Tiểu luận Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Tiểu luận Cnhkh - tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lOMoARcPSD|12184112 HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRẦN QUỲNH NHI SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Tiểu luận môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội - 2021 lOMoARcPSD|12184112 HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRẦN QUỲNH NHI SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Lớp: Xuất Bản Điện Tử K41 Mã số sinh viên: 2508020051 Tiểu luận môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học lOMoARcPSD|12184112 Hà Nội - 2021 lOMoARcPSD|12184112 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................1 NỘI DUNG...............................................................................3 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI...................3 1.1, Khái niệm về gia đình....................................................3 1.2, Vị trí của gia đình trong xã hội.......................................4 1.3, Chức năng cơ bản của gia đình......................................6 CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI......................................11 2.1, Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình...........................11 2.2, Biến đổi chức năng tái sản xuất con người..................12 2.3, Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.........13 2.4, Biến đổi chức năng giáo dục........................................13 2.5, Biến đổi chức năng đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm con người....................................................................14 2.6, Biến đổi về các mối quan hệ cơ bản trong gia đình.....15 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.......................................................................................17 KẾT LUẬN..............................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................21 lOMoARcPSD|12184112 lOMoARcPSD|12184112 1MỞ ĐẦU 1, Tính cấp thiết của vấn đề Trong quá trình phát triển của lịch sử, gia đình còn được coi là một yếu tố đầy giá trị nhân văn trong xã hội; là một biểu tượng của tổ ấm, của sự hạnh phúc đủ đầy của từng cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói rằng: “... nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”[7, tr.300]. Gia đình luôn là một chủ đề thiết yếu và không bao giờ hạ nhiệt, luôn cần được bàn luận và nghiên cứu ở mọi đất nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đặc biệt trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là một bước tiến mới, góp phần đưa Việt Nam có những bước phát triển về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, xu thế toàn cầu hóa và hòa nhập cùng với quốc tế,... đây cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam và gây ra những tác động đến biển đổi về một số chức năng, cơ cấu. Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ có nhiệm vụ củng cố và phát triển cho hệ thống gia đình – một trong những vấn đề quan trọng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ta hiện nay. Bên cạnh đó về mặt lý luận, sẽ góp phần làm phong phú thêm những đề tài khoa học nghiên cứu về gia đình. Từ đó cũng chính là cơ sở để chúng ta đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2, Những công trình nghiên cứu có liên quan lOMoARcPSD|12184112 2TS. Nghiêm Sỹ Liêm (2017), Lý luận gia đình, bình đẳng giới ở Việt Nam; GS.TS. Lê Thị Quý (2018), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay, Tạp chí tổ chức nhà nước; PGS, TS. Trần Thị Minh Thi (2020), Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị chính sách, Tạp chí cộng sản. 3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi của gia đình. Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 4, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Làm rõ sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội qua đó đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội. Để dạt được mục đích đó, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây: Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về gia đình trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội Chương 2: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội Chương 3: Một số giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội lOMoARcPSD|12184112 35, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương thức logic và lịch sử, tổng hợp và khái quát hóa. 6, Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương 9 tiết. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.1, Khái niệm về gia đình Từ trước đến nay, không thiếu những bài nghiên cứu về vấn đề gia đình nhưng đa phần đều được luận giải theo chủ nghĩa duy tâm. Nhưng khi C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra những nghiên cứu về vấn đề này thì nó lại được dựa trên chủ nghĩa duy vật, các sự luận giải về gia đình đều được đưa ra dưới góc nhìn của chủ nghĩa xã hội khoa học. C.Mác và Ph.Ăngghen nhận định rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tái tạo ra những người khác, sinh sôi nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”[2, tr.41]. lOMoARcPSD|12184112 4Gia đình được cho là sự hình thành của hai yếu tố: quan hệ hôn nhân (giữa vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (giữa bố mẹ và con cái). Quan hệ hôn nhân là nền tảng, cơ sở để tạo ra và phát triển nên một gia đình. Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, được bắt nguồn từ quan hệ hôn nhân. Đây cũng là mối quan hệ tự nhiên, tạo nên sự gắn kết đối với các thành viên trong một gia đình. Các hình thức, chức năng cơ bản của xã hội cũng được hình thành từ sự liên kết chặt chẽ của mối quan hệ trên. Từ đó, gia đình và xã hội có những mối quan hệ tác động qua lại với nhau và sự phát triển của xã hội sẽ quyết định đến sự thay đổi của các quan hệ này. Ngày nay, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cũng thừa nhận mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi. Dù là hình thức nào thì cũng là quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc quan tâm giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó, ta có thể hiểu gia đình chính là một hình thức xã hội đặc biệt. Nhờ mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng để duy trì và tồn tại. Bên cạnh đó còn có những luật, quyền và nghĩa vũ của từng thành viên trong gia đình. 1.2, Vị trí của gia đình trong xã hội Gia đình được coi là một phần cốt lõi, tế bào của xã hội Nói gia đình là tế bào của xã hội là một sự khẳng định gia đình và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo từng giai đoạn lịch sử, gia đình biến đổi và mang từng đặc điểm khác nhau tương ứng với từ giai đoạn từ nô lệ, phong kiến, tư lOMoARcPSD|12184112 5bản,... Theo Ph.Ăngghen, đã xuất hiện một hình thức gia đình mới trong tầng lớp nhân dân lao động. Tuy nhiên chỉ trong hoàn cảnh xã hội có tự do, bình đẳng thì hình thức này mới có thể hình thành và phát triển một cách toàn diện. Từ đó, gia đình mới thể hiện được vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội Chú ý và xây dựng một tế bào gia đình tốt là một nhiệm vụ tất yếu để xã hội phát triển một cách lành mạnh. Gia đình phát triển thì xã hội mới phát triển, nếu không có sự tái sản xuất con người của gia đình thì xã hội sẽ không thể phát triển. Và việc tái sản xuất con người khiến cho gia đình như một tế bào tự nhiên là tiền đề tạo ra cơ thể - xã hội. Ngoài ra còn có sự góp mặt của sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất. “Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau (dân tộc, giai cấp, giới...); nhiều thiết chế lớn nhỏ (nhà nước, ngành, đoàn thể...)... Với tính cách của tế bào xã hội, gia đình là tổ chức cơ sở, cơ cấu và thiết chế xã hội nhỏ nhất”[8, tr.419]. Tuy thiết chế nhỏ nhưng vẫn rất đa dạng và phong phú, tuân thủ song song cả quy luật, cơ chế chung của toàn xã hội và cả của riêng mình. “Trong các xã hội xưa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội. Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại”[9, tr.243]. Cho nên, lOMoARcPSD|12184112 6trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội việc xây dựng và phát triển gia đình bình đẳng, công bằng, văn minh là vô cùng cấp thiết. Gia đình là tổ ấm, là nơi đem lại hạnh phúc, cân bằng trong cuộc sống mỗi người Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng, đùm bọc chăm sóc và yêu thương chúng ta về cả thể chất lẫn tinh thần, là nơi để ta phát triển và thành người. Chính vì thế một môi trường gia đình lành mạnh, tích cực, hạnh phúc chính là tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ của mỗi cá nhân. Gia đình thế nào sẽ tạo ra một con người như vậy. Một gia đình tốt đẹp, yên bình, ấm êm hạnh phúc sẽ là nguồn động lực to lớn cho mỗi cá nhân trở thành một công dân có ích cho xã hội và ngược lại. “... Liên hợp quốc đã lấy năm 1994 là năm Quốc tế gia đình với biểu tượng hình ảnh một mái nhà trong đó ôm ấp những trái tim để nhắc nhở các quốc gia cần