Tiểu luận Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định

docx 123 trang yenvu 12/11/2023 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định

Tiểu luận Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định
DƯƠNG HỒNG NHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA 3 - 2 TỈNH NAM ĐỊNH
TIỂU LUẬN
Khóa 3 (2015 - 2017)
Hà Nội, 2017
DƯƠNG HỒNG NHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA 3 - 2 TỈNH NAM ĐỊNH
TIỂU LUẬN
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 60310642
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đinh Gia Lê
Hà Nội, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài này người viết chưa công bố ở bất kỳ đâu và không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Một số thông tin liên quan, số liệu và trích dẫn đều được ghi rõ tại phần tài liệu tham khảo và phụ lục trong luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày	tháng	năm 2017
Tác giả luận văn
Dương Hồng Nhung
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BCH BHXH BHYT CLB CNVC CTQG ĐSVH HDND GD&ĐT GS KHKT LSVH PGS TDTT TNCS
Tp tr. TS
UBND UNESCO
VHTT VHTT & DL
Ban Chấp hành Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Câu lạc bộ
Công nhân viên chức Chính trị quốc gia Đời sống văn hóa Hội đồng nhân dân Giáo dục và Đào tạo Giáo sư
Khoa học kỹ thuật Lịch sử, văn hóa Phó giáo sư
Thể dục thể thao Thanh niên cộng sản Thành phố
Trang Tiến sĩ
Ủy ban Nhân dân
(Tên tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization.
Tên tiếng Việt: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc).
Văn hóa thông tin
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU	1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ
TỔNG QUANNHÀ VĂN HÓA 3 - 2 TỈNH NAM ĐỊNH	8
Những khái niệm cơ bản	8
Quản lý và quản lý văn hóa	8
Thiết chế và thiết chế văn hóa	11
Nhà văn hóa	12
Hoạt động của Nhà văn hóa trong đời sống cộng đồng	13
Vai trò công tác quản lý hoạt động văn hóa	13
Sự ảnh hưởng của hoạt động Nhà văn hóa trong đời sống cộng đồng . 15
Các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Nhà văn hóa	15
Quan điểm, mục tiêu của Đảng về thiết chế văn hóa và Nhà văn hóa	15
Văn bản hướng dẫn của Bộ VHTT & DL	18
Khái quát về tỉnh Nam Định và Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định	19
Tỉnh Nam Định	19
Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định	25
Tiểu kết	29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NHÀ VĂN HÓA 3 - 2 TỈNH NAM ĐỊNH	31
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà văn hóa 3 - 2	31
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định	31
Cơ Sở vật chất và trang thiết bị	32
Thực trạng hoạt động của Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định	33
Hoạt động văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ	33
Hoạt động tuyên truyền cổ động	40
Hoạt động mở các lớp năng khiếu	43
Một số hoạt động khác	44
Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và quản lý hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định	47
Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức	47
Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động Nhà văn hóa	48
Đánh giá về công tác quản lý hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2	51
Những thành công và hạn chế	51
Nguyên nhân của một số hạn chế	57
Tiểu kết	60
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA 3 - 2 TỈNH NAM ĐỊNH	62
Nguyên tắc đề xuất các giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Nhà văn hóa	62
Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ	62
Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp, thực tiễn	63
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tích cực tham gia của sinh viên với công tác tổ chức của Nhà văn hóa	64
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa	64
Định hướng về công tác quản lý hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định	65
Đổi mới chương trình hành động trong công tác quản lý Nhà văn hóa 3 - 2	68
Xã hội hóa các hoạt động Nhà văn hóa 3-2	70
3 2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động Nhà văn hóa 3
- 2 tỉnh Nam Định	71
Nhóm giải pháp về nhận thức	71
Nhóm giải pháp về tổ chức	74
Nhóm giải pháp về hoạt động	78
Khuyến nghị	85
Tiểu kết	86
KẾT LUẬN	88
TÀI LIỆU THAM KHẢO	90
PHỤ LỤC	92
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Nhà Văn hóa 3 - 2	32
Biểu đồ 2.2. Độ tuổi tham gia khảo sát	51
Biểu đồ 2.3. Cách bố trí thời gian rảnh rỗi cho những hoạt động trong tháng	52
Biểu đồ 2.4. Mục đích đến tham gia hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2	53
Biểu đồ 2.5. Thái độ đối của người dân với các hoạt động được tổ chức ở
Nhà văn hóa 3 - 2	54
Biểu đồ 2.6. Hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2 được người dân quan tâm	55
Biểu đồ 2.7. Thời gian tham gia hoạt động tại Nhà văn hóa 3 - 2	55
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, trong đó có xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở.
Có thể nói, thiết chế văn hoá cơ sở từ cấp tỉnh tới các thôn, làng, ấp, bản là công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Những nội dung hoạt động phong phú, thiết thực của hệ thống thiết chế văn hoá đã tạo điều kiện cho sinh hoạt văn hoá cộng đồng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều điển hình về cơ chế xây dựng, quy hoạch thiết chế văn hoá và cách làm sáng tạo trong nhân dân đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Tuy vậy, thực tế xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết được những giá trị và đạt được những mục tiêu đặt ra.
Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định là một thiết chế văn hóa đặc thù, nơi tổ chức các sự kiện, các hoạt động mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Nam Định. Với chức năng nhiệm vụ của mình, trong những năm qua Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định đã và đang quản lý các hoạt động, trực tiếp giám sát tổ chức các hoạt động nghiệp vụ, phục vụ tốt nhiều hoạt động chính trị của tỉnh, triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các ngành, tổ chức cá nhân để biểu diễn văn hóa nghệ thuật, đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân với tinh thần cao đẹp hơn, nâng cao được tri thức, giao lưu và học hỏi lẫn nhau, phục vụ đắc lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh những thành tích đạt được, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, rất nhiều hình thức tổ chức dịch vụ văn hóa giải trí ra
đời, phát triển cả về quy mô và chất lượng đã dẫn đến việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà văn hóa ngày càng trở nên khó khăn, còn nhiều bất cập và hiệu quả hoạt động chưa cao. Để nâng cao công tác quản lý, tổ chức các hoạt động được hiểu quả hơn, vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định phải nhanh chóng đổi mới phương thức hoạt động để thu hút được quần chúng nhân dân. Ngoài ra, trong xã hội hiện nay, các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, để góp phần ngăn chặn những tệ nạn này, Nhà văn hóa không ngừng tuyên truyền các tệ nạn xã hội. Không chỉ dừng ở đó, Nhà văn hóa phải đổi mới phương thức để thu hút được thanh thiếu niên đến với các hoạt động văn hóa lành mạnh, hạn chế được phần nào sự ảnh hưởng của những tệ nạn đó tới nhân dân trong cộng đồng.
Với những lý do khách quan và chủ quan như đã trình bày ở trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động của Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý văn hóa với mục đích tiếp nối những nghiên cứu trước đây, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở các cấp.
Tình hình nghiên cứu
Một số đề tài, bài viết liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài
Năm 1996, luận án tiến sĩ khoa học ngành triết học Giáo dục lý tưởng thẩm mỹ cho thanh niên thông qua hệ thống thiết chế nhà văn hóa của tác giả Trần Quốc Bảng [3] bảo vệ thành công tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, đã đề cập đến mục đích của thiết chế Nhà văn hóa thông qua việc nghiên cứu những hoạt động diễn ra ở đây. Trong phạm vi của đề tài, vấn đề quản lý thiết chế này không được nghiên cứu, đề cập sâu nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài về những hoạt động diễn ra ở đây cũng là những gợi mở quan trọng để
giúp tôi có cái nhìn hệ thống về mục đích cũng như những hoạt động diễn ra tại Nhà văn hóa.
Năm 1999, tác giả Bùi Tiến Quý thực hiện đề tài Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhà văn hoá [44]. Đây là luận án tiến sĩ khoa học ngành kinh tế, được bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án này đã đề cập đến những vấn đề chung về hoạt động nhà văn hóa. Sự ra đời câu lạc bộ - nhà văn hoá ở Việt Nam. Hoạt động và quản lí nhà văn hoá trong giai đoạn phát triển mới. Các phương pháp quản lí trong hoạt động nhà văn hoá, chất lượng và hiệu quả hoạt động nhà văn hoá. Đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống về Nhà văn hóa nói chung ở Việt Nam trên phương diện kinh tế. Những kết quả của đề tài này rất cần thiết và là căn cứ tham khảo cho những lập luận của mình.
Năm 2007, bài viết “Xây dựng nhà văn hóa xóm, bản thành công và vướng mắc” của tác giả Lưu Huy Chiêm, đăng trên tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 9, tr. 49-50 [14], đã đề cập đến những khó khăn trong việc quản lý, tổ chức hoạt động tại Nhà văn hóa tại cơ sở và bước đầu đưa ra được một số giải pháp.
Trong lĩnh vực quản lý văn hóa, năm 2012, luận văn thạc sĩ với đề tài Quản lý hoạt động của trung tâm văn hóa thông tin quận Hà Đông, Hà Nội hiện nay, của tác giả Nghiêm Nam Hùng bảo vệ thành công tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội.[29]
Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Thu Phương bảo vệ thành công tại trường Đại học Sư phạm Nghệ Thuật Trung ương, năm 2016 với đề tài Quản lý hoạt động văn hóa của trung tâm văn hóa tỉnh Sơn La [43]. Về cách tiếp cận cơ bản cũng giống như luận văn của Nghiêm Nam Hùng, vẫn là khảo sát,
chỉ ra thực trạng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động của nhà văn hóa cho phù hợ với bới cảnh mới.
Năm 2016, tác giả Phạm Minh Hằng thực hiện đề tài Quản lý hoạt động câu lạc bộ trong cung thiếu nhi Hà Nội, đây là luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa được bảo vệ thành công tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. [24]
Mặc dù đối tượng nghiên cứu về hoạt động quản lý Câu lạc bộ tại một đơn vị chuyên tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi nhưng cách tiếp cận và một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý ở đây có giá trị tham khảo.
Nhìn chung, cho đến nay tác giả thấy chưa có công trình, luận văn nào thực hiện nghiên cứu về Quản lý các hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, những công trình nêu trên, đã tạo cơ sở tầng nền để giúp tác giả hoàn thành luận văn của mình.
Đóng góp của các nguồn tư liệu về vấn đề nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục đặt ra
Hoạt động và quản lý hoạt động của thiết chế văn hóa tại cơ sở như Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến dưới nhiều góc độ như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị. Tuy nhiên, đa số công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu đề cập đến sự cần thiết cũng như những giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức tại thiết chế văn hóa nói chung, nhằm đạt được mục đích tốt đẹp theo đúng chức năng của nó. Một số công trình có đề cập đến công tác tổ chức tại một số thiết chế văn hóa cụ thể nhưng cũng chỉ là những hoạt động đơn lẻ trong một đơn vị, mà chưa có sự phối kết hợp đồng bộ để tạo được hiệu quả tốt nhất có thể.
Do đó, việc nghiên cứu công tác quản lý những hoạt động diễn ra tại một Nhà văn hóa cụ thể (Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định) sẽ giúp có được cái nhìn tổng thể trong một chỉnh thể xác định, trong đó làm rõ được mối
quan hệ, tương tác giữa các hoạt động tại đây để từ đó có những đề xuất, khuyến nghị phù hợp, nhằm có được hiệu quả cần thiết, phát huy được những giá trị mà thiết chế văn hóa đem lại cho cộng đồng.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực tiễn của công tác quản lý hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, đề tài phân tích, đánh giá và bước đầu chỉ ra những yếu tố tác động, cũng như nguyên nhân khách quan, chủ quan làm hạn chế hiệu quả hoạt động và quản lý hoạt động tại đây. Cũng qua nghiên cứu của mình, đề tài cũng hệ thống hóa các nguyên tắc quản lý và đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và tính hiệu quả, tính thực tiễn của công tác này tại Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định.
