Tiểu luận Quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc

pdf 17 trang yenvu 25/08/2024 170
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc

Tiểu luận Quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc
 0 
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM 
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO VIỆT NAM 
Bộ Môn: Chính sách đối ngoại 
Đề tài: Quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc 
(1991 đến nay) 
Sinh viên thực hiện: Vũ Huyền Ly 
Lớp : D33 
Hà Nội, tháng 04/2009 
 1 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2 
 1. Nội dung chính ........................................................................................................ 2 
 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 
 3. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 2 
NỘI DUNG ............................................................................................................................. 3 
I. Khái quát quan hệ Trung Quốc và Việt Nam ............................................................ 3 
 1. Khái quát về Trung Quốc ........................................................................................ 3 
 2. Khái quát về các giai đoạn quan hệ Việt Nam – Trung Quốc .................................. 4 
II. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (1991 – nay) .......................................................... 6 
 1. Bối cảnh .................................................................................................................... 6 
 2. Những kết quả đạt được của quan hệ Việt – Trung sau khi bình thường hóa ......... 7 
 3. Những tồn tại giữa quan hệ Việt – Trung ................................................................12 
III. Dự báo quan hệ Việt – Trung trong thời gian tới .....................................................13 
IV. Giải pháp đối với quan hệ Việt – Trung....................................................................14 
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................15 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................16 
 2 
LỜI MỞ ĐẦU 
1. Nội dung chính 
 Trình bày nghiên cứu chính sách Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn 1991 đến 
hiện tại. 
 Phân tích kết quả Việt Nam Trung Quốc đã đạt được để từ đó rút ra bài học và dự 
báo về quan hệ Việt – Trung trong thời gian tới. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
 Nghiên cứu chính sách đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc nhằm góp phần hoạch 
định chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc. 
 Tìm ra những giải pháp cơ bản trong quan hệ chính trị Việt – Trung. 
3. Lý do chọn đề tài 
 Trung Quốc là tổng hợp của nhiều nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại 
Đông Á lục địa, là một đất nước rất quan trọng và phức tạp. 
 Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có nhiều đặc thù riêng, có bề dày lịch sử lâu 
đời nhất trong quan hệ ngoại giao song phương của Việt Nam gần hai mươi hai thế 
kỷ lịch sử. 
 Quan hệ chính trị Việt – Trung giai đoạn 1991 đến nay là thời kỳ diễn ra nhiều sự 
kiện quan trọng đối với hai nước. Năm 1991 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử 
khi tháng 11/1991 Việt Nam tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ Việt-
Trung, chấm dứt sự đối đầu gần 10 năm giữa hai nước. 
 3 
NỘI DUNG 
I. Khái quát quan hệ Trung Quốc và Việt Nam 
1. Khái quát về Trung Quốc 
Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận, là nước 
có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,31 tỉ người. Dân tộc chủ yếu là người Hán chiếm 
tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửa diện tích. Trung Quốc cũng là 
nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới và có rất nhiều dạng khí hậu và địa dư khác 
nhau. Trung Quốc là đất nước có lịch sử lâu đời, có nền văn hóa phát triển rực rỡ, được 
coi là một trong những nền văn minh cổ đại loài người, nhiều phát kiến vĩ đại, đã 
được người Trung Quốc phát minh. Về thể chế chính trị, Trung Quốc hiện đang thực 
hiện đường lối xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng trong quan hệ với các nước họ 
thường coi trọng chủ nghĩa dân tộc lớn. Sau một thời gian cải cách, mở của (bắt đầu từ 
năm 1978) giành được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, từ năm 2003 Trung Quốc đã 
có sự thay đổi về chính sách đối ngoại, Trung Quốc đã chuyển từ chính sách “náu mình 
chờ thời” với luận thuyết nổi tiếng của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình “quyết không đi đầu” 
sang chính sách “trỗi dậy hòa bình” vươn mình ra thế giới để thực hiện chiến lược toàn 
cầu, trong đó bước đi đầu tiên là tạo ra một vùng ảnh hưởng riêng - nơi đầu tiên là Đông 
Nam Á làm bàn đạp tiến ra các khu vực khác trên thế giới với mưu đồ chiếm lĩnh các 
lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa và với tham vọng sẽ vượt Mỹ vào năm 2050. 
