Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học

docx 4 trang yenvu 02/11/2023 4840
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học

Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÁC BƯỚC XÁC LẬP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bước 1: Nhận diện lĩnh vực của chuyên ngành mà nhóm quan tâm: cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.
Bước 2: Phân chia lĩnh vực này thành những lĩnh vực nhỏ hơn 
 Sự tác động của cơ sở hạ tầng đến phát triển kinh tế 
 Các yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển
 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay
Bước 3: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu: sự tác động của cơ sở hạ tầng đến phát triển kinh tế 
 Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài.
Cơ sở hạ tầng : Là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thài kinh tế xã hội. cơ sở hạ tầng hình thành một cách khách quan, nó là những quan hệ vật chất trong quá trình sinh tồn và phát triển của xã hội. Nó không chỉ là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất trực tiếp mà cả những quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất ra đời sống vật chất của xã hội.
Phát triển kinh tế: Quá trình phát triển kinh tế được hiểu là quá trình biến đổi về lượng và cả về chất của các vấn đề kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cần trải qua một khoảng thời gian nhất định và do một số nhân tố nội tại của mỗi quốc gia quyết định.
Đặc điểm:
Quá trình phát triển kinh tế là một quá trình phát triển lâu dài.
Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại của nền kinh tế.
Bước 4: Đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời trong công trình nghiên cứu
 Câu 1: Cơ sở hạ tầng tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Câu 2: Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế như thế nào?
 Câu 3: Hiện trạng của sự phát triển cơ sở hạ tầng nước ta hiện nay như thế nào?
Câu 4: Tình hình phát triển kinh tế nước ta hiện nay ra sao?
Bước 5: Đặt ra các giả thuyết 
Giả thuyết rằng: Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
Bước 6: Xác định các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Xác định mối quan hệ giữa cở sở hạ tầng và phát triển kinh tế 
Mục tiêu cụ thể:
MỤC TIÊU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xác định mức độ ảnh hưởng của sự phát triển cơ sở hạ tầng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Khai thác mối quan hệ giữa sự phát triển cở sở hạ tầng và sự phát triển kinh tế 
Nhận biết được hiện trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp chuyên gia
Bước 7: Tổng quan lý thuyết
Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng Việt Nam hiện nay
Báo cáo "Việt Nam, những thách thức mới đối với cơ sở hạ tầng" mới công bố đã ghi nhận, tổng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm qua luôn giữ ở mức 10% GDP. Đây là một con số khá cao so với tiêu chuẩn quốc tế.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, so với năm 1990, mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng gấp đôi chiều dài và chất lượng được cải thiện rõ rệt. Tất cả các khu vực đô thị và 88% các hộ gia đình nông thôn có điện sử dụng. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% năm 1993 lên 49% dân số năm 2002.
Theo ông Trần Đình Khiển, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng của Việt Nam là rất lớn. Trong đó, sẽ tập trung nhiều hơn cho các vùng còn khó khăn, các tỉnh thường xuyên bị thiên tai bão lũ. Nguồn đầu tư cho hạ tầng sẽ không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà Chính phủ Việt Nam khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hạ tầng kinh tế xã hội nhằm tạo bước chuyển biến mạnh về xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề cho phát triển đất nước.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức. Cụ thể, hiện nay các nhà tài trợ quốc tế tài trợ gần 40% tổng đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhưng khi Việt Nam phát triển hơn thì hỗ trợ từ các nhà tài trợ sẽ đóng vai trò thứ yếu và việc tìm kiếm nguồn tài chính thay thế là rất cần thiết. Mỗi năm có khoảng một triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố của Việt Nam. Để đối phó với dòng người đổ vào thành thị này, cần phải nâng cao việc quản lý và lập kế hoạch đô thị. Đặc biệt cần phải kiểm soát tốt hơn những nhu cầu xây dựng nhà ở không theo qui hoạch và cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản trước khi tiến hành xây dựng. 
Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới cũng lưu ý, việc cung cấp cơ sở hạ tầng nhìn chung đem lại những lợi ích xã hội cao, nhưng khi càng nhiều người được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản thì lại càng khó để tìm đầu tư “dễ” có lợi nhuận cao. 
Vì vậy,cần thiết phải cải thiện các quy trình lập kế hoạch để xác định các cơ hội đầu tư mang lại lợi ích lớn xã hội. Để tối đa hóa lợi nhuận cho những đầu tư đã lựa chọn, cần phải cải cách điều hành, giải quyết vấn đề doanh nghiệp và tham nhũng. 
