Tiểu luận Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tài chính để phát triển thị trường bất động sản ở Thành phố Hà Nội

pdf 35 trang yenvu 26/06/2024 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tài chính để phát triển thị trường bất động sản ở Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tài chính để phát triển thị trường bất động sản ở Thành phố Hà Nội

Tiểu luận Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tài chính để phát triển thị trường bất động sản ở Thành phố Hà Nội
0 
z 
z 
TRƯỜN G ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 
VIỆN SAU ĐẠI HỌC 
  
BÀI TẬP NHÓM 
MÔN: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tài chính để phát 
triển thị trường bất động sản ở thành phố Hà Nội. 
 Học viên thực hiện: 
1. Nguyễn Thị Trang MHV: CH210526. 
2. Trịnh Bá Thùy MHV: CH210514. 
3. Tạ Thanh Tú MHV: CH210533. 
Lớp : Kinh tế tài chính – ngân hàng K21E 
Hà Nội, năm 2013 
1 
MỤC LỤC 
PHẦN MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------------------- 3 
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN --------------------- 4 
1.1 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI N ỀN KINH TẾ - 4 
1.1.1 Thị trường bất động sản góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển --------------------- 4 
1.1.2 Thị trường BĐS huy động vốn cho đầu tư phát triển --------------------------------- 4 
1.1.3 Phát triển thị trường BĐS là một cách để khai thác nguồn thu cho NSNN. ----- 4 
1.1.4 Thị trường BĐS ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân 
dân. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 
1.1.5 Phát triển thị trường BĐS góp phần thúc đẩy đổi mới chính sách đất đai, đổi 
mới quản lý đất đai, quản lý BĐS. ----------------------------------------------------------------- 5 
1.2 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 
BĐS ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6 
1.2.1 Thị trường BĐS ở Đức . ---------------------------------------------------------------------- 6 
1.2.2 Thị trường BĐS ở Singapore và Trung Quốc ------------------------------------------- 6 
1.2.3 Thị trường BĐS ở Australia ----------------------------------------------------------------- 7 
1.2.4 Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam-------------------------------------------- 8 
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO THỊ 
TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀ NỘI.-------------------------------------------------------10 
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HÀ NỘI. -------------------------------------------------------------------10 
2.1.1 Giai đoạn trước 1993--------------------------------------------------------------------------10 
2.1.2 Giai đoạn từ 1993 đến nay ------------------------------------------------------------------10 
2.2 CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ 
TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN.-----------------------------------------------------------------------12 
2.2.1 Thu tiền sử dụng đất --------------------------------------------------------------------------12 
2.2.2 Tiền thuê đất : ----------------------------------------------------------------------------------12 
2.2.3 Lệ phí trước bạ.--------------------------------------------------------------------------------13 
2.2.4 Thuế chuy ển quy ền sử dụng đất -----------------------------------------------------------14 
2.2.5 Chính sách về giá đất-------------------------------------------------------------------------14 
2.2.6 Đền bù thiệt hại khi nhà nước t hu hồi đất -----------------------------------------------15 
2.2.7 Thuế nhà đất------------------------------------------------------------------------------------16 
2.2.8 Thuế t hu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất ------------16 
2.3 VẤN ĐỀ VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG 
SẢN ---------------------------------------------------------------------------------------------------------17 
2.3.1 Huy động vốn từ khách hàng. --------------------------------------------------------------17 
2.3.2 Huy động từ nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại.-----------------------19 
2 
2.4 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 
TỒN TẠI CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG 
BẤT ĐỘNG SẢN. --------------------------------------------------------------------------------------20 
2.4.1 Những kết quả đạt được ---------------------------------------------------------------------20 
2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục ---------------------------------------------------------------20 
2.4.3 Những nguyên nhân của những tồn tại---------------------------------------------------21 
CHƯƠNG III- CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TP. HÀ NỘI --------------------------------------------------------------23 
3.1 CÁC GIẢI PHÁP TÀI CH ÍNH CỤ THỂ -------------------------------------------------23 
3.1.1 Các chính sách liên quan đến thuế --------------------------------------------------------23 
3.1.1.1 Thuế sử dụng đất-------------------------------------------------------------------------23 
3.1.1.2 Thuế trước bạ -----------------------------------------------------------------------------24 
3.1.1.3 Thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản---------------------24 
3.1.2 Giải pháp về chính sách giá cả bất động sản--------------------------------------------25 
3.1.3 Giải pháp về t ài chính và thông tin -------------------------------------------------------25 
3.1.3.1 Các chính sách tài chính ---------------------------------------------------------------25 
3.1.3.2 Tuyên truyền các thông tin pháp luật và xây dựng dịch vụ công. ------------26 
3.2 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC. ---------------------------------------------------------------------26 
3.2.1 Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quy ền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở 26 
3.2.2 Tạo lập và tăng cung hàng hóa cho thị trường bất động sản ------------------------27 
3.2.3 Thành lập các tổ chức tư vấn, môi giới bất động sản ---------------------------------28 
3.2.4 Đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng liên quan đến hoạt động kinh doanh 
bất động sản --------------------------------------------------------------------------------------------29 
3.2.5 Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoàn chỉnh công tác thiết 
kế đô thị -------------------------------------------------------------------------------------------------30 
3.2.6 Giải pháp mang tính dài hạn----------------------------------------------------------------32 
KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------------------------------33 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------34 
3 
PHẦN MỞ ĐẦU 
 Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường có vị trí, vai trò 
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Phát triển và quản lý hiệu quả thị trường này 
sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển nền kinh tế, xã hội, tạo khả 
năng thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển 
đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong 
những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường BĐS ra đời và 
phát triển nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các nhà quản lý kinh tế nhưng sau 
hơn 15 năm đổi mới thị trường BĐS nước ta còn sơ khai, kém hoàn thiện, do đó không 
phát huy được nguồn lực to lớn của BĐS, đặc biệt không thực hiện được chức năng 
kênh chuyển hóa chuyển hóa BĐS thành tài sản chính để huy động các nguồn lực tài 
chính để phục vụ cho sự nghiệp kinh tế. 
 Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tài chính để phát triển 
thị trường bất động sản ở TP Hà Nội” là cấp thiết để ổn định và phát triển thị trường 
bất động sản trong thời gian tới. 
4 
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 
1.1 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜN G BẤT ĐỘN G SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 
1.1.1 Thị trường bất động sản góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển 
 Trước hết thị trường bất động sản là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản 
xuất đáp ứng việc phát triển kinh doanh bất động sản, vì chính ở đây xuất hiện các nhu 
cầu về bất động sản, từ đó xã hội không ngừng phát triển bất động sản. Thị trường bất 
động sản phát triển còn góp phần tạo điều kiện cho việc bố trí, sắp xếp, phân bổ sản 
xuất kinh doanh theo quy hoạch và theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của mỗi 
địa phương và ở tầm cả quốc gia. Sau nữa, thị trường bất động sản là cầu nối giữa sản 
xuất và tiêu dùng về bất động sản; tiêu dùng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu 
dùng cho các hoạt động của đời sống, kinh tế – xã hội, cầu nối giữa xây dựng, mua 
bán, thuê mướn, thế chấp... bất động sản. 
