Tiểu luận Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng

docx 129 trang yenvu 02/11/2023 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng

Tiểu luận Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng
VŨ DUY HIẾU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA Ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TIỂU LUẬN
Khóa 6 (2016 - 2018)
Hà Nội, 2018
VŨ DUY HIẾU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA Ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TIỂU LUẬN
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa Mã số: 831.9042
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh
Hà Nội, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài tiểu luận “Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh.
Các trích dẫn, bảng biểu, số liệu, nhận xét nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng.
Về những ý kiến khoa học được đề cập trong luận văn, nếu có điều gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12	năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Duy Hiếu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTQG
Chính trị quốc gia
BQL
Ban quản lý
BTC
Ban tổ chức
DSVH
Di sản văn hóa
HDND
Hội đồng nhân dân
LSVH
Lịch sử văn hóa
Nxb
Nhà xuất bản
TP
Thành phố
Tr
Trang
UBND
Ủy ban nhân dân
VHDT
Văn hóa dân tộc
VHTT
Văn hóa thông tin
VH & TT
Văn hóa và Thông tin
VHTT & DL
Văn hóa Thông tin và Du lịch
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU	1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ HUYỆN KIẾN THỤY
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG	7
Một số khái niệm cơ bản	7
Thiết chế	7
Thiết chế văn hóa	7
Quản lý, quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa	9
Nội dung quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa	11
Vai trò của thiết chế văn hóa	12
Một số văn bản quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa	14
Tổng quan về huyện Kiến Thụy	18
Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kiến Thụy	18
Hệ thống thiết chế trung tâm văn hóa - thông tin, nhà văn hóa ở
huyện Kiến Thụy	20
Vai trò quản lý Nhà nước về thiết chế văn hóa đối với phát triển kinh
tế - xã hội ở huyện Kiến Thụy	21
Tiểu kết	23
Chương 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA Ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG	25
Chủ thể quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng	25
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng	25
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kiến Thụy	25
Thực trạng quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng	27
2.2.1 Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển hệ thống thiết chế văn hóa	27
Tổ chức tuyên truyền các văn bản quản lý về thiết chế văn hóa	30
Chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiệp vụ của thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Kiến Thụy	34
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ	38
Công tác thanh tra, kiểm tra và thi đua, khen thưởng	40
Đánh giá về công tác quản lý nhà nước thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy	43
Ưu điểm	43
Những hạn chế	46
Tiểu kết	49
Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THIẾT
CHẾ VĂN HÓA Ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG	51
Định hướng cho hoạt động quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa	51
Định hướng từ cơ quan quản lý cấp thành phố	51
Định hướng từ UBND, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Kiến Thụy	54
Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước	55
Giải pháp đối với chủ thể quản lý	55
Giải pháp đối với hoạt động quản lý Nhà nước về thiết chế văn hóa. 56
Đổi mới phương thức chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của thiết
văn hóa	61
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ viên chức của thiết chế văn hóa	64
Tăng cường việc tổ chức, chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra và thi đua, khen thưởng	70
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất	71
Tiểu kết	72
KẾT LUẬN	75
TÀI LIỆU THAM KHẢO	78
PHỤ LỤC	83
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng dân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều các chủ trương, chính sách, thể chế để phát triển sự nghiệp văn hóa, trong đó việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đạt được quan tâm chỉ đạo. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo lãnh đạo của cấp ủy Đảng chính quyền và sự đồng tình ủng hộ của toàn thể quần chúng nhân dân, các thiết chế văn hóa, thể thao ở Hải Phòng nói chung và huyện Kiến Thụy nói riêng ngày càng phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu.
Toàn thành phố có 14 Trung tâm Văn hóa Thông tin quận, huyện; 10/15 quận, huyện có Trung tâm Thể dục Thể thao; 184 Nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, 846 Nhà văn hóa làng, thôn tổ dân phố văn hóa. Mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa được đầu tư đồng bộ nhưng với nỗ lực khắc phục khó khăn, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao Hải Phòng đã phát huy được hiệu quả trong tổ chức hoạt động khai thác và sử dụng có hiệu quả. Đồng thời thiết chế văn hóa, thể thao ở Hải Phòng đã tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, là công cụ tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi hưởng thụ sáng tạo văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, thiết chế văn hóa, thể thao đã thực sự trở thành địa điểm công cộng thu hút mọi tầng lớp nhân dân đến tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao và các sinh hoạt xã hội khác, góp phần củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Đến nay, hầu hết các thiết chế văn hóa, thể thao ở Hải Phòng được đầu tư theo chương trình mục tiêu Quốc gia và chương trình của thành phố, đầu tư bằng nguồn xã hội hóa đang dần phát huy hiệu quả và thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao, chính trị xã hội chung của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ, sáng tạo văn hóa, rèn luyện sức khỏe trong nhân dân.
