Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn

pdf 42 trang yenvu 23/02/2024 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn
BẢN TỔNG HỢP ĐỀ TÀI Nghiên CỨU KHOA HỌC
Chủ nghĩa xã hội khoa học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
lOMoARcPSD|12184112
LỜI CẢM ƠN 
Lời đầu tiên, trước khi bắt đầu đề tài Phương pháp nghiên cứu Khoa học
Xã hội và Nhân văn, nhóm chúng em xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết
ơn tới nhà trường đã tạo điều kiện cho bọn em học tập, tiếp cận môn học này.
Đặc biệt, chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến Giảng viên - TS. Bùi Thị Minh
Hải, người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm
quý báu của mình và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập. 
Chúng em đã rất cố gắng để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu này một các
hoàn chỉnh nhất nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy cô để
nhóm có thể hoàn thiện hơn bài tập lần này và cũng là rút kinh nghiệm để
những nghiên cứu sau này đạt được hiệu quả tốt hơn. 
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
lOMoARcPSD|12184112
MỞ ĐẦU
Với đà tăng trưởng cực nhanh, công nghệ số đã tác động trực tiếp đến mọi lĩnh
vực của đời sống. Trong số đó, in ấn xuất bản là ngành chịu tác động ảnh hưởng
tương đối lớn khi báo điện tử dần thay thế cho báo in, sách truyền thống bị lấn
át bởi sách điện tử, và những ấn phẩm dùng cho quảng cáo cũng bị lu mờ bởi
quảng cáo trực tuyến,  Tất cả những điều này dần trở thành xu thế thông dụng
của xã hội vì ngân sách tương đối thấp, hiệu suất cao và tiện lợi hơn cho người
tiêu dùng. Tuy nhiên, những chiếc iPad hay eBook không thể làm người ta quên
đi sách báo truyền thống và công nghệ in ấn đã có những dấu mốc hoành tráng
trong lịch sử loài người. 
Lịch sử xuất bản sách thế giới có truyền thống lâu đời, bền vững. Xã hội phát
triển thì ngành in ấn cũng có những bước tiến song hành. Sự kết hợp hoàn hảo
giữa hoạt động xuất bản và các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại khác
đã tạo nên một bước tiến nhảy vọt mới trong hoạt động xuất bản. Không chỉ có
thêm nhiều thành tựu mới về chủng loại, đề tài, nội dung, hình thức mà hoạt
động xuất bản ngày nay đã có nhiều biến đổi trong phương thức làm sách khiến
hoạt động này trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. 
Các-Mác từng nói: “Xuất bản là đòn bẩy của văn hoá và phát triển”. Hoạt động
xuất bản được hình thành từ chính nhu cầu của con người rồi sau đó quay trở lại
tác động trực tiếp đến từng bước phát triển của xã hội. Do được kiểm soát tốt
hơn nên chất lượng xuất bản phẩm ngày nay đã đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của xã hội hiện đại. Trong tiến trình phát triển của mình, các bộ phận
cấu thành của xuất bản có sự tác động qua lại và bổ sung cho nhau đồng thời
cũng có sự “cộng tác” cùng phát triển với một số ngành liên quan, trong đó phải
kể đến in ấn. Mối quan hệ giữa in và xuất bản trong lịch sử là mối quan hệ hữu
cơ, bền vững, qua lại và cùng chung mục đích. Chính mối quan hệ bền chặt này
lOMoARcPSD|12184112
đã tạo nên một trong những động lực phát triển của hoạt động xuất bản của Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung, góp phần quan trọng hình thành bức tranh
muôn màu của hoạt động xuất bản thế giới ngày nay. 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
- Hoạt động xuất bản có 3 mô hình song hành tồn tại là: Mô hình truyền thống,
tập trung vào in ấn, tác phẩm in (dành cho thương hiệu lớn); mô hình giữa các
phương tiện truyền thông về việc tạo và phân phối nội dung trên các kênh khác
nhau (dành cho các tập đoàn nắm giữ big data (dữ liệu lớn) và mạng lưới phân
phối); mô hình tạo ra các dịch vụ nội dung dựa trên nền tảng số và mạng lưới
khách hàng (mô hình của tương lai - mô hình 4.0). Trong đó, sự phát triển của
công nghệ in luôn luôn gắn bó mật thiết với sự ra đời và mỗi bước phát triển của
hoạt động xuất bản, như là một tiền đề, động lực của xuất bản. Vì vậy, tìm hiểu
quá trình phát triển công nghệ in từ sơ khai đến hiện đại sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
thêm tính quy luật của hoạt động xuất bản, vai trò của công nghệ in đối với hoạt
động xuất bản sách trong lịch sử. 
- Chúng ta đang trong diễn trình toàn cầu hoá, mở cửa và hội nhập, việc tìm
hiểu sự phát triển của công nghệ in trong mối quan hệ với hoạt động xuất bản từ
lịch sử và hiện tại sẽ giúp chúng ta dự báo những bước phát triển tiếp theo của
hoạt động xuất bản thế giới và góp phần định hướng phát triển sách nước ta
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. 
- Thực tế, sự phát triển của ngành in trong tiến trình xuất bản sách đã gặt hái
được những thành công nhất định. Thành quả này đã và đang được áp rộng khắp
trên toàn thế giới. Thế nên sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói
chung hay những người đã, đang và sẽ làm về xuất bản nói riêng cần có 1 nhận
thức đúng đắn và đầy đủ về tiến trình phát trình phát triển của ngành in để hiểu
rõ hơn về từng bước của hoạt động xuất bản. Đó cũng là lý do nhóm chúng em
lOMoARcPSD|12184112
lựa chọn đề tài “...”. Hy vọng những nghiên cứu của nhóm sẽ góp phần làm rõ
hơn xu hướng phát triển công nghệ in trong dòng chảy hiện đại và định hướng
phát triển hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay. 
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 
Ở Việt Nam hầu như chưa có một công trình khoa học độc lập nào trực tiếp đề
cập tới vấn đề trên. Những năm gần đây, đã có một số giáo trình, tài liệu đề cập
tới một số vấn đề liên quan (Kỹ thuật in, Cơ sở lý luận về hoạt động xuất bản...).
Cụ thể : 
- Về sách, có những cuốn có đề cập đến vấn đề lịch sử kỹ thuật, công nghệ in
như: 
+ Giáo trình ngành công nghệ in (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM)
+ Kỹ thuật in (Đặng Dung)
+ Lịch sử sách (Hoàng Sơn Cường)
+ Almanach - những nền văn minh thế giới (nhiều tác giả)
+ Kỹ thuật in lụa (Trường Sơn)
+ Kỹ thuật in offset: Đây được xem là công nghệ in ấn hiện đại nhất và phổ biến
nhất hiện nay. Trong kỹ thuật in offset, phần tử in được hiển thị trên ống bản
kẽm, trong đó các phần tử in sẽ làm nhiệm vụ bắt mực và phần tử không in sẽ
bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in được ép lên
các tấm offset trước rồi ép từ tấm cao su này lên giấy in.
+ Kỹ thuật in Flexo: Flexo được biết đến là công nghệ in ấn hiện đại có bản in
nổi được làm bằng cao su hoặc nhựa polyme. Đặc điểm của công nghệ in này là
có bề mặt nổi cao hơn so với các phần tử không in trên bản in.
+ Kỹ thuật in ống đồng: công nghệ in ống đồng hay còn gọi là kỹ thuật in lõm.
Cấu tạo gồm một trục đồng, các phần tử in lõm xuống, các phần tử không in nổi
lên. Một bộ phận cấp mực trên bề mặt trục đồng, các hạt mực sẽ được chứa
trong các lỗ lõm. Trục đồng này ép trực tiếp lên bề mặt cần in để tạo ra hình
ảnh.
lOMoARcPSD|12184112
+ Kỹ thuật in 3D: sản xuất đắp dần/đắp lớp (Additive Manufacturing). Các quá
trình đắp dần tạo ra các đối tượng theo từng lớp, khác với các kỹ thuật đúc hoặc
cắt gọt (như gia công). In 3D chỉ việc sử dụng “máy in phun” với “đầu mực” di
chuyển để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện.