1.1.2 Thị trường BĐS huy động vốn cho đầu tư phát triển 
 Trước hết thị trường bất động sản phát triển chính là do yếu tố tăng đầu tư cho 
tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân, sự tăng lên của lượng tài sản cố định này đòi 
hỏi phải có nguồn vốn đảm bảo. Rõ ràng bản thân sự tăng trưởng của bất động sản trên 
thị trường đòi hỏi một sự gia tăng đầu tư. 
Thứ hai là, việc tăng khối lượng hàng hóa bất động sản giao dịch trên thị trường 
hoặc mở rộng phạm vi các quan hệ giao dịch như mua bán, chuyển nhượng  do đó 
làm tăng tốc độ chu chuyển vốn. 
Thứ ba là, khi các giao dịch thế chấp bất động sản để vay vốn phục vụ hoạt 
động sản xuất kinh doanh chẳng những làm nhân đôi giá trị sử dụng của bất động sản 
mà còn có tác dụng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển. 
Thứ tư là, khi dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh, nhà nước và 
doanh nghiệp không phải đầu tư vốn bằng tiền, mà với bất động sản có sẵn dùng làm 
vốn để gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước. 
Thứ năm là, nhà nước có thể dùng quỹ đất của mình tạo vốn xây dựng cơ sở hạ 
tầng, mà cuối cùng quỹ đất cũng không hề cạn đi. 
1.1.3 Phát triển thị trường BĐS là một cách để khai thác nguồn thu cho NSNN. 
Thị trường bất động sản phát triển theo cách thứ nhất là tăng khối lượng hàng 
hóa bất động sản giao dịch trên thị trường là điều kiện cơ bản làm tăng thu cho ngân 
sách nhà nước. 
5 
Thị trường bất động sản phát triển theo cách thứ hai là mở rộng và tăng lượng 
các quan hệ giao dịch làm cho cùng một khối lượng hàng hóa nhưng qua nhiều lần giao 
dịch tức là tăng khối lượng hàng hóa luân chuyển, đó cũng là cách làm tăng thu ngân 
sách nhà nước 
1.1.4 Thị trường BĐS ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và nâng cao đời sống 
nhân dân. 
Thị trường bất động sản, nhất là thị trường đất đai ở bất cứ xã hội nào cũng đều 
gắn với chính sách đất đai của một quốc gia. Một khi thị trường bất động sản phát triển 
lành mạnh cũng có nghĩa là chính sách đất đai đó phù hợp, xã hội ổn định. Một khi thị 
trường bất động sản không hoạt động hoặc hoạt động không lành mạnh: giá cả lên 
xuống bất thường, người có tiền đầu cơ đất đai, lũng đoạn giá cả sẽ tác động trực tiếp 
vào mọi hoạt động xã hội, xáo trộn tư tưởng, sự hoài nghi về chính sách pháp luật 
làm cho xã hội thiếu ổn định. 
Thị trường bất động sản phát triển thúc đẩy việc áp dụng khoa học, kỹ thuật và 
công nghệ, nâng cao chất lượng nhà ở cũng như các công trình phục vụ cho các hoạt 
động trực tiếp của con người, cho nhu cầu văn hóa, thể thao, giao tiếp của cộng đồng. 
Thị trường bất động sản phát triển ảnh hưởng vào sự phát triển của thị trường 
hàng hóa, thị trường vốn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường đáp 
ứng nhu cầu nhiều mặt của đời sống con người 
1.1.5 Phát triển thị trường BĐS góp phần thúc đẩy đổi mới chính sách đất đai, 
đổi mới quản lý đất đai, quản lý BĐS. 
Thông qua thị trường bất động sản, các giao dịch dân sự về đất đai mới được 
thực hiện và chính ở thị trường, thông qua thị trường sẽ bộc lộ những điểm không phù 
hợp trong quản lý đất đai. Vì thế, thông qua thị trường giúp nhà nước đổi mới, bổ sung, 
hoàn thiện chính sách đất đai và thực hiện đổi mới công tác quản lý đất đai nhằm tạo 
điều kiện cho các quan hệ đất đai được thực hiện phù hợp với bản chất của quan hệ đất 
đai là quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua thị trường, từ 
đó mở rộng và phát triển thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng của một thị 
trường không chính thức (thị trường ngầm), khắc phục tình trạng hành chính hóa các 
quan hệ dân sự vế đất đai, khắc phục hiện tượng nhà nước làm thay thị trường. 
6 
1.2 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 
BĐS 
1.2.1 Thị trường BĐS ở Đức . 
Khung pháp lý về thị trường bất động sản ở Đức là vấn đề quan tâm hàng đầu. Ở 
đây có hai mảng vấn đề: một là, việc tạo khung pháp lý bảo đảm cho việc chuyển đổi 
bất động sản; hai là, xây dựng khuôn khổ pháp lý theo nguyên tắc thị trường. Nhìn 
chung, xét về lâu dài thì Nước Đức hướng tới tạo dựng một thị trường bất động sản bền 
vững, thông suốt, những can thiệp từ phía Nhà nước sẽ được giảm dần. 
Hàng hóa trên thị trường bất động sản ở Đức gồm đất, đất có công trình và 
quyền thừa kế xây dựng. Để đất có thể giao dịch mua bán được thì trước hết đất đó 
phải được quy hoạch theo mục đích sử dụng được xác định trong quy hoạch hướng dẫn 
xây dựng; tiếp đến là xác định chủ sở hữu bất động sản. Hiện nay bất động sản thuộc 
sở hữu Nhà nước được mua bán theo quy định của Luật công; thị trường nhà ở, văn 
phòng, đất kinh doanh được thực hiện theo Luật tư. 
Việc giao dịch bất động sản trên thị trường bất động sản đều thực hiện thông qua 
hợp đồng với giá thỏa thuận. Hợp đồng phải qua công chứng như một điều kiện bắt 
buộc, hợp đồng chỉ kết thúc khi chủ mới được đăng ký vào sổ địa bạ tại tòa án. Để 
tránh đầu cơ, Nhà nước quy định việc người mua (tổ chức) bất động sản nếu sau đó lại 
bán bất động sản trong vòng 10 năm kể từ khi trở thành chủ sở hữu, thì người này phải 
chịu nộp một loại thuế gọi là thuế đầu cơ. 
