Tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học - quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về vấn đề dân tộc chủ nghĩa xã hội và khoa học (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) lOMoARcPSD|14052013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ******** BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : MSV : Lớp : HÀ NỘI – 2021 lOMoARcPSD|14052013 Mục Lục Lời mở đầu:...... ......2 1.Dân tộc và xu hướng phát triển khách quan của dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:.....3 1.1 khái niệm và đặc trưng cơ bản của dân tộc. 1.2 Xu hướng phát triển khách quan của dân tộc. 2.Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lênin:..7 2.1 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. 2.2 Các dân tộc được quyền tự quyết. 2.3 Liên hiệp công nhân các dân tộc. 1 lOMoARcPSD|14052013 3.Đối chiếu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin với một số đặc điểm của dân tộc nước ta hiện nay:9 Tài liệu tham khảo:.. .12 2 lOMoARcPSD|14052013 Lời Mở Đầu Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là vấn đề hết sức nhạy cảm của tất cả các dân tộc và của các quốc gia trong thời đại ngày nay. Ở Việt Nam, vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là vấn đề hết sức quan trọng trong xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, với quan điểm: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, nhằm phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đề cập, ở nhiều nội dung khác nhau trong thời gian qua. Các công trình nghiên được đề cập trên đã chỉ rõ vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam với những nội dung sau: Một là; các công trình nghiên cứu đã phân tích và trên cơ sở vận dụng đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam một cách sáng tạo. Hai là; học thuyết Mác - Lênin là học thuyết cách mạng, sáng tạo, học thuyết mở. Ba là; những giá trị lý luận, thực tiễn của chủ nghĩa V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc đối với cách mạng nước ta hiện nay là hết sức quan trọng. Trong thời kỳ đẩy mạnh sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc giải quyết “Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc” của V.I.Lênin vẫn còn 3 lOMoARcPSD|14052013 nguyên giá trị. Đây là vấn đề luôn có tính thời sự và cấp bách trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, góp phần đấu tranh chống lại mọi luận điệu sai trái, phản động, phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học, nhân văn của chủ nghĩa V.L.Lênin trong giai đoạn hiện nay. 4 lOMoARcPSD|14052013 1.Dân tộc và xu hướng phát triển khách quan của dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin 1.1 khái niệm và đặc trưng cơ bản của dân tộc: Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến. Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá đã làm cho các bộ tộc gắn bó với nhau. Nền kinh tế tự cấp, tự túc bị xoá bỏ, thị trường có tính chất địa phương nhỏ hẹp, khép kín được mở rộng thành thị trường dân tộc. Cùng với quá trình đó, sự phát triển đến mức độ chín muồi của các nhân tố ý thức, văn hoá, ngôn ngữ, sự ổn định của lãnh thổ chung đã làm cho dân tộc xuất hiện. Chỉ đến lúc đó tất cả lãnh địa của các nước phương Tây mới thực sự hợp nhất lại, tức là chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến và dân tộc được hình thành. Ở một số nước phương Đông, do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc thù, đặc biệt do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc đã hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập. Loại hình dân tộc tiền tư bản đó xuất hiện trên cơ sở một nền văn hoá, một tâm lý dân tộc đã phát triển đến độ tương đối chín muồi, nhưng lại dựa trên cơ sở một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định nhưng nhìn chung còn kém phát triển và còn ở trạng thái phân 5 lOMoARcPSD|14052013 tán.Khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất: Nghĩa thứ nhất: Dân tộc hay quốc gia dân tộc là cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và dữ nước. Nghĩa thứ hai: Dân tộc – tộc người : là một cộng đồng người được hình thành lâu dài trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù. Những đặc trưng cơ bản: Những đặc trưng cơ bản của dân tộc theo nghĩa thứ nhất: Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là một trong những đăc trưng quan trọng nhất của dân tộc . Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc cho cộng đồng dân tộc. Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt, tập trung cư trú trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia hoặc hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em, là cơ sở sinh tồn và phát triển của cộng đồng dân tộc. Khái niệm lãnh thổ bao gồm cả vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của quốc gia dân tộc, thường được thể chế hóa thành luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Vận mệnh dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ quốc gia dân tộc. 6 lOMoARcPSD|14052013 Có sự quản lý của một nhà nước-dân tộc độc lập. Có ngôn ngữ riêng hoặc có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, tình cảm... Có nét tâm lí riêng (nét tâm lí dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, gắn bó với nền văn hóa của cả cộng đồng các dân tộc. Những đặc trưng cơ bản của dân tộc theo nghĩa thứ hai: Cộng đồng về ngôn ngữ: Bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, hoặc chỉ riêng ngôn ngữ nói. Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đề luôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn. Tuy nhiên trong quá trình phát triển tộc người vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có những tộc người không còn ngôn ngữ mẹ đẻ mà sử dụng ngôn ngữ khác (ngoại lai) làm công cụ giao tiếp. Cộng đồng về văn hóa: Bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể ở mỗi tộc người phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó. Lịch sử phát triển của mỗi tộc người gắn liền với truyền thống văn hóa của tộc người đó. Ngày nay, cùng với xu thế giao lưu văn hóa song song tồn tại xu thế bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Ý thức tự giác tộc người: Đây là đặc trưng quan trọng nhất, là tiêu chỉ để phân định một tộc người với tộc người khác, và có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người. Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người 7 lOMoARcPSD|14052013 liên quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý tộc người. Ba đặc trưng nói trên tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển. 1.2 Xu hướng phát triển khách quan của dân tộc: Xu hướng thứ nhất: Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc về quyền sống, các dân tộc đấu tranh chống áp bức dân tộc để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau. Khi mà các tộc người đó có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra thành lập các dân tộc độc lập. Vì họ hiểu rằng, chỉ trong cộng đồng độc lập, họ mới có quyền quyết định vận mệnh của mình mà quyền cao nhất là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển. Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Xu hướng thứ hai: các dân tộc trong cùng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này phát huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau vì lợi 8 lOMoARcPSD|14052013 ích chung. ( Sự hình thành của Liêm minh châu Âu, của khối ASEAN) Hai xu hướng này vận động trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc gặp nhiều trở ngại. Bởi vì, nguyện vọng của các dân tộc được sống độc lập, tự do bị chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc xoá bỏ. Chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã biến hầu hết các dân tộc nhỏ bé hoặc còn ở trình độ lạc hậu thành thuộc địa và phụ thuộc của nó. Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận. Thay vào đó họ áp đặt lập ra những khối liên hiệp nhằm duy trì áp bức, bóc lột đối với các dân tộc khác, trên cơ sở cưỡng bức và bất bình đẳng. Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi chế độ người bóc lột người bị xoá bỏ thì tình trạng dân tộc này áp bức, đô hộ các dân tộc khác mới bị xoá bỏ và chỉ khi đó hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc mới có điều kiện để thể hiện đầy đủ. Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự quá độ lên một xã hội thực sự tự do, bình đ ng, đoàn kết hữu nghị giữa người và người trên toàn thế giới. Hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc do V.I. Lênin phát hiện đang phát huy tác dụng trong thời đại ngày nay với những biểu hiện rất phong phú và đa dạng. 9 lOMoARcPSD|14052013 2 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp; kết hợp phân tích hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga về việc giải quyết vấn đề dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XX, V.ILênin đã khái quát vấn đề dân tộc trong Cương lĩnh dân tộc. 2.1 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là các dân tộc lớn hay nhỏ không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; không một dân tộc nào được giữ đặc quyền,đặc lợi, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa và đi áp bức bóc lột dân tộc khác, trước luật pháp mỗi nước và luật pháp quốc tế. Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở đó mới xóa bỏ được tình trạng áp bức dân tộc; phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân 10 lOMoARcPSD|14052013 tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc. 2.2 Các dân tộc được quyền tự quyết: Quyền các dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình, quyền quyết định chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình. Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành lập ra một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc và cũng bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng với lợi ích để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc. 2.3 Liên hiệp công nhân các dân tộc: Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ảnh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp: phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chấn chính. Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung này vừa là nội dung chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thế. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-lênin là cơ sở lý luận quân trọng để các Đảng cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc 11 lOMoARcPSD|14052013 của các đảng cộng sản: nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới;quy định đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc. Đòng thời nó là yếu tố sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ thù của mình. Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể.Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành một sức mạnh vô cùng to lớn. Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau. 12 lOMoARcPSD|14052013 3. Đối chiếu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin với một số đặc điểm của dân tộc nước ta hiện nay Nước ta có 54 dân tộc anh em.Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên phạm vi cả nước.Có 10 dân tộcNước ta có 54 dân tộc anh em.Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên phạm vi cả nước.Có 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người, 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người; 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người. Đăc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay. Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu nông thôn bền chặt sớm xuất hiện. Trải qua lịch sử chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến. Đoàn kết là xu hướng khách quan cố kết các dân tộc trên cơ sở có chung lợi ích, có chung vận mệnh lịch sử, chung một tương lai tiền đồ. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực thì có nơi có lúc cũng xảy ra hiện tượng tiêu cực trong quan hệ dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại luôn luôn dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ dân tộc và can thiệp vào nội bộ của nước ta. Do đó, phát huy truyền thống đoàn kết, xóa bỏ 13 lOMoARcPSD|14052013 thành kiến, nghi kị dân tộc và kiên quyết đập tan âm mưu chia rẽ dân tộc của kẻ thù là nhiệm vụ trọng yếu của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng tăng, tuy trong từng khu vực nhất định có những dân tộc sống tương đối tập trung, nhưng không thành địa bàn riêng biệt. Do đó, các dân tộc nước ta không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng và sự thống nhất hữu cơ giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được củng cố. Tình hình chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế,văn hóa...giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư là một đặc trưng cần được quan tâm nhằm khắc phục dần sự chênh lệch để thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta.nhiều dân tộc có trình độ rất thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên. Đời sống vật chất của bà con dân tộc thiểu số còn thiếu thốn, tình trạng nghèo đói kéo dài, thuốc chữa bệnh khan hiếm, nạn mù chữ và tái mù chữ còn xuất hiện ở nhiều nơi.Đường giao thông và phương tiện đi lại còn khó khăn, điện và nước phục vụ cho đời sống còn rất khan hiếm, thông tin, bưu điện còn chua đáp ứng được nhu cầu của người dân ở nhiều nơi nhất là ở những vùng xa xôi, hẻo lánh...Do điều kiện tự nhiên, xã hội,hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên các dân tộc mới có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa.... Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều có đời sống văn hóa mang bản sắc riêng rất phong phú. Bởi vì bất cứ dân tộc nào dù nhiều người hay ít người, đều có nền văn hóa riêng, phản ánh truyền 14 lOMoARcPSD|14052013 thống lịch sử, đời sống tinh thần, niềm tự hào dân tộc bằng những bản sắc văn hóa độc đáo.Đặc trưng của sắc thái văn hóa dân tộc bao gồm ngôn ngữ, tiếng nói, văn hóa, nghệ thuật, tình cảm dân tộc, y phục, phong tục tập quán, quan hệ gia đình dòng họ.... dân tộc có chữ viết riêng :Thái , Chăm, Mông, Giarai,...Một số dân tộc thiểu số gắn với một vài tôn giáo truyền thống như: đạo Phật, Bàlamôn, đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa ...Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Sự phát triển đa dạng mang bản sắc văn hóa của từng dân tộc càng làm phong phú thêm nền văn hóa của cộng đồng.Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 13% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế, đó là các vùng biên giới, các vùng núi cao, hải đảo...nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực. 15 lOMoARcPSD|14052013 Tài Liệu Tham Khảo 1.Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ ngMác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội – 2011. 2.C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Tập 4. (1995). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 3. Dương Xuân Ngọc (2017), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, Nxb. CAND 16 lOMoARcPSD|14052013 4.Cảnh, T. Q. (2016). Quản lý xã hội về dân tộc. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 5.V.I.Lênin: Toàn tập. Tập 24. (1980). Nxb. Tiến Bộ. 6.V.I.Lênin: Toàn tập. Tập 25. (1980). Nxb. Tiến Bộ. 7.V.I.Lênin: Toàn tập. Tập 30. (1981). Nxb. Tiến Bộ. 17 lOMoARcPSD|14052013
File đính kèm:
- tieu_luan_quan_diem_cua_chu_nghia_mac_lenin_ve_van_de_dan_to.pdf