Tiểu luận Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

doc 28 trang yenvu 18/02/2024 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Tiểu luận Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
š&!›
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề Tài: 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hà
SVTH: Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀY 26/9/2008
DANH SÁCH TỔ 2 – SỬ 3A
1. Lê Thanh Hải – Tổ trưởng
2. Lê Thị Hải
3. Lâm Thị Bích Huệ
4. Ngô Thị Huê
5. Nguyễn Thị Hiền
6. Hoàng Thị Hoa 
7. Hoàng Thị Hương
8. Mai Thị Huyền
9. ĐỗThị Loan
10. Lê Thị Lan
11. Trịnh Thị Hồng
12. Trần Đức Luyện
MỤC LỤC
- CÁC KHÁI NIỆM
Khái niệm về giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân là tầng lớp những người lao động được hình thành dưới chế độ tư bản là thành phần chủ yếu tạo nên của cải xã hội và được hưởng rất ít trong số tài sản đó dưới thời tư bản chủ nghĩa(lưu ý chỉ xét trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp).
Giai cấp công nhân hay giai cấp vô sản, theo Karl Marx là giai cấp của những người phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội. 
Khái niệm về giai cấp nông dân: 
Trước đây giai cấp nông dân tức là những tập đoàn người sản xuất nhỏ, làm thuê cho địa chủ và cho phú nông trong nông nghiệp dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất.(Hoặc: Giai cấp nông dân là những người làm nghề trồng trọt, cày cấy, nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc).
Khái niệm về tầng lớp tri thức:
 Tầng lớp tri thức là tầng lớp mà những người chuyên làm việc và lao động bằng trí óc.
Khái niệm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa: 
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế - xã hội từ việc sử dụng lao động thủ công sang sử dụng sức lao động cùng với công nghệ tiên tiến, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.(SGK địa lớp 9)
Công nghiêp hóa là: biến một nước có nền kinh tế không phải công nghiệp ( như nước ta là nước có nền kinh tế nông nghiệp) trở thành một nước mà có GDP ( thu nhập quốc dân) chủ yếu do công nghiệp mang lại.
b. Hiện đại hoá: là cải biến những gì lạc hậu, nâng cấp nó trở nên mới mẻ, hiệu quả.
=> Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, v.v...
Đây là quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình "hiện đại hóa". Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên.
Khái niệm về nền kinh tế tri thức:
Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng hai ngành này chiếm tỷ lệ thấp. Cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn nông nghiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé. Trong nền kinh tế tri thức, chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. 
Khái niệm về thuộc tính: 
Thuộc tính là đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sụ vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật,phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
– LẤY THÔNG TIN VÀ SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Cơ cấu nghề nghiệp:
Thế giới:
Đại đa số công nhân làm việc trong các lĩnh vực kinh tế tri thức, thông tin, khoa họcvà công nghệ.
Mỹ(1990 – 2005) có 35 triệu người lao động trong đó có 15tr lao động thuộc lĩnh vực thông tin.
70% GDP do nghành kinh tế kỹ thuật cao mang lại, 70% cơ cấu giá trị tăng từ lao động trí tuệ. 70% lao động là công nhân tri thức.
Công nhân thế giới chú ý tập trung vào nghành kinh tế trí thức(ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu thì kinh tế trí thức chiếm từ 45 – 70% GDP). Các nước công nghiệp mới chiếm hơn 50% GDP.
Việt Nam:
Công nhân làm việc trong các thành phần kinh tế:
Doanh nghiệp nhà nước 1,8 triệu người.
Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài: 0,9 triệu người.
Doanh nghiệp dân doanh: 76,5%(tăng từ 60% năm 2000 đến 79% năm 2003 và đến 85,6% năm 2005).
Cơ cấu ngành:
Công nghiệp và xây dựng tăng chậm từ 11% năm 86 tăng lên 18,6% năm 1996, sau lại xuống 16% năm 2005.
Nông - lâm – ngư nghiệp giảm từ 29,6 triệu năm 1986 xuống còn 22,6 năm 2000 xuống 20,5 năm 2005. Chiếm tỉ lệ lớn lao động xã hội, 65% năm 1986 lên đến 75,8% năm 1996 xuống 68,2% năm 2005.
Năm 2005 tỉ trọng giá trị sản xuất nông – lâm –ngư nghiệp còn cao(29,6% với số lao động trong các ngành công nghiệp còn lớn(58,6%).
è Cơ cấu nghề nghiệp của Việt Nam còn thiên về lao động phổ thông, lao động chân tay. Khoảng cách kinh tế Việt Nam còn xa với nền kinh tế tri thức thế giới. Đại hội Đảng lần 8 đã đề ra nhiệm vụ : “Từ nay đến 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.
 Số lượng công nhân qua các thời kỳ:
Thế giới:
Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế(ILO) thì công nhân thế giới tăng nhanh từ 290 triệu năm 1950 lên 615 triệu năm 1970, 800 triệu năm 1998, 1 tỷ năm 2005 và dự kiến đến năm 2010 là 1,2 tỷ công nhân.
Việt Nam:
Theo thống kê của tạp chí khoa học xã hội thì công nhân Việt Nam phát triển nhanh: Từ 2,667 tr (1986) lên 2,857tr (1990) lên 3,682tr (1996) lên 4,761tr (2000) lên 10,8tr (2003) và năm 2005 là 11,5 triệu công nhân.
