa mình vào thế giới và phục vụ toàn xã hội toàn cầu.
Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
	Đối với một công ty Điện tử có quy mô toàn cầu như Samsung thì việc gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình là rất cần thiết. Điều này thể hiện sự tự tin của doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm đồng thời lấy được lòng tin của khách hàng khi họ dám khẳng định mình trên thị trường. Các mặt hàng điện tử do Samsung sản xuất được gắn nhãn mác rõ ràng để khách hàng thực sự biết được nguồn gốc, xuất xứ và tin tưởng vào nhãn hiệu này cũng như phân biệt với các mặt hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường. Việc gắn nhãn cho các sản phẩm thành công, chiếm lĩnh được thị trường như Galaxy, Wave, Galaxy Tab đã mang lại những uy tín nhằm khẳng định vị trí thương hiệu của Samsung trên thị trường.
	Samsung sử dụng thương hiệu của chính mình là Samsung đồng nhất cho tất cả các sản phẩm của công ty. Việc chọn lựa tên chính tên công ty - tên thương hiệu để gắn nhãn cho sản phẩm thể hiện một lối đi thông minh của Samsung: Dùng uy tín của công ty để khẳng định chất lượng của sản phẩm, Samsung Electronics là một công ty điện tử nổi tiếng với nhiều sản phẩm thành công vang dội (Tivi LCD, Tivi 3D, Smartphone, Tablet, Laptop) và luôn dẫn đầu về chất lượng cũng như dịch vụ liên quan đến sản phẩm. Mặt khác, cái tên Samsung được sử dụng rộng rãi ở tất cả các chủng loại sản phẩm cũng giúp cho danh tiếng của thương hiệu này càng được phát triển mạnh mẽ để khách hàng ngày càng biết đến sản phẩm của công ty.
	Để đặt tên cho các sản phẩm của mình, Samsung chọn hướng đặt tên các sản phẩm mới dưới dạng tên hỗn hợp: Tên công ty + Tên sản phẩm.
	Dòng điện thoại Samsung Galaxy: Galaxy Y, Galaxy Mini, Galaxy S, Galaxy S II
	Dòng máy tính bảng (Tablet): Samsung Galaxy Tab, Samsung Galaxy Tab 10.1, Samsung Galaxy Tab 8.9, Samsung Galaxy Tab 7 Plus, Samsung Galaxy Note.
 	Dòng tivi: Samsung Smart TV 2011, Samsung LCD TV, Samsung Plasma 
	Điều này đã ràng buộc uy tín của công ty đối với sự thành bại của sản phẩm mới, và sự thật đã chứng tỏ lựa chọn của Samsung là hoàn toàn đúng đắn: Thành công của dòng điện thoại smartphone (Samsung Galaxy), dòng máy tính bảng (Samsung Galaxy Tab) và dòng TV thông minh (Smart TV) đã ngày càng nâng cao uy tín của công ty, đưa Samsung dẫn đầu về TV, màn hình máy tính LCD, ổ đĩa cứng và vững vàng ở ngôi vị số 2 về điện thoại di động, doanh thu thì liên tục tăng, có thời điểm tăng tới 520%
Chiến lược xây dựng thương hiệu:
Một trong những lý do chính dẫn đến sự thành công toàn cầu của Samsung là chiến lược xây dựng thương hiệu thận trọng. Ngay từ đầu, Samsung đã phải đấu tranh để thay đổi nhận thức khách hàng về công ty là nhà sản xuất các mặt hàng điện tử giá rẻ. Bắt đầu từ năm 1993, với vị chủ tịch mới là Lee, Samsung đã tiếp nhận chiến lược xây dựng thương hiệu và quảng cáo năng động. Triết lý thương hiệu của Samsung được xây dựng dựa trên năm yếu tố chính: sự đổi mới, công nghệ vượt trội, thiết kế đạt tiêu chuẩn quốc tế, tuyển dụng nguồn nhân tài giỏi nhất thế giới và xây dựng thương hiệu nội bộ. Và với việc thực hiện chiến lược thương hiệu dựa trên 5 yếu tố này, Samsung đã thành công trong việc tái định vị thương hiệu của mình trên thị trường toàn cầu.Ngày nay, Samsung đại diện cho một thương hiệu của sự đổi mới và những sản phẩm chất lượng, mang đẳng cấp quốc tế.
Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm
Chính sách về bao gói
	Bao bì là một công cụ marketing quan trọng. Bao bì thu hút khách hàng, mô tả được lợi ích của sản phẩm, tạo niềm tin và ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm.Các sản phẩm của Samsung được đánh giá rất cao về mẫu mã, hình dáng bên ngoài. Không chỉ vỏ trực tiếp của máy , công ty còn chú trọng đến các chính sách thiết kế tạo ấn tượng ngay từ hộp đựng sản phẩm. Các chính sách đó đã góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu của Samsung hiện nay.
Đặc điểm của vỏ hộp :
- Hộp đựng nhỏ gọn có dạng hình hộp chữ nhật, nắp trên có in tên sản phẩm cùng nhãn hiệu Samsung, tên sản phẩm được thiết kế chạy dọc 2 cạnh của hộp cùng với logo nhãn hiệu Samsung quen thuộc. Mặt dưới giới thiệu về các thông tin kĩ thuật về sản phẩm. Bên cạnh đó, Samsung còn cho dán nhãn, tem cùng với con dấu đảm bảo cho nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm.
- Các thiết bị điện tử sẽ được đặt ngay ngắn trong khay đựng thiết kế riêng trong hộp. Samsung thiết kế hộp đựng vừa vặn với sản phẩm để tránh cảm giác cồng kềnh thô kệch. Bên dưới sản phẩm chính là các phụ kiện khác được bọc ni lông cách ẩm và không khí tránh tác động của môi trường tới các vi mạch điện tử.
- Màu sắc của vỏ hộp luôn đa dạng , thay đổi liên tục , mỗi loại máy có một kiểu hộp khác nhau. 	
- Chất liệu được làm bìa cứng, mịn, màu sắc rõ nét.
Thông tin cần có trên vỏ hộp :
- Logo Samsung , tên dòng điện thoại, màu sắc, một số thông tin kỹ thuật cơ bản.
Ví dụ : Hệ điều hành Androi, Ram, Độ phân giải màn hình, Độ to của màn hình , Thông số kỹ thuật của camera, GPRS, Zing me, Game.
- Một số công ty có thêm miếng dán bằng Tiếng Việt , chú thích đi kèm hoặc mã vạch ( số lô, số sản phẩm ) riêng biệt của từng nhà phân phối.
Sự phát triển về mẫu mã vỏ hộp :
	Công ty luôn có sự nghiên cứu để khắc phục nhược điểm và tạo ra sự mới lạ ngay từ bao bì với mục tiêu đưa đến của khách hàng một sản phẩm hoàn hảo đến từng chi tiết kể cả là chiếc vỏ hộp. Một số yêu cầu khi thiết kế mẫu mã của Samsung là phong cách độc đáo và đa dạng, tạo nên nét riêng đồng bộ với từng sản phẩm bên trong, đồng thời chất liệu phải vừa mang tính tích cực với môi trường
Đánh giá về mẫu mã vỏ hộp :
	Các chính sách bao bì của Samsung luôn đề cao việc thay đổi liên tục, hợp thời trang, bắt kịp xu hướng, màu sắc đơn giản , sang trọng ,“thân thiện với môi trường’. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, còn có một số ý kiến cho rằng: màu sắc vỏ hộp của Samsung có phần đơn điệu chủ yếu chỉ sử dụng hai màu : đen và trằng.
