Tiểu luận Tình hình xây dựng một số thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập

docx 39 trang yenvu 12/11/2023 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tình hình xây dựng một số thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tình hình xây dựng một số thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập

Tiểu luận Tình hình xây dựng một số thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập
TRƯỜNG .
KHOA.
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----
.
Tiểu luận:
Tình hình xây dựng một số thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh- hội 
nhập
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Qua 2 năm, kể từ khi chính thức gia nhập WTO nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng, đời sống nhân dân nói chung, nông dân nói riêng không ngừng được cải thiện. Đó là kết quả của những bước đi năng động, khẳng định những quyết sách đúng đắn, sáng tạo mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước ta.
Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách quan tâm như giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng như ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, làm sản lượng nông nghiệp gia tăng. Ngoài nhiệm vụ đảm bảo an ninh về mặt lương thực, sản phẩm nông nghiệp đã thực sự đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê, đứng thứ ba về xuất khẩu gạo, đứng thứ năm về diện tích trồng trà,những điều này theo lẽ thường thì nông dânViệt Nam có thể làm giàu, nhưng trong thực tế nhân dân Việt Nam với nỗi lo đứng trước nghịch lý lớn trong việc tiêu thụ nông sản Việt Nam: trúng mùa- mất giá, sản phẩm càng khó bán và giá cả càng hạ. Tại sao như vậy? Mặc dù gia tăng về sản lượng nông nghiệp, nhưng giá trị gia tăng nông sản không được như mong đợi. Điều này phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân: do chất lượng bán hàng, giá bán hàng, và điều quan trọng hơn hết là nông sản Việt Nam chưa tạo dựng được thương hiệu của mình.
Chúng ta cần phải thay đổi nhận thức về nông sản Việt Nam, như Nhật Bản đã xây dựng niềm kêu hảnh quốc gia bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm “ Made in Japan”; như Trung quốc đã vận dụng và hỗ trợ xây dựng thương hiệu nội địa trở thành những tên tuổi hàng đầu trên thị trường trong nước và quốc tế. Vậy giải pháp của Việt Nam như thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm? Đặc biệt là các sản phẩm nông nghiêp. Làm thế nào để tăng thu nhập cho người nông dân? Làm cách nào để sản lượng GDP đóng góp cho quốc gia mà không thông qua quốc gia thứ 3 ?
Như vậy trong xu thế hội nhập nếu không có thương hiệu và phải là thương hiệu mạnh, thì việc cạnh tranh trở nên càng khó khăn, thậm chí “yếu thế” ngay trên cả sân nhà. Do đó, nhu cầu xây dựng thương hiệu ngày càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Với những lí do trên, em xin chọn đề tài “Tình hình xây dựng một số thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập”
2. Mục tiêu nghiên cứu
 2.1 Mục tiêu tổng quát
 Phân tích tình hình xây dựng một số thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập.
 2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích những nguyên nhân cần thiết để xây dựng thương hiệu nông sản.
- Phân tích lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu nông sản.
- Phân tích những thách thức trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản.
- Đưa ra những giải pháp xây dựng thương hiệu trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Báo, đài, internet, các tài liệu tham khảo
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý trên cơ sở tổng hợp, thiết kế so sánh, rồi từ đó đưa ra nhận xét đánh giá. 
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như gạo, bưởi, sầu riêng, tiêu, ca cao và cà phê.
- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 3/2008. Giá trị thời gian của số liệu thứ cấp từ 2003-2008
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
TÌNH HÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM GẦN ĐÂY
1. Khái niệm về thương hiệu và sự cần thiết xây dựng thương hiệu nông sản
 - Định nghĩa thương hiệu: thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hay kiểu dáng, hay một sự kết hợp các phần tử đó nhằm nhận diện các hàng hóa hay dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hang hóa dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
 - Thành phần thương hiệu
Cấu tạo của thương hiệu bao gồm hai thành phần:
Phần phát âm được: là những dấu hiệu có thể nói thành lời, tác động vào thính giác người nghe như tên gọi, từ ngữ, chữ cái, câu khẩu hiệu( Slogan), đoạn nhạc đặc trưng.
Phần không phát âm được: là những dấu hiệu tạo sự nhận biết thông qua thị giác người xem như hình vẽ, biểu tượng, nét chữ, màu sắc... 
Ngày nay các yếu tố cấu thành thương hiệu đã được mở rộng khá nhiều. Người ta cho rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào các giác quan của người khác cũng có thể được coi là một phần của thương hiệu. 
 - Tầm quan trọng của thương hiệu
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp
 Khi định giá tài sản một doanh nghiệp, thương hiệu là yếu tố không thể bỏ qua. Năm 1980, Công ty Schweppes đã mua lại hãng Crusch từ P&G với giá 220 triệu USD, trong đó chỉ có 20 triệu USD dành cho cơ sở vật chất , còn 200 triệu USD dành cho giá trị thương hiệu, chiếm tỉ trọng 91%. Ở Việt Nam, có nhiều thương hiệu nổi tiếng đã được khẳng định như Ðồng Tâm, Kinh Ðô, Tòan Mỹ, Vinacafé, Bia Sài Gòn, Vinamilk tuy nhiên hiện nay chưa có một nghiên cứu tòan diện nào đánh giá chính xác giá trị của từng thương hiệu. Có một điều chắc chắn không thể phủ nhận là doanh nghiệp nào có ý thức đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu thì uy tín, hình ảnh và giá trị niềm tin của họ trên thị trường sẽ được củng cố, và do đó tài sản vô hình của họ cũng tăng lên tương ứng.
Lợi thế khi xây dựng thương hiệu
Trước hết nhờ sự phân biệt của từng thương hiệu mà quá trình lắp đặt, bảo hành, sửa chữa sẽ được đơn giản hóa đi nhiều lần.
Thương hiệu đã đăng ký sẽ được sự bảo hộ của pháp luật tránh khỏi sự bắt chước của đối thủ, khẳng định ưu thế đặc trưng của doanh nghiệp.
Tên gọi, biểu tượng, màu sắc đặc trưng của thương hiệu sẽ hỗ trợ sản phẩm dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng.
Thương hiệu là nguồn củng cố khả năng cạnh tranh, giúp nâng cao doanh số lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thái độ khách hàng với thương hiệu
Giúp cho khách hàng định vị thương hiệu.
Tên thương hiệu giúp cho người mua biết đến chất lượng sản phẩm mình mua.
Tên thương hiệu giúp làm tăng hiệu quả của người mua: Sản phẩm có thương hiệu làm người mua ít đắn đo suy nghĩ, sảm phẩm có thương hiệu mà người mua yên tâm hơn khi mua dung.