quan tâm đúng mức đến gia đình”[5, tr.3]. Gia đình là sợ dây liên kết của cá nhân với toàn xã hội Đối với mỗi cá nhân, gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà họ gắn bó cùng từ khi mới chào đời, có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được coi là một mối quan hệ đặc biệt của quan hệ các thành viên trong xã hội vì không nơi nào có thể tìm được những tình cảm gắn bó, lOMoARcPSD|12184112 7khăng khít như tình cảm của bố mẹ với con cái, của anh chị em với nhau hay tình cảm vợ chồng. Gia đình chính là bước đệm trung gian cho mỗi cá nhân khi bước đầu đặt chân vào mối quan hệ xã hội. Vậy nên quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng chính là mối quan hệ giữa các thành viên bên ngoài xã hội. Do đó một cá nhân không thể sống tách biệt hẳn với gia đình và xã hội. Gia đình là cộng đồng đầu tiên cho phép mỗi người được trải qua các mối quan hệ bên ngoài xã hội. Nếu thiếu một trong hai thứ, cá nhân đó sẽ không thể phát triển nhân cách một cách hài hòa, trọn vẹn và toàn diện. Không những thế, gia đình còn ảnh hưởng đến cách mỗi cá nhân biểu hiện ra ngoài xã hội. Vậy nên trong thời kỳ nào, chế độ nào nếu giai cấp cầm quyền muốn xã hội đi theo đúng chủ ý của mình thì việc làm thất yếu chính là cải tạo và phát triển gia đình theo hướng tích cực nhất. Một môi trường gia đình tích cực sẽ tạo nên một con người tích cực khi đối nhân xử thế, giao tiếp trong môi trường xã hội. Những hiện tượng bên ngoài xã hội tác động thế nào lên nhân cách, suy nghĩ, hành động của mỗi con người đều thông qua gia đình. Tất cả những điều mà mỗi cá nhân thể hiện hay bộc lộ ra ngoài đều phản ánh lên hình ảnh của gia đình họ. Chính vì vậy, ở mỗi xã hội đặc điểm của gia đình sẽ không giống nhau. Trong xã hội phong kiến cũng khác với trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khi xã hội phong kiến độc đoán, chuyên quyền coi thường người phụ nữ, chỉ đề cao vai trò của người đàn lOMoARcPSD|12184112 8ông. Thì trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, phụ nữ được tôn trọng, yêu cầu bình đẳng giữa hai giới, bảo vệ chế độ một vợ một chồng. 1.3, Chức năng cơ bản của gia đình Chức năng tái sản xuất con người Đây là chức năng cơ bản và đặc thù của gia đình mà không cộng đồng nào có thể thay thế. Nó không những đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý cho con người; duy trì nòi giống để nối dõi trong gia đình, dòng họ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến dân số, lực lượng lao động và duy trì sự tồn tại của xã hội. Thực hiện tái sản xuất con người không chỉ là vấn đề riêng của gia đình mà là vấn đề của toàn xã hội. Khi mỗi con người được sinh ra, dân số và nguồn lao động trên thế giới sẽ có sự thay đổi rất lớn vậy nên tùy theo tình hình của từng nơi mà nên có biện pháp khuyến khích hay hạn chế. Điều nay ảnh hướng một trực tiếp đến sự phát triển và tồn tại của xã hội trong một quốc gia. Thực tế chỉ ra rằng, có sự chênh lệch rất rõ ràng trong việc tái sản xuất con người ở các quốc gia phương Đông và phương Tây. Ở những quốc gia phương Đông do nhiều nơi vẫn còn quan niệm trọng nam khinh nữ nên vẫn còn những trường hợp đẻ cố để có con trai từ đó dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số gây ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước đó. Ngược lại với các nước phương Tây thì hầu đa người dân đều sinh quá ít hoặc tránh né việc tái sản xuất con người lOMoARcPSD|12184112 9khiến suy giảm quy mô dân số của đất nước. Số người trong độ tuổi lao động giảm, ngoài độ tuổi lao động tăng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia. Vì vậy cần phải phát triển cân bằng về số lượng, chất lượng của từng gia đình rồi mới đến của quốc gia. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục Giáo dục luôn là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà đất nước nào cũng hướng đến nếu muốn một cá nhân trở nên tài giỏi và làm một người công dân có ích cho cộng đồng và xã hội. Trước hết, mỗi cá nhân sẽ nhận được nền giáo dục từ gia đình của họ, từ bố mẹ ông bà và anh chị em. Chức năng này thể hiện sự gắn kết, tình cảm thiêng liêng, sự quan tâm chăm sóc của mỗi gia đình với nhau. Gia đình sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách và đạo đức của mỗi con người, tất cả những điều học được từ gia đình sẽ để lại ấn tượng sâu đậm và khó quên trong trí nhớ mỗi người. Cho nên gia đình cũng chính là một môi trường giáo dục. Mặc dù còn một số cộng đồng khác góp phần trong công cuộc giáo dục con người như: nhà trường, chính quyền, đoàn