Tiểu luận Quan niệm về con người trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay

docx 44 trang yenvu 20/12/2023 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Quan niệm về con người trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quan niệm về con người trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay

Tiểu luận Quan niệm về con người trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
..***.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài
QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI GIAI ĐOẠN XUÂN THU - CHIẾN QUỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
 VIỆT NAM HIỆN NAY
THÁI NGUYÊN - 2010
MỤC LỤC
Stt
Nội dung
Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1
2
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI GIAI ĐOẠN XUÂN THU - CHIẾN QUỐC
7
1.1 Quan niệm của Nho gia về con người
7
1.2 Quan niệm của Mặc gia về con người
11
1.3 Quan niệm của Pháp gia về con người
13
Chương 2: QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN XUÂN THU - CHIẾN QUỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
15
2.1 Quan niệm của Nho gia về mối quan hệ giữa người với người
15
2.2 Quan niệm của Mặc gia về mối quan hệ giữa người với người
20
2.4 Quan niệm của Pháp gia về mối quan hệ giữa người với người
22
2.4 Ý nghĩa của các quan niệm nêu trên trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
24
3
KẾT LUẬN
39
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
41
 MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị. Con người là thước đo của mọi bậc thang giá trị. Nhận thức được vai trò to lớn của thước đo con người, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người chủ nghĩa xã hội.Con người chủ nghĩa xã hội chính là con người mới, phát triển toàn diện: có tinh thần làm chủ xã hội, có trí thức văn hoá và khoa học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân.
Hiện nay, thực hiện chiến lược phát triển con người toàn diện, Đại hội lần thứ IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương phát triển nguồn lực con người với yêu cầu ngày càng cao, không thể không kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc nói riêng và kế thừa tinh hoa của tư tưởng nhân loại về con người nói chung. Chúng ta xây dựng nền văn hóa mới, đạo đức mới, con người mới trên nền tảng những giá trị ấy, trong đó có cả những quan niệm về đạo đức, con người của trường phái Nho gia, Mặc gia và Pháp gia. Vấn đề đặt ra là, chúng ta có thể và cần phải kế thừa những gì, loại bỏ những gì từ trong di sản đạo đức, con người của các trường phái triết học nói trên. Do đó, khai thác và phát huy những điểm tích cực cũng như khắc phục, xóa bỏ những hạn chế của quan niệm về đạo đức, con người Nho gia, Mặc gia, Pháp gia trong việc xây dựng và hoàn thiện con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giờ đây là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quan niệm về con người trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học của tôi, ở Việt Nam có các tác giả sau:
Vũ Minh Tâm (chủ biên): “Tư tưởng triết học về con người”, Nxb Giáo dục, 1996.
An Mạnh Toàn (dịch): “con người- những ý kiến mới về một đề tài cũ”, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hiền: “Thuyết kiêm ái: nội dung, giá trị và ý nghĩa đối với việc xây dựng đạo đức ở nước ta”, Tạp chí Triết học, số 232, 9-2010.
Triệu Quang Minh, Trần Thị Lan Hương: “Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi”, tạp chí Triết học, số 219, 8-2010.
Nguyễn Thị Thu Thủy: “Một số nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo và vai trò, ý nghĩa của nó với việc hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, Báo cáo NCKH năm 2010.
Và còn rất nhiều những công trình khác và những bài viết trong các tạp chí khi nói về con người nói chung, trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Những công trình và bài viết trên đã phân tích khái quát một cách chung nhất và làm sáng tỏ vấn đề con người trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên trong đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi chỉ trình bày một số quan niệm cơ bản về con người trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc, từ đó rút ra ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay. 
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 
Mục đích: Báo cáo khoa học trình bày một cách hệ thống Quan niệm về con người trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc và rút ra ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích có 3 nhiệm vụ:
+ Quan niệm của các học phái về con người
Quan niệm của Nho gia về con người.
Quan niệm của Mặc gia về con người.
Quan niệm của Pháp gia về con người.
+ Quan niệm của các học phái về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Quan niệm của Nho gia về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
 - Quan niệm của Mặc gia về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội
- Quan niệm của Pháp gia về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
+ Rút ra ý nghĩa của vấn đề phân tích trên trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số quan niệm cơ bản về con người trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc, từ đó rút ra ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay. 
Phạm vi nghiên cứu là các tài liệu liên quan đến đạo đức, con người của trường phái Nho gia, Mặc gia, Pháp gia và vấn đề con người trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam.
5. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
Báo cáo dựa trên cơ sở của những nguyên lý triết học Mác – Lênin, đồng thời sử dụng và kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp logic – lịch sử, phương pháp khái quát hóa và trừu tượng hóa
6. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ hệ thống quan niệm con người trong trường phái triết học Nho gia, Mặc gia và Pháp gia, qua đó rút ra ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
Những kết quả đạt được của báo cáo nghiên cứu khoa học là sự bổ sung cho quá trình nghiên cứu về quan niệm con người trong giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc và ý nghĩa của nó trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, nó có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và học tập về vấn đề con người trong quan niệm của triết học Trung Quốc cổ trung đại nói riêng và vấn đề con người nói chung.
7. Kết cấu của báo cáo khoa học
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo gồm 2 chương, 7 tiết.
Chương 1: Khái quát quan niệm về con người trong triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn Xuân Thu Chiến Quốc (gồm 3 tiết).
Chương 2: Quan niệm về mối quan hệ giữa con người với con người trong giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay (gồm 4 tiết).
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI GIAI ĐOẠN XUÂN THU - CHIẾN QUỐC 
	Như chúng ta đã biết Trung Quốc là một quốc gia nhiều dân tộc có lịch sử lâu đời, là một trong những nước có nền văn minh sớm nhất trên thế giới. Triết học Trung Quốc từ khi ra đời đến nay, đã trải qua các giai đoạn phát triển từ Hạ, Thương, Tây Chu và đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc (707 TCN-221 TCN). Có thể nói rằng đây là thời kỳ phồn vinh, trăm hoa đua nở, Chư tử bách gia đã rầm rộ sáng lập nên các hệ thống triết học độc đáo.
	Từ thế kỷ thứ VIII trước công nguyên, xã hội Tây Chu bước vào một thời kỳ có nhiều biến động lớn lao, toàn diện kéo dài cho đến giữa thế kỷ thứ III TCN. Lịch sử gọi là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Ở thời kỳ này đồ sắt xuất hiện phổ biến, công cụ bằng sắt tham gia vào thế giới công cụ. Đây cũng là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thương nghiệp. Thế kỷ thứ VI và thứ V TCN xuất hiện những thành thị thương nghiệp buôn bán nhộn nhịp ở các nước Hàn, Tề, Tần, Sở. Thành thị đã có một cơ sở kinh tế tương đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý tộc thị tộc, thành những đơn vị khu vực của tầng lớp địa chủ mới lên. Sự phát triển của sức sản xuất, kinh tế phát triển đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng xã hội. Giai cấp quý tộc, thị tộc Chu bị mất đất đai, mất dân, địa vị kinh tế ngày càng sa sút và chính điều này đã ảnh hưởng đến địa vị chính trị, ngôi Thiên Tử của nhà Chu, biến sự tồn tại vua chỉ còn là hình thức. Sự phân biệt sang hèn dựa trên tiêu chuẩn huyết thống của chế độ thị tộc không còn phù hợp, đòi hỏi trong lúc này, xã hội phân chia phải dựa trên cơ sở tài sản. Các nước chư hầu của nhà Chu không chịu phục tùng vương mệnh, không chịu cống nạp, mang quân thôn tính lẫn nhau, tự xưng Bá “Vương đạo suy vi”, tầng lớp quý tộc địa chủ mới lên ngày càng giàu có, lấn át cả quý tộc thị tộc cũ “trên yếu dưới mạnh” thậm chí còn chiếm cả chính quyền.
