Tiểu luận Nhìn lại quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam 80 năm qua về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nhìn lại quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam 80 năm qua về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nhìn lại quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam 80 năm qua về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
TIỂU LUẬN: NHÌN LẠI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 80 NĂM QUA VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Phân tích quá trình hình thành và phát triển đường lối tiến hành cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm qua, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải cơ sở khoa học, tính tất yếu khách quan, sự đúng đắn và sáng tạo trong quan điểm của Đảng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn”, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, sử dụng các biện pháp trung gian, quá độ với tư cách đường lối chiến lược lâu dài của cách mạng Việt Nam Nhìn lại tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam 80 năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay (ngày 3 tháng 2 năm 1930 – ngày 3 tháng 2 năm 2010), với những mốc lịch sử đáng ghi nhớ, có thể nói, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội là đường lối tiến hành cách mạng nhất quán của Đảng. Tại Đại hội thành lập Đảng (ngày 3 tháng 2 năm 1930), trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, khi xác định đường lối của cách mạng Việt Nam, Đảng đã khẳng định chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"(1). Trên cơ sở lý luận nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định rằng, với Việt Nam, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc không thể là con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa; rằng để sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người đi đến thành công, để công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta đi đến thắng lợi cuối cùng, "trước hết phải có đảng cách mệnh"; rằng mục đích của Đảng là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"; rằng "Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp đấu tranh để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản"(2). Cụ thể hoá đường lối cách mạng mà Chánh cương vắn tắtcủa Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, tại Đại hội II (tháng 2 năm 1951), trong Chính cương của Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam và khẳng định: “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội"(3) (chúng tôi nhấn mạnh - Đ.H.T.). Tại Đại hội III (tháng 9 năm 1960), Đảng đã xác định đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ là "đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội", củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình trong phạm vi khu vực và trên thế giới. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước ta đã thống nhất, cả dân tộc Việt Nam cùng bước vào một giai đoạn cách mạng mới - tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Thế nhưng, khi bước vào giai đoạn cách mạng này, thực trạng kinh tế - xã hội ở hai miền Nam – Bắc còn có sự khác nhau đã đặt Đảng trước sự lựa chọn bước phát triển tiếp theo cho cách mạng Việt Nam nói chung, ở mỗi miền nói riêng. Trong đường lối chung của cách mạng Việt Nam là thực hiện con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì ở miền Nam, chúng ta còn phải tiếp tục hoàn thành về cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa; ở miền Bắc có nhiệm vụ cụ thể là tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, cải tiến công tác thương nghiệp, giá cả, tài chính,... Mặc dù ở hai miền đất nước còn có những nhiệm vụ cụ thể riêng, song trên cơ sở phân tích nội dung cơ bản của thời đại, tại Đại hội IV (tháng 12 năm 1976), Đảng ta đã xác định: "Trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau, và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội"(4). Với tư tưởng quán xuyến này, Đảng đã quyết định lựa chọn con đường cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn đó là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Song, do chúng ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở của một nền kinh tế còn rất lạc hậu, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn non yếu, phần lớn lao động vẫn là thủ công, sản xuất xã hội chưa bảo đảm được nhu cầu, Đảng đã khẳng định: "Nước ta vẫn đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa"(5). Với nền kinh tế đó, để nâng cao đời sống nhân dân, Đảng đã đưa ra chủ trương tập trung phát triển sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội cho bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm thấp, lại bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là con đường hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Do vậy, việc thực hiện con đường phát triển này đã đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của nhân tố chủ quan. Trên cơ sở của đường lối chung, chúng ta cần phải cụ thể hoá cho phù hợp để từ đó, xác định bước đi, cách thức thực hiện trong thực tiễn. Song, trong quá trình thực hiện con đường phát triển đó, trên thực tế, chúng ta đã mắc không ít sai lầm, khuyết điểm, như "chủ quan, nóng vội, bảo thủ, trì trệ", chưa thực sự nắm chắc quy luật của quá trình tiến từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chưa có những hiểu biết đầy đủ về thực tế và còn thiếu, thậm chí rất thiếu kiến thức kinh tế,... Những sai lầm chủ quan đó cùng với hoàn cảnh khách quan của