Tiểu luận Phong cách lãnh đạo về kĩ năng

pdf 15 trang yenvu 13/01/2024 1030
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Phong cách lãnh đạo về kĩ năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Phong cách lãnh đạo về kĩ năng

Tiểu luận Phong cách lãnh đạo về kĩ năng
Bộ giáo dục và đào tạo 
Trường đại học ngoại thương 
Khoa sau đại học 
--------oOo-------- 
Đề tài tiểu luận 
Môn : Kỹ năng lãnh đạo 
 Học viên : Lê Thị Hồng 
 SBD : 40 
 Lớp : CH QTKD K6.2 
 Giảng viên : TS. Lê Thị Thu Thủy 
Hà nội, 07-2010 
LỜI MỞ ĐẦU 
 Khi nền kinh t ế ngày càng phát triển, đòi hỏi của con người không chỉ dừng lại 
ở mức trở thành những “ nhân viên với mức thu nhập ổn định”, nhiều người trong 
chúng ta còn tham vọng trở thành những người “quyền cao chức trọng” đó là những 
nhà quản lý hay những nhà lãnh đạo. Thậm chí họ còn muốn tự làm chủ các Doanh 
nghiệp do chính tay họ xây dựng nên. Thế làm cách nào để họ có thể đạt được những 
mục đích đó? Ngoài những kinh nghiệm họ thu được từ kinh nghiệm từ thực tiễn, một 
điều không thể thiếu góp phần nên sự thành công của họ đó chính là những bài giảng 
từ những quy ển sách góp phần định hướng đúng đắn những bước đi của họ, tránh 
những sai lầm đáng tiếc. Để đáp ứng nhu cầu trên thị trường sách ngày nay cung cấp 
rất nhiều loại sách dạy về kỹ năng “Quản lý & Lãnh đạo”, tùy thuộc vào từng yêu cầu 
mỗi người chọn cho mình một quyển sách khác nhau. Tuy cũng đã tìm hiểu được một 
số sách nói về quản lý & lãnh đạo nhưng em thực sự bị thu hút vào quyển sách” 
Leaders” của tác giả “ Warren Bennis & Burt N anus” được dịch là “Lãnh đạo” của 
nhà Xuất bản trẻ trong tủ sách doanh trí. Đúng như tựa đề của quyển sách được trích 
từ câu nói của Peter Drucker – “ cha đẻ” quản trị kinh doanh hiện đại:” Với phong 
cách dẫn dắt, gợi mở & không hề mang tính thuyết giảng, Warren Bennis đã nói lên 
rất nhiều điều với bất 
cứ ai có trách nhiệm lãnh đạo trong cương vị nhà quản lý”. N goài ra còn những lời 
nhận xét rất hay khác như:” Nhà quản nào muốn trở thành người lãnh đạo chân chính 
đều nên đọc cuốn sách uyên thâm này Theo thời gian, đây sẽ vẫn là một trong 
những tác phẩm quan trọng nhất cùng thể loại” – Chicago Tribune. “ Trong thời đại 
doanh nghiệp cần người lãnh đạo đường lối hơn là chỉ quản lý điều hành hoạt động, 
cuốn sách này sẽ bổ sung kiến thức quý báu cho các nhà quản trị điều hành”- 
Rosabeth Moss Kanter hay “ Bennis là một trong những người đào sâu suy nghĩ 
nghiêm túc & sáng suốt về tổ chức của thế kỷ. Những điều ông chia sẻ về lãnh đạo 
đều đáng để lắng nghe – không chỉ một lần” – Alvin Toffler, tác giả Future Shock. 
Với mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai, ngoài việc tranh bị cho 
mình những kiến thức thực tiễn, trong trường lớp, quy ển sách này cũng đã cho em 
một lượng kiến thức vô cùng quý báu về những kinh nghiệm thực tế của 90 người 
lãnh đạo t ại nhiều cấp bậc từ các t ổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội 
Mỹ. Đấy cũng là lý do tại sao em chọn tóm tắt nội dung Quyển sách” Leaders” – 
Bennis & Nanus làm đề t ài t iểu luận cho môn học “Kỹ năng lãnh đạo” của giảng 
viên: TS. Lê Thị Thu Thủy. 
PHẦN THÂN BÀI 
 Phần I: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm 
 1.1. Tác giả 
Trích dẫn lời cuối của sách” Nếu nói đến khoa học lãnh đạo ( Leadership) thì 
không thể không nhắc đến Warren Bennis. Hai tác phẩm quan trọng nhất của Bennis 
là “ On becoming a leader”( Hành trình trở thành nhà lãnh đạo) & “ Leaders” ( Lãnh 
đạo) cũng chính là hai trong số những tác phẩm kinh điển của thế giới. Và một trong 
hai tác phẩm này của Warren Bennis đã được Financial Times bình chọn là một trong 
50 t ác phẩm kinh điển nhất về quản trị kinh doanh của mọi thời đại”. 
Đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu một đôi nét cơ bản về tác giả- người đã t ạo ra 
kiệt tác này. Warren Bennis là Giáo sư danh dự của Bộ môn Quản trị Kinh doanh 
kiêm Chủ tịch sáng lập của Viện Lãnh đạo thuộc trường Đại học Nam California. 
