Tiểu luận Nghiên cứu về súng tiểu liên AK và kỹ thuật sử dụng

docx 17 trang yenvu 12/11/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Nghiên cứu về súng tiểu liên AK và kỹ thuật sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nghiên cứu về súng tiểu liên AK và kỹ thuật sử dụng

Tiểu luận Nghiên cứu về súng tiểu liên AK và kỹ thuật sử dụng
lOMoARcPSD|18766849
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
-------------------------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HP2 GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NGHIÊN CỨU VỀ SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG
Sinh viên: Nguyễn Lệ Thục Anh Mã số sinh viên: 1756100004 Lớp: Thông tin đối ngoại K37
MỞ ĐẦU
AK-47 là một trong những vũ khí cá nhân thông dụng nhất của thế kỷ 20, do Mikhail Timofeevich Kalashnikov vẽ kiểu hoàn chỉnh vào năm 1947. Tên súng là viết tắt của "Avtomat Kalashnikova mẫu năm 1947", được Quân đội Xô viết sử dụng phổ biến vào năm 1949 và nhanh chóng trở thành loại vũ khí được ưa chuộng nhất bởi tính thông dụng, sự linh động, độ chính xác cao và chứa được nhiều đạn. Cho đến thời điểm hiện tại, AK-47 và các phiên bản của nó là thứ vũ khí tra chuộng tại các nước nghèo và trong chiến tranh du kích bởi chi phí thấp và độ tin cậy rất cao trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn của loại súng này làm cho nó trở thành loại vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới.
Giai đoạn sản xuất ban đầu đã có những khó khăn. Trong mẫu súng đầu tiên, tấm kim loại mỏng của bộ phận đầy khóa nòng lùi bị bật ra. Khó khăn cũng xuất hiện khi thanh dẫn hướng được hàn thường gây ra nhiều hiện tượng trượt lẫy. Những nhà chế tạo không dừng lại, họ thay tấm kim loại mỏng có tác dụng giảm giật bằng một khối kim loại nặng hơn. Quá trình thay thế này gây nên một số tốn kém nhưng khi sử dụng bộ phận đẩy về bằng tay của khẩu Mosin – Nagant trước đây, nó vẫncông lại và thay thế vào đó.
Một khi những khó khăn trong sản xuất đã được khắc phục, phiên bản thiết kế lại có tên AKM : M nghĩa “hiện đại hoá” hoặc “nâng cấp” được đưa vào sản xuất và trang bị năm 1959.Mô hình mới này sử dụng tấm kim loại che bộ phận đẩy về hình vát nghiêng, khuyết cạnh trên vị trí cuối nòng súng, lắp thêm bộ phận giảm giật ở miệng nòng. Ngoài ra, bộ phận hãm búa đập được chế thêm để ngăn vỏ đạn không bắn vào xạ thủ khi chốt khóa nòng liên tục đóng mở trong chế độ bắn nhanh, tự động điểm hỏa. Đây là cũng là điều đôi khi xem như "giải pháp tình thế", hoặc là một "sự đánh đổi", có ảnh hưởng làm giảm nhịp bắn mỗi
phút trong chế độ bắn tự động. Nó cũng làm cho súng nhẹ đi gần một phần ba so với mẫu trước đó. Vào năm 1978, Liên bang Xô Viết bắt đầu thay AK-47 và AKM của họ bằng súng trường thiết kế mới hơn: khẩu AK-74. Loại súng trường mới này và đạn chỉ bắt đầu được xuất khẩu tại các quốc gia Đông Âu khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và nhiều cách lý giải khác nhau về đề tài này, nhưng chưa thực sự nhất quán về nội dung cũng như có đủ tính cập nhật. Sau quá trình học tập và tìm hiểu kĩ hơn về đề tài này, tôi nhận thấy được tính cấp thiết trong việc cần cập nhật, bổ sung và hoàn thiện nghiên cứu nội dung đã nêu trên. Bởi lẽ đó, trong bài thu hoạch này, tôi sẽ trình bày rõ hơn những kiến thức đã được tiếp thu của mình về súng tiểu liên AK và kỹ thuật sử dụng nó.
NỘI DUNG
SÚNG TIỂU LIÊN AK
Tính năng
Tốc độ bắn lý thuyết: 600 phát/phút
Tốc độ bắn trong chiến đấu: 40 phát/phút khi bắn phát một và 100 phát/phút khi bắn liên thanh.