Tên thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp công ty thu hút sự chú ý của khách hàng đến các sản phẩm mới của họ.
Thương hiệu tạo cảm giác thoải mái hơn cho khách hàng khi quyết định mua: giúp cho khách hàng không phải phân vân, thắc mắc khi chọn mua.
2. Tình hình xây dựng thương hiệu một số nông sản Việt Nam
 2.1 Gạo
 🏵 Nông trường sông hậu
Dự án một hệ thống thương hiệu “ Gạo SOHAFARM” tương đối hoàn chỉnh bao gồm logo, nhãn hiệu, bao bì, bảng hiệu, cửa hàng, đồng phục.. cho đến các ý tưởng thiết kế cho các sự kiện như ra mắt sản phẩm hoặc triển lãm tại hội chợ. Khi dự án này được triển khai thực tế, thương hiệu "Gạo SOHAFARM" sẽ không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước về một thương hiệu gạo uy tín mà còn sự ủng hộ của thị trường dành cho sản phẩm này sẽ làm thay đổi thói quen chưa tốt trong tiêu thụ và sử dụng gạo của rất nhiều gia đình Việt Nam: từ chỗ mua gạo không có bao bì đóng gói, nguồn gốc không rõ ràng dẫn đến chất lượng gạo không ổn định chuyển sang việc mua gạo có thương hiệu, phù hợp các tiêu chuẩn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và đặc tính sản phẩm.
Nhìn về phía trước, xây dựng một thương hiệu gạo Việt đủ mạnh tại thị trường nội địa cũng là một bước đi cần thiết trước khi nghĩ đến việc xuất khẩu những sản phẩm gạo chế biến hoàn chỉnh và có thương hiệu mang giá trị thương phẩm cao hơn so với cách thức xuất thô như hiện nay. Riêng việc chọn tên thương hiệu "Gạo SOHAFARM" cũng là một sự chuẩn bị cần thiết để trở thành một thương hiệu quốc tế.
 🏵 Nàng thơm chợ Đào
Gạo Nàng Thơm(chợ Đào) thơm ngon được trồng tại xã Mỹ Lệ có tổng diện tích trồng lúa 1230 ha, trong đó chỉ có 6 ấp( Rạch Đào, Cầu Chùa, Chợ Mỹ, Cầu Làng, Mỹ Tây) với tổng diện tích 541 ha trồng nhiều gạo đặc sản này.
	Năm 2005, Cục sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “ gạo Nàng Thơm chợ Đào” cho hợp tác xã. Tuy gạo chợ Đào có phẩm chất gạo ngon được nhiều nguời tiêu dùng biết đến, những toàn bộ hợp tác xã chỉ cung cấp được số lượng trên dưới 500 tấn gạo, không đủ đáp ứng nhu cầu đặc hàng với số lượng lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là vấn đề cần giải quyết khuẩn cấp để nâng cao mức độ cạnh tranh với các loại gạo khác của các nước xuất khẩu và đáp ứng được đơn đặt hàng với số lượng lớn.
 🏵 Gạo Kim Kê
Tham gia thị trường cách đây 3 năm, thương hiệu gạo đóng gói Kim Kê của Công ty Minh Cát Tấn đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị và cửa hàng riêng của công ty, với sức tiêu thụ khoảng 120 tấn/tháng. Tuy thương hiệu Kim Kê đã có chỗ đứng khá vững trên thương trường, nhưng muốn mở rộng thị phần hơn nữa và tiến đến xuất khẩu thì vẫn cần “chuẩn hóa” thương hiệu bằng cách cung cấp cho thị trường một sản phẩm gạo sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế, giống thuần chủng để đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng của hạt gạo Kim Kê khi tung ra thị trường. Ông Nguyễn Hữu Nhu, Giám đốc marketing của Minh Cát Tấn có nhận xét: “Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Tại sao lại không xây dựng được cho mình những thương hiệu gạo mang tính chất quốc tế mà phải bán qua trung gian?”. Việt xây dựng thương hiệu ngày càng trở nên cấp thiết
2.2 Bưởi 
 🏵 Năm roi Hoàng Gia và năm roi hợp tác xã Mỹ Hòa
Theo ngành nông nghiệp Vĩnh Long, bưởi Năm Roi đã xây dựng được thương hiệu, đang chờ được công nhận nguồn gốc xuất xứ. Vùng bưởi Năm Roi Bình Minh đã được Bộ Thương Mại phối hợp với Metro Cash & Carry hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn Eurep GAP (tiêu chuẩn quy định của Hiệp hội Các nhà bán lẻ châu Âu).
Từ cuối tháng 5/2007, HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đã ký kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn Metro Cash & Carry Việt Nam sản xuất 31 ha bưởi Năm Roi theo tiêu chuẩn Eurep GAP với tổng vốn đầu tư khoảng 40.000 USD, thực hiện trong năm 2007 và 2008. Trong đó, dự án tập trung huấn luyện cho các nhà vườn áp dụng quy trình sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn của châu Âu để hướng tới việc đưa sản phẩm này tiêu thụ trong hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry trên toàn thế giới. Hiện hợp tác xã (HTX) đã cam kết hỗ trợ xã viên phấn đấu đạt chứng chỉ Eurep GAP trong sản xuất, đảm bảo chất lượng bưởi Năm Roi từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Dự kiến giữa tháng 5/2008, đại diện Hiệp hội Các nhà bán lẻ Châu Âu sẽ kiểm tra và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn Eurep GAP cho các vườn bưởi Năm Roi của HTX đạt tiêu chuẩn.
 🏵 Bưởi da xanh 2H
Ngoài phẩm chất thơm ngon, giống bưởi da xanh của nhà vườn Lê Văn Hoa, tại ấp Tân Phú, xã Sơn Định, Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có đặc điểm trội là không hạt. Có lần bưởi da xanh của ông đạt giải nhất tại Hội thi Cây giống tốt do Viện Nghiên Cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) tổ chức.
Toàn bộ trái bưởi của ông không hạt, giữ nguyên màu sắc, chất lượng và được giữ uy tín trái bưởi “2H”- nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu công nghiệp chứng nhận bảo hộ.