Chính sách dịch vụ khách hàng :
	Là một công ty sản xuất thiết bị điện tử lâu năm, Samsung hiểu hơn ai hết mong muốn của khách hàng không chỉ là chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao mà còn cả khâu chăm sóc khách hàng sau khi mua sản phẩm. Do đó, Samsung đã xây dựng có một bộ phận chuyên chăm sóc khách hàng thông qua Tổng đài Hỗ trợ khách hàng: 1800-588-889 và trung tâm chăm sóc khách hàng với trên toàn quốc với địa chỉ: 
TP.HCM: 180 Pasteur, Q.1. ĐT: 08-3824 0930
Hà Nội: 87 Láng Hạ, Q.Ba Đình. ĐT: 04-3514 9540 
Khách hàng cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc bất cứ điều gì chỉ cần liên hệ qua số điện thoại miễn phí trên toàn quốc thì sẽ được giải đáp về dịch vụ, sản phẩm và thông tin khuyến mạiVới đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp luôn niềm nở với khách hàng luôn sẵn sàng phục vụ. 
 Một số dịch vụ bảo hành cơ bản của Samsung:
Dịch vụ tại Trung Tâm Bảo Hành :
	Để được bảo hành tại trung tâm bảo hành, khách hàng có thể liên hệ với Trung tâm chăm sóc khách hàng của Samsung hoặc các Trung Tâm Bảo hành ủy quyền của Samsung, khách hàng nên mang theo phiếu bảo hành cùng sản phẩm đến địa chỉ bảo hành gần nhất để được sửa chữa. 
Dịch vụ tại nhà khách hàng 
	Để nhận được dịch vụ bảo hành tại nhà, Khách hàng có thể liên hệ với Trung tâm chăm sóc khách hàng của Samsung Vina hoặc các Trung Tâm Bảo hành ủy quyền của Samsung, xin vui lòng xác lập cuộc hẹn để việc bảo hành được thuận lợi nhất cho khách hàng.
Dịch vụ lắp đặt tại nhà 
	Áp dụng cho các sản phẩm: Tủ lạnh Side By Side , các loại ti vi LCD, Plasma từ 40 in trở lên , Máy giặt cửa trước. Để nhận được dịch vụ lắp đặt tại nhà, Khách hàng có thể liên hệ với Trung tâm chăm sóc khách hàng của Samsung và xin vui lòng xác lập cuộc hẹn trước để việc lắp đặt được thuận lợi nhất cho Khách hàng.
Dịch vụ sửa chữa ngoài bảo hành 
Khi sản phẩm hết hạn bảo hành, các Trung Tâm Bảo Hành ủy quyền của Samsung có trách nhiệm phục vụ và sữa chữa sản phẩm với thái độ và tinh thần cao nhất. Khách hàng sẽ được hỗ trợ thanh toán tất cả chi phí phát sinh cho việc sửa chữa đối với linh kiện thay thế, tiền công và chi phí khác (nếu có). 
Đánh giá chính sách dịch vụ khách hàng
Ưu điểm : 
Các chính sách công ty đề ra rất phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng 
Các thông tin Samsung đưa ra minh bạch, trung thực.
Nhược điểm :
Các chính sách đã đề ra chưa được thực hiện triệt để, các nhà phân phối vẫn làm việc chưa có trách nhiệm với hãng , nên đôi khi vẫn có những lời phàn nàn từ khách hàng.
Việc sửa chữa bảo hành còn mất thời gian, trì trệ, chưa thực sự có chất lượng cao. 
Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm
Quyết định mở rộng hoặc thu hẹp bề rộng của danh mục sản phẩm:
DANH MỤC SẢN PHẨM THEO CHIỀU RỘNG CỦA SAMSUNG ELECTRONICS:
Danh mục
Bề rộng danh mục sản phẩm
Tivi
Tivi LCD
Tivi LED
Tivi Plasma
Tivi Slimfit
Đầu DVD
DVD-D530
BD-D5500
BD-D6500
DVD-C350
DVD-C360
Dàn loa âm thanh
HT-D6750WK
HT-D453K
HT-D455K
HT-D555K
HT-D350K
Điện thoại
Điện thoại phổ thông
Điện thoại thông minh
Máy tính bảng
7 inches
8.9 inches
10.1 inches
Máy tính xách tay
Cơ bản
Di động
Hiệu suất
Netbook
Màn hình
LED
LCD
LFD
Đa chức năng
Máy in 
Laser đơn sắc
Đa năng đơn sắc
Laser màu
Laser màu đa năng
Mực máy in
Ổ đĩa quang
DVD-RW
DVD-ROM
Máy quay phim
Q130
F500
H304
SMX-C200RP
SMX-S400SP
Máy chụp ảnh
NX Series
Tự động
Tủ lạnh
Side by Side
Ngăn đá trên
Máy giặt
Lồng đứng
Lồng ngang
Điều hòa
1 chiều
2 chiều
Lò vi sóng
Cơ bản
Trung cấp
Cao cấp
Máy hút bụi
Loại không túi
Loại có túi
Robot
Phụ kiện
Wireless Lan Adapter
Kính 3D
TV Camera
Giá treo tường TV
Sau thành công trên thị trường điện thoại di động thông minh, Samsung đã quyết định mở rộng danh mục sản phẩm với dòng sản phẩm máy tính bảng. Với lợi thế là tập đoàn sản xuất màn hình tốt nhất thế giới cùng với những kinh nghiệm trong thị trường điện thoại, Samsung đang tiến những bước đi vững chắc đầy thành công trong thị trường máy tính bảng, cạnh tranh tốt với các hãng Apple, Asus, Amazon.Đầu tháng 9/2010, sản phẩm máy tính bảng đầu tiên Galaxy Tab 7 (P1000) được ra mắt đã tạo nên cơn sốt trong giới công nghệ. Tính đến nay, Samsung đã cho ra đời 4 sản phẩm máy tính bảng với nhiều kích cỡ khác nhau Galaxy Tab 10.1, Galaxy Tab 8.9, Galaxy Tab 7 Plus, Galaxy Note. 
Quyết định tăng hoặc giảm chiều sâu của các chủng loại sản phẩm
	Ngoài việc mở rộng danh mục sản phẩm, Samsung cũng rất chú trọng tới việc tăng chiều sâu cho các chủng loại sản phẩm của mình.Trung bình mỗi tháng lại có hàng chục sản phẩm mới thuộc các chủng loại khác nhau được ra mắt cùng với các sản phẩm được cải tiến luôn làm hài lòng các khách hàng. Nhiều đối thủ đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với Samsung.
	Trong năm 2011, Samsung đã tung ra thị trường rất nhiều mẫu điện thoại di động mới: Galaxy Mini, Galaxy Gio, Galaxy Fitđể tăng chiều sâu chủng loại sản phẩm điện thoại di động. Bên cạnh đó, với mỗi sản phẩm riêng, Samsung cũng đều rất chú ý đa dạng hóa các chi tiết nhỏ.
	Về chủng loại Tivi là chủng loại truyền thống của Samsung cũng được công ty chú ý đầu tư và phát triển. Tivi của Samsung bao gồm Tivi Led, Tivi Lcd, Tivi Plasma, Tivi Slmfit. Với mỗi dòng Tivi, sản phẩm được phát triển lại vô cùng đa dạng.