thể,... nhưng cũng không thể nào thay thế được hoàn chức năng giáo dục của gia đình. Vì giáo dục trong gia đình tác động đến mỗi cá nhân từ khi chào đời đến lúc về già, ảnh hưởng rất nhiều đến nhân các của họ. Việc giáo dục của gia đình dựa rất nhiều vào hoàn cảnh kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước đó. Gia đình góp phần đào tạo và phát triển ra lOMoARcPSD|12184112 10 những lực lượng công dân có ích cho xã hội, những con người thể chất tốt và trí tuệ thông minh, tạo ra nguồn lao động dồi dào để tiếp tục suy trì sự tồn tại của xã hội. Tuy vậy cũng không thể coi thường giáo dục bên ngoài xã hội, nếu một người chỉ nhận được giáo dục từ gia đình thì sẽ không hoàn thiện được kỹ năng và nhân cách, khi ra ngoài xã hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và ngược lại. Vì thế chúng ta không được xem nhẹ bất cứ hình thức giáo dục nào cả. Để thực hiện tốt giáo dục gia đình ông bà, cha mẹ,... nên trang bị cho mình nền tảng kiến thức thật tốt về tâm lý, văn hóa, gia đình, lối sống lành mạnh và đặc biệt là về giáo dục. Chức năng về kinh tế và tổ chức tiêu dùng Có hai nhóm gia đình cơ bản: gia đình tiêu dùng, gia đình tham gia vào hoạt động kinh tế (sản xuất – kinh doanh – tiêu dùng) hoặc chỉ là (kinh doanh – tiêu dùng). Khác với những đơn vị kinh tế khác, các gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tiêu dùng là đơn vị duy nhất thực hiện những công việc đó. Còn về những gia đình chỉ tham gia vào tiêu thụ, đó là một hành động nhằm mục đích duy trì sự sống và năng lực lao động của từng thành viên trong gia đình. Nhờ đó mà thu nhập của các thành viên cũng được sử dụng một cách hợp lý đáp ứng được nhu cầu về cả vật chất và tinh thần của mỗi người khiến không khí trong gia đình tích cực, lành mạnh; tăng cường sức khỏe, duy trì lối sống riêng của mỗi người. lOMoARcPSD|12184112 11 Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, nhiều gia đình bị cuốn theo chuyện làm ăn, kiếm tiền mà quên đi trách nhiệm của mình còn có việc chăm sóc con cái. Khi ấy chất lượng cuộc sống trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ bị suy giảm. Nhưng nếu không quan tâm đến kinh tế thì gia đình sẽ không đủ điều kiện trang trải cuộc sống, sau đó cũng sẽ dẫn đến sự thiếu thốn vật chất, không có khả năng quản lý cuộc sống, cơ hội học tập và phát triển của con cái bị hạn chế và cuối cùng cũng sẽ làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ. Vậy nên, cần cân bằng và hài hòa giữa việc sản xuất và tiêu dùng trong từng gia đình đảm bảo được lợi ích cho tất cả các thành viên và để cho họ có cơ hội tốt để phát triển. Chức năng đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm con người Gia đình là tổ ấm, là nơi mỗi chúng ta tìm về sau những giông bão của cuộc đời, nơi xoa dịu tâm hồn, cảm xúc của mỗi con người sau những ngày lao động nặng nhọc mệt mỏi. Vậy nên nhu cầu cảm xúc tâm sinh lý trong mỗi gia đình là một điều vô cùng cơ bản Chỉ khi ở gia đình, chúng ta mới có thể bộc lộ cảm xúc, tâm tư một cách thoải mái nhất, được chia sẻ được cảm thông cùng với những người thân yêu một điều rất khó thực hiện bên ngoài xã hội. Đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội ngày càng phát triển, tất cả các lĩnh vực đều có yêu cầu rất cao nên không dễ lOMoARcPSD|12184112 12 dàng gì đối với cá nhân trong việc đối mặt với cuộc sống. Vậy nên vấn đề về tâm sinh lý lại càng trở nên quan trọng. Trong một gia đình, trẻ nhỏ cần được bảo vệ và phát triển toàn diện; người già cần được chăm sóc. Và hơn nữa có thể đáp ứng được nhu cầu giữa vợ chồng, tránh việc quan hệ bừa bãi dẫn đến các bệnh liên quan đến quan hệ tình dục không mong muốn. Tất cả các chức năng trên đều góp phần xây dựng nên một gia đình hoàn hiện và toàn diện. Mỗi gia đình đều cần phải dốc hết sức mình để góp sức mình vào việc phát huy rõ ràng tất cả các chức năng đó của xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. lOMoARcPSD|12184112 13 CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi về quy mô kết cấu gia đình; chức năng tái sản xuất con người; kinh tế và tổ chức tiêu dùng; nhu cầu tâm sinh lý con người và quan hệ cơ bản của gia đình. Những điều đó đều là ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan và chủ quan của thời kỳ như: định hướng xã hội chủ nghĩa về sự phát triển thị trường; xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xu thế toàn cầu hóa... Tất cả những biến đổi ấy còn tạo nên sự phát triển của xã hội. 2.1, Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình Hiện