Tuy nhiên những cuốn sách này đều chưa nghiên cứu về mối quan hệ giữa công
nghệ in và hoạt động xuất bản. Cụ thể:
+ Giáo trình ngành công nghệ in (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM),
2012. Nội dung chủ yếu cung cấp những kiến thức tổng quát về các thiết bị và
công nghệ của những phương pháp in đồng thời cải thiện khả năng phân tích,
giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp công nghệ, có năng lực xây dựng và
quản trị doanh nghiệp sản xuất in. 
+ Lịch sử sách (Hoàng Sơn Cường), 1981, Trường Đại học Văn hoá xuất bản,
dày 222 trang. Nội dung chủ yếu là nói về lịch sử sách dành cho việc giảng dạy
và học tập chuyên ngành thư viện. Trước khi nói vấn đề chính, cuốn sách có đề
cập về khái niệm công tác xuất bản, lịch sử xuất bản sách. 
+ Đại cương về kỹ thuật in (Đặng Dung), 1978, nhà xuất bản Công nhân kỹ
thuật xuất bản. Nội dung chủ yếu nói về kỹ thuật in. Trong khi đề cập đến nội
dung chính có một số tiểu mục nói đến niên đại xuất hiện các phương pháp in,
các loại máy in, các vật liệu dùng để in... 
- Về báo, có một số bài báo trên tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (In, từ thủ
công đến hiện đại, số tháng 5 năm 1995, từ trang 27 đến 29), một số bài trên tạp
chí Sách và đời sống (Công nghệ in không bản), Thế giới mới (Giấy Việt
Nam)...nhưng cũng chỉ đề cập thuần tuý đến những vấn đề của kỹ thuật in.
lOMoARcPSD|12184112
3. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 
3.1. Mục đích 
- Góp phần làm rõ thêm mối quan hệ hữu cơ giữa công nghệ in và hoạt động
xuất bản sách thế giới, sự phát triển của nhân bản, công nghệ in là một trong
những đòi hỏi tất yếu của hoạt động xuất bản, là một tiền đề cho sự phát triển
của hoạt động xuất bản, mỗi bước phát triển của công nghệ in đều dẫn đến sự
thay đổi về số và chất lượng của hoạt động xuất bản. 
- Ngược lại, sự phát triển của hoạt động xuất bản là động lực phát triển của công
nghệ in. Mối quan hệ gắn bó này được thể hiện trong lịch sử xuất bản sách thế
giới. Từ cơ sở đó, dự báo và góp phần định hướng sự phát triển của công nghệ
in và hoạt động xuất bản nước ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. 
3.2. Mục tiêu
Tìm hiểu lịch sử ra đời và tiến trình phát triển của công nghệ in trong hoạt động
xuất bản thế giới từ đó đề xuất xu hướng phát triển cũng như định hướng xây
dựng nền xuất bản Việt Nam hiện nay. 
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
a. Nếu được mối quan hệ giữa công nghệ in và hoạt động xuất bản sách. 
b. Nêu được các bước phát triển của công nghệ in trong lịch sử mà mỗi bước
phát triển đó đều thể hiện sự gắn bó mật thiết với những thành tựu của hoạt
động xuất bản sách thế giới.
c. Nêu ra xu hướng phát triển của công nghệ in và hoạt động xuất bản hiện nay. 
d. Từ mối quan hệ giữa công nghệ in và hoạt động xuất bản trong lịch sử xuất
bản thế giới, bước đầu nêu ra những định hướng xây dựng nền xuất bản Việt
Nam độc lập, tự chủ, hiện đại ngày nay. 
lOMoARcPSD|12184112
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 
4.1. Đối tượng: Mối quan hệ hữu cơ, bổ sung qua lại giữa ngành in và hoạt
động xuất bản sách.
4.2. Khách thể: Tiến trình phát triển của ngành in.
4.3. Phạm vi nghiên cứu: là lịch sử sự phát triển công nghệ in, nhân bản trong
lịch sử hoạt động xuất bản sách trên thế giới qua các thời kỳ trung đại, cận đại
và hiện đại. 
● Trung đại: Phương Đông được coi là quê hương của kỹ thuật in trong lịch
sử. Đó kỹ thuật in khắc gỗ ra đời ở Trung Quốc từ thời Đường từ năm
618-907 và kỹ thuật in chữ rời hình thành vào thế kỷ XI.
● Cận đại: Nhà in trở thành cốt lõi trong dây chuyền xuất bản kỹ thuật in
của Gutenberg được ứng dụng rộng rãi khắp châu Âu. Lấy phương pháp
in chữ rời làm trung tâm, ngành xuất bản dần dần phát triển trở lại, tạo
nên diện mạo chính của xuất bản giai đoạn này. Tinh chất của nhà in châu
Âu cận đại được coi là những nhà in nhân văn chủ nghĩa. Bởi thế, hoạt
động in ấn xuất bản phần lớn phục vụ cho tác giả và tác phẩm theo xu
hướng nhân văn chủ nghĩa, cho các phong trào văn hoá lớn của thời cận
đại.
● Hiện đại: Ở Châu Âu, cùng lúc với in typo đã xuất hiện phương pháp in
helio (in lõm), chế tạo trục in ống đồng. Tuy nhiên, khi áp dụng rộng rãi,
người ta gặp phải khó khăn rất lớn khi chế bản khắc lên bản đồng. Do đó,
họ đã tìm ra phương pháp chế bản mới đó là gia công hóa học bản đồng
và bản thép. Sang thế kỷ thứ XVIII, xã hội có những biến đổi to lớn.
Trong lĩnh vực sau in cũng đã có những cố gắng nhằm cơ giới hóa và đã
chế tạo được máy cắt giấy, máy gấp, máy khâu v.v... Những tiến bộ trong
công nghệ làm giấy, kỹ thuật in hỗ trợ tích cực cho thị trưởng xuất bản
ngày càng phát triển và mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. 
lOMoARcPSD|12184112
5. Giả thuyết nghiên cứu, khung nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu: Ngành in lại đóng vai trò quan trọng như thế nào
trong tiến trình phát triển hoạt động xuất bản? 
- Giả thuyết ban đầu: Ngành in đóng vai trò quan trọng trong tiến trình
phát triển hoạt động xuất bản, vì: 
+ Đây hoạt động thiết yếu của truyền thông.
+ Là hoạt động minh chứng cho bước tiến của xã hội.
+ Là tiền đề cho sự phát triển của hoạt động xuất bản. 
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin và sử dụng các
phương pháp cụ thể sau: 
a. Phương pháp kết hợp logic lịch sử. 
b. Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu. 
c. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 
7. Đóng góp mới về khoa học của đề tài 
Đề tài nghiên cứu đã góp phần nhận thức rõ hơn về cơ sở khoa học của mối
quan hệ giữa công nghệ in và hoạt động xuất bản trong lịch sử xuất bản sách thế
giới. 
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 
+ Về lý luận, đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề mối
quan hệ giữa công nghệ in và hoạt động xuất bản trong lịch sử thế giới. 
+ Về thực tiễn, công trình nghiên cứu này sẽ có đóng góp ý kiến cho việc hoạch
định chiến lược phát triển ngành xuất bản Việt Nam trong tương lai. Đề tài
nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và học
tập môn Lịch sử xuất bản Thế giới và môn Công nghệ in sách. 
lOMoARcPSD|12184112
9. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội
dung chính của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Công nghệ in và mối quan hệ giữa công nghệ in với hoạt động xuất
bản sách.
Chương 2: Sự phát triển của công nghệ in trong lịch sử xuất bản sách thế giới.