 🏵 Bưởi Ba-Rô
Ngày 30-9-2005, bưởi da xanh của hợp tác xã Mỹ Thạnh An (thị xã Bến Tre) chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH & CN cấp chứng nhận thương hiệu, đánh dấu một bước ngoặt mới với nông dân xã này. Mỏ Cày "đi trước về sau", bởi giống bưởi ngon này xuất phát từ Mỏ Cày nhưng phải đến khoảng năm 2000 trên thị trường mới biết nhiều đến giống bưởi da xanh BR 99 của ông Ba Rô trồng trên đất ấp Thanh Sơn 2, xã Thanh Tân (Mỏ Cày) hoặc bưởi da xanh Hai Hoa (Chợ Lách)
Ngoài ra còn có bưởi Đoan Hùng( Phú Thọ) đã có thương hiệu vị thế vững chắc đi vào thị trường trong nước và quốc tế.
2.3 Sầu riêng- Chín Hóa
Sầu riêng Chín Hóa là thương hiệu sản phẩm cơm vàng sữa hạt lép của gia đình ông bà Nguyễn Văn Hóa và Võ Thị Tuyết ở ấp Bình Tây, xã Vĩnh Thành, Chợ Lách (Bến Tre). Nhãn hiệu sầu riêng Chín Hóa đã được ông Nguyễn Văn Hóa đăng ký từ năm 2002 và tháng 5-2003 được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Sản phẩm sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa khi bán ra thị trường đều có dán tem tên thương hiệu lên trái sầu riêng.
Sầu riêng Chín Hóa được công nhận là giống quốc gia năm 2003 và đã từng đoạt các giải nhất, giải nhì trong những hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm tổ chức tại các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.
Sầu riêng Chín Hóa đắt hàng, giá cao là nhờ thương hiệu và chất lượng sản phẩm ổn định. Tuy nhiên, một vấn đề lo lắng của các nhà vườn là bảo vệ thương hiệu cho loại trái cây này trước tình trạng đánh cắp thương hiệu trái cây gây ảnh hưởng tới chất lượng, uy tín sản phẩm nhưng chưa bị xử lý trong thời gian qua.
2.4 Hồ tiêu Chư Sê
Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai là địa phương có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước, với trên 3000 ha. Giá tiêu luôn ổn định ở mức cao nên người trồng tiêu vẫn đạt được lợi nhuận khoảng 160 đến 200 triệu đồng/ha.
Thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê” do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp đã được Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và UBND huyện Chư Sê công bố vào cuối năm 2007. Đây là thương hiệu hồ tiêu đầu tiên ở nước ta được cấp thương hiệu hàng hoá tập thể. Tiêu Chư Sê có độ đen bóng đồng đều, hạt to, hương thơm đặc trưng, không chỉ dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng và chất lượng, mà sản phẩm ở địa phương này đã xuất khẩu tới 73 nước trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU./.
2.5 Cà phê - Ca cao
Theo các chuyên gia kinh tế, nước ta có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu để trồng ca cao, có thể trở thành nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới bới sản phẩm có chất lượng tốt, hương vị thơm ngon, béo ngậy. Ông Peter Van Grinsen, Giám đốc Nghiên cứu thị trường phát triển bền vững ca cao (Công ty Masterfood) cho biêt: “ Trước đây, ca cao chỉ bán được với giá 800 USD/tấn, nay đã lên tới 2.000 USD/tấn. Cơ hội cho Việt Nam rất lớn nhưng do hạt ca cao chưa lên men tốt nên các bạn rất khó cạnh tranh”. Theo 
Ông Nguyễn Vĩnh Thành cho rằng: “Mỗi năm trên thế giới đã thiếu từ 60.000 đến 120.000 tấn ca cao, vậy việc phát triển cây ca cao ở Việt Nam trong vòng 10 năm tới vẫn chưa đủ cung ứng cho thị trường. Điều quan trọng là người dân cần đảm bảo từ khâu giống, sản xuất, chăm sóc đến thu hoạch và sơ chế, còn phía công ty sẵn sàng hợp tác đầu tư và thu mua ca cao xuất khẩu”. Theo 
Ngay từ bây giờ, khi ngành ca cao của Việt Nam còn non trẻ, cần phải tập cho người trồng ca cao quen với nhận thức chất lượng là hàng đầu; thực hiện “ chiến dịch” xây dựng hình ảnh và thương hiệu ca cao Việt Nam để tăng sức cạnh tranh với các nước.
Diễn biến giá cà phê thế giới:
Thị trường
Loại
Đơn vị tính
04/01/08
02/01/08
Niu Oóc
Arabica
Uscent/lb
132,70
134,00
Luân Đôn
Robusta
USD/tấn
1946
1939
Tokyo
Arabica
Robusta
Yên/69kg
Yên/100kg
21430
22440
21430
22440
Nguồn: http:/vinanet.vn
Ông Nguyễn Văn Lạng (chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc) nói:“ Tôi đã có dịp đến Braxil, nuớc sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, đi đến đâu cũng nghe người ta nói chúng ta là người đã làm cho giá cà phê xuống đến mức thấp nhất từ trước đến nay. Cũng có người hỏi làm sao Việt Nam, trong đó có Đắc Lắc, lại phát triển cây cà phê nhanh như vậy. Tôi nêu ra đây để thấy rằng cà phê Việt Nam có một vị thế rất mạnh trên thế giới.
Nhưng rất tiếc, như chúng ta đều biết, hầu hết cà phê của chúng ta không xuất trực tiếp cho nhà rang xay mà qua các đầu mối trung gian, chúng ta cũng chỉ xuất cà phê nhân, cà phê thô... Do vậy, những nhà rang xay cà phê lớn của thế giới, hàng triệu người tiêu thụ cà phê trên thế giới không biết đến loại cà phê đang sử dụng đó là của VN”. Theo 
Cũng vì lý do này, theo tính toán mỗi năm Việt Nam đã bị mất hàng trăm triệu USD. Đến bao giờ chúng ta chưa xuất khẩu trực tiếp cho các hãng rang xay cà phê lớn, chưa tổ chức chế biến tốt, chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh như cà phê Trung Nguyên, người nông dân của chúng ta vẫn tiếp tục chịu thiệt, lợi nhuận đổ vào túi những nhà chế biến cuối cùng.
Chương 2
THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN
2.1 Sự cần thiết khi xây dựng thương hiệu nông sản
 Sau khi gia nhập WTO, xây dựng thương hiệu nông sản không chỉ để nâng cao sức cạnh tranh của thị trường trong nước mà còn ở vươn xa vào thị trường thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam nói chung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng có nhiều cây ăn quả rất ngon có thể đăng ký thành thương hiệu riêng. Thế nhưng, từ trước đến nay chúng ta chỉ mới đăng ký thương hiệu vài sản phẩm. Lý do lớn nhất là vì sản lượng trái cây của ta còn quá ít. Ví dụ như sầu riêng Chín Hoá, bưởi da xanh là hai sản phẩm chỉ có ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng muốn mua thì lại không biết tìm ở đâu. Một số sản phẩm đã được đăng ký thương hiệu thì chất lượng lại không đồng nhất, điển hình là bưởi Năm Roi.