Sau khi hoàn thành, luận văn sẽ trở thành tài liệu hữu dụng dành cho các nhà khoa học và những người làm công tác quản lý có thể tham khảo trong việc tìm ra hướng đi mới cho công tác quản lý hoạt động tại một thiết chế văn hóa có mô hình như Nhà văn hóa.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về những khái niệm liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài như thiết chế văn hóa, nhà văn hóa, quản lý, quản lý hoạt động nhà văn hóa để làm cơ sở lý thuyết cho những khảo sát, phân tích, đánh giá ở phần sau.
Tìm hiểu về Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, cũng như thực trạng quản lý hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định. Trên cơ sở đó có những đánh giá ưu điểm hay hạn chế của công tác quản lý ở đây.
Từ những nguyên nhân tác động đến công tác quản lý, cũng như những hạn chế đang tồn tại, luận văn đưa một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động Nhà văn hóa
Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến năm 2016, tính từ thời điểm được xây mới.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát,
Phương pháp so sánh, đối chiếu, Phương pháp nghiên cứu trường hợp Phương pháp lấy ý kiến bằng bảng hỏi.
Những phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa những thông tin, dữ liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu, các văn bản chỉ đạo hoạt động VHTT tại Nhà văn hóa 3 - 2 từ năm 2000 đến năm 2016. Cùng với đó, thông qua các hình thức quan sát, phỏng vấn, ghi âm để tập hợp tài liệu, sau đó kiểm nghiệm so sánh để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
Những đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về thực trạng quản lý hoạt động của Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu của đề tài là căn cứ cơ sở, đưa ra các giải pháp hữu hiệu góp phần cho công tác quản lý tại Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định được hiệu quả hơn, đáp ứng được xu thế phát triển trong việc tổ chức những hoạt động tại thiết chế văn hóa này.
Luận văn cũng là tài liệu cho nghiên cứu liên quan đến quản lý, tổ chức hoạt động nhà văn hóa.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý và tổng quan Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động
Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ TỔNG QUAN NHÀ VĂN HÓA 3 - 2 TỈNH NAM ĐỊNH
Những khái niệm cơ bản
Quản lý và quản lý văn hóa
Quản lý
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “quản lý” được hiểu là:
+ Tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan
+ Trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì [51, tr.1363].
Có thể xem quản lý là hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triển. Quản lý cũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành. Trong khoa học tự nhiên, quản lý được định nghĩa như sau: quản lý là sự điều khiển, định hướng, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình và căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc, luật tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý, nhằm đạt được mục đích đã định trước [30, tr.52].
Dưới góc độ tiếp cận quản lý theo việc thực hiện những mục tiêu đề ra thì: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của các nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tố chức về quản lý là một khoa học [34, tr.33].
Vậy có thể hiểu quản lý là sự điều khiển chiến thuật, là quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có, thấy được, thấy đúng cái cần có. Biết tìm mọi biện pháp khả thi và tối ưu đưa ra từ cái nhìn hiện thực lên cái cần có.
Quản lý trong xã hội chính là quản lý con người, ở đây chủ thể và khách thể quản lý là con người. Vì vậy trong quản lý xã hội nói chung và quản lý văn hóa nói riêng, phải quản lý trên nguyên tắc tôn trọng, định hướng tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển.
1.1.1.2. Quản lý văn hóa
Có thể hiểu quản lý về văn hóa là hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Hoạt động văn hóa là một dạng hoạt động xã hội quan trọng, tất yếu phải có sự quản lý của nhà nước, bao gồm: quản lý đối với văn hóa nghệ thuật, với văn hóa - xã hội, với di sản văn hóa.
Hoạt động văn hóa là những hoạt động mang tính chất giúp con người lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng, là các hoạt động ngoại khóa, sân chơi bổ ích, những hội thi, hội diễn Hoạt động văn hóa còn là những hoạt động của con người nhằm tác động vào những yếu tố cấu thành nên văn hóa gồm lĩnh vực: vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử, để lại dấu ấn từng thời đại, từng quốc gia, dân tộc. Các hoạt động văn hóa góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của con người, duy trì, phát huy và tôn vinh cái đẹp, những giá trị nghệ thuật, đạo đức lối sống của con người. Hoạt động văn hóa tích cực còn ngăn chặn, hạn chế, bài trừ các tệ nạn xã hội ngoài ra nó còn là vũ khí sắc bén về tư tưởng văn hóa tuyên truyền các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước tới nhân dân.
Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa bao giờ cũng thể hiện tập trung nhất là cuộc đấu tranh về chính trị tư tưởng và kinh tế. Chính vì thế, quản lý trên lĩnh vực văn hóa là tất yếu và mang tính khách quan. Do hoạt động văn hóa không những là một hoạt động sáng tạo mang tính tư tưởng, mà còn là hoạt động kinh tế, nên quản lý văn hóa là hoạt động xã hội mang tính đặc thù.
Việc quản lý văn hóa được thực hiện bằng hệ thống luật pháp và các chính sách liên quan đến sự phát triển văn hóa. Tùy theo mỗi quốc gia, tùy theo truyền thống văn hóa của mỗi nước, mà có những cách thức quản lý khác nhau. Nội dung, phương thức, cách thức, biện pháp để quản lý văn hóa cũng có sự thay đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển chung của xã hội.
