Tiểu luận Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
XHH NGUYỄN BẢO ANH 2155380003 Chủ nghĩa xã hội khoa học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lOMoARcPSD|12184112 HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÃ HỘI HỌC - - - - - - - - - - - - - - - - - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bảo Anh Mã sinh viên: 2155380003 Lớp chuyên ngành: Truyền thông chính sách K41 Lớp tín chỉ: K41.2 Hà Nội, tháng 05 năm 2022 lOMoARcPSD|12184112 1MỤC LỤC NỘI DUNG...........................................................................................................1 Câu 1.....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................6 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................6 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận..............................................................................6 3.2. Nghiên cứu thực tiễn....................................................................................6 4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................6 5. Khách thể nghiên cứu.....................................................................................7 6. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................7 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..........................................7 7.1. Nghiên cứu định tính....................................................................................7 7.2. Nghiên cứu định lượng.................................................................................8 7.3. Phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu định lượng....................................8 Câu 2.....................................................................................................................9 1. Khái niệm gia đình..........................................................................................9 2. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học gia đình...........................................11 2.1. Gia đình là một thiết chế xã hội................................................................12 2.2. Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù............................13 3. Mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại...............12 3.1. Khái niệm về gia đình ở Việt Nam............................................................12 3.2. Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại...........................................14 3.2.1. Bối cảnh của sự thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại........................................................................................................................14 3.2.2. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình truyền thống và hiện đại......14 lOMoARcPSD|12184112 23.2.2.1. Trong mối quan hệ................................................................................14 3.2.2.2. Trong đạo đức.......................................................................................17 3.2.2.3. Trong quan niệm của con người về giá trị gia đình...........................21 3.2.2.4. Trong quy mô gia đình.........................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................28 NỘI DUNG lOMoARcPSD|12184112 3Câu 1: Anh/ Chị hãy xây dựng một đề cương nghiên cứu xã hội học. ĐỀ TÀI: NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY 1. Tính cấp thiết Ngày này trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa học thông tin, ngày càng nhiều những dịch vụ liên quan đến công nghệ số ra đời để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao và cấp thiết của con người. Và một trong những dịch vụ truyền thông đại chúng hàng đầu hiện nay là Internet đặc biệt là mạng xã hội. Nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh, khi mà mạng xã hội trở thành công cụ vô cùng tiện lợi và nhanh gọn để kết nối mọi người với nhau, không những thế, Internet đã và đang thâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mọi hoạt động của con người thuộc mọi tầng lớp xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet và mạng xã hội đã góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh vào con đường hội nhập và giúp cho mọi người dân Việt Nam bình đẳng trên mạng như những “Công dân quốc tế”. Sự bùng nổ của các mạng xã hội đang là vấn đề thời sự đặc biệt của mỗi quốc gia, nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh tính tiện ích, tiện lợi thì việc không thể kiểm soát thông tin hoặc đua theo những phong trào vô cảm đang biến mạng xã hội trở thành những cái bẫy nguy hiểm cho người sử dụng. Mạng xã hội ngày nay con được gọi là mạng xã hội ảo (tên Tiếng Anh là: social network) là dịch vụ kết nối những thành viên có chung mục đích và sở thích trên mạng Internet lại với nhau mà không phân biệt không gian và thời gian. Ở Việt Nam, mạng xã hội phổ biến từ sau khi Yahoo ra mắt người dùng và nở rộ, sau đó là Facebook, Instagram,Giờ đây việc kết nối bạn bè trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và đó là nhu cầu cần thiết của những bạn tẻ. Mạng xã hội xuất hiện trong nhưng năm qua đã tạo nên chuyển biến vượt bậc trong đời sống lOMoARcPSD|12184112 4xã hội, Trước đây các trang mạng như Yahoo, Zing me đã gây nên những cơn sốt trong xã hội, sau đó phát triển một thời gian và ngừng hoạt động. Thay vào đó những trang mạng nổi tiếng, hiện hành ngày nay như Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok ngày càng thu hút. Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về thanh niên do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tiến hành vào năm 2005 cho thấy 50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng Internet. Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này, 69% trong số đó cho biết họ sử dụng Internet để trò chuyện và 62% cho biết họ sử dụng Internet để chơi trò chơi trực tuyến. Một nghiên cứu khác vào năm 2004 đã xác định Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái. Mới nhất, theo số liệu báo cáo Digital Việt Nam 2020 tính đến tháng 1 năm 2020, có 68.17 triệu người sử dụng Internet chiếm 70% dân số, trong số đó có 65 triệu người dùng các trang mạng xã hội chiếm 67% dân số của cả nước. Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới Internet tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn 10,0% kể từ tháng 01 năm 2019 tính đến năm tháng 01 năm 2020. Cũng theo số liệu từ báo cáo này, trung bình hằng ngày một người ở nước ta dành 6 giờ 30 phút (tức hơn ¼ ngày) để sử dụng/truy cập Internet. Trong đó, khoảng 2 giờ 22 phút cho việc sử dụng các trang mạng xã hội, 2 giờ 09 phút cho việc xem truyền hình, 1 giờ 01 phút cho việc nghe nhạc và các dịch vụ trực tiếp và 1 giờ cho việc chơi điện tử . Điểm đáng chú ý là 70,1% người dùng các trang mạng xã hội ở nước ta có độ tuổi từ 13 đến 34. Những con số trên cho thấy nhu cầu sử dụng Internet cũng như mạng xã hội của người dân Việt Nam là rất cao và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Bên cạnh các phương tiện truyền thông như sách báo, tivi, đài radio, thì Internet cũng lOMoARcPSD|12184112 5được ưa chuộng. Hơn tất cả mạng xã hội đang chứng tỏ sức mạnh và tốc độ phát triển của chúng. Thật vậy con người ngày nay đang sống và làm việc trong một môi trường truyền thông đa phương tiện. Cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc, cùng yêu, cùng ghét,với truyền thông. Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng”, không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Ở đây là lứa tuổi sinh viên, là những người có biểu hiện tâm lý và đội tuổi phù hợp nhất với việc dễ dàng tiếp cận khoa học công nghệ, là những người tiếp nhận một cách tích cực nhất khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu tác động của chúng trên cả hai phương diện tích cực, tiêu cực. Nhưng hiện nay nổi lên tình trạng giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, thay vì đến với nhau để nói chuyện gặp mặt hỏi thăm ở ngoài thì họ lại dán mắt vào màn hình máy tính để nhắn tin trò chuyện, không biết cảm xúc của đối phương như nào. Dần dần họ sẽ mất dần kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống, không ít người trong số họ đã bị “nghiện” mạng xã hội, họ sử dụng mạng xã hội một thói quen. Đây có thể coi là một bệnh tâm lý của những người bị “nghiện” mạng xã hội, nếu không có sẽ trở nên khó chịu, đứng ngồi không yên. Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thế hệ sinh viên của trường Đảng, việc cử dụng mạng xã hội như nào cũng là một yếu tố qua trọng giúp sinh viên phân định ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội. Từ đó có thể hiểu biết, vận dụng những mặt tích cực mà nó đem lại đồng thời cũng hạn chế, loại bỏ những mặt tiêu cực mà nó gây ra. Chính vì vậy việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về chủ đề nhu cầu sử dụng mạng xã hội của các bạn sinh viên là một vấn đề vô cùng cần thiết. Nhận thức được vấn đề trên, em đã chọn và xây dựng chủ đề “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”. 2. Mục đích nghiên cứu lOMoARcPSD|12184112 6- Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. - Đưa ra những đánh giá về thực trạng và những tác động ảnh hưởng của Internet đối với đời sống sinh viên hiện nay. - Từ đó đề xuất, đưa ra một số giải pháp định hướng nâng cao cho sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận Đọc và phân tích một số công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, làm rõ khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu: Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên. 3.2. Nghiên cứu thực tiễn - Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội, mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện. - Đưa ra một số giải pháp nhằm giúp cho sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng có định hướng tốt hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. 4. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 5. Khách thể nghiên cứu Toàn bộ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. lOMoARcPSD|12184112 76. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung các nội dung sau: Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Mức độ sử dụng MXH của sinh viên. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Cách thức bảo mật thông tin cá nhân trên MXH của sinh viên. Lợi ích và tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên. - Phạm vi về thời gian: Khảo sát về việc sử dụng MXH của sinh viên năm học 2021-2022. - Phạm vi khách thể: Toàn bộ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu định tính Phương pháp phân tích tài liệu - Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu có sẵn ở các nghiên cứu trước về truyền thông, mạng xã hội hay Internet - Các đề tài khoa học, giáo trình, kỷ yếu, tài liệu hội thảo khoa học, bài báo, tạp chí,liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các loại sách trong và ngoài nước - Các cuộc điều tra, nghiên cứu về đề tài trước đó trong nước và trên thế giới. - Thu thập các tài liệu liên quan trên Internet. Phương pháp quan sát lOMoARcPSD|12184112 8 Để thu thập thông tin phục vụ đánh giá thực trạng sử dụng MXH của sinh viên, nhóm ngành nghiên cứu quan sát hành vi sử dụng MXH của sinh viên trong mỗi giờ lên lớp và quan sát các hoạt động sử dụng MXH trên các trang cá nhân của sinh viên. Từ đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng sử dụng MXH của sinh viên. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn khoảng 15 – 20 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trọng tâm câu hỏi liên quan đến những vấn đề cá nhân về mục đích sử dụng mạng xã hội, thói quen sử dụng mạng xã hội và sự hiểu biết của bản thân về mạng xã hội. Bản thân sinh viên có những trải nghiệm như thế nào và những đánh giá của sinh viên về tác động mà mạng xã hội đem lại cho bản thân nói riêng và toàn bộ giới trẻ nói chung. 7.2. Nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu này được thực hiện bằng khoảng 100 bảng hỏi, được trả lời bởi 100 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chọn mẫu từ khắp các sinh viên, sinh viên từ năm nhất đến năm cuối, từ các khoa và chuyên ngành cũng như đến từ nhiều tỉnh thành trên khắp mọi miền tổ quốc. 7.3. Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu định lượng Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm, có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: :Lấy danh sách tất cả các lớp trong trường, mỗi lớp được coi như một cụm/chùm (bao gồm các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối thuộc cả hai khối lý luận và nghiệp vụ). lOMoARcPSD|12184112 9Bước 2: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 10 lớp (tương ứng với 10 chùm). Bước 3: Tiếp tục chọn ngẫu nhiên mỗi lớp 10 sinh viên trong mỗi lớp đã chọn ở bước 2 để phát bảng hỏi điều tra. Phương pháp điều tra bảng hỏi Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập những thông tin về nhu cầu sử dụng mạng xã hội, mức độ sử dụng mạng xã hội (thời gian sử dụng và thiết bị vào mạng,), mục đích, hành vi sử dụng MXH của sinh viên, cách thức bảo mật thông tin, những lợi ích và những tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên. Phiếu được sử dụng theo các hình thức phát phiếu trực tiếp và khảo sát bằng phiếu online trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo, cũng như Google FormTrước khi gửi phiếu và sau khi nhận phiếu trả lời của nghiệm thể, nhóm nghiên cứu đều tiến hành bước làm sạch phiếu để đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu. Câu 2: Trình bày khái niệm gia đình và đối tượng nghiên cứu của Xã hội học gia đình. Phân tích mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại. Liên hệ thực tế. 1. Khái niệm về gia đình Theo Unesco: Gia đình là nơi sinh ra và trú ngụ của mỗi con người, là một thiết chế có luật lệ và tôn ti trật tự, có thể không làm vừa lòng một số người nhưng mang đến cảm giác an toàn cho tất cả. Theo Kingsley Davis (Nhà dân số học người Mỹ) thì gia đình là một nhóm người mà quan hệ giữa họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi, máu thịt. Do vậy họ có quan hệ họ hàng với nhau. lOMoARcPSD|12184112 10 Theo Levi Dtrauss (Nhà nhân chủng học người Pháp) thì gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm thông thường nhiều nhất: - Hôn nhân - Quan hệ huyết thuống - Những ràng buộc về mặt pháp lý, nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế, sự cấm đoán tình dục gắn với các thành viên và những ràng buộc về tình cảm, tâm lý, tình yêu, tình thương, sự kính trọng và sợ hãi. Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội. Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người. Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, lOMoARcPSD|12184112 11 phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình. Và đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Gia đình là một thiết chế đặc thù xã hội, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người. 2. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học gia đình Do gia đình có vị trí quan trọng đối với cá nhân và xã hội nên gia đình đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Gia đình là hòn đá tảng của xã hội, là tế bào của xã hội. Khi nghiên cứu về gia đình, xã hội học nghiên cứu giới hạn trong một phạm vi nhất định. Ở phạm vi hẹp, xã hội học đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; mối quan hệ giữa gia đình và thân tộc; nghiên cứu hành vi, sự kiện, hiện tượng và các quá trình diễn ra trong gia đình. Ở phạm vi rộng, xã hội học nghiên cứu mối quan hệ gia đình và các nhóm xã hội, các tổ chức thiết chế xã hội, các cộng đồng xã hội và xã hội tổng thể. Tùy theo từng chủ đề và khía cạnh quan tâm trong một đề tài nghiên cứu, mà con người ta chọn vấn đề nghiên cứu khác nhau. Thông thường, để lOMoARcPSD|12184112 12 làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, Xã hội học quan tâm nghiên cứu gia đình như một hiện tượng xã hội hoàn chỉnh trên bình diện. 2.1. Gia đình là một thiết chế xã hội Thiết chế gia đình là một trong năm thiết