nay, kiểu gia đình hạt nhân (gia đình chỉ gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái; số con cũng không nhiều như trước kia) ngày càng tăng ở cả thành thị và nông thôn; chiếm ưu thế hơn so với gia đình đa thế hệ như trước kia (gia đình gồm từ ba thế hệ trở lên). Từ đó cho thấy, quy mô gia đình ở Việt Nam đang có xu hướng thu nhỏ, số lượng các thành viên trong gia đình trở nên ít đi còn được gọi là “gia đình quá độ”. “Chỉ trong vòng 40 năm quy mô gia đình đã giảm từ 5.22 người/hộ năm 1979 xuống còn 4 người năm 2018”[1]. Số ít lOMoARcPSD|12184112 14 còn có những gia đình đơn thân, nhưng số lượng gia đình hai thế hệ vẫn là phổ biến nhất. Trong quá trình này, sự giải thể của hình thức gia đình truyền thống và phát triển hình thức gia đình mới là một điều tất yếu. Khi quy mô gia đình ngày càng thu nhỏ, cũng đáp ứng yêu cầu và điều kiện thời đại mới đặt ra. Số lượng các thành viên trong gia đình ít đi, khiến cho các thành viên trong gia đình có điều kiện để quan tâm lẫn nhau; đặc biệt bố mẹ có nhiều thời gian để chăm sóc, quan tâm đến con cái. Tuy nhiên, cũng không thiếu những trường hợp vì bị cuốn theo guồng quay của tiền bạc, của cơm áo gạo tiền mà các thành viên trong gia đình càng dần trở nên xa cách, bố mẹ không có đủ thời gian quan tâm đến con cái, khiến tình cảm gia đình ngày càng mờ nhạt. Bên cạnh đó vì số lượng con được sinh ra ít hơn, nên quan niệm trọng nam kinh nữ, cố đẻ con trai cũng giảm mạnh, sự bình đẳng nam-nữ tăng cao, đề cao cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân, hạn chế những mâu thuẫn trong gia đình nhiều thế hệ trước kia. Sức khỏe sinh sản của người phụ nữ cũng được đảm bảo. Gia đình ngày càng thay đổi một cách tích cực và tốt đẹp hơn cũng chính là phản ánh nên sự thay đổi của xã hội để dần thích nghi với thời đại mới. 2.2, Biến đổi chức năng tái sản xuất con người Hiện nay, tùy theo chính sách của xã hội, tình hình dân số và nhu cầu lao động mà việc sinh con phải chịu sự ảnh hưởng theo. Không những thế nhờ y học và sinh học ngày càng phát triển nên còn có thể quyết định được số lượng và thời gian lOMoARcPSD|12184112 15 sinh con. Trước kia vào những năm 70 và 80 của thế kì XX, nhà nước đã tuyên truyền và phổ biến rộng rãi về điều lệ khuyến khích mỗi hộ gia đình sinh từ một đến hai con. Nhưng vì số lượng dân số già nước ta ngày càng có xu hướng tăng nên nhà nước đã lập ra kế hoạch khuyến khích sinh hai con để đảm bảo lợi ích của từng hộ gia đình và duy trì sự phát triển của toàn xã hội “Quyết định 588 về “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nhiều nội dung đáng chú ý, được người dân quan tâm như: ... bãi bỏ chính sách sinh ít con, khuyến khích sinh đủ 2 con...”[4] Trước kia, trong gia đình Việt Nam truyền thống thường sinh rất nhiều con do quan niệm càng đông con càng tốt, cố đẻ con trai để nối dõi tông đường hay đơn giản hơn chỉ là nhu cầu về sản xuất nông nghiệp. Nhưng hiện nay số lượng con trong gia đình đã được giảm đi đáng kể do xã hội phát triển nên mọi thứ cũng thay đổi và phát triển theo được thể hiện ở: quan niệm trong nam khinh nữ cũng đã giảm đi khá nhiều; quyền bình đẳng giữa nam-nữa được đề cao; mức sinh của phụ nữ đã giảm đi rất nhiều. Hạnh phúc gia đình không chỉ được quyết định dự trên số lượng con trong gia đình mà còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, kinh tế và giáo dục. 2.3, Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Trong tình hình hiện nay, có nhiều gia đình đã chuyển từ sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu cá nhân sang kinh doanh lOMoARcPSD|12184112 16 phục vụ cho xã hội và còn có những gia đình sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của một đất nước nay đã mở rộng ra quy mô toàn cầu. Điều đó cho thấy hiện nay nền kinh tế gia đình là một thành phần tất yếu cho nền kinh tế quốc dân. Tuy thế nhưng do quy mô nhỏ, lao động còn ít và theo phương hướng tự sản xuất là chính nên gia đình gặp khá nhiều khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh hàng hóa ở nền công nghiệp hiện đại ngày nay. Gia đình dần tiến đến một thành phần tiêu dùng của xã hội nhờ vào sự phát triển kinh tế sản xuất và nguồn thu nhập bằng tiền của họ. Các hộ gia đình đang dần chuyển sang tiêu dùng nhưng hàng hóa và dịch vụ thuộc về xã hội. 2.4, Biến đổi chức năng giáo dục Trước kia, giáo dục gia đình là chủ yếu, là nền tảng và cơ sở dành cho giáo dục xã hội. Thì hiện nay giáo dục xã hội lại trở nên rất phổ biến, đưa ra những yêu cầu và điều kiện để giáo dục gia đình đáp ứng. Theo xu hướng đất