Tuy nhiên, hệ thống thiết chế văn hóa và công tác quản lý thiết chế văn hóa ở Thành phố Hải Phòng nói chung và huyện Kiến Thụy nói riêng hiện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Mạng lưới thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện còn nhiều bất cập, công trình được sử dụng nhiều năm xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu. Hệ thống Trung tâm Văn hóa xã còn nhỏ hẹp, nằm trong khuôn viên Ủy ban Nhân dân của xã nên đã có những hạn chế, khó khăn trong quá trình hoạt động chuyên môn của thiết chế này. Hệ thống nhà văn hóa của các thôn, tổ dân phố diện tích nhỏ hẹp, thiếu công trình phụ trợ đi kèm, trang thiết bị âm thanh ánh sáng không có hoặc có thì chất lượng rất thấp. Đội ngũ cán bộ phụ trách các thiết chế văn hóa, nhất là văn hóa làng còn hạn chế về chuyên môn nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và khai thác sử dụng các thiết chếKinh phí cấp cho công tác tổ chức hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao còn khiêm tốn chưa đáp ứng với điều kiện phát triển và hoạt động hiện nay.
Để tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý các thiết chế văn hóa thuộc huyện Kiến Thụy, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế, tồn tại, đề xuất một số giải pháp để thực hiện chủ trương của thành phố về xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý văn hóa.
Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về thiết chế văn hóa đã có một số công trình nghiên cứu cụ thể như:
Năm 2002, tác giả Trần Văn Ánh viết cuốn Đại cương công tác Nhà Văn hóa, Nxb Văn hóa phát hành. Nhà văn hóa chỉ là một trong những thiết chế văn hóa nhưng phần lý luận của cuốn sách này đã giúp tôi định hướng trong nghiên cứu của mình.
Năm 2005, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2011.Trong Quy hoạch này đã đề cập cụ thể đến việc bố trí, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cụ thể đến cấp cơ sở.
Năm 2011, trong chương trình đào tạo tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Duy Bắc đã biên soạn Tập bài giảng quản lý các thiết chế văn hóa. Trong tài liệu này, nhiều vấn đề liên quan đến lý luận, văn bản chỉ đạo về thiết chế văn hóa được tác giả tập hợp và có phân tích cụ thể.
Năm 2014, tác giả Lê Thị Anh có bài “Vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa”, đăng trên Tạp chí Cộng sản đã khẳng định vị trí không thể thiếu của hệ thống thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển đời sống tinh thần của người dân trong bối cảnh hiện nay.
Năm 2015, tác giả Nguyễn Thu Hiền có bài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn” đăng trên báo điện tử Nhân dân. Bài viết đề cập đến việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thiết chế văn hóa bởi thực trạng một số thiết chế văn hóa ở nông thôn hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Năm 2016, tác giả Đỗ Văn Thủy đã thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài này là hệ thống các thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Từ việc nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý trên địa bàn. Nội dung nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu của tác giả luận văn về đề tài quản lý Nhà nước về thiết chế văn hóa.
Các tài liệu nêu trên đã cung cấp những lý luận và thực tiễn liên quan đến xây dựng, phát triển và quản lý thiết chế văn hóa. Tác giả kế thừa và vận dụng các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đó vào nghiên cứu đề tài ở một địa bàn cấp huyện của thành phố Hải Phòng, đó là quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các thiết chế văn hóa tại đây
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn, tác giả thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước thiết chế văn hóa và tổng quan về huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: luận văn không nghiên cứu công tác quản lý nhà nước tất cả các thiết chế văn hóa khác mà chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về thiết chế Trung tâm văn hóa - thông tin, hệ thống Nhà văn hóa các xã, thị trấn ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Thời gian nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa từ năm 2010 đến nay (vì năm 2009 Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển huyện Kiến Thụy đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” trong đó đề cập đến lĩnh vực Văn hóa và Thông tin).
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế, quan sát: Tác giả trực tiếp đến thiết chế Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: từ nguồn tài liệu thu thập ở địa bàn liên quan đến thiết chế văn hóa tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, và những tài liệu đã công bố liên quan đến hoạt động và quản lý thiết chế văn hóa,tác giả luận văn đã phân tích, tổng hợp đúc rút những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phỏng vấn sâu, lấy ý kiến: thông qua hình thức phỏng vấn người dân liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài, từ đó đánh giá mặt được, chưa được của quản lý nhà nước về thiết chế và nguyện vọng của người dân về xây dựng, phát triển thiết chế trong bối cảnh hiện nay.
Đóng góp của luận văn
- Về mặt khoa học: Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước các thiết chế văn hóa và vai trò của thiết chế văn hóa.
- Về mặt thực tiễn: Các giải pháp đề xuất của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy đồng thời làm tài liệu tham khảo cho vấn đề quản lý nhà nước các thiết chế văn hóa nói chung
Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bố cục 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa và tổng quan về huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Chương 2: Công tác quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ HUYỆN KIẾN THỤY
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Một số khái niệm cơ bản
Thiết chế
Thiết chế nghĩa là: thiết lập hệ thống các quy chế, chương trình có tính quy định về sử dụng các cơ sở hạ tầng cũng như tổ chức các hoạt động liên quan đến một phạm vi cụ thể, như thiết chế văn hóa, thiết chế xã hội.