Ông cũng là chủ t ịch Hội đồng cố vấn của Trung t âm giáo dục Kennedy chuy ên đào 
tạo ngành Lãnh đạo công chúng ở trường Đại học Harvard, đồng t hời là thành viên 
danh dự của tổ chức Research Fellow thuộc trường này. Ông là tác giả của nhiều bài 
báo & hơn 20 đầu sách về vấn đề lãnh đạo, đổi mới, & những sáng tạo, bao gồm” 
Hành trình trở thành nhà lãnh đạo”, “Lãnh đạo”, “ Thiên tài tổ chức” Là cựu thành 
viên của 4 Hội đồng tổng thống Hoa kỳ, Bennis đã cố ván cho rất nhiều nhà lãnh đạo 
thuộc lĩnh vực kinh doanh, chính trị & chính phủ. 
Burt Nanus là giáo sư danh dự khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học 
Nam Canifornia. Ông đã viết 10 cuốn sách, trong đó có 7 cuốn sách về chủ đề lãnh 
đạo. 
1.2. Tác phẩm 
Hơn 12 năm sau khi ấn bản đầu tiên ra đời” Lãnh đạo – Chiến lược thực thi” 
của Warren Bennis & Burt Nanus đã trở lại với độc giả mang phong cách mới hơn 
nhưng vẫn không hề mất đi những giá trị tinh túy vốn có của nó. Cuốn sách đã thổi 
một luồng sinh khí mới về quan niệm Lãnh đạo, giúp cho người đã, đang & sẽ trở 
thành lãnh đạo nhận thức, nắm bắt & thích nghi với những thay đổi quá nhanh chóng 
& bất ngờ của thời đại ngày nay. 
 Với phương pháp phỏng vấn & quan sát 90 người lãnh đạo tại nhiều 
cấp bậc từ các tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội Mỹ, không phân 
biệt màu da & giới tính, kết hợp với khả năng dẫn dắt & khai thác vấn đề, tác giả đã 
đúc kết thành những nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo & chứng minh chúng qua những 
ví dụ thực tế một cách hết sức thuyết phục. Có thể nói rằng điểm sáng nhất của tác 
phẩm này chính ở chỗ chỉ ra được sự khác biệt giữa Quản lý & lãnh đạo.” Quản lý là 
đảm bảo công việc thực hiện đúng đường lối còn Lãnh đạo là t ìm ra đường lối đúng 
đắn”. Đây là khái niệm còn khá mới với rất nhiều người bởi trước đây ‘ lãnh đạo” đa 
số bị đánh đồng với “ Quản lý” 
Tuy nhiên Quyển sách vẫn có mặt hạn chế nếu người áp dụng không phải là 
người Mỹ bởi đối tượng phỏng vấn mà tác giả đề cập xuyên suốt cuốn sách tập trung 
vào những nhà lãnh đạo Mỹ nên tư tưởng của cuốn sách ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi 
nền văn hóa Mỹ. Vì vậy, khi vận dụng các nguyên tắc lãnh đạo trong tác phẩm này 
cần quan tâm đến yếu tố văn hóa dân tộc. Do đó qua việc vẫn dụng một cách linh 
hoạt kiến thưc của cuốn sách này các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể dẫn dắt tổ chức 
trong quá trình sàng lọc, cải tiến cái cũ, truyền đạt ý nghĩa tầm nhìn trong văn hóa tổ 
chức, phát huy tinh thần học hỏi & chuyển đổi để thích nghi với môi trường bên 
ngoài, t ạo một chố đứng vững chắc cho tổ chức trong xã hội. 
Phần II: Tóm tắt nội dung tác phẩm 
2.1. Nội dung khái quát của tác phẩm 
Đầu tiên, t ác phẩm đã phân biệt được lãnh đạo & quản lý mà hầu hết những 
quyển sách trước đây chỉ dừng lại ở chỗ lãnh đạo là một tron các chức năng của quản 
lý. Tác giả cho rằng lãnh đạo có một mục đích tổ chức khác với quản lý. Lãnh đạo 
cần có cách đánh giá độc đáo & nắm giữ nhiều trách nhiệm, đòi hỏi những năng 
khiếu & kỹ năng khác nhau. 
Nội dung thứ hai mà tác phẩm nhắc tới đó là vấn đề “ Giao quyền”. Trong khi 
các cuốn sách trước thường cho rằng lãnh đạo cần phải khẳng định vai trò của mình 
qua việc thực thi quyền lực & quản lý, xuất phát từ địa vị quy ền hành & trách nhiệm 
trong tổ chức của người này. Tác phẩm lại đi ngược lại” lãnh đạo giao quyền cho 
người khác để họ biến ý định thành thực t ế & duy trì nó”. 
Nội dung thứ ba làm nên thành công của quyển sách đó chính là tác giả đã 
thấy được một trong những yếu tố then chốt để lãnh đạo hiệu quả là cần phải có một 
tầm nhìn rõ ràng cụ thể, hay một chí hướng, thu hút sự quan tâm của t ất cả mọi người 
trong tổ chức. Ngày nay, ai cũng nhận thấy rằng tất cả các tổ chức thành công không 
chỉ cần có một nhiệm vụ hay mục đ ích rõ ràng, mà cần lý tưởng chia sẻ cho mọi 
thành viên, lãnh đạo không thể thành công nếu thiếu môt trong hai yếu tố này. 