Chương 3: Xu hướng phát triển công nghệ in, hoạt động xuất bản với định
hướng phát triển xuất bản Việt Nam hiện nay. 
lOMoARcPSD|12184112
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ IN VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CÔNG NGHỆ IN VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH
1. Khái niệm in và khái niệm hoạt động xuất bản
1.1 Khái niệm in
In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như
giấy, bìa các tông, ni lông, vải bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In
ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và một
phần quan trọng trong ngành xuất bản.
Hình thức sớm nhất của in ấn là in bằng âm bản khắc gỗ, xuất hiện ở
Trung Quốc từ những năm 220 sau Công nguyên. Có thể nói, Kỹ thuật in ấn
đã tạo ra tiền đề quan trọng cho nền kinh tế tri thức hiện đại và sự truyền bá
học tập đến quần chúng nhân dân.
Ở Việt Nam, kỹ thuật in trước đây được hiểu theo nghĩa rộng và cùng
với sự phát triển chung của đất nước, nền kinh tế và các công nghệ khác,
ngày nay người ta hay sử dụng khái niệm công nghệ in bao gồm cả kỹ thuật
in, thông tin, con người và tổ chức in. Vậy công nghệ in gồm 3 công đoạn
khác nhau. Khuôn in là kết quả của công đoạn đầu tiên là công đoạn chế
bản. Sau khi đã có khuôn in, công đoạn in (còn gọi là in sản lượng hay in
địa trà) được bắt đầu với các máy in tại các cơ sở in. Tùy vào các tiêu chí
mà người ta phân ra làm nhiều loại máy in khác nhau. Để trở thành sản
phẩm in hoàn chỉnh còn phải trải qua công đoạn gia công. Gia công bắt đầu
từ dỗ tờ in, pha cắt tờ in, gấp tờ in, bắt tay sách, đóng sách, vào bìa, xén, ép,
đóng gói. Ba khâu của công nghệ in có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Đó là mối quan hệ gắn bó, hữu cơ có nhau, vì nhau, phụ thuộc nhau. Các
công đoạn phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của nhau trong quá trình
thực hiện công nghệ in. 
lOMoARcPSD|12184112
Trong ngành in, bên cạnh các cơ sở in nhà nước (còn được gọi là
công tác in), còn có nhiều cơ sở in tư nhân, cơ sở in liên doanh, cơ sở in
toàn bộ vốn nước ngoài hoạt động theo luật doanh nghiệp và luật đầu tư
nước ngoài. 
Hiện nay bạn có thể thấy các sản phẩm in ấn xuất hiện ở khắp mọi
nơi, dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Nếu như văn phòng nào cũng cần
một máy in, photocopy đa chức năng để sao chép tài liệu, in hợp đồng, văn
bản.. thì in hóa đơn, in catalogue, banner quảng cáo, poster, danh thiếp cũng
dần trở nên phổ biến và không thể thiếu. Thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đều yêu sáng tạo, nghệ thuật. Các doanh nghiệp tận dụng lợi thế
đó, thiết kế ra những mẫu bao bì đẹp mắt, đồng phục, quà tặng, Tất cả đều
nhờ in ấn.
1.2 Khái niệm hoạt động xuất bản
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu
để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được
xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép
xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được
thể hiện dưới các hình thức sau đây: Sách in; Sách chữ nổi; Tranh, ảnh, bản
đồ, áp-phích, tờ rơi, tờ gấp; Các loại lịch; Bản ghi âm, ghi hình có nội dung
thay sách hoặc minh họa cho sách.
Xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành
bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
Hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức làm ra bản thảo sách, nhân nó
lên làm nhiều bản và đưa nó tới tay công chúng, bạn đọc. Hoạt động xuất
bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng đặc biệt thông qua việc
lOMoARcPSD|12184112
sản xuất, phổ biến các xuất sản phẩm đến tay nhiều người trong xã hội. Nó
bao gồm 3 khâu biên tập, in nhân bản, phát hành. 
1.2.1 Xuất bản vừa là sản xuất tinh thần vừa là sản xuất vật chất
Sách và các xuất bản khác do hoạt động xuất bản mang đến là sản
phẩm tinh thần. Tác phẩm được xuất bản là sản phẩm, là thành quả sáng tạo
của tác giả ở bên ngoài nhà xuất bản. Các tác phẩm được đúc kết từ đời
sống, có nội dung phong phú, đa dạng, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội
con người. Sách là sản phẩm tinh thần vì nó là một bộ phận quan trọng của
đời sống tinh thần của xã hội. Giá trị lớn nhất của sách là nội dung nó mang
lại. Những hoạt động trên kích thích lượng sáng tác trong xã hội. Những sản
phẩm cho ra đời có khả năng định hướng văn hóa, tư tưởng cho cộng đồng,
là sức mạnh tinh thần của người đọc. Mục đích cao nhất của hoạt động xuất
bản là đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, còn việc tổ chức sản xuất, lưu
thông, phát hành là phương thức của hoạt động này. Trong đời sống xã hội,
xuất bản là một thiết chế văn hóa, tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất
cho xã hội, nhưng nó phục vụ cho việc phát triển các giá trị chính trị, kinh
tế, văn hóa, khoa học. Trong đời sống văn hóa tinh thần, xuất bản không
phải đơn thuần là hoạt động sáng tác, nghiên cứu, mà nó còn thúc đẩy sự
sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng các giá trị chính trị, kinh tế, văn
hóa, khoa học của xã hội. Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu, sáng tác, song
hoạt động xuất bản là bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa tinh thần, là
khâu tiếp nối và nâng cao các hoạt động sáng tạo văn hóa, khoa học, là cầu
nối giữa tác giả, tác phẩm và bạn đọc.
Xuất bản là những công việc thuộc về sản xuất vật chất. Dù viết tay,
in thủ công hay in nhân bản bằng máy móc thì đều phải thực hiện việc thiết
kế maket là hình thức tương lai của ấn phẩm. Dù là sản phẩm mang bản chất
văn hóa, tinh thần nhưng vẫn là hàng hóa. Nó tuân thủ theo những quy luật
của sản xuất hàng hóa như quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh, Các nhà
lOMoARcPSD|12184112
xuất bản phải tự hạch toán, chịu cạnh tranh và chịu mọi chính sách điều tiết
về thuế, về giá trên thị trường. Sản phẩm của hoạt động xuất bản thực hiện
trên thị trường dưới hình thức hàng hóa Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng
định thuộc tính này của xuất bản trong đời sống xã hội hiện đại. Trong cuốn
Xuất bản và phát triển, Philip G. Albach và Damtew Teferra đã khẳng định:
"Xuất bản vừa là một nghệ thuật vừa là một ngành kinh doanh. Nếu muốn
tồn tại, xuất bản phải hoạt động trên nguyên tắc kinh doanh. Chúng ta hy
vọng rằng nguyên tắc tài chính cơ bản này sẽ thấm vào các tổ chức xuất bản
ở các nước đang phát triển. Đồng thời, xuất bản phải làm việc với các ý
tưởng, và ở phần cốt lõi của nó, với một hoạt động truyền thông... Tuy
không thể quay lại thời kỳ thoáng hơn trước đây, nhưng phải luôn nhớ luận
điểm: xuất bản vừa thực sự liên quan đến ý tưởng và truyền thông, lại vừa
thực sự liên quan đến lợi nhuận, đặc biệt trong điều kiện của các nước đang
phát triển"
Như vậy, xuất bản vừa là hoạt động sản xuất tinh thần vừa là hoạt
động sản xuất vật chất. Ngày nay, với sự phát triển mạnh của công nghệ, kĩ
thuật sản xuất xuất bản phẩm ngày càng hiện đại, đa dạng thỏa mãn nhu cầu
hưởng thụ sản phẩm của cộng đồng.
