Tiểu luận Phân tích những sai lầm logic bản thân đã gặp hay mắc phải trong hoạt động nhận thức thực tiễn, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục để hoạt động nhận thức trở nên chuẩn xác và khách quan hơn

docx 11 trang yenvu 28/02/2024 2190
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Phân tích những sai lầm logic bản thân đã gặp hay mắc phải trong hoạt động nhận thức thực tiễn, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục để hoạt động nhận thức trở nên chuẩn xác và khách quan hơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Phân tích những sai lầm logic bản thân đã gặp hay mắc phải trong hoạt động nhận thức thực tiễn, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục để hoạt động nhận thức trở nên chuẩn xác và khách quan hơn

Tiểu luận Phân tích những sai lầm logic bản thân đã gặp hay mắc phải trong hoạt động nhận thức thực tiễn, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục để hoạt động nhận thức trở nên chuẩn xác và khách quan hơn
TIỂU LUẬN
Phân tích những sai lầm logic bản thân đã gặp hay mắc phải trong hoạt động nhận thức thực tiễn, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục để hoạt động nhận thức trở nên chuẩn xác và khách quan hơn
Sinh viên thực hiện :
Lớp : 
Học phần:
Mã học phần: 
Giảng viên hướng dẫn: 
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Hoạt động nhận thức của con người diễn ra trong thế giới vật chất với những cách nhìn nhận và đánh giá hoàn toàn khác nhau, việc đánh giá như thế nào phần lớn phụ thuộc vào sự cảm nhận, sự phán doán và cách thức tri giác của mỗi người đối với mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình mà ở đó tất cả những vấn đề được đưa ra không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Chính vì vậy, trong thực tiễn cuộc sống của mỗi người vẫn thường mắc phải những sai lầm logic trong quá trình hoạt động nhận thức thực tiễn của mình như việc nhìn nhận đánh giá sai vấn đề, đưa ra nhận định chưa chính xác, hay kết luận một nội dung khi chưa có sự kiểm chứng hoặc không có các dữ liệu đầy đủ. 
Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng những sai lầm logic bản thân còn gặp phải trong nhận thức thực tiễn là đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nhằm nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện và đầy đủ, qua đó đưa ra các giải pháp khắc phục để hoạt động nhận thức trở nên chuẩn xác và khách quan hơn trong thời gian tới. Với những lý do trên, học viên lựa chọn chủ đề “Phân tích những sai lầm logic bản thân đã gặp hay mắc phải trong hoạt động nhận thức thực tiễn, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục để hoạt động nhận thức trở nên chuẩn xác và khách quan hơn” làm tiểu luận kết thúc môn học.
NỘI DUNG
I. Nhận thức chung 
1. Khái niệm
- Khái niệm sai lầm logic 
Một sai lầm logic là một lỗi trong lập luận rằng làm cho một hợp lệ đối số. Nó còn được gọi là ngụy biện, ngụy biện logic không chính thức và nguỵ biện không chính thức. Tất cả các ngụy biện logic đều là phi nghĩa - lập luận trong đó một kết luận không tuân theo logic so với những gì trước nó.
Sai lầm logic là tình trạng tư duy sai lệch, xa rời hoặc mâu thuẫn với chân lí khách quan. Đó là do vi phạm các quy luật và quy tắc lôgic, cũng như do xuyên tạc các hình thức lôgic của tư duy và tồn tại. Lôgic hình thức truyền thống đã phân tích sai lầm logic ra thành ba nhóm lớn:
+ Sai lầm trong tiền đề, do căn cứ giả tạo, căn cứ chưa được chứng minh hoặc do luẩn quẩn lôgic;
+ Sai lầm trong luận đề, do đánh tráo luận đề hoặc do muốn chứng minh điều không thể chứng minh được;
+ Sai lầm trong luận thuyết (hay suy luận), do luận đề không phải là hệ quả lôgic của các luận cứ hoặc là do viện dẫn tư cách người phát ngôn bất chấp nội dung phát ngôn hoặc do dựa vào dư luận của đám đông; hoặc do khái quát hoá vội vàng; hoặc do lẫn lộn quan hệ nhân quả với trật tự trước sau trong thời gian, vv... Lôgic hình thức hiện đại và lôgic học hiện đại nói chung đã hệ thống hoá các loại suy luận logic và nêu ra biện pháp khắc phục có hiệu quả.