Tổng số công nhân có cổ phần cổ phiếu và vốn đầu tư:
Là trên 50%, công nhân trí thức đã tham gia quản lý các doanh nghiệp(cổ phần, cổ phiếu).
 Trình độ của công nhân:
Thế giới:
Tốc độ công nhân hóa lực lượng lao động xã hội, trí thức hóa công nhân rất nhanh ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới. Tất cả thể hiện ở chỉ số phát triển của nền kinh tế tri thức.
Ở các nước phát triển, 60 – 70% lực lượnglao động xã hội là công nhân trí thức.
Ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, kinh tế tri thức chiếm 45 – 70% GDP (ở Mỹ từ 1990 đến 2005 có tới 15 triệu công nhân lao động thuộc lĩnh vực thông tin).
Theo đánh giá của INO, chất lượng lao động của các nước: Trung Quốc 52,5%, Singapo 70,26%, Hàn Quốc 76,73%.
Công nhân trí thức mang một số đặc điểm sau:
Công nhân được đào tạo ở trình độ khoa học công nghệ cao.
Có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi nghề nghiệp.
Phải có khả năng sáng tạo tri thức mới.
è Hiện nay với sự phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì tri thức hóa công nhân là việc làm cần thiết mà tất cả các nước đều hướng vào để bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới.
Việt Nam:
Chất lượng công nhân trí thức thấp và còn khoảng cách xa so với yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế tri thức.
Kiến thức văn hóa và trình độ ngoại ngữ có sự thay đổi lớn:
 Tỷ lệ không biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I không ngừng giảm từ 5,1% (1996) còn 4,6% (1998), xuống 3,7% (2003) và còn 3,3% năm 2005.
 Số công nhân tốt nghiệp cấp III không ngừng tăng từ 56% (1996)à 62% (1998)à 76,6% (2003)à 82,44% (2005).
 Số lượng chưa qua đào tạo giảm từ 46,7% (1996), còn 39,5% (1998), 32,3% (2003), và còn 25,1% (2005).
Số công nhân kỹ thuật được đào tạo có bằng tăng từ 8,11% (1996)à 11,73 (2000)à 11,83 năm 2005.
Tuy nhiên còn có một số vấn đề còn tồn tại:
Tốc độ công nghiệp hóa lực lượng lao động xã hội, trí thức hóa đội ngũ công nhân rất chậm thể hiện ở cơ cấu ngành. Số công nhân thợ bậc thấp giảm chậm từ 29,6% (1998) còn 16,9% (2000) và năm 2005 còn 15,52% à mỗi năm giảm 1,38%.
Chất lượng công nhân trí thức còn thấp: Theo đánh giá của ILO, chất lượng lao động ở Việt Nam chỉ đạt 29,6%.
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ chất lượng chưa cao: Theo đánh giá của ILO về trí tuệ cán bộ khoa học Việt Nam chỉ đạt 23%, ngoại ngữ 25% và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ mới chỉ đạt 20%.
Theo số lượng thống kê của ILO, từ 1998 à 2002 thế giới đã công bố được 35 vạn công trình khoa học và công nghệ, trong đó Mỹ 119.000 công trình,Singapo 6.932 công trình, Thái Lan 5.210 công trình,Malayxia 2.088 công trình, trong khi đó thì Việt Nam chỉ có 250 công trình.
Theo số liệu thống kê của nhà xuất bản thống kê Việt Nam về đánh giá tiềm năng khoa học và công nghệ năm 2000 thì:
Cán bộ khoa học và công nghệ ở cương vị lãnh đạo phát huy tốt khả năng của mình chỉ chiếm 35,2%, yếu 26,73%. Cán bộ khoa học công nghệ cao phát huy tốt chỉ chiếm 34,9%, yếu 27,8%. Cán bộ chuyên môn nghiên cứu phát huy tốt có 36,02%, yếu 26,69%.
è Như vậy so với thế giới, công nhân Việt Nam thu nhập còn thấp, trình độ kém so với mức trung bình của nền kinh tế tri thức thế giới.
 Đời sống công nhân Việt Nam
(Điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh) – (Theo cuộc khảo sát 2007 của tiến sĩ Phạm Đình Nghiệp ĐHKHXH-NV).
- Đời sống văn hóa nghèo nàn, đơn điệu. Chỉ có 2,2% thường xuyên đi xem phim, văn nghệ. 1,2% đi du lịch, thăm quan bảo tàng. 6,2% vào mạng Internet. Còn lại hầu hết công nhân ở nhà nghỉ ngơi trong những ngày nghỉ.
– TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Câu 1:Phân tích một số biến đổi của GCCN trong sự nghiệp CNH , HĐH đất nước. Sự biến đổi đó có làm thay đổi sứ mệnh của giai cấp công nhân không?
Trả lời
a. Giai cấp công nhân là gì?
Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin :
Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ khái niệm giai cấp công nhân. Chính C.Mác và Ph.ăngghen đã chỉ rõ: "Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử"
C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp... như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại
Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản:
 	Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu: "Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp"1; "Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy... Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại"2.
 	 Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những ngườilao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản.