chế quan trọng nhất (bốn thiết chế quan trọng khác là: chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục). Xã hội học gia đình nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa gia đình và xã hội thông qua các chức năng của gia đình. Đây là hướng nghiên cứu truyền thống Khi xem xét gia đình như một thiết chế xã hội là nghiên cứu xem: Gia đình tồn tại nhằm mục đích gì? Thực hiện chức năng gì? Có thể thấy, gia đình biểu hiện với các mục đích: - Thiết chế gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết xuất phát từ sự điều tiết quan hệ nam – nữ. - Thiết chế gia đình thừa nhận và bảo vệ sự chung sống của cặp nam nữ dưới hình thức hôn nhân - Thiết chế gia đình quy định về trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau, cha mẹ với con cái, gia đình với xã hội. - Thiết chế gia đình thực hiện các chức năng: kiểm soát tình dục, tái sản xuất con người, xã hội hóa – chuyển giao văn hóa, chăm sóc người già Bên cạnh đó, gia đình có các đặc điểm bền vững tương đối và biến đổi chậm. Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau. Gia đình là tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế, văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, chuẩn mực đạo đứccủa một quốc gia, một dân tộc. Khi nghiên cứu gia đình, với tư cách là một thiết chế xã hội, cần chú ý các điểm sau: lOMoARcPSD|12184112 13 Trước hết là, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng gia đình. Hai là, mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau giữa gia đình với các thiết chế xã hội khác; mối quan hệ giữa gia đình với các tập hợp xã hội khác như làng xóm, bạn bè, đồng nghiệp 2.2. Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù Ở góc độ này, xã hội học gia đình quan tâm nghiên cứu mối quan hệ bên trong gia đình như quan hệ giới, quan hệ giữa các thành viên, giữa các thế hệ Ngoài những yếu tố sinh học đời thường, gia đình còn mang những yếu tố tâm linh, nó giải quyết, đáp ứng cả nhu cầu cá nhân (tình yêu, làm cha mẹ, tâm sinh lý, tâm linh,) và nhu cầu xã hội (tái sản xuất con người, cụng cấp lực lượng lao động mới, xã hội hóa thế hệ trẻ) Tóm lại, nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội là nhấn mạnh đến mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng gia đình. Nghiên cứu gia đình như là nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù là chú ý đến tính độc lập tương đối của nó, là sự tác động qua lại trong nội bộ các thành viên của gia đình để thỏa mãn nhu cầu riêng tư của họ. 3. Mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại 3.1. Khái niệm về gia đình ở Việt Nam - Quan hệ hôn nhân là quan hệ nền tảng của gia đình. - Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa đôi nam nữ được xã hội phê chuẩn với nhiều hình thức: Chính quyền về mặt pháp lý và nghi lễ về mặt công nhận của cộng đồng. lOMoARcPSD|12184112 14 - Có thể định nghĩa về gia đình Việt Nam: Gia đình là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống hoặc hợp tác kinh tế với nhau để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống của họ về sinh đẻ, nuôi dạy, con cái, chăm sóc người già và người ốmdưới dạng phổ biến nhất hiện nay là gia đình người Kinh ở Việt Nam bao gồm cả hai giới nam và nữ, có con đẻ hoặc con nuôi. 3.2. Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại 3.2.1. Bối cảnh của sự thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, văn hóa gia đình Việt Nam đang chịu những tác động nhiều chiều và biến đổi mạnh mẽ. Việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong thời đại ngày nay, khắc phục những hệ quả tiêu cực do xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mang lại là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình” (Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng). 3.2.2. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình truyền thống và hiện đại 3.2.2.1. Trong mối quan hệ Cùng với sự thay đổi mô hình gia đình truyền thống, tính cố kết gia đình đã giảm sút. Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn. Sự đứt đoạn trong quan hệ “cha truyền con nối” về nghề nghiệp là một minh chứng cho sự giảm sút tính cố kết gia đình. Với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều loại phương tiện thông tin truyền thông, lớp trẻ ngày nay được lOMoARcPSD|12184112 15 tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu phong phú, đa chiều nên thu nhận được nhiều kiến thức mới, hình thành và phát triển nhiều năng lực trong tư duy cũng như chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là một trong những cơ sở để nhiều bạn trẻ không tiếp bước cha anh trong con đường nghề nghiệp. Con cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ và tự do lựa chọn, định hướng nghề nghiệp tương lai cho chính mình. Về phương diện tổ chức cuộc sống cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ cá nhân – gia đình. Gia đình truyền thống rất coi trọng và khắt khe trong việc gìn giữ nề nếp gia phong, mọi người đều phải tuân theo những quy tắc chung. Nhưng ngày nay đã có xu hướng nới lỏng, giản tiện lại các nghi lễ phép tắc, không coi trọng hóa những luật lệ quy định chungNgoài ra thì những nếp sống sinh hoạt thường ngày cũng thể hiện sự giảm sút như sự gắn kết của gia đình: người lớn bận đi là từ sáng đến tối, trẻ con thì bận học và có những gia đình cả ngày chả nhìn thấy đủ mặt nhau và có một bữa