- Khái niệm hoạt động nhận thức thực tiễn
+ Nhận thức là sự hiểu biết của con người đối với hiện thực khách quan, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực khách quan, bản chất nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào óc con người trên cơ sở thực tiễn. Dựa trên cơ sở trình độ xâm nhập vào bản chất của đối tượng, nhận thức được phân chia thành hai cấp độ nhận thức khác nhau về đối tượng, tính chất, chức năng, hình thức và trình tự phản ánh, đó là nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. Trong đó:
Nhận thức kinh nghiệm là loại nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Nhận thức kinh nghiệm hình thành những tri thức kinh nghiệm, bao gồm tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học.
Nhận thức lý luận là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng. Kết quả của nhận thức lý luận là tri thức lý luận. Tri thức lý luận thể hiện chân lý sâu sắc, chính xác và hệ thống hơn nhận thức kinh nghiệm. 
+ Thực tiễn chính là toàn bộ các hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử xã hội của con người nhằm mục đích có thể cải biến tự nhiên và xã hội. Một số đặc điểm cụ thể của thực tiễn như sau:
Thực tiễn ở đây chính là những hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người thì chính là hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn là hoạt động luôn luôn có mục đích. Khác hoàn toàn với các hoạt động bản năng của loài vật.
Thực tiễn có tính lịch sử và xã hội rõ rệt, là những hoạt động của con người trong xã hội và những giai đoạn lịch sử nhất định nào đó. 
2. Phân tích những sai lầm logic bản thân đã gặp hoặc mắc phải trong hoạt động nhận thức thực tiễn 
Trong thực tiễn cuộc sống của chúng ta có rất nhiều vấn đề xảy ra và chúng ta thường đưa ra những lập luận, lý lẽ để giải thích cho những hàng vi, hoạt động và mỗi người có một cách giải quyết khác nhau cho từng vấn đề. Tuy nhiên không phải tất cả những suy luận đưa ra đều hợp logic mà thực tế vẫn có những lý luận, những nhận định đưa ra chưa phù hợp, chưa đúng với thực tế. Chính vì vậy chúng ta cần làm rõ những vấn đề này để sớm có cách thức giải quyết phù hợp, đồng thời có cơ sở khoa học cho việc đưa ra những kết luận mang tính chính xác và cụ thể hơn.
Một số sai lầm logic trong nhận thức thực tiễn bản thân đã từng gặp:
a) Sai lầm khi đưa ra những lập luận phi logic (đưa ra tiền đề, căn cứ chưa được chứng minh)
Trong cuộc sống bản thân vẫn đôi khi nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện chủ quan, không suy luận chặt chẽ dẫn đến việc đưa ra suy luận thiếu hợp lý. Lập luận một cách tuyệt đối hoá đối với các dữ kiện bản thân đã biết trước và dựa trên nhận định cá nhân của mình dẫn đến đưa ra những kết luận không hoàn toàn chính xác, thiếu thuyết phục. Bởi vì nhận định này có thể đúng trong trường hợp này nhưng đôi khi lại không đúng trong trường hợp khác.
Ví dụ cụ thể: Trước đây có xảy ra hiện tượng một lượng lớn người ăn xin trên địa bàn được chăn dắt bởi một nhóm đối tượng chuyên nuôi và bảo kê những người ăn xin này để phục vụ cho mục đích vụ lợi của chúng. Khi nghe những thông tin này bản thân cảm thấy phẫn nộ về hành vi của những đối tượng chăn dắt, nhưng bên cạnh đó lại đưa ra những suy luận chưa đầy đủ thiếu cơ sở khoa học khi cho rằng tất cả những người ăn xin mình gặp phải đều bị các đối tượng khác chăn dắt, vì vậy dù mình có cho họ tiền thì chưa hẳn số tiền họ được nhận sẽ hoàn toàn về tay họ. Từ đó hầu như không có thiện cảm đối với những người ăn xin, nhưng đây rõ ràng là một nhận định không đầy đủ và chưa chính xác bởi vì trên thực tế rất nhiều người ăn xin vốn dĩ họ đã là những người tận cùng cần sự giúp đỡ của mọi người trong xã hội và không phải tất cả người ăn xin đều bị chăn dắt bởi các đối tượng vụ lợi. Do đó việc đưa ra nhận định này chưa hề được chứng minh trong thực tế và không hoàn toàn đúng với tất cả các trường hợp người ăn xin gặp phải trong xã hội.