Hiện nay, Ngân hàng thế giới là một trong những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam. Kể từ khi nối lại hoạt động tại Việt nam năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ cho 51 dự án để chống lại nghèo đói ở Việt nam thông qua việc tài trợ cho các lĩnh vực như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, chương trình chăm sóc sức khỏe, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác.
Tổng nguồn vốn Ngân hàng Thế giới đã cam kết tài trợ cho Việt Nam đến nay là 5,6 tỷ đôla Mỹ trong đó 2,9 tỷ đã được giải ngân. Việt Nam đã trở thành nước hưởng vốn vay ODA lớn nhất trên thế giới từ Ngân hàng Thế giới.
Đông Hiếu - Đặng Vỹ (Vietnamnet.com)
Vấn đề quản lý hạ tầng cơ sở vẫn đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế cả trung và dài hạn
Theo điều tra “Kinh tế – xã hội châu á - Thái Bình Dương 2007” do Uỷ ban Kinh tế – xã hội châu á - Thái Bình Dương (UNESCAP) do Liên hợp quốc thực hiện và công bố ngày 18/4/2007 tại Hà Nội, mặc dù khu vực Đông Nam á đã vượt qua những tác động ảnh hưởng của việc tăng giá đồng tiền và duy trì được tính cạnh tranh nhờ tỷ giá hối đoái thực hữu gia tăng thấp, nhưng quản lý tỷ giá hối đoái ở Đông Nam á nói riêng và châu á - Thái Bình Dương nói chung năm 2007 sẽ khó khăn hơn bởi các đồng tiền lớn trên thế giới tiếp tục tăng giá và các dòng vốn chảy vào khu vực lớn kéo theo tình trạng đầu cơ thể hiện rất rõ từ quá trình phát triển “nóng” trên thị trường chứng khoán và giá cả các tài sản bị thổi phồng. Mặt khác, tình trạng thiếu tín dụng cản trở các nền kinh tế khu vực phục hồi đầu tư. Bất bình đẳng giới vẫn tiếp diễn khiến cho khu vực này mỗi năm phải phí tổn từ 42-47 tỷ USD giải quyết hậu quả hạn chế cơ hội tiếp cận việc làm của phụ nữ, mất khoảng 16-30 tỷ USD giải quyết hậu quả bất bình đẳng giới trong giáo dục. 
(
Định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng thời gian tới
Đó là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu, mà trước hết là xây dựng đường giao thông, thực hiện phương châm “giao thông đi trước một bước”. Cần xây dựng hệ thống đường giao thông liên hoàn, kết nối các hệ thống hương lộ, huyện lộ, tỉnh lộ với các trục quốc lộ đi qua khu vực dân cư nghèo. Đây là những kinh nghiệm, bài học được rút ra từ những thành công của công tác XĐGN ở các nước đang phát triển trong khu vực cũng như ở những nước phát triển trên thế giới trong nhiều năm qua. Có hệ thống giao thông đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế, thương mại, trao đổi hàng hoá giữa cộng đồng dân cư vùng nghèo nông thôn miền núi với dân cư vùng giàu thành thị. Từ đó cũng tạo điều kiện dễ dàng cung cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc đối với dân cư vùng nghèo, vùng khó khăn.
Tiếp theo việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông là đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng quan trọng khác như: cơ sở y tế khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục dạy nghề; hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, các công trình thuỷ lợi, phục vụ sản xuất cho cộng đồng dân cư các vùng nghèo.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ là những nhân tố quan trọng của sự PTBV và XĐGN. Những nghiên cứu ở cấp vĩ mô cho thấy cứ 1% tăng trưởng về cơ sở hạ tầng thì sẽ có được 1% tăng trưởng GDP.
Các cấp độ và chủng loại cơ sở hạ tầng khác nhau thì cũng có nhũng tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế và XĐGN.
Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ được coi là cần nhưng chưa đủ. Để XĐGN được một cách bền vững, thì ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, còn cần phải thực hiện và hỗ trợ cải cách để cho các cơ sở hạ tầng ở tất cả các cấp được quản lý tốt, phát huy tính hiệu quả cao.
Thành phần tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ giải phóng được một nguồn lực đáng kể để Nhà nước có đủ khả năng tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên khác nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế nói chung.
Thực tế của những năm gần đây cho thấy việc Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ của nước ta đã có tác động tích cực trong việc giúp đỡ cộng đồng dân cư nhiều vùng nghèo nhanh chóng thoát khỏi cảnh đói nghèo có hiệu quả, và đã được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế thừa nhận và đánh giá cao.
Danh mục các tài liệu tham khảo:
Giáo trình-bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ, ThS. Nguyễn Huy Tài (giáo trình điện tử).
Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, PGS- TS Nguyễn Thị Cành, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM
NGUYỄN BẢO VỆ. 2003. Cẩm nang trình bày luận án tốt nghiệp. Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ
TRUNG NGUYÊN. 2005. Phương Pháp Luận Nghiên Cứu (Cẩm nang hướng dẫn từng bước dành cho người bắt đầu). Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. Hà Nội.
VŨ CAO ĐÀM. 2003. Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học (xuất bản lần thứ IX). Nhà xuất bản KH & KT. Hà Nội. 

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc.docx