Như vậy, kết quả của những biến động kinh tế đã dẫn đến sự đa dạng trong kết cấu giai tầng của xã hội. Nhiều giai tầng mới xuất hiện đan xen và mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn chính nổi lên trong thời kỳ này là mâu thuẫn giữa tầng lớp mới lên có tài sản, có địa vị kinh tế trong xã hội (Hiển tộc) nhưng không được tham gia vào chính quyền với giai cấp quý tộc thị tộc cũ của nhà Chu. Mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công thương nhân với giai cấp quý tộc thị tộc Chu có một bộ phận tách ra, chuyển hoá lên giai tầng mới, một mặt họ muốn bảo lưu nhà Chu, một mặt họ cũng không hài lòng với trật tự cũ của nó. Họ muốn cải biến nó bằng con đường cải lương, cải cách. Tầng lớp tiểu quý tộc thị tộc, một mặt họ đang bị tầng lớp mới lên tấn công về chính trị và kinh tế, mặt khác họ cũng mâu thuẫn với tầng lớp đại quý tộc thị tộc đang nắm chính quyền. Mâu thuẫn giữa nông dân công xã thuộc các tộc bị người Chu nô dịch với nhà Chu và tầng lớp mới lên đang ra sức bóc lột, tận dụng sức lao động của họ.
Đó là những mâu thuẫn của thời kỳ lịch sử đang đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc, tiến nhập vào xã hội phong kiến đòi hỏi giải thể chế độ của nhà nước gia trưởng, xây dựng nhà nước của giai cấp quốc dân, giải phóng lực lượng sản xuất mở đường cho xã hội phát triển. Xã hội trong thời kỳ này đang chuyển mình dữ dội, kinh tế phát triển, tầng lớp dân tự do xuất hiện, đặc biệt là sự ra đời của các thành thị. Những thành quả đạt được trên nhiều lĩnh vực chính là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển có tính chất đột biến của tư tưởng của thời kỳ này. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình “tranh minh” đó đã xuất hiện những nhà tư tưởng vĩ đại, hình thành nên hệ thống triết học khá hoàn chỉnh.
Khởi nguồn của tư tưởng triết học Trung Quốc có thể là thần thoại thời tiền sử. Song tư tưởng triết học Trung Quốc trong đó có “vấn đề con người” trở thành hệ thống hoàn chỉnh thì phải đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc thời đại của trí tuệ được giải phóng, trí thức được tôn là thầy, trí thức được phổ cập. Phong trào “Bách gia chư tử”, “Bách gia tranh minh” là biểu hiện sinh động của tư tưởng học thuật từ quyền lực nhà nước chuyển xuống thiên hạ rộng rãi. Cuối Xuân Thu, đầu Chiến Quốc học thuyết của các tư tưởng gia mọc lên như rừng trong khoảng “103 nhà” nổi lên “ Sáu nhà”. Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Danh gia, Âm Dương gia trong đó có ảnh hưởng lớn nhất là Nho gia, Mặc gia và Pháp gia.
	Nội dung tư tưởng triết học của ba học phái này lấy con người làm trung tâm và mục tiêu nhận thức. Đề cao giá trị đạo đức và tinh thần nhân văn; khẳng định giá trị tích cực của con người đối với mình và đối với xã hội; đặt con người trong mối quan hệ giữa con người với con người. Các học phái này tập trung phân tích con người từ bản chất và có mục tiêu chung là xây dựng con người đạo đức, có nghĩa, có nguyên tắc. 
1.1.Quan niệm của Nho gia về con người
Trong lịch sử triết học Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái triết học đã đưa ra học thuyết chính trị đạo đức để giáo hóa con người, nhằm củng cố duy trì trật tự xã hội. Để làm được điều đó, giáo lý của Nho giáo thiên về việc xem xét lý giải con người ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn là luận bàn về bản tính con người thông qua khái niệm “tính người”, “tâm người”, “lý người”, tức chỉ là bàn đến phẩm chất tinh thần, ý thức tâm lý, tư tưởng mà chưa đi sâu vào bản chất đích thực của con người. Mặc dù, mỗi nhà triết học của Nho giáo xem xét bản chất con người ở mỗi khía cạnh khác nhau ( Khổng Tử: Tính tương cận, tập tương viễn; Mạnh Tử:tính thiện; Tuân Tử: tính ác), song trong toàn bộ quá trình vận động của lịch sử tư tưởng thì ở họ, vẫn có sự kế thừa, phát triển và làm cho quan niệm về bản chất con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
 1.1.1. Khổng Tử chưa đi sâu vào nghiên cứu bản chất con người. Tuy vậy, khi bàn về bản chất con người Khổng Tử đã cho rằng bản tính của con người là thiện và nó gần giống nhau ở tất cả mọi người. Ông nói: “Tính tương cận giả, tập tương viễn giả” [8, tr.81]. Nghĩa là con người khi mới sinh ra đều có tính trời phú cho là gần giống nhau, nhưng do quá trình tiếp xúc và học hành làm cho họ có sự khác nhau: có kẻ trí , người ngu. Phẩm chất của con người là chất phác, chân thực. Nó là điều kiện thuận lợi để trau dồi đức nhân và tất cả các đức khác cũng từ đức nhân mà ra. Bản tính của con người là thiện nhưng vì con người quen thói đời mê vật dục nên mới thấy điều nhân xa mình. Vì vậy, khi con người đã có nhân thì phải luôn giữ lấy điều nhân, đừng bao giờ xa rời nó, dù chỉ trong một khoảnh khắc thời gian.
Vào thời Chiến Quốc do hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động nên các nhà tư tưởng của trường phái triết học Nho giáo khi xem xét bản chất con người đã tuyệt đối hoá một mặt trong bản chất con người hoặc là thiện hoặc là ác. Mặc dù Mạnh Tử và Tuân Tử là môn đồ của trường phái triết học Nho gia nhưng khi bàn về bản chất của con người, hai ông đã có sự đối lập nhau thậm chí nhiều khi còn có sự trái ngược nhau trong quan điểm nhưng dù họ có sự tuyệt đối hoá về mặt này hay mặt khác, thì vẫn có sự kế thừa,bổ sung và phát triển tư tưởng của Khổng Tử với những góc độ khác nhau và ở chính họ cũng có sự bổ sung cho nhau khi xem xét bản chất con người.