Chế độ điềm xạ 2 phát liên tiếp: Do cấu tạo của súng không có chế độ điểm xạ 3 phát liên tiếp nhưng do nhịp bắn chậm hơn hai loại súng này nên xạ thủ có thể tập luyện việc bóp cò, nhả có đúng lúc để hai viên đạn liên tiếp được bắn ra. Phương pháp này được nhiều xạ thủ giỏi của Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng lần đầu trong Chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, và hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trên thế giới mà không phụ thuộc vào tính năng của súng. Một xạ thủ cấp I có thể bắn điểm xạ hai viên AK-47 trúng bia số 7 ở khoảng cách 100m với hai điểm chạm chỉ cách nhau 10 đến 15cm.
Tầm bắn hiệu quả:
Chế độ bắn từng viên: 800m
Chế độ bắn liên thanh: 400m (góc tà bằng 0 hoặc góc tà dương không quá 10 độ); 200m (góc tà âm không quá 15 độ), có độ chụm cao nhất ở 300m với góc tả bằng 0.
Trong thực tế thì loại súng này thường được đặt thước ngắm ở cự ly 300m tương ứng với tầm bắn thẳng và xạ thủ tự chỉnh đường ngắm đúng lên trên hoặc xuống dưới so với mục tiêu tùy theo mục tiêu ở trong hay ngoài khoảng cách này. Những xạ thủ giỏi thường cảm nhận được mức độ nảy lên của nòng súng khi điểm hỏa để điều chỉnh lực giữ súng trên ốp che tay cho phù hợp, bảo đảm loạt đạn bắn ra có độ tản mát nhỏ nhất.
Ưu điểm chính của AK-47 chính là thiết kế đơn giản, kích thước nhỏ gọn và dễ sản xuất đại trà. Khẩu súng có chi phí sản xuất thấp, dễ lau chùi và bảo trì; đồng thời độ bền và độ tin cậy cao của nó đã trở thành huyền thoại. Khẩu AK-47 ban đầu được thiết kế sao cho nó dễ dàng được sử dụng và sửa chữa bởi các binh sĩ Liên Xô đóng quân ở vùng Bắc Cực - đôi bàn tay họ phải mang những chiếc găng tay chống rét. AK có piston trích khí lớn, độ rơ rộng giữa các bộ phận chuyển động, ngay cả trong trường hợp các chuẩn mực chế tạo bị giảm so với thiết kế vẫn cho phép súng có thể chịu đựng được một lượng lớn tạp chất khi không có điều kiện bảo dưỡng định kỳ. Điều này làm cho độ chính xác trở nên kém tin cậy hơn, các dung sai lớn hơn của các phát bắn cũng không cần phải để ý khi người ta cần "khoan nhiều lỗ” trên một mục tiêu. Đây là ảnh hưởng của học thuyết bộ binh Liên Xô trong thời gian đó, khi những súng trường được hiểu là một phần của sự tập tung hỏa lực bộ binh tầm gần chứ không phải độ chính xác đối với tầm xa. Tuổi tho của khẩu AK-47 dao động từ 20 đến 40 năm tùy theo môi trường sử dụng vào bảo trì.
Đặc điểm cấu tạo
Một số đặc điểm cấu tạo của AK-47:
Rãnh xoắn: 4 rãnh, bước xoắn: 235mm.
Thước ngắm nằm ở phía đầu hộp khóa nòng (một số biến thể bố trí
cuối hộp khóa nòng), có thể điều chỉnh dễ dàng bằng con chạy, được đúc liền với vai ngắm phía sau. Trên vai ngắm xẻ một khe ngắm hình chữ V ở chính giữa.
Đầu chỉ thị điểm ngắm có hai vách bảo vệ, có thể vặn vít lên cao,
xuống thấp để hiệu chỉnh chi tiết về tầm bắn khi bắn chỉnh súng. Đầu ngắm được đặt trên một bệ đầu có chốt ngang dùng để chỉnh hướng. Khi đã chỉnh đúng hướng bắn, chốt này được cố định.
Lỗ trích khí ngang 1/3 nòng súng tính từ ngoài vào.
Hệ thống thoi đấy (piston) liền khối với khóa nòng.
Búa đập quay, có lấy hãm để bắn từng viên.
