Tiểu luận Phân tích sự cần thiết của cơ chế nhân quyền ASEAN. Cơ chế nhân quyền như thế nào là phù hợp với khu vực
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Phân tích sự cần thiết của cơ chế nhân quyền ASEAN. Cơ chế nhân quyền như thế nào là phù hợp với khu vực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Phân tích sự cần thiết của cơ chế nhân quyền ASEAN. Cơ chế nhân quyền như thế nào là phù hợp với khu vực
Tiểu luận PHÂN TÍCH SỰ CẦN THIẾT CỦA CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN ASEAN. CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP VỚI KHU VỰC. I. Nguyên nhân của sự cần thiết phải có một cơ chế nhân quyền ASEAN: 1. Xu hướng: a. Tính phổ quát: (nhắc lại) Tính phổ quát của nhân quyền để thể hiện khi sự tồn tại của con người là hiển nhiên, đáng quý trọng, có giá trị cao quý và được công nhận rộng rãi từ thời xa xưa cho đến nay bởi ngày càng nhiều các quốc gia, lục địa bằng các văn bản, điều ước song và đa phương. Con người được sinh ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, với bất kỳ màu da nào cũng có quyền được sống, mưu cầu hạnh phúc, được đối xử bình đẳng, được có khát vọng về hòa bình, công lý và tự do, dân chủ. Quyền làm người là điều sẵn có trong mỗi con người, không thể tách rời, nếu như quyền con người không được thừa nhận, những yếu tố khác như hòa bình, công lý, dân chủ sẽ trở thành vô giá trị. Ngày nay, tính phổ quát của nhân quyền đã được cụ thể hóa bằng những hiệp định, công ước, điều ước, hiến chương đặc biệt là bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của LHQ được hầu hết các nước trên thế giới chấp thuận ký kết. Nhận thức được đặc tính này của nhân quyền, các cơ chế bảo vệ nhân quyền của các nước lần lượt ra đời với thẩm quyền và hiệu quả cao, đảm bảo quyền con người được bảo vệ chặt chẽ nhất có thể ở mỗi khu vực khác nhau như châu Âu, châu Mỹ, châu Phi Hiện nay, ASEAN cũng là một tổ chức, một cộng đồng phối hợp hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đưa đến việc có một cơ chế nhân quyền là điều cần thiết để một lần nữa khẳng định sự nhận thức về tính phổ quát của nhân quyền trên thế giới nói chung và trong khu vực nói riêng. b. Sự hình thành cơ chế các khu vực: Theo thời gian, nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ quyền con người trong từng khu vực địa lý cụ thể bởi cơ chế toàn cầu không thể đáp ứng được nhu cầu được bảo vệ của con người ngày càng mạnh mẽ, bênh cạnh đó, sự khác biệt về địa lý, tôn giáo, văn hóa của từng khu vực càng khiến cho cơ chế toàn cầu hoạt động kém hiệu quả, các cơ chế khu vực đã dần hình thành và hoàn thiện dần, bảo đảm cho quyền con người ở mỗi khu vực được bảo vệ chặt chẽ nhất có thể. Các cơ chế hiện có bao gồm: cơ chế nhân quyền Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. Sơ lược về hoạt động của các cơ chế: - Cơ chế nhân quyền châu Âu: bao gồm Tòa án nhân quyền châu Âu và Hội đồng bộ trưởng. Tòa án chấp nhận đơn khiếu nại về các hành vi xâm phạm nhân quyền từ các đối tượng: quốc gia, tổ chức và cá nhân, đồng thời tư vấn các vấn đề có liên quan. Hội đồng bộ trưởng có chức năng giám sát việc thi hành các phán quyến của tòa. Từ khi thành lâp cho đến nay, cơ chế nhân quyền châu Âu đã làm việc rất hiệu quả, giải quyết được rất nhiều vụ việc. - Cơ chế nhân quyền châu Mỹ: bao gồm Ủy ban đặc trách nhân quyền châu Mỹ và Tòa án nhân quyền châu Mỹ. Ủy ban có nhiệm vụ tiếp nhận và giám sát các kiến nghị nhằm cáo buộc một quốc gia thành viên OAS (Tổ chức các nước châu Mỹ) về lạm dụng nhân quyền. Tòa án có nhiệm vụ thực thi và giải thích các quy định trong Công ước nhân quyền Châu Mỹ. Tòa án chỉ được tiếp nhận vụ việc sau khi đã thông qua