Tiểu luận Phân tích một số nội dung cơ bản lý luận về hàng hóa của C.Mác, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mà anh, chị biết

pdf 36 trang yenvu 05/09/2024 570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Phân tích một số nội dung cơ bản lý luận về hàng hóa của C.Mác, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mà anh, chị biết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Phân tích một số nội dung cơ bản lý luận về hàng hóa của C.Mác, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mà anh, chị biết

Tiểu luận Phân tích một số nội dung cơ bản lý luận về hàng hóa của C.Mác, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mà anh, chị biết
 Nhóm 1 - Thảo luận KTCT.docx
Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại)
lOMoARcPSD|12184112
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH
-----฀฀฀฀฀-----
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Phân tích một số nội dung cơ bản lý luận về hàng hóa của C.Mác,
trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất mà anh(chị) biết.
Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Vĕn Mạnh
Nhóm thực hiện : 01
Mã lớp học phần : 2170RLCP1211
Hà Nội, tháng 09 nĕm 2021
lOMoARcPSD|12184112
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT Họ tên Chức
vụ
Nhiệm vụ
1 Hoàng Phương Anh Thành tựu của công ty, powerpoint
2 Nguyễn Hải Anh Thông tin chung về công ty và sảnphẩm
3 Nguyễn Ngọc Anh Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giátrị
4 Trần Hà Phương Anh Tổng hợp lý thuyết
5 Trần Ngọc Ánh Thông tin chung về công ty và sảnphẩm, thuyết trình
6 Nguyễn Hoàng Minh Châu Lượng giá trị và cấu thành lượng giátrị
7 Hoàng Kim Chi TK Lỗ hổng, điểm yếu, tổng hợp liên hệ
8 Trần Thị Ngọc Diệp Lỗ hổng, điểm yếu, lời mở đầu
9 Đào Hoàng Dũng Khái niệm hàng hóa, thuộc tính hànghóa
10 Vũ Thùy Dương Tính 2 mặt của lao động sản xuất
11 Nguyễn Thị Hoài Giang NT Giải pháp, tổng hợp, lời cam đoan
12 Đỗ Thị Thu Hằng Giải pháp, lời cảm ơn, word, thuyếttrình
13 Lương Thị Hằng Thành tựu của công ty
1
lOMoARcPSD|12184112
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất nên
sản xuất của xã hội mang tính tự cung tự cấp, khiến nhu cầu của con người bị bó hẹp
trong một phạm vi giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành
tựu mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế hàng
hóa. Nền kinh tế hàng hóa phát triển càng mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là nền kinh tế
thị trường. Sản xuất hàng hóa bao gồm tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật,
công nghệ được thực hiện dưới nhiều hình thức.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sản xuất hàng hóa được ví
như là một mắt xích quan trọng trong guồng máy của nền kinh tế; đóng vai trò quan trọng
nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Điều này không chỉ góp phần đắc lực
vào quá trình thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển mà còn mở rộng quan hệ giao lưu,
hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực. Trong thời đại nền kinh tế “mở” và cạnh tranh như hiện
nay, tại Việt Nam chủ doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho
doanh nghiệp của mình, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực
thế giới và thời đại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về hàng hóa, thuộc tính của hàng hóa,
đặc trưng ưu thế của sản xuất hàng hóa là vô cùng quan trọng. Từ đó ta có thể liên hệ tới
việc sản xuất của một doanh nghiệp cụ thể, đề ra các giải pháp cho doanh nghiệp đó nhằm
phát triển sản xuất hàng hóa, không ngừng nâng cao chất lượng của hàng hóa.
Trong phạm vi bài viết của nhóm một, chúng em xin phân tích “một số nội dung cơ
bản lý luận về hàng hóa của C.Mác, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất”. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng
Vĕn Mạnh hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành bài viết này. Do những hạn chế cả
về mặt kiến thức và mặt thời gian bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được thầy và các bạn đóng góp ý kiến.
2
lOMoARcPSD|12184112
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em gửi lời cảm ơn sâu sắc và đặc biệt nhất đến với thầy giáo
Hoàng Vĕn Mạnh - Giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin . “Nhân cách của
người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể
thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất
kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác . " - Usinxki. Và đúng là như vậy,
nhờ có tấm lòng nhiệt thành, tri thức giàu có cùng tâm huyết và sự say mê, thầy đã truyền
cho chúng em những bài học vô cùng quý giá. Chúng như những ngọn lửa soi đường chỉ
bước chúng em tiến về phía trước trên con đường đầy chông gai, gian khó sau này. Không
chỉ là những kiến thức trong sách vở, mà thầy còn dạy chúng em cách sống, cách làm
người, cách nhận thức về sự vật, hiện tượng, ... và đặc biệt là cách để không sợ việc học,
đó là một bài học vô cùng giá trị đối với chúng em. Thầy cũng đã hướng dẫn rất chi tiết,
tận tình, nhận xét, góp ý và cho chúng em cơ hội để hoàn thiện hơn về bài thảo luận.
Ngoài ra, nhóm 1 cũng đã nhận được sự đóng góp tích cực của các thành viên trong
nhóm để hoàn thiện bài thảo luận, mỗi cá nhân trong nhóm đã cùng nhau cố gắng không
chỉ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình mà còn giúp đỡ các thành viên khác, tạo một
tinh thần teamwork hiệu quả và chất lượng.
Một lần nữa, chúng em xin cảm ơn thầy và cả sự đóng góp của các thành viên.
3
lOMoARcPSD|12184112
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan bài thảo luận của nhóm hình thành từ công sức, sự tìm hiểu
và tham khảo các tài liệu của thành viên trong nhóm dưới sự hướng dẫn và chỉ dạy của
thầy Hoàng Vĕn Mạnh, tuyệt đối không có sự sao y bản chính từ bất kỳ tài liệu hay của cá
nhân nào!
4
lOMoARcPSD|12184112
MỤC LỤC
Lời mở đầu... 2
Lời cảm ơn 3
Lời cam đoan 4
Mục lục. 5
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA 7
1. Khái niệm hàng hóa và thuộc tính của hàng hóa... 7
1.1.Khái niệm.. 7
1.2.Hai thuộc tính của hàng hóa.. 7
1.2.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa. 7
1.2.2. Giá trị của hàng hóa... 8
1.2.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.. 8
2. Lượng giá trị và cấu thành lượng giá trị hàng hóa. 9
2.1.Lượng giá trị hàng hóa... 9
2.2.Cấu thành lượng giá trị.. 10
2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị... 10
2.3.1. Nĕng suất lao động 10
Cường độ lao động.