Nội dung t hứ tư mà tác phẩm nhắc tới đó chính là “Niềm tin”- chính là một 
trong những cuốn sách đầu t iên nhấn mạnh xây dựng lòng tin là đặc điểm mấu chốt 
cho sự thành công trong lãnh đạo & thiếu vắng niềm t in sẽ là thảm họa cho tổ chức, 
minh chứng là hàng loạt các vụ t ai t iếng tài chính & nhiều công ty phá sản. 
Nội dung thứ năm m à tác giả muốn gửi đến độc giả đó chính là “ truyền đạt ý 
nghĩa” – tập trung vào vai trò người lãnh đạo trong việc hình thành & truyền đạt nền 
văn hóa tổ chức. 
Trên đây là những nội dung khái quát nhất mà tác giả gửi đến độc giả của 
mình. Tiếp theo là những điểm mà tác phẩm nhấn mạnh giúp những người quan t âm 
có thể hiểu kỹ hơn về người lãnh đạo cần phải có những yếu tố gì? 
- Lãnh đạo là vấn đề về nhân cách. Nhân cách có thể liên tục được cải 
thiện. Quá trình trở thành nhà lãnh đạo cũng giống như quá trình trở 
thành một con người hoàn thiện vậy. Tổ chức đánh giá họ trên bảy 
tiêu chí: năng lực kỹ thuật, kỹ năng cá nhân, kỹ năng phân tích, khả 
năng lưu trữ cá nhân, kỹ năng phân tích, kỹ năng lưu trữ thông tin, sở 
thích, óc phán xét & nhân cách. 
- Để tổ chức có tính cạnh tranh cao, người lãnh đạo phải đóng vai trò 
chủ chốt trong việc xây dựng một cấu trúc xã hội nhằm t ạo nên nguồn 
vốn tri thức cho tổ chức. 
- Chỉ có ý chí quyết t âm đạt được mục tiêu hay hiện thực hóa tầm nhìn, 
ước mơ thôi chưa đủ đối với một nhà lãnh đạo. 
- Khả năng xây dựng & duy trì niềm tin là y ếu tố trung tâm của công 
tác lãnh đạo. 
- Những nhà lãnh đạo chân chính thu hút mọi người đi theo lý tưởng 
của mình một cách khéo léo thông qua niềm tin lạc quan của họ, thậm 
chí đôi khi có thể là sự lạc quan không có cơ sở . 
- Lãnh đạo phải có thiên hướng hành động để thành công. Chỉ có tầm 
nhìn, niềm tin & long lạc quan thuôi chưa đủ, lãnh đạo phải có những 
bước đi vững chắc & năng động để mang lại kết quả thành công. 
Lãnh đạo là những người thúc đẩy công việc, họ biết cách “ kết nối” 
từ mục tiêu tới thực tế. Như Steve Jobs đã từng nói trong thời hoàng 
kim của máy tính Mac là” con tàu của người lãnh đạo chân chính”. 
Cần phải có sự tập trung cao độ, liên tục vào nhiệm vụ cho đến khi 
công việc hoàn thành. 
2.2. Nội dung chi tiết của tác phẩm 
 Lãnh dạo mọi người, làm chủ bản thân 
 Để có sự hiểu biết tốt hơn & dấn thân vào thời đại đầy những thay đổi này, tác 
giả đã tiến hành nghiên cứu về lãnh đạo, yếu tố trung tâm của quá trình tiến bộ, giúp 
các tổ chức phát triển & tồn tại. Tác giả đã phỏng vấn một loạt 90 người gồm 60 
người CEO ( Giám đốc điều hành) & chủ t ịch hội đồng quản trị của các tập đoàn 
thành công trên thế giới, cùng 30 người nhà lãnh đạo nổi tiếng từ các lĩnh vực công 
chúng. 
 Ý tưởng của những cuộc phỏng vấn trên xuất phát từ việc đề tài lãnh đạo được 
nghiên cứu nhiều nhất nhưng lại đạt ít kết quả nhất trong mọi vấn đề xã hội. Những 
cuốn sách viết về đề tài lãnh đạo t hường tỏ vẻ khoe khoang nhưng lại chẳng mang lại 
hiểu biết bao nhiêu. Tác phẩm đã không làm rối thêm khi đã có nhiều định nghĩa khác 
nhau về lãnh đạo, mà nó đặt vấn đề trên cơ sở nhiều thông tin hữu ích & độc đáo, đó 
là: Thực tại. Những vấn đề hiện tại sẽ không thể nào giải quyết xong nếu không có 
những tổ chúc thành công, & những tổ chức thành công sẽ không thể nào thành công 
nếu không có sự lãnh đạo hiểu quả. 