1.1.2. Khi bàn về bản chất con người, Mạnh Tử cho rằng bản chất con người là thiện và tính thiện của con người thể hiện qua bốn đức lớn: nhân, lễ, nghĩa, trí. Bốn đức lớn đó của con người bắt nguồn từ tứ đoan hay bốn đầu mối của thiện, còn gọi là thiện đoan, là tài chất, bản chất trời phú cho con người, sinh ra đã có như mầm cây trong hạt giống, như tứ chi của cơ thể. Bốn tứ đoan là: lòng trắc ẩn (biết thương xót), lòng tu ố (biết thẹn ghét), lòng từ nhượng (biết cung kính) và lòng thị phi (biết phân biệt phải trái). Không có lòng trắc ẩn thì không phải là người, không có lòng từ nhượng thì không phải là người, không có lòng thị phi thì cũng không phải là người. Trắc ẩn là đầu mối của nhân, tu ố là đầu mối của nghĩa, từ nhượng là đầu mối của lễ, và thị phi là đầu mối của trí. Con người có bốn cái đầu mối ấy như thân thể có sẵn tứ chi. Đây là những đoan mà con người khi sinh ra đã có. Tứ đoan là bốn cái đầu mối của điều thiện nên gọi là thiện đoan. Thiện đoan là cái tính cố hữu của con người. Nếu con người biết nuôi dưỡng thiện đoan thì dễ dàng trở thành thánh nhân còn nếu đánh mất thiện đoan để nó mai một, suy tàn thì trở nên nhỏ nhen không khác gì loài cầm thú. Đã có bốn mối ấy ở trong mình, mà biết mở rộng ra cho thông thì như lửa mới bắt đầu cháy, như suối mới bắt đầu chảy. Bên cạnh đó theo Mạnh Tử, bản chất con người là thiện còn vì “tính là cái chung là cái bản chất của một loài”. Ở loài người, có nhiều điểm giống nhau, trong đó điểm giống nhau đầu tiên là tài chất, là bản năng thiện do trời phú cho. Sau đó là sự giống nhau ở các quan năng để nhận biết tốt xấu thị phi. Với tài chất và quan năng ấy, ai cũng sẵn có mầm thiện Mạnh Tử nói, phàm những vật đồng loại đều mang một bản tính giống nhau tại sao đối với con người, người ta lại nghi ngờ rằng bản tính lại tương tự? Các bậc thánh nhân và chúng ta đều là một loại tức là tâm tính giống nhau hết thảy.
Bản chất con người là thiện còn vì trong mỗi con người đều có cái tâm. Tâm là cái chủ thể trong tinh thần của con người là cái thần minh trời phú cho con người để hiểu biết, ứng xử với vạn vật, để phân biệt phải, trái, tốt, xấu biết được điều này chính là bốn đầu mối của thiện, bốn đầu mối đó vốn có sẵn trong con người không phải do bên ngoài nâng đúc. Theo Mạnh Tử tâm là cái gốc của tính thiện, tâm với tính là một và tâm là do trời phú nên khi biết cái tính của mình là biết cái tính của trời, tâm là nơi phân biệt mọi điều phải trái tốt xấu, nên sự hiểu biết từ tâm sâu sắc hơn từ sự hiểu biết ở các quan năng. Trong các quan năng thì tai, mắt là cái không suy nghĩ nên bị sự vật bên ngoài che lấp vật tiếp xúc với vật nên dễ bị vật đem đi lạc đường. Tâm là cái suy nghĩ thì hiểu được lẽ phải, hiểu được chính tà. Như vậy theo Mạnh Tử, cái biết phải trái, chính tà, nhân nghĩa đã có thiện do tâm đem lại là cái tự mình biết trời sinh làm người đã có cái biết ấy. Đó là cái biết tiên thiện là cái “sinh tri” của con người.
Mặc dù cho rằng con người sinh ra đã có sẵn tính thiện nhưng theo Mạnh Tử, tính thiện đó không phải là bất biến. Con người có thể đánh mất cái tâm cố hữu của mình, sa vào con đường bất thiện khi có ngoại cảnh xấu tác động. Bản tính của con người giống như bản tính nước chảy vào chỗ trũng. Không một người nào khi sinh ra mà tự bất thiện, cũng như không một thứ nước nào khi sinh ra mà lại chảy ngược dòng. Song, nếu như bị đắp đập ngăn bờ thì nước sẽ chảy tràn cả núi. Cũng vậy, nếu bị vật dục che lấp thì bản tính vốn lành sẽ ngược chiều ngay. Tuy nhiên tác động của ngoại cảnh cũng có giới hạn của nó. Khi tâm của con người thật vững vàng thì vật dụng vô hiệu. Chính vì vậy, Mạnh Tử rất chú ý đến vấn đề giáo hoá để làm cho con người không mai một lương tâm.
Như vậy, với Mạnh Tử, bản tính trời phú cho con người là thiện và nếu có thành ra bất thiện là vì con người không biết giữ lấy cái tâm. Bởi ông tin có cái thiện là lí trí thiện, mà tính con người là một phần của thiện lí ấy. Và con người cần giáo dục làm cho bản tính thiện đó không bị mờ tối và cần phải trau dồi nó cho nó phát triển để trở thành một người tốt.
1.1.3. Cuối thời Chiến Quốc, Tuân Tử đã tận mắt thấy cảnh tranh giành xâu xé, chém giết lẫn nhau giữa các giai cấp, tầng lớp, giữa con người với con người trong xã hội, nên ông chủ trương lý giải bản chất con người bắt đầu bằng tính ác. Theo ông, vì khi mới sinh ra con người vốn đã có sẵn lòng ham muốn và dục vọng nên để thoả mãn những ham muốn và dục vọng đó, con người phải hành động thuận theo tính tự nhiên của mình. Và điều đó tất phải dẫn đến sự tranh giành xâu xé, cướp bóc, chiếm đoạt của nhau. Tuân Tử cho rằng: “tính con người sinh ra là hiếu lợi, thuận theo tính đó thì ra đoạt lẫn nhau và sự từ nhượng không có, sinh ra là đố kị, thuận theo tính đó thì thành ra tàn tặc, mà lòng trung tín không có, sinh ra có lòng muốn của tai mắt có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa, văn lý không có. Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận cái tính của người ta, tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào cái phận (tức là quyền lợi của nhau), làm loạn cái lý mà phải mắc lối tàn bạo cho nên phải có thầy có phép để cải hoá cái tính đó, có lễ nghĩa để dẫn dắt nó rồi sau mới có từ nhượng hợp văn lý và thành ra trị” [8, tr 325]. Như vậy, Tuân Tử cho rằng tính ban đầu của con người là ác, còn tính thiện là do con người sáng tạo ra. Tuân Tử cho rằng, cái tính của con người là do hoà khí xung hợp mà thành tính linh hợp với mọi vật và có sự cảm ứng lẫn nhau sự yêu ghét, mừng giận, thương vui của tính gọi là tình. Tình là cái vô cùng, cho nên phải có cái tâm để chọn cái nên và cái không nên mà làm, gọi là “tư lự”. Có tâm tư lự để khiến con người hành động và con người cần phải có sự học tập , rèn luyện thì mới uốn nắn được cái bản tính của mình.
Nếu như Mạnh Tử cho rằng: nhân, lễ, nghĩa, trí là bốn cái đầu mối của tính người thì Tuân Tử cho rằng, đầu mối của con người là lòng hiếu lợi, lòng đố kị và lòng dục, chính ra cái này khi mới sinh ra đã sẵn có, còn nhân nghĩa lễ trí là do con người đặt ra chứ không phải là do trời sinh ra.
Mặc dù Tuân Tử cho rằng bản tính con người là ác, nhưng con người có thể tạo ra được tính thiện, và để tạo ra được tính thiện thì con người phải có thầy, có phép dạy bảo thì mới thành thiện và cũng cần phải có lễ nghĩa giáo hoá con người. Ông nói: “Đời xưa thánh nhân lấy cái tính của người ta là ác, lấy sự thiên lệch nguy hiểm mà không chính, lội loạn mà không trị, bởi thế mới khởi sướng lên lễ nghĩa và chế định ra chế độ để hiểu cái tình của người ta mà chính lại để nuôi hoá cái tính tình của người ta mà đạo dẫn khiến cho theo cái trị hợp cái đạo. Người ta ai hoá theo thầy, theo phép, tích tập văn hoá theo lễ nghĩa là người quân tử, buông cái tính tình để yên sự nom dòm mà trái lễ nghĩa là kẻ tiểu nhân. Lấy thế mà xem, thì cái tính ác của con người ta rõ lắm, mà cái thiện mà người ta gây ra vậy” [8, tr 327].
