Tiểu luận Nghiên cứu về hàng hoá và những thuộc tính của nó

pdf 22 trang yenvu 20/08/2024 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nghiên cứu về hàng hoá và những thuộc tính của nó", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nghiên cứu về hàng hoá và những thuộc tính của nó

Tiểu luận Nghiên cứu về hàng hoá và những thuộc tính của nó
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
1 
Tiểu luận 
Nghiên cứu về hàng hoá và 
những thuộc tính của nó 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
2 
PHẦN MỞ ĐẦU 
 Hàng hoá đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Bất kỳ một hình thái xã hội 
nào cũng liên quan đến hàng hoá. Hàng hoá ra đời khi con người có sự phát triển nhất 
định. Đánh dấu cho sự ra đời của hàng hoá là sự hình thành các bộ lạc và bắt đầu trao 
đổi cho nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Bởi lẽ là một sinh vật sống con người cần có 
nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại  một cá nhân hay một nhóm người nào đó không thể tự 
sản xuất tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình. Để thoả mãn họ phải tự trao đổi 
với nhau. Vậy hàng hoá ra đời từ nhu cầu cấp thiết, không thể thiếu của cuộc sống. Từ 
chủ nghĩa Mác, đến Mác và sau Mác đã có rất nhiều lý luận, đã ra đời nhằm nghiên 
cứu một thứ vật chất đặc biệt đó là “hàng hoá”. 
 Với những thuộc tính của mình hàng hoá giữ một vai trò quan trọng trong sản 
xuất và lưu thông, hàng hoá là một “tế bào kinh tế” của xã hội tư bản. “Có nền kinh tế 
hàng hoá thì tất nhiên tồn tại cạnh tranhcạnh tranh là quy luật bắt buộc của nền kinh 
tế hàng hoá” vì vậy việc nghiên cứu về hàng hoá và những thuộc tính của nó là một 
việc quan trọng có ý nghĩa lí luận và thực tiễn đối với quá trình cạnh tranh. Đây chính 
là lí do mà nhóm 4 - Lớp KT002 lựa chọn đề tài này. Do vốn kiến thức cũng như kinh 
nghiệm thực tế còn hạn chế, bài làm của nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót. 
Kính mong thầy quan tâm, chỉ bảo để bài tiểu luận của nhóm 4 có thể hoàn thiện hơn. 
 Chúng em xin cảm ơn thầy. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
3 
A- PHẦN NỘI DUNG 
I- Hàng hoá và hai thuộc tính cơ bản của nó 
1. Khái niệm hàng hoá. 
 Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức 
kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Trong nền sản xuất hàng 
hoá tồn tại một phạm trù lịch sử đó chính là hàng hoá. Hàng hoá là sản phẩm của lao 
động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. 
 Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hoá như: hàng hoá thông 
thường, hàng hoá đặc biệt, hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình, hàng hoá tư nhân, 
hàng hoá công cộng 
- Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm. 
- Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, 
bác sĩ, nghệ sĩ 
 Hàng hoá có thể cho một cá nhân sử dụng hoặc nhiều người cùng sử dụng. 
Từ khái niệm trên cho thấy: 
 Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng 
hoá, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua 
bán trên thị trường. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
4 
 Karl Marx định nghĩa hàng hoá trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng 
thoả mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng 
hoá cần phải có: 
- Tính hữu dụng đối với người dùng 
- Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động. 
- Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm. 
2. Hai thuộc tính của hàng hoá 
 Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Giữa hai thuộc 
tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì 
không phải là hàng hoá. 
a. Giá trị sử dụng của hàng hoá. 
 Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu 
cầu nào đó của con người. 
- Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại 
- Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất 
 Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công 
dụng (tính có ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng 
VD: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi lại 
 Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (vật lý, hoá 
học) của vật thể hàng hoá đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì 
nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, việc phát hiện 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
5 
ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển 
của xã hội. 