Có thể đinh nghĩa giai cấp công nhân như sau:giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng động cơ bản hoặc trực tiếp tham gia vào qua trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sãn xuất tiên tiến trong thời hiện đại.
Giai Cấp Công Nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam là một tập đoàn người, mà lao động của họ gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hiện đại, thu nhập chủ yếu của họ bằng làm công ăn lương; là lực lượng sản xuất chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) và thực sự trở thành giai cấp công nhân Việt nam từ thời kỳ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai (1924-1929). Cùng với quá trình phảt triển của cách mạng, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế. Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng:
Thứ nhất: Sinh ra và lớn lên từ một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, có truyền thống yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, dù còn non trẻ, nhỏ bé, song giai cấp công nhân đã sớm trở thành giai cấp duy nhất được lịch sử, dân tộc thừa nhận và giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ sau các phong trào cứu nước theo lập trường Cần Vương, lập trường tư sản và tiểu tư sản thất bại.
Thứ hai: Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa mới lớn lên, đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc tế, nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị tự giác và thống nhất, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, đã sớm giác ngộ mục tiêu lý tưởng, chân lý của thời đại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Viêt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng triệt để.
Thứ ba: Giai cấp công nhân nước ta xuất thân từ nông dân lao động, bị thực dân phong kiến bóc lột, bần cùng hóa nên có mối quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Qua thử thách của cách mạng, liên minh giai cấp đã trở thành động lực và là cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ tư: Từ khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công nhân Việt Nam luôn phát huy bản chất cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn là lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng và phát triển nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức hiện đại.
Thứ năm: Quá trình “trí thức hoá” giai cấp công nhân diễn ra mạnh mẽ, từng bước hình thành giai cấp công nhân trí thức Việt Nam.
Việc hình thành giai cấp công nhân trí thức không có nghĩa là sự bổ sung vào lực lượng giai cấp công nhân những công nhân có trình độ cao mà là giai cấp công nhân được nâng cao về trình độ và có sự thay đổi về tính chất lao động- lao động điều khiển những công nghệ tự động hoá của nền kinh tế tri thức
Làm sáng tỏ được thế nào là giai cấp công nhân? thế nào là giai cấp công nhân việt nam, giai cấp công nhân Việt Nam mang những đặc điểm nào? Góp phần giúp ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về sứ mệnh của giai cấp công nhân.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất của chư nghĩa xã hội khoa học. phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của Mác-Lênin
Sứ mệnh lịch sử thế giới của GCCN là một tất yếu khách quan bắt nguồn từ chính thực tiễn sản xuất hiện đại, từ nhu cầu phát triển theo xu hướng xã hội hóa của lực lượng sản xuất (LLSX) mà sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại là biểu hiện tập trung nhất. Sứ mệnh đó còn bắt nguồn từ địa vị kinh tế - xã hội của GCCN, một giai cấp “là sản phẩm của đại công nghiệp”, trực tiếp sản xuất của cải vật chất cho xã hội, người đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, cho xu thế xã hội hóa sản xuất. Chính sự phát triển của CNTB, đến một ngưỡng nhất định, làm rõ mâu thuẫn cơ bản giữa LLSX xã hội cao với QHSX tư nhân TBCN. Sở hữu tư nhân TBCN ngày đối lập với xu hướng xã hội hóa. Nó kìm hãm tiến bộ xã hội thông qua việc duy trì chế độ bóc lột giá trị thặng dư và áp bức, bất công xã hội. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại bằng cách xóa bỏ QHSX tư nhân TBCN, tạo ra một QHSX mới mang tính xã hội hóa và giải phóng GCCN - “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại” là quy luật của lịch sử và cũng là nội dung cơ bản nhất của sứ mệnh này.
Vậy sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt nam là gì? trước sự biến của giai cấp công nhân trong sự nghiệp Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa, liệu sự biến đổi đó có làm thay đổi sứ mệnh của giai cấp công nhân không?
Công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của chúng ta đang tiến những bước rất cơ bản, hết sức quan trọng, cả về quy mô, tính chất, chiều sâu, và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề vững chắc chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Trong bước quyết định và mạnh mẽ đó, giai cấp công nhân góp phần rất cơ bản, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại. 
Hơn 20 năm đổi mới, nhất là một thập kỷ qua, trong sự lớn mạnh của đất nước, giai cấp công nhân trưởng thành mạnh mẽ về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Đội ngũ công nhân, viên chức, lao động nước ta có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã có những đóng góp trực tiếp, to lớn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 
Những chuyển biến tích cực:
Về số lượng: Tính đến hết năm 2007, tổng số công nhân, viên chức, lao động cả nước có hơn 14 triệu người, tăng hơn 7 triệu so với năm 2003. Trong đó, công nhân lao động làm công, hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp có khoảng 9,5 triệu người, chiếm tỉ lệ 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội. Số lượng công nhân, lao động trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là hơn 6,7 triệu người, trong đó, công nhân, lao động ở doanh nghiệp nhà nước giảm 15%; công nhân, lao động doanh nghiệp của tư nhân và tập thể tăng 63%; công nhân, lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 68%. Công nhân, lao động ở doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 2,2%, doanh nghiệp tư nhân và tập thể 61,5% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 16,5%, nữ chiếm 43,6%. 