1.2.2. Sản phẩm của hoạt động xuất bản phải được truyền bá sâu rộng
trong xã hội
Bản chất của hoạt động xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội. Hoạt
động xuất bản đưa các tác phẩm trong một khoảng thời gian ngắn nhân lên
nhiều bản với chất lượng tốt để đến với đông đảo quần chúng. Đây chính là
một hoạt động quảng bá trong xã hội. Sách chỉ là một xuất bản phẩm quan
trọng trong xuất bản. Ngoài sách, xuất bản phẩm gồm có văn hóa phẩm,
báo, tạp chí, tranh ảnh bản đồ, băng đĩa nhạc, xuất bản phẩm điện tử,
Cùng với báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác, xuất bản là
trung tâm của hệ thống giáo dục, tạo lập, phân phối kiến thức và nuôi dưỡng
lOMoARcPSD|12184112
trí tuệ con người. Nếu không có sách và các xuất bản phẩm khác, văn hóa,
giáo dục sẽ bị tổn hại và không thể trao truyền kiến thức, kinh nghiệm từ thế
hệ này qua thế hệ khác. Do đó, xuất bản mang đặc điểm truyền thông và
thuộc trung tâm của mạng lưới truyền thông rộng lớn, nhất là trong thời đại
bùng nổ thông tin và kinh tế tri thức như hiện nay. Ngày nay, với những ứng
dụng của công nghệ hiện đại xuất bản phẩm ngày càng được quảng bá rộng
rãi đến với người đọc hơn thông qua mạng xã hội hay các phương tiện
truyền thông khác. Nhờ vậy mà số lượng độc giả và người xem cũng tăng
lên đáng kể.
1.2. Mối quan hệ giữa công nghệ in và hoạt động xuất bản
In nhân bản và hoạt động xuất bản có quan hệ lâu dài với nhau từ
trong lịch sử. In nhân bản là một trong những tiền đề để hoạt động xuất bản
hình thành và phát triển. In có vai trò nối liền những điều kiện khác của hoạt
động xuất bản nhờ tính chất riêng của mình. Hoạt động xuất bản theo nghĩa
rộng bao gồm 3 khâu: Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
1.2.1. In là điều cần thiết của hoạt động xuất bản, là phương tiện thiết
yếu của truyền thông
Khi văn hóa đọc đang được quan tâm trở lại thì ngành xuất bản nói
chung và lĩnh vực in ấn nói riêng cũng được chú trọng đầu tư để bắt kịp nhu
cầu thị trường. Hiện nay công nghệ in ấn đã rất phát triển và các hình thức
in ấn cũng vô cùng đa dạng. Các xuất bản phẩm nói chung gồm sách in,
sách chữ nổi, tranh ảnh, lịch nhưng trong số đó, sách in vẫn chiếm tỷ
trọng lớn hơn cả và cũng là sản phẩm mà thị trường có nhu cầu nhiều nhất.
Một tác phẩm hay phụ thuộc phần lớn vào nội dung của nó nhưng không vì
thế mà hình thức không được chú trọng. Thông thường để một tác phẩm
hoàn chính đến được tay người đọc phải trải qua rất nhiều công đoạn với sự
tham gia của rất nhiều bên từ sáng tác, biên tập, thiết kế, chỉnh sửa cho đến
lOMoARcPSD|12184112
công đoạn in ấn. Một tác giả khó có thể tự mình xuất bản tác phẩm do mình
sáng tác, mà thường hợp tác với nhà xuất bản và nhà xuất bản cũng thường
khó có thể tự mình thực hiện tất cả công đoạn xuất bản mà thường phải hợp
tác với các bên khác như cơ sở in ấn, đơn vị truyền thông quảng bá cho tác
phẩm Trong số các công đoạn nêu trên thì in ấn chính là công đoạn tổng
kết những công sức của các chủ thể khác đã bỏ ra vì sự thành công của tác
phẩm. Việc in nhân bản là một phần quan trọng trong hoạt động xuất bản, là
điểm kết nối để tạo nên một xuất bản phẩm hoàn chỉnh. In thành nhiều bản
giúp tác phẩm tiếp cận được với đông đảo người đọc hơn, thỏa mãn nhu cầu
của người đọc và đáp ứng được nguyện vọng của tác giả khi muốn đem
những giá trị tinh thần trong tác phẩm đến với người đọc.
1.2.2. Sự phát triển của công nghệ in, nhân bản là kết quả của hoạt động
xuất bản
Hoạt động xuất bản và in nhân bản có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ:
Trước hết, hoạt động xuất bản sẽ là động lực để thúc đẩy công nghệ in
phát triển theo bởi sản phẩm in quan trọng nhất chính là xuất bản phẩm. Đặc
biệt ở thời cổ đại, sách là phương tiện chứa đựng, lưu trữ thông tin trao đổi
thông tin hiệu quả và quan trọng nhất trong tình trạng hầu như không có một
phương tiện nào khác như truyền miệng, rao giảng... Vậy là việc nhân bản
có điều kiện để xuất hiện. Nhân bản là đòi hỏi tất yếu của xuất bản, phải có
nhân bản thì xuất bản mới sớm được hình thành. Những hoạt động nhân bản
ban đầu là nhân bản sách khi in thủ công cũng chủ yếu là sách cho đến khi
in công nghiệp phát minh thì ngoài sách có thêm một xuất bản phẩm, một
sản phẩm truyền thông là báo chí.
Thứ hai, xã hội được phát triển về mọi mặt nhờ sự phát triển của sách
báo. Người ta cứ nghĩ trong xã hội hiện đại nhu cầu về sách báo sẽ giảm đi.
Điều này không đúng bởi: thứ nhất, khi máy móc thay thế con người ở xã
lOMoARcPSD|12184112
hội công nghiệp sẽ làm cho con người được giải phóng một phần, họ sẽ có
nhiều thời gian rảnh rỗi và nhu cầu đọc sách để giải trí cũng tăng lên, mặt
khác nhiều vị trí công việc trong xã hội đòi hỏi kiến thức của người lao động
ngày càng cao hơn, nhu cầu học tập cao hơn để có được việc làm nên sách
học, sách dành cho giáo dục in ra cần số lượng càng nhiều. Ngày nay, nền
kinh tế tri thức đang là nền kinh tế chủ đạo, nắm vững tri thức để mưu sinh,
tồn tại và phát triển là trách nhiệm của bất kỳ ai. Xã hội có nhu cầu to lớn về
hoạt động xuất bản. Muốn có nhiều sách trong một thời gian để phục phụ
độc giả, hoạt động xuất bản lại phải thúc đẩy hoạt động của công nghệ in.
Tóm lại, chính hoạt động xuất bản là động lực quan trọng nhất thúc đẩy
công nghệ in phát triển.
1.2.3. Hoạt động xuất bản dựa trên tiền đề sẵn có của kỹ thuật nhân bản,
công nghệ in theo nghĩa đầy đủ của nó
Phân kỳ lịch sử xã hội loài người theo chủ nghĩa Mác đi nữa, không hoàn
toàn trùng hợp với phân kỳ của thế giới. Người ta chia lịch sử xuất bản thế
giới thành hai thời kỳ lịch sử như sau:
- Thời kì cổ đại, giai đoạn đầu: sách xuất hiện. Đây là những sáng tác
độc bản bằng những vật liệu thô sơ, chép tay, giai đoạn hai: giấy xuất hiện,
khi có giấy, nhân loại làm sách bằng hai cách là chép tay trên giấy và in thủ
công trên giấy.
- Thời kỳ thứ hai: nửa cuối thời đại phong kiến cho đến nay, có hai
giai đoạn là in công nghiệp phát triển và in kỹ thuật số
Như vậy, không phải có sách là có hoạt động xuất bản sách và in thủ
công xuất hiện sau việc nhân bản bằng cách chép tay.