Ví dụ trên chính là ví dụ về kiểu lập luận sai lầm trong tiền đề, dựa trên những căn cứ của vấn đề cụ thể chưa được chứng minh tính xác thực nhưng lại đưa ra kết luận khẳng định, do đó dẫn đến sai lầm trong nhận thức thực tiễn. Bởi vì trên thực tế không phải tất cả những người ăn xin đều được chăn dắt bởi những đối tượng trục lợi, mà vẫn có những trường hợp vì hoàn cảnh quá khó khăn họ buộc phải lựa chọn con đường đi ăn xin để nuôi sống bản thân và gia đình.
b) Sai lầm khi đưa ra nhận định dựa vào đám đông, dựa vào dư luận
Trong thực tế cuộc sống đôi khi bản thân vẫn dựa vào đám đông sử dụng khả năng hùng biện của mình, lợi dụng truyền thống, tình cảm, quyền lợi, thói quen,  của đám đông để tranh thủ cảm tình và sự ủng hộ của đám đông đó, tạo áp lực buộc những người tranh luận phải chấp nhận quan điểm của bản thân đưa ra. Ở trường hợp này bản thân dựa vào dư luận, thay cho việc đưa ra luận cứ và chứng minh luận điểm, bản thân vẫn cho rằng luận điểm của mình đưa ra là đúng vì có nhiều người công nhận như vậy. Đây cũng là một sai lầm logic bản thân thường hay gặp phải bởi vì trên thực tế nhiều người cho là đúng chưa hoàn toàn là chính xác và không đảm bảo tính đúng đắn của luận điểm muốn đưa ra; trong trường hợp ngược lại, nhiều người cho là sai cũng không có nghĩa là luận điểm chắc chắn sai.
Ví dụ cụ thể đó là khi vụ việc bé gái 8 tuổi bị người tình của bố bạo hành dẫn đến tử vong tại một căn hộ ở khu chung cư cao cấp, phường 22, quận Bình Thạnh. Vụ việc làm mọi người phẩn nộ và tức giận vì hành vi coi thường tính mạng của con người mà ở đây mọi người đều đổ dồn vào bàn luận về cụm từ “mẹ ghẻ, con chồng”. Qua đó, mọi người đều đồng tình, ủng hộ và khẳng định rằng “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”, trong trường hợp này bản thân cũng đồng tình với quan điểm không thể có người dì ghẻ nào có thể yêu thương “con chồng” được. Ở ví dụ này có nhiều người đồng tình và căn cứ vào những tình tiết cũng như nội dung sự việc thì hoàn toàn đúng, do đó suy luận “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng” hoàn toàn đúng trong trường hợp này. Tuy nhiên, nó lại không hoàn toàn đúng trong những trường hợp khác giữa “mẹ ghẻ, con chồng”. Trong thực tế cuộc sống vẫn có những trường hợp người đó mặc dù không phải mẹ đẻ nhưng vẫn rất thương yêu và quan tâm con chồng. Do đó, suy luận trong trường hợp này là một sai lầm trong tư duy nhận thức thực tiễn.
Như vậy có thể thấy rằng trong quá trình sống con người vẫn không tránh khỏi việc đưa ra những phán đoán, những lập luận phi logic mà do nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau bản thân còn mắc phải trong hoạt động nhận thức thực tiễn dẫn đến việc đưa ra những nhận định, phán đoán chưa hoàn toàn chính xác và khách quan. Chính vì vậy việc tìm ra phương pháp, cách thức để khắc phục những nhược điểm đó là hoàn toàn cần thiết và phù hợp, nhằm hạn chế những sai lầm mắc phải và góp phần đưa tư duy thay đổi ngày càng tiến bộ hơn.
II. Các giải pháp khắc phục để hoạt động nhận thức trở nên chuẩn xác và khách quan hơn
Để hoạt động nhận thức ngày càng trở nên chính xác và khách quan hơn cần thực hiện tốt các giải pháp sau: 
1. Phân tích và đánh giá vấn đề dựa trên các cơ sở khoa học cụ thể
Có thể thấy rằng, hai kiểu lập luận phi logic được đề cập ở trên diễn ra khá phổ biến trong các tình huống hằng ngày của mỗi chúng ta, ngoài hai trường hợp trên trong thực tế cuộc sống con người vẫn còn gặp rất nhiều sai lầm logic khác làm ảnh hưởng đến cách đánh giá, nhìn nhận và làm mất đi tính khách quan vốn có của tư duy nhận thức. Do đó, để cải thiện khả năng lập luận và góp phần mang lại hiệu quả thì việc quan trọng cần làm đó là chúng ta phải học cách chú ý đến chi tiết trong mỗi vấn đề được đưa ra. Sau khi đã xem xét các chi tiết kỹ lưỡng thì sẽ đi đến bước phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở khoa học của vấn đề đó. Cuối cùng, tổng hợp các cơ sở theo một chuỗi liên kết và đi đến kết luận của vấn đề.