một nền sản xuất nhỏ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lại bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đã đưa nước ta bước vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước bối cảnh hiện thực đó, tại Đại hội V (tháng 3 năm 1982), trên cơ sở tiếp tục khẳng định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong chỉ đạo thực tiễn, do chưa quán triệt những điều đã được khẳng định trong chiến lược phát triển và kế hoạch thực hiện, do vẫn chưa kiên quyết khắc phục tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí và cùng với đó là bảo thủ, trì trệ, chúng ta lại tiếp tục vấp phải sai lầm trong việc xác định cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơ chế quản lý. Những sai lầm đó đã đẩy nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội đó, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội đã giảm sút ở không ít người, thậm chí có người còn quy kết sai lầm đó là ở việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Bác bỏ sự quy kết đó, Đảng ta đã khẳng định: Không phải sai lầm dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội là ở việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, mà là ở việc chúng ta đã thiết kế một mô hình phát triển kinh tế không phù hợp với thực tiễn đất nước và cách thức tiến hành không thích hợp. Thực tiễn khủng hoảng kinh tế - xã hội đó đã đặt ra trước chúng ta nhiệm vụ nhận thức lại con đường phát triển, đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về mô hình phát triển kinh tế, về cách thức tiến hành. Nhiệm vụ bức thiết này đã được chúng ta giải quyết tại Đại hội VI của Đảng. Tại Đại hội VI (tháng 12 năm 1986) - Đại hội đổi mới, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn” của cách mạng Việt Nam đã được Đảng ta chính thức khẳng định với việc sử dụng cụm từ "bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Khi đó, với nhận định rằng, ngày nay, chúng ta "đã có những điều kiện để hiểu biết đầy đủ hơn về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta", Đảng đã khẳng định: từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan, và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước. "Thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn" (chúng tôi nhấn mạnh - Đ.H.T.). Đó là cả một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Nội dung cơ bản của đường lối cách mạng đó đã được Đảng xác định là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá - Đ.H.T), thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa"(6). Nội dung cơ bản của đường lối cách mạng đó đã được Đảng ta cụ thể hoá hơn tại Đại hội VII (tháng 6 năm 1991). Và, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, khi nhận định nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh quốc tế đang có những biến đổi to lớn và sâu sắc, đặc biệt là với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã khiến cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới lâm vào thoái trào tạm thời, chủ nghĩa xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thử thách; lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử, Đảng đã tiếp tục khẳng định con đường cách mạng nước ta là quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn”. Rằng, "nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội" - đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Với khẳng định đó, Đảng ta đã chỉ rõ, quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn” đòi hỏi chúng ta "phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" nhằm mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. "Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau"(7). Đường lối cách mạng Việt Nam trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong Cương lĩnh đó là giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục thực hiện con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn” đã một lần nữa được Đảng ta nhấn mạnh tại Đại hội VIII (tháng 7 năm 1996). Tại Đại hội này, Đảng ta đã đưa ra đánh giá tổng quát với nhận định rằng, công cuộc đổi mới trong 10 năm đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, mặc dù vẫn còn một số mặt chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành. Thành công bước đầu đó đã cho phép chúng ta chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Và hơn nữa, Đảng ta còn nhấn mạnh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Rằng, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. Đổi mới là kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới. Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội IX (tháng 4 năm 2001), Đảng ta khẳng định thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 15 năm đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn củaCương lĩnh được thông qua tại Đại hội VII của Đảng, đồng thời giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay và trong những thập kỷ tới. Rằng, con đường cách mạng Việt Nam vẫn là con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn”, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đánh giá tổng quát 20 năm đổi mới, tại Đại hội X (tháng 4 năm 2006), Đảng ta đã khẳng định: sau 20 năm đổi mới, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được giữ vững; vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao; sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Và, qua tổng kết lý luận – thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo của Cương lĩnh mà ở đó, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn” đã được Đảng xác định là đường lối chiến