Tiểu luận Thực trạng tình hình ô nhiễm nước Hà Nội
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Thực trạng tình hình ô nhiễm nước Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Thực trạng tình hình ô nhiễm nước Hà Nội
Đề tài “Thực trạng tình hình ô nhiễm nước Hà Nội” ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận Đông. Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm nước tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Theo dự báo đến năm 2025, hành tinh của chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ khoảng 1,8 tỉ người dân sống tại nhiều khu vực “hoàn toàn khan hiếm nước”. Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm. Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra, có 3.450 sông, suối tương đối lớn với tổng lượng nước trung bình hằng năm khoảng 830 tỉ m3, nhưng gần 2/3 phụ thuộc vào nguồn nước quốc tế. Về nước ngầm, Việt Nam có nguồn nước chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức sụt giảm nghiêm trọng. Việc khai thác và sử dụng quá mức dẫn đến nguồn nước đang bị ô nhiễm và cạn kiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân ở nhiều địa phương. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước ra sao để đảm bảo sự phát triển bền vững là bài toán cần các cấp, các ngành chung tay để đưa ra lời giải. Hiện nay hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp, bệnh viện đều bị ô nhiễm trong đó có Hà Nội. Áp lực đó đã kéo theo tình trạng rác thải, nước thải ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt và nước ngầm cả về số lượng và chất lượng. Đã có nhiều khu vực phát hiện tình trạng nguồn nước nhiễm độc tố ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Cùng với cảnh báo của cơ quan quản lý về sự suy giảm nguồn nước cho thấy vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội đã đến mức báo động. I, Thực trạng của vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội. Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước được phân làm hai loại: nguồn gốc tự nhiên (do mưa tuyết, bão lụt.. đưa vào nguồn nước những chất thải) và nguồn gốc nhân tạo (quá trình thải các chất độc hại vào môi trường nước). “Nước là vô tận, không bao giờ cạn” - quan niệm sai lầm này đã dẫn đến việc lãng phí nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Thêm nhiều tác nhân khác như dân số gia tăng, sự phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu, nguồn nước sạch đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường. Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hằng năm có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước. Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3/người/năm của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta. Một kết quả điều tra xã hội học trong cư dân sinh sống trên lưu vực các con sông tại Việt Nam, có đến hơn 30% số người được hỏi về sự ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước sạch đều chưa nhận thức được hết hậu quả nghiêm trọng, dù tình trạng này thường xuyên tác động đến sức khỏe, đời sống không chỉ riêng bản thân mà cả gia đình họ. Điều đó cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch, thực trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước của người Việt Nam chưa cao, đây cũng chính là 1 trong các tác nhân làm nước sạch đã hiếm lại đang bị hoang phí ở nhiều nơi. Những con số thống kê trên cho thấy sự ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước đang ở tình trạng báo động.Thiết nghĩ, mọi người cần phải nâng cao ý thức và cùng chung tay bảo vệ nguồn nước sạch hiện có. Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuyết trình về tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Ở các đô thị và khu vực sản xuất công nghiệp, môi trường nước bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải, nặng nề nhất là Hà Nội và TP HCM. Theo Uỷ ban, mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm là vấn đề rất đáng lo ngại. Mỗi ngày Hà Nội có tới 1.200 m3 rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, các chỉ số độc hại đều vượt quá quy định nhiều lần. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi. Theo đánh giá của một số liên minh tài nguyên thì lượng nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 350.000 - 400.000m3 mỗi ngày và hơn 1.000m3 rác mỗi ngày được thải ra ở khu vực Hà Nội, trong đó chỉ có 10% được xử lý số còn lại đều không qua xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sông ngòi. Hiện chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải; 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải. Còn theo kết quả của dự án “Phát triển hệ thống sử dụng nước đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu” do Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vừa công bố thì có 10% nước thải đô thị chưa qua công đoạn xử lý, 36% nước thải chưa qua xử lý cũng đổ ra các hồ. Trong khi đó, hiện nay, Hà Nội nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân. Dự án cũng cho thấy, chất lượng nguồn nước mặt của một số sông chính như sông Hồng, Đuống, Đáy không đảm bảo, thiếu tính ổn định, khó kiểm soát được ô nhiễm mà trong đó có nguyên nhân nhà máy xử lý nước thải hoạt động kém hiệu quả. Đến nay, Hà Nội có khoảng 6 trạm xử lý nước thải với tổng công suất khoảng hơn 260.000m3/ngày - đêm đang hoạt động và dự kiến 5 trạm xử lý nữa đang dự kiến được đầu tư xây dựng với tổng công suất gần 400.000m3/ngày - đêm. Những