Thiết chế văn hóa
Trong tập bài giảng Quản lý thiết chế văn hóa của tác giả Nguyễn Hữu Thức có nêu:
Thiết chế là một tổ chức do con người lập ra có mối ràng buộc chặt chẽ ở bên trong giữa con người với công việc thông qua các quy tắc, quy định và điều kiện để thực hiện công việc theo ý muốn chủ quan của con người. Trong cuộc sống có các thiết chế: Thiết chế kinh tế, thiết chế văn hóa, thiết chế xã hội. Thiết chế xã hội bao gồm: gia đình, xóm làng, trường học, y tế Thiết chế xã hội ra đời đáp ứng nhu cầu sinh tồn; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn; hướng tới các chuẩn mực giá trị tinh thần [39, tr.16].
Có thể hiểu thiết chế là một tổ chức xã hội có kết cấu bên trong khá chặt chẽ. Nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên của con người cho nên nó tồn tại bền vững trong đời sống xã hội. Thiết chế văn hóa bao gồm một số các đơn vị như: Trung tâm văn hóa - thông tin, trung tâm văn hóa - thể thao, thư viện, nhà văn hóa, nhà truyền thống, bảo tàng, cung văn hóa, cung thanh thiếu nhi, nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu phim, công viên, vườn hoa.... Trong bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào, chế độ xã hội nào cũng cần có những thiết chế văn hoá để truyền tải các vấn đề về văn hoá - xã hội
một cách chính thống của nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, đồng thời cũng tại các thiết chế văn hóa đó sẽ tổ chức những hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với nhu cầu thưởng thức, hệ tư tưởng, đúng với các chuẩn mực đạo đức, lối sống của chế độ xã hội và giai đoạn lịch sử đó.
Hệ thống thiết chế văn hóa là địa điểm chủ yếu để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương; giáo dục đồng bào dân tộc nâng cao ý thức cảnh giác và đấu tranh với những luận điệu sai trái, chống phá cách mạng, chống phá Đảng và Nhà nước và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các buổi sinh hoạt văn hóa ở cơ sở cũng chính là môi trường thuận lợi để nhân dân mạnh dạn đóng góp ý kiến với các cấp ủy đảng, chính quyền, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Mỗi công dân tốt, mỗi gia đình văn hóa ngay tại địa phương chính là một viên gạch để xây dựng ngôi nhà Tổ quốc. Điều này đã, đang và sẽ được chứng minh từ hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa khi bà con nhân dân chủ yếu chỉ gần gũi với già làng, trưởng bản, cán bộ xã,...
Có thể hiểu thiết chế là một tổ chức xã hội có kết cấu bên trong khá chặt chẽ. Nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên của con người cho nên nó tồn tại bền vững trong đời sống xã hội.
Thiết chế văn hóa là một chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ tính riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa.
Hệ thống cơ sở văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý bao gồm nhà văn hóa - khu thể thao ở thôn và tương đương, trung tâm văn hóa - thể thao ở xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thành phố, tỉnh; hệ thống cơ sở văn hóa, thể thao phục vụ thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; hệ thống cơ sở văn hóa, thể thao phục
vụ công nhân, viên chức, lao động, bao gồm: nhà văn hóa hoặc cung văn hóa lao động, trung tâm văn hóa - thể thao ở khu chế xuất, khu công nghiệp...; hệ thống cơ sở văn hóa thuộc các bộ, ngành.
Hệ thống thiết chế văn hóa là địa điểm chủ yếu để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương; giáo dục đồng bào dân tộc nâng cao ý thức cảnh giác và đấu tranh với những luận điệu sai trái, chống phá cách mạng, chống phá Đảng và Nhà nước và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các buổi sinh hoạt văn hóa ở cơ sở cũng chính là môi trường thuận lợi để nhân dân mạnh dạn đóng góp ý kiến với các cấp ủy đảng, chính quyền, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Mỗi công dân tốt, mỗi gia đình văn hóa ngay tại địa phương chính là một viên gạch để xây dựng ngôi nhà Tổ quốc. Điều này đã, đang và sẽ được chứng minh từ hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa khi bà con nhân dân chủ yếu chỉ gần gũi với già làng, trưởng bản, cán bộ xã,...
Hệ thống thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân; giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương; là cơ sở vật chất, công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Quản lý, quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa
Quản lý
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “quản lý” được hiểu là:
+ Tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan,
+ Trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì? [47, tr.52]
Có thể xem quản lý là hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triển. Quản lý cũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành.
Trong khoa học tự nhiên, quản lý được định nghĩa như sau: Quản lý là sự điều khiển, định hướng, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình và căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc, luật tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý, nhằm đạt được mục đích đã định trước
Dưới góc độ tiếp cận quản lý theo việc thực hiện những mục tiêu đề ra thì: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của các nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tố chức về quản lý là một khoa học [47, tr.33].