2.3.2. Mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động. 13
3. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. 14
3.1.Lao động cụ thể.. 14
3.2.Lao động trừu tượng.. 15
5
lOMoARcPSD|12184112
CHƯƠNG II. DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC SẢN
XUẤT NUTIFOOD. 17
1. Thông tin chung về công ty và sản phẩm sữa NutiFood 17
1.1.Thông tin về công ty.. 17
1.2.Thông tin về sản phẩm sữa NutiFood 17
2. Những thành tựu, đóng góp của công ty cổ phần sữa
NutiFood. 18
3. Một số điểm yếu, lỗ hổng của công ty cổ phần sữa
NutiFood. 26
3.1.Những điểm yếu trong kinh doanh của công ty CP thực phẩm dinh
dưỡng NutiFood. 26
3.2.Vụ việc 73 học sinh bị ngộ độc phải nhập viện sau khi uống sữa
NutiFood nĕm 2018... 27
4. Những giải pháp phát triển cho công ty CP sữa
NutiFood. 29
6
lOMoARcPSD|12184112
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA
1. KHÁI NIỆM HÀNG HÓA VÀ THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA
1.1.Khái niệm
ĐN: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của
con người, thông qua trao đổi, mua bán.
Trong nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc thì chỉ những sản phẩm đem trao đổi, mua
bán mới trở thành hàng hóa. Cũng sản phẩm đó, nếu không đem trao đổi, mua bán thì
không phải là hàng hóa.
+ Chỉ sản phẩm đem trao đổi, mua bán mới là hàng hóa, nghĩa là cũng sản phẩm đó
nếu không dùng để trao đổi, mua bán thì không gọi là hàng hóa.
+ Hàng hóa có thể phục vụ cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
+ Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
1.2.Hai thuộc tính của hàng hóa:
1.2.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa:
- ĐN: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn một
nhu cầu nào đó của con người. (Nhu cầu của con người gồm có nhu cầu về vật chất/tinh
thần; nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân)
- Đặc điểm:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành
nên hàng hóa đó quy định. Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng tiên
tiến, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hoá, chủng loại
càng phong phú đa dạng và chất lượng cao.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định,
không phụ thuộc vào chế độ xã hội nên là một phạm trù vĩnh viễn và là nội dung vật chất
của của cải. Nhưng việc phát hiện và sử dụng những thuộc tính ấy lại phụ thuộc vào trình
độ phát triển khoa học. Vì vậy, C.Mác nói: “Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc
sử dụng hay tiêu dùng. Giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng
kể hình thái xã hội của của cải đó là như thế nào”
7
lOMoARcPSD|12184112
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội
vì nó là giá trị sử dụng cho người khác chứ không phải cho bản thân người sản xuất ra nó.
Nhưng không phải bất cứ giá trị sử dụng nào được người khác dùng cũng là hàng hóa.
Nói cách khác: Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi (Giá trị).
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người
mua. Cho nên, nếu là người sản xuất, tất yếu phải chú ý chĕm lo giá trị sử dụng của hàng
hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của
người mua.
1.2.2. Giá trị hàng hoá:
- ĐN: Theo C.Mác, giá trị của hàng hoá là lao động của người sản xuất đã hao phí
để sản xuất ra hàng hoá kết tinh trong hàng hoá ấy.
‒ Hao phí lao động đó được xã hội chấp nhận (người mua chấp nhận) ⇨ hao
phí lao động xã hội.
‒ Chỉ có hao phí lao động của lao động sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị.
- Đặc điểm:
+ Khi đã đề cập đến hàng hóa, có nghĩa là phải đặt sản phẩm của lao động ấy trong
mối liên hệ với người mua, người bán, trong mối quan hệ xã hội. Do đó, lao động hao phí
để sản xuất ra hàng hóa mang tính xã hội.
+ Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi
hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì khi
ấy có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá
trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi.
*Giá trị trao đổi
Để lý giải rõ khái niệm này, C.Mác đặt vấn đề, tại sao giữa các hàng hóa có giá trị sử
dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau? Mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị sử
dụng khác nhau được C.Mác gọi là giá trị trao đổi.
C.Mác cho rằng, sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì chúng có một điểm
chung. Điểm chung đó ở chỗ, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động. Tức là
hàng hóa có giá trị. Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi chỉ là
hình thức biểu hiện của giá trị. Giá trị của hàng hoá là lao động của người sản xuất ra
8
lOMoARcPSD|12184112
hàng hoá kết tinh trong hàng hoá ấy. Giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hóa. Nó là một phạm trù lịch sử, gắn liền với sản xuất và trao đổi
hàng hóa.
1.2.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
- Như vậy, hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính này
cùng tồn tại và thống nhất với ở một hàng hóa, nhưng đây là sự thống nhất của các mặt
đối lập.
- Thống nhất: cả 2 thuộc tính đều cùng tồn tại trong 1 hàng hóa, thiếu 1 trong 2 thì
sản phẩm đó không phải là hàng hóa.
- Mâu thuẫn:
Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, cho nên mục đích của họ là giá trị chứ
không phải là giá trị sử dụng. Họ chú ý đến giá trị sử dụng thì cũng chính là để đạt mục
đích giá trị. Ngược lại, người mua rất cần giá trị sử dụng, nhưng muốn có giá trị sử dụng
thì trước hết phải trao đổi, tức là phải thực hiện giá trị hàng hóa rồi sau đó mới chi phối
được giá trị sử dụng.
Vì vậy, quá trình thực hiện giá trị và quá trình thực hiện giá trị sử dụng là hai quá
trình khác nhau về thời gian và không gian. Quá trình thực hiện giá trị được tiến hành
trước và trên thị trường, quá trình thực hiện giá sử dụng dụng diễn ra sau và trong lĩnh
vực tiêu dùng.
Biểu hiện của mâu thuẫn thể hiện rõ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, người bán hủy
đi sản phẩm vì nó không được trả giá trị mặc dù nó có giá trị sử dụng.
2. LƯỢNG GIÁ TRỊ VÀ CẤU THÀNH LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA
2.1.Lượng giá trị hàng hóa
*Khái niệm: Lượng giá trị hàng hoá là lượng lao động trừu tượng.
Thước đo: thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra 1
giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành
thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
9
lOMoARcPSD|12184112
Trong đời sống thực tế, nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hoá như nhau,
nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, nĕng suất lao động khác nhau, do đó thời
gian lao động hao phí để sản xuất hàng hoá là không giống nhau tức là hao phí lao động
cá biệt khác nhau. Ví dụ, cùng làm nghề dệt vải, nhưng người thứ nhất dệt một tấm vải
phải hao phí 10 giờ lao động, người thứ hai 8 giờ, người thứ ba 6 giờ. Sở dĩ có khác nhau
về lượng thời gian lao động hao phí như thế là do số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất
của mỗi người không giống nhau, khả nĕng và trình độ thành thạo riêng của từng người
cũng không như nhau, điều kiện lao động không giống nhau...