DANH MỤC SẢN PHẨM THEO CHIỀU SÂU CỦA THEO CHỦNG LOẠI TIVI
Tivi Led
Tivi Plasma
Tivi LCD
Tivi Slimfit
Led 55 inch UA55F8000
Samsung Plasma E8500 Smart TV
Samsung LA32E420
CS-21B850
LED 40 inch UA40F5100
Plasma 60 inch F5000
CS-21B860
LED 40 inch UA40F5000
Plasma 51 inch PS51F4500
CS-29A750
LED 46 inch UA46F5500
Plasma 43 inch Ps43F5400
CS-21A550
Samsung LED F8000 SMART TV
Plasma 60 inch PS 60E550
LED 30inch
Quyết định về chiến lược phát triển chủng loại sản phẩm:
	Samsung phát triển chủng loại sản phẩm theo tất cả các hướng: lên phía trên và xuống phía dưới:
- Vươn lên thị trường cao cấp bằng các dòng điện thoại smartphone với nhiều tính năng hiện đại, mức giá cao (dòng điện thoại Samsung Galaxy, Samsung Wave)
- Phát triển cả các dòng sản phẩm với giá thành rẻ, tính năng tốt, hướng đến các khách hàng với thu nhập bình dân giúp Samsung bao quát được toàn bộ thị trường, hướng đến mọi đối tượng khách hàng
Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách quyết định về danh mục và chủng loại sản phẩm
	Samsung tập trung và tăng cường chú trọng vào việc đầu tư và phát triển các trung tâm nghiên cứu sản phẩm mới. Đồng thời thường xuyên nghiên cứu về nhu cầu và thị hiếu của thị trường để đưa ra những quyết định cho phù hợp, nên phát triển về chiều rộng, chiều dài hay chiều sâu danh mục và chủng loại sản phẩm. Có thể thấy, để nâng cao hiệu quả chính sách, cần phải có sự nghiên cứu thị trường kĩ càng, sự định hướng tốt và những đầu tư chính xác
Chính sách sản phẩm mới
Kết quả hoạt động của chính sách sản phẩm mới
	Sản phẩm chính của Samsung Electronics là các thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại). Với sự phát triển không ngừng của công nghệ trong thời đại số, Samsung luôn phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời ra mắt những sản phẩm mới để bắt kịp với xu thế công nghệ, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng và tạo ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh.
	Trong năm 2012, Samsung Electronics đã cho ra mắt hàng trăm sản phẩm mới:
	- Các sản phẩm smartphone, máy tính bảng: Galaxy S III, Galaxy S4, Galaxy Note II, Galaxy Note 8.0, Galaxy S III mini, Galaxy S II Plus, Galaxy Grand (bao gồm cả phiên bản 2 SIM DUOS), Galaxy Ace 2, Gal, Galaxy Beam, Galaxy Express, Galaxy S Advance, Galaxy Premier, Galaxy Y (bao gồm cả phiên bản 2 SIM DUOS), Galaxy Game và Galaxy X Cover 2
	- Các sản phẩm TV: Tivi Plasma siêu mỏng, Tivi LCD, Tivi 3D, Smart TV
	- Các sản phẩm gia dụng: Tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, máy hút bụi, lò vi sóng
	- Một số sản phẩm điện tử khác: Máy ảnh, máy quay phim, laptop
2.4.2. Quá trình ra mắt một sản phẩm mới- đại diện là Samsung Galaxy S4:
	Năm 2012, mẫu điện thoại Galaxy S III của Samsung đã được bầu chọn là mẫu điện thoại của năm trong giải Phone Awards 2011 trước hàng loạt các đối thủ nặng kí từ các công ty điện thoại nổi tiếng khác: Iphone 5, Sony Ericsson Experia Z, HTC Sensation. Bên cạnh đó, Galaxy S III là smartphone bán chạy nhất của Samsung với con số khoảng 3 triệu chiếc trong 21 ngày đầu tiên bán ra thị trường giúp đưa Samsung lên vị trí cao hơn Apple trên thị trường. Để nối tiếp được thành công này, năm 2013, các nhà thiết kế và marketing đã tiếp tục thiêt kế và cho ra mắt dòng sản phẩm Samsung Galaxy S IV và dự kiến đây sẽ là “ông hoàng” tiếp theo trong lĩnh vực điện thoại di động.
Giai đoạn 1: Hình thành và lựa chọn ý tưởng sản phẩm
	Sau một thời gian ngắn ra mắt S3, Samsung đã lập ra một Ban phụ trách sản phẩm mới. Trên cơ sở các ý tưởng sản phẩm mới, nhóm nghiên cứu sản phẩm phải tường trình các nội dung sau:
- Mô tả về sản phẩm: Smartphone cao cấp hay điện thoại tầm trung?
- Thị trường mục tiêu: Doanh nhân, Sinh viên hay người nội trợ, người kinh doanh nhỏ?
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Apple, Nokia, LG, Rim?
- Quy mô thị trường dự kiến: Toàn cầu hay chỉ một số thị trường riêng biệt ?(Mỹ, Nhật, Đông Nam Á...)
- Mức giá dự kiến? Thời gian dự kiến hoàn thành sản phẩm?
- Kinh phí dự kiến để phát triển sản phẩm mới? Lợi nhuận dự kiến?
Giai đoạn 2: Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới:
	Sau khi đã đánh giá kĩ lưỡng các ý tưởng, Samsung chọn ra các phương án tốt nhất để soạn thảo dự án sản phẩm mới. Các dự án này được trình bày cho một nhóm khách hàng chọn lọc để lấy ý kiến khách quan từ phía người tiêu dùng – những người sẽ mua sản phẩm, quyết định sự thành công của sản phẩm mới.
Giai đoạn 3: Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới:
	Dựa vào sự thẩm định của khách hàng, các sản phẩm mới sẽ được sàng lọc một lần nữa. Vượt quá vòng tuyển chọn gắt gao này, bộ phận Marketing sẽ tiến hành soạn thảo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới. Qua chiến lược Marketing của từng sản phẩm, Ban lãnh đạo đã lựa chọn một dự án sản phẩm mới hoàn hảo nhất – đó là dự án thiết kế Samsung Galaxy S IV. Với chiến lược marketing của Samsung Galaxy S IV là:
- Thị trường mục tiêu: Người tiêu dùng có thu nhập cao
- Đối thủ cạnh tranh: Apple, LG, Nokia, RIM
- Chính sách sản phẩm: Sản phẩm có thiết kế sang trọng, mỏng, nhẹ và được gắn nhãn Samsung, thuộc dòng điện thoại Galaxy, thiết kế bao bì cần đẹp mắt, gọn nhẹ, tiện dụng. 
- Chính sách giá: Giá cả cạnh tranh với các điện thoại cao cấp để thu được lợi nhuận lớn mà vẫn đảm bảo tính cạnh tranh. Mua điện thoại sẽ được tặng kèm nhiều vật dụng cần thiết (tai nghe bluetooth, bao da, pin và sạc rời). Chính sách khuyến mại và mua trả góp
- Chính sách phân phối: Phân phối trên toàn cầu với hệ thống nhà phân phối ủy quyền và nhà phân phối chính thức của Samsung tại mỗi quốc giá
Giai đoạn 4: Thiết kế sản phẩm mới:
Từ dự án sản phẩm Galaxy S IV, sản phẩm sẽ được thiết kế chế tạo thật sự. Thiết kế của Galaxy S IV gồm rất nhiều điểm vượt trội so với phiên bản Galaxy SIII cũ và các hãng cạnh tranh:
- Màn hình 5-inch có độ phân giải HD đầy đủ, độ phân giải 1080 x 1920 pixels, dùng vi xử lý Snapdragon 600 có tốc độ 1,9GHz và camera 13-megapixel
- 2GB RAM, 1 khe cắm thẻ nhớ microSD, lên tới 64GB bộ nhớ trong và một loạt ứng dụng dành riêng được tích hợp vào nền tảng Android 4.2.2 Jelly Bean
- Thiết kế siêu mỏng, chỉ dày 7.9 mm và nặng hơn 100 gr, bỏ xa đối thủ giữ danh hiệu siêu mẫu hiện nay là chiếc Xperia Arc của Sony Ericsson (mỏng 8.7 mm) 
- CPU 8 nhân (2 lõi 4 nhân: Quad-core 1.6 GHz Cortex-A15 - Quad-core 1.2 GHz Cortex-A7)
	Sau khi hoàn thành thiết kế, sản phẩm mẫu được đem ra thử nghiệm vận hành có sự tham gia của một số khách hàng tiêu biểu được Samsung lựa chọn để xem xét phản ứng cũng như ý kiến phản hồi của khách hàng về thiết kế mới để có thể có những thay đổi phù hợp trong thiết kế.