Sách cổ đại thì được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn chưa có xuất
bản và giai đoạn xuất bản hình thành và phát triển.
lOMoARcPSD|12184112
- Giai đoạn đầu, sách in ra không dùng để phổ biến rộng rãi, để bán,
để lưu thông và như thế thì chúng không phải là xuất bản phẩm tức hiển
nhiên không có hoạt động xuất bản ở đây. Lúc này sách chỉ là độc bản,
không có hoạt động nhân bản do đó sách không được phổ biến rộng rãi, đây
là lý do hoạt động xuất bản chưa hình thành tại giai đoạn này
- Đến một lúc nào đó, do nhu cầu về sách trong xã hội tăng cao do xã
hội đã có nhiều phát triển về mọi lĩnh vực so với trước đây. Nhiều người có
nhu cầu đọc sách mà số lượng sách thì quá ít, do chỉ có ít đầu sách mà mỗi
cuốn lại chỉ có một bản. Những ý định ban đầu thay đổi, những người có
sách đồng ý cho lưu hành sách, họ trở thành người cung cấp nguồn bản thảo
cho công việc sao chép. Đó là những người tham gia vào hoạt động xuất bản
đầu tiên, có rất nhiều bản sách được sao chép và lưu truyền.
- Từ khi giấy xuất hiện, thì tình hình hoạt động xuất bản sách có nhiều
biến đổi. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học xuất bản sau thời điểm giấy
được phát minh, chép tay sau này là in thủ công trên giấy là một điều kiện
quan trọng để hoạt động để hoạt động xuất bản phát triển đặc biệt mạnh mẽ. 
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng. Trong quá trình lao động sản
xuất, đấu tranh chống thiên nhiên, đấu tranh, giai cấp ... con người thu lượm
được nhiều tri thức, do đó nguồn phát tháo sách ngày càng nhiều. Mặt khác,
sống trong xã hội đó, người cần đọc sách cũng ngày càng tăng. Diễn đạt
cách khác nguồn cung và nguồn cầu của sách đều tằn cũng đòi hỏi sự phát
xuất hiện của một phép nhân bản mới là in thủ công. In thủ công là phương
pháp nhân bản có năng suất và chất lượng cao hơn phương pháp nhân bản
chép bằng tay. Nhưng, con người không ngừng sáng tạo và in công nghiệp
lại được phát minh.
1.2.4. Sự phát triển của công nghệ in gắn liền với sự thay đổi về lượng và
chất của hoạt động xuất bản 
lOMoARcPSD|12184112
Mọi hoạt động công ích của con người nói cho đến cùng là nguyên
nhân, kết quả của một hoạt động công ích khác hay diễn đạt một cách khác,
là động lực phát triển cho một hoạt động khác. Có mối quan hệ tương tác tốt
đẹp này xã hội mới ngày càng phát triển mạnh mẽ như chúng ta đã thấy. Nói
sự phát triển của công nghệ in gắn liền với sự thay đổi cả về lượng và chất
của hoạt động xuất bản là nói đến mối quan hệ giữa bản chất hai thành tố,
hai điều kiện của cùng một hoạt động xuất bản. 
Quá trình phát triển của công nghệ in và hoạt động xuất bản luôn đi
đôi song hành với nhau: Giai đoạn chép tay trên vật liệu thô sơ thì hoạt động
xuất bản chưa hình thành, khi hoạt động xuất bản hình thành thì đã có nhân
bản, khi in thủ công trên giấy xuất hiện thì hoạt động xuất bản hoàn chỉnh,
lúc hoạt động xuất bản phát triển mạnh mẽ là hình thành in công nghiệp.
Hoạt động xuất bản hoàn hảo chúng ta có thể in từ máy tính. Như vậy, ở mỗi
thời điểm, mỗi bước phát triển của kĩ thuật in, công nghệ in, nhân bản đều
có một hình thức của hoạt động xuất bản
In phát triển làm cho hoạt động xuất bản có chung một mục đích. Đó
là mục đích in sách, xuất bản phẩm có nội dung tốt, không sai sót, nhanh,
nhiều, rẻ và đẹp phổ biến sâu rộng đến quần chúng nhân dân. 
lOMoARcPSD|12184112
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ IN TRONG HOẠT
ĐỘNG XUẤT BẢN THẾ GIỚI
2. Kỹ thuật chế tác thô sơ (thế kỷ I) trong lịch sử xuất bản cổ đại 
- Kỹ thuật, công nghệ gắn liền với đời sống của con người, là cái thể hiện
mức độ phát triển của xã hội loài người cùng với các lĩnh vực khác 
- Sự phát triển của kỹ thuật in cổ đại cũng giống như các lĩnh vực khác,
chủ yếu chỉ phát triển tới mức phương thức sản xuất thủ công 
 2.1. Kỹ thuật chế tác thô sơ (thế kỷ I) trong lịch sử xuất bản cổ đại 
- Sự phân kỳ lịch sử xã hội loài người theo quan điểm chủ nghĩa Mác: 
+ Thời kỳ xã hội nguyên thủy(từ đá cũ đến khi xuất hiện đồ sắt,
đồng) xã hội nguyên thủy, thời kỳ đồ đá 
+ Thời kỳ cổ đại: (từ 3000 năm TCN đến thế kỷ V sau công nguyên)
thời kỳ chiếm hữu nô lệ 
+ Thời kỳ trung đại: (từ thế kỷ V đến giữa thế kỷ XVII) xã hội phong
kiến 
+ Thời kỳ cận đại: (từ 1640 đến 1917) chủ nghĩa tư bản 
+ Thời kỳ hiện đại: (1970 đến nay) thời quá kỳ quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội 
- Điều kiện ra đời và phát triển hoạt động xuất bản: 
+ Nguồn cung cấp tác phẩm
+ Kỹ thuật nhân bản, in
+ Thị trường sách
+ Phương thức phát hành sách 
 2.1.1. Kỹ thuật chế tác thô sơ đã cho ra đời những cuốn sách đầu tiên 
- Điều kiện hình thành: 
+ Các nền văn minh cổ đại phát triển(Ai Cập(Sông Nile), Lưỡng
Hà(sông Ơroprat và Tigơro), Ấn Độ( sông Hằng), Trung Hoa(sông
Hoàng và Trường Giang)) làm xuất hiện sớm chế độ tư hữu. Người
lOMoARcPSD|12184112
ta cần công cụ để ghi chép tài sản của mình
+ Thời cổ đại phương Tây và phương Đông có nhiều thành tựu cần
được ghi chép lại để giữ gìn lại cho đời sau 
- Các cách chế tác và sử dụng vật liệu: 
+ Sử dụng vật liệu đất: được chế tác thô sơ, có hình vuông, chữ nhật
hoặc tam giác. Chúng được khắc, nung và đựng trong hộp gỗ để
giữ gìn, bảo quản và vận chuyển thuận lợi
+ Sách từ vỏ cây papyrus: cao 30-40cm, dài hàng chục mét, hai đầu
có hai trục, còn được gọi là valumen, có niên đại muộn hơn sách
đất sét khoảng 1000 năm. Bền hơn, gọn nhẹ hơn, giữ mực tốt và
thuận tiện hơn so với việc sử dụng sách đất 
+ Sử dụng vật liệu da súc vật: xuất hiện ở La Mã và Hy Lạp từ rất
sớm. Người ta lột da súc vật, thuộc kỹ, phơi khô rồi viết lên. Nhu
cầu sử dụng vật liệu da càng nhiều nhưng nguồn cung da bò hoặc
cừu chỉ có hạn vậy nên họ cũng sử dụng cả xương thú, mai rùa
bằng cách gia công xương súc vật, khắc chữ, xoa mực lên cho chữ
nổi, dễ đọc
+ Sử dụng chất liệu tre trúc; lụa( bền, tiện dụng nhưng giá thành đắt)
+ Chất liệu gỗ: Dùng gỗ xẻ thành ván mỏng rồi viết lên. Gỗ dễ viết,
nguồn cung cấp nhiều, rẻ tiền, sách làm từ vật liệu này bền, không
gặp khó khăn khi di chuyển. Ban đầu họ viết lên gỗ, sau đó chuyển
qua khắc. Dù xuất hiện từ rất lâu nhưng khắc ván vẫn giữ được vị
trí cho đến ngày nay dù cả khi giấy xuất hiện
+ Chất liệu đá: xuất hiện trong các lăng mộ ở Ai Cập diễn tả lại cuộc
sống, ca tựu các Pharaon hay trong rất nhiều chùa chiền ở Đông
Nam Á, dùng để viết kinh phật, sự nghiệp, đóng góp của các vị sư
sãi. Chữ được khắc trên đá rất bền, có thể tồn tại mãi mãi với thời
gian. Tuy nhiên, vật liệu này có nhược điểm là khó di chuyển, khó
chế tác, khó lưu giữ do cồng kềnh, nặng nề.
lOMoARcPSD|12184112
+ Chất liệu kim loại: Người ta viết chữ lên các tấm đồng dát mỏng 
- Từ những vật liệu và phương pháp thô sơ khác nhau ban đầu, người ta đã
chế tác ra những trang, cuốn sách đầu tiên. Quá trình tạo ra chúng đã
đánh dấu bước khởi đầu lịch sử xuất bản của loài người. 