Công ước, Ủy ban đặc trách đã hoàn thành việc điều tra và vụ việc được đưa ra tòa bởi chính Ủy ban 3 tháng sau khi UB đưa ra báo cáo. Cá nhân hoặc người trình kiến nghị không thể độc lập đưa vụ việc ra trước tòa. - Cơ chế nhân quyền châu Phi: bao gồm Ủy ban nhân quyền châu Phi được thành lập với 3 chức năng chủ yếu: (1) Bảo vệ nhân quyền và quyền dân tộc (2) Đẩy mạnh nhân quyền và quyền dân tộc (3) Giải thích hiến chương châu Phi về nhân quyền và quyền dân tộc. Tòa án nhân quyền châu Phi cũng đã được lập ra, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa giải quyết được vụ việc nào cụ thể. 1959 1954 1998 1978 1987 Ủy ban nhân quyền Châu Âu Ủy ban đặc trách nhân quyền Châu Mỹ Tòa nhân quyền Châu Mỹ Ủy ban châu Phi về con người và quyền con người Tòa nhân quyền tách khỏi Ủy ban nhân quyền châu Âu trở thành tòa độc lập Nhìn chung, trong các cơ chế khu vực, có cơ chế hiệu quả cao, có cơ chế hiệu quả chưa cao, tuy nhiên, so với cơ chế toàn cầu, các cơ chế khu vực đã giải quyết được một phần lớn vấn đê lạm dụng và vi phạm nhân quyền. 2. Thực trạng chung: a. Hợp tác toàn cầu: Quá trình phát triển của luật quốc tế về nhân quyền không thể không kể tới sự tham gia tích cực và những đóng góp thiết thực của các nước khu vực Đông Nam Á nói riêng và của tổ chức ASEAN nói chung. Trên tinh thần của Tuyên ngôn Toàn thế giới về quyền con người của Liên Hợp Quốc ra đời năm 1948, cho đến nay, cộng đồng quốc tế đã soạn thảo, ban hành và ký kết khoảng 80 công ước, tuyên bố quốc tế về quyền con người, trong đó có những công ước quan trọng như Công ước về các quyền dân sự, chính trị; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước về chống phân biệt chủng tộc; Công ước chống tra tấn; các công ước về quyền trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người di cư, các dân tộc thiểu số...Hiện nay, 10 nước ASEAN đều đã tham gia ký kết một hay một vài các công ước quan trọng của LHQ về quyền con người. Là một thành viên của LHQ, Việt Nam tham gia tích cực vào việc ký kết, phê chuẩn và thực hiện nghĩa vụ bảo đảm quyền con người, là một trong số nhỏ các nước tham gia 8/9 công ước cơ bản về quyền con người của LHQ. Việt Nam cũng đã được bầu là thành viên của Ủy ban nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2001 - 2003. Những biểu hiện này cho thấy mức độ hợp tác sâu sắc của các nước Đông Nam Á, mà đại diện tiêu biểu là Việt Nam, trong nỗ lực đưa luật nhân quyền quốc tế phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng thế giới. Các nước ASEAN tìm thấy tiếng nói chung với cơ chế nhân quyền toàn cầu được hình thành và phát triển trong suốt hơn 60 năm qua và luôn khẳng định quan điểm không đứng ngoài lề với những nỗ lực của nhân loại trong việc khuyến khích và định hướng thúc đẩy các quyền con người trên phạm vi toàn thế giới. b. Hợp tác nội khối: Sau hơn 40 năm thành lập và phát triển, ASEAN ngày một lớn mạnh, trở thành một tổ chức khu vực có uy tín và có sự hợp tác cao độ trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đạt được sự đồng thuận, thống nhất từ nội bộ khối là động lực chủ yếu giúp ASEAN ngày càng mạnh hơn và nâng cao tầm ảnh hưởng của mình với các khu vực khác. Hợp tác về nhân quyền không là ngoại lệ trong bước phát triển của ASEAN và hiện nay dân chủ, nhân quyền – một trong những vấn đề khá nhạy cảm – đã trở thành chủ đề quan trọng được đưa vào các chương trình nghị sự của ASEAN. Khác với nhiều năm về trước, thời gian gần đây, các nước ASEAN đã thẳng thắn đối thoại ở cấp độ đa phương về các vấn đề nhân quyền xảy ra trong khu vực, thẳng thắn lên tiếng với các biểu hiện được cho là hạn chế nhân quyền như vụ việc bắt giữ những người hoạt động dân chủ ở