Thoi móc đạn kiều rãnh xoay có tác dụng kéo vỏ đạn khỏi buồng đạn. Khi khóa nòng bị lực của khí trích đẩy lùi hoặc người bắn dùng tay kéo khóa
nòng lùi, móc đạn vừa xoay vừa kéo vỏ đạn ra, lực kéo phân chia đều và xoay quanh vành vỏ đạn. So với cơ chế kéo thẳng vào vành vỏ đạn tại một điển ở một số loại súng, cách xoay kéo vỏ đạn này làm giảm tối đa hiện tượng tắc đạn do không hất được vỏ đạn ra khỏi buồng đạn.
Chuyển động của súng
Đặt cần định cách bắn và khóa an toàn ở vị trí bắn liên thanh, lên đạn, bóp cò, búa đập vào kim hỏa, khi đầu đạn vừa đi qua lỗ trích khí thuốc lên thành nòng súng, một phần khí thuốc qua khâu chuyện khí thuốc đạp vào mặt thoi làm bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn nhờ có mấu hất vỏ đạn, vỏ đạn được tống ra ngoài, mấu giương búa đè búa ngã về sau, lò xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng và khóa nòng lùi hết mức, lò xo đẩy về giãn ra làm cho bệ khóa nòng và khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng súng, búa đập vào kim hỏa, đạn nổ, mọi hoạt động của súng lặp lại như ban đầu. Vẫn bóp cò đạn nổ tiếp, ngừng bóp cò đạn không nổ, nhưng viên đạn tiếp theo đã vào buồng đạn. Súng ở tư thế sẵn sàng bắn tiếp.
Nếu cần an toàn và định cách bắn đặt ở vị trí bắn phát một thì khi bóp có chỉ một viên đạn nổ và muốn bắn tiếp theo phải thả cò ra, rồi lại bóp cò đạn mới nổ.
LÝ THUYẾT BẢN SÚNG TIỂU LIÊN AK
Ngắm bắn
Ngắm bắn là xác định góc bắn cho súng để đa quỹ đạo của đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
Định nghĩa về ngắm bắn
Đường ngắm cơ bản: là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên của khe thước ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.
Điểm ngắm đúng: là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo của đường đạn sẽ đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
Đường ngắm đúng: là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng thăng bằng.
Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn
Đường ngắm cơ bản sai thực chất là sai lệch về góc bắn và hướng bắn. Sai lệch này ảnh hưởng rất lớn đến trúng đích, cụ thể:
+ Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp hơn điểm chính giữa mép trên khe thước ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp hơn điểm định bắn trúng và ngược lại.
+ Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái điểm chính giữa mép trên khe thước ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch sang trái điểm định bắn trúng và ngược lại.
Cách tính độ sai lệch đường ngắm cơ bản: Độ sai lệch được tính theo công thức:
ĐSL = ĐSLĐNCB * D: ĐNG
ĐSL: Độ sai lệch
ĐSLĐNCB: Độ sai lệch đường ngắm cơ bản D: Cự ly bắn
ĐNG: Đường ngắm gốc
Như vậy độ sai lệch trên mục tiêu tỷ lệ thuận với độ sai lệch đường ngắm cơ bản và tỷ lệ nghịch với đường ngắm gốc.
Điểm ngắm sai: Khi đường ngắm cơ bản chính xác, mặt súng thăng bằng nếu ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.
Mặt súng không thăng bằng: Khi bắn có đường ngắm đúng nhưng mặt súng không thăng bằng sẽ làm trục nòng súng lệch khỏi mặt phẳng bắn và làm góc bắn nhỏ lại, dẫn tới tầm bắn giảm; đồng thời làm cho đường đạn lệch sang phía bị nghiêng. mặt súng nghiêng bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu lệch về bên đó và thấp xuống.
Động tác bắn súng tiểu liên AK
Động tác nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn:
Động tác bắn không tì
Động tác chuẩn bị bắn:
Khẩu lệnh: “Mục tiêu...nằm chuẩn bị bắn!”
Động tác: Người bắn xách súng lên ngang thắt lưng, nòng súng chếch lên trên về trước hợp với thân người một góc 45 độ.
Cử động 1: Chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, chân trái dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót sang trái để người hướng theo hướng bàn chân phải.