Cũng như các thị trường khác, thị trường bất động sản cũng phải thông thoáng, 
không bị méo mó bởi những can thiệp khác nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của 
Đức thì vấn đề nhà ở không thể phó mặc hoàn toàn cho thị trường tự do được. Nhà 
nước vẫn phải có sự can thiệp nhất định thông qua các hình thức như thuế, phí, các quy 
định chống đầu cơ và các chính sách hỗ trợ nhà ở. Ở Đức, Nhà nước có nhiều chương 
trình hỗ trợ nhà ở như hỗ trợ sở hữu nhà, hỗ trợ tuỳ theo thu nhập, hỗ trợ xây dựng căn 
hộ cho thuê, hỗ trợ tân trang và bảo dưỡng nhà hiện có. Các chương trình hỗ trợ được 
thực hiện thông qua các hình thức như cho vay ưu đãi, hỗ trợ tiết kiệm xây dựng, trợ 
cấp nhà, cho vay không lãi để cải tạo nhà, trợ cấp nhà ở. 
1.2.2 Thị trường BĐS ở Singapore và Trung Quốc 
Thị trường bất động sản tại Singapore cũng phát triển mạnh với các loại hình 
kinh doanh bất động sản như cho thuê văn phòng, mua bán nhà, cho thuê căn hộ, các 
dịch vụ môi giới, tư vấn bất động sản Trong đó, thị trường cho thuê văn phòng diễn 
ra sôi động với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 6,4% do sự mở rộng của một số đối 
tượng thuê văn phòng ở các khuôn viên hiện tại cũng như việc di chuyển địa điểm, các 
7 
công ty nước ngoài đầu tư vào Singapore ngày càng tăng. Các công ty chuyên về lĩnh 
vực tài chính, các dịch vụ pháp luật và các ngành công nghệ thông tin (IT) vẫn tiếp tục 
là các nguồn nhu cầu chính đối với diện tích văn phòng. Thị trường nhà ở, thị trường 
cho thuê căn hộ, các dịch vụ liên quan đến bất động sản phát triển điều đặn trong 
những năm qua. Để đạt được những kết quả đó, Nhà nước đã chú trọng công tác lập 
quy hoạch sử dụng đất, công tác quy hoạch này phân định rõ từng khu vực được phép 
phát triển những loại bất động sản nào và Nhà nước rất chú trọng đến việc xây dựng hệ 
thống cơ sở hạ tầng, cảnh quang đô thị. Hệ thống chính sách pháp luật về bất động sản 
được xây dựng đồng bộ, trong đó Nhà nước chú trọng và ưu tiên phát triển mảng thị 
trường cho thuê bất động sản. Nhà nước quản lý công dân bằng thẻ cư trú. Thẻ cư trú 
có hai loại là thẻ vàng và thẻ xanh. Căn cứ để cấp thẻ cho công dân là thời gian cư trú 
và thời gian đóng góp cho nền kinh tế Singapore. Những công dân được cấp thẻ vàng 
sẽ được thuê nhà với giá rẻ hơn những người được cấp thẻ xanh. Do vậy, chính sách 
này tạo điều kiện cho việc huy động nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư để phát trên nền 
kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quy hoạch sử dụng đất của 
Nhà nước. 
Thị trường bất động sản ở Trung Quốc: Nền kinh tế Trung Quốc chuyển đổi 
từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường được vài thập kỷ, 
nhưng nền kinh tế nước này được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. 
Kể từ khi Chính phủ Trung Quốc bãi bỏ việc cấp nhà miễn phí và trợ cấp, thị trường bất 
động sản Trung Quốc phát triển nhanh chóng, giá nhà đất tăng nhanh trung bình khoảng 
5,5%/năm, nguồn vốn đổ vào đầu tư bất động sản hàng năm tăng khoảng 30%, tạo ra 
nguy cơ phá vỡ quy hoạch chung. Trước nguy cơ đó, Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực 
xây dựng và ban hành nhiều chính sách, thể chế để hạ nhiệt thị trường bất động sản và 
họ đã thành công. Trong hệ thống chính sách đó, Trung Quốc chú trọng đến công tác 
quy hoạch sử dụng đất, phát triển không gian đô thị, các đặc khu kinh tế, phát triển 
đồng bộ cơ sở hạ tầng  Phát triển các hình thức mua bán, cho thuê bất động sản, trong 
đó Nhà nước khuyến khích xây dựng căn hộ để cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu cho 
đại đa số người dân, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước trong công 
tác quy hoạch, thu hồi đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội. 
1.2.3 Thị trường BĐS ở Australia 
Australia có hệ thống quản lý đất đai và thị trường bất động sản đạt tới trình độ 
phát triển rất cao. Hiện nay có ba loại sở hữu đất ở Australia là đất tư nhân, đất công 
cộng, sở hữu của người thổ dân. Thị trường bất động sản ở Australia có các giao dịch 
bất động sản hoàn toàn chính thức. Xấp xỉ 100% các giao dịch đất đai được thực hiện 
một cách chính thức, nghĩa là có đăng ký tại các cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước. 
8 
Chính phủ khuyến khích đầu tư vào bất động sản đối với những người mua nhà lần đầu 
và các chính sách cho vay của các thể chế tài chính bằng cách làm cho các khoản vay 
để mua nhà trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, hệ thống thông tin địa chính hiện nay ở 
Australia đã được số hóa, bao gồm các thông tin về tất cả các mảnh đất tại Australia và 
để tạo thành một cơ sở dữ liệu quốc gia. Với bộ cơ sở dữ liệu này cho phép cho phép 
xây dựng bản đồ địa chính thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất 
đai, tra cứu thông tin, lập quy hoạch và đặc biệt là lập quy hoạch về môi trường. 
Vấn đề định giá bất động sản: Bất động sản được định giá nhằm tính thuế bất động 
sản; là cơ sở cho việc đền bù khi bất động sản được trưng dụng; cung cấp thông tin cho 
các tổ chức tín dụng; là cơ sở định ra giá bán đất; là cơ sở cho quyết định đầu tư vào 
bất động sản. Để đảm bảo tính nhất quán của các bộ dữ liệu định giá, chính phủ đã 
thiết lập và duy trì một nhóm chuyên gia do các cơ quan lập pháp quản lý. Việc định 
giá đất rất phức tạp, dựa trên giá bán các bất động sản tương đương, ước tính về giá trị 
vốn của đất và nhà, không xét tới đồ đạc và các tài sản có thể duy chuyển khác trong 
ngôi nhà. 
1.2.4 Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 
Từ việc nghiên cứu hai thị trường bất động sản ở Đức, Singapore, Trung Quốc 
và Australia có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thị trường bất động sản ở 
Việt Nam: 
- Phát triển hình thức cho thuê bất động sản 
Kinh nghiệm từ các nước trên cho thấy các chính sách Nhà nước ban hành để điều tiết 
thị trường bất động sản phải đồng bộ, trong đó ưu tiên phát triển bất động sản dùng để 
cho thuê nhằm từng bước tiến tới một thị trường cho thuê bất động sản là chủ yếu. Mục 
đích của chính sách này nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đại bộ phận dân cư, tạo điều 
kiện thuận lợi cho Nhà nước trong công tác quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội. Thị 
trường bất động sản Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản TP.Hà Nội nói 
riêng cần phải tham khảo, học tập các nước trên về công tác quy hoạch, định hướng 
phát triển những bất động sản dùng để cho thuê nhằm thực hiện những mục tiêu phát 
triển kinh tế – xã hội, xây dựng một đô thị văn minh. 