Myanmar hay việc nhà nước Myanmar thực hiện chính sách cấm hàng cứu trợ của nước ngoài cho nạn nhân bão Nargis vì chính những bất ổn chính trị của nước này. Ngay sau khi thông qua Hiến chương ASEAN với một phần quan trọng là điều 14 nói đến việc thành lập Ủy ban phụ trách về Nhân quyền ASEAN, Hàng loạt các hội nghị cấp cao ASEAN đã được tiến hành để 10 quốc gia bàn thảo và sớm thành lập Ủy ban vào tháng 10/2009. Đứng trước những lời chỉ trích cho rằng ASEAN không có thái độ kiên quyết đối với những thành viên bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về nhân quyền, Ủy ban phụ trách về Nhân quyền của ASEAN ra đời sẽ là biểu hiện rõ ràng nhất nói lên sự quan tâm của chính phủ các nước ASEAN trong vấn đề nhân quyền, là thái độ sẵn sàng thực hiện công khai hóa tình hình nhân quyền của quốc gia, của khu vực với cộng đồng thế giới. Hơn nữa, sự ra đời của một Ủy ban phụ trách về nhân quyền ASEAN hay rộng hơn là một cơ chế nhân quyền ASEAN không chỉ nhằm mục đích là cổ vũ nền dân chủ cho khu vực, không chỉ mang tính chất tuyên truyền, khuyến khích các quốc gia tăng cường, đẩy mạnh những hoạt động nhân quyền trong nước mà còn là một phương thức hữu hiệu nâng cao mức độ hợp tác toàn diện, thống nhất trong toàn khối, tránh những can thiệp bên ngoài và hạn chế những áp lực từ các nước dân chủ phát triển khác. Tiếng nói của một quốc gia sẽ hòa cùng tiếng nói của khu vực để mang sức nặng hơn. Trong trường hợp nghị viện Mỹ có những động thái can thiệp vào tình hình chính trị Việt Nam, như đưa Việt Nam vào danh sách CPC (danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề nhân quyền) thì các quốc gia còn lại trong Ủy ban nhân quyền ASEAN sẽ có những phản hồi thiết thực bảo vệ lập trường, quan điểm của quốc gia hiện nằm trong “tầm ngắm” của Mỹ. Trong sự đánh giá của cộng đồng thế giới, ASEAN là một trong những khu vực xuất hiện nhiều điểm nóng nhân quyền khi gần đây có nhiều biểu hiện của sự giảm sút quyền con người như tình hình bất ổn chính trị, tôn giáo ở Myanmar, Thái Lan, Việt Nam với các vụ bắt giữ những người hoạt động dân chủ dân quyền; ngăn cấm hoạt động tự do của các website, đường truyền Internet; đàn áp một số vụ bạo động của giáo dân, hay tình trạng yếu kém của các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân, nạn bạo hành trẻ em, phụ nữ; tệ tham nhũng, mại dâm, AIDSĐó là những vấn đề xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan của các nước ASEAN nhưng lại bị sự chỉ trích khá gay gắt từ cộng đồng quốc tế. Nếu như có một Ủy ban phụ trách về vấn đề nhân quyền, các quốc gia ASEAN sẽ có cơ hội đẩy mạnh hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để tăng cường những biện pháp thúc đẩy tình hình nhân quyền của nước mình, không những phát huy được sức mạnh nội lực mà còn tranh thủ được sự ủng hộ của láng giềng thân thiện. Sự ra đời của Ủy ban Nhân quyền sẽ là một bước tiến đáng mừng của ASEAN trong lộ trình đi lên phát triển ngày một văn minh hơn, hướng về con người hơn. c. Nhân quyền tại quốc gia: Sẵn sàng tham gia vào cơ chế nhân quyền ASEAN không chỉ biếu hiện ở việc quốc gia thành viên tích cực tham gia vào cơ chế nhân quyền toàn cầu hay khu vực mà còn phải thể hiện qua việc quốc gia đó hoàn thiện bộ máy pháp luật và cải thiện những chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, đem lại lợi ích cho người dân, đảm bảo đầy đủ quyền con người. Đây là việc mà phần lớn các quốc gia ASEAN đã và đang làm được. Đơn cử Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 1992, điều 50 ghi rõ: "Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quy định trong Hiến pháp và Luật"1. Trong thời gian qua, các quyền con người ở Việt Nam đã được