nước ngày càng phát triển, giáo dục gia đình hiện nay thường có xu hướng đầu tư tài chính vào giáo dục để cho con cái có cơ hội được hưởng một nền giáo dục tốt nhất. Ngoài những kiến thức về giao tiếp ứng xử trong gia đình, họ hàng,... thì giáo dục gia đình ngày nay còn có nhiệm vụ trau dồi cho con cái những kiến thức về tự nhiên về xã hội để theo kịp sự phát triển của thế giới. lOMoARcPSD|12184112 17 Ngày nay giáo dục xã hội và kinh tế thị trường ngày càng phát triển khiến cho giáo dục gia đình có xu hướng giảm “Ở thành phố, nhiều bậc phụ huynh có rất ít thời gian dành cho con cái. Nhiều gia đình phải phó mặc cho người giúp việc. Phần lớn các trường tiểu học và trung học cơ sở đã tổ chức học bán trú cả ngày, nên hầu như việc học hành, dạy dỗ con cái từ nhà trẻ, mẫu giáo trở lên là các gia đình dường như giao cho nhà trường và xã hội”[10]. Tuy xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều những tệ nạn xã hội, điều đó khiến cho giáo dục xã hội bị mất điểm trong mắt các bậc phu huynh trong việc giáo dục và phát triển nhân cách, đạo đức, cho con cái họ. Chẳng ai là muốn con mình bị liên lụy đến những hiên tượng tiêu cực ấy. Ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng trẻ em bó học, hút ma túy, dính vào đường dây mại dâm,... thật sự là một vấn đề đáng quan ngại đối với gia đình và toàn xã hội trong việc giáo dục và chăm sóc con trẻ. 2.5, Biến đổi chức năng đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm con người Muốn giữ cho gia đình hòa hợp, vững chắc thì vấn đề quan hệ tình cảm, cảm xúc giữa bố mẹ, con cái anh chị em trong gia đình là vô cùng quan trọng. Nếu sống trong một gia đình mà thái độ mỗi người với nhau như một cỗ máy, không có năng lực bộc lộ tình cảm thì đó chỉ là sống để suy trì nghĩa vụ chứ không gọi là một gia đình đúng nghĩa. Hơn nữa do xã hội ngày càng phát triển nên việc hạn chế sinh nhiều con trong một gia lOMoARcPSD|12184112 18 đình lại càng trở nên phổ biến. Các gia đình hầu hết là có tối đa hai con, có những gia đình còn chỉ đẻ một con cho nên đời sống tình cảm của các thành viên trong gia đình sẽ mất đi sự phong phú, do thiếu đi mối quan hệ anh chị em đặc biệt là trong các gia đình một con. Do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều hộ gia đình đã đầu tư kinh doanh, làm bất động sản vì thế đã trở nên giàu có. Ngược lại còn những gia đình chỉ đi lao động làm công ăn lương nên cuộc sống chỉ đủ ăn thậm chí có nhiều gia đình còn rơi vào hoàn cảnh nghèo đói, thiếu thốn. Từ đó đã hình thành nên sự phân hóa giàu nghèo hết sức rõ ràng. Nhà nước nên đưa ra những chính sách và giải pháp như hộ trợ cho các hộ gia đình nghèo khó để xử lý vấn đề này sớm nhất có thể. Và quan trọng là việc thay đổi những quan niệm xưa cũ của xã hội và gia đình Việt Nam truyền thống như: trọng nam khinh nữ, mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu,... Trước kia việc trọng nam kinh nữ thật sự rất phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Luôn luôn có một suy nghĩa rằng “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” nghĩa là có con trai mới gọi là có con, còn có con gái thì coi như cả có gì. Xã hội và cả gia đình lúc nào cũng đề cao quá mức chức vụ và vai trò của người đàn ông trong trong khi đó người phụ nữ bị coi khinh, coi rẻ. Chúng ta cần quyền bình đẳng giữa hai giới về mọi việc trong cuộc sống. Chẳng nói đâu xa chính là trách nhiệm phụng dưỡng chăm sóc ông bà cha mẹ, thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh lOMoARcPSD|12184112 19 đó nhà nước cần có những chính sách, biện pháp giáo dục giới tính cho con trẻ để tránh xảy ra những hậu quả không đáng có. Và cả có định hướng mới về phương pháp giáo dục trong gia đình dành cho các bậc cha mẹ để dễ dàng hơn trong quá trình hình thành nhân cách và nhận thức của trẻ; đáp ứng được nhu cầu tự do phát triển của người phụ nữ trong mối quan hệ hôn nhân, trách nhiệm làm dâu con trong truyền thống. Để làm được những điều trên thật sự không dễ dàng. Việc đó yêu cầu rất cao về việc tạo nên những chuẩn mực mới, nên sự hài hòa giữa các thành viên trong gia đình; của gia đình và xã hội phải đặt lên hàng đầu. 2.6, Biến đổi về các mối quan hệ cơ bản trong gia đình Trong tình tình đất nước hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, xu thế toàn cầu hóa,... tình trạng hôn nhân và gia đình tại Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn làm xuất hiện nhiều mặt tối trong gia đình như: quan hệ vợ chồng rạn nứt, lỏng lẻo; tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình tăng cao “Điều tra về gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy, nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn, thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ”[11]. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều bi kịch trong gia đình như người già neo đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành gia đình, xâm hại tình dục,... Dẫn đến giá trị truyền thống trong gia đình bị lãng quên, bị xem nhẹ và ngày càng nhiều gia đình đơn thân, ly thân xuất hiện. Và áp lực về cuộc lOMoARcPSD|12184112 20 sống tiền bạc, công việc... cũng làm cho hôn nhân trở thành gánh nặng cho nhiều người trong xã hội. Thời xưa, người đàn ông chính là trụ cột gia đình, là người đảm nhận công việc kiếm tiền nuôi sống gia đình, quyết định những công việc quan trọng trong gia đình vì thế mọi quyền lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Tuy nhiên hiện nay, cuộc sống hiện đại, đã xuất hiện thêm các hình thức khác như: người vợ là trụ cột gia đình hoặc cả hai sẽ cùng nhau gánh vác. Nếu được coi là trụ cột gia đình thì họ phải là người có phẩm chất lãnh đạo, có năng lực vượt trội, được các thành viên coi trọng và là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu trong gia đình để đáp ứng được tình hình kinh tế đất nước ngày càng đi lên. lOMoARcPSD|12184112 21 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiểu biết, nhận thức về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam Muốn phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ta cần tiếp tục thúc đẩy công tác tuyên truyền để các chính quyền, cấp ủy, các Đoàn thể từ từ Trung ương đến cơ sở có thêm cái nhìn sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của gia đình và công cuộc phát triển gia đình Việt Nam hiện nay. Để làm được điểu đó phải có những chính sách, điều khoản của cấp ủy và chính quyền các cấp để xác định được nội dung và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chương trình kết hợp, cộng tác thường niên của các bộ, ngành, địa phương. Nâng cao đời sống vật chất, kinh tế gia đình Chính sách phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được hoàn thiện đã góp phần củng cố và phát triển kinh tế gia đình. Các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa hay hộ nghèo, khó khăn đã được ưu tiên hỗ trợ về kinh tế. Các gia đình kinh doanh sản xuất cũng có chính sách hỗ trợ kịp thời việc sử dụng các nguyên liệu tại chỗ, giúp gia đình tham gia sản xuất, phục vụ xuất khẩu. Việc vay vốn ngắn hạn và dài hạn của các hộ gia đình cũng ngày càng được khai thác và tạo điều kiện mục đích để giảm tình trạng lOMoARcPSD|12184112 22 đói nghèo, mở rộng cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh tế trang trại, làm giàu cho chính đảng. Kế thừa giá trị của gia đình truyền thống, tiếp thu những phát hiện, nghiên cứu để phát triển gia đình Việt Nam hiện nay “Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[6]. Gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới xuất hiện rất nhiều biến đổi và trong đó có cả tích cực và tiêu cực. Chính vì thế, Nhà nước cần và các cơ quan ban ngành cần duy trì, phát triển những mặt tốt, mặt tích cực; xác định và hạn chế những mặt tiêu cực, những hủ tục của gia đình xưa cũ. Xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại cũng chính là xây dựng những hình thức gia đình phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay và hội nhập trong nền kinh tế quốc tế. Muốn hoàn thành được tốt nhiệm vụ này, chúng ta phải tiếp thu và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống và kết hợp cùng với những đặc điểm của gia đình hiện đại để phù hợp với tình lOMoARcPSD|12184112 23 hình phát triển của tất yếu của xã hội. Đó cũng chính là những bước để tiến đến một tế bào gia đình lành mạnh, một tổ ấm đúng nghĩa của mỗi cá nhân. Tiếp túc đẩy mạnh chất lượng phong trào gia đình văn hóa Gia đình văn hóa là một hộ gia đình đáp ứng đủ các chỉ tiêu: ấm no, hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ và khỏe mạnh; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết, giúp đỡ những người trong cộng đồng dân cư. Đó là một danh hiệu mà gia đình nào cũng muốn đạt được. Phong trào gia đình văn hóa ban đầu được hình thành tại một số địa phương tại tỉnh Hưng Yên và sau đó lan rộng tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Xây dựng gia đình văn hóa đã có những tác động rất tích cực đến các hộ gia đình ở Việt Nam, khiến cách ứng xử, đạo đức giữa các thành viên trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tại