Mặt khác trong quá trình tư duy logic, chúng ta cần xem xét, đánh giá từng vấn đề một cách cụ thể, tránh việc đưa ra những nhận định phiến diện một chiều nhìn nhận mọi thứ từ góc độ ý thức cá nhân sẽ dễ dẫn đến việc đưa ra quan điểm sai logic. Các giác quan mà chúng ta cảm nhận chỉ được xem như một phần của nhận thức cá nhân, không thể bị nhầm lẫn với logic. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề chúng ta cần phân định rõ ràng giữa cảm xúc và lý lẽ, tránh dựa trên những ý kiến chủ quan và kinh nghiệm chưa được xác thực.
Chẳng hạn trong trường hợp khi hai người A và B đang cùng nhau thưởng thức một bữa ăn. Đối với người A thì món ăn có mùi khó chịu, trong khi người B vẫn đang thưởng thức món ăn đó. Người A không thích mùi của món ăn và cứ dựa vào ý thức chủ quan kết luận rằng món ấy không ăn được, không tốt cho sức khỏe và không được chế biến cẩn thận. Trong trường hợp này đó không phải là một kết luận hợp lý.
Trước hết, người A không có bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào về việc món ăn kém chất lượng hay được chế biến cẩu thả. Do đó, kết luận người A có được chỉ từ nhận định cá nhân là không phù hợp.
Kết luận từ ví dụ: Để lập luận chặt chẽ và hợp lý, mỗi người cần rèn luyện việc suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định hoặc kết luận một việc gì. Vì vậy mỗi người nên bắt đầu suy xét và cố gắng làm rõ các chi tiết có tính lặp lại. Học hỏi từ những sai lầm của mình hay những người xung quanh để có thể lường trước các tình huống có thể xảy ra. Giữ cho trí não liên tục hoạt động, tìm kiếm chi tiết và tìm hiểu tính chất của chúng khi riêng lẻ và theo nhóm trước khi tập trung vào phân tích bao quát toàn bộ vấn đề.
Chính vì vậy trong bất cứ tình huống hay sự việc nào xảy ra trong cuộc sống để có được một kết luận chính xác, thấu đáo và khách quan, chúng ta phải gạt bỏ những phỏng đoán phiến diện của ý kiến cá nhân, những kinh nghiệm cá nhân và xem xét các thông tin dựa trên các cơ sở có độ tin cậy, những bằng chứng cụ thể, những lập luận khoa học để đưa ra tuyên bố đủ luận cứ chứng minh cho vấn đề đang thảo luận.
2. Nâng cao khả năng lập luận, đặt câu hỏi cho mỗi vấn đề
Việc đặt ra câu hỏi nhiều khi còn quan trọng hơn cả tìm kiếm câu trả lời bởi đó là khởi nguồn của sáng tạo, đổi mới. Nhờ khả năng đặt câu hỏi, chúng ta sẽ không dễ dàng chấp nhận những tri thức, niềm tin có sẵn, bị áp đặt mà luôn đặt chúng dưới sự xem xét, đánh giá về tính đúng sai, về độ tin cậy trước khi khẳng định về vấn đề đó. Nhờ vậy giúp chúng ta có khả năng phát hiện, tìm ra các cách tiếp cận hoặc giải pháp mới tránh khỏi những định kiến, suy nghĩ máy móc để biết nhìn nhận mọi vấn đề dưới con mắt của sự “hoài nghi” khoa học, có năng lực suy nghĩ độc lập, chủ động trong tiếp nhận đánh giá thông tin, tri thức. Do đó, trong quá trình giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, chúng ta không được đánh giá, xem xét vấn đề một chiều mà ở nhiều khía cạnh khác nhau, có tính toàn diện.
Mặt khác cần nâng cao khả năng lập luận khi giải quyết các vấn đề chúng ta gặp, cần biết cách chọn lọc thông tin, đánh giá các quan niệm, ý kiến, niềm tin một cách có căn cứ. Đưa ra những suy nghĩ có tính logic, có căn cứ dựa trên sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn lịch sử của đời sống chúng ta gặp phải, sự tổng kết tri thức của các khoa học cụ thể. Vì vậy việc nâng cao khả năng tư duy lập luận để có những lập luận đúng sẽ giúp chúng ta nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, lý giải, biết tìm các lý lẽ, căn cứ để xác minh tính đúng, sai của các tri thức, quan niệm; từ đó nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định đúng.