bảo đảm tốt hơn cả về pháp lý, nội dung và điều kiện thực hiện. Trên lĩnh vực này, Việt Nam đã tích cực bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bao gồm các bộ luật, luật và các văn bản pháp quy khác theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Ðến nay, một khối lượng đồ sộ hơn 13 nghìn văn bản pháp luật các loại khác nhau được ban hành, trong đó có hơn 58 bộ luật và luật quan trọng như Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Bầu cử Quốc hội, Luật Giáo dục, Luật Chăm sóc sức khỏe, Luật Bình đẳng giới..., hơn 120 pháp lệnh, hơn 4.000 các quy định của chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ... Trong các văn bản pháp luật đó, các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trong các công ước cơ bản về quyền con người được nội luật hóa khá đầy đủ. Như vậy, không ngừng cải thiện pháp luật trong nước cho phù hợp với thực tiễn, có những hành 1Báo Nhân Dân, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người với Việt Nam, cập nhật 09-12-2008 động thiết thực nâng cao quyền công dân trong nội bộ quốc gia là biểu hiện cho thấy thái độ tích cực của quốc gia đó với vấn đề quyền con người, thiện chí cam kết đóng góp sức lực của mình vào tiến trình xây dựng một cơ chế nhân quyền khu vực. Nhiệm vụ căn bản của các nước thành viên trong giai đoạn tới là làm sao xây dựng được một cơ chế hoạt động hiệu quả dựa trên sự thống nhất quan điểm, dung hòa những khác biệt về luật pháp, chính trị, kinh tế, xã hội, vì một mục tiêu chung là tạo ra một môi trường ASEAN ổn định, vững mạnh, hướng tới quyền lợi của cộng đồng dân cư và của loài người. 3. Thời điểm chín muồi: Nhân quyền là một khái niệm có nội hàm rộng dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nó là một giá trị chung mà cả thế giới đều muốn đạt đến. Nhưng ý thức nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu dài dưới sự chi phối của yếu tố văn hoá chính trị của từng khu vực. Đối với khu vực Đông Nam Á, một khu vực mới với 10 quốc gia có chế độ kinh tế, chính trị và văn hoá đa dạng thì “nhân quyền” dường như là một cụm từ ít được các nước nhắc đến trong các hoạt động của khu vực. Tuy nhiên, đứng trước xu hướng hợp tác khu vực cũng như quốc tế về nhân quyền cộng với tình hình nhân quyền trong khu vực ngày càng có những biến động khó lường thì nhận thức của các nhà lãnh đạo trong khu vực về khu vực đã có nhiều biến chuyển. Ngay sau khi trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, đa số các nước trong khu vực đã nhanh chóng ký kết và phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, trong đó có hai công ước bao quát đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người, đó là Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị 1966; Công ước quốc tế, về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá, 1966. Hầu hết các nước đã nội luật hoá các công ước đó vào hệ thống pháp luật quốc gia. Riêng đối với Việt Nam, theo thống kê, từ 1986 đến nay, Quốc hội đã thông qua 58 Luật, 43 Pháp lệnh, trong đó có những bộ luật lớn trực tiếp bảo đảm các quyền con người như: Bộ luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Lao động, Luật Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em Việt Nam cùng với nhiều nước trong khu vực hàng năm đều thực hiện tốt nghĩa vụ báo cáo tình hình nhân quyền lên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Đặc biệt, Singapore là một nước trong khu vực được thế giới và các nước trong khu vực đánh giá cao về ý thức nhân quyền và thực hiện những nhân quyền. Những dấu hiệu trên cho thấy sự sẵn sàng hợp tác quốc tế về nhân quyền các nước ASEAN. Mặc dù vậy, với sự khác biệt về kinh tế, chính trị và văn hoá