lược lâu dài. Như vậy, có thể khẳng định, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn” (“bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”) là đường lối cách mạng nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa; là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng. Chúng ta khẳng định đó là đường lối cách mạng nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, bởi như trên chúng tôi đã trình bày, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ngay từ đầu đã được Đảng ta và người sáng lập, rèn luyện Đảng ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh thừa nhận là con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Từ Chánh cương vắn tắt được thông qua tại Đại hội thành lập Đảng và trong suốt tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ đó đến nay, chưa bao giờ Đảng ta xa rời đường lối cách mạng đó. Chúng ta khẳng định đó là sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa, bởi quan điểm đó trong tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta đều đã rõ. Tư tưởng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những tư tưởng then chốt hợp thành tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. Ngay từ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Và, khi xác định đặc điểm lớn nhất của Việt Nam trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Người đã lựa chọn con đường phát triển cho cách mạng Việt Nam là con đường “quá độ gián tiếp” lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn” . Quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức đó, theo Người, là một tất yếu, phù hợp với xu thế khách quan của lịch sử, với xu thế của thời đại ngày nay. Người cho rằng, chúng ta bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa bởi chủ nghĩa tư bản là chế độ áp bức, bóc lột và nô dịch con người, song bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa không có nghĩa là vứt bỏ mọi thành tựu văn hoá, văn minh mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản; những thành tựu đó cần phải tiếp thu, khai thác vì sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với Người, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “không trải qua” giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa và với trình độ phát triển của Việt Nam thì đó là "tiến dần", "từ từ", "từng bước một", tiến dần từ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ quan trọng nhất là "xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội..., cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài"(8). Theo đó, có thể nói, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, lâu dài và gian khổ, song là con đường tất yếu, khách quan, hợp quy luật của cách mạng Việt Nam. Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề này đã được các ông trình bày rõ khi luận giải về khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa và về tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội. Khi tiến hành phân tích vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn phát triển cạnh tranh tự do của nó và trong bối cảnh sục sôi đấu tranh giai cấp và bão táp cách mạng ngay trên mảnh đất đã sản sinh ra chủ nghĩa tư bản - ở châu Âu thế kỷ XIX -, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo về khả năng thắng lợi đồng thời của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Song, vốn là những nhà triết học duy vật biện chứng, các ông không bao giờ coi học thuyết, lý luận của mình là hoàn chỉnh và đã xong xuôi hẳn, càng không bao giờ các ông coi đó là những giáo điều, tín niệm. Các ông chỉ coi học thuyết của mình như một sự gợi ý về phương pháp, như một kim chỉ nam cho hành động sáng tạo cách mạng và trong nó tuyệt nhiên không có sẵn và đầy đủ mọi câu trả lời cho tất cả những sự biến đổi sinh động của thực tiễn cuộc sống. Và do vậy, một khi thực tiễn cách mạng vượt qua những kiến giải khoa học đã có và làm cho một số luận điểm nào đó trong học thuyết của các ông trở nên không còn thích hợp, các ông đã kịp thời tự phê phán và đưa ra những giải thích, những luận chứng bổ sung mới. Nói rõ hơn về điều này, chúng tôi xin lưu ý rằng, sau Công xã Pari, từ 1872 đến 1893, C.Mác và Ph.Ăngghen đã 7 lần viết lời tựa mới khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được tái bản với mục đích giải thích thêm, bổ sung thêm những luận điểm mới cho lý luận của các ông về chủ nghĩa xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa để tác phẩm mang tính Cương lĩnh này của giai cấp vô sản toàn thế giới không mất đi sức sống và giá trị cách mạng của nó. Và, quan niệm về khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các ông cũng có sự thay đổi. Chẳng hạn, khi tổng kết thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp trong những năm 1848 - 1850, bản thân C.Mác đã đưa ra dự báo về khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải ở những nước tư bản phát triển, mà ở những nước tư bản chủ nghĩa kém phát triển hơn. Khi chứng kiến sự thất bại của Công xã Pari và tiến hành tổng kết cuộc thực nghiệm vĩ đại này trong lịch sử cách mạng nhân loại, C.Mác đã nói đến khả năng chưa chín muồi cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Với quan niệm duy vật về lịch sử, với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, khi tiến hành phân tích hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã khẳng định sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, song không phải quốc gia dân tộc nào cũng nhất thiết phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội đã có trong lịch sử, và do những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định, một quốc gia dân tộc nào đó có thể bỏ qua một hình thái nhất định nào đó. C.Mác còn lưu ý rằng, một xã hội, ngay cả khi đã phát hiện được quy luật tự nhiên trong sự vận động của nó, cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên ấy hay dùng sắc lệnh để xoá bỏ, nhưng nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt những cơn "đau đẻ". Trong Thư gửi ban biên tập tờ "Ký sự nước nhà", khi nói về nước Nga, về khả năng nước Nga có thể "không cần phải trải qua những đau khổ của chế độ tư bản", C.Mác đã nói đến cơ hội tiến lên chủ nghĩa xã hội như một khả năng lựa chọn mà lịch sử đã mở ra, đã dành cho nước Nga. Sau này, C.Mác và Ph.