Như vậy xem xét tư tưởng của các nhà nho Trung Quốc cổ đại chúng ta thấy có một bước chuyển trong quan niệm về bản chất con người, mặc dù họ có sự khác nhau trong các quan niệm dó, tuyệt đối hoá tính thiện hoặc tính ác của con người. Nhưng thực ra đây là sự bổ sung cho nhau, làm cho quan niệm về bản chất con người của trường phái triết học nho giáo Trung Quốc cổ đại thêm da dạng và phong phú, ngày một hoàn thiện hơn, và đây cũng là một cống hiến cho kho tàng tri thức nhân loại về vấn đề này của các nhà triết học nho giáo Trung Quốc cổ đại.
1.2. Quan niệm của Mặc gia về con người
Khi nói đến học phái mặc gia ta không thể không nhắc tới Mặc Tử, ông là người sáng lập ra học phái này, khi bàn về con người cũng giống như Khổng Tử ông luôn đề cao đức nhân nghĩa. Nhưng quan niệm ý nghĩa và phạm trù nhân nghĩa của Mặc Tử khác với quan điểm của Khổng Tử. Nếu như Khổng Tử “nhân” là đạo sống của con người theo “thiên lí” hay “đạo trời” là “ái nhân” (yêu thương người) là “trung thứ” (hết lòng hết dạ thành tâm, thật ý, suy lòng mình ra lòng người cái gì mình không muốn thì dừng đem thi hành cho người khác), nhưng lại có sự phân biệt thứ bậc, “thương yêu người thân, quí trọng người sang”, thì nhân nghĩa của Mặc Tử là ý chí của trời gồm yêu tất cả mọi người và làm lợi cho tất cả mọi người như nhau, không phân biệt trên dưới, thân sơ quí tiện. Dó chính là nội dung của chủ nghĩa” kiêm ái”. Vì thế “kiêm ái” được coi là nội dung tư tưởng chủ yếu nhất trong học thuyết của Mặc Tử. Tư tưởng đó với ý nghĩa sâu xa của nó đủ gắn với trường phái triết học mang tên Mặc Tử nổi danh một thời ở Trung Quốc cổ đại. Trong sách Mặc Tử có ba thiên làn về “kiêm ái” (kiêm ái thượng, trung, hạ). Theo Mặc Tử “kiêm” là gồm gộp hết thảy như nhau, trái với “biệt” là sự chia sẻ phân biệt nhau. “ái” là lòng yêu thương con người, trái với “ố” là sự thù ghét lẫn nhau. Yêu mình như yêu người, yêu người ngoài cũng như yêu người thân, không có người làng mình, người làng người, người nước mình, người nước người. Đó chính là ý chí của trời: “gồm yêu hết thảy những kẻ mà ta yêu”.
Vì thế “kiêm ái” cũng có nghĩa là nhân nghĩa. Người nhân nghĩa là người thực hiện “kiêm ái”. Kiêm ái là cái thực của nhân, là nội dung của nghĩa. “Ái” là nhân, “kiêm” là nghĩa.
“Kiêm ái” hay nhân nghĩa bao giờ cũng đem lại lợi ích cho mọi người. Vì vậy, khi nói tới “kiêm ái” hay nhân nghĩa Mặc Tử thường nói tới cái lợi của thiên hạ: “lợi nghĩa là vậy” (lợi nghĩa là dã) (Mặc Tử kinh thượng). nghĩa là danh, lợi là thực. Nghĩa là cái tên đẹp của lợi là cái thực của nghĩa. Như thế “kiêm ái” theo Mặc tử còn bao hàm nội dung thứ hai là “làm lợi cho hết thảy mọi người như nhau”
“Kiêm ái” không chỉ là ý chỉ của trời mà còn là đạo lý của thánh nhân, không “kiêm ái” thì thiên hạ loạn, “kiêm ái” thì thiên hạ trị, kiêm ái là nhân nghĩa nên khi thực hiện được cái đức căn bản ấy sẽ làm cho đạo đức luân lý xã hội trở nên tốt đẹp và con người có thể đạt được tất cả các phẩm chất tốt đẹp khác như: Huệ, trung, từ, hiếu, kính đễ người người no đủ, nhà nhà hạnh phúc, quốc gia yêu lành, thiên hạ bình trị.
Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử, Mặc Tử nói đến con người là nói đến nhân nghĩa, nói đến con người đạo đức. Tư tưởng chủ yếu của Mặc tử được thể hiện qua học thuyết “kiêm ái”, con người sinh ra là để “ái nhân” (yêu người), yêu tất cả mọi người không phân biệt người quân tử hay kẻ tiểu nhân, người làng này hay người làng khác, người nước này với người nước khác. Với quan điểm “thượng đồng” ông coi mọi người bình đẳng như nhau, ông phản đối chiến tranh. Khác với Khổng Tử, Khổng Tử thì đề cao “Thiên mệnh”, ưa chuộng những chế độ cổ truyền như: thi, thư, lễ, nhạc, đặc biệt là lễ nghĩa phép tắc. Ông chủ trương giáo hoá con người bằng các quy tắc đạo đức cơ bản như nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng theo những nghi lễ tôn giáo của chế độ phụ quyền. Mặc Tử thì trái lại, chủ trương “phi mệnh”, “phi nho”, “phi nhạc”, “tiết táng”, “tuyên truyền”, kiêm ái”, “thượng hiền”, “ thượng đồng” theo “thiên trí” và “minh quý”. Từ đó ông đặt tất cả các vấn đề về luân lý, đạo đức, chính trị xã hội trên cơ sở “kiêm ái” và chủ nghĩa công lợi.
1.3. Quan điểm của Pháp gia về con người
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử giữ vai trò đặc biệt. Trước và cùng thời với Hàn Phi Tử đã có nhiều người bàn về con người, về tính ngươì. Phái Nho gia như Khổng Tử cho rằng con người sinh ra vốn là gần nhau, nhưng do tập tục xã hội mà phải xa nhau. Còn Mạnh Tử thì quan niệm, con người sinh ra vốn là thiện. Bốn đầu mối của thiện là tứ đoan, là nhân, lễ, nghĩa, trí có sẵn trong tâm. Trái với các quan điểm trên Tuân Tử cho rằng con người sinh ra vốn là ác. Mặc gia cho rằng con người cao quí thì tính tình tất phải “kiêm ái” và “hỗ lợi”. Hàn Phi Tử cũng bàn về con người, tính người hay nói cách khác là bản chất của con người. Là học trò của Tuân Tử ông kế thừa và phát triển thuyết “tính ác” của thầy mình, Hàn Phi Tử cho rằng bản chất của con người là “ích kỉ” và đặc tính chủ yếu của nó là sự ham mê lợi ích và thù ghét tai hoạ (Hàn Phi Tử, Vong Trưng) rằng không có con người nào mà lại “không mong muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác” và không tính toán, ham lợi ích của người khác (Hàn Phi Tử, Cô Phẫn).