cùng với nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” thì trong suốt 40 năm kề từ ngày thành lập ASEAN vẫn chưa có một cơ chế nhân quyền của riêng khu vưc. Trong Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á năm 1967 tại Băng Cốc, Thái Lan thì nhân quyền chưa phải mối quan tâm chính của tổ chức này mà mục đích chính của nó là hợp tác trên lĩnh vực an ninh, kinh tế và chính trị. Chính vì thế, nhân quyền là một khía cạnh thuộc công việc nội bộ của các nước trong khu vực và thường xuyên có sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Mặc dù các Hiệp định về hợp tác kinh tế, an ninh chính trị trong khu vực lần lượt ra đời nhưng nhân quyền là vẫn là một vấn đề mà các nước đều không muốn đề cập đến. Chỉ đến khi Hiến chương ASEAN được thông qua vào tháng 11 năm 2007 thì “nhân quyền” mới lần đầu tiên chính thức được tổ chức nhắc đến trong suốt 40 năm hoạt động của mình. Bản Hiến Chương đã được các nước thông qua với hẳn một điều khoản quy định về việc thành lập cơ quan nhân quyền Đông Nam Á. Điều 14: Cơ quan nhân quyền ASEAN 1. Phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, ASEAN sẽ lập một cơ quan nhân quyền ASEAN 2. Cơ quan nhân quyền ASEAN này sẽ hoạt động theo Quy chế do Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quyết định. Với quy định này, ASEAN đã tiến một bước quan trọng trong tiến trình hợp tác nhân quyền trong khu vực. Vượt qua các rào cản về sự khác biệt kinh tế, văn hoá, chính trị cũng như lợi ích quốc gia, 10 nước thành viên đã có những nhượng bộ cần thiết nhằm đạt được sự đồng thuận chung về một vấn đề vốn được xem là khá nhạy cảm trong khu vực. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 42 (19-20/2009), các Ngoại trưởng đã thông qua điều khoản quy chiếu cho cơ quan này và thống nhất lấy tên gọi là Uỷ ban liên chính phủ về nhân quyền của ASEAN. Đây là cơ quan nhân quyền đầu tiên tại Châu Á. Nó được coi là sự khởi đầu cho tiến trình hợp tác nhân quyền tại khu vực. Mặc dù các quy định về cơ quan này chỉ đạt được sự đồng thuận ở mức tối thiểu nhưng điều đó cho thấy sự đồng lòng quyết tâm cũng như sẵn sàng của các nước ASEAN trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại khu vực. Như vây, có thể thấy với điều 14 tại Hiến chương ASEAN cũng như sự thành lập Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN thì đây là chính thời điểm thích hợp cho ASEAN thực hiện tiến trình hợp tác nhân quyền khu vực trên bình diện sâu và rộng hơn nữa. Uỷ ban liên chính phủ về nhân quyền sẽ là tiền đề để ASEAN ngày dần hoàn thiện và củng cố cơ chế nhân quyền của mình. 4. Vai trò của việc thành lập cơ chế: - Thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở ASEAN. Việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền có liên quan chặt chẽ với nhau. Thúc đẩy nhân quyền cũng đồng thời cải thiện việc bảo vệ nhân quyền. Khi mọi người hiểu biết hơn về các quyền và tự do cơ bản, họ sẽ biết cách để sử dụng chúng một cách tích cực. Các quyền và tự do cơ bản trong ASEAN luôn đi cùng với các nghĩa vụ và trách nhiệm. Việc thành lập cơ chế nhân quyền sẽ góp phần củng cố việc xây dựng nên Cộng đồng ASEAN Dân chủ và nhân quyền là hai nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương và bây giờ các quốc gia ASEAN đang tiến hành các biện pháp để thi hành các nguyên tắc trên cho người dân của khu vực. Bám sát vào 5 mục đích chính của Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền ASEAN (Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do cơ bản của người dân ASEAN; Bảo vệ quyền được sống trong hòa bình, phẩm giá, và thịnh vượng của người dân ASEAN; Đóng góp vào việc hiện thực hóa các mục tiêu của ASEAN được trình