Ăngghen, trong Lời tựaviết cho lần xuất bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng tiếng Nga (năm 1882), đã khẳng định nước Nga mới là nước "đang đi tiên phong trong phòng trào cách mạng châu Âu", cách mạng Nga mới là cuộc cách mạng "báo hiệu một cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây"; với cuộc cách mạng này và khi được sự ủng hộ, "bổ sung" bởi cuộc cách mạng vô sản ở châu Âu thì nước Nga có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Lời khẳng định này còn được Ph.Ăngghen nhắc lại một lần nữa 8 năm sau đó, khi ông viết Lời tựa cho lần xuất bản bằng tiếng Đức (năm 1890) tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Và 4 năm sau, trong Lời bạt viết cho tác phẩm Về vấn đề xã hội ở Nga, Ph.Ăngghen lại thêm một lần nữa khẳng định khả năng nước Nga có thể "rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà ở Tây Âu... phải trải qua". Hơn nữa, ông còn khẳng định rằng, "con đường phát triển rút ngắn như vậy... không chỉ đúng với nước Nga, mà với tất cả các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa"(9) (chúng tôi nhấn mạnh - Đ.H.T.). Theo đó, có thể nói, khi vẫn giữ quan niệm về khả năng thắng lợi đồng thời của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những dự báo về khả năng thắng lợi của cuộc cách mạng đó không phải ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, mà ở các nước kém phát triển, thậm chí ở các nước đang trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa và về con đường “phát triển rút ngắn” không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa của các nước này. V.I.Lênin, vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi phân tích chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - giai đoạn phát triển độc quyền của nó, và với việc phát hiện ra quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, đã đi đến kết luận về khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một số nước tư bản chủ nghĩa, thậm chí ở một nước, và hơn nữa, đó có thể là nước tư bản chủ nghĩa kém phát triển nhất. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, vào năm 1920, V.I.Lênin đã nói đến con đường phát triển không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa và khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội "không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" của các nước lạc hậu, tiểu nông, chậm phát triển(10). Và, với kinh nghiệm của những năm thực hiện "chính sách kinh tế mới" (NEP), ông đã đi đến kết luận khẳng định rằng, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể có những hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ông cho rằng, hình thức "quá độ trực tiếp" là con đường "phát triển tuần tự" từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, còn hình thức "quá độ gián tiếp" là con đường "phát triển rút ngắn", bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, con đường từ tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Ở đây, cần lưu ý rằng, với tư cách là những loại hình khác nhau của sự phát triển xã hội, "phát triển tuần tự" hay "phát triển rút ngắn" cũng đều phải tuân theo quy luật khách quan và đều là con đường phát triển lịch sử - tự nhiên. Và, trong sự "phát triển tuần tự" cũng có thể có khả năng "rút ngắn" nào đó, nghĩa là con đường phát triển này không nhất thiết phải trải qua toàn bộ sự phát triển đầy đủ của chủ nghĩa tư bản rồi mới tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nước Nga với "chính sách kinh tế mới" chính là một trường hợp như vậy và V.I.Lênin coi đó là con đường "phát triển rút ngắn trong tuần tự". Con đường “quá độ gián tiếp” theo phướng thức "phát triển rút ngắn" lại khác. Ở con đường này không diễn ra sự "phát triển tuần tự", mà diễn ra theo kiểu bỏ qua, “không kinh qua” chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ các quan hệ phong kiến hay tiền tư bản chủ nghĩa. Theo đó, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, với Việt Nam, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là con đường "phát triển rút ngắn" và do vậy, việc áp dụng các biện pháp "quá độ gián tiếp" là một tất yếu khách quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử - tự nhiên, phù hợp với nguyện vọng, khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã xác định trong công cuộc đổi mới đất nước. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, về thực chất, là con đường "phát triển rút ngắn" với các biện pháp "quá độ gián tiếp" nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Song, khi nói quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là con đường "phát triển rút ngắn", trước hết cần phải xác định rõ "rút ngắn" là thế nào và có thể "rút ngắn" giai đoạn nào trong quá trình phát triển ấy. Chúng ta đều biết, trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất là một quan hệ sản xuất phù hợp. Sự ra đời quan hệ sản xuất mới trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất là tất yếu, khách quan và toàn bộ các quan hệ sản xuất này hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội mà trên đó, dựng lên một thượng tầng kiến trúc pháp lý và chính trị với những hình thái ý thức xã hội tương ứng. Hay nói cách khác, ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử nhân loại là một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể. Sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Sự vận động đi lên của xã hội loài người được quy định bởi các quy luật khách quan, trong đó quy luật nền tảng là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất xã hội ngày một phát triển khiến cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành xiềng xích cản trở sự phát triển tiếp theo của lực lượng sản xuất và khi đó, bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội. Trên phạm vi toàn thế giới, sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, song ở phạm vi một quốc gia dân tộc, do quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị, do cách mạng xã hội có thể có những bước phát triển đột biến, nhảy vọt, có thể diễn ra sự "bỏ qua" hay "rút ngắn" một hình thái kinh tế - xã hội nào đó, kể cả việc "bỏ qua" hay "rút ngắn" một giai đoạn phát triển nào đó trong một hình thái kinh tế - xã hội. Song, dù là "phát triển tuần tự" hay "phát triển rút ngắn" cũng đều là sự phát triển liên tục của lực lượng sản xuất, nghĩa là không thể "bỏ qua" được sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mọi sự "phát triển rút ngắn" đều phải nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sự phát triển vượt bậc, thậm chí là nhảy vọt của lực lượng sản xuất. Và do vậy, về thực chất, "phát triển rút ngắn" chỉ có thể là "rút ngắn" các giai đoạn hay bước đi trong tiến trình phát triển liên tục của lực lượng sản xuất. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ, phát triển với tốc độ vũ bão của khoa học và công nghệ sản xuất, trình độ sản xuất, kỹ năng lao động, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của con người được tăng lên đáng kể và đến lượt mình, nó cho phép con người có thể “rút ngắn” các giai đoạn phát triển hay hình thức công nghệ của sự phát triển lực lượng sản xuất. Song, theo quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì sự phát triển của lực lượng sản xuất tất dẫn đến sự thay đổi các quan hệ sản xuất. Và do vậy, một khi đã không thể bỏ qua được sự phát triển của lực lượng sản xuất trong tiến trình "phát triển rút ngắn", thì về nguyên tắc, cũng không thể bỏ qua được các quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển ấy của lực lượng sản xuất. Thế nhưng, trong tiến trình "phát triển rút ngắn", nhờ có sự phát triển vượt bậc, nhờ tạo ra được sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất mà người ta có thể làm biến đổi các quan hệ sản xuất, thậm chí còn có khả năng xuất hiện những hình thức quan hệ sản xuất mới, tiên tiến trong mỗi bước nhảy vọt ấy của lực lượng sản xuất. Như vậy, có thể nói, trong tiến trình của sự "phát triển rút ngắn", sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất là cái quy định sự ra đời của một hệ thống các quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển ấy của lực lượng sản xuất. Hệ thống các quan hệ sản xuất này, ngoài những quan hệ sản xuất của hình thái kinh tế - xã hội đang hướng tới - những quan hệ sản xuất đóng vai trò nền tảng, quy định xu hướng vận động và phát triển của xã hội, còn có cả những quan hệ sản xuất thuộc hình thái kinh tế - xã hội đã qua nhưng vẫn còn tác dụng phối hợp điều tiết các mối quan hệ của con người và qua đó, còn có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tương ứng với một cơ sở kinh tế như vậy là một kiến trúc thượng tầng đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của xã hội theo hướng hiện thực hoá hình thái kinh tế - xã hội đang hướng tới. Theo đó, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa theo phương thức "phát triển rút ngắn" nhằm mục tiêu cuối cùng là tạo ra sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất trên cơ sở một hệ thống các quan hệ sản xuất mà trong đó, các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dần chiếm vị trí chi phối trong nền kinh tế quốc dân, phải có nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; mà bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lại có nghĩa là ở đó, không còn tồn tại cơ sở kinh tế cho việc xác lập kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa và do vậy, cũng là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Tương tự như vậy, do không thể bỏ qua sự phát triển liên tục của lực lượng sản xuất, thì đương nhiên, cũng không thể bỏ qua được những thành tựu văn hoá, văn minh mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nhất là những thành tựu khoa học và công nghệ. Điều đó cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn đúng khi khẳng định con đường đi lên, con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là "sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền tảng kinh tế hiện đại"(11) (chúng tôi nhấn mạnh - Đ.H.T.). Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với phương thức "phát triển rút ngắn" nhằm mục tiêu "phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại" trong bối cảnh đất nước vẫn còn trong tình trạng của một nước kém phát triển, mặc dù 25 năm đổi mới đã đem lại cho chúng ta một sự phát triển đáng khích lệ; trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành xu thế khách quan, khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Do vậy, để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chúng ta không thể không đẩy nhanh tiến trình “công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức”(12). Theo đó, có thể nói, với Việt Nam hiện nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa theo phương thức "phát triển rút ngắn", về phương diện kinh tế, chính là quá trình thực hiện con đường “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” theo cách "rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt". Cuối cùng, do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, nên chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam đã đúng khi xác địnhcách mạng Việt Nam phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua hay "không trải qua", "không kinh qua" giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản đầy đủ - đó là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Quan điểm đó được hình thành trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là con đường "quá độ gián tiếp" theo phương thức “phát triển rút ngắn”, là bước phát triển tất yếu, khách quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử - tự nhiên, là con đường phát triển phù hợp với nguyện vọng, khát vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động Việt Nam, con đường phát triển nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phương thức phát triển của con đường quá độ đó là "phát triển rút ngắn". Nội dung cơ bản của con đường quá độ đó là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại và do vậy, là con đường quá độ không bỏ qua sự phát triển liên tục của lực lượng sản xuất và trong tiến trình phát triển của nó, có bao hàm cả sự tiếp thu, kế thừa những thành tựu văn hoá và văn minh mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là những thành tựu khoa học và công nghệ. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nhằm tạo ra sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất và nhanh chóng xây dựng nền kinh tế hiện đại trong bối cảnh của thời đại ngày nay chính là con đường đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức theo cách rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt trong suốt tiến trình phát triển. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất hàng hoá nhỏ và cho đến nay, sau 25 năm đổi mới vẫn còn ở tình trạng của một nước kém phát triển, nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực không bao giờ là con đường bằng phẳng, dễ dàng và do vậy, việc phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ là một tất yếu khách quan. Bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa theo phương thức “phát triển rút ngắn” trong 25 năm lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là ở đó. Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nhắc lại quan điểm của Đảng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “phát triển rút ngắn”, thiết nghĩ, là bổ ích và cần thiết để thêm một lần nữa, khẳng định sự tất thắng của đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng khởi xướng và lãnh đạo mà những thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng tự hào của 25 năm qua là một minh chứng hùng hồn.q (*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Phó tổng biên tập Tạp chí Triết học. (1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, t.2. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.2. (2) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.5. (3) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập,t.12. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.433. (4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr.39. (5) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr.47. (6) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.81. (7) Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.4, 8, 11. (8) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.10. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.13. (9) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.22, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.632. (10) Xem: V.I.Lênin. Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.295. (11) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.84. (12) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.87. TriÕt häc, sè 2 (225), th¸ng 2-2010 nho gi¸o viÖt nam vµ v¨n hãa ®«ng ¸ Tõ THùC TIÔN V¡N HäC VIÖT NAM, GãP TH£M MéT TIÕNG NãI PH¦¥NG PH¸P LUËN VµO CUéC TH¶O LUËN QUèC TÕ VÒ VÊN §Ò NHO GI¸O Vµ N÷ QUYÒN trÇn nho th×n (*) Bµi viÕt kh¶o s¸t ®Ò tµi phô n÷ trªn thùc tÕ v¨n b¶n v¨n häc ViÖt Nam tõ thÕ kû XVIII ®Õn ®Çu thÕ kû XX. Giai ®o¹n nµy, bªn c¹nh sù xuÊt hiÖn mét sè nhµ v¨n, nhµ th¬ phô n÷, ®· cã kh«ng Ýt t¸c gi¶ lµ nhµ Nho - ng-êi ®µn «ng viÕt vÒ phô n÷. Tuy nhiªn, t×nh h×nh kh¸ phøc t¹p: cã nh÷ng nhµ Nho bªnh vùc ng-êi phô n÷, nh-ng còng cã kh«ng Ýt nhµ Nho ®øng trªn quan ®iÓm ®¹o ®øc b¶o thñ cña Nho gi¸o lªn ¸n, ®¶ kÝch c¸c nh©n vËt phô n÷ ®-îc ®Ò cao. Thùc tÕ cho thÊy, kh«ng thÓ ®¬n gi¶n nh- nhiÒu nhµ nghiªn cøu quèc tÕ ®· lµm, víi tinh thÇn l-ìng nguyªn (dilemma), hoÆc kÕt téi ®¬n thuÇn, hoÆc bªnh vùc mét chiÒu Nho gi¸o trong vÊn ®Ò n÷ quyÒn, mµ nªn xuÊt ph¸t tõ tinh thÇn nhÊt nguyªn luËn (monism). 