	Khi đăng ký tên xuất xứ, uy tín và chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo, được nhà nước bảo hộ. Trong giai đoạn hội nhập như vũ bảo hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là điều kiện tối quan trọng để đứng vững trên thị trường, không những trong nước mà còn là thị trường quốc tế.
	Thế nhưng, không ít doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản lại “sợ” nhắc đến việc xây dựng thương hiệu. Có thể tạm lấy con số điều tra của Hội Nông dân Việt Nam làm minh chứng: Trong số 173 doanh nghiệp được hỏi thì có đến 19% thừa nhận mình lười xây dựng thương hiệu vì “ngại” nạn hàng giả, nhái thương hiệu; 11,8% cho rằng quá nhiều nhân lực để tiến hành xây dựng thương hiệu và không ít doanh nghiệp “lo” tốn kém khi làm việc này.
	Tuy nhiên, các chuyên gia của Công ty Luật Sở hữu Trí tuệ Lê Lê (Hà Nội) khẳng định, chi phí cho việc xây dựng, đăng ký nhãn hiệu tốn kém không đáng bao nhiêu so với việc nhãn hiệu bị nhái, đó là chưa tính đến những khó khăn khi “lỡ” xãy ra kiện tụng về nhãn hiệu hàng hoá. Đơn cử, công ty này chủ trương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản trung bình chỉ ở mức trên dưới hai triệu đồng. Khi làm nhãn hiệu Coffee G7 cho sản phẩm nông sản cho Công ty Cà phê Trung Nguyên tại 24 nước, mức phí phải bỏ ra cũng chỉ ở mức 4.500 USB.
	Thương hiệu là một linh hồn và là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp. Có được thương hiệu đã khó, giữ được thương hiệu đó bề vững lại càng khó hơn. Nhất là đối với thương hiệu nông sản trái cây, với đặc thù canh tác manh mún, chất lượng hàng hoá không đều về kích cỡ, màu sắc, trọng lượng khác nhau, chất lượng trái thay đổi, gây nhiều khó khăn trong việc tạo nên những sản phẩm với chất lượng ổn định.
	Vì vậy nông sản Việt Nam cải thiện được tình hình của mình, muốn giữ vững được thị phần đang có, đồng thời muốn mở rộng thị trường và tăng sức cạnh trạnh của mình đối với các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh lên thị trường thế giới, các nông sản phải lập tức xây dựng cho được thương hiệu của mình đồng thời phỉ đầu tư quản bá thích đáng cũng như chú ý đến vấn đề bảo hộ thương hiệu cho phù hợp, tức là phải có xây dựng và quảng bá thương hiệu có hiệu quả.
2.2 Các bài học chậm xây dựng thương hiệu
 🏵 Bài học chậm đăng ký tên gọi xuất xứ
	Hiện nay một số nông sản được đăng ký tên gọi xuất xứ ở nước ta mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chính vì vậy, mới xảy ra nhiều bài học đau lòng về việc thương hiệu bị đánh cắp. Công ty Cà phê Trung Nguyên là một ví dụ. Khi công ty này nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện đã có một công ty Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Trung Nguyên và đang trong giai đoạn chờ cấp phép. Công ty đặt quyết tâm là phải lấy lại được thương hiệu cho mình, do vậy đã thuê luật sư và đồng thời tìm hiểu xem tại sao công ty đó lại nộp đơn xin đăng ký thương hiệu của Trung Nguyên. Sau đó, công ty hiểu ra rằng đó là một công ty phân phối hàng thực phẩm nông sản, biết Trung Nguyên là một nhãn hiệu thương mại nổi tiếng của Việt Nam nên đã đăng ký tên Trung Nguyên để giành độc quyền phân phối hàng ta tại Mỹ. Qua nhiều lần đàm phán trao đổi, công ty này đã đồng ý rút hồ sơ với điều kiện Trung Nguyên đồng ý cho họ là nhà phân phối độc quyền sản phẩm cà phê của Trung Nguyên tại Mỹ trong vòng hai năm. Không chỉ nhãn hiệu của Trung Nguyên bị đăng ký trước mà ngay cả tên miền của Trung Nguyên (trungnguyen.com) cũng đã bị một Việt kiều ở Tiệp Khắc đăng ký trước với mục đích đầu cơ và đang giao bán rất đắt. Bài học mà Trung Nguyên đã rút ra và muốn chia sẻ với các doanh nghiệp là các doanh nghiệp có thể phải trả giá rất đắt cho nhận thức thấp về thương hiệu. Theo 
Gạo Nàng Thơm Chợ Đào là sản phẩm nổi tiếng chỉ có ở hợp tác xã Mỹ Lệ( Long An) với hơn 1.000 hộ dân tham gia sản xuất; sản lượng khoảng 1.000 tấn/năm. Xác định đây là tài sản vô giá nên Ủy ban nhân dân tỉnh Long An tiến hành đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong và ngoài nước, nhưng thật bất ngờ, đã có một nhãn hiệu trùng xuất xứ và na ná tên được cấp cho Công ty Cao Nguyên (Oklahoma - Mỹ) từ năm 2002. Thực tế này khiến gạo Nàng Thơm Chợ Đào chỉ có thể được bảo hộ trong nước chứ không thể xuất khẩu.
 🏵 Bài học chậm quảng bá sản phẩm thế giới.
 Rượu vang Pháp trong mấy năm gần đây đang bị giảm sút sản lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới. Lý do vì các nhà làm rượu vang nước này xuất phát từ những gia đình nhỏ làm rượu với truyền thống lâu đời, ít đầu tư vào công tác truyền thông và tiếp thị vì họ tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm sẽ tạo tiếng vang cho người tiêu dùng. Trong khi nhiều loại rượu vang khác của Italia, Mỹ, Nam Phi và Australia mặc dù xuất hiện chưa lâu nhưng đã tạo ấn tượng tốt nhờ chất lượng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
2.3 Phân tích SWOT một số nông sản Việt Nam
 🏵 Bảng phân tích ma trận SWOT của sản phẩm Gạo
S: Điểm mạnh
Chi phí sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long thấp
Việt Nam đã là thành viên WTO.
 Năng suất cao
 Điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất lúa gạo
 Có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa gạo
 Lao động nông nghiệp nông thôn dồi dào
 Chính sách ưu tiên của Chính phủ
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so gạo cùng loại với Thái Lan. 