Vậy có thể hiểu quản lý là cách tổ chức, điều khiển các hoạt động theo một yêu cầu nhất định. Quản lý là quá trình chủ thể tác động lên đối tượng quản lý bằng công cụ, phương pháp nhất định, trong điều kiện môi trường nhất định, nhằm đạt được mục đích nhất định. Có các dạng thức quản lý như: quản lý giới vô sinh, quản lý giới hữu sinh và quản lý xã hội.
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng cụ thể của quản lý xã hội do nhà nước tiến hành. Chủ thể là nhà nước, đối tượng là quá trình xã hội, nhằm đạt mục tiêu là ổn đinh, trật tự xã hội bằng công cụ chủ yếu là pháp luật.
Có 3 hình thức hoạt động quản lý nhà nước đó là: lập pháp (đứng đầu là Quốc hội); Hành pháp (đứng đầu là Chính phủ) và Tư pháp (Tòa án nhân dân tối cao)
Quản lý Nhà nước được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng thì quản lý nhà nước là tổ chức, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nói chung của các cơ quan nhà nước
Theo nghĩa hẹp thì quản lý nhà nước là thực hiện chức năng hành pháp (hoạt động chấp pháp và điều hành hay có thể gọi đây là quản lý hành chính nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước là sự tác động, điều chỉnh của chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật với phương pháp đặc trưng là cưỡng chế đến các quá trình xã hội, nhắm thiết lập trật tự, ổn định xã hội theo ý chí của nhà nước.
1.1.3.3. Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa
Từ khái niệm quản lý nhà nước nói chung tác giả luận văn có thể hiểu quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa là: sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước đối với các thiết chế văn hóa nhằm xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa từ trung ương đến cơ sở một cách chặt chẽ, có hệ thống để thực hiện các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế văn hóa xã hội của tất cả các địa phương trên mọi vùng miền của đất nước.
Nội dung quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa
Nghiên cứu các văn bản và tài liệu về quản lý nhà nước các thiết chế văn hóa, tác giả luận văn hiểu nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa bao gồm:
Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa.
Triển khai và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thiết văn hóa.
Chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của thiết văn hóa.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ viên chức của thiết chế văn hóa.
Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra và thi đua, khen thưởng [36, tr.18].
Vai trò của thiết chế văn hóa
Trước hết, hệ thống thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân. Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, trao đổi thông tin, rèn luyện thân thể để có sức khỏe làm việc, lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, học hỏi lẫn nhau và thắt chặt thêm tình đoàn kết. Những điều này sẽ không có được nếu hệ thống thiết chế văn hóa yếu kém, thiếu thốn, lạc hậu, tạm bợ. Thực tế đã cho thấy, nhiều giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, như hát xoan, hát bội, đờn ca tài tử, quan họ,... đã được giữ gìn, nuôi dưỡng, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác từ những trung tâm văn hóa, nhà văn hóa thô sơ của xã, thôn... mà không nhất thiết phải là ở các nhà hát, sân khấu lớn với trang thiết bị hiện đại.
Thứ hai, hệ thống thiết chế văn hóa giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương; là cơ sở vật chất, công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến được với đại đa số quần chúng nhân dân hay không một phần quan trọng là nhờ ở hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở. Đây cũng là nơi để nhân dân “tăng thêm sức đề kháng” đối với những luận điệu sai trái, chống phá cách mạng, chống phá Đảng và Nhà nước... trong tình hình nước ta vẫn phải cảnh giác, đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Thứ ba, các trung tâm văn hóa - thể thao, nhà văn hóa chính là nơi để nâng cao đời sống tinh thần và hiểu biết về pháp luật của nhân dân, từ đó giảm thiểu các tệ nạn xã hội, như ma túy, mại dâm, trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm cảnh quan đô thị... Các buổi sinh hoạt văn hóa ở cơ sở cũng chính là môi trường thuận lợi để nhân dân mạnh dạn đóng
góp ý kiến với các cấp ủy đảng, chính quyền, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Mỗi công dân tốt, mỗi gia đình văn hóa ngay tại địa phương chính là một viên gạch để xây dựng ngôi nhà Tổ quốc. Điều này đã, đang và sẽ được chứng minh từ hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa khi bà con nhân dân chủ yếu chỉ gần gũi với già làng, trưởng bản, cán bộ xã,...
Thứ tư, các thiết chế văn hóa đang góp phần phát triển xã hội một cách bền vững. Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, lối sống và nhất là phong tục, tập quán của từng vùng, miền, dân tộc,... Một xã hội muốn phát triển bền vững đòi hỏi không chỉ có kinh tế vững mạnh mà còn phải đặc biệt quan tâm đến văn hóa. Con người không chỉ có nhu cầu ăn, mặc, đi lại,... mà đang ngày càng hướng tới lối sống lành mạnh, chất lượng cuộc sống tốt hơn. Các thiết chế văn hóa hiện có đang phát huy tác dụng này.