Về chất lượng:Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân như điện lực, dầu khí, điện tử, tin học, viễn thông... đã tạo điều kiện cho đội ngũ công nhân có điều kiện lựa chọn công việc phù hợp với mình. Hơn nữa, số lượng công nhân, lao động có trình độ cao đẳng, đại học ngày một tăng. Đội ngũ công nhân, lao động cũng phát triển mạnh ở một số ngành sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, dệt may, giày da, chế biến thuỷ sản,... 
Cơ cấu đội ngũ công nhân, viên chức, lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ trong các ngành giáo dục, y tế, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và khu vực kinh tế ngoài nhà nước; giảm tỷ lệ trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và khu vực kinh tế nhà nước. Điều này dẫn đến việc hình thành ngày càng đông đảo lực lượng công nhân, lao động làm thuê trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nhân, lao động có sở hữu tài sản thông qua việc góp vốn trong doanh nghiệp cổ phần. 
Đặc biệt, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, lao động được nâng lên đáng kể. Đa số công nhân hiện nay có trình độ học vấn trung học phổ thông, tuổi đời bình quân tương đối trẻ, tỷ lệ được đào tạo nghề chiến gần 30% so với lao động xã hội. Cán bộ, công chức, viên chức phần lớn có trình độ từ cao đẳng trở lên. Công nhân, viên chức, lao động nước ta nhìn chung năng động, có tinh thần sáng tạo; thích ứng dần với cơ chế thị trường; tiếp thu nhanh khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại; là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, là hạt nhân nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, đội ngũ công nhân đã có đóng góp trực tiếp, to lên vào quá trình phát triển của đất nước; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước.
Cùng với sự phát triển nhanh các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bình quân mỗi năm có khoảng 1,5 triệu lao động được tạo việc làm, tỷ lệ công nhân, lao động thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần. Công nhân, lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm và lựa chọn việc làm phù hợp với trình độ, năng lực của bản thân.
Tuy nhiên bên cạnh những chuyển biến tích cực thì trong qua trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vẫn còn không ít hạn chế, Những khó khăn đã và đang đặt ra phải giải quyết:
 Bên cạnh những thành tích đạt được, đội ngũ công nhân của chúng ta vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. chất lượng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân có tay nghề cao thiếu nghiêm trọng. Số đông công nhân, lao động trẻ xuất thân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, chưa có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật lao động, sự hiểu biết và thực thi pháp luật còn hạn chế. Một bộ phận công nhân viên chức, lao động còn chậm thích nghi với cơ chế thị trường, sự giác ngộ giai cấp và hiểu biết chính trị không đồng đều, chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị- xã hội, kể cả tổ chức công đoàn. 
Nhờ có sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đời sống của nhân dân, trong đó có công nhân, viên chức, lao động đã từng bước cải thiện và nâng cao, nhưng vẫn chưa tương xứng với thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới và những đóng góp to lớn của công nhân, viên chức, lao động. Số lao động thiếu việc làm và có việc làm nhưng không ổn định ở một số ngành, nghề còn chiếm tỷ lệ cao, tập trung ở các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, phải sắp xếp lại hay bị giải thể, phá sản. 
Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách tuy có được tăng do Nhà nước thực hiện cải cách chính sách tiền lương và điều chỉnh mức lương tối thiểu theo lộ trình, nhưng do giá cả hàng hoá tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng, mức lương cơ bản thấp, nên giá trị thực tế của tiền lương bị giảm, chưa đủ chi cho nhu cầu thiết yếu đảm bảo cuộc sống. Tiền lương và thu nhập của công nhân, lao động ở một bộ phận doanh nghiệp nhà nước còn thấp; ở doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhất là ở trong doanh nghiệp tư nhân vừa thấp, vừa không ổn định. 
Nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước chia nhỏ số bậc lương và xây dựng đơn giá tiền lương thấp để làm căn cứ ký hợp đồng lao động, làm giảm tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gây thiệt hại cho người lao động và Nhà nước. Đặc biệt, hiện nay đang diễn ra sự phân hoá ngày càng tăng về thu nhập của công nhân, viên chức, lao động có cùng trình độ kỹ năng nghề nghiệp; giữa các ngành nghề, vùng, miền, các thành phần kinh tế và giữa cán bộ quản lý với người lao động trực tiếp sản xuất trong cùng một doanh nghiệp. 
Vấn đề nhà ở, nhà lưu trú cho công nhân, lao động nói chung, công nhân, lao động ngoại tỉnh làm việc ở các thành phố lớn, khu chế xuất, khu công nghiệp nói riêng đã và đang là vấn đề rất bức xúc, là mối quan tâm của đông đảo công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn. Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, hầu hết công nhân, lao động trẻ và công nhân, lao động nhập cư phải thuê nhà trọ trong các khu dân cư, điều kiện ở chật chội, không đảm bảo an toàn, vệ sinh, điều kiện môi trường không tốt. Điều kiện sống như vậy đã ảnh hưởng tới sức lực và là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội trong công nhân, lao động. 