T: Đe dọa
Áp lực hội nhập
Chất lượng nông sản thấp
Doanh nghiệp không quan tâm xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản.
Lợi nhuận của nông dân giảm
Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu lớn khác như Thái Lan và Ấn Độ.
Cạnh trạnh từ các nước xuất khẩu tiềm năng như Campuchia, Mianma.
Cạnh trạnh từ các nông sản có lợi nhuận cao hơn.
Giá đầu vào tăng
Năng suất đang tiến tới mức trần và không thể cải thiện nhiều
Điều kiện thời tiết không thuận lợi: hạn hán, bão
O: Cơ hội
Tăng thu nhập khiến tiêu dùng trong nước tăng.
Số lượng nông sản xuất khẩu lớn.
Hỗ trợ từ Chính phủ
W: Điểm yếu
Quy mô đất trang trại nhỏ và phân tán.
 Mất mát lớn sau thu hoạch.
 Không có chính sách ổn định giá cả.
 Kênh thị trường chưa hiệu quả.
 Tiếp cận tín dụng ở thời vụ.
 Cơ sở trang thiết bị và các cơ sở hạ tầng khác (phương tiện bốc dỡ, cảng) 
 Gạo xuất khẩu chưa có thương hiệu
 Không chủ động được nguồn giống của giống lai
Tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp thấp 
Hạt gạo đến được doanh nghiệp qua quá nhiều trung gian.
Bán không được giá nhất là vào mùa vụ.
 🏵 Bảng phân tích ma trận SWOT của sản phẩm Bưởi
S: Điểm mạnh
Sản phẩm có thương hiệu và được nhiều người ưa chuộng
Bưởi da xanh Mỹ Thạnh An là thành viên tổ chức GAP 
Bửơi xuất khẩu qua thị trường: Đức, Trung Quốc,Nhật Bản, Mỹ.
Nâng cao diện tích trồng bưởi ở
Chất lượng bưởi ngon thời gian bảo quản lâu dài
T: Đe dọa 
Ảnh hưởng tin đồn, ăn bưởi bị ung thư trong thời gian qua
Chưa xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu bưởi vào thị trường thế giới
O: Cơ hội
Sở Khoa Học-Công Nghệ Bến Tre xây dựng “ chương trình pháp triển đa xanh theo hướng trái sạch”, qui mô lớn ổn định trong và ngoài nước
Bưởi 5 roi Bình Minh được hổ trợ xây dựng tiêu chuẩn Eurep GAP (tiêu chuẩn qui định của hiệp hội các nhà bán lẽ Châu Âu)
W:Những điểm yếu
Việc trồng bưởi mang tính tự phát, manh mún, chất lượng trái bưởi không đồng đều
Số lượng bưởi có chất lượng thì ít, không đáp ứng đủ sản lượng của đặt hàng lớn
Diện tích trồng bưởi nhỏ lẻ, phân tán
Chưa có công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch tốt
Trình độ canh tác chưa đồng điều 
Nông dân trồng bưởi hiệu quả chưa nhiều 
Đăng ký thương hiệu bưởi chỉ có ít nơi Ba Rô, Hai Hoa, Nông Phú Điền, hợp tác xã da xanh Mỹ Thuận An, Bưởi 5 roi hợp tác xã Mỹ Hòa
 🏵 Bảng phân tích ma trận SWOT của sản phẩm Sầu Riêng
S : Điểm mạnh
Một số loại sầu riêng đã có tính thương hiệu
Chất lượng sầu riêng cao, và ổn định
Sầu riêng có thương hiệu bán được giá cao hơn so với sầu riêng cùng loại
Ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, nghiên cứu thay đổi giống cây trồng
Diện tích sầu riêng được mở rộng
Sầu riêng được chọn là 11 loại trái cây chủ lực để đầu tư (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
T: Đe dọa
Tình trạng bảo vệ thương hiệu gặp nhiều khó khăn
Tình trạng đánh giá cấp thương hiệu sầu riêng ảnh hưởng đến chất lượng uy tính của sản phẩm 
Áp lực hội nhập 
O: Cơ hội
Sản phẩm sầu riêng có thương hiệu được bài bán ở các hệ thống siêu thị lớn: Citimark, Coop- mark. Big C
Việt nam gia nhập WTO
W: Những điểm yếu
Chưa xử lý được tình trạng vi phạm đánh cấp thương hiệu sầu riêng
Chưa đủ kinh nghiệm trồng sầu riêng
Chỉ có 1 số loại sầu riêng có thương hiệu 
Chưa có người làm công tác khuyến nông hướng dẫn nông dân trồng và xử lý trái cây theo đúng tiêu chuẩn quốc tế
Sản phẩm chưa có đầu ra ổn định
Loại sầu riêng ngon có sản lượng ít
Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán
 🏵 Bảng phân tích ma trận SWOT của sản phẩm Cà Phê
S: Điểm mạnh
Xuất khẩu rất nhiều cà phê thứ hai trên thế giới
Việt Nam đã gia nhập WTO
Có nhiều lợi thế để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng cà phê của thế giới
Sản xuất chất lượng cao đem lại lợi nhuận tốt hơn cho nhà nông và các đơn vị chế biến cà phê
Úng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật thay đổi giống cây trồng và nâng cao năng suất cây cà phê
T:Đe dọa
Không có thương hiệu cà phê Việt Nam được biết đến trên thế giới
Áp lực cạnh tranh và hội nhập
O: Cơ hội
Có cơ hội to lớn để xây dựng thương hiệu cà phê toàn cầu hùng mạnh như các quốc gia khác trên thế giới
Nền kinh tế phát triển có nhiều cơ hội đầu tư
Nguồn cung cà phê thế giới bị thắt chặt
W:Những điểm yếu
Thiếu sự lãnh đạo, những cam kết đúng đắn của những cơ quan chức năng địa phương.
Chưa có đầu tư cho thương hiệu cà phê 
Xuất khẩu cà phê thông qua quốc gia thứ 3
Xuất khẩu cà phê thường ở dạng thô, chưa qua công đoạn khai thác giá trị gia tăng.
Chất lượng cà phê chưa cao
 🏵 Bảng phân tích ma trận SWOT của sản phẩm Ca Cao
S: Điểm mạnh
Có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu để trồng ca cao
Chất lượng ca cao tốt, hương vị thơm ngon
Diện tích ca cao nước ta đang có xu hướng tăng
Giá mua ca cao ổn định, chi phí trồng và chăm sóc thấp hơn so với cà phê
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về giống, biện pháp canh tác, chế biến
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất ca cao
T: Đe dọa
Chưa thành lập được chuổi liên hoàn từ sản xuất đến tiêu thụ
Doanh nghiệp chưa quan tâm đến xây dựng và bảo vệ ca cao
O: Cơ hội
Việt Nam có cơ hội trở thành nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới.