- Loại bỏ những chính sách làm méo mó thị trường 
Việt Nam mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế 
thị trường, do đó còn một số chính sách về bất động sản không còn phù hợp nữa.Vì vậy 
Nhà nước cần phải rà soát lại những văn bản pháp luật không còn phù hợp để thay thế 
bằng những văn bản pháp luật mới phù hợp hơn nhằm khai thông thị trường bất động 
sản theo định hướng XHCN. 
9 
- Cải cách thể chế và luật pháp 
Việc quản lý bất động sản (đăng ký bất động sản và địa chính) ở các nước đang 
phát triển thường được thực hiện bởi các thể chế thiếu năng lực kỹ thuật, quản lý và 
pháp lý. Các thủ tục hành chính thường phức tạp và không minh bạch. Chi phí điều 
chỉnh đất đai cao, không có những thông tin tối thiểu về thị trường bất động sản cho 
các bên quan tâm. Thêm vào đó, các quyền bất động sản đượcthực thi không công bằng 
và thường đối xử phân biệt bất lợi với người nghèo. Vì vậy, Nhà nước cần ưu tiên cải 
cách thể chế và luật pháp để loại bỏ các ràng buộc trên đối với hoạt động của thị trường 
bất động sản, trong đó nổi lên các vấn đề: 
 Thúc đẩy sự tiếp cận với thông tin đất đai qua các cơ quan địa chính, cần phải 
xây dựng một hệ thống thông tin đất đai minh bạch và dể tiếp cận là cần thiết, vì thông 
tin là điều kiện quan trọng cho sự vận hành của thị trường bất động sản. 
 Đánh giá và định giá bất động sản. Nhiệm vụ này được giao cho các cơ quan địa 
chính, cơ quan đăng ký bất động sản và các trung tâm định giá bất động sản. Những 
thông tin cần thiết cho công việc này (về kích thước, hình thức sở hữu, giá thị trường 
của bất động sản) thường xuyên được cập nhật ở các tổ chức này và sẵn sàng cung 
ứng cho nhu cầu của các bên tham gia thị trường bất động sản. 
 Khuyến khích việc đăng ký sở hữu và giao dịch. M ột chức năng quan trọng của 
các thể chế là quy định đơn giản các thủ tục và tăng cường những biện pháp khuyến 
khích người dân cung cấp thông tin và thực hiện nghĩa vụ đăng ký nhà đất. 
10 
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO THỊ 
TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀ NỘI. 
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 
BẤT ĐỘN G SẢN TẠI HÀ NỘI. 
2.1.1 Giai đoạn trước 1993 
Thực hiện Nghị quyết cùa Quôc Hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 
12/08/1991 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương, chuyển huyện Mê Linh. về tỉnh Vĩnh Phú, chuyển thị xã Sơn Tây và 5 
huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất về tỉnh Hà Tây. Thành 
phố Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, gồm 84 phường, 12 thị 
trấn và 128 xã. Tổng diện tích đất tự nhiên là 92.056 ha, trong đó 44.412,5 ha đất nông 
nghiệp, chiếm 48,24% diện tích đất tự nhiên; đất ở 9.305,1 ha, chiếm 10,1% diện tích 
đất tự nhiên; đất chuyên dùng là 17.537,7 ha, chiếm 19,05% diện tích đất tự nhiên. Từ 
năm 1993 trở về trước, công tác quản lý đất đai và nhà ở tại Hà Nội phức tạp và chồng 
chéo, do nhiều cơ quan cùng quản lý. Sở Quản lý ruộng đất là đơn vị quản lý đất ở các 
huyện ngoại thành; Sở Nhà đất chủ yếu quản lý nhà và đất có nhà ở khu vực nội thành; 
Sở Xây dựng và Kiến trúc sư trưởng - nay là Sở Quy hoạch Kiến trúc quản lý đất thuộc 
các dự án đầu tư phát triển khu đô thị khu công nghiệp, giao, cấp đất cho các tổ chức 
làm trụ sở cơ quan, sản xuất kinh doanh, xây dựng nhả ở; Sở Nông nghiệp quản lý đất 
nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản, quản lý đất của các nông, lâm 
trường. Vì vậy, hồ sơ về nhà, đất tản mạn, không tập trung một đầu mối, người sử dụng 
đất thì tự do xây dựng không có phép, không có quy hoạch ... hồ sơ quản lý ban đầu 
không có hoặc thiếu. 
Tuy nhiên, thực trạng qua nhiều năm do không có cơ quan nào được giao cụ thể 
nên việc quản lý Nhà nước về đất đai bị buông lỏng, tình trạng lấn chiếm đất công, cấp 
đất trái thẩm quyền, tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra tràn lan ở nhiều địa 
phương, cơ quan tổ chức. Cùng với cơn sốt đất năm 1992, trên 90% đất đai bị mua bán 
trao tay, chuyển nhượng trái phép, vì vậy, các cơ quan chức năng vả chính quyền các 
cấp không quản lý, thống kê và theo dõi được biến động. Những thông tin về bất động 
sản thường không đầy đủ, thiếu độ tin cậy. Nhìn chung thị trường bất động sản ở Hà 
Nội thời điểm trước khi có Luật Đất đai năm 1993 còn sơ khai, chủ yếu là mua bán trao 
tay và sự quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo. 
2.1.2 Giai đoạn từ 1993 đến nay 
Từ năm 1993 đến nay thị trường bất động sản ở Hà Nội trải qua ba chu kỳ: 
11 
Chu kỳ thứ nhất: 1993-2001. Giai đoạn này chứng kiến sự bùng phát lần thứ 
nhất của thị trường bất động sản với việc ra đời và đưa vào vận hành Luật Đất đai 1993. 
Thị trường bất động sản đã tăng mạnh trong những năm 1993-1996. Từ cuối năm 1996, 
thị trường suy giảm với việc ra đời của Nghị định 18 (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 
87) từ 1996 đến cuối năm 2001 dưới sự tác động của siết chặt kỷ cương quản lý đất đai 
và khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. 
Chu kỳ thứ hai từ 2001-2006 gắn liền với việc ra đời Nghị định 71 và các văn 
bản tiếp theo và sự lựa chọn là nơi đầu tư thay thế do thế giới biến động sau sự kiện 11 
tháng 9 năm 2001. Các doanh nghiệp xây dựng trở thành những doanh nghiệp đầu tư 
kinh doanh bất động sản thành công. Thị trường tăng trong những năm 2001-2004. Thị 
trường cũng suy giảm trong những năm 2004-2006 với sự ra đời của một loạt văn bản 
pháp luật như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Nghị định 02 về khu đô thị 
mới. 