1. §Çu thÕ kû XX, trong xu thÕ chung cña ch©u ¸, mµ Phóc Tr¹ch Dô C¸t (Phukuzawa Yukichi) diÔn t¶ lµ “tho¸t ¸ luËn” (tho¸t khái ch©u ¸), nhiÒu trÝ thøc vïng §«ng ¸ - hay vïng v¨n hãa H¸n - ®· tiÕn hµnh phª ph¸n nhiÒu gi¸ trÞ truyÒn thèng ph-¬ng §«ng, trong ®ã cã Nho gi¸o. Trong c¸c xu h-íng phª ph¸n Nho gi¸o ®ã, cã mét xu h-íng phª ph¸n Nho gi¸o nh- mét häc thuyÕt nam quyÒn – ®µn ¸p n÷ quyÒn. ë Trung Quèc, cã thÓ kÓ ®Õn Lç TÊn, L©m Ng÷ §-êng(1); ë ViÖt Nam, tiªu biÓu lµ Phan Kh«i (1887-1960)(2). ViÖc phª ph¸n Nho gi¸o ®µn ¸p phô n÷ hiÖn vÉn tiÕp tôc(3). ë Trung Quèc, nh÷ng tiÕng nãi lªn ¸n gay g¾t Nho gi¸o nh mét häc thuyÕt ®µn ¸p n÷ quyÒn cã khi ®i ®«i víi c¶m høng kh¼ng ®Þnh chÝnh(3)L·o Trang míi lµ häc thuyÕt n÷ quyÒn(4). D-êng nh- vÊn ®Ò n÷ quyÒn (*) Phã gi¸o s-, tiÕn sÜ, Tr-êng §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n, §¹i häc Quèc gia Hµ Néi. (1) Xem bµi viÕt gay g¾t cña L©m Ng÷ §-êng: “T- t-ëng n÷ quyÒn ë Trung Quèc cæ ®¹i”, Feminist thought in Ancient China. In l¹i trong s¸ch Chinese Women Through Chinese Eyes. Li Yu-ning, editor. A East Gate Book M.E.Sharp, Inc.Armonk New York London, England, 1992. (2) Phan Kh«i (1887-1959) cã thÓ lµ t¸c gi¶ ViÖt Nam ®Çu tiªn phª ph¸n Nho gi¸o ®µn ¸p phô n÷ mét c¸ch hÖ thèng trong lo¹t bµi Tèng Nho víi phô n÷ trªn b¸o Phô n÷ t©n v¨n, Sµi Gßn, 1931. ¤ng còng lµ ng-êi dÞch Lç TÊn trong c¸c n¨m 1955-1956. (Xem: Phan Kh«i viÕt vµ dÞch Lç TÊn, L¹i Nguyªn ¢n s-u tÇm, Nxb Héi nhµ v¨n, 2007). lµ ®iÓm yÕu cña Nho gi¸o, cã thÓ dïng nã ®Ó h¹ gôc Nho gi¸o. Tuy nhiªn, trong bèi c¶nh Nho gi¸o nhiÖt hiÖn nay, khi nh÷ng gi¸ trÞ Nho gi¸o ®· vµ ®ang ®-îc xem xÐt l¹i, khi chñ tr-¬ng phôc h-ng Nho häc víi t- c¸ch mét hÖ thèng gi¸ trÞ tinh thÇn truyÒn thèng ®-îc nhiÒu häc gi¶ Trung Quèc vµ n-íc ngoµi quan t©m, ®· xuÊt hiÖn kh«ng Ýt c«ng tr×nh bªnh vùc Nho gi¸o trong vÊn ®Ò phô n÷. NhiÒu häc gi¶ hiÖn nay cho r»ng, viÖc kÕt téi Nho gi¸o ®µn ¸p phô n÷ lµ kÕt qu¶ cña c¸ch nh×n ¢u ch©u trung t©m luËn (Eurocentrism), hay lµ kÕt qu¶ cña viÖc lÊy hÖ gi¸ trÞ cña nam giíi ®Ó ¸p ®Æt cho phô n÷. Theo hä, thùc ra, Nho gi¸o cã tiÒm n¨ng cña mét häc thuyÕt n÷ quyÒn, hay Nho gi¸o chÝnh lµ n÷ quyÒn (Confucianism is feminism). NÕu nh- tr-íc ®©y, khi ph©n tÝch vÊn ®Ò Nho gi¸o vµ phô n÷, ng-êi ta chØ xuÊt ph¸t tõ kh¸i niÖm sex - giíi tÝnh (sex ®-îc dÞch sang Trung v¨n lµ 性别 tÝnh biÖt), th× nay, nhiÒu nhµ nghiªn cøu ®Ò xuÊt kh¸i niÖm gender - giíi tÝnh xÐt trªn ph-¬ng diÖn x· héi (gender ®-îc dÞch sang Trung v¨n lµ 社会性别 x· héi tÝnh biÖt)(5). Nh-ng, ®¸ng tiÕc lµ, sù biÖn luËn cña hä mang tÝnh lý thuyÕt nhiÒu h¬n tÝnh thùc tiÔn. Ch¼ng h¹n, Sam Crane cho r»ng, phô n÷ ch¨m sãc gia ®×nh nhiÒu h¬n nam giíi, mµ ®¹o Nho lÊy gia ®×nh suy ra ®¹o ®øc x· héi vµ do vËy, phô n÷ gÇn víi ®¹o Nh©n h¬n(6). Mét c¸ch hÖ thèng, c«ng tr×nh Nho gi¸o vµ phô n÷: mét c¸ch gi¶i thÝch vÒ mÆt triÕt häc (Confucianism and women: a philosophical interpretation(7)) ®· ph©n tÝch ®¹o Nh©n cña Khæng Tö, ph©n tÝch m« h×nh triÕt häc ¢m - D-¬ng vµ m« h×nh kh«ng gian Néi - Ngo¹i ®Ó cho thÊy sù ph©n c«ng nam n÷ ë Trung Quèc vÒ ph-¬ng diÖn v¨n hãa - x· héi lµ hîp lý. T¸c gi¶ Li-Hsiang Lisa Rosenlee nªu lªn 4 (3) Cã thÓ kÓ mét sè s¸ch phª ph¸n trùc tiÕp hay gi¸n tiÕp viÖc Nho gi¸o ®µn ¸p n÷ quyÒn trong lÜnh vùc “tÝnh” nh-: Vît qua hµng rµo cña truyÒn thèng nam quyÒn: phª ph¸n ý thøc nam quyÒn trong v¨n häc cña L-u TuÖ Anh, [走出男权传 统的樊籬文学中男权意识的批判], 刘慧英 著,北京,三 联书店, 1995; Giíi tÝnh vµ v¨n hãa Trung Quèc cña L-u §¹t L©m, [性与中国文化],刘达临著, 人民出版社], 1999; Nam nh©n vµ n÷ nh©n Trung Quèc cña DÞch Trung Thiªn, [中国的 男人和女人],易中天著, 上海文 艺出版社], 1999, t¸i b¶n 2008. 25 nhiÖm vô cña chuyªn luËn nµy: 1) nghiªn cøu nguån gèc Nho gi¸o vµ ®¹o Nh©n;(7)2) nghiªn cøu s¬ ®å t- duy cña ng-êi Trung Quèc do Nho gi¸o tr×nh bµy, nh- ©m/d-¬ng, néi/ngo¹i ®Ó øng dông vµo t×m hiÓu vÞ trÝ ng-êi phô n÷; 3) nghiªn cøu quan hÖ qua l¹i gi÷a Nho gi¸o vµ hÖ thèng giíi cña Trung Quèc, vai trß cña Nho gi¸o trong biÖn minh vµ duy tr× cÊu tróc gia ®×nh phô quyÒn cña x· héi Trung Quèc, xem xÐt ng-êi phô n÷ kh«ng ph¶i víi t- c¸ch n¹n nh©n, mµ lµ ng-êi cïng tham gia duy tr× thùc tiÔn ph©n biÖt giíi ë Trung Quèc, tøc xem xÐt ng-êi phô n÷ kh«ng ph¶i nh- mét thùc thÓ tù nhiªn, mµ lµ mét thùc thÓ v¨n hãa; 4) ®i ra ngoµi sù phª ph¸n mét chiÒu c¸c yÕu tè ph©n biÖt giíi cña Nho gi¸o vµ gi¶i cÊu tróc chÝnh s¸ch vÒ giíi, ®-a ra ®iÓm nh×n cho phÐp tr×nh bµy viÖc gi¶i phãng phô n÷ g¾n liÒn víi c¸c b-íc x©y dùng mét nÒn n÷ quyÒn Nho gi¸o (tr.3-4). Nh÷ng ng-êi phª ph¸n Nho gi¸o ®· chän mét ®Ò tµi khã chÞu lµ quan niÖm nghiÖt ng· vÒ trinh tiÕt cña Nho gi¸o ®èi víi phô n÷, chØ ra bÊt c«ng ®èi víi phô n÷, nhÊt lµ c¸ch nh×n mang tÝnh ®iÓn chÕ hãa (canonization) ®èi víi ng-êi qu¶ phô (kh«ng khuyÕn khÝch hä t¸i gi¸) vµ ®Ò cao mÉu ng-êi phô n÷ thñ tiÕt vµ tuÉn tiÕt (守节、殉节) qua kiÓu truyÖn vÒ liÖt n÷ (列女 传) kh¸ phæ biÕn ë Trung Quèc(8). C¶ Phan Kh«i ë ViÖt Nam vµ L©m Ng÷ §-êng ë Trung Quèc ®Òu dÉn c©u nãi næi tiÕng cña mét nh©n vËt Tèng Nho lµ Tr×nh Di r»ng, “chÕt ®ãi lµ chuyÖn rÊt nhá, thÊt tiÕt lµ chuyÖn rÊt lín” (饿死事极 小,失节事极大) nh- lµ (4) Xem: Bµn vÒ quan niÖm n÷ tÝnh trong triÕt häc Trung Quèc ho»ng d¬ng cho t tëng t«n sïng n÷ tÝnh cña §¹o gia, §¹o gi¸o cña Lý Tè B×nh, 李素平[论中国哲学中的女性观念—弘扬道家、道教尊 崇 女性的思想], free.4420305.1/ (5) Xem: Gail Hershatter vµ V-¬ng ChÝnh. LÞch sö Trung Quèc: mét ph¹m trï h÷u dông trong viÖc ph©n tÝch sù kh¸c biÖt giíi trªn ph¬ng diÖn x· héi. T¹p chÝ Khoa häc x· héi, Th-îng H¶i, 賀箫王政 [中国历史社会性别分析的一个有 用的范畴],社会科学,上海, N.12/2008. (6) Xem: Sam Crane. Phô n÷ khiÕn cho nam giíi biÕt thÕ nµo lµ nh÷ng lý tëng Nho gi¸o. “Women show up men on Confucianism ideals”. China Daily, 08/10/2006. (7) Cña t¸c gi¶ Li-Hsiang Lisa Rosenlee, State University of New York, 2006. 