Quản lý hoạt động văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần giáo dục, định hướng về thẩm mĩ, phong cách, đạo đức, lối sống. Quản lý hoạt động trong thiết chế văn hóa hướng đến mục tiêu để các thiết chế văn hoá này thực hiện tốt nhiệm vụ của nó, đó là giáo dục xã hội chủ nghĩa xây dựng con người mới có đời sống tinh thần phát triển toàn diện. Xuất phát từ nhiệm vụ đó, phải quản lý các nhà văn hoá thực hiện trọn vẹn toàn bộ chức năng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần nhiều mặt của con người lao động, nhu cầu giải trí, sáng tạo của nhân dân trong thời gian rỗi. Phải quản lý các nhà văn hoá ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức và cán bộ, hệ thống phương pháp chuyên môn thể hiện rõ ràng tính chất giáo dục, tổng hợp, tính đa năng, tính quần chúng và tính xã hội của thiết chế văn hoá này. Quản lý trong nhà văn hoá tức là đảm bảo cho nhà văn hoá thực hiện tốt cả hai vai trò xã hội của nó là giáo dục của nó là giáo dục nhân dân và sự tự giáo dục của những người hoạt động văn hoá. Tuy nhiên việc quản lý phải mang tính khoa học chính là để cho toàn bộ hoạt động của nó đi vào kế hoạch hoá, có nề nếp. Những hoạt động của Nhà văn hóa được lên kế hoạch nhằm đem lại kết quả cao trên các mặt hoạt động của nó, từ nội dung, biện pháp đến kinh tế tài chính. Việc quản lý nhu cầu văn hoá đòi hỏi phải thực hiện tốt các khâu trong quy trình kĩ thuật quản lý.
Thiết chế và thiết chế văn hóa
Trong tập bài giảng “Quản lý thiết chế văn hóa” PGS. Nguyễn Hữu Thức: Nghĩa phát sinh: thiết chế là một tổ chức do con người lập ra có mối rằng buộc chặt chẽ ở bên trong giữa con người với công việc thông qua các quy tác, quy định và điều kiện để thực hiện công việc theo ý muốn chủ quan của con người.
Trong cuộc sống có các thiết chế: Thiết chế kinh tế, thiết chế văn hóa, thiết chế xã hội.
Thiết chế xã hội bao gồm: gia đình, xóm làng, trường học, y tế Thiết chế xã hội ra đời đáp ứng nhu cầu sinh tồn; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn; hướng tới các chuẩn mực giá trị tinh thần. [47]
Có thể hiểu thiết chế là một tổ chức xã hội có kết cấu bên trong khá chặt chẽ. Nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên của con người cho nên nó tồn tại bền vững trong đời sống xã hội. Trong đó thiết chế văn hóa có các dạng hình thức đó là: Nhà văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, cung văn hóa, nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu bóng, công viên, vườn hoa.
Thời đại nào, chế độ nào cũng cần đến những thiết chế văn hoá để truyền tải văn hoá chính thống của nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời tổ chức những hoạt động văn hoá phù hợp với yêu cầu tư tưởng, với chuẩn mực đạo đức, lối sống, nếp sống của chế độ, thời đại đó.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:
Thiết chế văn hoá là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành văn hoá Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ 20. Thiết chế văn hoá là chỉnh thể văn hoá hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động cho thiết chế đó. [28, tr.230].
Hệ thống thiết chế văn hóa là địa điểm chủ yếu để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương; giáo dục đồng bào dân tộc nâng cao ý thức cảnh giác và đấu tranh với những luận điệu sai trái, chống phá cách mạng, chống phá Đảng và Nhà nước và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các buổi sinh hoạt văn hóa ở cơ sở cũng chính là môi trường thuận lợi để nhân dân mạnh dạn đóng góp ý kiến với các cấp ủy đảng, chính quyền, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Mỗi công dân tốt, mỗi gia đình văn hóa ngay tại địa phương chính là một viên gạch để xây dựng ngôi nhà Tổ quốc. Điều này đã, đang và sẽ được chứng minh từ hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa khi bà con nhân dân chủ yếu chỉ gần gũi với già làng, trưởng bản, cán bộ xã,....Hệ thống thiết chế văn hóa là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với phong tục, lối sống, nhất là tập quán, tín ngưỡng, đang phát huy vai trò quan trọng nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Các thiết chế văn hóa cơ sở được tăng cường, với đội ngũ cán bộ chuyên trách có năng lực, tổ chức các hoạt động văn hóa một cách sáng tạo, hiệu quả; góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
Nhà văn hóa
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, Nhà văn hóa là “nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa cho đông đảo quần chúng” [51, tr.1228].
Trong tập bài giảng “Quản lý thiết chế văn hóa” PGS. Nguyễn Hữu Thức: Nhà văn hóa - thông tin là một thiết chế văn hóa tổng hợp, đa chức năng được chính quyền các cấp thành lập để đảm bảo những hoạt động chuyên môn do ngành dọc hướng dẫn, nhằm tuyên truyền giáo dục và cổ vũ động viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị
của Trung ương và địa phương; đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân tham gia hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa. [47]
Nhà văn hóa nằm trong hệ thống của thiết chế văn hóa phụ vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống của nhân dân. Còn có cách gọi về Nhà văn hóa khác như: Trung tâm Văn hóa, đối với đồng bảo Tây Nguyên thì gọi là nhà Rông, nhà Dài. Nhà văn hóa là một cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, ngoài ra Nhà văn hóa còn là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiệm vụ để truyền tải những giá trị văn hóa - nghệ thuật của dân tộc và nhân loại về cho công chúng hưởng thụ. Đồng thời tạo điều kiện để quần chúng phát triển và sáng tạo ra những giá trị văn hóa để giữ gìn, bảo lưu và xây dựng các nền văn hóa mới nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của môi trường, thời gian rỗi.