Giai đoạn 5: Thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường:
	Sau khi gây được tiếng vang trong lần ra mắt đầu tiên tại Mỹ, Samsung tiếp tục ra mắt và bán sản phẩm Galaxy S IV trên thị trường “quê nhà” Hàn Quốc vào ngày 26/4/2013. Đây là một quyết định thông minh của những nhà hoạch định marketing ở Samsung, thị trường Hàn Quốc quen thuộc rất ưa chuộng nhãn hiệu Samsung và luôn đề cao tiêu chí “dùng hàng nội địa” và tạo bàn đạp thắng lợi để Galaxy S IV tiếp tục xâm lấn các thị trường quốc tế: Châu Âu, Châu Á, Mỹ.
Giai đoạn 6: Sản xuất và tung sản phẩm mới ra thị trường:
	Sau khi thử nghiệm và toàn thắng tại thị trường Hàn Quốc, ngày 17-5, CEO Shin Jong-kyun của Samsung tiết lộ sản phẩm smartphone Galaxy S4 của họ đã đạt mức doanh số hơn 6 triệu máy bán ra chỉ trong vòng 2 tuần ra mắt.Con số này dự đoán sẽ vượt ngưỡng 10 triệu trong các tuần tới. So với Samsung Galaxy SIII, vốn cần đến 50 ngày mới cán ngưỡng 10 triệu thì Galaxy S4 đã đạt thành công ngoài mong đợi. Trước đó, Samsung cũng được dự đoán sẽ bán ra hơn 100 triệu máy Galaxy S4. Nếu con số đó trở thành sự thật, đây sẽ là smartphone thành công nhất từ trước đến nay.
Chất lượng sản phẩm
Chính sách chất lượng sản phẩm
Thoả mãn cao nhất yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
	Tiến hành tìm hiểu kỹ nhu cầu, sở thích cũng như đặc điểm về chất lượng của sản phẩm điện tử mà công ty cung cấp sao cho phù hợp và thỏa mãn đối với khách hàng. 
Cung cấp các sản phẩm với cam kết về chất lượng
	Luôn cung cấp các loại sản phẩm đạt chất lượng, phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các chế định của các quốc gia nhập sản phẩm của Công ty trên thế giới.
Không ngừng cải tiến chất lượng
	Toàn thể cán bộ công nhân viên luôn được đào tạo và nâng cao trình độ để đáp ứng các quá trình sản xuất kinh doanh, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 một cách có hiệu quả trên cơ sở có sự tham gia của tất cả mọi người trong Công ty. Liên tục cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo hệ thống hoạt động có hiệu quả.
Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Phương pháp cải tiến
	Tiến hành bảo hành với nhiều ưu đãi đặc biệt cho các sản phẩm của công ty Samsung. Sử dụng mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện, duy trì và cải tiến thường xuyên tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP
Thực hiện đổi mới
	Xuất phát từ người tiêu dung khi một sản phẩm đã cũ, không còn phù hợp với mục đích và nhu cầu của người tiêu dung, khi đó công ty có các biện pháp nghiên cứu và cho ra các sản phẩm mới
Từ thực tế có thể thấy, khi cho ra đời sản phẩm Samsung Galaxy SII có nhiều tính năng vượt trội hơn so với dòng sản phẩm trước đã giúp Samsung thu về lợi nhuận cao hơn
Đánh giá hiệu quả chính sách sản phẩm của Samsung Electronics:
Kết quả đạt được:
	Samsung vươn lên thành một trong những thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất gần đây. Với năm 2009, Samsung lần đầu tiên lọt vào top 20, đến năm 2012 đã vươn lên vị trí thứ 9 top những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới với mức giá trị đạt 32.9 tỷ USD.	
	Năm 2012, Samsung chấm dứt 14 năm đứng đầu về sản xuất điện thoại di động của Nokia vào quý 1 năm 2012. Hãng nghiên cứu phân tích chiến lược (Strategy Analytics) cho biết, trong quý 1-2012 Samsung đã xuất xưởng 93,5 triệu điện thoại, tăng 36% cùng kỳ năm trước, đạt lợi nhuận 5,85 nghìn tỉ won (tương đương 5,15 tỷ USD). Đáng nói hơn, Samsung cũng lấy lại ngôi đầu về sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn nhất từ Apple. Hãng điện tử Hàn Quốc xuất xưởng 44,5 triệu smartphone trong ba tháng đầu năm 2012, chiếm 31% thị phần
5 hãng smartphone hàng đầu, số lượng bán ra, thị phần tính đến Quý III năm 2012 (Đơn vị: triệu)
	Trong công bố doanh thu quý 1- 2013 của Samsung, Hãng điện tử xứ Hàn cho biết tiếp tục tăng trưởng quý thứ 6 liên tục trên thị trường smartphone. Cụ thể, doanh số smartphone Samsung tăng 56%, đạt 69,4 triệu đơn vị tính đến cuối tháng 3, vượt hơn cả tổng doanh số smartphone của bốn công ty trong nhóm hàng đầu gồm Apple, LG, Huawei và ZTE. Các dòng smartphone Galaxy S III và Note II giúp lợi nhuận cho mảng di động tăng 7% so với Q4-2012.
	Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Stategy Analytics, trong Q1-2013, Samsung chiếm 1/3 thị trường smartphone toàn cầu, với thị phần gặt hái được chủ yếu từ tay Apple. “Lượng smartphone bán ra của Samsung tăng gần gấp đôi và nhanh gấp 9 lần so với Apple trong ba tháng đầu năm” - Neil Mawston, chuyên viên phân tích từ Strategy Analytics nhận định trong bảng thông cáo số liệu. 
Nhóm 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới Q1-2013 (thị phần & doanh số) Nguồn: IDC Worldwide Mobile Phone Tracker
Nhóm 5 nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới Q1-2013 (thị phần & doanh số)
Hạn chế còn tồn tại:
	Việc phân bổ ngân sách marketing tại một tập đoàn có mặt tại nhiều quốc gia với cơ cấu tổ chức phức tạp và rộng rãi, điều đó quả là nhiệm vụ khó khăn.
Cơ chế khen thưởng chưa hợp lý khiến cho nhiều nhà quản lý cảm thấy “năng lực bị đánh giá thấp”.
	Thiết kế sản phẩm còn gặp phải một số tranh chấp về bản quyền.
Chính sách giá
 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá của Samsung:
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:
3.1.1.1 Mục tiêu trong từng thời kỳ:
Mục tiêu đảm bảo sự tồn tại:
	Năm 1997: Giai đoạn này, giống như hầu hết các tập đoàn doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc, Samsung thực hiện kế hoạch tăng sản lượng và doanh số bán hàng, do vậy khi thị trường biến động, dẫn đến lượng hàng tồn kho nhiều.Trước tình hình, nhiều dây chuyền sản xuất của hãng bị thua lỗ, Samsung quyết định nhượng bộ về giá để có được sự ủng hộ về phía người tiêu dùng. Nhờ đó, Samsung giải quyết được vấn đề và vượt qua được khó khăn.
Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn: 
	Năm 2008: Samsung đưa ra sản phẩm Smart tivi – tivi 3D, doanh nghiệp có lợi thế độc quyền về loại tivi tích hợp tính năng tương tác thông minh, nhận diện giọng nói, cử chỉ và khuôn mặt. Lúc này, Samsung định giá ‘hớt phần ngon’, do cầu tăng nên giá sản phẩm được đưa ra cao, doanh nghiệp tăng doanh thu và thu được lợi nhuận tối đa.
