Tiểu luận Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

pdf 11 trang yenvu 01/03/2024 1670
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Tiểu luận Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
1 
Đề tài: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, 
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước 
2 
1. Đặt vấn đề 
Đối với tất cả các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là vấn đề được xã hội quan 
tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân 
hóa giàu nghèo . Còn ở những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp,
trong đó bao gồm Việt Nam, thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo 
khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải chịu
tình 
trạng thiếu đói, không đủ ăn trong khi đây là nhu cầu thiết yếu của con người. 
Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và 
Nhà nước ta từ trước đến nay. Trong quá trình xây dựng và phát triển, công tác giảm 
nghèo bền vững của cả nước nói chung và xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình 
Phước
nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa
các vùng, địa bàn và các nhóm dân cư. 
Hiện nay do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến đời sống 
của mọi người dân, nhất là người nghèo; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm dừng 
hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất , hoạt động cầm chừng làm gia tăng thất
nghiệp, thiếu việc làm, hộ nghèo có xu hướng tăng. Bởi vậy trong thời gian tới cấp
ủy
đảng, chính quyền các cấp cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm
nghèo 
bền vững. Chính vì vậy em lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo
ở
 xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước”.
Làm gì để thực hiện xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có 
một trình đó nhận thức nhất định trên cả góc độ kinh tế, chính trị xã hội đồng thời phải 
có sự đầu tư nghiên cứu cả về mặt thời gian và không gian mới có thể đề cập hết được
tất cả các khía cạnh của vấn
đề. Do thời gian nghiên cứu và khả năng bản thân có hạn
tiểu luận mới chỉ để cập một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện
xóa đói giảm nghèo 
trên địa bàn xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước hiện nay. 
3 
2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo 
2.1. Khái niệm nghèo đói 
- Nghèo : Theo quan điểm của Bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam, 
nghèo là một thuật ngữ chỉ một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần nhu 
cầu tối thiểu của cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp
hơn mức sống trung bình 
của cộng động từng vùng, khu vực xét trên mọi phương diện.. 
- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu 
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. 
- Nghèo đói tuyệt đối về thu nhập : là tình trạng không đảm bảo mức thu nhập 
hay chi tiêu tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu để con người có thể
 tiếp tục tồn tại. 
2.2. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo 
Là toàn bộ các chính sách, giải pháp của Nhà nước, của xã hội hoặc cũng có thể là 
giải pháp của chính các đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằm mục đích cải thiện đời 
sống vật chất và cả tinh thần của người nghèo, góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách 
giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, giữa
các khu vực thành thị và nông 
thôn và nhóm dân cư. 
2.3. Khái niệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí 
của Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững thành hiện thực đến với các đối 
tượng hộ nghèo nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất và 
tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách và chênh lệch về mức sống 
giữa các khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và nhóm dân cư. 
2.4. Quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa 
đói giảm nghèo 
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 76/2014
/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 
2020. 
4
Chính phủ đã chỉ đạo ban hành đồng bộ hệ thống chính sách giảm nghèo chung 
hỗ trợ toàn diện cho người nghèo thuộc các lĩnh vực dạy nghề, tạo việc làm, tín dụng ưu 
đãi, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, môi trường, thông tin truyền thông, trợ giúp pháp 
lý, trợ giúp xã hội, giải quyết đất
ở, đất sản xuất, giao rừng. Các chính sách giảm
nghèo 
đặc thù cũng được chú trọng ban hành , ưu tiên đối với các đối tượng yếu thế,
vùng 
đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn. Từng bước tích hợp chính sách, giảm
dần và 
bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tập trung phát triển chính sách hỗ trợ
có điều 
kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời gian thụ hưởng. 
Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và 
huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương trình giảm nghèo; dành 21% ngân 
sách Nhà nước cho phúc lợi xã hội
- đây là mức cao nhất trong các nước
ASEAN.
 Cả
hệ
thống chính trị
đã nỗ
lực thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo , đạt
 được nhiều thành tựu nổi bật, được sự
ủng hộ
của đông đảo
nhân dân, giúp cho nhiều
 hộ
thoát nghèo vươn lên khá giả
và nhiều địa phương thoát khỏi tình trạng khó khăn để
 xây dựng vùng nông thôn trù phú.
 2.5. Mục tiêu của chính sách xóa đói giảm nghèo
 Mục tiêu tổng quát:
Nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều
kiện sống của
 người nghèo một cách bền vững. Hạn chế
tái nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm
 bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tăng thu nhập của người
nghèo. Tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo. Từ
đó nhằm mục
tiêu xây 
dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh.
 Mục tiêu cụ
thể:
Tăng thu nhập đầu người của các hộ
nghèo lên 3,5 lần, giảm tỷ
 lệ hộ
nghèo toàn quốc từ
1,0-1,5%, các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo 
từng giai đoạn. Đầu tư đồng bộ
cơ sở
hạ
tầng kinh tế-xã hội
ở
các huyện, xã nghèo, thôn 
bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là giao thông, điện, nước
sinh hoạt.