Trong trao đổi, người ta không dựa trên hao phí thời gian lao động cá biệt vì xã hội
không thể biết được chính xác hao phu thời gian lao động của từng người sản xuất hàng
hoá. Hơn thế nữa, nếu trao đổi theo các giá trị cá biệt thì người sản xuất, càng lười biếng,
vụng về, hàng hoá của họ càng có giá trị. Do đó, khi trao đổi, người ta phải cĕn cứ vào giá
trị chung hay giá trị xã hội.
Vậy lượng giá trị hàng hoá không phải được tính bằng thời gian lao động cá biệt mà
được tính bằng hao phí thời gian lao động có tính chất trung bình. Thời gian lao động xã
hội cần thiết là thời gian lao động để sản xuất ra hàng hoá với một cường độ trung bình,
trình độ thành thạo trung bình, trong những điều kiện bình thường của sản xuất xã hội để
sản xuất ra tuyệt đại bộ phận hàng hoá.
Trong thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá thường
trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất hàng hoá nào cung cấp
đại bộ phận hàng hoá trên thị trường. Điều cần chú ý là, trình độ thành thạo trung bình,
cường độ lao động trung bình, điều kiện lao động bình thường của xã hội ở mỗi nước, mỗi
ngành là khác: nhau và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Vậy lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
2.2.Cấu thành lượng giá trị
- Để SXHH, cần phải chi phí lao động. Chi phí lao động bao gồm:
+ Lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất.
+ Lao động sống hao phí trong quá trình chế biến TLSX thành sản phẩm mới.
10
lOMoARcPSD|12184112
- Trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể của người sản xuất có vai trò bảo tồn và di
chuyển giá trị của TLSX vào sản phẩm - đây là bộ phận giá trị cũ trong sản phẩm (c); còn
LĐTT biểu hiện ở sự hao phí lao động sống trong quá trình sản xuất ra sản phẩm có vai
trò làm tĕng thêm giá trị cho sản phẩm - đây là bộ phận giá trị mới trong sản phẩm (v+m).
- Vì vậy, cấu thành lượng GT hàng hóa gồm: GT cũ + GT mới
W = c + v + m
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA
2.3.1. Nĕng suất lao động
*ĐN:Nĕng suất lao động là nĕng lực sản xuất của lao động, được đo bằng số lượng
sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị thời gian, hoặc số lượng thời gian hao phí để
sản xuất nốt đơn vị sản phẩm. Nĕng suất lao động xã hội càng cao, thời gian cần thiết để
sản xuất hàng hoá càng ít, lượng lao động kết tinh trong một đơn vị sản phẩm càng nhỏ
thì giá trị của sản phẩm càng bé.
=> Liên hệ:
Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất. Để cạnh tranh về
giá cả với nhà sản xuất khác thì phải tĕng nĕng suất lao động cá biệt vì nó làm giảm lượng
giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hoá xuống thấp hơn lượng giá trị xã hội của nó > giá cả
bán hàng hóa có thể rẻ hơn của người khác mà vẫn thu lợi nhuận ngang, thậm chí cao
hơn.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến nĕng suất lao động, tác động theo chiều THUẬN
đến nĕng suất lao động:
1. Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động.
2. Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những
thành tựu đó vào sản xuất.
3. Trình độ tổ chức quản lý sản xuất.
4. Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
5. Các điều kiện tự nhiên.
*Phân loại:
Nĕng suất lao động có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông thường người
ta chia làm 2 loại là NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội.
11
lOMoARcPSD|12184112
NSLĐ cá biệt NSLĐ xã hội
Định
nghĩa
Là hiệu quả sản xuất của cá nhân
người lao động trong 1 đơn vị thời
gian.
Là mức nĕng suất chung của một
nhóm người hoặc của tất cả cá nhân
trong xã hội.
Vai
trò
Có vai trò quan trọng. việc tĕng giảm
NSLĐ các nhân cũng quyết định phần
lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp
hoặc của ngành. Tĕng NSLĐ dẫn đến
giảm giá trị cho 1 đơn vị sản phẩm
Là chỉ tiêu hoàn hảo giúp đánh giá
chính xác thực trạng công việc sản
xuất kinh doanh, nĕng suất lao
động trong 1 ngành cũng như phạm
vi toàn xã hội.
Yếu
tố ảnh
hưởng
Trình độ tay nghề, sức khỏe, tuổi tác,
công cụ lao động,
Ngoài công cụ lao động, trình độ
lao động, nó còn phụ thuộc vào ý
thức lao động sản xuất của người
lao động trong điều kiện tự nhiên,
điều kiện lao động,..
Mối quan hệ: Để NSLĐ xã hội tĕng lên thì NSLĐ cá biệt phải tĕng lên và tiết kiệm lao
động sống giảm nhanh hơn sự tĕng lên của lao động quá khứ.
=> Kết luận: Sự thay đổi của Nĕng suất lao động tác động theo tỷ lệ NGHỊCH đến
lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa nhưng không tác động đến tổng lượng giá trị của
tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.Vì vậy,trong thực hành
sản xuất, trong kinh doanh cần phải được chú ý, để có thể giảm hao phí cá biệt, cần phải
thực hiện các biện pháp để góp phần tĕng nĕng suất lao động.
* Cường độ lao động
*ĐN: Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian, là
mức độ khẩn trương, cĕng thẳng của lao động. Tĕng cường độ lao động cũng giống như
kéo dài thời gian lao động.
Cường độ lao động tĕng lên có nghĩa là hao phí sức lao cộng cũng tĕng lên, làm cho
số lượng sản phẩm được chế tạo trong một đơn vị thời gian tĕng lên nhưng giá trị một
hàng hoá không thay đổi.
Tĕng nĕng suất lao động làm cho số lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị
thời gian tĕng lên, tổng giá trị hàng hoá tạo ra trong một đơn vị thời gian không thay đổi,
12
lOMoARcPSD|12184112
do đó giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm xuống. Tĕng cường độ lao động lành cho số
lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian nhiều hơn, tổng giá trị hàng hoá
tạo ra trong một đơn vị thời gian cũng tĕng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hoá
không thay đổi. Như vậy, tĕng nĕng suất lao động và tĕng cường độ lao động có điểm
chung, giống nhau ở kết quả là tĕng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian nhất
định tĕng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
=>Kết luận:
Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động không tác động đến lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa nhưng nó tác động theo tỷ lệ thuận đến tổng lượng giá trị của tổng số
hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
=> Liên hệ:
Trong thực tế sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, việc các nhà tư bản áp dụng tĕng
cường độ lao động đối với người làm thuê (trong khi không trả công tương xứng)
KHÔNG nhằm làm giảm lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hoá, không tạo ra khả nĕng cạnh
tranh về giá mà là nhằm tĕng MỨC ĐỘ BÓC LỘT lao động làm thuê.
*Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào:
1. Thể chất, tinh thần, kỹ nĕng, tay nghề, ý thức của người lao động.
2. Trình độ tổ chức quản lý.
3. Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
*Bảng phân biệt sự tác động của NSLĐ và CĐLD tới các yếu tố:
NSLĐ tĕng CĐLĐ tĕng
Số lượng HH SX trong 1 đơn vị thời gian Tĕng Tĕng
Giá trị 1 đơn vị hàng hóa Giảm Không đổi
Giá trị tổng sản phẩm Không đổi Tĕng
KL: Lượng giá trị HH tỉ lệ thuận với lượng hao phí lao động, tỉ lệ nghịch với NSLĐ
và không phụ thuộc vào CĐLĐ.
2.3.2. Mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động
Khi xét với một lao động cụ thể, nó có thể là lao động giản đơn hoặc lao động có
tính chất phức tạp. Dĩ nhiên, dù giản đơn hay phức tạp thì lao động đó đều là sự thống
13
lOMoARcPSD|12184112
nhất của tính hai mặt, mặt cụ thể và mặt trừu tượng. Lao động của người sản xuất hàng
hoá có trình độ thành thạo khác nhau, được chia thành hai loại: lao động giản đơn và lao
động phức tạp.
- Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống chuyên sâu về chuyên môn, kỹ nĕng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
- Lao động phức tạp hay lao động lành nghề là lao động nhà muốn thực hiện được
đòi hỏi phải qua đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
- Ví dụ: Trong một giờ lao động, người thợ sửa xe máy tạo ra nhiều giá trị hơn
người rửa bát. Bởi vì lao động của người rửa bát lao động giản đơn, có nghĩa là bất
kỳ một người bình thường nào cũng làm được không cần trải qua đào tạo. Còn lao
động của người thợ sửa xe máy là lao động phức tạp đòi hỏi phải có sự đào tạo,
học hỏi và có thời gian huấn luyện tay nghề.
Với tính chất khác nhau đó, nên trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra
nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Các Mác viết: “Lao động phức tạp chỉ là lao động
giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân
lên”."Đây là cơ sở lý luận quan trọng để các nhà quản trị và người lao động tính toán, xác
định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của lao động trong quá trình tham gia vào các
hoạt động kinh tế xã hội.
⇨ Như vậy là, trong quá trình trao đổi hàng hoá, người ta lấy lao động giản đơn làm đơn
vị, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn. Do đó, lượng giá trị của
hàng hóa là do thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn để sản xuất, ra hàng hoá đó
quyết định.
*Kết luận: Lượng giá trị hàng hoá không chỉ bao gồm hao phí lao động sống, mà
còn bao gồm hao phí lao động quá khứ đã vật hóa trong tư liệu sản xuất (như máy móc,
nguyên vật liệu, nĕng lượng ...). Do đó, lượng giá trị hàng hoá gồm cả giá trị cũ, tức là giá
trị của những tư liệu sản xuất đã hao phí để sản xuất hàng hóa và giá trị mới.
3. TÍNH HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
14
lOMoARcPSD|12184112
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người
sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa.
C. Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hoá. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây không phải là hai thứ lao
động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá, nhưng lao động đó mang
tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.
3.1. Lao động cụ thể
- ĐN: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện
riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.
VD: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối
tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục;
phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo
ra cái bàn, cái ghế.
- Đặc trưng của lao động cụ thể:
+ Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể
càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau.
+ Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự
phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng,
phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là phạm trù
vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm,
nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào.
+ Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc vào trình độ
phát triển và sự áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng là tấm gương
phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ ở mỗi thời đại.
3.2. Lao động trừu tượng
15
lOMoARcPSD|12184112
- ĐN: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể
của nó. Đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp,
thần kinh, trí óc.
VD: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao
động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang
một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức
thần kinh của con người.
- Đặc trưng của lao động trừu tượng:
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi.
+ Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng tạo ra giá trị
hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.
Chú ý: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có quan hệ với tính chất tư
nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa. Tính chất tư nhân và tính chất xã
hội của lao động sản xuất hàng hóa có mâu thuẫn với nhau, đó là mâu thuẫn cơ bản của
sản xuất hàng hóa giản đơn biểu hiện ở chỗ sản phẩm của người sản xuất hàng hóa riêng
biệt có thể không ĕn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội hoặc hao phí lao
động cá biệt của người sản xuất hàng hoá có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động
mà xã hội có thể chấp nhận. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận
động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả nĕng khủng hoảng “sản xuất thừa”.
16
lOMoARcPSD|12184112
CHƯƠNG II: DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG
LĨNH VỰC SẢN XUẤT
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM SỮA NUTIFOOD
1.1.Thông tin về công ty
● NutiFood là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm dinh
dưỡng. Với thành tích chiếm 22% thị phần, chênh lệch gấp 1,77 lần doanh nghiệp xếp kế
tiếp, NutiFood đã vinh dự nhận danh hiệu Nhãn hiệu Sữa trẻ em số 1 Việt Nam từ Hiệp
hội sữa Việt Nam vào nĕm 2020.
● Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood có tiền thân là Công ty CP Thực
phẩm Dinh dưỡng Thành Tâm được thành lập vào ngày 29/03/2000. Ngày 16/06/2011,
công ty đổi tên thành Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood.
● Với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, đội ngũ chuyên nghiệp, NutiFood đã
thực hiện thành công chiến lược “Cá bé nuốt cá lớn” tạo doanh thu tĕng hơn 250% hằng
nĕm. Doanh thu từ các nhãn hàng sữa bột NutiFood tự hào dẫn đầu thị trường Việt Nam.
● Hiện nay, công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất và phân phối thực
phẩm hàng đầu Việt Nam.
1.2.Thông tin về sản phẩm sữa NutiFood
17
lOMoARcPSD|12184112
● Công ty NutiFood đã tung ra thị trường sản phẩm sữa đa dạng về chủng loại
và cung cấp với số lượng lớn:
‒ Sản phẩm sữa “Đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng”
‒ Sản phẩm sữa “Dành cho người gầy, ĕn uống kém”.
‒ Sản phẩm sữa “Friso Opti Gold”.
‒ Sản phẩm sữa “Dinh dưỡng giúp phát triển trí não”.
‒ Sản phẩm sữa “Dinh dưỡng giúp phát triển toàn diện”.
‒ Sản phẩm sữa “Dành cho trẻ biếng ĕn”.
‒ Sản phẩm sữa “Dinh dưỡng đặc chế giúp phát triển chiều cao”.
‒ Sản phẩm sữa “Dành cho trẻ béo phì”.
‒ Sản phẩm sữa “Dành cho trường học:.
‒ Sản phẩm sữa “Dành cho người bệnh, người già”.
‒ Sản phẩm sữa “Dành cho người bệnh tiểu đường”.
‒ Sản phẩm sữa “Ngĕn ngừa loãng xương”.
‒ Sản phẩm sữa “Sữa dành cho trẻ em Nuvi”.
‒ Sản phẩm sữa “Sữa tươi NutiMilk 100 điểm”.