Chu kỳ thứ ba từ cuối năm 2007 đến nay gắn liền với việc hội nhập của Việt 
Nam vào WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra một xung lực cho thị trường 
bất động sản thông qua việc nguồn tiền vận hành vào Việt Nam. Thị trường bùng nổ từ 
nửa cuối năm 2006, đặc biệt là từ tháng 9-12 năm 2007. Giai đoạn này cũng gắn liền 
với sự ra đời của một loạt văn bản pháp luật như Luật Kinh doanh bất động sản và 
những văn bản tiếp theo. Vấn đề là năm 2007, một sự bùng nổ nhất thời của dòng tiền 
đã làm thị trường phát triển mạnh cả về quy mô không gian, cả về giá trị. Năm 2008, 
dưới tác động của khủng hoảng của nền kinh tế đầu năm, thị trường bất động sản đã 
điều chỉnh. Đến cuối năm 2008, tác động của khủng hoảng tài chính thế giới có nguồn 
gốc từ trái phiếu hóa các khoản thế chấp bất động sản dưới chuẩn đã buộc thị trường bất 
động sản Việt Nam phải điều chỉnh. Năm 2009, dưới ảnh hưởng của gói kích cầu, thị 
trường bất động sản không những không thu hẹp mà còn mở rộng cục bộ. Năm 2010, vì 
rất nhiều lý do, thị trường bất động sản tăng trưởng cục bộ, nhất là thị trường bất động 
sản Hà Nội. Hệ quả là năm 2011, nền kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nói 
riêng buộc phải điều chỉnh theo hướng thu hẹp, suy giảm. Hiện nay, tuy chưa rõ ràng 
nhưng đang có hai xu hướng trái chiều nhau về vốn nước ngoài. Một mặt, có một số 
luồng vốn nước ngoài vận hành vào để mua lại các dự án bất động sản trong nước (chủ 
yếu là đang hình thành). Ngược lại,có một số dự án bất động sản (đã hoàn thành) có xu 
hướng chuyển giao cho các doanh nghiệp trong nước. Hay nói cách khác, có biểu hiện 
luồng vốn nước ngoài rút khỏi thị trường bất động sản Việt Nam. 
Có thể thấy, giai đoạn 2006-2012 thị trường bất động sản phụ thuộc chính vào sự 
tăng giảm của nguồn tiền từ hệ thống ngân hàng. Hiện nay đã có một số yếu tố liên 
quan đến tài chính bất động sản đã được hình thành Vấn đề đặt ra là vậy đã đến lúc thị 
12 
trường bất động sản thoát khỏi sự phụ thuộc của hệ thống ngân hàng hay chưa. Phải 
chăng chu kỳ thứ tư đang manh nha hình thành trong giai đoạn hiện nay. 
2.2 CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ 
TRƯỜNG BẤT ĐỘ NG SẢN. 
2.2.1 Thu tiền sử dụng đất 
Nhà nước thu tiền sử dụng đất nhằm điều tiết hoạt động sử dụng đất đúng quy 
hoạch, kế hoạch, hạn chế sự tuỳ tiện trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng thời 
tăng cường quản lý đối với các hoạt động sử dụng đất trái phép, khuyến khích người sử 
dụng đất tiết kiệm. 
Khung pháp lý làm căn cứ để thu tiền sử dụng đất là Nghị định 198/2004/NĐ-CP 
và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 198/2004/NĐ-CP thay thế cho Nghị 
định số 38/CP). Theo Nghị định này, Nhà nước thu tiền sử dụng đất trong các trường 
hợp sau: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất; 
chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất cho các đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định; xây dựng khu 
công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. 
Căn cứ để tính tiền sử dụng đất: diện tích đất sử dụng, giá đất và thời gian sử 
dụng đất. Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong Nghị định 198/2004/NĐ-CP là giá tính thu 
tiền sử dụng đất và giá tính bồi thường. Theo quy định tại điều 4 Nghị định 
198/2004/NĐ-CP thì giá tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng do 
UBND Thành phố quy định; giá tính tiền bồi thường khi người có đất bị thu hồi cũng là 
giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do UBND Thành 
phố quy định. Như vậy, nếu trừ chi phí bồi thường vào tiền sử dụng đất theo quy định 
trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, quy định về bồi thường còn có các khoản hỗ trợ di 
chuyển, ổn định đời sống, sản xuất  đây là khoản chi phí mà người được giao đất phải 
chịu. M ặt khác, giá đất do UBND Thành phố quy định là rất thấp so với giá thị trường, 
do đó, việc bồi thường không thể áp dụng theo mức giá này và khả năng các chủ đầu tư 
linh động hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi là thực tế để đẩy nhanh tiến độ dự án, như 
thế mức chênh lệch giữa giá bồi thường hỗ trợ và tiền sử dụng đất ngày càng lớn. Cho 
tới thời điểm này, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trên địa bàn Hà Nội còn tồn 
đọng 2.234 tỷ đồng tiền sử dụng đất chưa thu được, cho thấy công tác quản lý và hướng 
dẫn tính tiền sử dụng đất chưa tốt. 
2.2.2 Tiền thuê đất: 
Chính sách về thu tiền thuê đất được Pháp luật chia làm hai khu vực: 
+ Khu vực trong nước: Các tổ chức trong nước khi sử dụng đất vào mục đích sản xuất 
13 
kinh doanh mà không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, 
làm muối được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất đều phải nộp tiền 
thuê đất theo Quyết định số 1357/TC/QĐ/TCT ngày 30/12/1995. 
+ Khu vực đầu tư nước ngoài: Các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn 
nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được Nhà nước Việt 
Nam cho thuê đất, mặt nước, mặt biển để sử dụng thực hiện các dự án đều phải trả tiền 
thuê đất theo Quyết định số 189/QĐ- BTC ngày 24/11/2000. Giá thuê được tính bằng 
Dolla M ỹ. Giá thuê tuỳ thuộc vào vị trí đất ở đô thị hay ở nông thôn, điều kiện cơ sở hạ 
tầng và ngành nghề kinh doanh. Thành phố Hà Nội dựa vào khung giá do Bộ tài chính 
ban hành để xác định giá cho thuê cho từng dự án cụ thể. 
Pháp luật quy định về tiền thuê đất cũng bộc lộ một số nhược điểm : thứ 1, việc 
phân biệt chính sách thuê đất đối với các tổ chức trong và ngoài nước gây bất bình đẳng 
về nghĩa vụ giữa những tổ chức được nhà nước cho thuê đất; thứ 2, giá thuê đất áp dụng 
cho các tổ chức trong nước thấp hơn giá cho thuê trên thị trường. Vấn đề này sẽ tác 
động đến việc sử dụng đất lãng phí, không hiệu quả, không khuyến khích việc đưa đất 
vào sản xuất, khai thác giá trị gia tăng từ đất. Ngoài ra giá thuê đất rẻ còn làm tăng tình 
trạng cho thuê lại theo giá thị trường nhằm hưởng chênh lệch, gây thất thu ngân sách 
Nhà nước, đồng thời Nhà nước không quản lý được thực trạng đất công. 