bày trong bản Hiến chương ASEAN, nhằm thúc đẩy sự ổn định và hài hòa trong khu vực, tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên của ASEAN, cũng như sự phồn vinh, sinh kế, thịnh vượng và sự tham dự của người dân ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN), mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của việc thành lập cơ chế nhân quyền ở ASEAN là thúc đẩy bảo vệ quyền con người. Khi cơ chế nhân quyền được thành lập, việc thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở ASEAN sẽ được thực hiện bằng sự tự nguyện cam kết của các quốc gia với những trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể hơn, sẽ có thêm những nguồn luật, những quy định mới của ASEAN về quyền con người để trở thành nguồn thông tin, giáo dục về quyền con người, có cơ chế điều tra, xét xử, giám sát việc thực hiện quyền con người - Đưa ASEAN vào xu thế chung của phong trào bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Bất chấp sự khác biệt về chính trị, xã hội và văn hóa giữa các nước ASEAN, cả 10 nước thành viên đều tôn trọng triệt để định nghĩa về nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Đây chính là cơ sở để ASEAN hoà nhập vào xu thế chung của phong trào bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Khi tất cả các châu lục khác đều đã có cơ chế nhân quyền của riêng mình, châu Á thì khó hy vọng đi đến một cơ chế chung về vấn đề này, việc ASEAN tự thành lập một cơ chế của riêng mình mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là sự chủ động hội nhập vào xu thế chung của thế giới. Tuy sinh sau đẻ muộn và bị buộc chặt vào nhiệm vụ cổ vũ, giáo dục, nhưng cơ chế Nhân quyền của khu vực Đông Nam Á, một khi tồn tại, có khả năng được cải thiện để đáp ứng với nguyện vọng của người dân. Cũng như mọi cơ chế khác của ASEAN, các nhà quan sát lạc quan đánh giá, việc này đánh dấu một tiến trình đã được khởi động. Đây là một bước lịch sử cho Nhân quyền trong khu vực. Vai trò của cơ quan trong chặng đường sắp tới sẽ mang tính quyết định. - Ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài vào nội bộ ASEAN trong lãnh vực quyền con người. ASEAN là một khu vực chịu nhiều sức ép của Mỹ và phương Tây về vấn đề nhân quyền, cả chỉ trích, cả lên án, cả đe doạ điều tra. Vì thê, việc thành lập một cơ chế nhân quyền của khu vực có ý nghĩa hết sức thiết thực trong việc ngăn chặn sự can thiệp của bên ngoài vào nội bộ ASEAN trong lãnh vực quyền con người. Nhưng như thế không có nghĩa là vấn đề nhân quyền sẽ được giữ riêng trong khu vực, cho các quốc gia tự quyết,ASEAN và cộng đồng quốc tế hoàn toàn có thể "chỉ trích" các quốc gia vi phạm nhân quyền thông qua các tòa án hợp pháp, chẳng hạn như Tòa án Quốc tế và Tòa án Nhân dân tối cao. - Tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận giữa nội bộ các quốc gia ASEAN cũng như giữa ASEAN với thế giới trong vấn đề bảo vệ quyền con người. Cơ chế này sẽ thắt chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị trong ASEAN cũng như giữa ASEAN và thế giới trong vấn đề nhân quyên bởi không có quốc gia nào có thể hưởng lợi từ việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực nếu như chính bản thân họ không thực thi điều gì cả. Việc thành lập một cơ chế nhân quyền ở ASEAN là hoàn toàn cần thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình nhất thể hoá khu vực cũng như quá trình hội nhập vào các xu thế chung của thế giới cũng như của thời đại. Nguyên tắc đối thoại cũng như tính đồng thuận cao trong việc giải quyết các vấn đề chung của khu vực này cũng là điều kiện để có thể thành lập một cơ chế chung, không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của khu vực. II. Cơ chế như