Xuất phát từ luận điểm “lợi ích vật chất là cơ sở của tất cả quan hệ xã hội và hành vi con người” Hàn Phi Tử cho rằng “con người sinh ra vốn tham dục, vị lợi, luôn thích điều lợi và tìm nó, ghét cái hại và tránh nó” (Hàn Phi Tử, gian kiếp thí thần), đó là bản tính tự nhiên. Vì vậy tất cả các quan hệ xã hội (kể cả các quan hệ đạo đức ruột thịt) đều được xây dựng trên cơ sở tính toán lợi hại cá nhân. Người chủ cho người làm thuê ăn uống và trả tiền công khá sòng phẳng không phải vì lòng thương người, mà chính là để cho người làm thuê gắng sức làm việc, còn người làm thuê tận tâm làm việc không phải vì thương chủ mà vì được ăn uống và có tiền bạc Tất cả các quan hệ cha – con, vợ- chồng, anh- em, vua- tôi đều có chỗ lợi hại như vậy.” Vua bán trách nhiệm và chức tước, còn bề tôi bán tri thức và sức lực (Hàn Phi Tử, gian kiếp thí thần). Chính vì vậy muốn trị dân để dân theo nhân nghĩa chỉ là một ảo tưởng của Nho Gia, làm hại cho nước vì tính con người ta vốn ác (Hàn Phi Tử, Lục Phản). Hơn nữa, nếu dùng nhân nghĩa để phán xét phải trái sẽ rơi vào tình trạng dùng nhân nghĩa cá nhân để định nặng nhẹ thiếu công minh. Sự thiếu khách quan là đầu mối của sự náo loạn thiên hạ. Vì vậy, phép trị nước công bằng và hữu hiệu hơn cả là dùng luật pháp.
CHƯƠNG II 
QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN XUÂN THU - CHIẾN QUỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Quan niệm của Nho gia về mối quan hệ giữa người với người
Ở thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, hệ tư tưởng phong kiến thống trị mọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần. Quan niệm của các triết gia về con người, về mối quan hệ giữa con người với con người bị chi phối bởi tư tưởng đạo đức phong kiến. Nho gia là trường phái có hệ tư tưởng mang nặng tính chất phong kiến gia trưởng và nó có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Quan niệm của Nho gia về mối quan hệ giữa người với người chủ yếu được thể hiện qua học thuyết về chính trị xã hội.
 Nhà nho tiêu biểu nhất của trường phái Nho gia đó là Khổng Tử. Ông cho rằng sự thay đổi của xã hội làm cho thiên hạ rối ren, nguyên nhân chính là do sự xa đọa của thế lực cầm quyền làm cho “danh” không được “chính” tức là “danh” không phù hợp với “thực”. Quan niệm “danh” không được “chính” làm cho xã hội loạn lạc, phép tắc kỷ cương xáo trộn, danh phận không rõ ràng, nên để khôi phục trật tự xã hội, Khổng Tử đã chủ trương thực hành thuyết “chính danh”. Như vậy, khi đề ra học thuyết “chính danh”, Khổng Tử đã cố gắng thể hiện nó qua hành động của mình. Nó cũng phản ánh thái độ tôn trọng, tôn ty trật tự phép tắc của Khổng Tử. Tôn ty này trong quan hệ giữa người với người mà Nho gia gọi là “Luân” được sách “thuyết văn” cho là “con đường”, sách Khúc lễ giảng giải là “loại”, Mạnh Tử gọi là “trật tự”. Một số nhà nghiên cứu sau này giải thích là “thứ bậc” là đạo “cư xử”. Có thể hiểu trong xã hội “mỗi một thứ quan hệ là một luân”.
Trong các mối quan hệ xã hội, triết học Nho gia xác định năm mối quan hệ cơ bản và thông thường của mỗi đời người trong thiên hạ, gọi là “Ngũ luân” gồm quan hệ Vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bè - bạn (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ bằng hữu) (Trung dung 20).
Mỗi quan hệ lại có tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng, như cha hiền con thảo, anh tốt em ngoan, chồng biết tình nghĩa vợ nghe lẽ phải, bề trên từ hiếu bề dưới kính thuận, vua nhân từ tôi trung thành. Trong “ngũ luân” lại có ba mối quan hệ cơ bản nhất, Nho gia gọi là “Tam cương” (quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương). Vào thời mình, Khổng Tử đã đề cập đến những mối quan hệ và những tiêu chuẩn này, song ông nhấn mạnh nhiều hơn đến quan hệ vua tôi, cha con.
Đối với quan hệ vua tôi, trước hết Khổng Tử chống ngôi vua duy trì theo kiểu cha truyền con nối. Ông nên án việc chức tước theo truyền thống, dòng dõi, mặc dù trong xã hội đương thời vẫn có ba kiểu lên ngôi được thừa nhận như: lên ngôi vua do cha truyền lại, lên ngôi do vua trước truyền lại và lên ngôi do đổi mệnh vua.
Khổng Tử đã đưa ra yêu cầu đối với người đứng đầu của một quốc gia phải là người đạt được nhân đạo và thiên đạo. Về những yêu cầu cụ thể đối với vua, Khổng Tử chủ trương: vua phải đảm bảo cho dân được no ấm, phải xây dựng được lực lượng quân sự hùng hậu và đặc biệt phải chiếm được lòng tin của dân. Dân đối với vua, theo Khổng Tử phải coi như cha mẹ của mình. Trong quan hệ giữa người dân và vua, thì dân vì vua là “trung”, vua vì dân để được lòng dân tin cũng là “trung” vậy. “Trung” của Khổng Tử chỉ là đòi hỏi sự hết lòng và thành tâm thật ý trong quan hệ với nhau. Ngoài ra vua còn phải biết trong dụng người đức độ và có năng lực làm việc, phải biết rộng lượng đối với người cộng sự của mình. 
Khổng Tử đề cập đến phạm trù “hiếu” trong quan hệ cha con, theo ông hiếu của con cái đối với cha mẹ, không chỉ là phụng dưỡng người đã sinh ra mình mà trước hết phải là lòng thành kính. Chỉ nuôi cha mẹ không thôi thì không thể gọi là hiếu, vì đến như giống chó, giống ngựa cũng có người nuôi, nuôi cha mẹ mà không thành kính thì có khác gì như nuôi chó ngựa, làm sao có thể gọi là lòng hiếu thảo” (Luận ngữ, vi chính 7). Ông thường dậy rằng, phận làm con thấy cha mẹ lầm lỗi phải can giám một cách nhẹ nhàng, hoặc quan điểm “cha ra cha, con ra con” cũng đòi hỏi cha mẹ phải đối xử với con cái cho đúng đạo của mình. Như vậy, không chủ trương ngu trung, ngu hiếu, không bắt buộc con người phải phục tùng bề trên vô điều kiện nội dung trung, hiếu của Nho gia sau này. Đối với Khổng Tử trong xã hội “Chính danh” là quan hệ hai chiều: quân có nhân thì thần mới trung, phụ có từ thì tử mới hiếu... mà công cụ để thực hiện hai chiều này là đạo đức xã hội.