‒ Sản phẩm sữa “Sữa tiệt trùng NutiFood”.
‒ Sản phẩm sữa “Sữa đậu nành Nuti”.
‒ Bên cạnh sản xuất sản phẩm về sữa, NutiFood còn sản xuất sữa chua, ngũ cốc,
sữa non, cà phê.
2. NHỮNG THÀNH TỰU, ĐÓNG GÓP CỦA CÔNG TY CP SỮA NUTIFOOD.
+ Luôn lấy sứ mệnh “Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia” làm kim chỉ nam cho
định hướng hoạt động của mình, NutiFood đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển sản
phẩm dinh dưỡng chuyên biệt
18
lOMoARcPSD|12184112
+ NutiFood thường được gọi với cái tên "hãng sữa của bác sĩ" bởi Tổng Giám đốc
kiêm Chủ tịch HĐQT của công ty là bà Trần Thị Lệ xuất thân là một bác sĩ tại trung tâm
dinh dưỡng cùng nhiều đồng nghiệp của bà
+ Góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi từ 36,5% (nĕm 2000) xuống
dưới 24% (nĕm 2018), phát triển thể trạng cho nhiều thế hệ
+ Là doanh nghiệp Việt duy nhất sở hữu nguồn sữa tươi chuẩn cao thế giới
+ Các sản phẩm sữa
nhằm đáp ứng các nhu
cầu đa dạng của thị
trường, NutiFood là một
công ty sữa nội địa có thị
phần số 1 trong ngành
sữa đặc trị trong nước:
GrowPlus+ Diamond cho
gầy, ĕn uống kém và suy
dinh dưỡng, EnPlus
Diamond cho người cao
tuổi và người bệnh,
NutiFit cho trẻ béo phì,
DiabetCare Diamond cho người mắc bệnh đái tháo đường,
*Công ty đã có nhiều hoạt động Thiện nguyện : 
NutiFood trao tặng sữa cho học sinh nghèo 2 tỉnh Bến Tre và Trà Vinh (2/1/2018) Đại
diện Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood tặng sữa cho các em học sinh Hậu
Giang (17/1/2019)
19
lOMoARcPSD|12184112
 Luôn đồng hành cùng
trẻ em khắp cả nước.
20
lOMoARcPSD|12184112
 21
lOMoARcPSD|12184112
NutiFood hỗ trợ chi phí và tặng sản phẩm dinh dưỡng cho nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh
khó khĕn mùa dịch Covid 19
Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị NutiFood trao quà tặng
dinh dưỡng với tổng giá trị 10 tỉ đồng cho Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư
lệnh Bộ đội Biên phòng (20/8/2020).
NutiFood tiếp sức cho
CBNV ngành y tế
TP.HCM tham gia chống
dịch Covid-19 (2/6/2021)
22
lOMoARcPSD|12184112
*Thành tựu đã đạt được của công ty :
+ CTCP Thực phẩm Nutifood đã ký hợp đồng tài trợ dinh dưỡng toàn diện cho Học
viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG . Gói tài trợ này trị giá 20 tỷ đồng bao gồm khảo
sát chế độ dinh dưỡng, lên thực đơn cũng như cung cấp sữa cho toàn bộ học viên trong
quá trình sinh hoạt rèn luyện tại Học viện từ nĕm 2013-2017.
+ Top Hàng VN Chất Lượng Cao ngành hàng thực phẩm liên tục từ 2001 đến 2013
do báo Sài gòn Tiếp thị & Hội DN hàng VN Chất Lượng Cao tổ chức từ bình chọn của
người tiêu dùng toàn quốc.
 + Top 5 các thương hiệu sữa có thị phần lớn nhất VN từ điều tra thị trường do công
ty AC Nielsen thực hiện.
+ Top 500 thương hiệu lớn nhất VN do Phòng thương mại & Công nghiệp VN kết
hợp với cơ quan nghiên cứu thị trường tổ chức đánh giá và xét chọn.
+Nĕm 2008, NutiFood đã trở thành Công ty Cổ phần đại chúng và IPO thành công
trên thị trường chứng khoán.
+ Nĕm 2012, được UBND TP.HCM xét chọn là Doanh Nhân Saigon Tiêu Biểu và
đón nhận Bằng khen.
23
lOMoARcPSD|12184112
+ 19/12/2014: Đạt danh hiệu “Top 20 thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam tiêu
biểu nĕm 2014” do Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận.
+ 29-6-2015: Công bố kết quả nghiên cứu thị trường của Tổ chức Nielson:
GrowPLUS+ của NutiFood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân khúc sữa
dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
+ 18/7/2016: UBND TP Hồ Chí Minh trao tặng bằng khen tham gia “Chiến lược
Quốc gia Dinh Dưỡng tại thành phố giai đoạn 2011-2015”.
 + 2/3/2017: Đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao 2017 do người tiêu dùng
bình chọn” - Ngành hàng : ngành sữa và các sản phẩm từ sữa.
+ 18/2/2018: Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận “Doanh nghiệp có sản phẩm đạt
Thương hiệu quốc gia Giai đoạn 2018 - 2020”.
+ Nhãn hiệu đứng đầu về doanh thu trong các nhãn hiệu có mặt trong cả hai phân
khúc Sữa bột trẻ em và Sữa bột pha sẵn cho trẻ em trên toàn quốc (ngoại trừ MM Mega
Market Việt Nam), từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, theo báo cáo của Nielsen.
24
lOMoARcPSD|12184112
+ 3 giải thưởng: “Doanh nghiệp Xuất sắc Châu Á”, “Thương hiệu truyền cảm hứng
châu Á” và “Doanh nhân Xuất sắc Châu Á” tại sự kiện trao giải Asia Pacific Enterprise
Awards 2020.
25
lOMoARcPSD|12184112
+ Top 3 công ty sữa lớn nhất Việt Nam nĕm 2020.
+ Trong nĕm 2020, NNRIS đã giúp NutiFood đạt được 2 thành tựu nổi bật là ra mắt
Công thức FDI giúp trẻ có Đề kháng khoẻ - Tiêu hoá tốt.
+ Bằng khen của Bộ Công thương về thành tích tham gia tích cực & hiệu quả
chương trình bình ổn giá các sản phẩm sữa.
+ Bằng khen của Bộ y tế về thành tích & những đóng góp cho ngành dinh dưỡng.
 + Nhận danh hiệu Nhãn hiệu Sữa trẻ em số 1 Việt Nam từ Hiệp hội sữa Việt Nam
vào nĕm 2020.
+ 23/09/2020 Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood Bình Dương
(NutiFood) đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao
tặng.
3. MỘT SỐ ĐIỂM YẾU, LỖ HỔNG CỦA CÔNG TY CP SỮA NUTIFOOD
3.1.Những điểm yếu trong kinh doanh của Công ty CP Thực Phẩm Dinh dưỡng
NutiFood:
26
lOMoARcPSD|12184112
● Đa số tập trung vào thị phần trong nước, chưa vươn rộng ra thị trường nước ngoài.