thế nào là phù hợp với khu vực: Mô hình các cơ chế có khả năng: 1. Uỷ ban Liên chính phủ về Nhân quyền của ASEAN: a. Cơ cấu, chức năng: Uỷ ban Liên chính phủ về nhân quyền ASEAN được các vị Ngoại trưởng Bộ Ngoại giao của các nước thống nhất về tên gọi cũng như nguyên tắc hoạt động dựa trên điều 14 Hiến chương ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 42 (7/2007) tại Phuket, Thái Lan. Theo thoả thuận, Uỷ ban này sẽ chính thức được Lãnh đạo các nước ASEAN công bố thành lập tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 15 dự kiến tổ chức tại Thái Lan vào tháng 10/2009.Đây là tổ chức nhân quyền khu vực đầu tiên ở Châu Á. Tổ chức này được đặt dưới quyền điều hành của các Ủy viên do chính quyền 10 quốc gia thành viên đề cử với nhiệm kỳ 3 năm. Tức là thành phần nhân sự của cơ quan này lại do các Nhà Nước bổ nhiệm chứ không bao gồm các nhân vật độc lập. Ủy ban Nhân quyền ASEAN phải tôn trọng một trong những nguyên tắc cơ bản của hiệp hội, đó là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Khác hẳn với các định chế khác như Toà Án Nhân quyền Châu Âu, nơi mà bất cứ công dân nào cũng có quyền nộp đơn khiếu kiện, Cơ quan Nhân quyền ASEAN không được trang bị chức năng bảo vệ, điều tra hay xét xử các vụ vi phạm. 5 mục đích chính của Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền ASEAN bao gồm: Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do cơ bản của người dân ASEAN; Bảo vệ quyền được sống trong hòa bình, phẩm giá, và thịnh vượng của người dân ASEAN; Đóng góp vào việc hiện thực hóa các mục tiêu của ASEAN được trình bày trong bản Hiến chương ASEAN, nhằm thúc đẩy sự ổn định và hài hòa trong khu vực, tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên của ASEAN, cũng như sự phồn vinh, sinh kế, thịnh vượng và sự tham dự của người dân ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. b. Ý nghĩa của Uỷ ban Liên chính phủ về nhân quyền ASEAN: Không ai có thể phủ nhận ý nghĩa lớn lao của việc thành lập Ủy ban nhân Liên chính phủ ASEAN-cơ quan nhân quyền đầu tiền của khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á trong tiến trình hợp tác nhân quyền khu vực. Tuy vậy, ngay từ khi Hiến chương ASEAN cũng như những quy định về nguyên tắc hoạt động của Uỷ Ban này ra đời đã có rất nhiều ngờ vực xung quanh hiệu quả hoạt động của cơ quan này. Mặc dù Uỷ ban Liên chính phủ về nhân quyền của ASEAN chưa đi vào hoạt động nhưng nhìn vào những điều khoản tham chiếu của cơ quan này có thề thấy rằng mục tiêu của cơ chế này chỉ là“quảng bá và bảo vệ Nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của các công dân trong ASEAN”. Nguyên tắc hoạt động vẫn là không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi thành viên. Đồng thời, Cơ Quan Nhân Quyền phải luôn luôn chú ý tới“các đặc thù quốc gia và khu vực” cũng như bối cảnh“ lịch sử, văn hóa và tôn giáo khác nhau”. Tuy rằng có thể thu thập các thông tin về nhân quyền tại các nước thành viên nhưng cơ quan này không thể đưa ra những biện pháp trừng phạt khi có vi phạm. Nhiều nhà phân tích nhấn mạnh cho rằng chính nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ đã làm cho Cơ Quan Nhân Quyền của ASEAN hoạt động không có hiệu quả, ngăn cản khối này gây sức ép đối với Miến Điện. Điều khoản tham chiếu của Ủy hội Nhân quyền Asean không cho phép các chuyến thăm tìm hiểu thực tế tại quốc gia có tiếng vi phạm nhân quyền. Cơ quan này không được phép nhận thư khiếu nại, mở điều tra, hay thực hiện các báo cáo mang tính duyệt xét về tình hình nhân quyền tại quốc gia thành viên. Các nhà hoạt động vì quyền con người tại Asean gọi tổ chức này “có tiếng nhưng không có miếng”. Họ cho rằng tổ chức này chỉ có tính