Thứ năm, hệ thống thiết chế văn hóa có ý nghĩa thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhất là trong việc xây dựng nông thôn mới. Trong 19 tiêu chí để được công nhận là nông thôn mới có tiêu chí: nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là 100%. Tiêu chí này, một mặt, góp phần xây dựng nông thôn mới; mặt khác, tạo điều kiện để người dân nông thôn nâng cao mức thụ hưởng văn hóa, khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân giữa thành thị và nông thôn. Thiết chế văn hóa của nông thôn hiện đại không chỉ có cây đa, bến nước, sân đình mà còn có nhiều cơ sở vật chất khác cũng như đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm và nhất là tha thiết với di sản văn hóa của dân tộc. Trong một chừng mực nào đó, nhân dân địa phương cũng chính là chủ thể và đồng thời là khách thể của công cuộc xây dựng các thiết chế văn hóa.
Một số văn bản quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa
Nhận thức rõ vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa đối với đời sống xã hội, nhiều năm qua, trong các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, vấn đề xây dựng và tổ chức hoạt động tại các thiết chế luôn được quan tâm chỉ đạo và định hướng.
Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), số 03-NQ/TW, ngày 16 tháng 7 năm 1998, về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đã nêu rõ “Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế vǎn hóa ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số công trình vǎn hóa trọng điểm tầm quốc gia. Tǎng cường hoạt động của các tổ chức vǎn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động vǎn hóa, nghệ thuật”
Trong kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, tiếp tục có những chủ trương về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở “Chú trọng nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú, nâng cao trình độ phổ cập văn hóa đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân đi đôi với nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo được nhiều công trình văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng còn khó khăn. Khuyến
khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản...Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế văn hóa phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...).
Như vậy, có thể thấy, từ thời kỳ đầu thực hiện đường lối đổi mới đến nay, quan điểm nhất quán của Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò vai trò và của hệ thống thiết chế văn hoá trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, luôn có mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng thiết chế văn hóa.
Từ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành các chương trình, kế hoạch, chính sách về phát triển văn hóa gắn liền với đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa, tăng cường quản lý của Nhà nước về văn hoá.
Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010. Trong đó, Chính phủ đề ra mục tiêu tổng quát: xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở các vùng, miền, khu vực trong cả nước; phát huy hiệu quả của sự nghiệp văn hoá thông tin cơ sở trong việc xây dựng con người mới có tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, có ý thức đấu tranh chống tư tưởng và hành động phản văn hóa dân tộc.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ- TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc xây dựng nông thôn mới. Trong đó có tiêu chí 6 - cơ sở vật chất văn hóa: Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới khi có Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã đạt chuẩn theo quy định
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 100% số thôn có Nhà văn hóa - khu thể thao thôn đạt chuẩn.
Ngày 11/11/2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 2164/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến 2030. Theo đó, mục tiêu đặt ra đến năm 2020, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân ở các vùng, miền, khu vực trong cả nước; đến năm 2030, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phát triển đạt các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
+ Ở thôn: 70% số thôn (riêng ở khu vực miền núi là 50%) có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao, trong đó được đầu tư trang thiết bị và dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
+ Cấp xã: 80% số đơn vị hành chính xã (riêng ở khu vực miền núi là 60%) có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, trong đó được đầu tư trang thiết bị và dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
Những địa phương chưa có đủ điều kiện để xây dựng tại mỗi đơn vị hành chính cấp xã một Trung tâm Văn hóa- Thể thao, có thể xây dựng tại cụm xã (3 đến 5 xã) một Trung tâm Văn hóa - Thể thao.
+ Cấp huyện: 90% số đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; 30% số đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà Thiếu nhi; 10% số đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà Văn hóa Lao động.
+ Cấp tỉnh: 100% số đơn vị hành chính cấp tỉnh có Trung tâm Văn hóa, Trung tâm thông tin cổ động;100% số đơn vị cấp tỉnh có Cung Thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi hoặc Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi; 50% số đơn vị cấp tỉnh
có Cung Văn hóa Lao động, Nhà Văn hóa Lao động; Xây dựng Trung tâm Văn hóa; Cung Thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi; Cung Văn hóa Lao động, Nhà Văn hóa Lao động cấp Quốc gia; Khu vui chơi giải trí hiện đại tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương là trung tâm các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị loại I khác trong cả nước.
+ Khu chế xuất, Khu công nghiệp: 100% Khu công nghiệp, Khu chế xuất có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động; trong đó tối thiểu 30% Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã hoạt động xây dựng được Trung tâm Văn hóa - Thể thao phục vụ công nhân, người lao động [22, tr.08].
Trên tinh thần đó, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Thông tư số 22/2007/TTL/BVHTT-UBTDTT ngày 24 tháng 7 năm 2007 của Bộ Văn hoá- Thông tin và Uỷ ban Thể dục thể thao hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã, phường, thị trấn; Thông tư quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của hệ thống thiết chế văn hoá từ cấp tỉnh cho đến tận thôn, xóm, bản làng, cụ thể là: Thông tư số 03/2009/TT - BVHTTDL ngày 28/8/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hoá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh; Thông tư số 11/2010/TTBVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hoá -Thể thao và Du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hoá - Khu thể thao thôn [18, tr.07].