Trung Quốc là một trong năm nước sở hữu vũ khí hạt nhân, duy trì một lực lượng quân 
đội lớn nhất thế giới, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, số lượng không phải là cơ sở để 
đánh giá sức mạnh của một quân đội. Năm 2003, GDP của Trung Quốc tính theo sức 
mua tương đương đạt 6.400 tỷ đô la, trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới. Trong 
nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu - chương 
trình không gian ngày nay là thành tựu đáng kể, sử dụng và phối hợp nhiều tiến bộ khoa 
học và kỹ thuật tiên tiến. 
1 
 4 
Tuy nhiên, Trung Quốc còn gặp một số khó khăn như phát triển trong nước còn chưa 
đồng đều, các phần tử ly khai chống đối vẫn còn tồn tại trong nội địa Trung Quốc. Các 
nước lớn như Nhật, Mỹ luôn tìm mọi cách kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Bên 
cạnh đó, với quá khứ mở rộng thế lực bằng bạo lực, Trung Quốc đã cho mình một hình 
ảnh không tốt với các nước láng giềng. 
2. Khái quát về các giai đoạn quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 
Quan hệ Việt -Trung trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước đến nay. Hai nước 
luôn có sự tương tác về nhiều mặt tạo nên quan hệ sâu sắc trong lịch sử, văn hóa, kinh tế 
vì vậy giữa Việt Nam và Trung Quốc có một mối quan hệ đặc biệt và khác thường. 
Trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có thể nói yếu tố 
Trung Quốc luôn là một yếu tố cự kỳ quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc, có cả sự đau 
đớn và những thời kỳ gắn bó tươi sáng. Lịch sử đã ghi nhận 14 lần các thế lực phong 
kiến phương bắc xâm lược Việt Nam, những bất đồng, tranh chấp về quyền lợi dân tộc 
đặc biệt là về biên giới, lãnh thổ trên đất liền và trên biển diễn ra thường xuyên và kéo 
dài. Đồng thời bên cạnh đó những mối quan hệ tác động giao thoa về kinh tế, đặc biệt 
về văn hóa đã tạo nên những nét tương đồng làm nên sự gắn bó của nhân dân hai nước; 
nhiều nét sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, y học của Việt Nam tuy không sao chép, rập 
khuôn nhưng về cơ bản có nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc. Sau 
khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 và nước Cộng hòa nhân dân Trung 
 5 
Hoa ra đời năm 1949, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển lớn, gắn bó hơn 
nhưng vẫn chứa đựng những vấn đề phức tạp. Ngày 18/1/1950, Trung Quốc là nước đầu 
tiên công nhận và thiết lập ngoại giao với Việt Nam. Sau sự kiện này, vị trí của Việt 
Nam đã được nâng cao, mở rộng quan hệ với cách mạng thế giới, đồng thời cũng khẳng 
định sự ủng hộ chính trị cao nhất của Trung Quốc đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, 
Trung Quốc cũng đã có những giúp đỡ to lớn đối với Việt Nam trong thời kì kháng 
chiến chống Pháp, chống Mỹ. 
Tuy nhiên, vào những năm 70 của thế kỷ 20 khi Trung Quốc không còn lợi dụng được 
vấn đề Việt Nam để làm con bài mặc cả với Mỹ và khống chế được Việt Nam trong quỹ 
đạo của mình, Trung Quốc đã đột ngột có sự chuyển hướng trong quan hệ với Việt 
Nam, gây áp lực kinh tế bằng cách cắt viện trợ, rút chuyên gia; hỗ trợ và xúi giục chế độ 
Polpot ở Campuchia gây ra cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và đặc biệt là đã trực 
tiếp đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới vào ngày 17 tháng 2 năm 
1979 và kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả 
hai phía, tiếp đó là xúc tiến “cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt” kéo dài 10 năm từ 
1979 đến 1989 gây ra những khó khăn và tổn thất to lớn cho phía Việt Nam, làm ảnh 
hưởng nghiêm trọng đến việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế của Việt Nam. Có thể 
nói một đặc điểm rất quan trọng trong giai đoạn lịch sử này là khi Việt Nam phù hợp 
với quyền lợi của Trung Quốc thì mối quan hệ tốt đẹp nhưng khi Việt Nam không còn 
đáp ứng được những yêu cầu chiến lược và quyền lợi của Trung Quốc thì Trung Quốc 
sẵn sàng dùng mọi biện pháp gây áp lực, kể cả gây chiến tranh. Quan điểm xuyên suốt 
của Trung Quốc là không muốn một Việt Nam sụp đổ nhưng cũng không muốn để Việt 
Nam mạnh và nằm ngoài quỹ đạo của Trung Quốc. 
Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, bối cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi và ngày càng phức 
tạp, để phù hợp với sự phát triển của hai nước, thiện chí đã gặp thiện chí, sau các cuộc 
đàm phán diễn ra liên tục đến đầu tháng 11/1991 lãnh đạo cấp cao hai nước đã chính 
thức tuyên bố bình thường hóa trong quan hệ giữa hai Đảng và hai nước. Sự kiện này đã 
đáp ứng được mong mỏi của nhân dân hai nước, mở ra một thời kỳ mới cho quan hệ 
hợp tác về nhiều mặt. Thực tiễn những năm qua đã cho thấy từ bình thường hóa quan hệ 
 6 
chính trị đã mở đường cho quan hệ kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa, an ninh quốc 
phòng, được tăng cường lên một bước. Việt Nam – Trung Quốc tuy đã gắn bó hơn 
nhưng vẫn chứa đựng nhưng vấn đề phức tạp, và trong những giai đoạn nhất định thì 
vẫn luôn chứa đựng những mâu thuẫn bẩm sinh vốn có, sự mâu thuẫn về lợi ích của hai 
dân tộc liên quan đến một số vấn đề cụ thể mang tính hai mặt như vấn đề biển đảo, lãnh 
thổ. 
II. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (1991 – nay) 
1. Bối cảnh 
Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi cơ bản, các nước đều có sự điều 
chỉnh về chiến lược. Đại hội lần thứ VII (6/1991) tiếp tục khẳng định chủ trương của 
Đảng ta đối với Trung Quốc, từng bước mở rộng quan hệ, hợp tác và giải quyết những 
vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh 
“Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và nội dung cơ bản của 
Chiến lược “Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. 
Ngày 07/11/1991, để đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của hai nước, phù hợp với 
lọi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và sự phát 
triển khu vực giữa Việt Nam và Trung Quốc, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội 
đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã tiến hành chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung 
Quốc, cùng với tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc 
Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý 
Bằng ra Thông cáo chung, tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ Việt-Trung, 
chấm dứt sự đối đầu gần 10 năm, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ giữa 
hai nước. Hai bên cam kết sẽ phát triển quan hệ hữu nghị, láng giềng, thân thiện trên cơ 
sở nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn 
nhau không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn 
tại hòa bình. 
 7 
Sau khi quan hệ trở lại bình thường, nhà nước ta đã không ngừng thúc đẩy các mối quan 
hệ, các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước hàng năm. Hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ 
hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học – kỹ thuật và văn hóa theo nguyên tắc bình đẳng, 
cùng có lợi. Cùng với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, quan hệ giữa Đảng 
Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng sẽ được khôi phục. Thông cáo 
chung nhân chuyến thăm là một cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt –Trung, chấm 
dứt thời kỳ bất bình thường, đưa quan hệ hai nước vào thời kỳ phát triển mới. 
2. Những kết quả đạt được của quan hệ Việt – Trung sau khi bình thường hóa 
Những năm gần đây, tổng thể quan hệ Trung Việt phát triển tốt, phương châm 16 chữ 
trong quan hệ Trung Việt “ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, 
hợp tác toàn diện” mà lãnh đạo hai đảng xác định đang được từng bước thực hiện. 
Những hoạt động, thành quả giữa hai nước Việt – Trung là một cơ sở vững chắc để thúc 
đầy những hoạt động nhiều mặt. Nó chứng tỏ rằng quan hệ Việt Trung đang thực sự 
phát triển, ảnh hưởng không chỉ về chính trị mà ngày càng được mở rộng sâu sắc trên 
nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng. 
a. Chính trị 
Sau khi quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường năm 1991, mối quan hệ giữa hai 
Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc) giữa hai nhà nước 
(CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa) ngày càng được củng cố và phát triển. 
Trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc với các nước Đông Nam Á khác 
thì mười năm qua chỉ có quan hệ Việt – Trung mới có đặc điểm là hàng năm các nhà 
lãnh đạo cấp cao nhất tiến hành các chuyến đi thăm lẫn nhau. Các đồng chí lãnh đạo cấp 
cao Việt Nam và Trung Quốc đều đã sang thăm lẫn nhau. Việc tiến hành trao đổi đoàn 
cao cấp nhất đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong quan hệ hai nước. Theo tính toán 
chưa đầy đủ, hàng năm có khoảng hơn 100 đoàn đại biểu sang thăm lẫn nhau. Việc trao 
đổi các đoàn số lượng lớn, ở tất cả các cấp và rất đa dạng đã thúc đẩy sự hiểu biết lẫn 
nhau và quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. 
 8 
Chính những cuộc gặp gỡ quan trọng đó đã tạo cơ sở tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hợp 
tác nhiều mặt và giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước, đẩy nhanh các tiến trình 
đàm phán, nâng cao hiệu suất công tác: giải quyết xong phần Vịnh Bắc Bộ trong năm 
2000, ký kết hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam - Trung Quốc đã 
tuyên bố chung ký kết Hiệp ước về biên giới trên đất liền, sau 8 năm (từ năm 1999), 
ngày 31/12/2008, qua hàng chục vòng đàm phán căng thẳng, với gần 2.000 cột mốc 
nằm dọc 1.400 km biên giới hai nước. Đây là kết quả của sự chỉ đạo đúng hướng, tích 
cực và kịp thời của lãnh đạo hai Đảng, hai nước, là kết quả của sự cố gắng to lớn và sự 
hợp tác chặt chẽ của các cơ quan hữu quan hai nước trong quá trình đàm phán nhiều 
năm qua. Nó không chỉ là một sự kiện quan trọng đối với nhân dân hai nước mà còn 
góp phần xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, 
ổn định, góp phần vào gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực. 
Sự phát triển của quan hệ Việt – Trung được đặt trong bối cảnh chung là Việt Nam và 
Trung Quốc đều thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa và đa dạng 
hóa. Mối quan hệ đa phương của mỗi bên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ song 
phương phát triển. Với tư cách là thành viên của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam 
Á (ASEAN), Việt Nam đã tích cực ủng hộ Trung Quốc trở thành bên đối thoại chính 
thức của Diễn đàn ASEAN (ARF). Ngược lại, với cương vị là một thành viên có tiếng 
nói quan trọng trong tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), 
Trung Quốc đã tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức nói trên, tạo thuận lợi cho 
quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. 
Năm 2008, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Chính phủ 
Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và nhiều Ủy viên Bộ Chính 
Trị tới thăm Trung Quốc, đặc biệt là cuối tháng 5 năm 2008 Tổng Bí thư Trung Ương 
ĐCSVN Nông Đức Mạnh tới thăm Trung Quốc, cùng với Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào 
duy trì bảo vệ đại cục hữu nghị Việt – Trung, đi sâu vào trao đổi kiến thức cùng phát 
triển, đạt được một loạt nhận thức chung quan trọng, chỉ rõ phương hướng cho thúc đẩy 
quan hệ hai Đảng hai nước phát triển ổn định. Hai bên bày tỏ tuyên bố liên hiệp Trung 
Việt, đạt được sự nhất trí xác định phát triển quan hệ “ Đối tác hợp tác chiến lược toàn 
 9 
diện” Trung Việt dưới sự chỉ đạo của tinh thần 04 tốt và phương châm 16 chữ đạt được 
nhất trí, đồng thời ký kết nhiều văn kiện hợp tác. Tháng 4/2009, hai nước thiết lập 
“đường dây nóng” giữa lạnh đạo cấp cao hai nước để tăng cường trao đổi ý kiến và giải 
quyết các vấn đề lớn, đột xuất trong quan hệ. Tháng 8 Chủ tịch nước Nguyễn Minh 
Triết cũng tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, tháng 10 Nguyễn Tấn 
Dũng chính thức thăm Trung Quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á Âu lần thứ 7. 