cơm chung đầy đủ tất cả các thành viên trong gia đình, bố mẹ con cái có rất ít thời gian bên nhau. Nhiều gia đình, dù đông người nhưng vẫn có nững lý do khác nhau để vắng mặt, những dịp lễ tết cũng không tụ tập, tập hợp được đông đủ. Con cháu chỉ gọi điện, gửi thư điện tư thăm hỏi, chúc mừng,thay cho sự gặp mặt trực tiếp thăm non. Địa vị các thành viên trong gia đình trở nên bình đẳng, dân chủ cũng là một sự thay đổi lớn trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay. Sự bình đẳng, dân chủ biểu hiện rõ nhất trong mối quan hệ vợ chồng. Trước đây, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, người phụ nữ luôn phải khuôn mình theo đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Trong gia đình, địa vị vợ chồng được phân định rõ ràng : “chồng chúa vợ tôi” hay “phu vi thê cương”, “phu xướng phụ tùy”, và lOMoARcPSD|12184112 16 người phụ nữ mặc nhiên chấp nhận, chỉ biết suốt đời bó mình trong ngôi nhà với những công việc bếp núc, nữ công gia chánh, không được học hành, giao lưu, không được tham gia các công tác xã hội Với quan niệm này, nói như học giả Trần Ngọc Thêm, đã “loại bỏ hạt nhân dân chủ”(1). Trong thời kỳ hội nhập, với sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa của phương Tây, đặc biệt tinh thần dân chủ, bình đẳng, trong gia đình người Việt đã có một luồng gió mới mát lành. Người phụ nữ đã được đánh giá công bằng hơn, được đối xử nhân văn hơn, mối quan hệ giữa người vợ và người chồng cũng đã thay đổi tích cực. Ngày nay, vợ chồng bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Người phụ nữ được thể hiện năng lực, theo đuổi mơ ước của mình, được tạo điều kiện học hành, phấn đấu, được tham gia công việc xã hội và giữ trọng trách trong bộ máy Nhà nước, trong các tổ chức, đoàn thể. Vợ và chồng thực sự là những người bạn đời, có thể cùng nhau cảm thông, chia sẻ, cùng chung tay xây đắp mái ấm gia đình. Gia đình truyền thống đặt lợi ích gia đình lên trên lợi ích cá nhân, đề cao lòng hiếu thảo, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với bố mẹ. Con cái một lòng nghe theo ý cha mẹ mới làm tròn đạo hiếu, ngay cả lĩnh vực đáng được quyền tự do nhất là tình yêu, hôn nhân cũng phải “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” Ngày nay, trong những gia đình tiến bộ, cha mẹ và con cái là những “người bạn vong niên”. Cha mẹ có thể lắng nghe, chia sẻ với con cái mọi niềm vui nỗi buồn, đặc biệt các bậc phụ huynh luôn tôn trọng ý kiến, lập trường, ước mơ, hoài bão chính đáng của con cái 3.2.2.2. Trong đạo đức lOMoARcPSD|12184112 17 Mối quan hệ gia đình hiện nay vẫn kế thừa được nhiều truyền thống quý báu của cha ông, giữ đạo nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên bên cạnh đó đã nổi lên một số hiện tượng xuống cấp về đạo đức, lối sống gây rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình. Cuộc sống thời kinh tế thị trường khiến cho nhiều giá trị tốt đẹp bị băng hoại. Tình yêu vốn là thứ tình cảm tốt đẹp, lãng mạng nhất của nhân loại nhưng không nhiều cặp đến với tình yêu hôn nhân bằng những mục đích xấu, không đúng đắn, đầy những sự toan tính, lừa lọc. Tình yêu giả dối, tình dục dễ dãi, hôn nhân thực dụng, đang là chuyện phổ biến, diễn ra rất nhiều trong xã hội. Bên cạnh đó những tình trạng ngoại tình, ly hôn, ly thân nhiều vô kể, khiến nhiều người đùa rằng đó là “mốt thời thượng”. Điều này không chỉ làm rạn nứt mối quan hệ vợ chồng mà còn chia cắt mối quan hệ cha mẹ và con cái. Bởi vì khi cuộc hôn nhân thì gia đình cũng sẽ ly tán, mỗi người một nơi, cha mẹ mỗi người chọn một con đường riêng, con cái cũng sẽ bị chia ra không được nhận đủ tình thương từ một mái ấm gia đình có đủ bố và mẹ cũng như không nhận được sự giáo dục trọn vẹn. Còn chưa kể đến khi bố mẹ tái hôn, hiện tượng “con anh, con tôi” còn khiến cho tình cảm bị sẻ chia sứt mẻ. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, từ ngàn xưa vẫn là mối quan hệ thiêng liêng, bền vững nhất trong các mối quan hệ con người nói chung và gia đình nói riêng. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập, quan hệ đó đã biến đổi theo những chiều hướng xấu. Khi chủ nghĩa cá nhân phát triển, con người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tất cả mọi người. Không ít gia đình bố mẹ mải mê chạy theo đồng tiền mà bỏ quên con cá của mình; đi thuê giúp việc và phó mặc con cái cho nhà trường và xã hội. Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình yêu và sự dạy bảo, chăm sóc của cha mẹ - người thầy đầu tiên của đời mình - đã mất đi những nền tảng cơ lOMoARcPSD|12184112 18 bản của việc hình thành nhân cách tốt đẹp, nhiều em sinh ra đua đòi, hư hỏng, thậm chí trở thành tội phạm. Mặt khác, không ít những đứa con bất hiếu với cha mẹ. Hiện tượng con cái bỏ rơi cha mẹ lúc tuổi già, không chăm non vì mải chạy theo đồng tiền, chạy theo những lợi ích cá nhân bỏ quên cha mẹ. Hay vì mải ăn chơi, chỉ thích bay nhảy ở ngoài không muốn về nhà chăm sóc, “hầu hạ” những người già trong khi đó họ là những đấng sinh thành, người bố người mẹ của mình. Hiện tượng toan tính tiền bạc, chia ngày tính tháng nuôi cha mẹ không còn là chuyện lạ trong xã hội. Tệ hơn nữa có những trường hợp họ đã ra tay với chính bố mẹ của mình vì không cho tiền, không đáp ứng nhu cầu của chúng, để từ đó xảy ra những vụ việc hết sức thương tâm gây ra một làn sóng nhức nhối đầy sự tức giận trong dư luận. Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” là truyền thống tốt đẹp tự ngàn xưa của người Việt. Nhưng ngày nay, do tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, coi vật chất cao hơn nghĩa tình. Đã không ít gia đình lâm vào cảnh anh chị em mâu thuẫn dẫn đến cãi vã, đánh đập lẫn nhau vì quyền lợi kinh tế như tranh chấp đất đai, quyền thừa kế tài sản, nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng cha mẹTất cả chỉ vì lợi ích của mình, họ không còn biết nhường nhau, chia ngọt sẻ bùi lẫn nhau. Khi anh em của mình vào hoàn cảnh khó khăn thì bỏ mặc, thờ ơ, nhờ không giúp, coi như không quen biết nhau. Còn khi họ đã giàu có thành đạt thì bắt đầu nịnh nọt, giúp đỡ tận tình để mình cũng được hưởng những thành quả và dễ nhờ vả vào những chuyện cá nhân. Đến khi không lợi dụng được nữa thì quay sang chửi bới, đánh đập, thậm chí là xuống tay với nhau, làm những hành động vô cùng man dợ. lOMoARcPSD|12184112 19 Sự du nhập ồ ạt của các nền văn hóa phương Tây làm nảy sinh vấn đề là những tập tục, tập quán đã cũ, lỗi thời nếu vẫn được lưu giữ sẽ khiến cho gia đình Việt Nam không phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội và trở nên lạc hậu, chậm thích ứng. Trong khi đó, thời đại mới lại mang đến nhiều giá trị tiến bộ cần tiếp nhận như sự bình đẳng nam nữ, bình đẳng trong nghĩa vụ trách nhiệm, dân chủ trong các mối quan hệ gia đình, tôn trọng tự do và lợi ích cá nhân... Điều cần thiết là phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc các tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống quý báu và cải biến, loại bỏ những giá trị cũ không còn phù hợp. Nếu thực hiện tốt được điều đó thì gia đình Việt Nam sẽ có cơ hội để phát triển theo xu hướng bình đẳng, tiến bộ, ấm no và hạnh phúc. Như vậy ngay trong khuôn khổ những hệ giá trị của gia đình cũng đã có sự xung đột giữa những giá trị mới tiến bộ cần thu nhận và những giá trị cũ lỗi thời cần loại bỏ. Điều đó cũng góp phần thúc đẩy sự biến đổi về quy mô của gia đình Việt Nam. Còn nhân tố chủ yếu quyết định sự biến đổi vẫn là xung đột trong các quan hệ xã hội, thách thức đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ. Với việc trong một gia đình có ba bốn hay thậm chí là năm thế hệ cùng chung sống, ngoài những ưu điểm thì cũng tồn tại khá nhiều những điều bất tiện. Mâu thuẫn giữa các thế hệ diễn ra do có sự khác biệt về tuổi tác, tư tưởng, quan niệm, lối sống sẽ làm cho các cá nhân cảm thấy gò bó mất tự do khi cùng chung sống với nhau, cuộc sống của gia đình luôn đặt trong tình trạng căng thẳng. Người già thường hướng về các giá trị truyền thống, do vậy họ có xu hướng bảo thủ, áp đặt nhận thức và cách nghĩ của mình đối với những người trẻ. Điều đó dẫn đến sự khó hòa hợp về lối sống, đôi khi có thể dẫn đến những sự va chạm, bất đồng, khiến cho những người trẻ cảm thấy không thoải mái, lOMoARcPSD|12184112 20 không thể tự mình quyết định các vấn đề riêng mà phải thông qua ý kiến những người lớn tuổi. Trong khi đó lớp trẻ do tiếp cận nhiều hơn với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các trào lưu văn hóa mới từ nước ngoài nên hướng tới thay đổi về suy nghĩ và nhận thức, họ trở nên độc lập hơn, cái tôi cá nhân phát triển hơn, họ muốn được tự do nói lên những suy nghĩ của mình, tiếp thu những giá trị hiện đại. Lẽ tất nhiên là những cái mới không phải đều chứa đựng yếu tố tích cực, tốt đẹp, khó tránh được có những cái không phù hợp với truyền thống, bởi vậy cần tiếp thu có chọn lọc. Lớp trẻ khi nhận được sự góp ý của người già thì cảm thấy khó chịu, cho rằng những người già là cổ hủ, lạc hậu, thích dạy bảo. Sự chênh nhau về thế hệ này khiến cho xu hướng tách ra ở riêng tăng cao, khi đó mỗi cá nhân sẽ thỏa mãn được nhu cầu tự do của riêng mình, có thể hành động theo ý muốn của bản thân. Một gia đình chỉ có hai thế hệ: cha mẹ - con cái tất nhiên sẽ tồn tại ít xung đột hơn so với một gia đình có ba, bốn thế hệ. Việc những xung đột thế hệ ngày càng trở nên phổ biến làm cho g Mặc dù ở nước ta, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7-2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Hiện tượng bạo hành gia đình hiện nay xảy ra khá phổ biến với mức độ, tính chất và hình thức phức tạp, đa dạng: không chỉ có bạo hành của chồng đối với vợ, mà còn của vợ đối với chồng, của cha mẹ đối với con cái, không chỉ bạo hành về thể xác mà cả tinh thần. Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89% .Điều này khiến cho mối quan hệ tình cảm giữa con người với gia đình trở nên rạn vỡ. Gia đình, với một số lOMoARcPSD|12184112 21 người, không còn là mái ấm, là bến đỗ bình yên, mà là một nỗi kinh hoàng. Đặc biệt, với trẻ thơ, hậu quả là hết sức nguy hại vì nó làm cho các em mất niềm tin vào hạnh phúc gia đình, hoang mang trước cuộc sống, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp. 3.2.2.3. Trong quan niệm của con người về giá trị gia đình Chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và điều kiện lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau từ xa xưa. Sự gắn bó của cá nhân với gia đình (nhất là với làng, xã, quê hương) đã trở thành một trong những giá trị văn hóa cơ bản của dân tộc Việt Nam. Đối với người Việt Nam truyền thống, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng. Gia đình không chỉ là nơi con người sinh sống, nuôi dưỡng về thể chất mà còn là cái nôi hun đúc trí tuệ, nhân cách của con người. Gia đình là giá trị cao quý mà con người mong muốn đạt được. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, một gia đình hạnh phúc và đáng tự hào là gia đình có nhiều thế hệ cùng tồn tại trên một con đường theo hình thức “tam đại” “tứ đại” và “ngũ đại”. Trong đó, hạnh phúc gia đình dựa trên sự gắn kết hài hòa các mối quan hệ giữa các cá nhân, các thế hệ với những chuẩn mực, giá trị tình cảm, đạo đức tốt đẹp. Nhận thức của con người về gia đình cũng có nhiều sự thay đổi. Tinh thàn tự do, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi đã khiến cho con người hướng tới cuộc sống độc lập. Nhiều người không còn thiết tha với việc kết hôn, lập gia đình, họ không còn coi gia đình là giá trị duy nhất. Ngoài gia đình, họ còn quan tâm đến nhiều những vấn đề khác, để cố gắng thực hiện vươn tới và đạt được nó. Hiện nay, ở nước ta, số người hướng đến cuộc sống hôn nhân ngày càng nhiều. Khi không tìm thấy niềm hạnh phúc từ tình lOMoARcPSD|12184112 22 yêu, từ cuộc sống hôn nhân gia đình họ đã chọn sẽ sống một mình hết phần đời còn lại, họ nghĩ rằng không phải cứ yêu là phải tiến tới hôn nhân, không cần cái đích đến của một cuộc tình là kết hôn, có những tình yêu mãi mãi không có bến đỗ, có đám cưới, hôn thú. Họ còn thường nói những câu đùa rằng “Hôn nhân chính là nấm mồ của tình yêu”, mối quan hệ vợ chồng là không cần thiết với phần lớn số ban trẻ. Các bạn nam nghĩ rằng tại sao mình phải lấy vợ? “lấy vợ như đeo gông vào cổ”, “như tự cho mình vào tròng”, “như tự khóa tuổi xuân”, sẽ không được thoải mái có những cuộc vui chơi cá nhân tự do ngoài kia, cũng như những nhu cầu sở thích cá nhân. Họ không muốn phải chịu trách nhiệm với mối quan hệ này, chỉ đơn giản là yêu chứ không có gì ràng buộc. Cũng như vậy, các bạn nữ cũng cho rằng khi cuộc sống độc thân đang thích gì làm nấy, tha hồ có thời gian chăm sóc bản thân, yêu bản thân, làm những gì mình thích, bây giờ lại phải ghép mình vào mối quan hệ vợ chồng, bước vào cuộc sống hôn nhân, trách nhiệm gia đình nhà chồng con cái cũng như tương lai,Hàng trăm những vấn đề được họ đặt ra, họ cho rằng rất phức tạp và quyết định gạt qua. Điều này đã đi ngược lại đạo đức truyền thống hàng ngàn năm nay cuat con người Việt Nam: Tình yêu phải gắn liền với hôn nhân, hôn nhân là kết quả tốt đẹp và tất yếu của tình yêu chân chính. Một bộ phận những bạn trẻ vị thành niên vì muốn khẳng định cái tôi của mình, mặc dù được bố mẹ chu cấp cho một cuộc sống đầy đủ nhưng lại muốn thoát ly gia đìn, sống xa vòng tay bố mẹ, và tự sống độc lập bên ngoài. Họ mang một tâm lý thoải mái khi muốn được dọn ra ở riêng, sống một mình tự trải với cuộc sống ngoài kia. Ở đó họ sẽ được tự mình học cách lớn lên, tự mình chống lại những cám dỗ, vượt qua những khó khăn ngoài kia. Phần lớn các bạn trẻ hiện nay muốn ra ở riêng vì cảm lOMoARcPSD|12184112 23 thấy ở nhà bí bách, không được thoải mái, không hài lòng với việc bố mẹ cứ hàng ngày kiểm soát cũng như góp ý cho việc làm của mình. Họ chỉ muốn sống một mình để tự có thể quyết định cuộc đời của mình mà không phải nghe lời góp ý cũng như phàn nàn của bất kỳ ai. Đây là một quan niệm mới, nếu như xuất phát từ những mục đích tốt như muốn khẳng định cái tôi cá nhân, bản linh tuổi trẻ, muốn trải nghiệm bẩn thân, hướng đến cuộc sống tương lai độc lâọ, không phụ thuộc dựa dẫm vào bất kì ai thì quả đó là một điều thật tốt. Nhưng nếu vì những ham muốn ích kỷ và bồng bột của tuổi trẻ, thậm chí là vì muốn được tự do ngoài vòng kiểm soát hay vì đua đòi bạn bè xấu, vì quen được chiều chuộng kiểu các cậu ấm, cô chiêu thì đây lại là một điều tai hại cho gia đình và xã hội, nhất là trong bối cảnh cạm bẫy, cám dỗ rình dập mà bản thân các em chưa đủ bản lĩnh để có thể “miễn dịch” trước những cái xấu, tiêu cực, để giữ phần thiện căn, thiên lương trong sáng của mình. 3.2.2.4. Trong quy mô gia đình Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình hiện đại đã ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước, cá biệt còn có số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Sự thay đổi đó, ngoài những nguyên nhân khách quan như chính sách kế hoạch hóa gia đình hay đô thị hóa... còn do nhiều nguyên nhân chủ quan khác. lOMoARcPSD|12184112 24 Xu hướng hạt nhân hóa gia đình trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay là do những ưu điểm và lợi thế của nó, đặc biệt là tính phù hợp với thời đại mới. Theo cách nhìn của xã hội học, gia đình được coi là một nhóm xã hội nhỏ và đóng vai trò là một thiết chế xã hội cơ bản. Nếu như coi gia đình là một nhóm xã hội thì các nhà xã hội học sẽ nghiên cứu các vấn đề, các mối quan hệ bên trong nó, còn khi đóng vai trò là thiết chế xã hội thì gia đình sẽ được nghiên cứu trong mối quan hệ giữa nó với tổng thể xã hội. Trên cơ sở thuyết cấu trúc và chức năng, nhà xã hội học người Mỹ Robert Merton đã phần nào lý giải được vấn đề này thông qua ý tưởng về chức năng và phản chức năng của mình. Ông cho rằng, một thành tố của cấu trúc xã hội thực hiện các chức năng, tức các hệ quả quan sát được, tạo ra sự thích nghi và điều chỉnh của hệ thống, ngoài những hệ quả tích cực cũng có thể gây ra các hệ quả tiêu cực (phản chức năng) .Gia đình là thành tố cơ bản của cấu trúc xã hội và thực hiện chức năng của nó để duy trì sự thích nghi và ổn định của xã hội. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nhiều chuyển biến lớn lao đã xảy ra, tất yếu khiến quy mô gia đình truyền thống không còn thích nghi được với hoàn cảnh xã hội mới. Nền kinh tế thị trường, sự du nhập của các nền văn hóa nước ngoài đã làm cho xã hội đổi thay từng ngày. Sự đổi thay ấy diễn ra cả trong quan niệm của con người, chẳng hạn, ngày nay sự bình đẳng đã được đề cao hơn, những chuẩn mực lạc hậu cũng được loại bỏ nhằm hướng tới một xã hội tiến bộ hơn. Đáng kể nhất là việc giải phóng phụ nữ: họ được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong cuộc sống, trong sản xuất,... ngày càng trở nên quan lOMoARcPSD|12184112 25 trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần được chia sẻ và cơ hội phát huy tiềm năng cũng đến nhiều hơn, được toàn xã hội công nhận. Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm cho mỗi người được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc. Hội nhập kinh tế làm cho mức sống con người được nâng cao hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện, từ đó cũng làm cho nhu cầu hưởng thụ của họ tăng lên và mang những nét cá nhân hơn. Mỗi một thành viên trong gia đình, chứ không chỉ riêng lớp trẻ, đều muốn được có khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không phải bận tâm đến sự nhận xét của người khác. Do có công ăn việc làm ổn định, con cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá tính riêng, năng lực của con người không có cơ hội phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vậy, rõ ràng là quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ để đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra. Bên cạnh đó, nó cũng thay đổi chính xã hội hay những giá trị của xã hội, làm cho sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống. Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới. Mặt hạn chế của gia đình hiện đại so với gia đình truyền thống xưa. Chính sự coi trọng kinh tế, đặt kinh tế lên hàng đầu ấy đã làm cho những lOMoARcPSD|12184112 26 giá trị tốt đẹp xưa của gia đình bị phai nhạt dần, thậm chí còn dễ dẫn tới các hệ lụy xấu. Có thể lấy ví dụ về việc chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình - nơi được coi là môi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi con người. Một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống định hình nhân cách bằng sự quan tâm giáo dục dạy bảo thường xuyên của ông bà cha mẹ ngay từ khi rất nhỏ. Còn trong gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em gần như được phó mặc hoàn toàn cho nhà trường mà thiếu đi sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ. Chính điều đó đã gây ra hiện trạng có nhiều trẻ em lang thang, phạm tội hay rơi vào các tệ nạn xã hội. Hay như người cao tuổi trong gia đình, trước đây họ được sống cùng với con cháu, vì vậy mà nhu cầu về tâm lý, tình cảm được đáp ứng đầy đủ. Còn khi quy mô gia đình bị biến đổi, người cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm, trong khi tuổi già cần nhất là được vui vầy bên con cháu, được chăm sóc khi ốm đau bệnh tật. Họ luôn có nguy cơ bị đẩy ra viện dưỡng lão, trung tâm hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chứ không nhận được nhiều sự quan tâm của người thân trong gia đình. Phản chức năng của quá trình biến đổi đó không chỉ xảy ra đối với người già và trẻ em mà còn trên phạm vi toàn xã hội, nhất là trong các mối quan hệ gia đình. Ngày càng tồn tại nhiều hiện tượng mà trước đây chưa hề hoặc ít có như bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình, sống thử... Chúng đã làm rạn nứt, phá hoại sự bền vững của gia đình, làm cho gia đình trở nên mong manh, dễ tan vỡ hơn. Ngoài ra, các tệ nạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, buôn bán phụ nữ qua biên giới... cũng đang đe dọa, gây nhiều nguy cơ làm tan rã gia đình. Như vậy, dưới góc nhìn xã hội học, có thể thấy rằng sự biến đổi quy mô gia đình Việt Nam là một tất yếu không thể tránh khỏi do tác động của toàn cầu hóa. Gia đình, dù được nhìn nhận với tư cách là một thiết chế xã lOMoARcPSD|12184112 27 hội cơ bản hay với tư cách là một nhóm xã hội, đều chứa đựng nhiều yếu tố tạo nên sự thay đổi. Sự thay đổi đó điều chỉnh chính bản thân gia đình cho phù hợp với xã hội và đồng thời cũng điều chỉnh xã hội cho phù hợp với điều kiện cụ thể bên ngoài. Hệ quả tạo ra là một mô hình gia đình mới có khả năng thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của xã hội để thay thế gia đình truyền thống cũ. Đó là xu hướng tiến bộ chung dù cho cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Điều quan trọng nhất là phải gìn giữ được những giá trị tốt đẹp, quý báu của gia đình truyền thống và phát huy những mặt tích cực của gia đình hiện đại, tạo ra một khuôn mẫu gia đình Việt Nam tiến bộ, phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO lOMoARcPSD|12184112 28 1. Giáo trình nhập môn Xã hội học – Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 2. Vấn đề nghiện Internet ở Thanh- Thiếu niên Việt Nam và một số tác động – Báo Tỉnh Đoàn Khánh Hòa. 3. Một số biến đổi của văn hóa gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa – Tạp chí cộng sản. 4. Nhu cầu giải trí của Thanh niên – Đinh Thị Vân Chi, Nxb Chính trị Quốc gia. 5. Mạng xã hội ảo – đặc điểm và khuynh hướng – Nguyễn Minh Hòa, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh lOMoARcPSD|12184112
File đính kèm:
- tieu_luan_nhu_cau_su_dung_mang_xa_hoi_cua_sinh_vien_hoc_vien.pdf