5 
3. Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, huyện 
Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước 
3.1. Vị trí địa lý 
Lộc Quang là một xã thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.. 
Xã Lộc Quang có diện tích 45,45 km², dân số là 5.714 người, mật độ dân số đạt 
126 người/km². 
Xã Lộc Quang có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa trung tâm huyện Lộc 
Ninh với các xã của huyện, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, 
thúc đẩy các hoạt động thương mại
- du lịch, phát triển kinh tế trong khu vực. 
Có quốc lộ 13 đi qua trung tâm huyện nối liền với Campuchia thông qua cửa 
khẩu Hoa Lư và sắp tới có đường sắt xuyên Á đi qua, đây chính là lợi thế trong phát 
triển
kinh tế xã hội trong tương lai với các nước. Lộc
Quang có địa hình cao từ phía
Bắc
, thấp dần về phía Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa mưa từ
 tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Phần lớn là đất
nông 
nghiệp đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, phù hợp các loại cây trồng có thu nhập
cao 
như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su. 
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 
Là một xã thuần nông vì vậy cuộc sống của bà con nhân dân chủ yếu dựa vào 
sản xuất nông nghiệp với các ngành chính như trồng trọt và chăn nuôi. 
Toàn xã có 5.714 người, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực 
phi nông nghiệp rất ít và chỉ là nghề phụ, làm trong thời gian nông nhân. Số nhân khẩu 
trên hộ đạt 4,1 người/hộ. Quy mô này đạt trung bình, không cao. 
3.3. Vấn đề nghèo đói ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước 
Tình hình nghèo đói trong xã qua 3 năm 2018-2020 thể hiện như sau: 
Tỷ lệ hộ nghèo của xã qua 3 năm thay đổi không đáng kể và có xu hướng giảm. 
Năm 2018 là 63 hộ chiếm 9,27%. Năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 9,86%. Nhìn chung 
các thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao là do giao thông đi lại khó khăn, điều kiện về đất
đai và 
thủy lợi
kém so với các thôn khác ở vùng trung tâm xã có điều kiện kinh tế xã
6 
hội cao hơn. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao cho thấy công tác xóa đói giảm 
nghèo của xã còn nhiều khó khăn. 
Sự thiếu hụt về điều kiện sống chiếm 58,33%. Sự thiếu hụt về giáo dục chiếm 36,
67%. Về y tế chiếm 10,00%. Nhiều hộ gia đình còn thiếu hụt nhiều với việc tiếp cận 
thông tin. Trình độ học vấn được nâng cao nhưng không đồng đều, người dân chưa
quan tâm đến tiếp cận y tế cũng như sức khỏe của mình và thiếu tính đa dạng
ở các
hoạt 
động nghề nghiệp. 
Cho đến nay vẫn là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, qua nghiên cứu, 
phân tích tình hình từ thực tiễn xã, vấn đề nghèo đói ở xã hiện nay bao gồm các vấn đề 
sau: 
- Thu nhập của hộ nghèo còn thấp; 
- Người nghèo không có vốn để sản xuất và không biết cách làm ăn để tăng thu 
nhập, vươn lên thoát nghèo. 
- Người dân không đất để sản xuất, không có nơi để trồng trọt để tạo ra sản phẩm 
nuôi chính bản thân mình; 
- Đa số người nghèo là người cao tuổi nên không còn khả năng lao động, không 
tạo ra thu nhập. 
* Nguyên nhân: 
- Nguyên nhân chủ quan: Thiếu vốn đầu tư; thiếu đất canh tác; không biết cách 
làm ăn; ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; không có việc làm, đông con 
- Nguyên nhân khách quan: Do điều kiện tự nhiên, thời tiết không thuận lợi dẫn 
đến mất mùa, dịch bệnh xảy ra; thị trường không ổn định, giá cả bấp bênh 
- Nguyên nhân do cơ chế chính sách của nhà nước : Áp dụng các chính sách 
cứng nhắc từ trên xuống, không phù hợp với từng đối tượng ; thiếu sự quan tâm chặt 
chẽ từ chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, các chính sách giáo dục, y tế,
việc 
làm chưa đồng bộ; chưa hoàn thiện về các chính sách khuyến khích phát triển sản
xuất, 
tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo 
7 
4. Giải pháp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Quang, huyện Lộc 
Ninh, tỉnh Bình Phước 
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu 
- Giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng , Nhà nước nói chung và tỉnh Bình 
Phước nói riêng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các 
cấp
ủy đảng, các cấp chính quyền. 
- Phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 
Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Quốc hội khóa 13 và đặc biệt quan tâm tới yêu 
cầu
xóa đói giảm nghèo bền vững đối với tỉnh Bình Phước theo Nghị quyết Đại hội
Đảng
bộ tỉnh. 
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện 
và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo , trước hết là ở khu vực khó 
khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện
ở các
vùng 
nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. 