Qua mở rộng các mối quan hệ chính trị, hai Đảng, hai Nhà nước đã có sự hiểu biết nhau 
hơn trên nhiều vấn đề quan trọng, những thỏa thuận chính trị đã trở thành nền tảng cho 
quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước trên các lĩnh vực khác. 
b. Kinh tế 
Hợp tác kinh tế thương mại hai nước phát triển nhanh, Trung Quốc liên tục 4 năm liền 
trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam, quan hệ kinh tế thương mại hai 
bên đã tiến vào giai đoạn mới phát triển tầm sâu, đa lĩnh vực, toàn phương hướng. Sự 
phát triển hữu nghị Việt Trung là một cơ sở vững chắc để thúc đẩy những hoạt động 
nhiều mặt, trong đó có quan hệ kinh tế giữa hai nước, đồng thời cũng góp phần vào sự 
phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Năm 2007, kim ngạch thương mại hai nước 
Trung Việt là 15,122 tỷ USD, tăng trưởng 51,9 %, thực hiện trước 3 năm mục tiêu lãnh 
đạo hai nước đề ra đến năm 2010 kim ngạch thương mại hai bên đạt 15 tỷ USD. Từ 
tháng 1 đến tháng 8 năm 2008, kim ngạch thương mại hai bên đạt 13,6 tỷ USD, tăng so 
với cùng kỳ là 50,5 %, trong đó nước ta xuất khẩu từ Việt Nam tăng so với cùng kỳ là 
48,4%. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất Việt Nam. Hàng hóa xuất khẩu 
của Trung Quốc chủ yếu là sản phẩm dệt may, thép, dầu thành phẩm, nhập khẩu chủ 
yếu từ Việt Nam dầu thô, than, cao su thiên nhiên, 
Cho đến cuối năm 2007, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam là 350 
triệu USD, Việt Nam thành lập tại Trung Quốc là 424 doanh nghiệp. Nguồn viện trợ của 
Trung Quốc vào Việt Nam cũng có những hiệu quả mới. Từ năm 1991 đến nay, Trung 
Quốc đã cung cấp khoảng 3,365 tỷ Nhân Dân Tệ (NDT), viện trợ không hoàn lại là 553 
2 Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam 
 10 
triệu. Những hạng mục tương đối lớn được thực hiện có: cải tạo mở rộng xây dựng nhà 
máy phân đạm Bắc Giang và nhà máy gang thép Thái Nguyên, tạo tín hiệu đường sắt từ 
thành phố Vinh tới TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã quyết định xóa hai 
khoản nợ khoảng 420 triệu NDT và bồi dưỡng 1400 cán bộ đảng cho Việt Nam, công 
tác viện trợ cho Việt Nam được ban ngành Chính phủ và công chúng Việt Nam ủng hộ 
và đánh giá cao. 
c. Xã hội , văn hóa và giáo dục 
Trong thời gian qua, hai nước đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác về văn hóa, y tế, giáo dục, 
thể thao và du lịch Việt-Trung. Ngoài việc tổ chức các đoàn giao lưu học tập kinh 
nghiêm, trao đổi học thuật, nghiên cứu lý luận, hai nước đã xúc tiến mạnh mẽ việc tiếp 
nhận đào tạo cán bộ và lưu học sinh, trao đổi văn hóa; đẩy mạnh hợp tác về y tế kể cả 
trong lĩnh vực phân phối thuốc và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân dân, mở ra các 
phòng khám Trung Quốc ở Việt Nam. Năm 2007, Trung Quốc đã tiếp nhận 200 học 
viên Việt Nam của 76 khóa học đến Trung Quốc nghiện cứu tu nghiệp đào tạo huấn 
luyện. Người Việt Nam du học tại Trung Quốc gần 10.000 người, là nước có lượng du 
học sinh nhiều thứ 3 ở Trung Quốc. Hiện có 20 trường Đại Học Việt Nam có quan hệ 
giao lưu và hợp tác với trên 40 trường đại học hoặc học viện của Trung Quốc. 
Mối quan hệ giao lưu hợp tác về văn hóa ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn 
chiều sâu. Năm 1992, hai bên đã ký kết Hiệp định Văn hóa giữa Chính phủ CHXHCN 
VIệt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa, tạo cơ sở cho việc tăng cường giao lưu văn 
hóa giữa hai nước. Trong những năm qua giữa hai nước đã trao đổi rất nhiều đoàn với 
các loại hình nghệ thuật phong phú, đồng thời các đơn vị nghệ thuật còn trao đổi kinh 
nghiệm công tác, báo chí, đào tạo cán bộ văn hóa, Năm 2006 đã diễn ra Tuần lễ Văn 
hoá Trung Quốc3 tại Việt Nam với các chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển lãm ảnh 
và tọa đàm. Đây là một trong những hoạt động giao lưu văn hoá Việt Nam và Trung 
Quốc theo thoả thuận của Bộ Văn Hoá hai nước nhằm thúc đẩy tình đoàn kết, hữu nghị 
và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc. 