Cử động 2: Chồng bàn tay trái xuống đất trước bàn chân phải khoảng 20cm, mũi bàn tay hướng chếch về phía bên phải phía sau, thứ tự đặt cánh tay, khuỷu tay trái, đùi trái xuống đất.
Cử động 3: Tay phải lao súng về phía trước, đồng thời bàn tay trái ngửa đỡ lấy thân súng khoảng dưới thước ngắm, duỗi chân phải về sau, người nằm úp xuống đất, hai bàn chân mở rộng bằng vai, hai mũi bàn chân hướng sang hai bên người nằm chếch so với hướng bắn một góc 30.
Động tác lắp đạn: Tay phải rời ốp lót tay, dùng ngón cái tay phải đẩy lẫy giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn không có đạn ở súng trao tay trái. Ngón giữa và ngón áp út tay trái kẹp giữ hộp tiếp đạn vào mép phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào trong người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất.
Tay phải mở túi đụng hộp tiếp đạn, lấy hộp tiếp đạn có đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn không có đạn vào túi đựng hộp tiếp đạn.
Dùng ngón tay cái đẩy cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí bắn phát 1 hoặc liên thanh, đồng thời kéo bị khoá nòng về phía sau hết cỡ rồi thả tự nhiên đề lò xo đẩy về đẩy mạnh bị khoá nòng về phía trước, khoá nòng đẩy đạn vào buồng đạn, gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí an toàn. Tay phải nắm tay cầm trên súng, ngón trỏ đuôi đặt ra ngoài vành cò, mặt súng hướng lên trên. Mắt luôn quan sát mục tiêu chờ lệnh.
Động tác bắn:
Đang ở tư thế nằm chuẩn bị bắn; để thực hành bắn trúng mục tiêu người bắn phải thực hiện các động tác: Giường súng, ngắm, bóp cò.
Động tác giường súng:
+ Trước khi giường súng phải lấy thước ngắn, động tác như sau: Tay trái nắm lấy ốp lót tay dưới, giữ súng để mặt súng hướng lên trên. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hầm cữ thước ngắm xê dịch cho nếp trước cữ thước ngắm khớp vào vạch khác thước ngắm cần lấy. Muốn lấy thước ngắm chữ “n” bóp then hãm của thước ngắm, kéo cữ thước ngắm về sau hết mức, thả tay ra rồi đấy cữ thước ngắm về sau hết mức, thả tay ra rồi đầy cữ thước ngắm về trước nghe thấy tiếng “tách” là được. Sau đó tay phải gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về đúng vị trí đã định.
Trường hợp lấy thước ngắm ban đêm: Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hãm cữ thước ngắm kéo hết cỡ về sau, sau đó đẩy nhẹ núm cũ lên trên nghe “tách” ta được thước ngắm chữ “n”, tiếp tục bóp núm cũ đẩy nhẹ lên
trên cho núm cữ rời khỏi khắc mắc chữ “n” buông tay ra, thấy mắc hoặc nghe tiếng , tiếp tục làm như vậy lần 2 ta được thước ngắm 1; từ thước ngắm 1 trở đi cứ mỗi lần đẩy núm cữ lên trên nghe một tiếng “tách” là tăng một thước ngắm.
Tay trái ngửa nắm ốp lót tay dưới hoặc nắm hộp tiếp đạn, tuỳ theo tay dài, ngắn của từng người và tư thế bắn. Khi nắm ốp lót tay dưới, bàn tay ngửa, ốp lót tay dưới nằm trong lòng bàn tay, ngón tay cái duỗi thẳng hoặc cong tự nhiên, 4 ngón tay khép kín cùng với ngón tay cái nắm chắc ốp lót tay (với súng AKM, các ngón con bám vào gờ nổi bên phải ốp lót tay . Khi nắm hộp tiếp đạn, hổ khẩu tay đặt phía sống hộp tiếp đạn các ngón tay và ngón cái nắm chắc hộp tiếp đạn; má phải cẳng tay trái sát với má trái hộp tiếp đạn, cẳng tay hợp với mặt phẳng địa hình một góc khoảng 40 độ - 60 độ.
Tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, về nắm tay cầm, hổ khẩu tay cầm chính giữa phía sau tay cầm, đặt cuối đốt thứ nhất đầu đốt thứ hai của ngón trỏ vào tay cò. Kết hợp hai tay nâng súng lên, đặt phần trên đế báng súng vào hõm vai, 2 khuỷu tay chống xuống đất rộng bằng vai. Nhìn sơ qua đường ngắm thấy súng chưa đúng hướng thì dịch chuyển cả thân người để chỉnh súng vào mục tiêu, không dùng tay để điều chỉnh làm động tác giữ súng không tự nhiên, gò bó.
Động tác ngắm:
+ Khi lấy đường ngắn, má phải áp sát báng súng với lực vừa phải để đầu người ít bị rung động, không gối má vào báng súng làm mặt súng nghiêng, khi bắn liên thanh dễ làm súng tụt dần xuống.
+ Khi ngắm: Mắt trái nheo tự nhiên, dùng mắt phải để ngắm hoặc có thể mở cả 2 mắt nhưng tập trung thị lực vào mắt ngắm nhìn qua khe ngắm đến đầu ngắm lấy đường ngắm cơ bản, rồi đưa đường ngắm cơ bản đến điểm định ngắm trên mục tiêu.
Động tác bóp cò:
+ Trước khi bóp cò phải làm động tác nín thở để làm cho người và súng bớt rung động, có thể hít vào hoặc thở ra một ít rồi nín thở.
+ Bóp cò: Dùng lực độc lập của ngón trỏ để bóp cò từ từ, êm, đều từ trước về sau theo trục nòng súng, cho đến khi đạn nổ; không tăng có đột ngột trong quá trình bóp cò, không bóp qua nhanh, lam rung động băn không chính xác. Muốn bắn liên thanh từ 2 – 3 viên, khi bóp có phải bóp hết cỡ sau đó thả từ từ. Không bóp quá nhanh, mạnh, thả cò quá vội hoặc nháy cò đều dẫn đến bắn phát một.
+ Chú ý: Khi đang bóp cò thấy đường ngắm sai lệch, ngừng bóp cò để hiệu chỉnh mới tiếp tục bóp cò; không bóp cò vội vàng chớp thời sẽ làm súng đột nhiên bị rung động băn không đạt kết quả cao.
Động tác thối bắn:
- Thôi bắn tạm thời:
+ Khẩu lệnh: “Ngừng bắn!”.
Người bắn làm động tác như sau: Đang bắn hạ súng xuống, khoá an toàn hai tay giữ súng như khi chuẩn bị bắn, mắt quan sát mục tiêu. Nếu súng hết đạn phải thay hộp tiếp đạn.
Thôi bắn hoàn toàn:
+ Người bắn làm động tác như sau: Ngón trỏ tay phải thả cò súng ra. Hai tay hạ súng xuống. Tay phải tháo hộp tiếp đạn ở súng trao cho tay trái, ngón giữa và ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đại quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất.
Tay trái vẫn giữ súng, mặt súng hướng lên trên, tay phải kéo bị khoá nòng từ từ về sau, ngón trỏ lướt trên cửa thoát vỏ đạn, các ngón con khép lại chắn cửa lắp hộp tiếp đạn để đở vên đạn từ trong buồng đạn thoát ra.
Lắp viên đạn vừa táo ở súng ra vào hộp tiếp đạn, bắp chết cò, khoá an toàn. Lấy hộp tiếp đạn không có đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn có đạn vào trong túi động.
Động tác đứng dậy:
Động tác đứng dậy:
+ Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay, hơi nghiêng người sang trái, co chân trái lên, đầu gối ngang thắt lưng đồng thời tay phải đưa sủng về đặt trên đùi trái, hộp tiếp đạn quay sang phải, bàn tay phải thu về úp dưới ngực.
+ Cử động 2: Phối hợp sức tay trái và hai chân nâng người đứng dậy, xoay mũi bàn chân phải về trước, chân phải bước lên 1 bước, bàn chân ngang với mũi bàn tay trái đồng thời nâng người đứng dậy.
+ Cử động 3: Dùng gót bàn chân làm trụ, xoay mũi bàn chân sang phải sao cho bàn chân hợp với hướng bắn một góc 22,50; chân trái kéo lên ngang bàn chân phải về tư thế đứng nghiêm, làm động tác sách súng hoặc mang súng.
