Tiểu luận Thực trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Thực trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Thực trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xuất khẩu lương thực thực phẩm sang các nước Bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta cũng vấp phải một số vấn đề khó khăn trong kinh tế. Năm 2009, những vấn đề cần quan tâm hàng đầu đối với nền kinh tế Việt Nam chính là tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người dân giảm sút;sự suy giảm, thậm chí đình trệ sản xuất kinh doanh của một số ngành, trong đó có các ngành xuất khẩu;khả năng khắc phục những yếu kém của nền kinh tế, thực hiện hiệu quả các giải pháp chống suy thoái và dự báo tình hình kinh tế trong nước, kinh tế thế giới để điều chỉnh, điều hành tốt nền kinh tế nước nhà. Tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng là mối lo hàng đầu của mọi quốc gia trong bối cảnh suy thoái, khủng hoảng kinh tế và đây cung la vấn đề nan giải đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Sau đây em xin trình bày vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay. I.THẤT NGHIỆP LÀ GÌ? 1.Khái niệm: Thất nghiệp là những người trong hạn tuổi lao động, có sức khỏe để tham gia lao động đang tìm việc nhưng không tìm được việc. 2.Các dạng thất nghiệp a.Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng( lương cao hơn, gần nhà hơn) b.Thất nghiệp do cơ cấu: Thất nghiệp do cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường lao động (giữa các ngành nghề, khu vực) loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động. c.Thất nghiệp do thiếu cầu: Do sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh, xảy ra khắp mọi nơi mọi ngành nghề. II.THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1.Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam (2008). Theo báo cáo của tổng cục thống kê tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay (2008) là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Tổng cục Thống kê thực ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị là do diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này Lượng lao động trên cả nước vào khoảng 45 triệu người trong đó tỷ lệ lao động nông thôn chiếm khoảng 70%, trong khi mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu người nữa tham gia vào lực lượng này, khiến cho áp lực đối với chính phủ phải tạo thêm nhiều việc làm ngày một gia tăng. 2.Dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm nay(2009) và những nguyên nhân gây thất nghiệp Theo bản báo cáo mới đây của bà Nguyễn Thị Hải Vân, phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nói rằng theo dự đoán của Bộ Lao động thì khoảng 300,000 công nhân sẽ mất việc trong nửa đầu năm 2009, và khoảng hơn 100,000 công nhân nữa sẽ bị giảm biên chế trong nửa cuối năm 2009. Một quan chức khác con cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay sẽ tăng cao gấp 5 lần so với con số 80,000 công nhân mất việc làm trong năm 2008. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới dự báo trên nhưng em xin được phân tích 2 nguyên nhân: Thứ nhất hậu quả của lạm phát chi phí đẩy: Thị trường nguyên liệu thế giới leo thang ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất trong nước, nhất là Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam (tổng kim ngạch XNK gấp 1,7 lần GDP, trong đó xuất khẩu chiếm tới trên 70% GDP), giá cả bất ổn sẽ có những tác động trực diện. CHỈ SỐ GIÁ HÀNG CƠ BẢN (Nguồn: International Financial Statistics) Chi phí tăng làm cho sản xuất bị thu hẹp, khó khăn hơn sa thải công nhân để giảm chi phí. Không chỉ dừng ở đó giá cả leo thang còn làm cho mặt bằng giá cả tăng lên lạm phát tăng. SO SÁNH CHỈ SỐ LẠM PHÁT GIỮA CÁC NƯỚC (Nguồn: Global Financial Statistics) Năm 2008 tỉ lệ lạm phát ở nước ta tới 28%, vì thế để kìm hãm lạm phát Chính Phủ thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thu hẹp do đó các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn hơn trong việc kiếm vốn đầu tư thất nghiệp Thứ 2 thất nghiệp từ suy yếu tổng cầu: tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu Khởi phát từ Mỹ, cường quốc kinh tế số một thế giới, như hiệu ứng Đôminô nhanh chóng lan sang các nền kinh tế khác ( Đức, Pháp, Italia, Nhật bản, Thụy Sĩ, Singapo). SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VN VÀ MỘT SỐ KV (Nguồn: IMF) Hàng sản xuất bị dư thừa, không có nới tiêu thụ, để tồn tại được các nhà sản xuất buộc phải thu hẹp bớt sản xuất, sa thải công nhân. Ở nước ta các ngành bị thiệt hại nặng bề nhất là thép, xi măng, xây dựng, điều, café, gạo. kim ngạnh xuất khẩu giảm, thị trường chứng khoán trì tệ, thị trường bất động sản trầm lắng GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA Nhìn chung thì các mặt hàng xuất khẩu của nước ta đều giảm trừ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vì trong đó tính cả xuất khẩu vàng ròng Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế của các nước, từ những nước phát triển tới các nước đang phát triển. Sản xuất bị đình trệ, tiêu dùng sút giảm do người dân “thắt lưng buộc bụng” đã và đang làm phá sản hàng loạt các tập đoàn lớn cũng như các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Điều này đã dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng ở tất cả quốc gia trên thế giới.Số lao động bị cắt giảm tập trung vào doanh nghiệp gia công, hàng xuất khẩu, dệt may, da giày và điện tử. Bên cạnh những người thất nghiệp trong khu vực kinh tế chính thức, số người lao động bị mất việc trong khu vực phi chính thức như các làng nghề cũng được dự báo tăng nhanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sản phẩm làng nghề tiêu thụ chậm, giá bán giảm thấp, sản xuất gặp khó khăn trong khi thị trường tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp.Tính chất lây lan nhanh chóng của hiện tượng thất nghiệp không có gì khó hiểu trong một thế giới hội nhập. Mất công ăn việc làm đồng nghĩa với mất nguồn thu nhập và giảm chi tiêu. Khi người tiêu dùng tại các nước công nghiệp giảm chi tiêu, nhiều xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại các nước đang phát triển phải đóng cửa, ngừng sản xuất và sa thải công nhân. Ngoài lý do khủng hoảng kinh tế, một nguyên nhân quan trọng khác là trình độ lao động thấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo ở đô thị là 44%, ở nông thôn là trên 70%.Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề năm 2000 là 13,4%, năm 2006 là 20% và năm 2008 là 24%, tương đương với trên 1,5 triệu người. Tuy tỷ lệ có tăng lên nhưng con số này vẫn còn quá ít so với tổng số lao động trong độ tuổi là 44,1 triệu người và yêu cầu của nền kinh tế thị trường phát triển.Lao động giá rẻ ,chất lượng thấp từng là lợi thế một thời của Việt Nam, nay đang trở thành rào cản đối với sự phát triển. Tình hình khan hiếm nhân lực lãnh đạo, nhân lực ở những ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao như ngành vật liệu mới, công nghệ sinh học, hay nhân lực ở những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đã và ngày càng trở nên gay gắt hơn. Nói một cách khác, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hiện nay khó có thể đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và điều hành trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai. Với sự gia tăng dân số trẻ nhanh và nhiều, việc không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới cũng sẽ dẫn tới việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, từ đó dẫn đến những bất ổn về an sinh xã hội. III. GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ THẤT NGHIỆP. Trước mắt Kích thích tăng trưởng bằng các gói kích cầu: trước tình hình trên nước ta đã tập trung nỗ lục để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế bằang gói 2 gói kích cầu. Ở Việt Nam, tổng số gói kích cầu được thực hiện đến nay là 145,6 nghìn tỷ đồng, tương đương với 8 tỷ USD, bao gồm 4 nhóm giải pháp: tín dụng (hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, nông dân); thuế (miễn, giảm, giãn thuế); đầu tư công và an sinh xã hội. Trong đó hỗ trợ đầu tư công 90,8 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ miễn giảm thuế 28 nghìn tỷ đồng; chi gần 9,8 nghìn tỷ đồng giải quyết đời sống bà con vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ lãi suất 18 nghìn tỷ đồng. Gói kích cầu thứ 2 cũng đã được Thủ Tướng đồng ý thông qua ngày 30/10 vừa qua và sẽ được triển khai từ 01/01/2010, đây là gói kích cầu có qui mô rất lớn (khoảng 200 nghìn tỷ VND) với Gói kích cầu thứ hai bao gồm những nội dung cơ bản về tài khóa và tiền tệ. Về tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn thu; giãn nộp thuế thu nhập DN cho các thành phần kinh tế đến hết quý I/2010. Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục vụ đầu tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nông nghiệp nói riêng với các khoản vay giải ngân đến hết năm 2010; bù lãi suất cho vay ngắn hạn trong một số lĩnh vực trong nền kinh tế đến hết quý I/2010 (sau đó tùy tình hình thực tế sẽ tiếp tục quyết định duy trì bù lãi suất hay không). SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP Nguồn: CIEM (2009). Dựa trên thay đổi về lao động Gói kích cầu của Chính phủ đã góp phần thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; các cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế được đảm bảo; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất; tốc độ tăng trưởng được duy trì hợp lý và bền vững. Cụ thể, GDP trong quý I có tốc độ tăng trưởng 3,14%, sang quý II tăng 4,46%, quý III ước tăng 5,67% và quý IV dự báo tăng 6,8%, cả năm dự báo GDP tăng khoảng 5,2%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế thì biên pháp tác dụng vào nhu cầu là nhanh nhất vì nó rất nhạy, hiệu quả nhanh nhưng nó cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm bất ngờ vì thế về lâu về dài thì không thể sử dụng biện pháp này được mà phải đi từ cội nguồn phần gốc rễ của vấn đề. Lâu dài bố trí sắp xếp lại cơ cấu lao động đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động. Việt Nam có dân số trẻ nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ thế nhưng do cơ cấu bố trí chưa hợp lý nên việc khai thác lao động kém hiệu quả. Tăng nguồn vốn đầu tư( chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia, vay nợ nước ngoài) đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thủy lợi, thủy điện giao thông nhằm tạo việc làm mới cho người lao động. Đồng thời nới lỏng các chính sách tài chính, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo nguồn việc làm cho người dân.Bên cạnh đó chúng ta phải khuyến khích phát tiển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO BA NHÓM NGÀNH CHÍNH Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ, hướng người lao động đến những việc làm ở những ngành nghề, đem lại giá trị cao trong các chuỗi giá trị, với điều kiện lao động phải có hiểu biết, có kỹ năng chuyên môn để dần thay thế khu vực kinh tế nông nghiệp kém hiệu quả bằng khu vực kinh tế có giá trị cao hơn, thông qua đó mà nâng cao đời sống và thu nhập của người lao động, tao ra một thị trường lao động cạnh tranh giảm nguy cơ thất nghiệp khi có khủng hoảng Lao động nông thôn rất cần được đào tạo, dạy nghề, họ cần có trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Cần đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh, các khu công nghiệp và các làng nghề, tăng cường mới quan hệ giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt khai thác mỗi liên kết kinh tế giữa các thành phố lớn với các khu vực phụ cận nhằm tạo ra tạo ra nhiều việc làm tại chỗ Cần có sự phát triển bền vững và đồng bộ TT hàng hóa, TT đất đai, TT vốn, TT lao động và TT tín dụng.
File đính kèm:
- tieu_luan_thuc_trang_that_nghiep_o_nuoc_ta_hien_nay.doc