Nhà văn hóa, ở một số nơi gọi là trung tâm văn hóa, chính là nơi để nâng cao đời sống tinh thần và hiểu biết về pháp luật của nhân dân, từ đó giảm thiểu các tệ nạn xã hội, như ma túy, mại dâm, trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm cảnh quan đô thị,... Đây là loại hình thiết chế văn hóa được du nhập vào Việt Nam trong những thập niên 50 của thế kỉ trước từ Liên Xô (cũ) nhằm đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ở cơ sở.
Hoạt động của Nhà văn hóa trong đời sống cộng đồng
Vai trò công tác quản lý hoạt động văn hóa
Công tác quản lý giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, duy trì và định hướng các hoạt động của Nhà văn hóa một cách khoa học và hiệu quả. Công tác quản lý phải được tiến hành trên tinh thần dân chủ, xã hội hóa vận dụng tư tưởng mỹ học Mác - Lê- nin; tư tưởng Hồ Chí Minh.
Công tác quản lý các hoạt động văn hóa tại Nhà văn hóa thông qua các hoạt động: Hoạt động tuyên truyền cổ động; hoạt động nhà văn hóa, CLB;
hoạt động thể dục thể thao; hoạt động thư viện; hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở...vv. Ngoài ra, công tác quản lý hoạt động Nhà văn hóa còn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và phục vụ nhân dân. Bám sát vào chức năng, nhiệm vụ của hoạt động Nhà văn hóa để đi sâu vào thực tiễn, nhằm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần đa dạng hóa các loại hình hoạt động văn hóa làm đời sống tinh thần của người dân phong phú hơn.
Các hoạt động Nhà văn hóa còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng còn người mới, thời đại mới. Giúp mọi người ý thức được những giá trị truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Hoàn thành tốt trách nhiệm của một công dân, định hướng cho cá nhân hoàn hiện con người có lòng nhân ái, vị tha. Những giá trị mang nền tảng ấy là cơ sở để phát triển tính nhân văn và xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là những nhân tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
Người làm quản lý văn hóa phải là người có năng lực quản lý tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin cơ sở. Hiểu biết và nắm vũng về chuyên môn, chuyên ngành. Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, quản lý các chương trình văn hóa quần chúng nhân dân. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, vận động đi đôi với với áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và kinh tế các hoạt động văn hóa và du lịch, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và quảng cáo. Việc ban hành và thực thi quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã góp phần làm cho các loại hình nghệ thuật phát triển đa dạng về nội dung và hình thức, đạt được hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân.
Thực hiện tốt vai trò quản lý các hoạt động tại Nhà văn hóa, điều này giúp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp thông qua
việc thúc đẩy phong trào văn hoá, văn nghệ phát triển sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Sự ảnh hưởng của hoạt động Nhà văn hóa trong đời sống cộng đồng
Những hoạt động của Nhà văn hóa là đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, Nhà văn hóa còn mang lại lợi ích rất lớn. Nhà văn hóa thực sự là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, sự giáo dục tự nguyện, sự giáo dục về nhân cách. Những hội thi về “Dân số kế hoạch hóa gia đình”, thi “Phụ nữ tài năng duyên dáng”; “Học sinh thanh lịch” đều nhằm giáo dục mang tính cộng đồng, trách nhiệm đối với xã hội, giáo dục thẩm mỹ cho mọi người.
Các hoạt động sáng tạo, vui chơi, giải trí thu hút đông đảo quần chúng nhân dân đến tham gia góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội, phát triển nhiều hạt nhân cho phong trào văn nghệ quần chúng. Ngoài ra còn tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần là nền tảng tinh thần vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Những hoạt động của Nhà văn hóa làm cho cuộc sống thêm phong phú hơn, giúp con người giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi; mặt khác còn làm phát triển tri thức thông qua những hoạt động sáng tạo không chuyên, những hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức văn nghệ; thúc đẩy còn người tìm tòi khám phá không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức. Nhà văn hóa làm phong phú về mặt tâm hồn, phẩm chất cũng như đạo đức công dân, giúp phát huy hết sở trường tài năng, góp phần định hướng dư luận xã hội.
Các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Nhà văn hóa
Quan điểm, mục tiêu của Đảng về thiết chế văn hóa và Nhà văn hóa
Trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết nêu rõ: “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia
đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người” [18, tr.161]. Nghị quyết đã đưa ra 10 nhiệm vụ cụ thể để thực hiện về văn hóa, trong đó có nhiệm vụ thứ 10 là: “Củng cố, hoàn thiện thể chế văn hóa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng, theo định hướng XHCN” [18, tr.172]. Nghị quyết đưa ra 4 giải pháp lớn, trong đó có giải pháp thứ 2 tập chung xây dựng ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa, cụ thể là “chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa; xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những loại đối tượng xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hóa; chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế về văn hóa)” [18, tr.176].
Tiếp theo, trong nhiệm kỳ Đại hội IX, Đảng ta đã tiến hành Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa và ra Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Kết luận của Hội nghị Trương ương 10 khóa IX đã khẳng định: “không ngừng nâng cao văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững đất nước” [18, tr.283]. Như vậy, công tác quản lý nhà nước về văn hóa nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu, hướng đến việc “chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tốt đẹp, phong phú. Thường xuyên nâng cao trình độ phổ cập văn hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân...” [18, tr.284].
Kết luận Hội nghị Trung ương 10 khóa IX nêu ra các giải pháp chủ
yếu, trong đó có việc: Xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài ổn định đáp ứng yêu cầu xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên, huy động có hiệu quả sức người, sức của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia xây dựng và phát triển văn hóa [18, tr.286]. Đại hội X (2006) của Đảng, một lần nữa nhất quán khẳng định về xây dựng và phát triển nền văn hóa mới:
Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước [27, tr.34].