2.2.3 Lệ phí trước bạ. 
Bất động sản là nhà, đất khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền phải nộp lệ phí trước bạ theo Nghị định số 176/1999/NĐ-CP 
ngày 21/12/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 
Căn cứ để tính lệ phí trước bạ là giá nhà đất và tỷ lệ thu lệ phí trước bạ: 
- Giá trị nhà, đất tính lệ phí trước bạ: Giá tính thuế trước bạ đất thì theo khung giá 
nhà nước quy định ở mỗi địa phương. Giá tính phí trước bạ nhà là giá thị trường 
trên mỗi mét vuông diện tích nhà tại thời điểm kê khai trước bạ. 
- Đối với nhà, đất khi đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng phải nộp lệ phí 
trước bạ là 1%. 
Lệ phí trước bạ là lệ phí hành chính nhằm tăng cường quản lý Nhà nước, bảo vệ 
quyền lợi hợp pháp của người sở hữu, sử dụng tài sản và huy động nguồn thu cho ngân 
sách Nhà nước. Lệ phí trước bạ tuy đóng góp chiếm tỷ trọng không lớn số với tổng thu 
ngân sách Thành phố, nhưng nó cũng đóng góp một phần ngân sách để thực hiện các 
chức năng nhà nước. Tình hình thu lệ phí trước bạ tại TP. Hà Nội qua các năm đầu 
tăng là do nền kinh Thành phố Hà Nội ngày càng phát triển, tốc độ tăng GDP thành 
phố tăng đều qua năm và luôn ở mức cao trong cả nước, kéo theo đó hoat động chuyển 
14 
dịch tài sản và đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng ngày càng tăng. 
2.2.4 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 
Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất được quốc hội thông qua ngày 22/6/1994. 
Theo luật thuế này, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất, khi chuyển 
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật điều phải nộp thuế chuyển quyền sử 
dụng đất. Mục đích sử dụng loại thuế này nhằm tăng cường hoạt động quản lý hoạt 
động sử dụng đất của người sử dụng đất trong toàn xã hội; Hạn chế việc chuyển mục 
đích sử dụng đất trái phép (chủ yếu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp); điều tiết 
thu nhập của những người chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu cho ngân 
sách nhà nước. 
Căn cứ tính thuế chuyển quyền sử dụng đất: Diện tích đất chuyển nhượng, giá 
đất và thuế suất : 
 - Diện tích đất chuyển nhượng chịu thuế là diện tích thực tế dùng để chuyển 
nhượng. 
 - Giá đất tính thuế là giá do UBND Thành phố quy định. 
 - Thuế suất 2% đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và 4% đối 
với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Một hạn chế của lệ phí trước bạ và thuế chuyển quyền sử dụng đất là hoạt động chuyển 
nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản phải chịu hai khoản thuế là lệ 
phí trước bạ và thuế chuyển quyền sử dụng đất. Điều này là bất hợp lý bởi vì cùng 
một hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người này sang người khác nhưng 
phải vừa đóng thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vừa phải đóng lệ phí trước bạ. 
Tỷ lệ thu lệ phí trước bạ là 1% cùng với tỷ lệ thu thuế chuyển quyền sử dụng đối với 
đất nông nghiệp là 2%, đối với đất phi nông nghiệp là 4%, mức nộp này được xem là 
khá lớn khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì vậy, nó sẽ tạo ra rào cản cho các hoạt 
động giao dịch hợp pháp trên thị trường. Chính vì mức nộp thuế cao như vậy cho nên 
hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thông qua Nhà nước ngày càng 
tăng, gây thất thu cho ngân sách Thành phố. 
2.2.5 Chính sách về giá đất 
Về chính sách giá đất, ngày 16/11/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 
188/2004/NĐ-CP quy định về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại, 
giá đất mới sẽ được công bố hàng năm và trong khung giá đất do Bộ tài chính ban 
hành. Theo đó, giá đất được xác định phải sát giá trị trường trong điều kiện bình 
thường, điều này đã loại bỏ được yếu tố biến động giá do đầu cơ, thay đổi quy hoạch, 
chuyển nhượng trong tình trạng ép buộc. 
15 
Ngày 28/12/2012, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 51/2012/QĐ-UBND 
về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố năm 2013 trên địa 
bàn. Theo đó, giá đất ở tại các quận có giá tối thiểu là 3.456.000 đồng/m2 (đường vào 
UBND phường Dương Nội, quận Hà Đông), mức giá tối đa là 81.000.000 đồng/m2 vẫn 
được giữ nguyên như năm 2012 (phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ - quận Hoàn 
Kiếm). Giá đất ở tại các thị trấn của các huyện và các phường của thị xã Sơn Tây giữ 
nguyên như bảng giá năm 2012, chỉ bổ sung giá tại các đường phố mới, có giá tối thiểu 
là 1.584.000 đồng/m2, giá tối đa là 16.700.000 đồng/m2. Giá đất ở khu vực giáp ranh 
với các quận (thu ộc huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Chương M ỹ, Thanh Oai, 
Hoài Đức) cơ bản giữ nguyên như bảng giá năm 2012; chỉ bổ sung, điều chỉnh giá tại 
các đường phố mới, có giá tối thiểu là 2.035.000 đồng/m2, giá tối đa là 32.400.000 
đồng/m2. Đối với giá đất ở nông thôn tại vị trí ven các trục đường giao thông chính 
cũng được giữ nguyên như năm 2012, với mức tối thiểu là 433.000 đồng/m2, giá tối đa 
là 11.250.000 đồng/m2. Giá đất ở khu dân cư nông thôn, đối với các xã có mức giá 
vượt khung tối đa của Chính phủ đề nghị giữ nguyên bảng giá năm 2012. Đối với các 
xã còn lại vẫn cho phép được điều chỉnh, đề nghị điều chỉnh tăng giá đất tại một số xã 
của huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai,. cho phù hợp. 
Sau khi điều chỉnh, giá đất ở khu vực nông thôn có, với mức giá tối thiểu là 350.000 
đồng/m2, giá tối đa là 2.250.000 đồng/m2. Đối với giá đất sản xuất kinh doanh phi 
nông nghiệp tại các quận có giá tối đa là 47.810.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 2.040.000 
đồng/m2; Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây và thị trấn các 
huyện có giá tối đa là 16.291.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 525.000 đồng/m2. Giá đất 
sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn nhưng giáp ranh các quận 
có giá tối đa là 19.124.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 1.221.000 đồng/m2. Giá đất sản 
xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn nhưng nằm ven trục đầu mối 
giao thông có giá tối đa là 4.860.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 303.000 đồng/m2. Giá 
đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khu dân cư nông thôn có giá tối đa là 
1.620.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 245.000 đồng/m2. 