Số công nhân, lao động mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động gây chết người có xu hướng gia tăng. Từ đầu năm 2003 đến hết năm 2007, cả nước đã xảy ra hơn 25.800 vụ tai nạn lao động, làm cho hơn 26.800 người bị tai nạn lao động, trong đó có hơn 3000 người chết; số công nhân, lao động mắc bệnh nghề nghiệp là hơn 3.000 người. 
Quan hệ lao động ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài nhiều nơi diễn biến phức tạp, khó lường do tiền lương, thu nhập của công nhân, lao động làm thuê không đủ sống, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đời sống khó khăn, tạm bợ, bức xúc. Nhiều chủ doanh nghiệp không thực hiện đúng pháp luật lao động và những cam kết thoả thuận với người lao động, nhất là các qui định về hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, điều kiện làm việc... Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xung đột, tranh chấp lan rộng, ngừng việc tập thể và đình công tự phát ngày một tăng. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động, từ đầu năm 2003 đến tháng hết năm 2007, cả nước đã xảy ra l.359 cuộc đình công tự phát và ngừng việc tập thể của công nhân, lao động, trong đó doanh nghiệp nhà nước xảy ra l8 cuộc, doanh nghiệp ngoài nhà nước xảy ra 315 cuộc và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài xảy ra l.026 cuộc 
Trước những biến đổi của giai cấp công nhân thế giới nói chung và biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng. Liệu giai cấp công nhân có mất đi vai trò lịch sử của mình ko? Có làm thay đổi sứ mệnh của giai cấp công nhân không?
Trong giai đoạn hiện nay, trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, người ta lại thấy không ít những luận thuyết, quan điểm khác nhau hoà trong một dàn “hợp xướng” tiến công chủ nghĩa Mác - Lê nin, hy vọng có thể hạ bệ và thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin. Những luận thuyết phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân lại được nở rộ ở nhiều nơi. Người ta cố tình lập luận rằng, C. Mác đã gắn cho giai cấp công nhân cái sứ mệnh mà nó không có chỉ bởi vì ông thương đó là giai cấp nghèo khổ; rằng, chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về chất, đã trở thành “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, nhà nước tư bản đã là “nhà nước phúc lợi chung”, nó không còn dựa trên sự bóc lột lao động làm thuê nữa; rằng, công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột nữa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản,sứ mệnh lịch sử của họ sẽ thay đổi hay không còn sứ mệnh lịch sử nữa! 
Để làm rõ vấn đề này cần phải dựa trên cơ sở luận chứng địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân hiện nay gắn với việc làm sáng tỏ bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Ngày nay, do tính quy định của sản xuất hiện đại, GCCN có một số biểu hiện mới: trình độ văn hóa - tay nghề cao hơn; một số công nhân đã có cả tư liệu sản xuất, cổ phiếu, đời sống một bộ phận được cải thiện v.v... Song, những biểu hiện đó không làm thay đổi địa vị cơ bản của công nhân trong CNTB. Họ vẫn đang là lực lượng chủ yếu làm ra của cải cho xã hội và lợi nhuận cho các nhà tư bản; là lực lượng đối lập trực tiếp với GCTS, bị bóc lột nhiều nhất và khoảng cách về mức thu nhập giữa họ với giới chủ ngày càng lớn. Công nhân trong các nước tư bản phát triển được trí tuệ hóa, lao động bớt nặng nhọc hơn, có chút ít cổ phần trong doanh nghiệp... thì họ càng bị ràng buộc chặt chẽ hơn vào guồng máy sản xuất của tư bản, càng bị bóc lột nặng nề và tinh vi hơn. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tỷ suất bóc lột giá trị thặng dư trung bình ở thế kỷ XIX là 20, thì hiện nay là 300, cá biệt có nơi, như tập đoàn Microsoft tỷ suất này lên tới 5000. Từ một chiều cạnh khác, hiện nay sự tăng lên lượng tri thức khoa học và văn hóa của công nhân lại cũng là một tiền đề quan trọng để giúp họ nhận thức và cải tạo xã hội. Họ đang phê phán CNTB và đến với CNXH như đến với cái đúng và do sự thôi thúc của lý trí chứ không chỉ do nghèo đói. Với tri thức và khả năng làm chủ công nghệ cao, với năng lực sáng tạo và ý thức về sứ mệnh, GCCN hiện đại đang có thêm điều kiện để tự giải phóng. 
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, phạm trù sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại mới, bao gồm ba nội dung cơ bản nhất:
Một là, là giai cấp thống trị về chính trị. 
Với địa vị thống trị về chính trị, giai cấp công nhân là giai cấp quyết định xu hướng phát triển của lịch sử; giai cấp cầm quyền ở một số quốc gia trên thế giới. Từ sau tháng lợi của cách mạng tháng mười Nga vĩ đại, thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đã mở ra trên phạm vi toàn thế giới.
Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế năm 1957 và 1960 đã xác định nội dung căn bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Từ đó đến nay, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội có lâm vào thoái trào, song tính chất, nội dung của thời đại vẫn không thay đổi.
Thứ hai, giai cấp công nhân là động lực và là lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm thủ tiêu mọi sự áp bức, bóc lột và sự tha hoá con người, sáng tạo ra xã hội mới . 