- Đặc điểm của việc xuất bản sách thời kỳ này: 
+ Vật liệu cồng kềnh, nặng nề, đắt đỏ: đất, đá, gỗ da, xương, mai rùa,
kim loại
+ Việc chế tác đơn giản, thô sơ: chủ yếu người ta chỉ làm nhẵn rồi
đưa con chữ lên đó
+ Việc sản xuất sách chủ yếu chỉ do những người có địa vị, của cải
trong xã hội.
+ Việc thực hiện không được chuyên môn hóa, một người làm tất cả
các khâu: biên soạn, biên tập, thiết kế, trình bày. Việc này dẫn đến
lượng sách được xuất bản ra không nhiều, chủ yếu chỉ phục vụ một
số đối tượng, mục đích nhất định; sách thời kỳ này chủ yếu dùng
để lưu trữ chứ không phải để truyền bá. Hoạt động xuất bản thời kì
này chưa thực sự đúng với định nghĩa 
+ Những quyển sách được làm ra thời kỳ này không lưu giữ lại được
nhiều: trải qua thời gian quá dài, khí hậu khắc nghiệt, sách vở bị
mục, .
 2.1.2. Nhu cầu về sách của xã hội đòi hỏi việc nhân bản tăng cao và dần
hình thành hoạt động xuất bản 
- Hoạt động nhân bản sách trên các vật liệu đặc biệt là giấy đưa hoạt động
xuất bản thời kỳ cổ đại có đủ điều kiện để trở thành một sự kiện đặc biệt
có vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển loài người, thay
đổi cả xã hội cổ trung đại toàn thế giới:
- Con người nhân bản sách nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin, học
tập: 
+ Người ta sao chép sách ở các tu viện, nhà chùa, thư viện. Công
lOMoARcPSD|12184112
việc nhân bản sách đầu tiên là ở thành phố A-le-xan-dre. Nhiệm vụ
của các nhân viên thư viện ở đây là kiếm các phiên bản của sách để
sao chép lại, những cuốn sách mới được thu thập, bảo tồn và sao
chép thành nhiều bản cho nhiều người đọc, học trên khắp thế giới -
đóng góp một phần rất lớn trong việc nâng cao trí thức của nhân
loại
+ Việc sách sao chép được mang bán ở La Mã cổ đại vô cùng phát
triển. Khách hàng phải đặt trước sách sau đó người thợ sẽ chép
theo yêu cầu cho họ, dần dần công việc này phát triển và xuất hiện
thêm nghề chép sách thuê cho các chủ cửa hàng. Những cuốn sách
được nhân bản sử dụng chất liệu nhẹ nhàng, tiện lợi di chuyển như
giấy papyrus, da, sau đó là giấy. 
- Con người phát minh ra chất liệu mới - giấy. Sau sự xuất hiện của sách
thô sơ, đây chính là phát minh vĩ đại đối với sự phát triển của cả hoạt
động xuất bản sách và sự phát triển nhân loại. 
+ Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra thời điểm chính xác mà giấy
được tạo ra( thế kỷ V TCN thời Xuân Thu Chiến Quốc, thế kỷ II
TCN triều đại của Tần Thủy Hoàng, năm 105 sau công nguyên).
Có nhiều nguyên nhân cho việc này: sử sách ghi lại không rõ; sách
vở ghi chép lại thông tin bị lạc, mất; 
+ Giấy được coi là loại vật liệu đứng đầu trong việc ghi chép, in ấn.
Giấy thời cổ đại là một thành phần hỗn hợp chủ yếu từ chất hữu cơ
(vải rách, lưới đánh cá, lá cây, rơm rạ nghiền nát) có chất xơ liên
kết và chất làm trắng, hỗn hợp này được quấy trong nước, đảo đều,
rồi được mang đi tráng để tạo ra thành phẩm giấy. Các bề mặt giấy
còn thô, ráp, còn xuất hiện nhiều sợi xơ. Sau này người ta sử dụng
cách vật liệu và cách chế tác khác như nghiền tre, sậy, gỗ(bồ đề,..)
để tạo ra bột giấy 
+ Cách sản xuất giấy được đưa qua nhiều nơi, nhiều vùng miền khác
lOMoARcPSD|12184112
nhau trên thế giới, người ta dần thay thế giấy với những vật liệu cũ
do thấy được những đặc điểm ưu điểm của nó: Giấy dễ sản
xuất( vật liệu có giá thành rẻ, số lượng nhiều, sau này còn có máy
móc sản xuất giấy thay thế con người). Giấy vượt trội hơn hẳn về
tính năng hơn những vật liệu cũ( mỏng, nhẹ, dễ sử dụng, vận
chuyển và có độ bền). 
+ Nhờ có giấy, việc chép sách ngày càng tăng lên, khách hàng giờ
đây không cần phải đặt trước nữa, hoạt động mua bán sách ngày
càng nhộn nhịp. Những người làm sách chuyển từ chú tâm vào vật
liệu, số lượng sang chú tâm vào biên soạn nội dung. 
- Trước đây, người ta nhân bản sách chỉ để lưu giữ những giá trị cần được
bảo lưu thì giờ đây còn là để truyền bá thông tin, tri thức cho cả xã hội.
Hoạt động này được gọi là hoạt động xuất bản sách. Các điều kiện về
nguồn bản thảo, phương tiện kỹ thuật nhân bản , 
- Nhu cầu mua sách, sử dụng sách trong xã hội đã cho ra đời một nghề mới
- nghề xuất bản. 
2.2. Xuất bản thời phong kiến trung cổ với kỹ thuật in khắc thủ công (thế
kỷ II đến thế kỷ XVI)
- Việc tạo ra bản mới chỉ bằng việc chép tay sẽ dẫn đến sự nhàm chán từ đó
sản phẩm sách mới không đạt nhiều về số lượng và chất lượng về nội
dung. Đặc biệt, nhu cầu về số lượng sách trong xã hội ngày càng tăng cao
vì vậy cần ra đời một kỹ thuật mới nâng cao hiệu năng hơn việc chép tay.
Người Trung Hoa cổ đại đã phát minh ra kỹ thuật in thủ công bằng gỗ
bằng nhiều tiền đề có từ trước đó. Tất cả các tiền đề này vẫn còn được sử
dụng cho đến tận ngày nay: 
+ Đầu tiên là dấu gỗ(đế cương), xuất hiện từ thời Xuân Thu(thế kỷ
VII TCN), người ta khắc ngược chữ lên rồi bôi mực, đóng lên sách
vở, tài sản làm dấu. Một phần con dấu cần được đẽo lõm để đánh
lOMoARcPSD|12184112
dấu chiều xuôi của chữ, ngày nay người ta vẫn làm như vậy
+ Thứ hai là khuôn chữ in trên ngói(ngõa cương) được dùng trong
phủ vua chúa, quan lại, nhà buôn,..Để tiết kiệm thời gian và công
sức viết chữ lên ngói, thợ thủ công khắc ngược chữ lên một khuôn
ván rồi in lên đầu viên chưa nung.