Động tác đứng dậy vận dụng: Trong chiến đấu ta có thể vận dụng đứng dậy bằng cánh thứ hai vợt tiến bằng 2 cử động sau:
+ Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay đưa súng về sau, gập cánh tay về phía thân người (nắm tay ngang vai phải, bàn tay phải nắm súng, khuỷu tay đặt ngoài súng, hộp tiếp đạn quay sang trái), cách tay trái đặt xuống đất, tay phải thu về sau, bàn tay úp xuống đất và ngang tay trái, chân phải chơi có.
+ Cử động 2: Dùng sức của hai tay và chân phải nâng người lên, đồng thời chân trái bước lên một bước nâng người đứng dậy , chân phải bước lên tiếp tục tiến.
Động tác bắn có tì:
Động tác cơ bản như nằm bắn không có tì, chỉ khác:
Do bắn có vật tì nên khi giường súng đặt lên vật tì, đặt từ khâu đầu nòng đến phần trước ốp lót tay dưới lên vật tì, hộp tiếp đạn tựa và vật tì để bắn cho
chắc chắn, tay trái đặt hổ khẩu tay hoặc mu bàn tay lên vật tì (tuỳ theo vật tì cao hay thấp).
Nếu vật tì cao, tay trái có thể nắm hộp tiếp đạn.
Muốn bắn được trúng, chụm, trúng liên thanh khi giường súng phải đạt được các yếu tố: Chắc; đều, bền.
+ Chắc: Là hai tay giữ súng chắc, ghì súng chắc vào vai.
+ Đều: Lực nắm súng và ghì súng phải đều nhau.
+ Bền: Lực nắm và giữ súng phải bên trong suốt quá trình hoạt động.
KẾT LUẬN
Một là, để nâng cao kết quả bắn mục tiêu cố định, và để bắn được trúng, chụm, trúng liên thanh khi giương súng phải đạt được 3 yếu tố là: chắc - đều - bền.
Chắc: Là hai tay giữ súng chắc, ghi súng chắc vào vai.
Đều: Lực nắm súng và ghi súng phải đều nhau.
Bền: Lực nắm và giữ súng phải bên trong suốt quá trình hoạt động.
Hai là, trách nhiệm của cá nhân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. Thanh niên là thế hệ tương lai của nước nhà, vì thế thanh niên phải cố gắng hết sức để cống hiến cho đất nước mai sau lớn lên. Trước tiên, khi còn đang ngồi học trên ghế nhà trường thì chúng ta - những thế hệ thanh niên năng động , nhiệt tình phải ra sức trau dồi kiến thức để mai sau ra đời sẽ là những con người có ích Bên cạnh đó, không phải chỉ lo học tập mà còn phải tích cực tham gia các hoạt động đoàn đội, trường lớp để rèn luyện khả năng giao tiếp trước đám đông, không trở thành những con người thụ động.
Và cuối cùng, như Bác Hồ đã nói, có tài mà không có đức thì cũng là vô dụng mà thôi, vì thế, chúng ta cũng phải cần rèn luyện đạo đức thành những công dân tốt, không vì ỷ học giỏi mà kiêu căng tự mãn.
Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò của thanh niên trong lao động đạt năng suất.
Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội
Đẩy mạnh phong trào đoàn kết thanh niên 3 lực lượng vũ trang, trường
học, địa bàn dân cư.
Xung kích thực hiện cải cách hành chính, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, môn Quan hệ Quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tạp chí Cộng sản, truy cập trang website: www.tapchicongsan.org.vn
Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung Ương, truy cập trang website: www.tuyengiao.vn
Tạp chí Quốc phòng toàn dân, truy cập trang website:www.tapchiqptd.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU	1
NỘI DUNG	3
SÚNG TIỂU LIÊN AK	3
Tính năng	3
Đặc điểm cấấu tạo	4
Chuyển động của súng	5
LÝ THUYÊẾT BẢN SÚNG TIỂU LIÊN AK 	6
Ngăấm băấn	6
Định nghĩa vềề ngăấm băấn	6
Ảnh hưởng của ngăấm sai đềấn kềất quả băấn 	6
Động tác băấn súng tiểu liền AK	7
Động tác năềm chuẩn bị băấn, băấn và thôi băấn 	7
KẾT LUẬN	13
TÀI LIỆU THAM KHẢO	15
MỤC LỤCki54	16

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_nghien_cuu_ve_sung_tieu_lien_ak_va_ky_thuat_su_dun.docx