3 
 11 
Về lĩnh vực du lịch, sau khi ký Hiệp định hợp tác du lịch ngày 8/4/1994, quan hệ du lịch 
hai nước ngày càng phát triển. Số lượng khách Trung Quốc sang du lịch Việt Nam ngày 
càng tăng. Năm 1993, số lượng chỉ khoảng 17 nghìn lượt người, đến năm 2000 số lượng 
khách là 600 nghìn lượt khách, tăng hơn 35 lần. Việt Nam- Trung Quốc hợp tác phát 
triển phấn đấu thực hiện tốt khẩu hiệu “Một điểm đến 2 quốc gia”4 để thu hút du khách 
tới địa danh biên giới Việt- Trung. Tháng 3/2009 Lãnh đạo ngành du lịch của 4 tỉnh, 
thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam 
(Trung Quốc) đã họp bàn thống nhất triển khai một số giải pháp tăng cường hợp tác 
quản lý kinh doanh du lịch và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách 
liên quan tới phát triển du lịch của cả hai bên, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang bị 
khủng hoảng. Cùng phối hợp biên tập, xuất bản, phát hành các ấn phẩm quảng bá du 
lịch bằng các thứ tiếng Việt – Hoa – Anh cho khách du lịch tới Trung Quốc và Việt 
Nam. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, thống nhất một loại 
giá thu lệ phí du lịch của cả 2 bên, đấu tranh kiên quyết với hiện tượng cạnh tranh dịch 
vụ du lịch không lành mạnh 
Ngày 7/4/2009, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông Tin - Truyền thông phối hợp với Bộ 
Ngoại giao và Bộ Tư lệnh Biên phòng đã tổ chức khai mạc triển lãm "Việt Nam - Trung 
Quốc, biên giới hoà bình, hữu nghị"5, triển lãm này giới thiệu gần 300 tư liệu hiện vật 
có giá trị về công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc. 
Triển lãm cũng dành một phần quan trọng giới thiệu sự quan tâm của các đồng chí lãnh 
đạo Đảng, Nhà nước đối với công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam- Trung 
Quốc. 
d. An ninh quốc phòng 
Sự thay đổi của thế giới trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh đã đưa đến sự thay đổi về 
môi trường chiến lược và an ninh của tất cả các nước. Ngày nay, khái niệm an ninh của 
mỗi quốc gia được hiểu là nền an ninh toàn diện. Trong những năm gần đây, Việt Nam 
4 
5 
 12 
và Trung Quốc đã có sự trao đổi, hợp tác trên lĩnh vực an ninh và quốc phòng, hai bên 
đã tiến hành tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ, hợp tác đào tạo cán bộ, trao đổi thông tin, 
phối hợp đấu tranh chống tội phạm xuyên biên giới, Hai bên trung bình mỗi năm có 
hơn 200 đoàn thăm viếng lẫn nhau. Năm 2006 Bộ Quốc phòng hai nước tổ chức thương 
lượng về công tác an ninh quốc phòng lần thứ hai và Bộ Công An hai nước tổ chức Hội 
nghị hợp tác phòng chống tội phạm và bảo vệ trật tự xã hội khu vực biên giới Trung – 
Việt lần thứ hai, đến năm 2007, quân đội hai nước Ký Hiệp định hợp tác biên phòng và 
Hiệp định hợp tác công tác đảng vụ và chính trị quân đội, hải quân hai nước đến nay đã 
tiến hành 4 đợt tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ. Bộ Công An hai nước đã ký hiệp định 
về hợp tác chống tội phạm trên vùng biên giới và đã triển khai các hoạt động phối hợp 
trên thực tế, đạt hiệu quả tương đối tốt góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên vùng biên 
giới. 