 Nếu kinh doanh thiếu tiền, bạn có thể vay mượn, hay nếu địa điểm kinh doanh 
không tốt thì bạn có thể chuyển đi nơi khác. Nhưng nếu doanh nghiệp thiếu sự lãnh 
đạo thì hầu như không còn cơ hội tồn tại, vì lúc này lãnh đạo chỉ là sự kiểm soát của 
những nhân viên thư ký cần mẫn, hiệu quả, t hực thi công việc theo một lối mòn. Lãnh 
đạo mang lại cho tổ chức có một lý tưởng & khả năng để biến lý tưởng đó thành hiện 
thực. 
 Vấn đề của nhiều tổ chức, đặc biệt là những tổ chức thất bại, là họ thường 
xuyên có xu hướng quản lý quá chi tiết nhưng lại thiếu sự lãnh đạo. Họ có thể rất giỏi 
trong việc xử lý chu trình làm việc hàng ngày nhưng không bao giờ tự hỏi liệu những 
chu trình đó có cần thiết hay không. Giữa quản lý & lãnh đạo, tuy cả hai đều rất quan 
trọng, có một sự khác biệt sâu sắc.” Quản lý” là “ thực h iện, hoàn thành, chịu trách 
nhiệm, kiểm soát”. “ Lãnh đạo” là gây ảnh hưởng, dẫn dắt mọi người theo hướng đi, 
quan điểm, hành động, lý tưởng nào đó”. 
 Vì vậy, tất cả những người được phỏng vấn đều chia sẻ ý nghĩa của lãnh đạo 
qua cách họ thể hiện vai trò của mình. Họ xem mình là người lãnh đạo chứ không 
phải quản lý. Nghĩa là họ gắn bản thân với mục đích chính & hướng đi chung của tổ 
chức. T riển vọng của họ chính là “ định hướng t heo tầm nhìn”. Họ không mất nhiều 
thời gian trả lời câu hỏi “ làm thế nào”, điều ai cũng biết, mà họ chú trọng tìm những 
chuẩn mực hành động, & “ tìm đường lối đúng đắn”. 
 Với quy ết tâm mổ xẻ những’ khái niệm” về đề tài lãnh đạo, tác giả đã cố gắng 
tập hợp nhiều điểm khác nhau thành điểm đồng nhất, một công việc cuối cùng mất 
đến hai năm hoàn thành. Và như công việc đãi cát tìm vàng, tác giả liên tục tiến hành 
các cuộc phỏng vấn, ghi chép & chọn lọc lượng thông tin cho từng khái niệm m ột. 
Tác giả muốn xem thử có t ồn t ại sự thật cốt lõi về lãnh đạo hay không, nếu có thì bản 
chất thực sự của hành vi lãnh đạo là gì. Có thể người khác sẽ tìm câu trả lời ở những 
nơi khác, còn tác giả dần dần phát hiện ở bốn chủ để chính, bốn cách thể hiện năng 
lực, bốn loại kỹ năng xử lý tình huống, từ tính cách của tất cả 90 nhà lãnh đạo được 
phỏng vấn: 
 Chiến lược I: Tập trung xác định tầm nhìn 
Tất cả chúng t a đều có những giấc mơ những giấc mơ; nhưng chúng không hề 
giống nhau. 
 Có người ngủ mơ với ký ức sâu kín mơ hồ 
 Khi tỉnh ra họ nhận ra rằng tất cả là chỉ phù phiếm; 
 Nhưng những người mơ ngày mới là những người đáng gờm, 
 Vì họ có thể biến giấc mơ thành hiện thực. 
 T.E. Lawrence 
 Xác định tầm nhìn tức là phải tạo ra mục tiêu, tất cả 90 người được phỏng vấn 
đều có kế hoạch làm việc để bảo đảm đạt được mục tiêu đặt ra. Lãnh đạo là những cá 
nhân luôn hướng tới kết quả & kết quả thu hút sự chú ý. Tầm nhìn có ảnh hưởng đến 
toàn bộ, đầu t iên nó thu phục người lãnh đạo, sau đó ảnh hưởng, lôi kéo người khác 
gia nhập vào ê – kíp. 
 Tầm nhìn những nhà lãnh đạo chuyển tải đến nhân viên đã giúp học có niềm 
tin rằng mình có thể làm được những việc hữu ích. Lãnh đạo đưa ra những thách thức 
chứ không phải chiều chuộng. Edwin H. Land, người sáng lập ra Polaroid cho biết:” 
Việc đầu t iên, bạn cần làm cho mọi người hiểu rằng nhiệm vụ rất quan trọng & khó 
khănĐiều này sẽ khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn, & the đuổi mục đích đến cùng”. 
Tầm nhìn truyền sinh khí biến mục tiêu thành hành động. 
- Tầm nhìn & tổ chức 
Để chọn một hướng đi, người lãnh đạo trước tiên phải phác thảo một hình 
tượng mà tổ chức khao khát vươn tới trong tương lai. Hình tượng này chúng ta gọi là 
lý tưởng hay còn gọi là sứ mệnh cụ thể. Điều quan trọng là lý tưởng giúp ta có t ầm 
nhìn về tương lai tươi sáng, thực tế & đáng tin cậy, một điều kiện tốt hơn về mọi mặt 
so với hiện tại. 