Tham gia các Hiệp hội ca cao Đông Nam Á
Có sự hỗ trợ của công nghiệp trong việc trồng và nâng cao nâng cao chất lượng ca cao
W: Những điểm yếu
Lượng xuất khẩu ca cao thấp
Xuất khẩu phụ thuộc vào các nghiệp nước ngoài
Kinh nghiệm sản xuất non yếu
Thông tin thị trường còn yếu kém, người dân chưa quan tâm nhiều
Đầu tư kinh nghiệm chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn 
Đầu tư vào thị trường xuất khẩu còn ít
Chưa có sự liên kết chặt chẽ 4 nhà
 🏵 Bảng phân tích ma trận SWOT của sản phẩm Tiêu 
S: Điểm mạnh
Chi phí sản xuất thấp
Năng suất cao
Có kinh nghiệm sản xuất tiêu đen
Thị phần xuất khẩu lớn
Xuất hiện một số nhà xuất khẩu lớn
Phát triển thị trường xuất khẩu tiêu trực tiếp tới thị trường thế giới
Hạt tiêu Việt Nam có chất lượng hương vị( thơm, cay) khá cao, không thua kém tiêu của Inđônêxia và Ấn Độ nên có sự cạnh tranh tốt.
T: Đe dọa
Bệnh ở tiêu
Giá cả không ổn định
Cạnh tranh cao
Hạn chế về nguồn nước
Chậm xây dựng thương hiệu
O: Cơ hội
Thị trường đa dạng
Khôi phục thị trường xuất khẩu
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế( IPC)
W: Điểm yếu
Đất đai bị phân tán và hạn chế
Trồng tiêu đòi hỏi nhiều vốn
Chất lượng thấp
Cạnh tranh Cao
Kỹ thuật chế biến kem
Tổ chức thu mua chưa tốt
Quy mô sản xuất hạt tiêu Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá thể, phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, côn trùng, dịch bệnh.
2.4 Thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông sản
 2.4.1 Thuận lợi 	 
 Trong vòng 5 năm trở lại đây dư luận xã hội đã quan tâm và nói nhiều về vấn đề thương hiệu, các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến vấn đề thương hiệu hơn. Nước ta có hơn 2000 chủng loại nông sản, khi gia nhập WTO thuận lợi mà người dân nhận được là: 
Được tăng cường trao đổi thương mại, tăng lượng FDI (đầu tư nước ngoài) chảy vào Việt Nam. 
Nông sản, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu mức hàng rào thuế quan thấp nhất, nhiều hàng rào phi thuếu quan sẽ được bãi bỏ. 
Người nông dân nước ta cũng sẽ được lợi từ việc chuyển đổi các bí quyết công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả năng xuất. 
Công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia sẽ được du nhập vào nước ta.
Từng bước hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường, thu hút được nguồn vốn công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý nâng cao năng lực cạnh tranh.
	Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam năm trong vùng Đông Nam Á là vúng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Việt Nam có nhiều cảng biển thuận lợi cho tàu bè cập bến dể dàng. Diện tích đất dai cả nước khoảng 330.362 km2, trong đó có tới 50% là đất nông nghiệp và ngư nghiệp. Khí hậu thuận hòa cho phép sản xuất các mặt hàng nông sản đặc trưng về chủng loại, mùi vị, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực đều tăng mạnh cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
	Có nhiều chính sách của nhà nước và nhiều nhà đầu tư cho chất lượng sản phẩm. Đại hội Đảng lần thứ IX đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, chuyển dịch cơ cấu nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là điều kiện thuận lợi trong việc tạo ra nhiều sản phẩm nông sản phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 
Thuận lợi về giá: hàng nông sản Việt Nam giá rẻ là cơ hội để thâm nhập, khai phá thị trường, đã tạo đà cho sự vươn tới của xuất khẩu nông sản. Thực tế cho thấy, hàng nông sản đã có mặt trên hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới như Mỹ, Nhật, Liên minh Châu Âu.
	Khi xây dựng thương hiệu nông sản được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật và trừng phạt hành vi nạn làm giảm làm nhái nhãn hiệu. Mọi hành vi vi phạm đều có biện pháp chế tài thích hợp. 
Giảm thiểu chi phí cho khâu quảng bá - chiêu thị đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng, vì chất lượng sản phẩm gắn liền với thương hiệu.
	Xây dựng thương hiệu nông sản góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, nông sản bán được nhanh lên tránh rủi ro hư hao để bán tháo, bán hạ giá và giá bán ổn định hơn. Giảm thiểu được thiệt hại khi qua trung gian thứ ba và được nhiều người biết đến.
 2.4.2 Khó khăn
	Có được thương hiệu đã khó, giữ được thương hiệu còn khó khăn, phức tạp hơn. Duy trì, phát triển thương hiệu của bất cứ hàng hóa nào cũng liên quan rất nhiều yếu tố, trong đó chất lượng sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị, sự liên kết giữa các tổ chức cá nhân, phân chia lợi nhuận từ giá trị do sản phẩm đem lại có ý nghĩa quyết định. 
	Theo ông Đoàn Đình Hoàng (chuyên gia tư vấn thương hiệu), có nhận xét “ Nhiều mặt hàng nông sản VIệt Nam trong các năm qua đã có vị trí khá cao trên thị trường thế giới. Tuy xuất khẩu với số lượng rất lớn nhưng lại chưa chú trọng nhiều đến công nghệ chế biến nên không có được giá bán tốt nhất. Bên cạnh đó, hầu như hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu phải qua trung gian nên dễ bị ép giá. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, các dịch vụ - thương mại nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu nông sảnlà những vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay.” Theo 
 Nông sản mà chúng ta xuất khẩu thường ở dạng thô, dạng sơ chế chưa qua công đoạn khai thác giá trị gia tăng. Chúng ta gặp phải điệp khúc “ được mùa mất giá”, xuất khẩu nhiều nhưng đời sống của người dân chưa cải thiện nhiều.