3. Những tồn tại giữa quan hệ Việt – Trung 
Tuy nhiên, phải nhận thức một vấn đề bản chất là mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 
dù có phát triển thuận lợi, tốt đẹp trong những giai đoạn nhất định thì vẫn luôn tồn tại, 
chứa đựng những mâu thuẫn, bẩm sinh vốn có, đó là sự mâu thuẫn về lợi ích giữa hai 
dân tộc và sự xung đột về chính trị. 
a. Xung đột về chính trị 
Với nhiều toan tính chiến lược, Trung Quốc mong muốn vừa tác động kiềm chế, vừa chi 
phối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc xác lập vùng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu 
vực Đông Nam Á sau đó từng bước mở rộng phạm vi ra toàn thế giới, trong khi đó lập 
trường Việt Nam luôn nhất quán rõ ràng: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước 
nhưng phải trên tinh thần bình đẳng và giữ vững độc lập, không chấp nhận nằm trong 
quỹ đạo ảnh hưởng của bất cứ nước nào kể cả Trung Quốc. Điều này đã gây nên xung 
đột chính trị giữa hai quốc gia. Chính vì vậy, tuy đã bình thường hóa quan hệ và quan 
hệ hai nước có những bước tiến mới nhưng để phục vụ cho mưu đồ chiến lược của 
mình, Trung Quốc không ngừng tiến hành các hoạt động tác động đối với Việt Nam trên 
các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội nhằm tiếp tục thưc hiện âm mưu chi phối 
 13 
Việt Nam. Có thể nói vấn đề bình thường hóa và mở cửa giao lưu hợp tác với Trung 
Quốc là thời cơ thuận lợi vừa là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. 
b. Xung đột về lợi ích 
Việt Nam là nước láng giềng phía nam Trung Quốc, với hơn 1400 km đường biên giới 
trên đất liền, với đặc điểm núi liền núi sông liền sông, có chung vịnh Bắc Bộ và Biển 
Đông, giữa hai nước không khỏi tránh khỏi các vấn đề biên giới lãnh thổ, vấn đề biển 
đào thuộc chủ quyền quốc gia, điển hình là vấn đề biển Đông đã tồn tại rất lâu và còn 
lâu dài. 
Hai nền kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đang tìm hướng vươn lên dựa trên những 
ưu thế về sản xuất công nghiệp nhẹ và xuất khẩu hàn nông sản, tương đối tương đồng, 
chính vì vậy đã diễn ra cạnh tranh, xung đột lẫn nhau trên thị trường quốc tế. Trên thực 
tế, thời gian qua cho thấy trong quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam, Trung Quốc 
dùng nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu hàng hóa sang ta, nhằm thực hiện mục 
tiêu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Đồng thời họ cũng dùng nhiều biện pháp để tăng 
cường đưa hàng hóa của họ sang ta, nhằm thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Việt 
Nam. Đồng thời, Trung Quốc cũng dùng nhiều biện pháp để tăng cường hàng hóa, thiết 
bị lạc hậu sang tiêu thụ tại Việt Nam. Tìm mọi cách để kiềm chế, lấn lướt ta theo hướng 
có lợi cho họ. Trung Quốc xác định Việt Nam vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa vừa là 
cửa ngõ để đi vào thị trường ASEAN. 
III. Dự báo quan hệ Việt – Trung trong thời gian tới 
Trung Quốc và Việt Nam đều cẩn ổn định để phát triển, tránh quan hệ căng thẳng xung 
đột vũ trang. Với chiến lược vươn ra thế giới của Trung Quốc, việc đầu tiên là phải giữ 
chính sách “hòa bình”. Trên nền tảng kinh tế phát triển cũng như mọi lĩnh vực, Trung 
Quốc đang phấn đấu trở thành một siêu cường chi phối thế giới về chính trị và kinh tế. 
Bước đi đầu tiên của Trung Quốc là khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là bàn đạp giúp 
Trung Quốc gây tầm ảnh hưởng với nhiều nước trên thế giới và đóng vai trò là một chìa 
khóa quan trọng để thực hiện ý đồ chiến lược này. Chính vì thế, Trung Quốc phải giữ 
quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Bên cạnh đó, các nước phương Tây đang bao vây, cô lập 
 14 
Trung Quốc, chính vì vậy Trung Quốc đang không ngừng cố gắng tạo ra các mối quan 
hệ láng giềng tốt đẹp mà điển hình đầu tiên là tạo ảnh hưởng đến các nước Đông Nam 
Á. Việt Nam là nước đầu tiên Trung Quốc giành nhiều quan tâm và đặt nhiều chiến 
lược nhằm gây tầm ảnh hưởng lớn. 