2.2.6 Đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất 
Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là một chính sách quan trọng, 
tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt tác động rất lớn đến thị trường 
bất động sản nói chung và thị trường bất động sản thành phố Hà Nội nói riêng. Chính 
vì vậy, nhà nước thường xuyên chỉnh sửa, ban hành các chính sách bồi thường khi Nhà 
nước thu hồi đất cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Khung pháp lý quy 
định cho hoạt động này là Luật đất đai năm 2003, Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 
3/12/2004 và được sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 84/2007/NĐ-CP 
ngày 25/5/2007. Trong các Nghị định này, Nhà nước thu hẹp phạm vi thu hồi đất : Nhà 
16 
nước chỉ thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi 
ích công cộng, vào mục đích phát triển kinh tế xã hội. Còn các dự án khác, chủ đầu tư 
có nhu cầu sử dụng đất tự thỏa thuận với người dân. 
Trong thực tế, khi áp dụng những chính sách đền bù vào các dự án bị thu hồi đất 
vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với diễn biến thực tế của Thành phố Hà Nội. 
Trong đó vấn đề chưa phù hợp nhất là chính sách giá đền bù về đất. Theo quy định, giá 
đất dùng để bồi thường phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường và 
hàng năm UBND Thành phố ban hành bảng giá đất mới, nhưng bảng giá đất này vẫn 
còn rất thấp so với giá thị trường. Chính giá bồi thường thấp như vậy nên gây ra rất 
nhiều khó khăn cho công tác đền bù, giải tỏa, rất nhiều dự án bị chậm trễ và có nhiều 
dự án không triển khai được. Chỉ trong năm 2012 đã có 33 dự án bị đề nghị thu hồi với 
tổng diện tích gần 50ha do chậm triển khai thi công, hơn nữa thành phố đang cần đất để 
xây dựng thêm hạ tầng xã hội đang bị quá tải. 
Thực tế cho thấy có sự chênh lệch giá quá lớn giữa giá đền bù so với giá thị 
trường, chính điều này gây ra nhiều khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, làm 
cho nhiều dự án không triển khai được gây khó khăn cho chủ đầu tư dự án. Cụ thể như 
ở phường Dương Nội, tiền bồi thường cho đất nông nghiệp là 97 triệu/1 sào, tương 
đương khoảng 270.000/m2. Đất sau khi đền bù này, sau khi đầu tư cơ sở hạ tầng thiết 
yếu được bán với giá từ 40 triệu đồng đến 70 triệu đồng/1m2. Chính mức giá đền bù 
thấp như vậy, nhiều hộ dân không chấp nhận giá đền bù trên nên dự án bị dây dưa kéo 
dài cho đến nay vẫn chưa triển khai thi công được. 
2.2.7 Thuế nhà đất 
Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công 
trình. Trong tình hình hiện nay, tạm thời chưa thu thuế nhà và chưa quy định về thuế 
nhà. Căn cứ pháp lý là Pháp lệnh thuế nhà, đất được ban hàng ngày 31/7/1992 và Pháp 
lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 19/5/1994 cùng với các văn bản 
hướng dẫn thi hành. Mục đích của Pháp lệnh thuế nhà, đất là để tăng cường quản lý 
Nhà nước đối với việc xây dựng và sử dụng nhà ở, khuyến khích các tổ chức, cá nhân 
sử dụng đất tiết kiệm phù hợp với Luật đất đai, động viên sự đóng góp của chủ sở hữu 
nhà và người sử dụng nhà, đất vào ngân sách Nhà Nước. 
2.2.8 Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất 
Đây là một sắc thuế nhằm điều tiết một phần thu nhập từ hoạt động chuyển 
quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất vào ngân sách nhà nước. Căn cứ pháp lý 
là Nghị định số 164/2003/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung trong Nghị định số 
152/2004/NĐ-CP. Theo quy định, khi các tổ chức kinh doanh có thu nhập từ hoạt 
động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất phải nộp 28% trên thu nhập 
17 
ròng từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất. Nếu tỷ lệ phần 
thu nhập ròng còn lại so với chi phí đầu tư để có quyền sử dụng đất trên 15% thì phải 
nộp thuế thu nhập bổ sung theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Trong thời gian gần đây, 
giá cả bất động sản liên tục tăng và ngày càng cách xa khung giá do UBND thành phố 
Hà Nội quy định, do đó tạo điều kiện cho nhiều tổ chức kinh doanh BĐS thu được siêu 
lợi nhuận từ hoạt động của mình. Do đó, thuế thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử 
dụng đất, quyền thuê đất nhằm điều tiết thu nhập, hạn chế đầu cơ đẩy giá đất tăng gây 
bất ổn thị trường. 
 Tuy nhiên, sắc thuế này cũng còn nhiều hạn chế như chỉ điều tiết thu nhập của 
các tổ chức kinh doanh có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng QSDĐ, quyền thuê 
đất. Còn đối với cá nhân thì chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc nộp thuế 
thu nhập từ hoạt động này, trong khi đó các giao dịch bất động sản hiện nay chủ yếu là 
giao dịch giữa những cá nhân với nhau, tình trạng đầu cơ đất gia tăng đẩy giá cả bất 
động sản liên tục tăng vì vậy thu nhập từ hoạt động này là rất lớn nhưng nhà nước chưa 
có sắc thuế để điều tiết một phần thu nhập này vào ngân sách, dẫn đến tình trạng đầu cơ 
đất gia tăng gây bất ổn thị trường. Ngoài ra, sắc thuế này quy định quá nhiều mức 
thuế gây khó khăn trong công tác tính thuế và hành thu thuế, phương pháp tính còn 
phức tạp. 
2.3 VẤN ĐỀ VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘ NG 
SẢN 
2.3.1 Huy động vốn từ khách hàng. 
Theo Luật Nhà ở (có hiệu lực từ ngày 1/7/2006) và Nghị định 90/2006/NĐ-CP 
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, chủ đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản chỉ được 
phép huy động vốn của khách hàng, đối tác khi đã hoàn thành hạ tầng dự án (với dự án 
khu đô thị mới) và hoàn thành móng (với dự án nhà ở riêng lẻ). Quy định này nhằm 
đảm bảo khả năng tài chính của chủ đầu tư với việc thực thi dự án và bảo vệ khách 
hàng là người mua bất động sản khỏi nguy cơ bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, trên thực 
tế, quy định này đã khiến các chủ đầu tư dự án bất động sản hết sức “đau đầu” khi tìm 
kiếm nguồn vốn đầu tư xây dựng dự án, bởi mỗi dự án bất động sản quy mô nhỏ cũng 
lên đến hàng trăm tỷ đồng; còn với các dự án trung bình cũng lên đến vài ngàn tỷ đồng. 
Với các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng (đa số ở quy mô 
nhỏ và vừa), nguồn vốn tự có khó có khả năng đảm bảo yêu cầu này. 