	Nông sản nước ta có chất lượng tốt nhưng thời gian bảo quản không được lâu. Có loại nông sản không đảm bảo chất lượng như lúc đầu đăng ký thương hiệu nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp dự trữ với số lượng lớn. Bà Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit) nói “ Thanh long trong nước dư thừa trong khi thị trường EU có nhu cầu lại không xuất được vì thời gian bảo quản trái thanh long quá ngắn. Chẳng ai nghiên cứu tìm cách giải quyết mâu thuẫn này” Theo 
	Nông sản có thương hiệu thì mức cung không dử với cầu. Bà Mai nói: “Cần 100 trái bưởi đồng đều thì có nhưng cần 1.000 trái thì không. Như vậy làm sao xuất khẩu?
	Các mặt hàng nông sản Việt Nam có chất lượng tốt, xuất khẩu nhiều nhưng luôn mất giá, thậm chí người tiêu dùng thế giới không hề biết họ đang hưởng thức các sản phẩm của Việt Nam. Vì công nghệ bảo quản sau thu hoạch của nước ta còn thấp không thể xuất khẩu qua thị trường khó tính mà phải thông qua quốc gia thứ ba. Ví dụ như trái bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long trồng liên tiếp, ở dưới là mương để người vận chuyển khi thu hoạch, chỉ cần một trái bưởi thối là lây lan rất nhanh, nhưng việc này không ai lo.
	Một số công nghệ sau thu hoạch đã ứng dụng ở Việt Nam nhưng quả là chưa đem lại kết quả là bao nhiêu. Điều này đã dẫn tới một nghịch lý buồn, trong khi Ấn Độ là một cường quốc xuất khẩu hồ tiêu và Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về hồ tiêu với trên 90% sản lượng được xuất khẩu thì Ấn Độ lại chính là quốc gia nhập khẩu sản phẩm này lớn nhất của Việt Nam. Lý do thật đơn giản, khách hàng quốc tế đã quá quen và ưa chuộng thương hiệu hồ tiêu của Ấn Độ trong khi sản lượng 60.000-70.000 tấn/năm của họ không đủ đáp ứng. Và thế là, một lượng không nhỏ hồ tiêu xuất xứ từ Việt Nam “bị” mang thương hiệu Ấn Độ để ra thị trường thế giới. 
	Tình trạng sản xuất manh mún, thiếu liên kếtđã dẫn tới nguồn nguyên liệu không đồng đều, chất lượng không ổn định, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh trên thị trường Điều này đã ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp. 
	Nhiều nông dân thật sự đang bế tắc trước việc nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản do thiếu kỹ thuật, thiếu các loại giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo và ổn định về chất lượng. Sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến sẽ là những thách thức rất lớn của nông sản Việt Nam.
	Xu hướng ưa chuộng trái cây ngoại khi vào mùa vụ trái cây nội rớt gía. Vì khi mua trái cây ngoại nhập do đa dạng về chủng loại, đẹp mắt bảo quản được lâu, không lo bị hư trái cây nội. Ví dụ như, xoài cát Hòa Lộc thịt dai, ngon đậm đà chỉ 10.000 đ/kg, nhưng xoài Đài Loan thịt bở, lờ lợ có giá đến 35.000đ/kg mà vẫn mua.
2.5 Các chiến lược cho thương hiệu nông sản
 2.5.1 Vai trò của nông sản
 Về cơ bản thương hiệu sẽ giúp phân biệt một sản phẩm với các sản phẩm khác trên thị trường nhờ vào những đặc tính riêng biệt và các chức năng, chất lượng sản phẩm đồng nhất. Người tiêu dùng sẽ trả giá cao hơn cho một sản phẩm có thương hiệu, đi đôi vói chất lượng của sản phẩm xứng đáng với mức giá trị đó. Chất lượng và các đặc điểm của sản phẩm ổn định, đồng nhất và liên tục đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi cần phải đầu tư nhiều hơn vào công tác khuyến nông, công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm, nghiên cứu các giống mới. Mặc khác, nâng cao chất lượng sản phẩm cần dựa trên yêu cầu của khách hàng, cần nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước để xác định người tiêu dùng đang cần sản phẩm có đặc điểm, chất lượng như thế nào.
 2.5.2 Vai trò của hiệp hội
 Giúp nông dân cải tiến giống đua vào sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản. Cần thay đổi thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tiểu nông bằng tư duy sản xuất công nghiệp. Hỗ trợ nông dân thay đổi cách tiếp cận thị trường nước ngoài. Cần có một quy chế hoạt động đảm bảo được quyền lợi của tấc cả thành viên với một cơ chế giám sát công khai, minh bạch và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông- lâm.
 2.5.3 Sự liên kết giữa các nhà
 🏵 Vai trò của Nhà nước
 Vai trò của nhà nước vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của nền nông nghiệp nước ta. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người nông dân để hạn chế rủi ro tổn thất về giá “ được mùa mất giá”.
 Những hàng rào kỹ thuật dựng lên ngày càng nhiều ở các nước khác đang là rào cản đối với hàng nông sản nước ta. Điều này Những điều này đòi hỏi cần có một chiến lược đồng bộ từ khâu lập chính sách vĩ mô, sự phối hợp giữa các ngành đến quy hoạch, đào tạo cho người nông dân. Nhà nước cần chủ động trong việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng chuyển đổi sang công nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ người nông dân trong đào tạo từ kiến thức kỹ thuật trong sản xuất, tay nghề và kỹ năng chuyên môn đến kiến thức về thị trường để họ có thể chủ động trong sản xuất và hội nhập thành công.
 Nhà nước và các hiệp hội ngành nghề cần xây dựng và ban hành những quy định các tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng đối với nông sản Việt Nam khi xuất khẩu ra thế giới đều đảm bảo tiêu chẩn và không ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu nông sản quốc gia.
 	🏵 Vai trò của nhà nông
 Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản đều có vị trí quan trọng trong tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường các nước. Nhà nông cần phải nâng cao chất lượng nông sản và thương hiệu tạo điều kiện cho xuất khẩu. Nông dân cần chủ động trong hoạt động của hợp tác xã vì muốn sản xuất tốt trong cơ chế thị trường thì phải cùng nhau hợp tác, tăng khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất, khả năng vốn, tiêu thụ sản phẩm, để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
 🏵 Vai trò của nhà doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng thương hiệu nông sản. Cần phải quan tâm đến xây dựng kênh phân phối từ sản xuất đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phải có chính sách giá cạnh tranh và tiến hành quảng bá nông phẩm trong và ngoài nước thông qua nhiều phương tiện khác nhau.
Khi đã thiết kế thương hiệu. các doanh nghiệp cần đăng ký bảo vệ thương hiệu trong và ngoài nước. Tiếp tục phát động phong trào cả nước ý thức xây dựng thương hiệu Việt nhằm ủng hộ cho thương hiệu nông sản Việt trong bước đầu khó khăn và thử thách này nhưng là niềm tự hào và đáng thực hiện.