+ Thứ ba là các lá bùa(phủ ấn); do người cổ đại, mê tín, dị đoan nên
họ cần bùa chú để trừ tà, trừ yểm. Người ta cũng khắc chữ lên ván
giống ngõa cương, rồi bôi mực, xoa nhẹ đều rồi lật lên là ra thành
phẩm. Có những lá bùa lên đến hàng trăm chữ.
+ Còn một tiền đề được gọi là Thạch bài, người ta khắc ngược chữ
lên đá rồi cũng in như các tiền đề trên. Để dễ dàng chế tác hơn, thợ
thủ công đổi qua dùng vật liệu gỗ, từ đó in khắc ván ra đời, đây
chính cột mốc đánh dấu nghề in thủ công ra đời, nâng cao năng
suất, chất lượng in sách. Gỗ dựa lựa chọn làm là những loại gỗ
mịn, dai thớ, có khả năng nhận và trả mực tốt(gỗ mít, ổi, lựu, thừng
mực). Những sản phẩm từ kỹ thuật in khắc ván tuy từ lâu đời
nhưng vẫn giữ được độ tinh xảo cho thấy nghề thủ công này vô
cùng phát triển. In khắc ván ra đời giúp người dân có thêm việc
làm và tăng số lượng sách được xuất bản trong xã hội trung cổ. 
- Tuy nhiên, in khắc ván lại tồn tại khá nhiều nhược điểm: gỗ không bền,
khó sửa lỗi sai, hao phí thời gian và nguyên liệu, chiếm diện tích lớn. Tất
Thăng một thợ thủ công Trung Quốc trong quá trình gặp lỗi đã cưa tấm
ván gỗ ra làm nhiều mảnh, bỏ những phần trống rồi ghép lại in. Cách làm
này đã tình cờ cho ra đời một phương pháp in mới - in chữ rời. Bên cạnh
những chữ gỗ của Tất Thăng, người ta còn dùng chữ đất sét và chữ kim
loại, tuy nhiên chúng đều có nhược điểm, vì vậy việc dùng chữ gỗ vẫn là
chủ yếu. 
+ Các bước thực hiện in chữ rời: 
B1: Sắp xếp chữ theo nội dung văn bản 
lOMoARcPSD|12184112
B2: Cố định khuôn
B3: Phủ giấy, vuốt nhẹ ddeuf để tạo áp lực in
B4: Lật tờ in lên, in số bản đã định sẵn
B5: Dỡ chữ ra để dùng lại cho các bản in khác 
+ In chữ rời là một sáng kiến tốt: Tiết kiệm thời gian, công sức, tăng
số lượng ấn phẩm
+ Có thể coi đây là một cột mốc quan trọng của quá trình phát triển
kỹ thuật in 
+ Người Triều Tiên góp phần thay đổi vật liệu khuôn chữ, phát minh
ra chữ kim loại có độ bền và giá thành rẻ hơn bằng cách kết hợp cả
chì, thiếc, ăng ti moan và một số chất phụ gia. Có thể thấy Châu Á
đi đầu trong việc phát minh ra công nghệ in. Tuy nhiên, tất cả các
kỹ thuật in ở Châu Á thời cổ trung đại vẫn chỉ dừng lại ở việc in
thủ công
2.3. Xuất bản ứng dụng phương pháp in công nghiệp thời cận, hiện đại (thế
kỷ XV đến XX)
 Người Châu Á phát minh ra công nghệ in nhưng sứ mệnh phát minh ra
ngành công nghiệp in, mà cụ thể hơn là nghĩ ra máy in đầu tiên lại thuộc về
người châu Âu.
2.3.1 In Typô
Có 3 người đồng thời nghĩ ra máy in con chữ rời hợp kim là Guytenbéc
(Đức), Catxio (Hà Lan) và Pampio (Ý), nổi bật nhất là thợ thủ công tài hoa
người Đức – Guytenbéc. Ông đã sáng tạo máy in đầu tiên trên cơ sở máy ép nho
mà ông vẫn thấy ở quê hương ông. Máy in đầu tiên in được 100 tờ/giờ bằng con
chữ hợp kim rời, còn gọi là “chữ di động”
 Cuốn sách đầu tiên in bằng máy in chữ rời (in typô) có niên đại là cuốn
Kinh thánh, dày 600 trang do Guytenbéc thực hiện. Mỗi trang, trừ phần chữ in,
còn có rất nhiều chi tiết vẽ rất tinh xảo, nghệ thuật và các chữ đầu mục được
lOMoARcPSD|12184112
thêm vào bằng cách vẽ và viết tay. Cuốn sách được trình bày như một tác phẩm
nghệ thuật. 
 Phương pháp in công nghiệp typô (chữ rời) được cả thế giới sử dụng rộng
rãi: nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu vào thế kỷ XV, hơn hàng nghìn máy in
Gutenberg hoạt động ở châu Âu với hàng trăm triệu cuốn sách được in trong
nhiều năm. Lần đầu tiên trong lịch sử, sách có thể được sản xuất hàng loạt với
chi phí rất nhỏ. Nó còn được tôn vinh là “nghệ thuật Đức”. Suốt 5 thế kỷ, cho
đến tận cuối thế kỷ XX, in typô là phương pháp dường như là duy nhất trong
các phương pháp in công nghiệp cung cấp toàn bộ sách cho cả thế giới sử dụng. 
 Muốn in công nghiệp đạt hiệu quả cao cần phải có một số nguyên vật liệu
quan trọng như:
 - Giấy
 - Mực in
 - Vật liệu sản xuất khuôn in, vật liệu làm ảnh kẽm, phim, vật liệu tráng
phim, vật liệu gia công tờ in thành ấn phẩm hoàn chỉnh như chỉ khâu, hồ dán,
da,
 Máy in typô có 2 loại:
 - Ban đầu là máy in dập: dọc và ngang
 Các bộ phận máy ban đầu hoàn toàn bằng gỗ, mỗi giờ in được 100 tờ bằng
cách dập, dần dần mới được thay thế bằng kim loại. Vào năm 1811, máy in dập
hoàn toàn bằng kim loại, chạy bằng hơi nước do 2 ông F.Koenig và A.Bauer
sống ở Anh sáng tạo ra. Máy này đã có thể in được 800 tờ/giờ đến 1100 tờ/giờ
 - Sau đó là máy in ống
 Bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX, người ta đã liên tục đưa ra các đời máy cải tiến
bằng thay mặt phẳng ép thành ống ép, khi tạo áp lực lên khuôn in ống ép quay
tròn - thuộc dòng máy rotatip (loại máy có ống ép). Người đầu tiên sáng tạo ra
máy in có ống ép tròn là một người Mỹ - R.Hoes. Dòng máy này linh hoạt hơn
kiểu bàn ép, năng suất đã tăng lên đến 1400 – 1600 tờ/giờ. Trong lịch sử kỹ
thuật công nghệ in thế giới chưa có phương pháp nào được thế giới sử dụng lâu
lOMoARcPSD|12184112
dài như phương pháp in công nghiệp đầu tiên này. In typô là phương pháp in số
một, không thể nào thay thế trong gần 5 thế kỷ. 
2.3.2. In ốpsét
 In ốpsét là phương pháp in phẳng điển hình. Đồng dạng với nó là in litô,
được phát minh năm 1796 do một người Áo tên A.Senefelder khi ông tìm cách
in tranh của mình. Khoảng 100 năm sau, in phẳng ốpsét thành phương pháp in
phổ biến trên thế giới.
 Máy in litô cơ giới được Georgesig chế tạo vào năm 1851 (Đức) làm năng
suất cao lên
 Mới đầu cũng in ống, sau này là máy in cuốn:
 Vào năm 1866, Ma-ri-rô-ni sáng chế máy in ốp xét đạt năng suất 6.000
tờ/giờ. Đây là năng suất cao nhất trong các máy in lúc bấy giờ. Máy in cuốn còn
có tên gọi là rotatip.
 Máy in giấy cuộn xuất hiện bảo đảm cho năng suất in trong 1 giờ tăng cao
hơn rất nhiều. Ngày nay máy in có năng suất trên 10.000 tờ/giờ.