Để đối phó với quy định trên, chủ đầu tư các dự án bất động sản đã phải “lách 
luật” bằng các bản hợp đồng góp vốn, vay vốn của khách hàng, nhà đầu tư mà bản chất 
là các hợp đồng “bán nhà trên giấy”. Mặc dù từng bị coi là “bất hợp pháp”, nhưng sự 
tồn tại dai dẳng của các bản hợp đồng góp vốn, vay vốn của khách hàng (mà thực chất 
18 
là hợp đồng bán nhà trên giấy) để đầu tư vào các dự án bất động sản đã chứng minh sự 
“có lý” của cung - cầu của thị trường; rằng khách hàng thì cần nhà ở với mức giá hợp 
lý, còn chủ đầu tư cần vốn để phát triển các dự án bất động sản. 
Nghị định 71/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi 
hành Luật Nhà ở mà Chính phủ vừa ban hành cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở được 
huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của khách hàng phần nào giải quyết được bất 
cập trên. Nghị định quy định rõ các hình thức chủ đầu tư được phép huy động vốn để 
đầu tư xây dựng nhà ở (Điều 9, Chương II). Theo quy định của N ghị định 71/2010/NĐ-
CP, chủ đầu tư dự án phát triển khu nhà ở, dự án khu đô thị mới (chủ đầu tư cấp I) có 
thể huy động vốn đầu tư bằng 5 hình thức. Đó là, chủ đầu tư ký hợp đồng vay vốn của 
các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc phát hành trái phiếu theo quy định của pháp 
luật để huy động số vốn còn thiếu cho đầu tư xây dựng nhà ở; bên cho vay vốn hoặc 
bên mua trái phiếu không được quyền ưu tiên mua hoặc ưu tiên đăng ký mua nhà ở; 
Chủ đầu tư được phép ký hợp đồng góp vốn, hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu 
tư cấp II nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư 
cấp II; Chủ đầu tư được phép ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản 
hợp tác đầu tư với tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia góp vốn, 
hoặc bên tham gia hợp tác đầu tư chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ 
phiếu), hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận; 
Chủ đầu tư được phép ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp có chức năng 
kinh doanh bất động sản để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia hợp tác kinh doanh 
chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu), hoặc được phân chia sản phẩm 
là nhà ở theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là 
nhà ở; Chủ đầu tư huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các đối tượng được 
quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở thông qua hình thức ký 
hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. 
Theo đó Nghị định 71/2010/NĐ-CP là một bước tiến lớn cho các chủ đầu tư dự 
án bất động sản. Nó là cơ sở để khơi thông nguồn vốn cho hàng loạt các dự án bất động 
sản đang nằm im chờ vốn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cũng 
cho thấy những nguy cơ rủi ro rất lớn từ các hình thức huy động vốn này như: chất 
lượng nhà ở kém, thời hạn giao nhà chậm, chủ đầu tư đòi thêm tiền so với mức đã cam 
kết trong hợp đồng Đặc biệt, Khoản 3, điều 9, Chương II Nghị định này quy định các 
chủ đầu tư thứ cấp (ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ chủ đầu tư cấp I) 
nhận chuyển nhượng của chủ đầu tư cấp I cũng được phép huy động vốn ngay cả khi 
chưa có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký với chủ đầu tư cấp I có thể dẫn 
đến nguy cơ rủi ro lớn cho thị trường. Đó là các chủ đầu tư (cấp I và cấp II) có thể bí 
mật chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác mà khách hàng không biết, người tiêu 
19 
dùng chuyển nhượng vốn góp cho người khác nhưng không được pháp luật thừa 
nhận 
2.3.2 Huy động từ nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại. 
 Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại là nguồn vốn chủ yếu cho các dự 
án bất động sản, tuy nhiên kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 
01/03/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm 
phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội thì việc huy động vốn từ nguồn 
ngày trở nên khó khăn hơn nhiều. Theo quy định của chỉ thị này, tỷ trọng tín dụng cho 
vay phi sản xuất của từng ngân hàng phải giảm từ từ về mức 22% vào 30.6.2011 và 
giảm về mức 16% vào 31.12.2011. 
Có hai lý do khiến ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ tập trung giảm tín dụng 
cho vay BĐS. Lý do đầu tiên xuất phát từ cách tính hệ số an toàn vốn của các NHTM . 
Theo thông tư 13, hoạt động cho vay BĐS đang là một trong những hoạt động có hệ số 
rủi ro cao nhất, lên tới 250% khi tính hệ số an toàn vốn. Điều này khiến cho các NHTM 
có xu hướng giảm bớt tín dụng từ BĐS để ưu tiên cho vay đối với các lĩnh vực kinh 
doanh khác có mức độ an toàn hơn và có hệ số rủi ro thấp hơn. Lý do thứ hai là quy 
định của NHNN về việc tính cả các khoản trái phiếu doanh nghiệp vào dư nợ. Những 
trái phiếu mà các NHTM phát hành để tài trợ vốn cho các dự án BĐS cũng không nằm 
ngoài quy định này. 
Khi cung tín dụng từ NHTM cho BĐS bị thắt chặt, lãi suất cho vay ra phải tăng 
cao. Thời điểm đó các chủ đầu tư phải chịu lãi suất cho vay BĐS ở mức từ 20 – 25%. 
Lãi suất cao khiến cho chủ đầu tư khó có thể huy động được nguồn vốn để hoàn thiện 
các dự án đang triển khai, bởi dự án BĐS thường kéo dài ít nhất vài ba năm thì mới 
xong. 
Một điểm phổ biến là nhiều dự án BĐS có quy mô hàng ngàn tỉ đồng nhưng 
doanh nghiệp lại chỉ có vốn điều lệ vài trăm tỉ. Các doanh nghiệp lại thường có nhiều 
dự án gối đầu khác nhau, nên dòng tiền thu được từ việc bán dự án trước lại đem đi đặt 
cọc và đấu giá đất ở các dự án sau. Điều này khiến cho doanh nghiệp kinh doanh BĐS 
luôn có tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu ở mức rất cao. Theo số liệu Kiểm toán Nhà nước vào 
thời điểm cuối 2008 thì hệ số nợ tại tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 là 
30,53 lần; tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam 16,47 lần; tổng công ty Xây 
dựng Hà Nội 14 lần; tổng công ty Cơ khí xây dựng 7,06 lần... Cho đến hiện tại, những 
con số này chắc chắn vẫn khó giảm bởi tín dụng cho bất động sản của toàn hệ thống 
ngân hàng năm 2010 vẫn tăng tới 23,87% so với năm 2009. 
Không chỉ chủ đầu tư gặp khó khăn mà giới đầu cơ và người mua cũng gặp tình 
cảnh tương tự. Lãi suất cao, khiến người mua gặp áp lực huy động vốn khi phải đóng 
20 
tiền theo tiến độ hoàn thiện của các căn hộ. Cả nhu cầu của người dân và giới đầu cơ 
đều sụt giảm khiến cho thị trường BĐS gặp phải tình trạng đóng băng. Tình trạng đó 
khiến cho không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ điêu đứng mà cả các doanh nghiệp 
lớn gặp rất nhiều khó khăn trong 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_nghien_cuu_va_de_xuat_cac_giai_phap_tai_chinh_de_p.pdf