Như vậy, với đường lối, chủ trương nhất quán, đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về văn hóa trong giai đoạn hiện nay, để đạt mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam là nền tảng tinh thần của xã hội, cùng với việc quản lý nhà nước về văn hóa nói chung thì quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa luôn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và có những chủ trương kịp thời, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
Thấm nhuần các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng trong các chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch về xây dựng và phát triển văn hóa thành phố luôn quan tâm đến việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa từ thành phố đến các thôn, làng, tổ dân phố.
Tổng quan về huyện Kiến Thụy
Sơ lượ c về đ iề u kiệ n tự nhiên, kinh tế - xã hộ i
củ a huyệ n Kiế n Thụ y
Kiến Thụy là một huyện ven đô nằm về phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22 km. Huyện có diện tích tự nhiên 102,56 km², với dân số trên 13,5 vạn người. Phía Bắc và phía Đông giáp các quận Dương Kinh, Đồ Sơn và Vịnh Bắc bộ, phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, phía Tây giáp quận Kiến An và huyện An Lão. Trên địa bàn huyện có đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua dài hơn 10 km và có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua. Sau nhiều lần tách nhập địa giới hành chính, huyện Kiến Thụy ngày nay có 17 xã: Đại Đồng, Đại Hà, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Du Lễ, Hữu Bằng, Kiến Quốc, Minh Tân, Ngũ Đoan, Ngũ Phúc, Tân Phong, Tân Trào, Thanh Sơn, Thuận Thiên, Thụy Hương, Tú Sơn và 1 thị trấn Núi Đối.
Giao thông trên địa bàn huyện rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác cả về đường bộ, thủy và đường biển: Đường bộ ngoài tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, còn có các tuyến đường tỉnh và đường huyện như: TL361, TL362, TL363, ĐH403, ĐH404, ĐH405;
Đường sông: sông Văn Úc, sông Đa Độ...[52].
Kiến Thụy cũng là đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích vương triều Nhà Mạc với Dương Kinh sầm uất một thời vào thế kỷ 16. Một số di tích về thành cổ và cung điện của Dương Kinh cũng mới được phát hiện tại đây tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan.
Huyện Kiến Thụy vẫn còn giữ được những đình chùa cổ kính với những phong cách kiến trúc độc đáo. Tiêu biểu là đền Mõ (xã Ngũ Phúc), thờ Quỳnh Trân công chúa thời Trần, người có công khai khẩn đất hoang, lập nên làng xã. Chùa Hoà Liễu (xã Thuận Thiên) thờ đức Thánh mẫu (mẹ) của vua Mạc Đăng Dung hầu như còn nguyên vẹn, Chùa Thiên Phúc (hay Chùa Trà Phương) nơi còn lưu giữ rất nhiều bức tượng quý hiếm. Ngoài ra, nơi đây còn có miếu Cốc thờ Chử Đồng Tử, chùa Khánh Long thờ Tướng công Phạm Hải thời Hùng Vương thứ 18, đình Ninh Hải thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Dòng sông Đa Độ đến khu trung tâm huyện thì mở rộng ra như một hồ nước lớn, cùng với Núi Đối soi bóng xuống dòng sông, tạo cho nơi đây một vùng đất "non nước hữu tình, cảnh như tranh vẽ".
Bên cạnh cảnh non nước hữu tình ấy, huyện Kiến Thụy đã và đang khoác lên mình áo mới của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là những nhà máy, xí nghiệp từ từ mọc lên, những ngôi nhà cao tầng khang trang; đặc biệt là cơ sở hạ tầng được nâng cấp sạch đẹp.
Với những nét đẹp, giá trị về văn hóa, lịch sử, huyện Kiến Thụy có tiềm năng phát triển về du lịch. Đặc biệt là từ sau khi hoàn thiện Khu tưởng
niệm các Vua nhà Mạc được đi vào hoạt động đã hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm và tìm hiểu về mảnh đất con người Kiến Thụy.
Hệ thống thiết chế trung tâm văn hóa - thông tin, nhà văn hóa ở huyện Kiến Thụy
Hiện nay, nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của người dân huyện Kiến Thụy nói riêng và người dân của toàn thành phố Hải Phòng nói chung là rất lớn. Do vậy, để tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu của họ đòi hỏi phải có các thiết chế văn hóa tương ứng. Cùng với đó là sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, ngành văn hóa thể thao và du lịch trong việc tổ chức các hoạt động.
Theo báo cáo của Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Kiến Thụy năm 2017, trên toàn huyện có: 01 Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện; 18 Nhà văn hóa xã, thị trấn: 78/113 thôn, tổ dân phố có Nhà văn hóa.
Thiết chế Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện được huyện đầu tư xây dựng từ năm 1986, có 01 hội trường lớn với sức chứa 500 người. Trong thời kỳ kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cấp huyện và đây được đánh giá là một công trình có kiến trúc và vị trí đẹp của huyện. Công trình đã phát huy chức năng, vai trò của một hệ thống thiết chế cấp huyện, là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị, sự kiện văn hóa quan trọng của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện. Qua quá trình sử dụng, công trình đã nhiều lần được nâng cấp, sửa chữa.