Thanh Hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đạt được những thành tựu lớn “Năm 2018, toàn tỉnh có 758.120/947.205 gia đình đạt danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 80%; năm 2019, có 776.759/957.825 số hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 81,1%; năm 2020, có 862.043/957.825 hộ gia đình tham gia đăng ký phấn đấu để xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 90%”[3]. Muốn phát triển gia đình Việt Nam hiện nay, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những cách thức mở rộng mô hình gia đình văn hóa trong thời lOMoARcPSD|12184112 24 kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tiếp thu những giá trị tiên tiến và dự báo những biến đổi của gia đình trong thời kỳ mới và từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết khó khăn trong gia đình. Các chỉ tiêu của phong trao gia đình văn hóa cần được đánh giá một cách công bằng, khách quan nhất, dựa theo nguyên tắc chung và có sự ủng hộ công nhận và hưởng ứng của toàn công dân. Đừng chỉ vì một cái danh hiệu mà chạy theo thành tích, thể hiện không chân thực mục đích của phong trào gia đình văn hóa. KẾT LUẬN Gia đình đã được hình thành từ rất lâu đời, đóng góp một vị trí và vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Từ trước đến nay, gia đình đã trải qua rất nhiều thời kỳ biến đổi để có những đặc tính, đặc điểm phù hợp với thời đại nhưng nó vẫn luôn giữ là tổ ấm, là nơi để trở về của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, gia đình cũng có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng cho xã hội, góp phần lOMoARcPSD|12184112 25 giúp xã hội phát triển và cũng nhờ vào sự đổi mới của xã hội để phát triển. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều biến đổi của gia đình trong thời đại này, những biến đổi ấy đều được ảnh hưởng từ sự phát triển của thời đại mới, của sự hội nhập và phát triển về kinh tế, văn hóa, chính trị ở đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Và vì thế chúng ta cần những giải pháp, cách thức để phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xã hội và gia đình cần kết hợp chặt chẽ với nhau để có được những phương pháp tốt nhất để gia đình Việt Nam được phát triển một cách toàn diện nhất có thể. Đặc biệt là trong tình hình đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa; xu thế toàn cầu hóa;... Hãy để gia đình luôn mang một tích chất đặc trưng của riêng nó, để cho gia đình có vị trí và vai trò đúng với một gia đình đích thực. Là một nơi không thể thiếu của mỗi cá nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lan Anh (2018), Bài 1: Biến đổi cấu trúc gia đình - So sánh liên châu lục, Cổng thông tin điện tử Văn hóa, thể thao và du lịch. lOMoARcPSD|12184112 26 Trích dẫn nguồn: truc-gia-dinh-so-sanh-lien-chau-luc-622156.htm 2. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1995), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật tập 3, tr.41, Hà Nội. 3. Trần Giang (2021), Xây dựng gia đình văn hóa - nền tảng hình thành con người văn hóa, Báo Thanh Hóa. Trích dân nguồn: dung-gia-dinh-van-hoa-nen-tang-hinh-thanh-con-nguoi-van- hoa/145178.htm 4. Liên Châu và Thu Hằng (2020), Khuyến khích sinh để có dân số vàng, Báo thanh niên. Trích dẫn nguồn: co-dan-so-vang-post952920.html 5. Nghiêm Sỹ Liêm (2017), Lý luận gia đình, bình đẳng giới ở Việt Nam, tr.3, Hà Nội. 6. Trần Thị Tuyết Mai (2021), Xây dựng văn hóa gia đình trong phát triển bền vững, Trưởng cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch. Trích dẫn nguồn: hoa-gia-dinh-trong-phat-trien-ben-vung/ 7. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 12, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật tr.300, Hà Nội. lOMoARcPSD|12184112 27 8. NXB Chính trị Quốc gia Giáo trình (2020), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, tr.419, Hà Nội 9. NXB Chính trị quốc gia – Sự thật (2021), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, tr.243, Hà Nội. 10. Phan Thuận (2018), Chức năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng, Trang thông tin điện tử Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Trích dẫn nguồn: tiet/chuc-nang-gia-%C4%91inh-va-su-bien-%C4%91oi-%0Atu- tiep-can-ly-thuyet-cau-truc-chuc-nang-8404-3309.html 11. Unicef, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê và Viện nghiên cứu Gia đình và Giới (2008), Kết quả điều tra gia đình năm 2006, NXB Thống kê, Hà Nội. lOMoARcPSD|12184112
File đính kèm:
- tieu_luan_su_bien_doi_cua_gia_dinh_viet_nam_trong_thoi_ky_qu.pdf