26 b»ng chøng ®iÓn h×nh nhÊt vÒ sù ®µn ¸p cña Nho gi¸o ®èi víi phô n÷. Cã thÓ nãi, ®©y lµ chç khã kh¨n cho nh÷ng ng-êi b¶o vÖ Nho gi¸o víi t- c¸ch mét hÖ thèng gi¸ trÞ vµ chóng ta cã thÓ chøng kiÕn tÝnh thiÕu thuyÕt phôc cña c¸c luËn cø biÖn hé. Li-Hsiang Lisa Rosenlee biÖn minh cho sù sïng b¸i ng-êi qu¶ phô kh«ng t¸i gi¸ (cult of widowhood) vµ tôc bã ch©n phô n÷ (practice of footbinding) b»ng c¶ mét s¬ ®å v¨n hãa -u tiªn cho sù s¶n sinh ra con trai kÕ thõa dßng dâi. “Nãi réng ra, sù ph©n biÖt giíi tÝnh ë Trung Quèc cã thÓ gi¶i thÝch nh- lµ sù nhÊn m¹nh l«gÝc cña sù nèi dâi t«ng ®-êng ®i liÒn víi gi¶ ®Þnh r»ng sù nèi dâi nµy chØ cã thÓ thùc hiÖn qua con ®-êng nam giíi. §iÒu nµy ®Õn l-ît m×nh l¹i cã liªn hÖ víi ®¹o hiÕu trong gia ®×nh kiÓu Nho gi¸o vµ nghi thøc thê cóng tæ tiªn” (tr.152). Song, sù c¾t nghÜa nµy chØ lµ suy luËn lý thuyÕt, chø kh«ng ®Ò cËp ®Õn thùc tÕ øng xö cña Nho gia ®èi víi vÊn ®Ò trinh tiÕt cña ng-êi phô n÷. Tuy vËy, nh÷ng ng-êi phª ph¸n Nho gi¸o ®èi víi n÷ quyÒn d-êng nh- quªn mét thùc tÕ lµ, chÝnh trong x· héi nam quyÒn cã sù ñng hé cña Nho gi¸o vÉn cã kh¶ n¨ng xuÊt hiÖn t- t-ëng b¶o vÖ n÷ quyÒn. Bµi viÕt cña chóng t«i kh«ng ®i vµo c¸c vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn cña Nho gi¸o Trung Quèc vèn ®-îc c¸c nhµ nghiªn cøu ®Ò cËp rÊt nhiÒu nh-ng hiÖn vÉn ch-a ®¹t ®-îc sù nhÊt trÝ (c¸c quan niÖm g©y tranh luËn nh- “tam c-¬ng”, “tßng nhÊt chi chung”, vÊn ®Ò ©m - d-¬ng, néi ngo¹i, liÖt n÷, “chÕt ®ãi sù nhá, thÊt tiÕt sù ®¹i”, quan niÖm phô n÷ thñ tiÕt lµ cña Nho gia hay Ph¸p gia), mµ trong khu«n khæ h¹n hÑp, chØ kh¶o s¸t mét sè hiÖn t-îng cña v¨n häc ViÖt Nam cuèi thÕ kû XIX, ®Çu thÕ kû XX nh»m nªu lªn mét vÊn ®Ò cã tÝnh ph-¬ng ph¸p luËn trong nghiªn cøu Nho gi¸o nãi chung.(8) (8) Xem: Richard L.Davis. Nh÷ng phô n÷ trinh, hiÕu trong sö s¸ch Trung Quèc thÕ kû XI, Richard L.Davis. “Chaste and Filial Women in Chinese Historical Writings of Eleventh Century”, Journal of the American Oriental Society, Vol.121, No.2 (Apr.- Jun., 2001), pp. 204-218. 27 V¨n häc ViÖt Nam thÕ kû XVIII - XX ®· cÊp cho chóng ta mét nguån t- liÖu phong phó ®Ó suy nghÜ vÒ vÊn ®Ò n÷ quyÒn vµ Nho gi¸o. Trong khu«n khæ mét x· héi Nho gi¸o nam quyÒn, thùc tÕ s¸ng t¸c v¨n häc giai ®o¹n nµy cho thÊy, chñ nghÜa n÷ quyÒn ®· xuÊt hiÖn bªn c¹nh dßng t- t-ëng chèng n÷ quyÒn truyÒn thèng. VÒ ph-¬ng diÖn t- t-ëng, cã thÓ nãi, trong thÕ kû XVIII vµ XIX, Nho gi¸o lµ hÖ t- t-ëng thèng trÞ trong ®êi sèng t- t-ëng ë ViÖt Nam. HiÖn nay, ch-a cã nhiÒu c«ng tr×nh kh¶o cøu vÒ tÝnh chÊt Nho gi¸o giai ®o¹n nµy. Theo quan ®iÓm cña Huúnh Thóc Kh¸ng (1876-1947), mét nhµ Nho yªu n-íc, còng lµ mét nhµ khoa b¶ng lín ë ®Çu thÕ kû XX, Nho gi¸o ViÖt Nam ë thêi gian nµy chÝnh lµ Tèng Nho. Nãi chÝnh x¸c h¬n, «ng cho r»ng, tõ thuéc Minh trë vÒ sau, tøc qu·ng tõ ®Çu thÕ kû XV trë ®i, c¸i häc Tèng Nho ®· nhËp lµm mét víi c¸i häc khoa cö mµ tù x-ng lµ c¸i häc Khæng M¹nh vµ cho ®Õn m·i ®Çu thÕ kû XX, Nho gi¸o ë ViÖt Nam vÉn lµ Tèng Nho: “TriÒu Lª trë ®i, chØ l-a cã mét thø häc Tèng Nho víi v¨n khoa cö”(9). ¤ng kÞch liÖt ®¶ kÝch, phª ph¸n Bïi Huy BÝch (1744-1818), ng-êi ®· biªn so¹n lo¹i s¸ch tãm t¾t kinh ®iÓn Nho häc (gäi lµ tiÕt yÕu) cho sÜ tö ®i thi: “Lèi häc Tèng Nho vµ khoa cö b«i lä lªn s¸ch sãt cña Th¸nh hiÒn ®· bao nhiªu ®êi ®Õn c¸i häc “tiÕt yÕu” cña Bïi Huy BÝch th× rµnh lµ c¸i lèi “phï thñy kiÕm gµ”, “thÇy ®å g¹y g¹o”, cèt nhÐt n¸ch mét c¸i nghÒ ®Ó b-íc lªn con ®-êng sÜ ho¹n kh«ng cã chót g× lµ ®¸ng gäi lµ häc”. Nãi vÒ Nho gi¸o ®êi NguyÔn trong thÕ kû XIX, nhµ nghiªn cøu ng-êi NhËt B¶n Yoshiharu Tsuboi l¹i cho r»ng ®ã lµ Minh Nho, mét thø Nho gi¸o ®-îc coi lµ cùc ®oan h¬n c¶ Tèng Nho ®èi víi n÷ quyÒn. ¤ng lý gi¶i, lµ nhµ NguyÔn muèn theo mét thø Nho gi¸o chÝnh thèng cña ng-êi H¸n h¬n lµ theo Thanh Nho - Nho gi¸o mét triÒu ®¹i ngo¹i téc: “Nh÷ng ng-êi ViÖt Nam theo Nho gi¸o cã xu h-íng tá ra “b¶o hoµng h¬n vua” vÒ mÆt ®ã. Trong lóc nhµ Thanh ®ang trÞ v× ë Trung Hoa sau khi lËt ®æ nhµ Minh n¨m 1644, th× nhµ NguyÔn thÝch tù coi m×nh nh- lµ nhµ Minh. §iÒu nµy cho phÐp hä tá vÎ lµ nh÷ng ng-êi thõa kÕ chÝnh thèng cña nÒn v¨n minh 28 Trung Hoa vµ ®¹o lý Nho gi¸o. ý muèn tù ®ång hãa víi nhµ Minh thÓ hiÖn râ nhÊt trªn b×nh diÖn v¨n hãa: nghi lÔ ®ang thùc hiÖn ë HuÕ, ch¼ng h¹n, vµ c¶ trang phôc cña nhµ vua vµ cña c¸c quan ®Òu chÞu ¶nh h-ëng triÒu ®×nh nhµ Minh”(10). Nh-ng, chÝnh trong bèi c¶nh Tèng Nho – Minh Nho Êy ®· tån t¹i song song hai dßng v¨n häc n÷ quyÒn vµ chèng n÷ quyÒn. §iÒu thó vÞ lµ cã khi chÝnh ng-êi phª ph¸n Tèng Nho quyÕt liÖt nhÊt, nh- Huúnh Thóc Kh¸ng, l¹i vÉn gi÷ quan ®iÓm b¶o thñ ®èi víi n÷ quyÒn. Tr-íc hÕt, ta h·y nãi ®Õn dßng v¨n häc n÷ quyÒn. VÒ kh¸i niÖm v¨n häc n÷ quyÒn, chóng t«i t¸n thµnh quan ®iÓm cña t¸c gi¶ L-u TuÖ Anh. Mét mÆt, kh«ng ph¶i tÊt c¶ s¸ng t¸c cña c¸c t¸c gi¶ n÷ ®Òu thuéc vÒ dßng v¨n häc n÷ quyÒn vµ mÆt kh¸c, s¸ng t¸c cña mét sè t¸c gi¶ nam cã khi cã thÓ ®-îc coi lµ v¨n häc n÷ quyÒn. Tiªu chÝ “v¨n häc n÷ quyÒn” ë ®©y kh«ng ph¶i lµ giíi tÝnh cña t¸c gi¶ hay giíi tÝnh cña nh©n vËt v¨n häc, mµ lµ néi dung s¸ng t¸c cã liªn quan ®Õn viÖc b¶o vÖ, bªnh vùc quyÒn sèng cña phô n÷, gi¶i phãng phô n÷. “Phª b×nh vµ nghiªn cøu v¨n häc n÷ tÝnh ph¶i trùc tiÕp ®èi diÖn víi s¸ng t¸c v¨n häc do c¸c nam n÷ t¸c gia s¸ng t¸c, suy nghÜ vÒ quan hÖ cña s¸ng t¸c cña c¸c t¸c gi¶ nam n÷ ®èi víi sù sinh tån vµ gi¶i phãng phô n÷”(11). Theo quan ®iÓm nµy, v¨n häc ViÖt Nam thÕ kû XVIII vµ XIX cã mét dßng v¨n häc n÷ quyÒn ë chõng mùc ®¸ng kÓ. Hå Xu©n H-¬ng (ch-a râ n¨m th¸ng sinh - mÊt tr-íc n¨m 1842) lµ nhµ th¬ n÷ cã mét th©n phËn
File đính kèm:
- tieu_luan_nhin_lai_quan_diem_cua_dang_cong_san_viet_nam_80_n.docx