Mục tiêu dẫn đầu thị phần:
 	 Năm 2013: Samsung đặt mục tiêu bán 500 triệu điện thoại, dự kiến trong tổng số hơn 500 triệu thiết bị bán ra sẽ có khoảng 390 triệu chiếc là smartphone trong khi khoảng 120 triệu chiếc sẽ thuộc các dòng điện thoại cơ bản
 	Đến năm 2020, Samsung đặt mục tiêu đạt mức doanh thu 400 tỷ USD và trở thành một trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Để tạo ưu thế trong điều kiện thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, Samsung đã đưa ra các sản phẩm có mức giá trung bình phù hợp với mức thu nhập của đại bộ phận dân cư. Ví dụ: điện thoại Samsung galaxy Y, galaxy Ace,..
Chi phí sản xuất kinh doanh
 	Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định giá bán mọi sản phẩm của hãng. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá bán là quan hệ tác động hai chiều: 
- Giá bán sản phẩm cơ bản được hình thành trên cơ sở của chi phí sản xuất và chi phí Marketing.
- Chi phí sản xuất 1 đơn vị chịu sự ảnh hưởng tác động của giá bán thông qua khối lượng hàng hóa tiêu thụ.
Ví dụ: So sánh giá và chi phí của 2 dòng điện thoại
So sánh
 Galaxy S3
 Galaxy S4
Chi phí sản xuất
 200 USD
 236 USD
Giá bán
 500 USD
USD
	Ngoài ra, Samsung không đơn giản chỉ làm một công ty sản xuất smartphone. Samsung là tập đoàn chế tạo linh kiện điện tử lớn nhất thế giới. Tự hãng sản xuất ra một lượng lớn các linh kiện dùng để lắp ráp smartphone, chính điều này đã tạo cho họ lợi thế lớn về mặt chi phí cũng như cho phép hãng linh động hơn trong việc nên sản xuất cái gì và sản xuất lúc nào.
Uy tín và chất lượng sản phẩm: 
 	Samsung là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, liên tục được giới chức năng công nhận là công ty dẫn đầu thị trường. Năm 2009, Samsung xếp hạng 19 trong báo cáo xếp hạng thương hiệu trên toàn thế giới của Bloomberg và Interbrand, danh hiệu Brand Equity. Năm 2010, Samsung xếp thứ 2 trong báo cáo xếp hạng những thương hiệu uy tín nhất trên thế giới dành cho ngành công nghiệp hàng điện tử, xếp hạng 16 trong bảng xếp hạng những công ty có nhiều sáng tạo nhất theo bình chọn của tờ Business Week & Boston Consulting Group và danh hiệu World Most Admired Company. Ngoài ra, Samsung luôn nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. 
	Ví dụ: Samsung tạo ra những laptop để khách hàng ít phải chờ đợi và được trải nghiêm nhiều hơn. Chế độ “ sleep mode’’ tiên tiến cho phép máy tính Samsung sao lưu dữ liệu lên ổ cứng cũng như bộ nhớ, nếu một sự cố bất ngờ khiến làm pin được rút ra khỏi máy tính hoặc máy bị hư hoặc mất điện đôẹt ngột, tất cả các nội dung soan thảo sẽ được chuyển sang chế độ chờ đợi và được đảm bảo an toàn cho đến khi khởi động lại.
	Việc hãng có những sản phẩm chất lượng cao, đồng thời uy tín đối với người tiêu dùng, Samsung đã khai thác triệt để được các lợi thế, từ đó định ra các mức giá bán sản phẩm cao. Qua đó thấy được, giá cả của sản phẩm chịu sự chi phối chủ yếu của uy tín sản phẩm, giá trị thương hiệu, chứ không đơn thuần chỉ là chi phí sản xuất và chi phí Marketing.
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 
 Đặc điểm của thị trường và cầu
Đặc điểm thị trường:
	Thị trường thế giới tiềm năng vô cùng lớn, tuy nhiên Samsung cũng luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh lớn ví dụ như Apple. Hãng nghiên cứu và đánh giá phản ứng từ thị trường và từ đó đưa ra quyết định liên quan đến từng sản phẩm: đẩy mạnh hơn nữa những sản phẩm có hiệu ứng tích cực và ngay lập tức chấm dứt sản xuất những sản phẩm thất bại.
Ví dụ: Samsung, qua nghiên cứu thị trường đã phát hiện ra rằng khách hàng đến từ các quốc gia châu Á có nhu cầu lớn về một sản phẩm họ có thể dùng để viết lên bởi lẽ việc viết/vẽ các kí tự sẽ được thực hiện dễ hơn với một cây bút. Từ kết quả nghiên cứu này, Samsung cho ra đời máy tính bảng Note, là sự kết hợp giữa máy tính bảng và điện thoại (phablet) đã được ra đời và trở thành một hiện tượng công nghệ.
Mối quan hệ tổng thể giữa giá cả và cầu về sản phẩm:
	Giá cả là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cầu về sản phẩm. Tác động này có thể theo 2 chiều hướng khác nhau: quan hệ nghịch và quan hệ thuận. Nhưng đối với mặt hàng như công ty Samsung cung cấp thì thường chỉ xáy ra quan hệ nghịch
Giá bán sản phẩm càng cao thì lượng cầu về sản phẩm càng thấp và ngược lại. Khi đó đường cầu có độ dốc âm
	Theo con số thống kê doanh số tiêu thụ điện thoại Galaxy S3 trên toàn thế giới, do hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics của Mỹ, tính đến:
Quý 3/2012: giá 579 USD - 18 triệu máy
Quý 1/2013: giá 320 USD- 41 triệu máy
	Thay vì tiếp tục theo đuổi ý định cung cấp một phiên bản rẻ hơn (đi kèm chất lượng thấp hơn) như iPhone, Samsung đã làm mới bản thân và tạo nên sự khác biệt với sản phẩm smartphone có màn hình hiển thị lớn hơn, nhiều tính năng khác biệt, chiến lược marketing hiệu quả và trên hết là đưa đến cho người tiêu dùng những gì họ thực sự cần để tăng cầu về sản phẩm dẫn đến tăng doanh thu một cách bền vững.
 Khả năng chấp nhận và tâm lý khách hàng
	Ảnh hưởng tác động của khách hàng tới giá bán là nhân tố tất yếu. 
Khả năng chấp nhận của khách hàng 
Khả năng chấp nhận của khách hàng được xem như “ trần của giá” hay chính là giới hạn từ phía người mua. Giới hạn này chịu ảnh hưởng chủ yếu của thu nhập, cơ cấu chi tiêu và khả năng thanh toán của khách hàng.Thông qua, nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về khách hàng mục tiêu, Samsung đưa ra các sản phẩm có phân khúc giá khác nhau, để có thể mở rộng thị phần tối đa cho hãng
Ví dụ: Một số sản phẩm điện thoại Samsung 
Mức giá
Tên sản phẩm 
Giá
Thu nhập khách hàng/ tháng
Dưới 5 triệu
SS Galaxy Y
2,150,000
2- 7 triệu
SS Galaxy Ace
4,990,000
5- 10 triệu
SS Galaxy S Duos S7562
5,790,000
7- 10 triệu
SS Galaxy Grand Duos I9082
8,190,000
Trên 10 triệu
SS Galaxy Note 2
13,900,000
Trên 10 triệu
SS Galaxy S4 I9500
15,990,000
Tâm lý khách hàng
	Với từng quyết định giá của mình, Samsung luôn chú trọng yếu tố tâm lý khách hàng, bởi giá cả là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm lý của khách hàng và quyết định mua của họ. Nguyên nhân là do sự hiểu biết của khách hàng về giá trị của sản phẩm bị giới hạn và các yếu tố thuộc về thái độ, niềm tin của họ.