Tầm nhìn xác định mục tiêu trước mắt. Khi John Kenedy đặt mục tiêu đưa 
người lên mặt trăng vào năm 1970 & Bill Gat e nhắm đến việc đưa máy tính xuất hiện 
ở khắp các gia đình , họ tập trung mọi nỗ lực để đạt được thành quả xứng đáng. Và 
tầm nhìn cũng là một mục tiêu trong tương lai, một trạng thái chưa bao giờ xuất hiện 
trong quá khứ & hiện tại. Với tầm nhìn, người lãnh đạo đã tạo cầu nối quan trọng 
giữa hiện tại & tương lai cho tổ chức. Để hiểu vai trò chủ chốt của tầm nhìn trong sự 
thành công của lãnh đạo, chúng ta chỉ cần tìm hiểu mục đích thành lập ban đầu của tổ 
chức. 
- Tập trung ý chí: người lãnh đạo tìm kiếm lý tưởng 
Người lãnh đạo phải là người biết lắng nghe tuyệt vời, đặc biệt là để phát hiện 
những quan điểm mới lạ từ thực t ế xung quanh. Nhiều nhà lãnh đạo đã thiết lập các 
kênh giao tiếp chính t hức & không chứng thức để tiếp cận những ý tưởng mới. Hầu 
hết các nhà lãnh đạo đã dùng rất nhiều thời gian để trao đổi với các cố vấn, học giả, 
những nhà lãnh đạo khác, nhà hoạch định kế hoạch & với những người thuộc nhiều 
tầng lớp khác nhau cả trong & ngoài tổ chức nhằm tìm kiếm những lời vàng ý ngọc. 
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, những nhà lãnh đạo thành công là những người biết 
đặt câu hỏi tài tình, & tập trung cao độ vào chúng. 
Chúng ta hãy xem một ví dụ điển hình. Giả sử bạn đã yêu cầu t iếp nhận một 
ngân hàng địa phương hoạt động ở bang California. Ban giám đốc điều hành mời bạn 
vào vị trí này vì bạn đã đạt được những thành công trong quá trình làm việc ở ngân 
hàng nhỏ hơn một bang. Làm thế nào bạn có thể định hướng cho ngân hàng mới của 
mình? Bạn sẽ đặt sự quan t âm của mình vào đâu & bằng cách nào để phát triển một 
mục tiêu lý tưởng mới cho tương lai? Cơ bản là chúng t a có 3 nguồn để tìm kiếm 
manh mối: quá khứ, hiện tại & những quan niệm có khả năng xuất hiện trong tương 
lai. 
- Tổng hợp ý tưởng: Người lãnh đạo lựa chọn hướng đi cho tổ chức 
Hầu hết tất cả những nhà lãnh đạo mà tác giả phỏng vấn đều là những bậc thầy 
trong việc lựa chọn, tổng hợp & xác định một mục tiêu lý tưởng phù hợp cho tương 
lai. Sau này có thể nhận ra rằng đó là phẩm chất chung của những nhà lãnh đạo qua 
tất cả các thời đại. 
- Thu hút lòng người : Lãnh đạo khơi dậy nhiệt huyết của những người 
ủng hộ 
Tóm lại, lãnh đạo là người cụ thể hóa & hợp pháp hóa t ầm nhìn, là người 
truyền đạt, thể hiện lý tưởng một cách xuất sắc, thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết & sáng 
tạo cho những người ủng hộ; là những người dựa vào mục tiêu lý tưởng phân quyền 
cho người khác quyết định & hoàn thành mục tiêu. Nếu thành công, hình tượng của 
tổ chức sẽ lớn mạnh & được “ tuyên bố” hay ‘ thuộc về” những nhân vật quan trọng 
nhất. Nó sẽ là một phần của cấu trúc xã hội mới trong tổ chức, chủ đề mà chúng ta sẽ 
đề cập đến chương tiếp theo. 
 Chiến lược II: Truyền đạt ý nghĩa tầm nhìn 
Rất nhiều người có những kế hoạch rất hoàng tráng & sắc sảo nhưng nếu 
không giao tiếp, thể hiện ra ngoài thì chúng không thể được biết đến? Để thành công, 
đòi hỏi khả năng liên kết hình ảnh hấp dẫn của những ý tưởng mới, thu hút được lòng 
nhiệt huyết & sự tận t âm của người khác. 
Vậy làm thế nào để có thể nắm bắt được những ý tưởng trong đầu? làm thế 
nào để thể hiện nó ra ngoài? Làm thế nào để tập hợp mọi người cùng nhắm đến mục 
tiêu toàn bộ của tổ chức? Làm thế nào để mọi người hiểu & chấp nhận ý tưởng của 
mình? Vì vậy, làm chủ giao tiếp & truyền đạt ý tưởng là yếu tố không thể thiếu được 
đối với việc lãnh đạo hiệu quả. 
Thú vị là có rất nhiều trong số 90 nhà lãnh đạo được phỏng vấn có khả năng 
nói chuyện lưu loát nhưng vẫn có người ít có khả năng này. Tuy nhiên, chuyện ít lời 
không ảnh hưởng tới việc truyền đạt của họ. 