 Kế thừa quan điểm triết lý nhân sinh của Khổng Tử, Mạnh Tử, bên cạnh thuyết “tính thiện” nổi tiếng còn có tư tưởng chính trị đặc sắc, những tư tưởng này thể hiện quan điểm của Mạnh Tử về mối quan hệ giữa người với người, được nói ở tinh thần “dân bản”. Dựa trên học thuyết “tính thiện” tiếp tục tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, Mạnh Tử đã kịch liệt phê phán phương pháp trị nước của các trường phái triết học khác như Mặc Gia, Đạo Gia, : “Họ Dương vị ngã ấy là không nhận có vua, họ Mặc kiêm ái ấy là không nhận có cha. Không có vua, không có cha, ấy là cầm thú rồi vậy... Nếu cái đạo của họ Dương và họ Mặc không tắt thì đạo của Khổng Tử chẳng được sáng tỏ” (Mạnh Tử, đằng văn công). Từ đó ông đề ra thuyết “Nhân chính” trong đạo trị nước chủ trương lấy phép tắc đạo đức, đạo lý của Thánh Vương đời Tam đại, ngũ đế là chuẩn mực để giáo hoá dân, bình trị nước, gọi là “pháp tiên vương”.
Theo thuyết “nhân chính” việc trị nước chăm dân của các bậc vương giả” phải vì nhân nghĩa chứ không phải vì lợi. Vua hà tất phải nói đến lợi, chỉ có nhân nghĩa mà thôi. Nếu ông vua nói rằng làm thế nào lợi cho nước ta, quan đại phu nói rằng làm thế nào lợi cho nhà ta, kẻ sĩ và thứ dân nói rằng làm thế nào lợi cho thân ta, kẻ trên người dưới ai lấy đều tranh nhau điều lợi thì nguy vậy (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương).
 Ở đây Mạnh Tử đã có sự phân biệt rất rõ ràng ý nghĩa, công dụng của “nghĩa” và “lợi”. Khi ông gặp Tống Hinh (383 – 290 TC ) đem chữ “lợi” để khuyên Tần và Sở đừng đánh nhau, Mạnh Tử đã phân tích: “Nếu tiên sinh lấy điều lợi mà nói với vua nước Tần và Sở thì vua hai nước đó ắt vì lợi mà thôi đánh nhau. Nhưng nếu ai cũng chỉ thích vì lợi thì thành ra người làm tôi lấy bụng lợi mà thờ vua, người làm con lấy bụng lợi mà thờ cha mẹ, người em lấy bụng lợi mà kính anh. Vua tôi, cha con, anh em đều bỏ cả nhân nghĩa, chỉ đem cái bụng cầu lợi tiếp đãi nhau, như thế nước chưa mất là chưa có vậy” (Mạnh Tử, Cáo Tử Hạ).
 Trên cơ sở tư tưởng “nhân nghĩa” và chủ trương “nhân chính”. Mạnh tử đã đề xuất quan điểm hết sức độc đáo, đó là quan điểm “dân bản”. Theo Mạnh Tử trong một nước có ba của báu là đất đai, nhân dân, chính sự. Kẻ nào lấy châu ngọc làm của báu thì tai hoạ mắc vào thêm. Trong ba của báu ấy, theo ông quần chúng nhân dân lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn vong suy thịnh của một đất nước. Thậm chí ông còn cho rằng, dân còn quý hơn cả vua chúa và xã tắc. Ông nói : “Dân vi quý, xã tắc vi thứ chi quân vi khinh” (Mạnh Tử, Tận tâm hạ) sở dĩ trong một nước dân là cái quý nhất, vì theo ông, dân là gốc của nước, có dân mới có nước, mới có vua. Ý dân là ý trời : “Trời trông ở dân, ta trông trời nghe ở dân ta nghe” (Vạn Chương Thượng). “Vì vậy hễ ai được lòng dân chúng thì được làm vua thiên hạ” (Mạnh Tử , Tận Tâm Hạ).
Từ đó Mạnh Tử chủ trương thi hành một chế độ “bảo dân” và khuyên các bậc vua chúa: “Ngài vui cái vui của dân thì dân cùng vui cái vui của mình, ngài lo cái lo của dân thì dân cũng lo cái lo của mình. Vì thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà lo thế mà không làm vương thì chưa có vậy” (Mạnh Tử. Lương Huệ Vương).
Theo Mạnh Tử, để thực hiện được “nhân chính”, các bậc vua chúa hiền phải giữ mình khiêm cung, sinh hoạt tiết kiệm, gia huệ với bề tôi và thu thuế của dân có chừng mực.
Như vậy cái cốt yếu trong đạo trị nước theo tưởng “nhân chính”là lấy nhân nghĩa, xuất phát từ lòng chẳng lỡ của các bậc vương giả làm cơ sở. Xét cho cùng ta thấy tư tưởng bao trùm triết học của Mạnh Tử khi nói về quan hệ giữa người với người ở đây dựa trên luân lý đạo đức lấy nhân nghĩa làm trọng, ông đã có tư tưởng lấy dân làm gốc. Đây có thể nói là một tư tưởng rất tiến bộ của Mạnh Tử mà đời sau vẫn còn kế thừa.
	Tiếp sau Mạnh Tử, Tuân Tử là người theo học thuyết của Khổng Tử ông đề cao nhân, nghĩa, lễ, nhạc, chủ trương “chủ nghĩa chính danh”, trọng vương, kinh bá. Nhưng lại khác với tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử. Khi quan niệm về mối quan hệ giữa người với người ông đưa ra quan niệm về trung hiếu. Trung hiếu là những đức tốt, ai cũng phải theo, song người đi học phải biết biện biệt thế nào là thật trung, thật hiếu. Tuân Tử nói: “nhập hiếu xuất đễ, nhân chi tiểu hạnh dã, tòng đạo bất tòng quân, tòng nghĩa bất tòng phụ, nhân chi đại hạnh dã: vào hiếu ra đễ là cái tiểu hạnh của người ta; thuận theo người trên, thân yêu kẻ dưới, là cái trung hạnh của người ta; theo đạo mà không theo vua, theo nghĩa mà không theo cha, là cái hạnh của người ta vậy” (Tử đạo, XXIX).
	Người làm tôi có bốn hạng: “có bậc đại trung, có bậc thứ trung, có bậc hạ trung, có kẻ quốc tặc. lấy đức mà báo đáp vua để hoá được vua ấy là bậc đại trung. Lấy đức để sửa lỗi của vua mà giúp vua, ấy là bậc thứ trung. Lấy điều phải mà can ngăn điều trái, làm cho vua giận, ấy là bậc hạ trung. Không lo đến sự vinh, sự nhục của vua, không lo đén nước hay nước dở chỉ thâu hợp cẩu dung để giữ lấy lợi lộc, nuôi lấy sự giao thông bè đảng, ấy là kẻ quốc tặc vậy” .(Thần đạo, XIII).
	Người làm con có hiếu có ba hạng: “người con có hiếu có ba điều sở dĩ không theo mệnh cha. Theo mệnh thì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên, người hiếu tử không theo mệnh là hợp với đạo trung. Theo mệnh thì cha mẹ nhục, không theo mệnh thì cha mẹ vinh, người hiếu tử không theo mệnh là hợp với điêu nghĩa. theo mệnh là cầm thú,không theo mệnh thì làm cho cha mẹ được vẻ vang, người hiếu tử không theo mệnh là kính cha mẹ. Cho nên điều đáng theo mà không theo không phải đạo làm con, chưa nên theo mà đã theo là không hợp đạo trung. Biết rõ cái nghĩa đáng theo mà theo và không đáng theo mà lại hết sức cung kính, trung tín, đoan xác, rồi cứ cẩn thận mà làm, thế gọi là đạo hiếu vậy” (tử đạo XXIX).