VD: Ngày xưa than đá chỉ được dùng để nấu, sưởi ấm. Khi nồi súpde ra đời, than đá 
được dùng làm chất đốt, về sau nó cũng được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp 
hoá chất 
 Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc 
tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới, giá trị 
sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của 
cải. 
C.Mác viết: "giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng 
kể hình thái xã hội của của cải đó như thế nào" 
Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải 
là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho 
người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị 
sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử 
dụng hay tiêu dùng nó, khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. 
Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực thì nó phải được 
tiêu dùng. 
Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất. Đòi hỏi 
người sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản 
phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung 
và của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh 
nghiệp trong nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy, để định vị được sản phẩm 
của mình trong tâm trí khách hàng là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Để đứng vững 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
6 
trên thương trường, doanh nghiệp phải thường xuyên tạo ra sản phẩm có sự khác biệt 
và điều quan trọng là phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra do 
khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ mà công dụng của hàng hóa ngày càng đa dạng 
nên nhu cầu ngày càng tăng vì vậy các doanh nghiệp nên tính toán chuẩn bị lực lượng 
để đón đúng thời cơ. Bên cạnh công dụng và phẩm chất hàng hóa, nhà kinh doanh cần 
phải lưu tâm đến hình thức bao bì và nhãn hiệu hàng hóa. 
Dù trải qua không ít khó khăn nhưng một số doanh nghiệp trong nước đã mạnh 
dạn đổi mới trang thiết bị sản xuất, mẫu mã, chất lượng, marketing Họ thành công 
và khẳng định danh tiếng của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nổi bật trong ngành 
may mặc hiện nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn (Thai Tuan Group 
Corporation). Thành lập vào cuối năm 1993, Thái Tuấn không ngừng nỗ lực mở rộng 
hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc đầu tư xây dựng các nhà máy dệt, phân xưởng, 
nhà máy nhuộm cho đến việc thành lập và phát triển các chi nhánh, hệ thống 
Showroom, trung tâm thời trang và phân xưởng may. Tính đến nay, Thái Tuấn đã có 3 
chi nhánh, 8 Showroom, hơn 300 đại lý và trên 3.500 nhà phân phối trải đều trên toàn 
quốc. Cùng với việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh là sự phát triển 
mạnh mẽ về cơ sở vật chất máy móc thiết bị và đặc biệt là sự gia tăng nguồn lực con 
người. Bên cạnh việc tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản và 
Châu Âu, nguồn lực con người được Thái Tuấn chú trọng phát triển đáng kể thể hiện 
qua số lượng CB-CNV của công ty tính đến nay khoảng 1.300 người so với thời điểm 
ban đầu chỉ có 30 người. Được nhìn nhận như một trong những doanh nghiệp hàng 
đầu Việt Nam về lĩnh vực dệt may, Công ty Thái Tuấn đã góp phần làm thị trường đa 
dạng, phong phú hơn với rất nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm, điển hình là các 
dòng sản phẩm lụa, Silk thun, phi thun, voan, chất liệu cao cấp dành cho nữ 
sinh mang nhãn hiệu LENCII... được rất nhiều khách hàng biết đến và tin dùng, đặc 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
7 
biệt là dòng sản phẩm cao cấp như In digital, thêu và tơ tằm. Bên cạnh đó, Thái Tuấn 
cũng vừa cho ra mắt nhãn hiệu thời trang may sẵn cao cấp SILKI với các mẫu thiết kế 
trang phục gia đình và dạo phố dành cho các bạn gái trẻ và cả lứa tuổi trung niên. Phát 
triển và đổi mới theo từng giai đoạn phát triển và nhu cầu của xã hội, Cty Thái Tuấn 
đã đón đầu tung ra rất nhiều dòng sản phẩm đa dạng cung ứng cho thị trường trong và 
ngoài nước. 