2.4. Việc ứng dụng công nghệ in điện tử vào xuất bản báo thời kỳ đương
đại (cuối thế kỷ XX đến nay)
 Máy tính đầu tiên ra đời vào năm 1946 tại Mỹ. Điều này dẫn đến khái
niệm “xuất bản trên bàn” chỉ với 1 máy tính, 1 máy in laser hoặc in phun, 1
người có thể in bất cứ 1 ấn phẩm nào với chất lượng cao ngay tại bàn làm việc ở
nhà. Ở các cơ sở xuất bẩn, người ta hoàn thiện phần lớn công việc chế bản ngay
tại cơ sở của mình. Nhà máy in với đầu tư lớn vào máy in, chỉ làm tiếp một
phần việc chế bản và in sản lượng, sau đó là gia công sau in. Tốc độ phát triển
của kỹ thuật in từ những năm 1980 trở lại đây làm cho diện mạo ngành in của cả
thế giới khác hẳn: in nhanh hơn, nhiều hơn, đẹp hơn, rẻ hơn bất kỳ thời gian nào
trước đó. Đặc biệt, máy tính đã được ứng dụng vào quy trình chế bản của hầu
hết các phương pháp in công nghiệp như offset, in lưới, in ống đồng và một
phương pháp in cao rất được ưa dùng hiện nay là in flexo. Người ta sử dụng
lOMoARcPSD|12184112
máy tính và máy in để sắp chữ, sửa chữa bản thảo, đặt trang, chế tạo bản bông,
bản can, phim Các cách in thủ công như in lưới cũng ứng dụng máy tính điện
tử và máy in laser để chế tạo khuôn in, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công
sức chế tạo khuôn in.
 Hiện nay ngành in còn tiếp tục cải tiến kỹ thuật và công nghệ, không chỉ
in trên giấy mà còn tạo mẫu tự động, không chỉ sắp chữ bằng bàn phím mà đọc
bản thảo trực tiếp ra bản mẫu tránh nhầm lẫn, sai sót nhằm đáp ứng hơn nữa
nhu cầu về sách của con người trong xã hội
 Ngày nay, bên cạnh sách báo truyền thông, con người có thể tìm đọc sách
báo qua điện thoại, phim, đĩa mềm, CD.ROM. Các loại sách được sản xuất, sử
dụng thông qua các phương tiện điện tử như sách trực tuyến, sách dạng đầu đọc
độc lập, là sách điện tử. Sách điện tử được thiết kế đặc biệt, với trọng lượng
nhẹ, cho phép dễ dàng mang theo. Nhiều loại sách điện tử còn có thêm chiếc bút
công nghệ cao để người đọc có thể đánh dấu hoặc ghi chép lên văn bản. Những
người kinh doanh sách và các nhà xuất bản bán sách điện tử qua các trang bán
hàng điện tử trên điện thoại, máy tính. Người đọc có thể đặt mua hoặc tải trực
tiếp về máy. Sách điện tử có thể chứa đựng các nội dung tương tự như một cuốn
sách giấy thông thường. Tuy nhiên, để có thể biên tập sách điện tử, con người
cần phải bản sách in để đối chiếu, biên tập. Vì thế, ngay cả khi xã hội hiện đại,
người ta vẫn sử dụng phổ biến sách giấy để hỗ trợ cho việc sản xuất và sử dụng
đĩa từ.
 Thế kỷ XXI đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong
cuộc sống khi mọi tiện ích có thể thực hiện ngay trên thiết bị của mình. Ví dụ,
để khoá cửa nhà, thay vì chốt khoá bằng tay, con người có thể khoá cửa bằng
chính ứng dụng trên điện thoại. Điều đó có nghĩa kỹ thuật in sẽ còn biến đổi
nhiều hơn nữa với những ứng dụng công nghệ tin học mới nhằm đáp ứng kịp
thời nhu cầu của con người. Nhiều người tin rằng với sự phát triển vượt bậc của
sách điện tử, chúng sẽ thách thức sự tồn tại của sách giấy - loại hình tồn tại lâu
đời.
lOMoARcPSD|12184112
CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ IN, HOẠT
ĐỘNG XUẤT BẢN VỚI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT BẢN VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
3.1. Xu hướng phát triển công nghệ in và hoạt động xuất bản hiện nay
3.1.1. Công nghệ in không bản hoặc ra tờ in
Công nghệ in gồm có 2 phần: phần cứng là máy in và phần mềm là chế
lOMoARcPSD|12184112
bản. Xu hướng phát triển công nghệ in chính là phương hướng của việc cải tiến
máy in. Với việc khoa học, công nghệ phát triển như hiện nay trên thế giới,
những máy in chất lượng cao đã và đang dần xuất hiện. Những loại máy in này
không chỉ cho ra năng suất in tốt hơn, mà còn có thể in đa dạng các thể loại chất
liệu.
Chất lượng ấn phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng khuôn in. Thật
là nghiêm trọng nếu không chú ý tới chất lượng khuôn in. Do vậy, đổi mới quy
trình chế bản mới thật sự tạo nên bước nhảy vọt trong công nghệ in trên thế giới
cũng như Việt Nam. Dù đã sử dụng máy tính trong công nghệ in một thời gian
dài, nhưng như chúng ta đã biết, trong quy trình in cơ bản hiện nay, máy tính chỉ
đóng vai trò chính là công cụ để sản xuất ra tờ bông, ra bản can hoặc là ra phim.
Tuy nhiên đó không phải là tất cả, trong thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay,
không có gì có thể ngăn cản được các nhà khoa học đưa ra các ý tưởng sáng tạo,
phát minh mới. Ngày nay xu hướng chung là sẽ thực hiện các công nghệ mới
như sau:
Các hãng sản xuất vật tư in thay vì in phim thì họ đã phát minh ra và đưa
vào quy trình sản xuất in một công nghệ mới, đó là công nghệ từ máy tính ra
bản in. Công nghệ này được thực hiện trực tiếp từ máy tính, các dữ liệu dưới
dạng tệp tin nhờ ánh sáng UV, được chuyển sang bản in đã tráng sẵn thuốc bắt
hình. Công việc hoàn thành trong thời gian từ 1,5 đến 2 phút. Hiện công nghệ
đã được sử dụng trên thế giới và các nhà sản xuất in ở Việt Nam cũng đang đi
theo hướng này.
3.1.2 Sách điện tử, sách trực tuyến và xuất bản sách trên mạng máy tính
Internet
3.1.2.1. Những ưu điểm và hạn chế của sách điện tử (Ebook)
Dù cơ chế hoạt động có vẻ phức tạp và xa lạ với sách in truyền thống,
song sách điện tử hiện tại vẫn có rất nhiều những ưu điểm nổi trội so với những
loại hình sách khác, cụ thể:
lOMoARcPSD|12184112
- Dung lượng vô cùng lớn trong chỉ một cuốn sách. Một E- book chứa
500.000 đến hàng triệu trang in chỉ trong một phiên bản. Khi cần người ta có thể
mua phiên bản khác để thay thế phiên bản cũ.
- Không phải chịu những chi phí in ấn bằng công nghệ in công nghiệp
bình thường, vì vậy bất cứ cuốn sách nào cũng có thể xuất bản, chỉ cần có sách
trên mạng là có thể đọc. Sách giờ sẽ chỉ được in ấn nếu người đọc cuốn sách
điện tử đó có yêu cầu được mua, đọc sách in.
- Ebook rất gọn nhẹ, tiện sử dụng. Ebook có thể dễ dàng copy, lưu giữ
thông tin, phóng to, thu nhỏ màn hình theo tùy mong muốn của mỗi người.
Ngoài ra Ebook cũng có hỗ trợ lý thú và hiệu quả từ những phương tện khác
như nạp thêm vào phần mềm sách. Có thể do các nghệ sĩ, t

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_xa_hoi_va_nhan_van.pdf