 Một số đặc điểm tâm lý của khách hàng:
Đa phần khách hàng muốn mua sản phẩm với giá rẻ. 
Khi đánh giá về mục giá bán cụ thể từng sản phẩm, người tiêu dùng thường so sánh với giá cả của các sản phẩm cạnh tranh
Khách hàng có tâm lý gắn liền giữa giá bán của sản phẩm với chất lượng của nó.
Mọi sự thay đổi về giá bán của sản phẩm đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý khách hàng ( 2 trường hợp tăng giá và giảm giá )
Giá của đối thủ cạnh tranh
 Chỉ vài năm trước, Samsung vẫn còn phải vật lộn để bắt kịp các đối thủ cạnh tranh trên thị trường smartphone thì đến thời điểm hiện tại, họ lại đang thu được nhiều hơn bất kì ai từ miếng bánh công nghệ béo bở. Cùng với việc khiến đối thủ trực tiếp là Apple phải dè chừng, Samsung ngày càng khẳng định mạnh mẽ hơn vị thế số 1 của mình với tư cách là công ty công nghệ có doanh thu lớn nhất trên thế giới.
	Samsung hiểu rõ người tiêu dùng có xu hướng lấy giá của đối thủ cạnh tranh làm thước đo để đưa ra quyết định mua sản phẩm. Vì vậy, trước khi quyết định giá sản phẩm, hãng luôn nghiên cứu kĩ chi phí, giá thành và giá bán của các đối thủ cạnh tranh: Apple, Nokia, HTC, LG,..
 	Quá trình phân tích giá:
	Samsung phân tích chi phí và giá thành của mình và của đối thủ cạnh tranh ( cạnh tranh theo cả hai chiều: cùng ngành và khác ngành)
So sánh để thấy rõ lợi thế và bất lợi của hãng trong chi phí sản xuất
Phân tích mối tương quan giữa giá bán và chất lượng sản phẩm. Từ đó, hãng có thể đánh giá sự cảm nhận của khách hàng trong mói quan hệ này
Hãng luôn chú trọng, phân tích và dự đoán thái độ và phản ứng của đối thủ trước chính sách giá của mình.
Ngoài ra, Samsung rất nhạy cảm trong việc nắm bắt những việc đối thủ đang làm. Hãng nằm lòng những xu hướng đang nổi, những cải tiến mới đang được đưa vào thị trường và từ đó tạo ra những phiên bản của chính mình dựa trên những cải tiến đó.
Các nhân tố khác
	Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thể hiện chức năng quản lí vĩ mô của mình thông qua các đạo luật, chính sách để can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào giá cả thị trường. Vì vậy, khi đưa ra quyết định giá bán của sản phẩm, Samsung luôn tuân theo các chính sách, chế độ và các quy định của mỗi quấc gia.Ngoài ra, tác động vào chính sách giá của hãng còn có xu hướng tiêu dùng.
 Phân tích tiến trình xác định giá đối với một sản phẩm của Samsung
	Để thấy được chính sách giá mà Samsung áp dụng thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu quá trình từ khi ra mắt 1 sản phẩm mới đến bây giờ vị thế của sản phẩm đó trên thị trường như thế nào ! Đó chính là smartphone Galaxy s3. 
Quá trình xác định mục tiêu và phân tích thị trường 
	Samsung đã để lại dấu ấn trên thị trường Smartphone với 2 thế hệ Galaxy S - S2 và đã được đánh giá là đối thủ nặng ký của Apple : iPhone 3GS và iPhone 4. 
Phân tích lợi thế sẵn có để Samsung hoạch định giá khi đưa S3 tung ra thị trường.
Giá của đối thủ chính : Apple với Iphone 4S và sắp ra mắt Iphone 5.Giá Apple đưa ra cho Ip 4S khi mới ra mắt là : giá cho các phiên bản 16GB, 32GB và 64GB lần lượt là 199 USD, 299 USD và 399 USD kèm với hợp đồng của nhà mạng Sprint, AT&T hoặc Verizon tại Mỹ.
Giá trị thương hiệu của Samsung : giá trị thương hiệu của Samsung là 32.9 tỷ USD 
 Vị trí của Galaxy S2 : Sau 20 tháng đạt được mốc doanh số 40 triệu chiếc. S2 cũng được đánh giá là 1 trong những sản phẩm tạo nên cơn lốc Samsung trong thị trường hiện nay.
Cầu thị trường về Smartphone :Có thể nói không có thị trường nào nóng bằng thị trường Smartphone năm 2012 . Các dòng điện thoại có bàn phím , bàn phím quarty đã dần bị thay thế bằng điện thoại cảm ứng có hệ điều hành riêng .
Có những tính năng nổi bật hơn so với những sản phẩm khác như:
	AllShare Cast: dùng công nghệ Wi-Fi Direct để nhân bản màn hình của điện thoại lên màn hình TV tương thích. Tương tự công nghệ AirPlay của Apple, chia sẻ nội dung giữa iPhone/iPad và AppleTV.
	Group Cast: cho phép làm việc nhóm với những người trong cùng kết nối mạng.
	Buddy Photo Share: nhận diện khuôn mặt trong một ảnh và gửi photo đi qua MMS hay email đến tất cả mọi người được nhận diện trong bức ảnh.
	S Beam: nâng cấp từ Android Beam của Google, khai thác công nghệ NFC, S Beam cho phép chia sẻ trực tiếp dữ liệu như âm nhạc hay hình ảnh và video với dung lượng lên đến 1GB. 
Ngoài ra, trước khi cho ra mắt S3 , Samsung đã sử dụng chiêu trò marketing rầm rộ : dự báo ngày ra mắt, dự báo các tính năng vượt trội của S3, dự báo mức giá hời khi ra mắt Theo như Korea Economic Daily cho biết, điện thoại thông minh Galaxy S3 của nhà sản xuất Samsung đã nhận được hơn 9 triệu đơn đặt hàng từ 100 nhà mạng trên toàn thế giới khi sắp ra mắt.
 Chính sách giá 
	Với các yếu tố trên ,Tháng 5 năm 2012 , Chiếc điện thoại thông minh Samsung Galaxy S3 này đã cập bến thị trường Dubai trước một tuần so với dự kiến, và được bán với giá 480 USD (tương đương gần 10 triệu đồng). Mức giá này thấp hơn so với giá mà khách hàng tại Mỹ phải bỏ ra để sở hữu chiếc Galaxy S3 này thông qua nhà bán lẻ Amazon (có giá 600 USD). Phiên bản quốc tế này được trang bị màn hình kích thước 4,8 inch, RAM 1GB, camera 8 megapixel và được cài sẵn hệ điều hành Android 4.0.Trong khi đó, tại Việt Nam chiếc Galaxy S3 hàng chính hãng sẽ có sẵn từ cuối tháng 6 với mức giá xấp xỉ 14 triệu đồng, riêng hàng xách tay về nước có giá khoảng trên 16 triệu đồng.
	Samsung đã sử dụng chính sách giá “ hớt phần ngon “ vì công ty đã chứng minh đầy đủ điều kiện :
Mức cầu về smartphone trên thị trường là rất lớn.
Giá thành cho 1 điện thoại thông minh dưới 15 triệu là hợp lý
Với mức giá đó , Samsung tạo một rào cản riêng biệt với các hãng smartphone khác
Với mức giá đó, tạo nên hình ảnh 1 sản phẩm chất lượng cao với thương hiệu nổi tiếng.