Trong bất kỳ một xã hội nào, của cải vật chất của xã hội đều là một lượng nhất 
định những giá trị sử dụng. Xã hội càng tiến bộ, khoa học – kỹ thuật phát triển, phân 
công lao động xã hội ngày càng cao, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng 
giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất 
lượng giá trị sử dụng ngàng càng tăng. 
Ngoài những đặc điểm chung, hàng hoá vô hình (phi vật thể) còn có những đặc 
điểm sau: 
- Giá trị sử dụng không có hình thái vật thể (hữu hình) mà tồn tại dưới hình thái 
phi vật thể. 
- Hàng hoá vô hình là dịch vụ. Có hai loại dịch vụ cho sản xuất và dịch vụ cho 
tiêu dùng, trong đó dịch vụ cho tiêu dùng phát triển ngày càng nhiều, phục vụ 
trực tiếp người tiêu dùng (chữa bệnh, dạy học, cắt tóc, chăm sóc sức khoẻ, thẩm 
mỹ). Dịch vụ với tư cách là hàng hoá đang ngày càng đóng vai trò quan trọng 
đối với sản xuất và đối với đời sống hiện đại. 
Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị 
trao đổi. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
8 
b, Giá trị của hàng hoá 
Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan 
hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau. 
VD: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc. 
Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại 
có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một 
cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động (thời gian lao động và 
công sức lao động) do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá 
trị của hàng hoá. 
Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo trình kinh tế chính trị. Nếu 
xét nó trên quan điểm của trường phái hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hoàn 
chỉnh. 
Theo đó, đối tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm 
bảo cơ sở cho trao đổi. 
VD: Nhu cầu ăn và mặc có trong hai cá nhân A và B, trong lúc A sở hữu áo và B sở 
hữu gạo thì nhu cầu chung kia sẽ tạo tiền đề cho trao đổi, tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất 
nhiều yếu tố: vị thế, độ bức xúc nhu cầu, thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế 
tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định. 
Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hoá có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, 
khi người ta trao đổi hàng hoá cho nhau về thực chất là trao đổi lao động của mình ẩn 
dấu trong những hàng hoá ấy. Do vậy có thể nói, lao động hao phí để sản xuất ra hàng 
hoá là cơ sở chung cho việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hoá. Chất của giá 
trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
9 
trong đó, thì nó không có giá trị . Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng 
càng nhiều thì giá trị càng cao. 
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng 
hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản 
xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động. 
Lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian 
lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết. 
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một 
hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình 
độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ 
lao động trung bình trong xã hội đó. Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời 
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng 
giá trị của hàng hóa ấy. 
Nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa để xác định được giá cả của hàng hóa làm ra 
và tìm ra được những nhân tố tác động đến nó, từ đó có thể tìm ra cách để làm giảm 
giá cả sản xuất. 
Ví dụ: 
- Tăng năng suất, đầu tư khoa học công nghệ hiện đại... mà vẫn giữ nguyên hoặc 
làm tăng thêm giá trị để tiến tới cạnh tranh trên thị trường, đây chính là điều mà 
các nhà làm kinh tế luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận cao. 
- Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, cày ruộng có nhiều cách như tự cày, trâu 
cày hoặc máy cày. Tùy theo khả năng vốn của mỗi hộ nông dân mà chọn 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
10 
phương thức phù hợp, nhưng xu thế chung là sử dụng máy cày vì đây là phương 
thức cho hiệu quả cao nhất. 
- Trong trao đổi, mua bán hàng hóa nông sản, nông dân luôn muốn bán sản phẩm 
với giá cao. Nhưng đôi khi điệp khúc được mùa mất giá diễn ra thường xuyên. 
Vì vậy, họ áp dụng nhiều biện pháp tiên tiến để bán nông sản với giá cao nhất 
như đầu tư vào khâu bảo quản đợi giá cao thì bán, hoặc đa dạng hóa đầu ra như 
chế biến phơi khô, sấy khô... để sản phẩm có giá trị cao hơn... 