Hiện nay, với tâm lý “sính ngoại” của nhiều người Việt nên rất khó cạnh tranh lại
các hãng sữa nước ngoài có chất lượng tốt (Dutchlady, Abbott, Nestle, Mead
Johnson,).
● Thị phần sữa đặc, sữa chua, sữa nước, sữa bột nhìn chung còn thấp: (Với nhu cầu
ngày càng khắt khe hơn từ người tiêu dùng cùng sự cạnh tranh đến từ các thương
hiệu sữa ngoại, nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Hà Lan,Khiến hãng sữa Nutifood cũng
dần bị ảnh hưởng không ít.
‒ Dẫn chứng: Vào nĕm 2019, theo nguồn Euromonitor, SSI ước tính tại thị
trường Việt Nam loại sữa nước Nutifood chỉ chiếm con số khiêm tốn với 2%).
● Chi phí cho hoạt động phát triển sản phẩm và hoạt động truyền thông rất lớn.
● Nguồn nguyên liệu không có sẵn, chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu. 
‒ Nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản
xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, EU và Nhật Bản. Chính vì
vậy, chi phí đầu vào tĕng dẫn tới giá thành sản phẩm cũng tĕng lên.
● Hình ảnh còn chưa được phổ biến rộng rãi so với công ty cùng ngành (Vinamilk,
TH Milk,...). Sản phẩm chưa tạo được sự khác biệt hóa.
‒ Các quảng cáo hình chưa thực sự nổi bật dẫn đến thiếu sức cạnh tranh với các
quảng cáo của các hãng sữa khác ( Vinamilk, Dutch lady, TH truemilk,).
● Chưa phát triển được hệ thống bán hàng trực tiếp (chủ yếu thông qua các kênh
phân phối như: nhà bán lẻ, siêu thị, bệnh viện, trường học,) để giới thiệu các
dòng sản phẩm của Công ty cho người tiêu dùng. Thông quá đó để củng cố lòng tin
và uy tín thương hiệu.
● Đối với kênh siêu thị, vị trí trưng bày sản phẩm của Nutifood tại các siêu thị chưa
thực sự thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng.
● Về hoạt động tiếp nhận và xử lý khiếu nại: tiếp nhận thông tin khiếu nại còn
chậm,phản hồi chậm thông tin và kết quả khiếu nại cho khách hàng. Chưa thường
xuyên đánh giá, thĕm dò ý kiến của khách hàng về mức độ hài lòng để nâng cao
chất lượng dịch vụ. 
27
lOMoARcPSD|12184112
3.2.Vụ việc 73 học sinh bị ngộ độc phải nhập viện sau khi uống sữa NutiFood nĕm
2018.
● Diễn biến vụ việc:
‒ Ở Đồng Nai, giữa tháng 2/2018, Công ty sữa NutiFood đã trúng thầu đề án
“Sữa Học Đường” và chính thức giao lô sữa đầu tiên đến các trường học trên địa
bàn tỉnh này vào chiều ngày 1/3/2018. Thế nhưng, một ngày sau, trường tiểu học
Phạm Vĕn Đồng và trường mầm non Phú Lộc đã tổ chức cho các học sinh uống
sữa thì xảy ra vụ việc 73 học sinh có triệu chứng người tái xanh, đau bụng và ói
mửa.
‒ Sau khi được các y, bác sĩ tại bệnh viện thĕm khám, điều trị ngay trong
chiều tối ngày 2/3 hầu hết số học sinh trên đều được cho xuất viện về nhà tự theo
dõi, điều trị.
‒ Tuy nhiên, sau 2 tháng sự cố ngộ độc xảy ra, vẫn còn nhiều em phải nhập
viện điều trị với những triệu chứng chung như đau bụng, đại tiện ra máu, nôn ói
● Nguyên nhân:
‒ Sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức nĕng của tỉnh Đồng Nai đã vào
cuộc xác minh nguyên nhân. Kết quả kiểm định của Chi cục ATVSTP cho kết quả
chất lượng sữa Nutifood là đạt chuẩn. 
‒ Tuy nhiên, dù thời gian trôi qua đã khá lâu nhưng nhiều cháu vẫn còn những
dấu hiệu bất thường về sức khỏe phải nhập viện lại để khám và theo dõi. Chính vì
sự việc kéo dài, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn ói của các cháu chưa được
điều tra làm rõ khiến nhiều phụ huynh bức xúc. (“Kết quả kiểm định chất lượng
sữa Nutifood là đạt chuẩn, vậy cuối cùng con chúng tôi bị ngộ độc là do đâu? Sự
việc đã kéo dài 2 tháng nhưng nhiều cháu vẫn còn những dấu hiệu bất thường phải
nhập viện tái khám, điều trị, khiến những người là bậc phụ huynh như chúng tôi
rất bức xúc. Trong khi đó phía công ty sữa vẫn cho rằng sữa đạt chuẩn nên không
nhận trách nhiệm”, anh Nguyễn Huỳnh Thuật (phụ huynh cháu Nhật Minh) nói
trong bức xúc.)
‒ Trong khi đó, phía Công ty NutiFood cũng đã tiến hành lấy mẫu, đem đi
kiểm nghiệm ở cơ quan độc lập về chất lượng sản phẩm, nhưng khi có kết quả lại
28
lOMoARcPSD|12184112
từ chối thông báo với báo chí. Điều này đã để lại một lỗ hổng lớn trong niềm tin
của các bậc phụ huynh đối với hãng sữa này.
‒ Trước khi dính "lùm xùm" này, sản phẩm sữa Nutifood cũng không ít lần
gặp sự cố về chất lượng khi khách hàng tố các sản phẩm như sữa bột pha sẵn Grow
Plus+ kém chất lượng. (Ngày 19/6/2016, báo Kinh doanh và Pháp luật đưa tin, địa
chỉ facebook "Châu Từ Viên" đã chia sẻ hình ảnh về hộp sữa bột pha sẵn Grow
plus + của Nutifood (hộp giấy, vỏ đỏ) bị cặn đông đặc, vón cục. Khi con trai chị
hút sữa mãi không được, chị hút thử thì thấy sữa bị vón cục và có vị chua. Khi phát
hiện điều bất thường, chị rạch hộp sữa ra xem và hoảng sợ phát hiện sữa có lớp
nước trong bên trên, bên dưới là lớp cặn đông đặc. Trước khi mua, chị đã kiểm tra
hạn sử dụng và sữa còn hạn dùng đến ngày 16/8/2016.) 
● Hậu quả: 
‒ Ngành Giáo dục của tỉnh đã phải chuyển từ nguồn sữa tiệt trùng sang sữa
tươi để cung cấp cho các em nhỏ. 
‒ Công ty pha chế sữa Nutifood đã bị xử phạt hành chính và phải trả tiền
viện phí cho các em bị ngộ độc.