4.2. Các giải pháp xóa đói giảm nghèo tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh 
Bình Phước 
 Giải pháp chung: 
- Cần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, phương thức tổ chức nông nghiệp, phương 
thức tổ chức sản xuất nông nghiệp; 
- Phải bảo đảm an sinh xã hội tối thiểu cho người nghèo về giáo dục, y tế, điều 
kiện sống, nhà ở, tiếp cận thông tin; 
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác sản xuất nông, lâm nghiệp, phòng 
chống dịch bệnh cho cây trồng, đưa khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp; 
- Tăng cường và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân . Có các 
chương trình khám miễn phí cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, các hộ thuộc diện 
hộ nghèo, cận nghèo. 
 Giải pháp cụ thể: 
- Tiếp cận thông tin: 
8 
+ Đài phát thanh của xã cần phát thường xuyên và rõ ràng hơn để tất cả mọi
người dân trong thôn đều được nghe; 
+ Khắc phục những hạn chế của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông 
tin. Bổ sung thêm nhân lực về thông tin và truyền thông cơ sở, có đầu tư về chuyên môn
.
+
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
làm công tác dân tộc
ở
cơ sở.
+
Đối với bản thân người dân cần tích cực tìm hiểu thông tin và các kinh nghiệm
làm ăn từ
nhiều địa phương khác.
-
Điều kiện sống:
+
Hỗ
trợ
đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho các hộ
gia đình khó khăn.
+
Tuyên truyền, vận động người dân sử
dụng nước tiết kiệm và hợp vệ
sinh.
+
Nhà nước hỗ
trợ, chuyển giao khoa học kĩ thuật mới đến người dân, nhằm cho 
họ
phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+
Có thể
cấp vốn
bằng vật chất như giống, phân bón để
tránh người nghèo sử
dụng vốn sai mục đích khi vay.
+
Người dân mạnh dạn vay vốn để
sản xuất và cải thiện đời sống, chăm chỉ
chịu
khó làm ăn không ỷ
lại vào nhà nước.
9 
- Giáo dục: 
+ Cải thiện phương pháp tiếp cận với giáo dục phù hợp với khả năng của học 
sinh;
+ Khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đi học tới trường; 
+ Mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn hoặc chung hạn cho người lao động và 
khuyến khích họ đi học ngay chính tại huyện hoặc xã; 
+ Mặt khác sản xuất hộ nông dân chủ yếu là tự cấp, tự túc với trình độ lạc hậu 
nên kỹ thuật đưa vào phải thích ứng với điều kiện sản xuất của của các hộ dân. 
- Nhà ở: 
+ Thực hiện chính sách tín dụng nhà ở cho các hộ nghèo. 
+ Phát triển nhà ở gắn liền với mục tiêu về xây dựng nông thôn mới. 
+ Người dân chủ động tu sửa nhà tạm, nhà đơn sơ để có thể yên tâm ở và sản 
xuất.
- Y tế: 
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tại địa phương nhằm đảm bảo 
sức khỏe cho người dân; 
+ Tăng cường chất lượng dịch vụ y tế, các y bác sĩ, y tá cần nhiệt tình hơn trong 
công tác khám chữa bệnh. 
+ Tuyên truyền, vận động người dân tham gia khám sức khỏe định kì và giúp họ 
thay đổi nhận thức về vấn đề sức khỏe là rất quan trọng. 
+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để có thể khám chữa bệnh cho người 
dân được chính xác hơn. 
+ Người dân cần chủ động đi khám sức khỏe định kỳ, quan tâm hơn đến sức 
khỏe của gia đình. 
10 
5. Kết luận 
Qua nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Lộc Quang, 
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho thấy xóa đói giảm nghèo là một trong những vấn 
đề vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài, là một chính sách quan trọng của Đảng và nhà 
nước là chủ trương và nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Phước. 
Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo đã 
phần nào cải thiện đời sống của bà con tuy nhiên tình hình nghèo vẫn còn phổ biến, hộ 
nghèo tụt hậu khá xa so với mức độ trung bình của toàn xã, thu nhập của hộ nghèo còn 
bấp bênh. 
Thông qua chính sách xóa đói giảm nghèo chúng ta đã hiều được vai trò cũng 
như tầm quan trọng của nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo. Giúp chúng ta có cái nhìn bao 
quát hơn, toàn diện hơn về nghèo đói. Đồng thời, qua đó ta nhận thức được rằng xóa
đói giảm nghèo là 1 vấn đề hết sức phức tạp, nó không chỉ là vấn đề có thể giải quyết
trong 1 thời gian ngắn mà nó phải có kế hoạch , chính sách cụ thể và được thực hiện
từng bước. Nó đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực hết mình Đảng và Nhà nước mà còn cần
có 
sự chung tay của tất cả mọi người. 
11 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_thuc_hien_chinh_sach_xoa_doi_giam_ngheo_o_xa_loc_q.pdf