Hệ thống Nhà văn hóa xã được đầu tư xây dựng từ những năm 1990, hầu hết chung với trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, thành phố và huyện trong nhiều năm qua có nhiều chương trình, đề án đầu tư trang thiết bị hoạt động cho hệ thống này. Cơ bản trong những năm qua, hệ thống nhà văn hóa xã đã phát huy hiệu quả trong tổ chức phục vụ nhiệm
vụ chính trị, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho nhân dân địa phương.
Đối với thiết chế Nhà văn hóa thôn, tổ dân phố được đầu tư xây dựng cùng với việc tổ chức phát động phong trào xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa. Hệ thống thiết chế này được sự hỗ trợ một phần của ngân sách nhà nước, còn lại hầu hết huy động nguồn lực xã hội hóa và nhân dân đóng góp. Có nhiều thôn, tổ dân phố huy động được nguồn lực kinh phí lớn, xây dựng nhà văn hóa thôn khang trang, sạch, đẹp.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trên toàn huyện đang được thành phố, huyện và các xã quan tâm đầu tư xây dựng để đạt chuẩn nông thôn mới. Nhiều Trung tâm Văn hóa xã được đầu tư xây mới, tách khỏi Ủy ban nhân dân xã, Nhà văn hóa, khu thể thao thôn đang dần được xây mới, cải tạo.
Tuy nhiên, việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị, tổ chức các hoạt động tại hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở đang gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các trang thiết bị hoạt động lạc hậu thô sơ, lạc hậu. Việc khai thác, tổ chức các hoạt động tại hệ thống thiết chế còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa thu hút nhân dân tham gia. Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn. Tỷ lệ người dân tham gia thường xuyên trực tiếp vào các hoạt động cộng đồng tại thiết chế Nhà văn hóa là rất nhỏ.
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại của hệ thống thiết chế hiện nay cần phải có những biện pháp điều chỉnh kịp thời các hạn chế để ngày một nâng cao chất lượng cho các hoạt động tại địa phương.
Vai trò quản lý Nhà nước về thiết chế văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Kiến Thụy
Việc cơ quan quản lý các cấp từ huyện đến thôn, làng đưa vào khai thác vận hành hệ thống thiết chế văn hóa tại huyện cụ thể là trung tâm văn hóa, nhà văn hóa đem lại giá trị to lớn về mọi mặt đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội tại địa phương, như trong các văn kiện của Đảng đã khẳng định văn hóa là động lực phát triển của xã hội thì ở Kiến Thụy tại các thiết chế trung tâm văn hóa - thông tin huyên, trung tâm văn hóa xã, thị trấn đặc biệt là tại nhà văn hóa các thôn, làng tổ dân phố trong toàn huyện đã là những nơi diễn ra các sự kiện quan trọng về chính trị của địa phương, là nơi hội tụ các hoạt động lớn của thôn làng như lễ hội truyền thống, tổ chức tết trung thu cho các cháu thiếu nhi, tôn vinh chúc thọ Người cao tuổi, liên hoan văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.... các hoạt động này diễn ra tại địa phương góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân, xây dựng tình đoàn kết thôn xóm tạo động lực và giá trị bền vững của thôn làng, để cho mỗi người dân dù đi xa về gần vẫn luôn tự hào về quê hương của mình, luôn hướng về các hoạt động tại quê hương bản quán.
Công tác quản lý nhà nước đối với các thiết chế có vai trò vô cùng quan trọng. Quản lý nhà nước giúp cho việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về thiết chế văn hóa ngày càng được kiện toàn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Xây dựng, ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, có giá trị pháp lý cao trên lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động của các thiết chế văn hóa ngày càng thuận lợi. Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng được xây dựng và hoàn thiện, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống thiết chế văn hóa hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước trong việc xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch sẽ đảm bảo cho hệ thống thiết chế văn hóa được xây dựng hợp lý, đầu tư hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí. Sẽ có nhiều các công trình văn hóa có quy mô lớn, kiến trúc đẹp, chất lượng phục vụ tốt đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của người dân.
Việc quản lý nhà nước đối với các thiết chế văn hóa còn đưa ra các chương trình, kế hoạch, đề án giúp cho hệ thống thiết chế thực hiện và phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội, thông tin tuyên truyền giáo dục và bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho nhân dân về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội; hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa, vui chơi, giải trí của nhân dân. Giúp cho hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động. Nhiều trung tâm văn hoá - thông tin - thể thao, nhà hát, câu lạc bộ, khu di tích lịch sử - văn hoá, bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, cửa hàng sách, báo, khu vui chơi giải trí, có những đổi mới về phương thức hoạt động, cơ sở vật chất được cải thiện.
Đồng thời, công tác quản lý nhà nước giúp hoạch định chính sách về đội ngũ cán bộ, đào tạo vị trí việc làm cho hệ thống thiết chế văn hóa, cơ chế chính sách về nguồn kinh phí hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa để hệ thống phát huy vai trò của mình đối với đời sống xã hội.