Truyền đạt ý nghĩa không chỉ dừng lại ở ‘Giao tiếp” thông thường. Ý nghĩa ở 
đây có ý nghĩa gần với tư duy hơn. Tư duy giúp chúng ta chuẩn bị trước trong đầu 
nên làm gì & phải làm gì. Tư duy mang tính xây dựng, dù có thể làm xáo trộn & nguy 
hiểm đối với những lề lối cũ, nó thay đổi kiểu làm theo lối mòn bằng cách đưa ra 
nhưng phương hướng mới, những lý tưởng mới. Vai trò quan trọng nhất của người 
lãnh đạo là t ìm hiểu” Tại sao” trước khi tìm hiểu” làm cách nào”. Điều này, một lần 
nữa minh họa vai trò khác biệt của người lãnh đạo & người quản lý. 
Chiến lược III: Khẳng định lập trường để xây dựng niềm tin 
“Nếu không có quyết tâm t hì chúng t a không thể hoàn thành được việc gì. 
Chẳng hạn, trong thời kỳ đầu của vũ khí hạt nhân, việc chấp nhận sản xuất tàu ngầm 
hạt nhân đầu tiên – con tàu Nautilus – cũng khó khăn như quá trình thiết kế & xây 
dựng nó. Không phải tự nhiên mà những ý tưởng hay được chấp nhận ngay, chúng 
phải được đưa vào thực tế với lòng kiên trì mạnh mẽ” – Admiral Hyman Richkover. 
Lòng tin là chất bôi trơn giúp cho mọi tổ chức hoạt động suôn sẻ. Cũng giống 
như lãnh đạo, không dễ gì mô t ả lòng tin, cũng không thể định nghĩa nó. Chúng ta 
nhận biết được khi nó tồn tại & khi nó vắng mặt. 
Điều tác giả muốn nói ở đây là xác đ ịnh lập trường là những đường lối thực 
hiện hoài bão của người lãnh đạo. Nếu tầm nhìn là ý tưởng, t hì lập trường là xác định 
vị trí thích hợp cho người lãnh đạo. Để đạt được vị trí này, người lãnh đạo phải là 
hình mẫu của sự minh bạch, nhất quán & đáng tin cậy. Qua quá trình khẳng định lập 
trường, & quan trọng hơn nữa là luôn giữa vững lý tưởng, người lãnh đạo sẽ tạo được 
lòng tin từ người khác. 
Thật vậy, 90 vị lãnh đạo đều được nhận xét chung từ các nhân viên & những 
người nằm trong hội đồng quản trị là “ người trước s au như một”. Người lãnh đạo 
luôn gắn với lý tưởng của mình, theo đó, họ đã chiêu nạp bản thân vào niềm t in đạt lý 
tưởng & mọi hoạt động đều nhằm biến lý tưởng thành hành động. Chính hình ảnh 
này đã lôi cuốn sự ủng hộ của những người khác. 
Lãnh đạo hiểu quả là dám chấp nhận rủi ro khi họ đổi mới, thách thức & thay 
đổi những bước chuyển hóa cơ bản của tổ chức. Cách lãnh đạo này đòi hỏi “ lòng 
kiên trì mạnh mẽ” tức là lòng kiên trì tới cùng. Quá trình cải tiến, hay bất kỳ những ý 
tưởng mới mẻ nào, ngay thoạt đầu không bao giờ được chấp nhận dễ dàng cho dù ý 
tưởng đó có vẻ hay như thế nào. Đổi mới luôn gặp phải sự chống đối, phòng thủ, 
ngăn cản quá trình hình thành & thực hiện. Do đó là nhà lãnh đạo cần phải nỗ lực liên 
tục, bền bỉ chứng minh, giữ vững niềm tin , nhắc đi nhắc lại cho đến khi ý tưởng đổi 
mới được cả tổ chức chấp nhận & tiếp thu. Để lam được điềun này, cần phải kiên 
định & tất nhiên là phải có” lòng kiên trì mạnh mẽ”. 
Chiến lược IV: Khẳng định cái tôi bằng niềm tin 
Tôi luôn muốn đến với người khác với tấm lòng mình chứ không phải với sự 
gượng ép nào cả. Một nhạc sĩ nói cho cùng không phải là một sĩ quan quân đội. Điều 
quan trọng nhất là quan hệ giữa người với người. Những bí ẩn của âm nhạc đã đem 
đến cho chúng tôi tình bạn thực sự giữa người đồng nghiệp. Bất kỳ một thành viên 
nào trong dàn nhạc của tôi đều hiểu họ luôn ở trong tim tôi. – Carlo M aria Giulini 
Đoạn trích trên cho thấy lãnh đạo là một nhiệm vụ đầy tính nhân bản. Trường 
đại học & các doanh nghiệp đều hoàn toàn bỏ qua quan điểm này vì họ quá tập trung 
vào những công cụ tính t oán mang t ính định lượng; những vấn đề rõ ràng khác nhưng 
thật buồn cười họ lại đơn giản hóa “mối quan hệ giữa người & người”. Chúng ta có 
thể nhận thấy rằng ở vị trí càng cao thì mối quan hệ giữa người với người ngày càng 
quan trọng. Các lãnh đạo cấp cao dùng 90% thời gian làm việc với người khác & 
cũng mất một khoảng thời gian tương đương để giải quy ết mâu thuẫn của mọi người. 