Theo đó, văn kiện Đại hội X yêu cầu: Tăng cường quản lý Nhà nước về văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài ổn định, phù hợp với yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, chống sự xâm nhập của các loại văn hóa phẩm độc hại, lai căng.... [27, tr.52]. Với những căn cứ đã được xác lập trong phương hướng chỉ đạo, năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 trong đó đã nêu nhiệm vụ trọng tâm hoàn thiện thiết chế văn hóa cụ thể:
“Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2015, 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ các thiết chế văn hóa; đến năm 2015 và năm 2020, 90% - 100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hoá và thư viện; 80 - 90% số xã và thị trấn có nhà văn hoá; 60 - 70% số làng, bản, ấp có nhà văn hoá. Xây dựng một số công trình văn hoá xứng tầm với thời đại tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn của cả nước” [17].
Văn bản hướng dẫn của Bộ VHTT & DL
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ban hành các Thông tư quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của hệ thống thiết chế văn hoá từ cấp tỉnh cho đến tận thôn, xóm, bản làng, cụ thể là: Thiết chế văn hoá cấp tỉnh thực hiện theo Thông tư số 03/2009/TT - BVHTTDL ngày 28/8/2009 của VHTT&DL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hoá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tiếp đến, thiết chế Văn hoá - Thể thao cấp huyện thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh; Thông tư số 11/2010/TT- BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hoá -Thể thao và Du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tại cơ sở, thiết chế Văn hoá - Thể thao cấp xã thực hiện theo Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã. Thiết chế Văn hoá - thể thao thôn, làng, ấp, bản thực hiện theo Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 06/8/2011 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hoá - Khu thể thao thôn.
Như vậy, với đường lối, chủ trương nhất quán, đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Bộ VHTT&DL về văn hóa trong giai đoạn hiện nay, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các giá trị truyền thống, tạo sự vững chắc trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững của đất nước. Theo đó, để đảm bảo cho lĩnh vực văn hóa phát triển đúng hướng đã đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về văn hóa những yêu cầu mới, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa nảy sinh trong hoạt
động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa với các nước trên toàn thế giới.
Khái quát về tỉnh Nam Định và Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định
Vị trí địa lý và dân cư
Nam Định là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa và cách mạng. Trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam, vùng đất Nam Định được xác định là vùng đất ngàn năm văn hiến, nhiều nhà văn hóa lớn, nhiều khoa bảng, nhiều giá trị tư tưởng, đạo đức, nhân văn được bảo tồn và phát huy đã góp phần vào nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Tỉnh Nam Định được giới thiệu tại website trang thông tin của tỉnh khái lược: Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.Vĩ độ: 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, Kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông.Diện tích: 1.669 km². Dân số Nam Định năm 2011 có 1.833.500 người với mật độ dân số
1.196 người/km². Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng. [52]
Phát triển kinh tế và văn hóa xã hội
Phát triển kinh tế: Trong năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh Nam Định ước đạt 11.725 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 19,2 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản là 4.592 tỷ đồng, tăng 3,1% so với năm 2010. Sản xuất công nghiệp đạt 12.231 tỷ đồng, tăng 21,5%. Trong đó, công nghiệp Trung ương đạt 1.538 tỷ đồng, tăng 12,4%; công nghiệp địa phương đạt 9.712 tỷ đồng, tăng 23%; và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 981 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2010. Giá trị hàng xuất khẩu đạt 322 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ; nhập khẩu là 268 triệu USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 1.700 tỷ đồng, bằng 125% dự toán, và tăng 26% so với năm 2010.
Văn hóa - xã hội: Trong những năm qua, dưới ánh sáng nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) của Đảng về việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tỉnh Ủy - HDND - UBND tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của từng địa phương, dựa trên cơ sở truyền thống văn hóa vốn có của địa phương. Phòng văn hóa là cơ quan thường trực, phối kết hợp với các ngành hữu quan, lập kế hoạch cụ thể dựa trên nền tảng và điều kiện thực tiễn của mình. Phòng văn hóa đã nhanh chóng triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Vì vậy, công tác văn hóa, thông tin và thể dục, thể thao đã có chuyển biến rõ nét.
Hệ thống các thiết chế văn hóa trong toàn huyện được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.
Tỉnh Nam Định là vùng đất có nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang tính thuần Việt. Đặc biêt, vùng đất này hội tụ cả “Hội cha” và “Hội mẹ”, đó lẽ lễ hội Đền Trần thờ Đức Thánh Cha Trần Quốc Tuấn và lễ hội Phủ Dầy thờ mẫu Liễu Hạnh - một trong bốn vị thánh tứ bất tử của người Việt. Ngoài ra các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Nam Định không chỉ là món ăn tinh thần của nhân dân địa phương mà còn nổi tiếng trong nước và thế giới như:
Lễ Hội : Chợ Viềng ở huyện Vụ Bản mỗi năm có một phiên vào ngày 8 tháng 1 Tết Âm lịch hằng năm; chợ Viềng Hải Lạng (xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng) vào ngày 7 tháng 1 Âm lịch hằng năm; Sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến, huyện Ý Yên); Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, các thành phố Nam Định 5 km. Nơi đây vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng âm lịch có lễ Khai Ấn. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng năm đến rằm tháng Giêng thì Khai Ấn trở lại quốc sự. Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần. Lễ khai ấn đền Trần vào đêm ngày 14 tháng giêng Âm lịch.
Di tích lịch sử:
Hành cung Thiên Trường; Phủ Dầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh; Đền Bảo Lộc thờ Trần Hưng Đạo; Đền An sinh vương Trần Liễu; Phố cổ Thành Nam; Thành Nam Định; Cột cờ Nam Định.
Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
Đền An Lá (còn gọi là đình Cả), nằm trên mảnh đất rộng hơn 3000 m2, xung quanh là cánh đồng thuộc thôn An Lá, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực. Đền
thờ ông Nguyễn Tấn, một danh tướng thời Đinh. Lễ hội hàng năm tổ chức vào ngày 9-12/3 (âm lịch) hàng năm. Lễ hội chính vào ngày 10-3 âm lịch.