	Chính sách giá này đã có tác dụng vượt trội. Samsung đã đạt được những hiệu quả nhất định:
- Trong quý IV 2012, Samsung xuất xưởng 63,7 triệu smartphone, tăng 76% so với cùng kỳ 2011. Trong khi đó, Apple chỉ tăng 29%, đạt con số 47,8 triệu máy.
- Như vậy là chỉ mất 2 năm 7 tháng ( từ năm 2010 cho ra mắt Galaxy S) thì dòng điện thoại này với Galaxy S, Galaxy S2 và Galaxy S3 đã cán mốc 100 triệu chiếc, trong khi đó thì Apple phải mất 4 năm doanh số iPhone mới đạt được thành tích này. Trong đó, chỉ tính riêng chiếc smartphone cao cấp S3 đã đã bán được 40 triệu chiếc trong vòng 7 tháng từ ngày ra mắt, như vậy bình quân mỗi ngày, công ty này vận chuyển khoảng 190.000 chiếc S3. 
Chính sách thay đổi giá 
Với các thành tựu đã đạt được, Samsung tiếp tục cho ra mắt Galaxy S4 vào tháng 3 vừa qua. Hơn thế , Apple đã cho ra mắt Ip5 và cũng đã tạo nên cơn sốt trong thị trường. Vì thế, giá của Galaxy S3 đã có sự điều chỉnh :
Trên thị trường thế giới : Giá trung bình của 4S giảm từ 349 USD (tháng 3) xuống 312 USD vào tháng 5. Trong khi đó, iPhone 5 giảm từ 535 xuống 465 USD. S3 bị mất giá 40 USD xuống còn 320 USD, trong khi Note II mất tới hơn 100 USD trong vòng 8 tuần.
Thị trường Việt Nam: giảm từ 14 triệu xuống còn gần 11 triệu ở hầu hết các siêu thị điện máy .
4. Chính sách phân phối
Cấu trúc kênh phân phối của Samsung
NHÀ SẢN XUẤT SAMSUNG
 ( A) (B) (C) (D) 
 (B) (C) (D)
Đại diện nhà sản xuất
Đại điện của nhà sản xuất
Nhà phân phối Công Nghiệp
Nhà phân phối Công nghiệp
NGƯỜI TIÊU DÙNG 
	Kênh A: Là kênh trực tiếp do nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm qua lực lượng bán hàng của mình. Tập đoàn Samsung chủ yếu bán các sản phẩm linh kiện điện tử của mình qua kênh này. Bởi, kênh này được áp dụng trong trường hợp người mua, khách hàng mua có quy mô lớn, đòi hỏi nỗ lực đàm phán mạnh mẽ, sản phẩm thường có đơn giá cao. Việc mua bán được thực hiện hoàn toàn bởi công ty. Và thực tế cho thấy, các đối tác, khách hang của Samsung trong việc kinh doanh linh kiện là những ông trùm lớn trong lĩnh vực điện tử như Sony, Apple, Dell, Hewlett-Packard, Verizon Wireless, AT&T . Các đơn hàng thường mua với số lượng lớn để phục vụ cho việc lắp ráp. “ Nếu không thích Samsung, bạn sẽ chẳng mua được 1 món hàng điện tử nào” 
Mua (nghìn tỷ won) 
Chiếm % doanh số Samsung 
Sony
1,28
3,7
Apple
0,9
2,6
Dell 
0,87
2,5
Hewlett-Packard
0,76
2,2
Verizon Wireless
0,5
1,3
AT&T
0,5
1,3
	Danh sách Khách hàng Vip của linh mục điện tử Samsung quý I/2010
	Kênh B : Là kênh gián tiếp gồm một số trung gian điện tử công nghiệp để tiếp cận người tiêu dùng. Samsung đã áp dụng kênh phân phối này thành công tại Mỹ, với việc mở hơn 1400 cửa hàng phân phối bán lẻ hợp tác với Best Buy. Best buy hợp tác với Samsung để xây dựng các cửa hàng bán lẻ tại chính cơ sở Best Buy với các khu phục vụ người tiêu dùng như “Dịch vụ Samsung thông minh” và “Tư vấn trải nghiệm Samsung”. Việc Samsung xây dựng kênh phân phối như vậy tại Mỹ có những lý do như, thứ nhất, thị trường tiêu thụ tại Mỹ là thị trường rộng lớn, sức tiêu thụ của người dân cao, người dân sống nhịp sống tư bản nên thường khi mua sắm, họ hay đến những trung tâm thương mại lớn hay những trung tâm điện tử lớn, quan tâm đến chất lượng nhiều hơn giá cả, nên việc Samsung đầu tư kết hợp với Best Buy, 1 trung tâm điện tử lớn ở Mỹ, với những đầu tư cao cấp về chất lượng cho góc Samsung riêng, sẽ mang lợi những lợi thế lớn. Việc lựa chọn nhà trung gian là Best Buy cũng đã nói lên tiêu chí về lựa chọn các thành viên trung gian của Samsung, đó phải là những thành viên có độ uy tín cao, sức bao phủ thị trường lớn cũng như có chỗ đứng trong thị trường.
	Kênh C và D : Trong 2 kênh này xuất hiện một phần tử mới là Đại diện của nhà sản xuất hay Chi nhánh bán hàng. Cả 2 kênh này đều là kênh gián tiếp, thông qua Đại diện của nhà sản xuất để tiếp xúc với người tiêu dùng hoặc tiếp xúc với nhà phân phối trực tiếp. Ở Việt Nam hiện nay. Samsung có đại diện là Công ty Samsung Vina, đồng thời cũng có 2 xưởng sản xuất là ở Bắc Ninh và đang xây dựng ở Thái Nguyên. Samsung Vina có 3 nhà phân chính thức cho dòng sản phẩm điện thoại di động là Công ty TNHH Phú Thái, Công ty xuất nhập khẩu Viettel và công ty PSD ( Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí), nhà phân phối chính thức cho dòng máy in Samsung là Digiworld Corporation. Thông qua các nhà phân phối chính thức, các dòng sản phẩm của Samsung được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng, hệ thống bán lẻ trên Toàn quốc như Thế giới di động, Nguyễn Kim. Có thể thấy, kênh phân phối C và D đang được Samsung áp dụng hiệu quả ở Việt Nam. Tuy việc sử dụng Kênh phân phối này khiến Nhà sản xuất phải từ bỏ một vài sự điều khiển trong việc Marketing sản phẩm của mình do có nhiều trung gian phân phối, nhưng Samsung có thể duy trì sự điều khiển gián tiếp thông qua một số hành động như cung cấp hoạt động đào tạo bán hàng . Có thể thấy hiện nay ở những trung tâm đại lý bán lẻ điện thoại di động, vẫn có những tư vấn viên riêng về Samsung, hay như việc Samsung Vina mới ký kết hợp đồng với hệ thống bán lẻ di động Thế giới di động để xây dựng 1 góc nhỏ riêng với những quyền lợi riêng cho khách hàng đến mua điện thoại Samsung. Bên cạnh đó, có thể thấy, việc Samsung lực chọn hình thức kênh gián tiếp dài hạn tại Việt Nam cũng là có lý do, bởi đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam là yêu thích sự đa dang, có nhiều sự lựa chọn để so sánh, luôn muốn sự lựa chọn của mình là chính xác. Với tâm lý đó, họ thường lựa chọn những trung tâm điện thoại di động lớn với nhiều hãng đa dạng khác nhau. Đó là lý do vì sao Samsung lựa chọn kênh phân phối như vậy.
Đánh giá chung về kênh phân phối Samsung 
Điểm mạnh: Lựa chọn nhiều kênh phân phối đa dạng, phù hợp với từng hình thức kinh doanh, từng hình thức hợp đồng cũng như khách hàng. Thích ứng được với nhiều môi trường và đặc điểm kinh doanh, mua sắm của các thị trường khác nhau.