Nhân loại đã từng trải qua nhiều chế độ áp bức, bóc lột. Ở đó, con người bị đẩy đến tận cùng của sự tha hoá cả trong lao động và trong quyền lực. Thủ tiêu áp bức, bóc lột và mọi hình thức tha hoá, thực hiện sự giải phóng triệt để con người, đòi hỏi, giai cấp vô sản trước hết phải giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền, điều mà Mác và Angghen đã nói trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” hơn 150 năm trước đây.
 Sau khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo, tổ chức và thực hiện quá trình xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trên phạm vi mỗi dân tộc và trên toàn thế giới, thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Thứ ba, giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. 
Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân không phải vì duy trì giai cấp công nhân, mà vì giải phóng triệt để con người. Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C. Mác- Ph Angghen đã khẳng định: “Toàn bộ lý luận của chủ nghĩa cộng sản là thủ tiêu chế độ tư hữu”. Một khi chế độ tư hữu không còn thì nguyên nhân phân chia xã hội thành giai cấp, nhà nước cũng bị xoá bỏ. Và, do đó, với tư cách là một giai cấp, giai cấp công nhân cũng sẽ không còn lý do tồn tại. Tất nhiên con đường đi tới xã hội hông giai cấp còn quanh co và nhiều phức tạp. Nhận thức đúng về tính tất yếu để xây dựng lý tưởng, mục tiêu, song không được ảo tưởng, chủ quan, duy ý chí. Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” (1844), Mác và Ăngghen đã chỉ rõ về phương pháp luận tiếp cận khái niệm "giai cấp vô sản và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân" là: "ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử?”
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một quá trình cách dài và sáng tạo qua 2 giai đoạn:
+Giai đoạn thứ nhất:GCCN và chính đảng của nó tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền, trở thành giai cấp thống trị .
+Giai đoạn thứ hai: GCCN liên minh chặt chẽ với quãng đại quần chúng nhân dân, dưới sự lãn đạo của Đảng Cộng sản tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
	Đối với giai cấp công nhân Việt Nam,đã trải qua giai đoạn đầy gian khó trải qua giai đoạn thứ nhất. Hiện nay chung ta đang thực hiện sứ mênh lịch sử của mình ở giai đoạn 2.Có thể khái quát nội dung sứ mệnh lịch sử như sau: Giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp và dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Trước mắt, trong những năm tới, thực hiện thắng lợi mục tiêu:” Nâng cao năng lực và sức chiến đáu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh , mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị- xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. 
Trong nội dung tổng quát về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, nội dung kinh tế của sứ mệnh được xác định là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước trở thành nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường quốc phòng- an ninh”. Nói một cách khái quát về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là : xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới
Như vậy sứ mệnh của GCCN Việt Nam không hề thay đổi trước những biến đổi của GCCN mà chỉ tiến hành giai đoạn thứ hai của sứ mệnh lịch sử của GCCN và thay đổi mục tiêu cho phù hợp với nhiệm vụ của mình trong quá trình hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thôi.
Câu 2: Phân tích tác động của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước đến sự thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân nước ta?
Trả lời
Khái niệm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa:
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất,kinh doanh,dịch vụ,quản lý kinh tế-xã hội từ việc sử dụng lao động thủ công sang sử dụng sức lao động cùng với công nghệ tiên tiến,tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Tác động của công nghiệp hoá- hiện đại hoá:
Tích cực:
- Tác động mọi mặt đến đời sống của công nhân trong thời đại mới
- Làm biến đổi và chất và lượng trong đội ngũ giai cấp công nhân theo hướng tích cực 
- Đảm bảo cho giai cấp công nhân về mặt vật chất tạo điều kiện nâng cao về mặt chính trị- tư tưởng
- Có sự chuyển hướng trong cơ cấu lao động từ lao động chân tay sang lao động trí óc
- Tạo động lực giúp giai cấp công nhân không ngừng đổi mới tư duy và hành động cho phù hợp
- Làm cho giai cấp công nhân càng đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh lịch sử với toàn xã hội trước những âm mưu mới của kẻ thù.
Công nhân trong thời đại mới cũng tác động trở lại công cuộc công nghiệp hoá- hiên đại hoá:
- Là lực lượng chính, trực tiếp tham gia và quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, 
- Thúc đẩy công nghiệp hoá- hiện đại hoá ngày càng phát triển hoàn thành sự nghiệp hiện đại hoá đất nước.
Tiêu cực:
- Công nghiệp hoá với tốc độ nhanh gây khó khăn trong việc thích ứng với điều kiện mới.
- Công nghiệp hoá làm cho có sự phân hoá trong đội ngũ công nhân giữa các vùng miền
- Những mặt trái của cơ chế thị trường làm nảy sinh mâu thuẫn giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong giai cấp công nhân.
- Công nghiệp hoá giữa các quốc gia các vùng trong một đất nước gây khó khăn trong việc lãnh đạo toàn thể giai cấp cong nhân trong một mặt trận thống nhất.
- Những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá cũng làm cho giai cấp công nhân lúng túng trong việc giải quyết những mâu thuẫn mối quan hệ với các giai tầng khác.
 Thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân:
- Bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí, đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hóa với việc sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc phức tạp, có tính công nghệ cao.
- Còn xuất hiện giai cấp công nhân của các ngành dịch vụ, và một số ngành kinh tế đặc thù khác.