‒ Ngày 3/3, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai Huỳnh Lệ
Giang cho biết, Sở đã có vĕn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo 11 huyện, thị
trên địa bàn về việc tạm dừng cho trẻ tiếp tục uống sữa thuộc Đề án “Sữa Học
Đường”.
● Kết luận:
Vụ việc 73 học sinh trường tiểu học Phạm Vĕn Đồng nhập viện sau khi uống sữa
Nutifood ngày 2/3/2018 thực sự là một việc hy hữu trong giáo dục. Đồng thời sự việc
cũng gây ra nhiều tranh cãi về nguyên nhân gây ngộ độc cũng như ảnh hưởng đến niềm
tin của khách hàng nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng đối với hãng sữa này. 
4. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CP SỮA NUTIFOOD
Sau khi đưa ra thực trạng của công ty cùng với việc áp dụng lý luận của C.Mác về hàng
hóa, chúng em xin đề xuất một số những giải pháp cho kinh doanh của công ty Nutifood
như sau:
29
lOMoARcPSD|12184112
● Chú trọng đến trình độ quản lý của nhân viên: Tuyển dụng nhân viên quản lý có
trình độ chuyên môn cao, có bằng cấp, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực sản xuất
sữa, marketing bán hàng hay quảng bá thương hiệu sản phẩm: áp dụng những nhân tố
ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa trong đó có nĕng suất lao động và tính
giản đơn hay phức tạp của lao động, khi tĕng nĕng suất lao động sẽ làm giảm lượng
thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa. Vì thế tĕng nĕng suất
lao động sẽ giảm lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa. Trong thực hành sản xuất,
kinh doanh cần phải được chú ý, để có thể giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải
thực hiện các biện pháp để góp phần tĕng nĕng suất lao động, mà trình độ quản lý của
nhân viên là một trong những nhân tố tác động đến nĕng suất lao động. Đồng thời
trình độ quản lý của nhân viên còn là lao động phức tạp vì phải trải qua quá trình đào
tạo kỹ nĕng, nghiệp vụ theo yêu cầu về nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Từ đó,
việc chú trọng đến chuyên môn của quản lý là rất cần thiết bởi sẽ tạo ra được nhiều
lượng giá trị hơn so với những lao động không đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
Dựa trên mối liên hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa, C. Mác khẳng định: “Hai
thuộc tính của hàng hóa có tính thống nhất vì cùng tồn tại trong cùng 1 loại hàng
hóa, thiếu 1 trong 2 thuộc tính đó thì sản phẩm không được coi là hàng hóa”.
Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, cho nên mục đích của họ là giá trị chứ
không phải là giá trị sử dụng; trong tay họ có giá trị sử dụng nhưng cái mà họ quan
tâm là giá trị hàng hóa. Họ chú ý đến giá trị sử dụng thì cũng chính là để đạt mục
đích giá trị. Ngược lại, người mua rất cần giá trị sử dụng nhưng muốn có giá trị sử
dụng thì trước hết phải trao đổi, tức là trước hết phải thực hiện giá trị hàng hóa rồi
sau đó mới chi phối được giá trị sử dụng. Do đó, ta cần chú trọng đến 2 thuộc tính
đó, muốn mang lại giá trị cho doanh nghiệp thì trước hết cần phải đáp ứng được
nhu cầu giá trị sử dụng cho người tiêu dùng. Chỉ khi đáp ứng được, doanh nghiệp
mới phát triển. Từ đó, chúng em xin đề ra các giải pháp như:
● Chú trọng hơn nữa đến chất lượng sản phẩm:
+ Xét trên lý thuyết về giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm, có
thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Hiện nay, chất lượng sản phẩm là một
trong những yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Vì chính yêu cầu đó,
nên nhà sản xuất cần chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm. Sản xuất sữa phải
30
lOMoARcPSD|12184112
đảm bảo quy chuẩn chung về chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cần xây dựng
một đội ngũ phòng KCS chuyên thẩm định, tiến hành kiểm tra kiểm soát chất
lượng sản phẩm. Với hệ thống quản lý chất lượng (QMS), sẽ kiểm định lấy các
mẫu hàng hóa sản phẩm theo quy trình tiêu chuẩn ISO. Đây là một cách tạo niềm
tin, thương hiệu uy tín đến gần hơn người mua.
+ Bên cạnh đó, việc lợi dụng điều kiện môi trường tự nhiên để chĕn nuôi bò tập
trung cũng là một trong những giải pháp chúng em hướng tới để tĕng cường chất
lượng sản phẩm. Nĕng suất lao động là nĕng lực sản xuất của người lao động, được
tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng
thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. Khi tĕng nĕng suất lao động sẽ
làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa. Vì
vậy, trong thực hành sản xuất để có thể giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải
thực hiện các biện pháp để góp phần tĕng nĕng suất lao động. Nếu tiếp tục muốn
tĕng nĕng suất lao động, ta nên lợi dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, tổ chức xây
dựng trang trại và chĕn nuôi bò dưới hình thức tập trung để được đảm bảo về chất
lượng, kỹ thuật của người chĕn nuôi bò và không bị thụ động trước các tác động
kinh tế.
● Xây dựng và đẩy mạnh hơn nữa về chất lượng hình ảnh, mẫu mã, bao bì sản
phẩm để thu hút sự quan tâm nhiều hơn từ người tiêu dùng.
Xét theo giá trị sử dụng của hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua. Vì
vậy, nhà sản xuất phải chú ý chĕm lo giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất
ra, sao cho ngày càng đáp ứng những nhu cầu khắt khe của người mua. Nền sản xuất
càng phát triển; khoa học, công nghệ càng tiên tiến sẽ có thêm điều kiện để nghiên
cứu, phát triển những mẫu mã, bao bì thu hút hơn. Xét trên tâm lý, thị hiếu mua sắm
của người tiêu dùng là nhìn kiểu dáng để đánh giá chất lượng hàng hóa. Bao bì, mẫu
mã đẹp dễ đem lại giá trị truyền thông thương hiệu lớn. Có những sản phẩm khi mới
nhìn qua, người dùng đã có ấn tượng đây là sản phẩm cao cấp, an toàn, đáng tin cậy.
Đó chính là sức mạnh của mẫu mã, bao bì chuyên nghiệp. Có thể thấy, hiệu quả mang
lại từ thành công của thiết kế bao bì, mẫu mã là khiến cho sản phẩm, thương hiệu của
doanh nghiệp ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, thu hút sự quan tâm nhiều hơn
của người tiêu dùng. Bởi vậy, doanh nghiệp Nutifood cần nắm bắt được những thông
tin, kiến thức và kinh nghiệm về thị trường; nâng cao nĕng lực thiết kế; tạo dựng bao
31
lOMoARcPSD|12184112
bì, mẫu mã riêng biệt cho sản phẩm dựa trên những phần mềm thiết kế hiện đại, công
nghệ tiên tiến. Chính điều này sẽ giúp Nutifood nâng cao khả nĕng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế.