Cũng giá trị trao đổi mà chúng ta để cập ở trên, chẳng qua chỉ là hình thức biểu 
hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng 
thời, giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. gắn liền với 
kinh tế hàng hoá. Nó là một phạm trù lịch sử. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu 
hiện của giá trị. Giá trị là nội dung là cơ sở của giá trị trao đổi.Cũng chính vì vậy, giá 
trị là phạm trù chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hoá. 
c, Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá. 
Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa 
mâu thuẫn với nhau. 
 Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: 
 Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có 
giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng 
không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không 
khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao 
động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào 
của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hoá. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
11 
 Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá thể hiện ở chỗ: 
 Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải 
mặc, sắt thép, lúa gạo). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại 
đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức 
đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, 
lúa gạo... đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó). 
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về 
mặt không gian và thời gian. 
- Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước. 
- Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. 
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt 
buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới 
giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử 
dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không 
có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là 
một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. 
II- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 
 Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của 
người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất 
hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa. 
 C. Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản 
xuất hàng hóa. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
12 
1, Lao động cụ thể 
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề 
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng 
riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng. 
Có mục đích riêng: lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc 
thì mục đích của 2 loại lao động này là tạo ra sản phẩm quần áo và bàn ghế. 
Có đối tượng lao động riêng: người thợ may đối tượng là kim, chỉ, vải còn 
người thợ mộc là đục, mộc, đẽo. 
Có phương tiện riêng: người thợ may có công cụ là kéo, kim, chỉ, nút còn người 
thợ mộc thì có công cụ bào, đục, khoan, sơn 
Có phương pháp riêng: người thợ may dung phương pháp may còn người thợ 
mộc thì đục, đẽo, sơn  
Có kết quả riêng: kết quả thu được của người thợ may là quần áo để mặc, còn 
người thợ mộc là bàn, tủ để ngồi, để đồ. 
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể 
càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể 
hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học 
kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh 
trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. 
Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù 
vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
13 
kỳ hình thái kinh tế xã hội nào. Cần chú ý rằng, hình thức của lao động cụ thể có thể 
thay đổi. 
Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản 
xuất ra. Giá trị sử dụng của các vật thể hàng hóa bao giờ cũng do hai nhân tố hợp 
thành: vật chất và lao động. Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn 
tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người mà thôi. 
2, Lao động trừu tượng 
Lao động của người sản xuất hàng hóa, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức thần 
kinh và sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của 
nó như thế nào, thì gọi đó là lao động trừu tượng. 
Lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao 
động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy 
sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp 
thịt và sức thần kinh của con người. Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí 
đồng chất của con người. 
Ví dụ: Người thợ may phải bỏ sức lao động chân tay thì người thiết kế ra sản 
phẩm điện thoại Iphone thì phải bỏ ra trí tuệ, tiêu hao chất xám để tạo ra sản phẩm. 
C.Mac viết “Nếu như không kể đến tính chất cụ thể của hoạt động sản xuất và 
do đó đến tính có ích của lao động thì trong lao động ấy còn lại sự tiêu phí sức lao 
động của con người”. 
Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức lực của con người xét về mặt sinh lý, 
nhưng không phải sự hao phí sức lao động nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu 
tượng. Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do mục đích của sản 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
14 
xuất là để trao đổi. Từ đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn 
rất khác nhau, không thể so sánh được với nhau thành một thứ lao động đồng chất có 
thể trao đổi với nhau, tức lao động trừu tượng. 
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. 
Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đổi thì cũng không cần phải quy các 
lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù 
lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa. 
Cần lưu ý, ở đây không phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động 
của người sản xuất hàng hóa, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động 
cụ thể, vừa là lao động trừu tượng. Và giữa hai mặt này có nhũng mâu thuẫn như sau: 
- Lao động trừu tượng là biểu hiện của lao đông xã hội, vì dù bạn đang làm bất 
cứ ngành gì bạn cũng phải hao phí sức lực. 