Định hướng của Đảng ta trong thời đại mới:
- Đẩy mạnh công cuộc vận động chính trị sâu rộng trong giai cấp công nhân, nâng cao ý thức phát triển trình độ chuyên moan góp phần nâng cao đại vị xã hội của người lao động.
- Nhà nước cần có những chính sách phát triển cả về chất và lượng của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
- Cần có những chính sách mới, phù hợp trong việc khuyến khích công nhân không ngừng nâng cao trình độ, đầu tư theo chiều sâu để giai cấp công nhân phát triển cả về chất và lượng.
- Bảo đảm các chính sách phúc lợi xã hội, có những chính sách thi đua khen thưởng phù hợp, khuyến khích tính tích cực của người lao động.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện pháp luật của các đơn vị doanh nghiệp với người lao động.
- Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ Đảng viên nòng cốt trong tổ chức công đoàn.
Câu 3: So sánh một số điểm khác nhau về quá trình hình thành, sự thành lập tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Châu Âu?
Trả lời
Khái niệm: ĐCS là tổ chức chính trị cao nhất,đại biểu tập trung trí tuệ và lợi ích của toàn thể giai cấp công nhân,toàn thể nhân dân và dân tộc.
Sự khác nhau:
Sự thành lập:
- Ngay từ khi mới hình thành giai cấp công nhân Châu Âu trong xã hội tư bản đã không ngừng trưởng thành từng bước về số lợng và chất lượng.Bản thân giai cấp công nhân luôn có sự nâng cao về học vấn về tay nghề và khoa học công nghệ, từ hoạt động đấu tranh kinh tế trứoc mắt,đã từng bước hoạt động chính trị ,đấu tranh chính trị, thông qua các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn,từng bước có ý thức giai cấp,giác ngộ giai cấp.
- Công nhân Châu Âu sớm được tiếp thu CNXHKH.
CĐCS Châu Âu ra đời từ rất sớm ở các nước tư bản có nền công nghiệp phát triển.
- ĐCS tiêu biểu ở Liên Xô,Pháp,Anh,Đức.
- ĐCS Châu Âu là Đảng được kết hợp bởi phong trào công nhân với CNXHKH.
- ĐCS VN là dảng trẻ tuổi.ra đời năm 1930.Trong hoàn cảnh CM VN đang gặp nhiều khó khăn về đường lối.VN đang bị Thực dân Pháp xâm lược,giai cấp công nhân Việt Nam còn non trẻ cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Đảng ta là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Mục đích:
- Đối với Đảng Cộng Sản Châu Âu mục đích là lãnh đạo giai cấp công nhân giải phóng giai cấp,giải phóng xã hội và giải phóng nhân loại.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam là lãnh đạo toàn dân ta hoàn thắng thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,xây dựng CNXH ,và bảo vệ tổ quốc XHCN.
è Sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lenin vào phong trào cách mạng Việt Nam.
Câu 4: Vì sao phải đổi mới và chỉnh đốn Đảng ta trong tình hình hiện nay?
Trả lời
Tầm quan trọng của việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng: Được thể hiện qua các kì đại hội của Đảng:
 Đảng Cộng sản Việt nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt nam. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã đứng về phía nhân dân, lãnh đạo nhân dân '' Đánh Pháp, đuổi Mĩ'' giành độc lập cho dân tộc. Và khi hòa bình lập lại, Đảng lại bắt tay cùng nhân dân xây dựng đất nước. Đặc biệt vai trò của Đảng càng to lớn hơn khi tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI- 12/1986, Đảng đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Trong Đại hội lần VII, một lần nữa Đảng nhấn mạnh quan điểm:'' Đổi mới , chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng''.
 Tại đại hội của Đảng lần thứ VIII, Đảng chính thức khẳng định quan điểm:'' xây dựng Đannng3 là nhiệm vụ then chốt'' và dành trọn vẹn hội nghị TW VI để bàn một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng và mở cuộc vận động, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện phê bình và tự phê bình.
 Nhân kỉ niệm 30 năm thực hiện di chúc của Hồ Chí Minh và kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng nhằm nâng cao đạo đứccách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, Đảng viên, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. 
 Tại Đại hội lần IX, khi gắn kết nhiệm vụ xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng, Để nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới trong những năm đầu thế kỉ XXI., Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm:'' xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng'' với sự nhấn mạnh là: đưa cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng mà Đảng đã phát động thực sự đi vào chiều sâu và trở thành một nội dung thiết thực trong sinh hoạt Đảng.
 Tổng kết 20 năm đổi mới đất nước cũng là 20 năm xây dựng và chỉnh đốn Đảng, với tư cách nhiệm vụ then chốt trên cơ sở làm rõ những yêu cầu mới mà thực tiễn đổi mới đất nước đang đặt ra đối với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng
 Tại đại hội X, một lần nữa Đảng khẳng định quan điểm kiên định sự lãnh đạo của Đảng và coi đây là vấn đề có tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, và với sự phát triển của đất nước theo định hướng XHCN. Với quan điểm này Đảng đã khẳng định: để có đủ khả năng và điều kiện, lãnh đạo đúng đắn và hiệu quả, Đảng phải thường xuyên và tự đổi mới, tự chỉnh đốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu về mọi mặt, làm cho Đảng thực sự trở thành'' đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc''. 