● Cần đẩy mạnh việc phát triển dòng sữa hạt tại thị trường Việt Nam.
Dựa trên khái niệm về giá trị sử dụng của hàng hóa "giá trị sử dụng nhằm đáp ứng
yêu cầu của người mua" và việc nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ
càng tiên tiến, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú các giá trị
sử dụng của hàng hoá khác nhau. Hiện nay, xét theo nhu cầu của người tiêu dùng họ
có xu hướng theo lối sống xanh, ĕn uống lành mạnh hơn, chuộng dùng các sản phẩm
có nguồn gốc từ thiên nhiên như sữa thực vật hay sữa từ các loại hạt dinh dưỡng. Từ
đó, chúng em xin đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp Nutifood có thể phát triển theo
hướng đầu tư vào dòng sữa hạt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những giá trị vượt
trội mà sữa hạt mang lại đã được khoa học chứng minh. Trong đó lượng calo thấp,
lượng protein cao và giàu vitamin giúp hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng. Trong quá
trình sản xuất có thể kết hợp giữa sữa hạt và sữa tươi một cách hợp lý để bổ sung đầy
đủ các nhóm dưỡng chất. Từ trước đến nay, Nutifood luôn được biết đến chủ yếu qua
các dòng sữa bột, sữa dành cho người già loãng xương, sữa cho trẻ thấp còi,... chưa
đánh đều vào các thị trường khác nhau. Vì vậy, chính việc phát triển thêm dòng sữa
hạt tại thị trường Việt Nam sẽ giúp Nutifood có những dòng sản phẩm mới tung ra thị
trường vừa giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe lại có thêm sức cạnh tranh với
các doanh nghiệp cùng ngành khác.
● Đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền tiên tiến trong sản
xuất: Từ lý thuyết về nĕng suất lao động, ta thấy trình độ tiên tiến và mức độ trang
bị kỹ thuật, KH - CN là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nĕng suất lao
động, từ đó ta có thể đề xuất giải pháp đó là: cần phải chú trọng phát triển, ứng
dụng KH – CN tiên tiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng máy móc hiện đại vào dây
chuyền sản xuất. Từ đó góp phần làm chất lượng sản phẩm được nâng cao, hay
tạo ra nguyên liệu mới, sản phẩm mới giúp khả nĕng cạnh tranh tốt hơn, hoặc
thay thế việc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa từ nước ngoài với chi phí thấp hơn,
Khi ứng dụng KH - CN phát triển cũng sẽ giúp cải tiến, tối ưu hóa quá trình sản
xuất,  từ đó giải phóng sức lao động của con người bằng máy móc, thiết bị làm
giảm bớt lao động nặng nhọc, rút ngắn thời gian làm việc và nâng cao nĕng suất
32
lOMoARcPSD|12184112
lao động. Nhà đầu tư, sản xuất thu được nhiều lợi nhuận hơn, có thêm cơ hội mở
rộng quy mô sản xuất, Ngoài ra sử dụng máy móc 1 cách hiệu quả là việc vô
cùng quan trọng.
● Áp dụng những chính sách để giải quyết tốt hơn về vấn đề liên quan đến sức
khỏe, trình độ, tâm lý và kỷ luật giúp người lao động thuần thục, tập trung hơn.
Xét theo lý thuyết về “những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa”,
cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản
xuất. Khi tĕng cường độ lao động, làm cho số lượng sản phẩm được tạo ra trong một
đơn vị thời gian nhiều hơn, tổng giá trị hàng hoá tạo ra trong một đơn vị thời gian
cũng tĕng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hoá không thay đổi. Cường độ lao
động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, trình độ, tâm lý, kỷ luật,... Từ đó doanh
nghiệp Nutifood có thể lên những chính sách để giải quyết tốt hơn về vấn đề liên quan
đến sức khỏe, trình độ, tâm lý và kỷ luật. Nếu giải quyết tốt những vấn đề trên thì
người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra
nhiều hàng hóa hơn. Vì vậy, ta có thể đưa ra những giải pháp như:
Về sức khỏe, thể chất:
+ Áp dụng chính sách "kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động" ít nhất 2
lần/ nĕm. Sức khỏe của người lao động là một trong những yếu tố quyết định đến
nĕng suất hoạt động của công ty. Đây cũng là sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp
với người lao động, để họ an tâm cống hiến hết mình trong quá trình làm việc và
sản xuất.
+ Cần chú trọng đến chất lượng bữa ĕn của người lao động. Trong thành phần bữa
ĕn hằng ngày của NLÐ nên cân đối, đủ chất dinh dưỡng cũng như bảo đảm điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về tâm lý:
+ Công ty Nutifood có thể lập những chính sách đãi ngộ (tĕng lương, thĕng
chức,...) cho những nhân viên và công nhân nhà máy khi hoàn thành xuất sắc công
việc. Ví dụ: Thực hiện kế hoạch "Thi đua công nhân xuất sắc hàng tháng". Những
công nhân trong nhà máy vượt qua các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm
thì sẽ được công ty tuyên dương trước các công nhân khác và thưởng tiền vào
33
lOMoARcPSD|12184112
lương của tháng đó. Chính điều ấy, khiến cho công nhân có động lực hơn trong quá
trình làm việc, cống hiến hết mình cho công ty.
Về kỷ luật: Lập ra những quy định thưởng và phạt rõ ràng. Ví dụ như khi bộ phận
kiểm hàng không cẩn thận, mắc sơ suất trong quá trình kiểm tra số lượng và chất
lượng sản phẩm. Vì vậy, những lô hàng kém chất lượng không may tung ra ngoài
thị trường gây mất uy tín của công ty. Bộ phận kiểm hàng sẽ phải chịu trách nhiệm.
Nếu hậu quả nặng nề sẽ bị cho thôi việc
Về trình độ tay nghề: Chú trọng đào tạo ra những lao động có kỹ nĕng nghiệp vụ
theo yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn nhất định: việc chĕn nuôi bò cần nhiều kỹ
nĕng, kinh nghiệm, các biện pháp phòng bệnh tật nên rất cần có những người giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo đàn bò được nuôi đúng phương pháp. Không
chỉ là từ khâu chĕn nuôi bò mà các khâu sản xuất, đóng gói cũng cần như vậy nên
từ đó việc tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng sẽ dễ dàng hơn.
__________________________________________________________
Trên đây là một số giải pháp mà nhóm 1 đề xuất cho phát triển doanh nghiệp
Nutifood. Tuy nhiên, sẽ không tránh được sự sơ suất về lý thuyết cũng như kiến
thức, chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy và các bạn!
34
lOMoARcPSD|12184112

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_phan_tich_mot_so_noi_dung_co_ban_ly_luan_ve_hang_h.pdf