trang trí chứ không đi vào thực chất. Thêm vào đó, với việc không có sự tham gia của các chuyên gia độc lập thì liệu Uỷ ban có làm việc thực sự công khai, minh bạch. Tuy nhiên không thể không công nhậ tầm quan trọng của Uỷ ban này bởi lẽ trong bối cảnh nhân quyền tại một số nước trong khu vực đang diễn ra phức tạp thì việc các nước thành viên đạt được sự đồng thuận thoả về việc thành lập cơ chế nhân quyền đã là một nỗ lực rất lớn của các nước. Hơn nữa, cho dù Uỷ ban chỉ mang mục đích tuyên truyền, giáo dục về nhân quyền nhưng nó đã đặt viên gach đầu tiên cho tiến trình hợp tác nhân quyền trong khu vực. Từ đó, chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn về công cuộc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực vì việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền có liên quan chặt chẽ với nhau. Thúc đẩy nhân quyền cũng đồng thời cải thiện việc bảo vệ nhân quyền. Khi mọi người hiểu biết hơn về các quyền và tự do cơ bản, họ sẽ biết cách để sử dụng chúng một cách tích cực. Các quyền và tự do cơ bản trong ASEAN luôn đi cùng với các nghĩa vụ và trách nhiệm. Mặt khác, các ủy viên của cơ quan nhân quyền ASEAN có thể thu thập các thông tin đa chiều về sự việc. Trong trường hợp có quốc gia thành viên vi phạm nhân quyền, sức ép từ trách nhiệm giải trình sẽ đóng vai trò là “cảnh sát” để buộc các quốc gia đó phải chịu trách nhiệm với những gì mà họ đã cam kết trước đó. Tóm lại, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân quyền là cả một quá trình lâu dài. Không có cơ chế nào hoàn thiện ngay từ đầu mà mà nó sẽ dần được hoàn thiện qua từng bước một cho phù hợp với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thế. Với Uỷ ban Liên chính phủ về nhân quyền ASEAN, chắc chắn trong thời gian tới các nhà lãnh đạo khu vực sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để từng bước hoàn thiện cơ chế này nhằm đưa Uỷ ban này vào họat động thực chất hơn và đem lại những tác động tích cực trong sự nghiệp thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại khu vực. 2. Mô hình Ủy ban liên chính phủ phụ trách về nhân quyền ASEAN (bao gồm các tiểu ban): - Tiểu ban tuyên truyền: thực hiện công tác tuyên truyền, khuyến khích các hoạt đồng nhân quyền của toàn khối - Tiểu ban thư ký: tiếp nhận hồ sơ vụ việc, tiến hành điều tra chi tiết tình hình cụ thể để đưa ra báo cáo - Tiểu ban tham vấn: xem xét tính nghiêm trọng của sự việc sau khi xem báo cáo của tiểu ban thư ký để quyết định có đưa ra xét xử hay không? Và nên áp dụng chế tài có tính bắt buộc như thế nào? - Tiểu ban xét xử: thụ lý các vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, bản án có tính chất khuyến nghị - Tiểu ban giám sát: theo dõi các bước diễn ra của quá trình điều tra, xét xử của các ủy ban khác, hướng dẫn thi hành bản án Nhìn vào mô hình này có thể thấy, Ủy ban sẽ chia thành những tiểu ban phụ trách các vấn đề nhỏ, cũng có thư ký, xét xử, giám sát, tương tự quy chế nhân quyền Châu Âu, nhưng quy mô nhỏ phù hợp với đặc thù khu vực, có sự tham gia của thành viên chính phủ làm công tác điều hành đồng thời với các chuyên viên độc lập (trong tiểu ban tham vấn) hoạt động để dung hòa vai trò của chính phủ và tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Ủy ban. Thời gian tới, cho đến năm 2015 là năm dự định đưa ASEAN trở thành cộng đồng chung thì những tiểu ban này có thể được tinh giảm đi để bớt cồng kềnh về thủ tục và sẽ hoàn thiện văn kiện là văn bản quy định chi tiết cơ cấu hoạt động của Ủy ban. Tùy vào những thời điểm cụ thể mà có thể phát triển cơ chế nhân quyền ASEAN theo nhiều hướng khác nhau.
File đính kèm:
- tieu_luan_phan_tich_su_can_thiet_cua_co_che_nhan_quyen_asean.pdf