	Cũng như Khổng Tử, Tuân Tử cũng đề cập đến “trung” và “hiếu” nhưng ông lại đề cao chữ “trung” hơn “hiếu”, Trung có nghĩa là hiếu rồi. Quan điểm khác hẳn với Khổng Tử là đề cao chữ “hiếu”.
2.2 Quan niệm của Mặc gia về mối quan hệ giữa người với người.
	Khác với quan điểm tư tưởng của Nho gia, Mặc gia thực chất là do sự khác nhau về địa vị, lợi ích giai cấp xã hội quy định. Nếu như Khổng Tử là nhà quý tộc và cac Nho gia thường xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội, thì Mặc Tử vốn xuất thân từ kĩ nghệ gia tinh thông hay là bậc du hiệp, đại biểu cho tầng lớp tiểu tư hữu, phu dịch, võ sĩ lớp dưới của xã hội, nên ít nhiều gần gũi với quần chúng lao động. Chính vì vậy mà khi quan niệm về mối quan hệ giữa con người với con người cũng khác với Nho gia.
	Thông qua học thuyết chính trị xã hội, khi bàn về phương thức cai trị. Trước sự loạn lạc của xã hội, Mặc Tử đặt vấn đề phải tìm ra nguyên nhân của sự loạn, cũng như thấy thuốc trị bệnh cho người trước tiện phải biết bệnhdo đâu mà phát sinh thì mới trị được: “thánh nhân trị thiên hạ không thể không xét loạn do đâu mà phát sinh”. (Mặc Tử, kiêm ái, thượng). Mặc Tử tìm nguyên nhân của sự loạn từ việc người ta không yêu thương lẫn nhau, từ việc của cá nhân đến việc của xã hội đều do người ta không yêu thương lẫn nhau mà sinh ra loạn. Cho nên Mặc Tử cho rằng muốn ổn định xã hội thì mọi người phải yêu thương lẫn nhau: “coi nước người như nước mình, coi nhà người như nhà mình, coi thân người như thân mình. Cho nên Chư hầu yêu nhau thì không đánh nhau ở ngoài đồng; chủ nhà yêu nhau thì không cướp lẫn nhau; người nọ người kia yêu nhau thì không làm hại lẫn nhau; vua tôi yêu nhau thì vua huệ tôi trung; cha con yêu nhau thì cha tự con hiếu; anh em yêu nhau thì người mạnh không áp chế kẻ yếu, người giàu sang không khinh kẻ nghèo, người sang không ngạo mạn kẻ hèn, người khôn lanh không lừa gạt kẻ ngu. Những tai hoạ, tranh cướp oán hận trong thiên hạ sở dĩ không nổi lên là vì do yêu nhau cả, cho nên bậc nhân giả khen cái đó.” (Mặc Tử, Kiêm ái, trung).
Xuất phát từ tư tưởng kiêm ái, Mặc Tử lên án việc chiến tranh xâm chiếm đất đai. Ông thuyết phục các nước chư hầu đừng đánh chiếm lẫn nhau. Chiến tranh không những gây ra rối loạn xã hội mà còn làm tổn hại đến đời sống của nhân dân, hao phí của cải của nhà nước và nhân dân.
	Mặc Tử với chủ trương đưa ra thuyết “kiêm ái”, ông cho rằng kiêm ái là đạo của thánh nhân. Mọi người trong xã hội hãy yêu thương nhau quan hệ đối xử với nhau thật tốt, sống bình đẳng, hoà hợp có như vậy thiên hạ mới thịnh trị được. Nhìn chung, tư tưởng chính trị của Mặc gia mang tính nhân bản cao, và đã tiềm ẩn những quan điểm về bình đẳng và dân chủ. Kiêm ái là vì hạnh phúc chung của mọi người. Kiêm ái muốn hướng tới một trật tự xã hội công bằng mọi người yêu thương nhau không phân biệt đẳng cấp hay bất cứ một lý do gì và cùng xây dựng cuộc sống tốt đẹp, và xã hội đó không có cuộc chiến tranh giữa các nước với nhau. Mục đích của chính sách kiêm ái là vì người dân, có ý nghĩa xác định trách nhiệm của nhà nước trong việc phục vụ những lợi ích cho nhân dân. Nhân dân được đặt vào trung tâm của những chính sách do nhà nước đề ra.
	Trong Thiên Phi nhạc, Mặc Tử đã tập trung phê phán những kẻ cầm quyền chỉ lo ăn chơi,lễ nhạc xa hoa làm cho nước nghèo, dân khổ. Ông phản đối Nho gia chủ trương đàn hát ca múa làm mất thiên hạ. Theo ông: “Vương công, đại phu sai chế ra các thứ nhạc khí tất phải thu nhiều thuế má của dân. Trong khi tấu nhạc kẻ tấu cùng người nghe đều dùng thì giờ lãng phí, vô ích cho tiêu khiển nhạc, không làm ra cái ăn, đồ mặc gì cho dân. Việc gõ chuông, đánh trống, gẩy đàn, thổi sáo không thể ngăn nổi những việc nước lớn đánh nước nhỏ, kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, kẻ láu lừa kẻ ngu. Mặc dù không phải vì cho những tiếng chuông lớn, trống kêu, đàn cầm, đàn sắt, sáo ngang, sáo dọc là không vui; không phải vì cho những thứ trạm trổ văn vẻ là không đẹp; không phải cho những đồ béo ngậy xào nướng là không ngon; không phải vì cho những nơi đền cao nhà rộng là không yên...”
	Trong thiên Tiết dụng, ông kêu gọi hãy sống theo thánh gương xưa bỏ tất cả cái vô dụng không tiện lợi và tiêu phí sức dân: “thánh vương làm việc chính trị những sự ra lệnh dấy việc, cốt tiện với cái dùng của dân, không có cái gì không thêm công dụng mà cũng làm. Cho nên dùng của không phí, sức dân không mệt, ấy là dân lợi nhiều lắm” (Mặc Tử, tiết dụng).
	Do xuất thân của Mặc Tử ở tầng lớp dưới ông gần gũi với nhân dân lao động nên quan niệm về dời sống của loài người có vẻ đơn giản. Bản chất xã hội của con người nói lên tính chất phức tạp của cuộc sống con người.không thể đánh đồng mọi người như nhau. Yêu thương mọi người như nhau, coi người cũng là mình là một luận thuyết không phù hợp với bản tính của con người. Chủ trương tiết kiệm của Mặc Tử trở nên thái quá, làm cho con người nếu sống theo chủ trương đó sẽ trở nên khắc khổ.
2.3. Quan niệm của Pháp gia về mối quan hệ giữa con người với con người
	Kế thừa quan niệm về mối quan hệ giữa con người với con người của thế hệ đi trước như: Thương Ưởng, Thân Bất Hại. Lý Tư... đều cho rằng bản chất con người là lợi kỷ, các mối quan hệ đều dựa trên mục đích là giành phần lợi về cho mình.	
Với Hàn Phi Tử, các quan hệ giữa con người đều được nhìn nhận dưới nhãn quan lợi kỷ. ở đó, con người ta đối với nhau chỉ là sự mưu lợi. Ông cho rằng người thầy thuốc chữa chạy cho người bệnh chỉ vì lợi, bởi có chữa khỏi bệnh thì mới lấy được tiền: “người thầy thuốc chữa vết thương cho người, hút máu mủ cho họ không phải là tình ruột thịt, mà là do lợi ở đó”. Người đóng quan tài thì mong có nhiêu người chết: “người thợ mộc đóng xong chiếc quan tài thì mong cho người chết yểu. Người không chết thì quan tài không bán được. đó không phải là ghét người mà có lợi trong sự chết người đó”.