3. Xem xét lại những nhận định của bản thân và kiểm tra các thông tin trước khi tiếp nhận
Chúng ta nhận định về hầu hết tất cả các sự vật, hiện tượng trong thực tế, đó là cách thức não bộ xử lý từng thông tin cụ thể và giúp ta sinh sống mỗi ngày. Nhận định có thể được coi là nền móng của nền tảng tư duy. Tuy nhiên, trong thực tế không phải nhận định nào của chúng ta đưa ra cũng đều đúng, chính vì thế điều quan trọng là chúng ta cần xây dựng lại nền móng của các nhận định ngay từ đầu, tức là cần xem xét kỹ những nhận định mà bản thân sẽ đưa ra trước khi khẳng định nó cho mọi người xem, thấy hay nghe về vấn đề mà chúng ta nhận định. 
Mặt khác, thông thường thay vì kiểm tra lại thông tin của người khác, chúng ta thường chia thông tin thành loại có nguồn gốc đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Phương pháp này giúp chúng ta không mất thời gian và công sức kiểm tra lại toàn bộ những thông tin mình tiếp cận. Tuy nhiên, chính điều đó cũng ngăn cản ta tìm hiểu đến tận cùng những thông tin mà ta cho là có nguồn gốc đáng tin cậy, ngay cả khi thông tin đó chưa hẳn đã chuẩn xác. Những thông tin được đăng tải trên tạp chí hoặc vô tuyến không đồng nghĩa với việc chúng phản ánh sự thật. Chính vì vậy để đảm bảo các thông tin chúng ta tiếp nhận từ người khác cũng chính xác thì yêu cầu đặt ra đó là chúng ta phải trực tiếp kiểm tra thông tin đó trước khi tiếp nhận và tạo dựng thói quen sử dụng bản năng để tìm hiểu các thông tin đáng ngờ. 
KẾT LUẬN
Qua thực tế cuộc sống có thể dễ dàng nhận thấy rằng mỗi người đều từng đưa ra những nhận định, phán đoán chưa đầy đủ, chính xác và những sai lầm logic mà bản thân có thể từng gặp phải trong học tập cũng như giao tiếp xã hội. Chính vì vậy, để đưa ra được những tư duy đúng đắn, những nhận thức đầy đủ, khách quan và khoa học về hoạt động nhận thức thực tiễn đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi môi trường xung quanh, đồng thời từ bản thân mỗi người phải học tập tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm sống, cộng thêm khả năng nhìn nhận, đánh giá từng nội dung một cách chi tiết cụ thể, đảm bảo đưa ra nhận định dựa trên yếu tố khách quan tất cả mọi vấn đề, sự vật, hiện tượng mà chúng ta gặp phải. Đồng thời khi tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác nhau phải xem xét, kiểm tra, đánh giá trước để đảm bảo thông tin đó có độ tin cậy, đúng như nội dung mà chủ thể truyền tin đưa tới. Có như vậy mới đảm bảo từng bước khắc phục dần những sai lầm logic và góp phần đưa hoạt động nhận thức trở nên chuẩn xác và khách quan hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. E.V.Ilencôv (2002), Lôgic học biện chứng, Nguyễn Anh Tuấn dịch, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Hà (2011), Đặc điểm tư duy và lối sống con người Việt Nam hiện nay. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Vũ Minh Hiếu (2017), Năng lực tư duy lý luận và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy lý luận, Tạp chí Triết học, số 10.
5. Hoàng Thúc Lân (2007), Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên thông qua phát huy vai trò giảng dạy triết học Mác-Lênin, Tạp chí Lý luận khoa học giáo dục, số 160.
6. Võ Văn Thắng (2012), Giáo trình lôgic học hình thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Hồ Văn Thông (1987), Một số vấn đề về tư duy và đổi mới tư duy hiện nay ở nước ta, Tạp chí Triết học, số 03.
8. Nguồn bài viết: 
9. Nguồn bài viết: https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra- cuu/chung_ta_
thuong_gap_loi_khi_tu_duy_nhu_the_nao.html.
10. Nguồn bài viết: https://tuduy.edu.vn/cach-phat-trien-tu-duy-logic-va-5-sai-lam-can-tranh/

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_phan_tich_nhung_sai_lam_logic_ban_than_da_gap_hay.docx