Nghiên cứu của tác phẩm về những người lãnh đạo giỏi cho thấy yếu tố chính 
là khẳng định cái tôi một cách sáng tạo. Tự quản bản thân là rất quan trọng, nếu 
không người lãnh đạo sẽ gây bất lợi hơn là có lợi. Giống như bác sỹ hay những người 
quản lý không đủ t ài năng có thể khiến bệnh nhân càng nặng bệnh hơn, thậm chí 
nguy hiểm cả tính mạng. Trong trường hợp này, ta có thể dùng cách mô tả” bệnh tự 
phát”, là những căn bệnh sau điều trị do t ác dụng phụ của can t hiệp y học gây nên. 
Tương tự, người quản lý có thể là người giải quyết vấn đề nhưng cũng có thể là người 
phạm sai lầm. 
Fred Friendly, cựu chủ tịch của CBS News, là một ví dụ minh họa rất phù hợp 
về vấn đề này. Ông lúc nào cũng “thổi phồng” & bao phủ người nghe bằng nhiều lý 
tưởng & khiến họ bị choáng ngợp. Khi được hỏi ông đã bao giờ suy sụp, ông trả lời:” 
chưa bao giờ, nhưng tôi lại khiến người khác phải suy sụp”.Do đó, dù những nhà 
quản lý phải trải quan nhiều cơn đau tim hay những vấn đề tự cảm khác, điều tối kỵ là 
họ khiến cho nhân viên cấp dưới của mình phải chịu đựng những căn bệnh như họ, 
giống như” bệnh tự phát” vậy. Điều này khẳng định một kết luận vững chắc rằng 
lãnh đạo có hiệu quả là vận dụng cái tôi vững chắc rằng lãnh đạo có hiệu quả là vận 
dụng cái tôi một cách sáng t ạo. 
Nhận biết ưu điểm & bù đắp cho yếu điểm của mình là bước đầu tiên để đạt 
được lòng tự tin. Những nhà lãnh đạo tham gia trong nghiêm cứu của chúng tôi 
dường như biết rất rõ thế mạnh của bản thân từ rất sớm.Ví dụ như nhà sản xuất phim 
Joh Korty, trong suốt thời gian ở trường cấp hai, ông làm & phân phối phim ở 
OhioHầu hết các nhà lãnh đạo của chúng t a đều biết từ lúc còn trẻ rằng họ sẽ có 
mối quan hệ tốt với mọi người & họ sẽ thành công với vai trò lãnh đạo. 
Ngoài ra, cần phải có cái nhìn tích cực về bản thân nghĩa là khả năng nuôi 
dưỡng sự rèn luyện, liên tục trau dồi & phát triển t ài năng của mình. Nhiều nhà lãnh 
đạo, có thể không phải là tất cả, như những vận động viên, họ rất nóng lòng có được 
thông tin đánh giá về khả năng của mình & họ thường tự đặt ra những mục tiêu cao 
hơn cho bản thân dựa trên những thành tích đã đạt được. 
Thêm vào đó, nhân tố giúp có được lòng tin là yếu tố đúng thời điểm. Qua 
nghiên cứu con đường sự nghiệp của 90 vị lãnh đạo, chúng tôi phát hiện dường như 
những nhà lãnh đạo này ” biết” khi nào họ có thể cống hiến hết khả năng cho công 
việc & khi nào thì những khả năng của họ không còn thích hợp. Thực chất, cái gọi là 
nắm bắt đúng thời điểm có được là nhờ khả năng biết vận dụng thế mạnh của bản 
thân vào công việc. 
Taking charge: Lãnh đạo & công tác giao quyền 
Chỉ có thể hiểu lý trí & tình cảm của một người khi người ấy được đặt vào vị 
trí tối cao. Quyền lực sẽ làm con người thể hiển bản chất của mình.-Sophocles , kịch 
Antigone 
Người lãnh đạo đóng vai trò rất ý nghĩa trong viêc tạo nên trạng thái tinh thần 
xã hội. Họ là hình tượng của một thể t hống nhất về đạo đức xã hội. Họ có thể tạo nên 
những giá trị gắn kết mọi người trong xã hội với nhau. Quan trọng nhất là họ có thể 
nhận thức & kết nối những mục tiêu nhằm đưa mọi người thoát khỏi những bận tâm 
vụn vặt, nâng họ vượt lên trên những mâu thuẫn chia cắt xã hội, & hướng họ theo 
đuổi những mục t iêu xứng đáng cống hiến hết sứ c mình.- John W.Gardner 
“ Các nhân viên sẵn sàng chớp lấy cơ hội vì họ cảm thấy công việc có sức lôi 
cuốn & họ muốn làm thêm giờ, gọi thêm nhiều cuộc điện thoại, hay làm việc luôn 
ngày thứ bảy. Dù chúng ta có áp dụng hình thức quản lý nào tương tự mà không làm 
cho nhân viên cảm thấy công việc thực sự lôi cuốn thì chúng tôi cũng không thành 
công”. Đó là những lời Jerry Neely nói về công ty mình, Smith Internat ional, công ty 
lớn thứ 2 trên thế giới sản xuất thiết bị khoan dầu & tàu biển. 