Tuy nhiên, Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn tồn tại về nhiều vấn đề, nổi cộm là vấn đề 
biển Đông. Đây là một bất đồng lớn mà hai nước chưa thể giải quyết trong thời gian 
trước mắt. 
IV. Giải pháp đối với quan hệ Việt – Trung 
Trung Quốc vừa là một nước láng giềng vừa là một nước lớn, vì vậy Việt Nam cần phải 
nghiên cứu kỹ hơn về Trung Quốc, cần có một chiến lược trong quan hệ với Trung 
Quốc, cần có một chính sách đối ngoại riêng như các nước lớn và có quan hệ đặc thù 
với Việt Nam. Đồng thời Việt Nam cần tập trung phát triển kinh tế, xã hội, đất nước, 
củng cố an ninh quốc phòng vững chắc. Chính những điều này sẽ tạo nền tản vững chắc 
để tiến hành tốt công tác đối ngoại trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc. Hơn nữa, 
Việt Nam phải tìm được giá trị của mình trong chiến lược của Trung Quốc để tận dụng 
đi sâu và có chiến lược cụ thể với chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc. 
Trong quan hệ với Trung Quốc, giữ mối quan hệ hợp tác hữu nghị đồng thời tiếp tục 
thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa nhưng luôn tự chủ để đảm bảo sức mạnh của dân 
tộc Việt Nam, nhằm khẳng định mình và tạo mối quan hệ rộng rãi trên trường quốc tế, 
tránh áp đặt từ phía Trung Quốc. 
Trong đối ngoại, mối quan hệ Trung – Việt ta phải chú ý mối quan hệ Trung - Mỹ với 
Trung -Việt. Đặc biệt, phải hết sức chú ý ủng hộ các lợi ích chính đáng của Trung Quốc 
trên chiến trường quốc tế. Ví dụ: chống độc lập li khai, vấn đề Đài Loan độc lập. Cần 
phải tạo được sự tin cậy với Trung Quốc, tránh xảy ra những nghi kỵ về chính trị giữa 
hai nước, và tuyệt đối không được để Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam đi theo nước 
khác chống lại Trung Quốc. Đồng thời phải hết sức chú ý tránh để trở thành “con bài” 
trong quan hệ giữa các nước lớn đặc biệt giữa Trung Quốc và Mỹ. 
 15 
KẾT LUẬN 
Mặc dù trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đan xen nhiều vấn đề phức tạp, Trung 
Quốc luôn thể hiện thái độ “cá lớn nuôt cá bé”, lấn át và tranh giành. Những giúp đỡ 
của Trung Quốc bao giờ cũng kèm theo toan tính phục vụ cho lợi ích quyền lợi của họ. 
Tuy nhiên, Việt Nam cần thực hiện kiên trì chủ trương, chính sách giữ vững độc lập chủ 
quyền nhưng coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc mà Việt Nam đã và 
đang tiến hành từ năm 1991 đến nay để có điều kiện giữ vững ổn định tạo môi trường 
thuận lợi để xây dựng phát triển đất nước, kiên quyết và mềm dẻo đấu tranh với những 
hoạt động xâm phạm của chủ quyền quốc gia, đồng thời tranh thủ các yếu tố đồng thuận 
giữa hai nước. Cần chú ý sử dụng linh hoạt vai trò của cộng đồng quốc tế, của các tổ 
chức quốc tế khu vực để tạo thêm chỗ dựa và sức mạnh cho ta trong quan hệ với Trung 
Quốc. 
 16 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Sách tham khảo: 
1. Đỗ Tiến Sâm – Furuta Motoo. Chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam và quan 
hệ Việt Nam - Trung Quốc 
2. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 – Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 
3. Thông tấn xã Việt Nam 
4. Học viện quan hệ quốc tế. 50 năm quan hệ Việt – Trung 
5. T.S Vũ Dương Huân – Học Viện quan hệ quốc tế. Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự 
nghiệp đổi mới (1975-2002) 
Website 
1. 
2. 
3. 
4. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_quan_he_chinh_tri_viet_nam_trung_quoc.pdf