- Lao động cụ thể đại diện cho lao động tư nhân, lao động trừu tượng đại diện 
cho lao động xã hội. 
Nếu lao động cụ thể chỉ là một trong hai nhân tố tạo thành giá trị sử dụng, thì 
lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của mọi 
hàng hóa chỉ là sự kết tinh của lao động trừu tượng. 
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa rất to 
lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học 
thực sự. Giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận 
động trái ngược khi khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối 
lượng giá trị của nó giảm xuống. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
15 
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính chất tư nhân và tính 
chất xã hội của người sản xuất hàng hóa 
Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Là việc 
riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy có tính chất 
tư nhân và lao động cụ thể của họ sẽ là biểu hiện của lao động tư nhân. 
Đồng thời lao động của mỗi người sản xuất hàng hóa, nếu xét về mặt hao phí 
sức lực nói chung, tức là lao động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của xã hội 
thống nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội. 
Khi khẳng định, phân công lao động xã hội là điều kiện tồn tại của sản xuất 
hàng hóa, C.Mác đồng thời chỉ rõ rằng trong các công xã ở Ấn Độ và trong các công 
xưởng hiện đại, tuy lao động đã có sự phân công xã hội, nhưng các sản phẫm lao động 
không trở thành hàng hóa vì “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và 
không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với như những hàng hóa” 
Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản 
xuất hàng hóa. Họ làm việc cho nhau, thông qua trao đổi hàng hóa. Việc trao đổi hàng 
hóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động 
chung đồng nhất - lao động trừu tượng. Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của 
lao động xã hội. 
Chúng ta biết rằng lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: lao động cụ 
thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể sản xuất ra giá trị sử dụng của hàng hóa 
mang tính chất tư nhân, vì sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai là 
do từng người sản xuất tự quyết định. Nhưng giá trị sử dụng của hàng hóa lại là giá trị 
sử dụng cho người khác, tức là giá trị sử dụng xã hội. Muốn moi được tiền trong túi 
của những người chủ tiền thì giá trị sử dụng phải đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của họ, 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
16 
nên lao động tư nhân này phải là một khâu của lao động tổng thể, là một khâu của hệ 
thống phân công lao động xã hội tự phát. Mặt khác, mỗi lao động tư nhân, có ích và 
đặc thù này có thể trao đổi với bất kỳ loại lao động tư nhân , có ích và đặc thù khác, 
do đó, được coi là ngang với thứ lao động tư nhân ấy. Sự ngang giá ấy chỉ có thể thấy 
được khi ta quy các lao động tư nhân, cụ thể đó thành tính chất chung của chúng là sự 
tiêu phí sức lao động của con người, là lao động trừu tượng của con người. Bởi vậy, 
lao động trừu tượng mang tính chất xã hội 
Xét trong phạm vi cả xã hội thì lao động của mỗi người lao động cá thể hay mỗi 
người lao động tổng thể ấy trước hết biểu hiện ra là lao động tư nhân, sản phẩm được 
tạo ra trước hết biểu hiện ra là lao động tư nhân, sản phẩm tạo ra trước hết thuộc 
quyền sở hữu của mỗi tư nhân đó (không kể các yếu tố đầu vào của họ hay họ đi vay, 
đi thuê) và chỉ thong qua trao đổi lao động tư nhân đó mới biểu hiện thành lao động xã 
hội, mới chứng tỏ lao động tư nhân đó được xã hội thừa nhận hay không 
Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội không phải 
là hai lao động khác nhau, mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất. 
Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ 
bản của “ sản xuất hàng hóa”. Mâu thuẫn này biểu hiện: 
- Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không 
phù hợp vơi nhu cầu của xã hội (hoặc không đủ cung cấp cho xã hội hoặc vượt 
quá nhu cầu của xã hội...). Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội, sẽ có một 
số hàng hóa không bán được, tức không thực hiện được giá trị. 
- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao 
phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận. Khi đó hàng hóa cũng không bán 
được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
17 
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu 
thuẫn trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất 
hàng hóa vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng “sản xuất 
thừa”. 
III- Ý nghĩa nghiên cứu 
Đem lại cho học thuyết lý luận giá trị lao động một cở sở khoa học thật sự. Các 
nhà kinh tế học trước Mác cho rằng Lao động tạo ra giá trị, nhưng không biết mặt lao 
động nào tạo ra giá trị. C. Mác phát hiện ra mặt lao động trừu tượng của người sản 
xuất hàng loạt ra giá trị hàng hoá. 
- Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mác đã 
giải thích được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư, phân tích được bản chất 
bất biến và tư bản khả biến... Do đó, đem lại cơ sở khoa học vũng chắc học 
thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tích luỹ, học thuyết tái sản xuất 
- Xác định được chất của giá trị là do lao động trừu tượng kết tinh, biểu hiện 
quan hệ xã hội và là một phạm trù lịch sử. 
- Xác định được lượng của giá trị là lượng lao động trung bình hay thời gian lao 
động xã hội cần thiết. 
- Xác định được hình thái biểu hiện của giá trị phát triển từ thấp tới cao, từ hình 
thái giản đơn đến hình thỏi mở rộng, hình thái chung và cuối cùng là hình thái 
tiền. 
- Xác định được quy luật giá trị- quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá. Quy luật 
này đòi hỏi người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải đảm bảo thời gian lao 
động xã hội cần thiết. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
18 
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất to 
lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học 
thực sự, giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận 
động trái ngược: khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng 
giá trị của nó giảm xuống 
Xuất phát từ nhũng mâu thuẫn như vậy! Do đó việc nghiên cứu ý nghĩa hai mặt của 
lao động sản xuất hàng hóa là vô cùng cần thiết: 
- Từ nghiên cứu về hai mặt lao động ta biết là một hàng hóa muốn xã hội chấp 
nhận thì nó phải phù hợp với nhu cầu thị hiếu và có hao phí lao động thấp hơn 
hay bằng hao phí lao động xã hội. Do vậy việc nâng cao năng suất, đầu tư máy 
móc thiết bị, tăng maketing, tìm hiểu thị trường là những biện pháp đề lên hàng 
đầu 
- Còn trong dài hạn thì yếu tố quyết định nhất vẫn là trình độ tay nghề của người 
lao động. Vận dụng lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith cho phép ta suy 
luận đến giải pháp cuối cùng là nâng cao dân trí, cải thiện giáo dục, đầu tư mới 
cho giáo dục. Xem giáo dục là gốc cho cả quá trình. 
Ngoài việc đề ra các biện pháp nâng cao năng suất, cải thiện nền kinh tế. Việc 
nghiên cứu này còn có ý nghĩa quan trọng hơn là giúp ngăn ngừa nguy cơ cuộc khủng 
hoảng thừa của nền kinh tế. 
Giải thích cho ý nghĩa này: Để hàng hóa được chấp nhận trong thị trường cạnh 
tranh thì giá trị sử dụng của nó phải được mọi người chấp nhận và có nhu cầu. Song 
song đó là hao phí sức lao động của hàng hóa đó được xã hội chấp nhận. Khi nghiên 
cứu tính chất này tức là mục đích ta nhắm đến những mục tiêu. Do đó đứng ở tầm vi 
mô mà nói thì doanh nghiệp thu được lơi nhuận, dẫn đến sản xuất điều độ, giá cả ít 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
19 
biến động tăng cao, làm cho người tiêu dùng luôn chấp nhận sản phẩm. Đứng về tầm 
vĩ mô mà nói thì nền kinh tế hoạt động một cách vững vàng. Hàng hóa ít có hiện 
tượng thừa thải, mức giá chung ít biến động tăng cao. Kết hợp hai ý trên lại ta chống 
được khủng hoảng thừa (thừa hàng hóa nhưng thiếu sức mua). 