“ Lãnh đạo mang lại sự cải tổ”, mà chúng ta đã đề cập xuyên suốt cuốn sách. 
Lãnh đạo cải tổ mang lại thay đổi to lớn vì lợi ích chung của người lãnh đạo & người 
được lãnh đạo; thực chất nó giải phóng & tập hợp các nguồn năng lượng để theo đuổi 
một mục đích chung. 
Mối quan hệ giữa quản lý & phân quyền giống như mối quan hệ giữa quản lý 
& chấp thuận. Một cái khuyến khích “ niềm tự hào về công việc”, còn cái kia chỉ 
là”Tôi làm việc ở đây”. Tác giả hi vọng cuốn sách này sẽ giúp người đọc rút ra được 
bản chất của lãnh đạo cải tổ, đó là biến những cái ngẫu nhiên, bí ẩn thành những cái 
có thể làm chủ, có thể hiểu biết, nắm bắt được, & sử dụng được cho tương lai cùng 
những người lãnh đạo hiện nay.Điều này dẫn đến chúng ta sang chủ đề kiến thức 
quản trị 
2.3. Khái quát tác phẩm 
Những gì nhà văn Tolstoy nói về gia đình rằng” tất cả những gia đình hạnh 
phúc đều giống nhau nhưng còn các gia đình không hạnh phúc t hì bất hạnh theo 
nhiều dạng khác nhau” – hóa ra cũng phản ánh đúng về các nhà lãnh đạo. Chín mươi 
nhà lãnh đạo của chúng tôi đều có điểm giống nhau. Tất cả họ đều có khả năng 
chuyển hóa mục tiêu hiện thực & duy trì hiện thực ấy. Tất cả họ đều rất khác biệt so 
với nhà quản lý khi đề cập họ với mục tiêu cơ bản, nguyên nhân tồn tại, những định 
hướng & hệ thống giá trị phổ biến của tổ chức. Tất cả họ đều vạch rõ tầm nhìn của tổ 
chức. 
Có thể nói rằng, trong thời kỳ hiện nay, không có lãnh đạo sẽ rất khó khăn để 
tạo ra một tương lai sáng cho quốc gia & thế giới. Không có lãnh đạo hay lãnh đão tồi 
chẳng khác gì xã hội không có tầm nhìn, không có ước mơ & kết quả khá nhất là duy 
trì thực tại, xấu nhất là tan rã xã hội do thiếu mục đích & sự đoàn kết. 
Chúng t a phải đặt việc tìm kiếm khả năng lãnh đạo mới như là một ưu tiên 
quốc gia. Chúng tôi rất cần mọi người, không phân biệt nam nữ, trở t hành lãnh đạo & 
tác giả mong các bạn độc giả cũng sẽ là một trong số họ. Còn gì quan trọng hơn & 
phấn khích hơn nữa? 
PHẦN KẾT LUẬN 
Lời đầu tiên em gửi tới lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS.Lê Thị Thu Thủy 
đã định hướng giúp cho em hoàn thành bài tiểu luận này đồng thời là 2 tác giả: 
Bennis & Nanus đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hay, để nhờ có nó em có thể 
phân biệt được Lãnh đạo & Quản lý. Hiểu thêm được nhiều điều bổ ích từ tác phẩm: 
Tác phẩm xóa bỏ những giai thoại tiêu cựu về người lãnh đạo – là một trong những 
tác phẩm số ít làm được điều này: lãnh đạo là tài năng hiếm có, lãnh đạo là khả năng 
bẩm sinh, lãnh đạo có sức lôi cuốn, công tác lãnh đạo chỉ cần ở cấp cao trong tổ chức. 
Nhiệm vụ chính của lãnh đạo là tăng giá trị cổ phần. Đồng thời tác phẩm còn hướng 
tới thiên niên kỷ mới, khẳng định rằng: những người lãnh đạo thành công mỹ mãn là 
những người có khả năng t ốt nhất để định hướng trong suốt quá trình hoạt động phức 
tạp của tổ chức; kiểm soát thay đổi trong khi vẫn mang đến cho khách hàng những 
dịch vụ & chất lượng phụ trội; thu hút nguồn nhân lực & gắn kết mối quan hệ giữa 
các liên minh & chủ thể m ới; đồng nhất sự đa dạng trên phạm vi toàn cầu; khuấy 
động niềm lạc quan, lòng nhiệt tình & sự cam kết ủng hộ của những người đi theo; & 
là lãnh đạo của mọi lãnh đạo, đặc biệt là những người có kiến thức. Lãnh đạo của thế 
kỷ 21 không phải là một công việc cho những người yếu đuối & từ trước tới nay vẫn 
thế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bài giảng môn kỹ năng lãnh đạo của giảng viên TS. Lê Thị Thu Thủy 
2. Tác phẩm “Le aders” (Lãnh đạo) của Warren Bennis & Burt Nanus 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_phong_cach_lanh_dao_ve_ki_nang.pdf