Điểm yếu: Số lượng về các showroom bán lẻ mang đặc trưng riêng của công ty vẫn còn hạn chế, đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam 
Các yếu tố cấu thành hệ thống phân phối ( phân tích cụ thể Samsung Vina – kênh phân phối D ) 
Nhà cung cấp 
	Nhà cùng cấp gồm có tập đoàn Samsung (cụ thể là đại diện tại Việt Nam của Samsung là Samsung Vina) và các công ty cung cấp linh kiện, phụ kiện, hóa chất hỗ trợ quá trình sản xuất điện thoại của Samsung. 
Nhà cung cấp là tập đoàn Samsung Vina
	Samsung Vina có 1 khu công nghiệp tại Yên Phong, Bắc Ninh- đây là nhà máy sản xuất ĐTDĐ có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam và cũng là nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn thứ 2 trên thế giới của Samsung ( chỉ sau nhà máy sản xuất tại Hàn quốc) với tổng vốn đầu tư ban đầu là 700 triêu USD, với nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm cho thị trường trên toàn cầu cảu Samsung. Trong năm 2012, nhà máy sản xuất đã cung ứng đến 100 triệu sản phẩm / năm cho các kênh phân phối của Samsung, trở thành 1 trong những nhà máy sản xuất ĐTDĐ hàng dầu thế giới của Samsung. Ngay từ đầu, Samsung Bắc Ninh đã xin phép được xuất khẩu 95%, phục vụ thị trường nội địa 5%. Bên cạnh đó, Samsung tiếp tục hoàn thiện dự án nhà máy Samsung ở Thái Nguyên lên tới 3,2 tỷ USD. Mục tiêu mà tập đoàn Samsung hướng đến cho cả 2 nhà máy này là 250 triệu sản phẩm / năm. Hiện nay, hầu như các sản phẩm điện thoại Samsung trên thị trường Việt Nam nói riêng hay các nước trên thế giới nói chung đều được sản xuất ở Việt Nam. Việc xây dựng các khu công nghiệp của Samsung tại Việt Nam đã giúp chuỗi cung ứng của tập đoàn Samsung trở nên năng động, phủ song cao. 
Nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện: 
	Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện khác ở nước ngoài hoặc các doanh nghiệp nước ngoài theo Samsung vào Việt Nam. Năm 2010, trong tổng số 37 nhà cung cấp cho xưởng sản xuất Samsung Vina thì có tới 12 nhà sản xuất trong nước, 25 nhà sản xuất nước ngoài. Samsung Vina sử dụng rất nhiều nhà cung cấp nổi tiếng như Cabot Microelectronics hay Broadcom,GSI Lumonics.
Các phần tử trung gian phân phối
 	Samsung tổ chức được kênh bán hàng rộng toàn quốc. Riêng ở Hà nội có các nhà phân phối chính và hệ thống 20 siêu thị điện máy
Nhà phân phối cấp cao ( nhà phân phối chính thức) : 
	Là trung gian thương mại giữ vai trò quan trọng trong hoạt động phân phối sản phẩm của Samsung. Trong mối quan hệ với công ty, các nhà phân phối chính thực hiện những phần việc có liên quan trong phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của mình đã ký kết trong hợp đồng. Các nhà phân phối cấp cao có nhiệm vụ triển khai các chương trình khuyến mại và các kế hoạch marketing sản phẩm cho khách hàng bên dưới của mình, bên cạnh đó cũng cần thực hiện việc cung cấp thông tin thị trường như sản phẩm mới thông qua lực lượng nhân viên kinh doanh.
	Nhà phân phối chính thực lớn nhất cho dòng điện thoại di động của Samsung ở Việt Nam là công ty Phú Thái. Phú Thái là một trong những nhà phân phối lớn tại Vệt Nam, chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hệ thống sản phẩm của Phú Thái có hơn 30 công ty con, 8 nhà kho chính và 5 nhà kho phụ trên toàn quốc. Vì vậy, khi Sansung lựa chọn Phú Thái làm nhà phân phối chính thức của mình giúp làm mở rộng mạng lưới phân phối điện thoại đến người tiêu dùng rộng rãi hơn và mang đến những lợi ích tốt hơn cho các đại lý Samsung. Ngoài ra còn có các nhà phân phối khác như công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí ( PSD ). Riêng phân phối máy in Samsung tại Việt Nam có Digital Word ( DGW). 
	Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của tập đoàn Samsung, nó sẽ nhanh chóng được phân phối đến toàn quốc thông qua các đại lý, của cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên toàn quốc. Với cách phân phối thông qua các nhà phân phối chính thức giúp Samsung tiết kiệm được 1 số chi phí ( chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện, nước...) đem lại hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, thông qua hình thức này thì Samsung dễ dàng kiểm soát được hệ thống phân phối của mình hơn việc trực tiếp thông qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối
Đại lý bán lẻ
	Đại lý bán lẻ có thể lấy sản phẩm từ các nhà phân phối chính thức. Họ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên họ hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng. Trong hợp đồng nguyên tắc cũng quy định rõ nghĩa vụ cung cấp thông tin thị trường cho công ty nhưng thực tế người bán lẻ chỉ quan tâm đến hoạt động bán hàng, ít ghi chép thông tin nên việc cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế.
	Bán lẻ sản phẩm di động Samsung được bán ở hầu hết các siêu thị điện máy, các cửa hàng bán lẻ điện thoại, các thiết bi điện tử, văn phòng Về hệ thống bán lẻ điện thoại di động ở TP.HCM nổi lên như: Thế giới di động, Viễn thông A.. tại đây khách hàng có thể mua bất cứ sản phẩm nào của Samsung. Ngoài ra trên thị trường còn mạng lưới các cửa hàng kinh doanh điện thoai, siêu thị điện máy khá dày đặc cung cấp sản phẩm điện thoại cũng như các linh kiện đi kèm cho khách hàng. Tại thị trường Hà nội, mạng lưới các siêu thị điện máy phân bố khắp các quận, một số siêu thị như Topcare, Trần Anh, Picobên cạnh đó còn có hệ thống các cửa hàng bán lẻ dày đặc cũng phân phối sản phẩm của Samsung. Các sản phẩm của Samsung được bày bán ở siêu thị, ở các địa phương, các tỉnh thì mạng lưới các cửa hàng bán lẻ điện thoại dày đặc, khách hàng cũng dễ dàng để mua được sản phẩm của Samsung. Đặc biệt ngày này, hệ thống cửa hàng của Thế giới di động có mặt hầu hết ở các tỉnh. Với hệ thống bán lẻ như trên, các sản phẩm của Samsung dễ dàng đến tay người tiêu dùng đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Hệ thống thông tin thị trường: 
	Ngày 4/5/2005 tại TP.HCM, công ty Samsung Vina đã chính thức ra mắt hệ thống giao dịch qua mạng GSBN ( Blobal Samsung Bussiness network). Thông qua hệ thống giao dịch này, các đối tác của Samsung có thể đặt hàng và nhận hàng theo yêu cầu, xem thông tin về sản phẩm (công nghệ, kích cỡ, trọng lương) Theo cách truyền thống, khi có nhu cầu về sản phẩm, các khách hàng sẽ gọi điện đến các cửa hàng này và đại lý của Samsung để đặt hàng. Khi sử dụng hệ thống GSBN theo cách mới, các khách hàng và đối tác của Samsung sẽ được cấp user và password đê truy cập trang web nội bộ: Công nghệ mới được ứng dụng vào sản phẩm, số lượng sản phẩm hiện có trong kho, đặt hàng hoặc hủy bỏ đơn đặt hàng khi cần thiếtNgoài ra, hệ thống GSBN cò

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_nghien_cuu_chien_luoc_marketing_mix_cua_tap_doan_s.docx