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, để tăng 
khả năng cạnh tranh bình đẳng trong môi trường tự do thương mại thế giới đòi hỏi các 
nhà sản xuất phải: 
- Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hóa, đáp ứng nhu cầu 
đa dạng và phong phú của xã hội 
- Phải coi trọng hai thuộc tính của hàng hóa để không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo 
ra hàng hóa phong phú đa dạng cả về số lượng, chất lượng để đáp ứng nhu cầu 
của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để tạo động lực cho sự phát triển 
sản xuất kinh doanh, buộc nhà sản xuất phải chủ động sáng tạo, nhạy bén trong 
tổ chức quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sản xuất, nâng cao năng 
suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đẹp hơn, giá cả ổn định, có thể 
hạ giá thành để giành ưu thế trên thị trường 
- Phải vận dụng hai thuộc tính hàng hóa bằng các quy định về kinh tế, qui định 
nhà sản xuất sao cho phù hợp trên cơ sở khoa học nhằm thực hiện có hiệu quả 
những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra ở đại hội XI của Đảng phấn đấu đến 
2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
20 
B- KẾT LUẬN 
 Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ mục tiêu “ Đưa nước ta thành một nước công 
nghiệp vào năm 2010. Để đạt được mục tiêu đề ra điều đó không phải là dễ trước hết 
chúng ta phải nắm vững cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin đồng thời vận dụng 
những sáng tạo vào thực tế để đạt hiệu quả cao. 
 Trong thời đại ngày nay khi nền kinh tế thị trường đang nắm vị trí độc tôn nó 
gắn chặt với hàng hoá. Cùng với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại hàng hoá đã 
biến tướng vô cùng đa dạng. Vì vậy việc nghiên cứu về hàng hoá và những thuộc tính 
của nó là một việc quan trọng và cần thiết. Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải có 
những cách nhìn nhận về hàng hoá một cách đầy đủ và chính xác nhất để định hướng 
phát triển cho đất nước ta trước thời đại mới. Đặc biệt việc nắm vững những lí luận về 
kinh tế hàng hoá có vai trò quan trọng góp phần vận dụng một cách hiệu quả các chính 
sách kinh tế - xã hội, để sự phát triển của đất nước ta thực sự do con người và vì con 
người. 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
21 
Tài liệu tham khảo 
1 Giáo trình kinh tế chính trị 
2 Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. 
Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh 
3 Bộ Tư bản tập I của Lênin – NXB Mosswom 
4 Học thuyết - Hàng hoá và tiền tệ của CacMac 
5 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX 
6 
Tiểu Luận Nhóm IV - Lớp KT002 
22 
MỤC LỤC 
 
A- Phần mở bài ................................................................................ Trang 1 
B- Phần nội dung ............................................................................. Trang 2 
I- Hàng hoá và hai thuộc tính cơ bản của nó........................................ Trang 2 
1, Khái niệm hàng hoá ...................................................................... Trang 2 
2, Hai thuộc tính của hàng hoá ........................................................... Trang 3 
a, Giá trị sử dụng của hàng hoá ........................................................... Trang 3 
b, Giá trị của hàng hoá ...................................................................... Trang 7 
c, Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá................................... Trang 9 
II- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá ................................. Trang 10 
1, Lao động cụ thể .......................................................................... Trang 11 
2, Lao động trừu tượng.................................................................... Trang 12 
III- Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................... Trang 16 
C- Kết luận .................................................................................... Trang 19 
Tài liệu tham khảo .......................................................................... Trang 20 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_nghien_cuu_ve_hang_hoa_va_nhung_thuoc_tinh_cua_no.pdf