người dân ở khu vực khu đô thị Xa La những tháng giữa năm 2014 đã rất lo ngại tình trạng số lượng nước và chất lượng cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày sau sự cố vỡ đường ống dẫn nước Sông Đà. Có người dân tại đây đã lấy mẫu nước gửi tới Phòng công nghệ điện hoá môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Công nghệ Việt Nam) cho kết quả giật mình khi hàm lượng asen và chất hữu cơ cao gấp 4 lần mức độ cho phép, hàm lượng amoni cao gấp 2,5 lần và nước còn bị nhiễm khuẩn E.coli và Coliform. Những người dân khu vực Mỹ Đình, Tân Tây Đô, Trương Định (Hoàng Mai) cũng phát hiện nguồn nước họ sử dụng hàng ngày có hàm lượng nguyên tố độc hại cho sức khoẻ cao hơn nhiều lần so với quy định. Trong tháng 7.2014, Sở Y tế Hà Nội đã công bố 100% mẫu nước lấy tại Trạm cấp nước Mỹ Đình II đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép. Trong hai ngày lấy 13/13 mẫu nước đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép từ 2 - 8 lần so với quy định. Trước đó, Bộ Y tế cũng đã tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại 16 nhà máy và 7 trạm cấp nước và tại một số hộ dân trên địa bàn Hà Nội với tổng số 196 mẫu. Kết quả cho thấy chất lượng nước không đạt các chỉ tiêu theo QCVN 01:2009/BYT với hàm lượng asen, clo, amoni, mangan. Trước tình trạng này, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng yêu cầu Cty HUDS dừng hoạt động cấp nước của Trạm cấp nước Mỹ Đình II để khắc phục và chỉ được phép tiếp tục hoạt động khi chất lượng nước cung cấp đảm bảo theo đúng quy định. Mặc dù các cơ quan quản lý đã tích cực vào cuộc để giải quyết, hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Hà Nội nhưng mỗi khu vực nào trên địa bàn thành phố được thông báo có tình trạng ô nhiễm nguồn nước, người dân không khỏi lo lắng đặt câu hỏi: Liệu nguồn nước gia đình mình sử dụng đã thật sự an toàn? Hiện nay mỗi ngày Hồ Tây phải tiếp nhận 4.000 m3 nước thải của các nhà hàng ăn uống và người dân sinh sống ven hồ thải xuống. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy, hàm lượng amoniac trong nước tới 1,5mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Hiện tượng xả thẳng nước thải, thức ăn thừa, rác thải...xuống thẳng hồ vẫn thường xuyên diễn ra. Do nước bị ô nhiễm sẵn cộng với tình hình thời tiết nắng mưa thất thường nên xảy ra nhiều lần cá chết hàng loạt và nổi trắng mặt nước, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường. II, Nguyên nhân và tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 400.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại Vùng Châu thổ Sông Hồng và Sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m3 mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đáng lưu ý là hệ thống hồ trong Công viên Yên Sở, được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của Hà Nội. Người dân trong khu vực này không chỉ không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu mà điều kiện sống của họ còn bị đe dọa nghiêm trọng chính vì nhiều khu vực trong công viên cũng là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm 2002 nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng một cách hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi ô uế bốc lên từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển của Công viên Yên Sở vẫn dậm chân tại chỗ kể từ đó. Tình trạng này sẽ được chấm dứt bởi tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản lớn nhất Malaysia, Gamuda Berhad, đã được Chính phủ Việt Nam cho phép tiếp tục tham gia vào công việc tái tạo Công viên Yên Sở và cải thiện chất lượng nước sông hồ ở Hà Nội. Rất nhiều sông hồ ở phía Nam thành phố như sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm như vậy. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên. Ngoài ra, nguồn nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người tỉ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao, xuất hiện các bệnh về nhiễm chì: đau bụng, táo bón, nôn mửa, thiếu máu, ảnh hưởng đến thần kinh, nhiễm thủy ngân: co thắt thần kinh ngoại biên, teo vỏ não, tử vong, nước nhiễm asen: Bệnh sạm da, mất sắc tố da, rối loạn tuần hoàn ngoại biên, ung thư da và nhiều ung thư nội tạng. Vi khuẩn trong nước thải: gây bệnh tả, thương hàn và bại liệt. Trong sinh hoạt: ô nhiễm nước khiến người dân thiếu nước sạch sử dụng, các nguồn nước ô nhiễm bốc mùi hôi thối cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)... Gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao và đặc biệt là sự bất cập trong hoạt động quản lý bảo vệ môi trường nước, là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước. Cụ thể như sau: Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả. Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao. Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường. III, Những biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội. Nhà nước đã soạn thảo và thực hiện “Luật tài nguyên nước”, với những quy định chung cơ bản như: Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước; Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Để quản lí tài nguyên nước sao cho hợp lí, nhà nước ta đã thành lập Cục Quản lí tài nguyên nước: soạn thảo trưởng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước, để có kế hoạch sử dụng và bảo vệ hợp lí nguồn tài nguyên nước. Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Ngay cả việc xây dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người. Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh. Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia. Một ví dụ điển hình là dự án công viên Yên Sở trị giá hàng triệu đô la đã được đề cập ở trên. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã và đang làm việc với Gamuda để cải tạo và nâng cấp hệ thống Công viên hồ, kênh Yên Sở trở thành một công viên công cộng tiêu chuẩn quốc tế với những hồ nước tự nhiên sạch sẽ, một hệ thống vệ sinh hiện đại, và những công trình đô thị quanh hồ mang lại cho người dân Hà Nội và du khách một lối sống lành mạnh, tràn đầy bản sắc văn hóa. Một trong những phần quan trọng của dự án này là xây dựng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất tại công viên Yên Sở với công suất xử lý một nửa lượng nước thải của Hà Nội. Dự án công viên Yên Sở sẽ biến khu công viên bình thường hiện nay thành một cửa ngõ phía Nam sôi động, có môi trường xanh sạch đẹp cùng với những công trình phục vụ thương mại, khách sạn và du lịch. Nếu có thêm những dự án lớn tương tự để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước, Hà Nội sẽ tiến tới kỷ niệm sinh nhật thứ 1000 với một diện mạo mới: sạch và xanh. Tuy nhiên, để giảm thiểu sự ô nhiễm nguồn nước một số chuyên gia cho rằng, do lượng nước thải chưa qua xử lý của Hà Nội ngày càng tăng do áp lực dân cư tại các khu đô thị vì vậy, về lâu dài, Hà Nội có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước bằng cách kiểm soát lượng nước thải từ các nhà máy, bệnh viện, chất thải, nước thải sinh hoạt. Riêng đối với hệ thống sông ngòi cần phải nạo vét, làm trong nguồn nước chảy qua. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội nói riêng và vấn đề ô nhiễm nguồn nước nói chung ta có những biện pháp sau đây: Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả. Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao. Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường. Thứ sáu, xây dựng chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng nguồn nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn; quy định và phân công, phân cấp làm rõ trách nhiệm quản lý các nguồn nước; xây dựng chính sách hợp lý hơn về giá nước và cơ chế thu “phí môi trường” cho việc xử lý nước thải Thứ bảy, cần có những biện pháp kịp thời xử lý chất thải từ các nhà máy, chất thải sinh hoạt, hỗ trợ và cung cấp đủ nước sạch cho người dân, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Tổ chức phong trào tình nguyện như "Vì đường phố xanh - sạch - đẹp", "Mùa hè xanh", hưởng ứng "chiến dịch làm cho thế giới sạch trơn" năm 2006 ... kết hợp với việc tuyên truyền, nêu cao vai trò chức năng của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người cho cộng đồng, lôi kéo họ vào công tác bảo vệ môi trường. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác và chia sẻ giữa các cơ quan bảo vệ môi trường - các doanh nghiệp - cộng đồng dân cư và giảm nhẹ gánh nặng cho các cơ quan quản lý bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường nhân văn, bảo vệ nguồn nước vào hệ thống giáo dục quốc dân, ngoài giờ học chính khoá nên tổ chức cuộc thi vẽ, thơ, ca dao với nội dung bảo vệ môi trường. Thứ tám, mỗi công dân đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước, chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường và tự ý thức bảo vệ môi trường nơi mình đang sống và nơi công cộng, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, chấp hành chính sách và pháp luật về tài nguyên nước. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn nước ở nơi mình ở, các phong trào trồng cây xanh, tuyên truyền động viên những người xung quanh về ý thức bảo vệ môi trường trong đó có môi trường nước, vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi phạm pháp gây ô nhiễm hoặc lãng phí nguồn nước. KẾT LUẬN Qua các số liệu đã trình bày ở trên t có thể nhận thấy rằng vấn đề ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay. Những con số về các dòng sông, ao hồ bị ô nhiễm, hay những người mắc bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra được thống kê ngày càng gia tăng. Từ đó dấy lên một mối lo ngại về sức khỏe và môi trường sống của con người ngay hiện tại và trong tương lai. Chính phủ cũng đã có những biện pháp nhằm cải thiện vấn đề này nhưng nhìn chung thì hiệu quả vẫn chưa cao do việc quản lý và tiến hành chưa chặt chẽ. Vì vậy để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng mỗi người chúng ta nên tự giác trong cuộc sống sinh hoạt: xử lý rác thải sinh hoạt, không xả rác nơi công cộng, đấu tranh phản đối các hành vi gây ô nhiễm môi trường Có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vấn đề bảo vệ nguồn nước đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và là mối quan tâm chung của toàn cấu. Đây là một bài toán khó cần được loài ngưới chung tay giải đáp. Con người đang sống trong một thế giới có nhiều mối lo ngại về môi trường, chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ nguồn nước, nguồn tài nguyên không phải là vô hạn của con người. THÔNG TIN HỎI ĐÁP: -------------------------- Trong quá trình làm bài tiểu luận, bạn muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu bài mẫu tiểu luận cập nhật mới của Trung tâm Best4Team Liên hệ dịch vụ viết tiểu luận thuê Hoặc Gọi SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: best4team.com@gmail.com để hỗ trợ ngay nhé!
File đính kèm:
- tieu_luan_thuc_trang_tinh_hinh_o_nhiem_nuoc_ha_noi.docx