Việc xây dựng chính sách xã hội hóa trong văn hóa đã khuyến khích được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa. Qua đó, đã tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh và hoạt động văn hóa, khuyến khích sự mở cửa, giải phóng các nguồn lực, huy động được sự tham gia của toàn xã hội chung tay xây dựng và phát triển văn hóa.
Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động các thiết chế văn hóa được thực hiện thường xuyên, liên tục, bảo đảm sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa hiệu quả, phù hợp với các hoạt động văn hóa.
Có thể nói, để hệ thống thiết chế pháy huy chức năng, vai trò đối với đời sống xã hội thì không thể thiếu công tác quản lý nhà nước đối với thiết chế văn hóa.
Tiểu kết
Thiết chế văn hóa là toàn bộ cơ sở vật chất liên quan đến hoạt động văn hóa trọng tâm là nhà văn hóa... Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa đóng vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động quản lý, phát triển nền văn hóa nói chung. Các hoạt động quản lý của nhà nước được các chủ thể quản lý tổ chức và điều hành gồm: Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa; Triển khai và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thiết văn hóa; Chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của thiết văn hóa; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ viên chức của thiết chế văn hóa; Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra và thi đua, khen thưởng. Chính vì vậy phải thực hiện đầy đủ và đi đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa.
Trong chương 1, luận văn đã đề cập và làm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài như thiết chế văn hóa, quản lý cũng như quản lý hoạt động Nhà văn hóa. Việc trình bày hệ thống khái niệm, sự gắn kết với nhau cho thấy được sự cần thiết trong công tác quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa bởi nó liên quan, góp phần đến việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Bên cạnh những vấn đề về cơ sở lý luận, chương 1 còn tìm hiểu khái quát về thiết chế Trung tâm văn hóa - thông tin, Nhà văn hóa của huyện Kiến Thụy trong giai đoạn hiện nay, để từ đó làm nổi bật lên vai trò của công tác quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa. Những nội dung nghiên cứu về mặt lý luận là tiền đề để có thể xác định nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng trong hoạt động cũng như công tác quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy.
Chương 2
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA Ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chủ thể quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng
Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thành phố Hải Phòng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) ở thành phố theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố [43, tr.02].
Trong Quyết định số 299/2017/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND thành phố Hải Phòng, UBND đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa và Thể thao đối với lĩnh vực thiết chế: “Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch thiết chế văn hóa cơ sở ở thành phố sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; Hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở ở thành phố trên cơ sở quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Như vây có thể thấy, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn thành phố.
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kiến Thụy
Theo Quyết định số 2013/2016/QĐ-UBND, ngày 26/9/2016 của UBND huyện Kiến Thụy Quyết định ban hành Quy định chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quan hệ công tác của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kiến Thụy.
Phòng Văn hóa và Thông tin của huyện Kiến Thụy là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện công tác quản lý văn hóa cũng như xây dựng các hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện.Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng [44, tr.02].
Phòng Văn hóa và Thông tin có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông và Internet, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản của tổ chức và cá nhân theo địa giới hành chính quản lý; Hướng dẫn, triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền trên địa bàn huyện nhằm tổ chức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật; Phục vụ các nhiệm vụ chính trị - xã hội của Đảng, Nhà nước và địa phương. Thực hiện giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nếp sống văn hóa cho mọi tầng lớp nhân dân và hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ nhân các ngày lễ, các ngày kỷ niệm của đất nước, tỉnh, huyện và cơ sở; Lập kế hoạch dài hạn và từng giai đoạn, trình Ủy ban nhân dân huyện duyệt và có các giải pháp cụ thể để thực hiện những kế hoạch đã được phê duyệt
Như vậy, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kiến Thụy là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện.
Ở đây chúng ta thấy được việc quản lý hệ thống nhà văn hóa là có sự định hướng thống nhất giữa ba cấp là Sở văn hóa và Thể thao Thành phố, Phòng văn hóa và thông tin với UBND cấp xã (thông qua chức năng nhiệm vụ của cán bộ công chức văn hóa xã) sự phối hợp quản lý này được thực hiện trên các phương diện công việc cụ thể như xây dựng quy hoạch, thiết kế chi tiết, định hướng các nội dung hoạt động cụ thể tại các đơn vị. Cụ thể là sau khi hình thành một hệ thống thiết chế nhà văn hóa trong toàn thành phố thì bằng chức năng nhiệm vụ của mình Sở văn hóa và Thể thao ban hành các kế hoạch hướng dẫn đến cấp Phòng văn hóa thông tin xã xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết hướng dẫn đến cấp xã, thị trấn triển khai thực hiện theo tùng nhiệm vụ cụ thể.
Thực trạng quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
2.2.1 Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa
Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy cũng đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch nhằm quy hoạch 

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_quan_ly_nha_nuoc_ve_thiet_che_van_hoa_o_huyen_kien.docx