Chùa Keo Hành Thiện: Ở đây có một di tích lịch sử được xếp hạng của Bộ văn hóa là Chùa Keo (Hành Thiện) - "Thần Quang Tự" được xây dựng năm 1062 vào thờ nhà Lý. Ngoài ra còn có khu nhà ở của bác Trường Chinh.
Chùa Cổ Lễ nơi thiền sư Nguyễn Minh Không trụ trì (cùng với các thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải là Nam thiền tam tổ).
Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, giáng sinh lần thứ nhất ở xã Yên Đồng, Ý Yên.
Di tích thờ 12 sứ quân có rất nhiều ở Nam Định cùng với các tướng nhà Đinh. Trong số các vị được thờ có rất nhiều vị đến đây từ các vùng đất khác nhau. Những dấu tích cho thấy ở đây chính là vùng chịu sự ảnh hưởng và địa bàn gây dựng lực lượng của nhiều sứ quân hay các vị "hùng trưởng" khác như Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Trần Lãm...dần dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào kiệt bốn phương.
Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định gồm Đền Vua Đinh (Yên Thắng), đền Thượng, đình Thượng Đồng, đình Cát Đằng ở Yên Tiến, Ý Yên và đền Vua Đinh ở làng việt cổ Bách Cốc, Vụ Bản.
Tháp chuông chùa Phổ Minh ngày trước có vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ đại khí, chùa Vọng Cung.
Mộ nhà thơ Tú Xương, tại Công viên Vị Xuyên, thành phố Nam Định. Ở tỉnh Nam Định có nhiều di tích tín ngưỡng thờ quốc sư Minh
Không thời Lý như: chùa Cổ Lễ (Trực Ninh), chùa Xuân Trung (Xuân Trường). Ở Ý Yên, Thánh tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không được thờ ở đình Cổ Hương xã Yên Phương; đình Phúc Thọ xã Yên Thành và đền Tống Xá xã Yên Xá. Ông còn được phối thờ cùng Lý Thần Tông và Giác Hải tại
chùa Nghĩa Xá ở xã Xuân Ninh Xuân Trường. Lễ hội chợ Viềng hàng năm gắn liền với việc thờ ông Nguyễn Minh Không, ông tổ đúc đồng, nên trước đình ông Khổng, người dân thường bày bán đồ đồng, đồ sắt.
Làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua nhà Trần, một trong những triều đại lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam với chiến tích 3 lần chiến thắng Nguyên Mông.
Văn hóa phi vật thể như: Ca trù, hát Văn và múa hát hầu đồng, hát chèo, hát dân ca, múa rối nước.
Giáo dục và thể dục thể thao
Về giáo dục, tỉnh Nam Định là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học của cả nước. Sở Giáo dục cũng như Đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm xếp thứ nhất toàn quốc. Ngoài ra còn có nhiều học sinh đạt giải trong các kì thi OLYMPIC quốc tế, khẳng định truyền thống hiếu học của mảnh đất thành Nam.
Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (tức Trường Thành Chung Nam Định xưa) là một trong những ngôi trường Chuyên nổi tiếng hàng đầu của cả nước với bề dày thành tích đáng nể gần 100 năm xây dựng và phát triển. Trường cũng thường được gọi là "trường Lê", để phân biệt với trường cùng tên ở Tp HCM. Ngoài ra, còn có một số ngôi trường khác cũng khá nổi bật là các trường THPT Giao ThủyA, (trường Trung học phổ thông Chuẩn quốc gia năm 2003), trường Trung học phổ thông Xuân trường A, Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (trường Trung học phổ thông Chuẩn quốc gia năm 2009), Nguyễn Khuyến (Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia), Hải Hậu A (trường chuẩn quốc gia năm 2003), Trung học cơ sở Tống Văn Trân (trường chuẩn quốc gia năm 2012), Trung học phổ thông Lý Tự Trọng, Trung học cơ sở Trần Đăng Ninh, Tiểu học Phạm Hồng Thái,
Trung học cơ sở Nguyễn Hiền, Trung học phổ thông Nghĩa Hưng A, Trung học phổ thông Mỹ Tho - Ý Yên. Ngoài ra trong tốp 200 trường có kết quả cao nhất cả nước thì Nam Định có tới 17 trường, cứ trung bình mỗi trung tâm cấp huyện hay thành phố có 2 trường nằm trong tốp các trường dẫn đầu cả nước chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% các trường toàn tỉnh. Trong Top 100 trường Trung học phổ thông tốt nhất Việt Nam năm 2009, Nam Định có tới 7 trường.
Nam Định có trường Đại học Điều Dưỡng được thành lập năm 2005 là trường Đại học Điều Dưỡng đầu tiên trên cả nước (Đường Hàn Thuyên-TP Nam Định); ngoài ra còn có các trường ĐH khác như trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; trường Đại học Dân Lập Lương Thế Vinh; trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp; trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định và 12 trường cao đẳng khác...
Về thể dục - thể thao, Nam Định có hai trung tâm thể thao là Sân vận động Thiên Trường (tên cũ là Sân vận động Chùa Cuối) và Nhà thi đấu Trần Quốc Toản, các trận bóng đá và bóng chuyền được tổ chức tại đây. Hai trung tâm này nằm trên đường Hùng Vương, Hàn Thuyên, Trường Chinh của Thành phố Nam Định.
Năm 2014, tỉnh Nam Định đã khánh thành và đưa vào sử dụng Cung thể thao tỉnh Nam Định gồm nhà thi đấu đa năng 4000 chỗ ngồi và bể bơi có mái che đạt chuẩn quốc tế để phục vụ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII do Nam Định đăng cai làm chủ nhà. Ngoài ra còn có rất nhiều sân thể thao mini phục vụ phong trào thể thao quần chúng với các môn thể thao phổ biến là cầu lông, bóng đá, bóng chuyền.