 Theo ông, quan hệ vua tôi cũng vậy. Nó giống như sự mua bán lời lãi ở chợ: “thần kiệt sức ở chợ vua, vua bầy tước lộc ở chợ quan”. Quan điểm lợi lộc của Hàn Phi Tử còn được dùng để giải thích quan hệ cha con. ở đây, tình nghĩa ruột thịt không còn, cái còn chỉ là lợi: “cha mẹ đối với con cái, sinh con trai thì chúc mừng nhau, sinh con gái thì giết đi, con trai hay con gái đều là con của bố mẹ, nhưng con trai thì được mừng vì nó lo cho việc sau này, tính đến cái lợi lâu dài vậy”. Đây là một quan điểm rất khác lạ, Hàn Phi Tử còn tiến tới một nhận định khái quát hơn, chung hơn. Ông cho rằng cơ sở của quan hệ giữa con người với cong người chỉ là lợi ích cá nhân, trong quan hệ thấy lợi thì đến, không thấy lưọi thì thôi. Con người “dùng cái tâm để tính toán đối đãi với nhau, không thể bỏ cái tâm cầu lợi để thực hiện cái đạo cùng yêu nhau”.
Có thể xem tư tưởng của Hàn Phi Tử về con người là tư tưởng cá nhân vị kỷ phát triển đến mức cực đoan. Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ đó không những vượt mọi chủ nghĩa cá nhân của chủ nô phong kiến , hoặc của người sản suất nhỏ trước đó, vượt cả quan điểm “vị ngã”, “trọng sinh” của Dương Chu ở hai thế kỷ trước, mà còn đạt đén mức chủ nghĩa cá nhân vị kỷ điển hình. Chủ nghĩa cá nhân này đoạn tuyệt với mọi tư tưởng nhân đạo của truyền thống, nhất là đoạn tuyệt với tư tưởng của Nho gia và Mặc gia.
Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ của Hàn Phi trước hết bắt nguồn từ lập trường giai cấp của ông. Ông là công tử nước Hàn, là dòng dõi quý tộc, nhưng tư tưởng của ông lại tiêu biểu cho giai cấp địa chủ đương thời mới lên.
Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ của Hàn Phi Tử có nguồn gốc ở phương pháp tư duy của ông. Chính phương pháp tư duy đó đã tạo cho học thuyết của ông tính cực đoan, phi lý. Nếu như Tuân Tử, một mặt, thấy nhu cầu sống của con người là không thể thiếu nhưng mặt khác, thấy phải lấy pháp độ và lễ nghĩa để hạn chế dục vọng của con người, không thể để cho nó phát triển vô hạn thì trái lại, Hàn Phi Tử đã khuếch đại luận điểm “tâm thích lợi” của Tuân Tử và lấy nó làm cơ sở duy nhất để quy định hành vi của con người. Bằng cách đó ông đã phát triển một cách phiến diện quan điểm của Tuân Tử .
Trong thực tế cuộc sống, có thầy thuốc mong cho nhiều người ốm, có thợ đóng xe mong cho người giàu sang, có người đóng quan tài mong cho nhiều người chết... Nhưng đấy không phải là hiện tượng phổ biến chỉ thấy cái riêng mà không thấy cái chung. Sai lầm của ông là ở chỗ đó.
Nhìn chung khi xem xét tư tưởng triết học của Hàn Phi ta thấy ông đã có những đóng góp lớn cho chủ trương dùng luật pháp “để trị quốc, bình thiên hạ”. Khác với các nhà triết học trong trường phái Nho gia và Mặc gia khi nói về mối quan hệ giữa con người với con người ông đã quá nhấn mạnh tính lợi kỷ của con người, mà không xem xét đến những tính chất khác. Bên cạnh việc loại bỏ tư tưởng quá nhấn mạnh tính lợi kỷ của con người, chúng ta cần phải tiếp thu tư tưởng coi trọng lợi ích cá nhân chính đáng, bởi nó vẫn có ý nghĩa trong việc xây dựng con người hiện nay.
2.4. Ý nghĩa của các quan niệm nêu trên trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
Ngµy nay ë n­íc ta, cïng víi qu¸ tr×nh ®æi míi toµn diÖn ®Êt n­íc vµ b­íc vµo giai ®o¹n ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa, viÖc x©y dùng con ng­êi ViÖt Nam toµn diÖn lµ yªu cÇu cÊp b¸ch. Bëi v×, con ng­êi võa lµ môc tiªu, võa lµ ®éng lùc, võa lµ s¶n phÈm, võa lµ chñ thÓ cña qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa. Ph¸t huy nguån lùc con ng­êi lµ vÊn ®Ò chiÕn l­îc trong qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa. Tõ ®©y, ®Æt ra vÊn ®Ò ph¶i x©y dùng con ng­êi ViÖt Nam hiÖn ®¹i nh­ thÕ nµo ®Ó kh«ng r¬i vµo ¶o t­ëng, ®Ó tiÕn hµnh cã hiÖu qu¶ vµ ®­a sù nghiÖp nµy ®Õn thµnh c«ng. ChÝnh viÖc x©y dùng c¸c ®øc tÝnh cña con ng­êi ViÖt Nam hiÖn ®¹i cã t¸c dông ®Þnh h­íng cho ho¹t ®éng con ng­êi vµ t¹o ra mét nguån lùc m¹nh mÏ, bÒn v÷ng cho c«ng cuéc x©y dùng ®Êt n­íc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã nhấn mạnh: Đạo đức là một trong ba lĩnh vực then chốt của văn hóa. Và nó cũng là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng con người toàn diện với những yêu cầu chủ yếu sau: Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Từ trước cho đến nay, Đảng và Bác Hồ luôn luôn chú trọng phát triển con người toàn diện cả đức và tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn, là gốc của người cách mạng. Bởi cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức. Trong hoàn cảnh hiện nay, cơ chế thị trường, diễn biến hòa bìnhđang từng ngày, từng giờ tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, tới các quan hệ đạo đức giữa người và người. Bên cạnh đó là tình trạng xuống cấp của nền đạo đức dân tộc. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa tới sự nghiệp trồng người, đặc biệt là hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam. Nhiều nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII khẳng định: chúng ta phải xây dựng con người Việt Nam mới có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm trung thực, nhân ái nghĩa tình, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng. Theo Nghị quyết TW5 khóa VIII, “con người Việt Nam mới cần:
Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu suốt đời vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường.
Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
Thường xuyên hoạt động nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực” [4, tr.50-51].
Đó là những phẩm chất, yêu cầu của con người mới Việt Nam. Vậy, quan niệm về đạo đức, con người trong trường phái triết học Nho gia, Mặc gia và Pháp gia có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng hoàn thiện đạo đức, con người mới Việt Nam hiện nay?
Như chúng ta đã biết, tư tưởng của Nho gia, Mặc gia và Pháp gia vào Việt Nam từ rất sớm, có nguồn gốc từ Trung Hoa và do người phương Bắc truyền vào. Tất cả các tư tưởng này đều đã ít, nhiều tác động, ảnh hưởng đến lối sống, cách nghĩ và có thể nói là ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành đạo đức, con người Việt Nam, trở thành một bộ phận của văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, nó không thể thay thế đạo đức 

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_quan_niem_ve_con_nguoi_trong_lich_su_triet_hoc_tru.docx