 Như vậy, qua mọi thời kì, Đảng ta luôn ý thức được rất rõ về vấn đề đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang tiến hành hội nhập quốc tế, và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì vấn đề đó càng trở nên cấp bách hơn lúc nào hết.
b.Vì sao chúng ta cần phải đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng?(thực trạng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay)
 Thứ nhất: việc tuyển dụng cán bộ, công chức không đảm bảo yếu tố khách quan mà theo kiểu ''con ông cháu cha'','' nhất thân, nhì quen''... làm mất lòng tin của nhân dân,đặc biệt là lớp trẻ. Đây cũng là nguồn gốc dẫn dến hiện tượng bè phái và hình thành các câu lạc bộ hoặc gia đình trong các cơ quan Nhà nước.
 Ví dụ: Ông phó giám đốc Sở Thương mại Quảng ninh đưa một ông em vào làm phó cho mình ở quản lý thị trường; ông Mai Văn Dâu đưa con vào Bộ thương mại; ông Nguyễn Việt Tiến đưa người cháu chưa học hết đại học, có tiền sự vào làm Chánh văn phòng rồi Phó Tổng giám đốc PMU18...
 Thứ hai: Công tác quản lý và đề bạt cán bộ cũng chưa hợp lý. Chúng ta khi đề bạt cán bộ hay bị chia phối bởi các yếu tố như: còn ít tuổi, chưa có kinh nghiệm... chính vì những suy nghĩ bảo thủ này mà có rất nhiều những Đảng viên đủ đức đủ tài không được vào những vị trí thích hợp trong bộ máy của Đảng theo đúng với năng lực của họ.
 Thứ ba: Hiện tượng mua chức, mua quyền vẫn còn tồn tại. Đi cùng với hiện tượng chạy chức,chạy quyền là một lớp cán bộ, Đảng viên khong có năng lực được giữ vai trò lãnh đạo ở nhiều cấp, nhiều ngành Những đối tượng này cũng dễ thoái hóa, biến chất và thậm chí còn làm hỏng những nhân viên dưới quyền, những người đồng nghiệp.
 Trước tình hình đó, tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng lên ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình mới đòi hỏi có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
c.Một số biện pháp nhằm đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay 
	Một là: Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng trong điều kiện mới.
Kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa mac- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng.Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đằn những vấn đề do xả hội đặt ra.
Nâng cao trình độ trí tuệ, chất lượng nghiên cứu lý luận của Đảng; tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta; đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng trong Đảng.
Củng cố, nâng cao chất lượng các cơ quan chuyên ngành về công tác tư tưởng lý luận. Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ tư tưởng, lý luận, nhất là cán bộ chủ chốt.
 Hai là: Bảo đảm vai trò nền tảng và hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bô, Đảng viên.
Mỗi tổ chức cơ sở Đảng có trách nhiệm tổ chưcvà quy tụ sức mạnh của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý và giám sát Đảng viên về năng lực và phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện tiêu cực trong Đảng.
Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ sở Đảng làm cho bộ máy của Đảng trở nên hoàn thiện hơn
Xây dựng đội ngũ Đảng viên thực sự tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất, đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỉ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, kiên định lập trường giai cấp công nhân, phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách; năng động, sáng tạo, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.
Thường xuyên sàng lọc Đảng viên; động viên quần chúng giám sát, đóng góp ý kiến, kịp thời đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách.
 Ba là: Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ trong Đảng; thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.
 Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật trong Đảng
 Hoàn thiện quy chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức...Kết hợp giám sát trong Đảng và giám sát của Nhà nước và giám sát của nhân dân.
 Bốn là: Đổi mới công tác cán bộ:
Cán bộ phải là người có đức, có tài, có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, với Đảng; hết lòng phấn đấu vì lợi ích của Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng và con đường đi lên CNXH...
Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, có chất lượng tốt.
Có cơ chế, chính sách bảo đảm phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài, thay thế những người kém năng lực, không đủ năng lực, không đủ uy tín, nhất lả những người kém phẩm chất, hư hỏng, có khuyết điểm nghiêm trọng.
Kiên quyết khắc phục những biểu hiện cá nhân, độc đoán, thiếu công tâm và khách quan, cũng như tình trạng nể nang, tùy tiện, trì trẽ trong công tác cán bộ.
Năm là: Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng :
Việc đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng phải đồng bộ với đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Thể hiện:
Khâu mấu chốt cần tập trung hiện nay là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước ở cấp TW và chính quyền ở cấp địa phương.
Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung và cơ chế Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước.
Đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với đổi mới phong cách hoạt động, lề lối làm việc thật sự dân chủ, thiết thực, nó đi đôi với làm, khắc phục bệnh quan liêu, tùy tiện, chủ quan, hình thức.
Tài liệu tham khảo
Thống kê tổ chức lao động quốc tế I LO
Thống kê của tạp chí khoa học xã hội
Nhà xuất bản thống kê Việt Nam
Tài liệu từ Internet

File đính kèm:

  • doctieu_luan_su_menh_lich_su_cua_giai_cap_cong_nhan.doc