Bóng đá Nam Định đã một lần đoạt chức vô địch quốc gia là năm 1985, lúc đó mang tên đội bóng Công nghiệp Hà Nam Ninh, với danh thủ Nguyễn Văn Dũng. Năm 2001, đội Nam Định về nhì giải vô địch quốc gia. Năm 2007, đội bóng đá Nam Định với tên gọi Đạm Phú Mỹ Nam Định đoạt Cúp Quốc gia lần đầu tiên.
Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định
Sự hình thành và phát triển
Với vị trí nằm lại quảng trường 3 - 2, trung tâm của tỉnh. Nhà văn hóa 3 - 2 đã có gần 30 năm thành lập và phát triển tính từ năm 1986 với tên gọi như hiện nay. Trước đấy, vào năm 1965, Nhà văn hóa chỉ là Hội trường 3 - 2, sau đó đổi tên thành Rạp hát 3 - 2. Hiện nay, Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định là trung tâm tổ chức các hoạt động chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Nam Định. Cơ sở vật chất của Nhà văn hóa hiện nay được đầu tư xây dựng mới từ năm 2000.
Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định. Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định có địa chỉ tại số nhà 155 Nguyễn Du, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Năm 2015, Nhà văn hóa được tu bổ, sửa chữa và nâng cấp nhiều trang thiết bị trong công tác tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ. Nhà văn hóa 3
-2 tỉnh Nam Định có diện tích gần 4.000 m2, gồm 01 hội trường lớn, 02 phòng họp, 03 dãy nhà chức năng với các phòng làm việc, thư viện, phòng dành cho các lớp năng khiếu, phòng sinh hoạt các Câu lạc bộ. [41]
Chức năng và đối tượng phục vụ
Qua khảo sát hoạt động và căn cứ theo quyết định thành lập, Nhà văn hóa 3 - 2 có những chức năng:
Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luận của Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, bồi dưỡng năng khiếu nhằm nâng cao đời sống văn hóa, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa và giải trí nhân dân.
Đối tượng phục vụ của Nhà văn hóa 3 -2 là quần chúng nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức lao động, học tập trong và ngoài hệ thống quản lý nhà nước, các cháu thiếu niên, nhi đồng trong và ngoài nhà trường, thanh niên nam, nữ, các thành viên trong các tổ chức đơn vị, cơ quan, đoàn thể - xã hội trên địa bàn toàn thành phố Nam Định.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức các chương trình nghệ thuật có chất lượng phục vụ nhu cầu thưởng thức của người dân.
Dàn dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc biệt trong các sự kiện lịch sử, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, tỉnh để tạo không khí vui tươi cho nhân dân trên địa bàn.
Tổ chức các sự kiện văn hóa trên địa bàn tỉnh. Phát động những phong trào và thu hút đông đảo người dân tham gia theo kế hoạch tổ chức chung của tỉnh như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” hay “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”
Tổ chức mở các lớp học, khóa học ngắn hạn về năng khiếu nghệ thuật, kỹ năng sống
Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động lễ hội quần chúng mới; cùng phối hợp tham gia hướng dẫn và quản lý các hoạt động lễ hội truyền thống dân tộc;
Tổ chức, hướng dân các hội thi, liên hoan, hội diễn văn hóa văn nghệ quần chúng, các hoạt động vui chơi giải trí và dịch vụ văn hóa.
Mở những lớp bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của thế hệ trẻ, bồi dưỡng tài năng văn hóa văn nghệ cho địa phương.
Tiến hành tổng kết công tác hàng năm, hàng quý để đánh giá hiệu quả hoạt động nhằm rút ra những kinh nghiệm để công tác quản lý, tổ chức được tốt hơn.
Tiến hành xây dựng kế hoạch liên quan đến công tác tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính để hoạt động của Nhà văn hóa đáp ứng được tình hình mới.
Nội dung hoạt động nghiệp vụ của Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định
Trong những năm qua Nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định đã chỉ đạo và tổ chức hoạt động của hệ thống Nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn phương pháp tổ chức hoạt động cho các Nhà văn hóa các huyện, thành phố Nam Định.
Để đẩy mạnh được các phong trào và để đạt được hiệu quả tối ưu Nhà văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã phối hợp chặt chẽ với Nhà văn hóa các huyện, thành phố Nam Định để phát triển mạnh mẽ phong trào văn nghệ quần chúng, các hoạt động Câu lạc bộ tăng cường mở các lớp năng khiếu để bồi dưỡng và phát huy những hạt nhân văn nghệ từ cơ sở.
Đồng thời theo dõi và hỗ trợ chuyên môn đối với các Câu lạc bộ như: Hát ca trù; Hát Chầu văn phối hợp với Nhà văn hóa các huyện, thành phố Nam Định thành lập thêm các Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, thưởng thức giá trị của nghệ thuật truyền thống, nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Ngoài ra, Nhà văn hóa 3 - 2 còn là đầu mối trong việc duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, nhằm tăng cường đội ngũ cộng tác viên, phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng của các hoạt động văn hóa văn nghệ trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Nhà văn hóa còn hướng dẫn và chỉ đạo công tác nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động cho cơ sở như: mở lớp năng khiếu ca múa nhạc, sân khấu, sáng tác kịch  Về hoạt động văn nghệ quần chúng Nhà văn hóa đã hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động cho hơn 200 đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh. Nhà văn hóa là đầu mối tập hợp và lựa chọn những đội văn nghệ
mạnh và những hạt nhân văn nghệ quần chúng xuất sắc để tổ chức tham gia các hội 

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_quan_ly_hoat_dong_nha_van_hoa_3_2_tinh_nam_dinh.docx