Nhà doanh nghiệp cam kết thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý cho nhà nông. Trên cơ sở đó, những doanh nghiệp đảm bảo đủ tiêu chuẩn đề ra cho nông phẩm mới được mạng thương hiệu đó.
 🏵 Vai trò của nhà khoa học
 Các nhà khoa học cần đưa ra ý kiến: mỗi địa phương cần thành lập ban chỉ đạo xây dựng và bảo vệ thương hiệu, người đứng đầu ban này phải lảnh đạo địa phương để làm nhạc trưởng chỉ huy, xúc tiến
 Nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu giống mới chất lượng cao, đề nghị quy trình thực hiện sau thu hoạch một cách khoa học.
Chương 3
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Cần phải tạo giá trị cộng thêm cao hơn cho hàng hoá nông sản Việt Nam, vì nếu chỉ gia tăng năng suất và sản lượng nông sản sẽ dẫn đến việc làm cân đối cho cán cân cung cầu trên thị trường. Và khi tăng năng xuất tới mức cung vượt cầu, sản phẩm sẽ có càng hạ giá và càng khó bán vì phải cạnh tranh trên giá thấp, do đó sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho người nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
 	2. Một sản phẩm định hướng dựa trên nhu cầu thị trường có nghĩa là sản phẩm đó cần phải được sản xuất bắt đầu từ việc nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường, và để làm được việc này, người nông dân, doanh nhân, những nhà khoa học, các cơ quan chức năng liên quan trong ngành nông sản cần phải nắm được thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác để giúp cho họ xây dựng được một tầm nhìn xa về những biến chuyển của thị trường và giúp xây dựng định hướng đường dài để chuẩn bị tạo nên những sản phẩm có giá trị cao và hiệu quả nhất làm nền tảng cho việc xây dựng những thương hiệu mạnh cho sản phẩm nông sản.
 	3. Cần có những chương trình đào tạo nhận thức cũng như khuyến khích người nông dân hiểu được sự quan trọng của việc xây dựng thương hiệu mạnh với những sản phẩm có chất lượng ổn định và giá trị cộng thêm cao cũng như những chiến lược phân phối và quàng bá hiệu quả.
 	4. Bên cạnh đó, những sản phẩm nông sản còn phải được tạo riêng cho nó một linh hồn gắn liền với lịch sử và truyền thống văn hoá của địa phương qua việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp nhất, thuyết phục nhất đến với người tiêu dùng qua những thiết kế bao bì hấp dẫn lôi cuốn và những thông điệp quảng bá thuyết phục, tạo một giá trị tinh thần cho những sản phẩm ấy.
 	5. Kinh nghiệm của những thương hiệu nông sản thành công cho thấy họ là những người dám đầu tư toàn diện cho một chiến lược phát triển lâu dài với sự kết hợp chặt chẽ với những nhà khoa học, nhà trồng trọt, nhà phân phối, nhà quảng bá và đặc biệt với các đơn vị hành chính nhà nước liên quan trong việc gây dựng tên tuổi cho nông sản của khu vực hoặc quốc gia đó.
 	6. Xây dựng thương hiệu cho nông sản cần phải là một chiến lược phối hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ việc chọn lựa giống cây trồng, trồng trọt và chăm bón, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Để có mặt trên thị trường cần xây dựng được một hệ thống phân phối rộng rãi đến tay người tiêu dùng mục tiêu với những sản phẩm được chọn lựa kỹ càng và được đóng gói bao bì hấp dẫn người mua.
 	7. Phải xác định được những thế mạnh cho nông sản mũi nhọn cho từng khu vực để tập trung nguồn lực xây dựng thế mạnh cho khu vực đó. Với những tên tuổi như Nhãn Lồng Hưng Yên, Cốm làng Vòng, Xoài Cát Hòa Lộc, Bưởi Năm Roilà những cái tên phải được đăng ký dưới những luật lệ cụ thể và sản phẩm này cần phải đáp ứng những điều kiện rõ ràng về đảm bảo chất lượng sản phẩm và những đặc tính của giống cây trồng hoặc các sản phẩm địa phương. Cần có một hệ thống luật pháp để các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội hoặc đơn vị hành chính địa phương có thể đăng ký những quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu cho chủng loại đặc trưng cho địa phương của mình mà qua đó có thể tiếp tục xây dựng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
	8. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang bức xúc trong giai đoạn hiện nay là vấn đề bảo vệ thương hiệu trước các loại hàng nhái, hàng giả. Đây là vấn đề cần có bàn tay của cơ quan chức năng, doanh nghiệp không thể tự sức làm. Để xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa doanh nghiệp không chỉ tốn kém tiền bạc, nhân lực mà còn cả thời gian. Việc sản xuất bán giả hàng hóa mang lại cho người kinh doanh phi pháp khoản lợi nhuận khổng lồ, nhưng nếu bị bắt thì bị sử phát hành chính 5- 20 triệu đồng. Nhà nước cần nhiều hơn nữa trong việc hoàn thiện khung pháp lý về xây dựng thương hiệu Việt, nhằm giúp các doanh nghiệp có môi trường pháp lý vững vàng khi tiến hành xây dựng thương hiệu của mình.
9. Giá cơ hội ban đầu. Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận rằng lợi thế về giá đã tạo đà cho sự vươn tới của xuất khẩu nông sản. Hàng Việt Nam đã có mặt hầu hết trên thị trường tiêu thụ lớn của thế giới như Mỹ, Nhật, Liên minh Châu Âu. Đó là một bước xâm nhập rất quan trọng nhưng chúng ta phải nhanh chóng rời bỏ “thương hiệu giá rẻ” đó càng nhanh càng tốt. Có hai yếu tố buộc chúng ta phải làm điều đó. Thứ nhất, bài học của hàng hóa Trung Quốc. Dù vẫn là nước có lượng hàng hóa xuất khẩu hàng đầu thế giới và chất lượng, mẫu mã của rất nhiều nhóm hàng hoàn toàn đủ lực để cạnh tranh ngang ngửa với hàng tại các nước công nghiệp phát triển nhưng Trung Quốc giờ đây phải trả giá rất nhiều để có thể nâng thêm vài cent trên mỗi sản phẩm bởi định vị Made in China bằng hàng giá rẻ, đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng toàn cầu. Thứ hai, một hậu quả nữa của chiến lược theo đuổi “thương hiệu nông sản giá rẻ” sẽ là sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giữa thành thị và nông thôn, phân hóa giữa lực lượng sản xuất nông nghiệp với các lực lượng sản xuất khác sẽ ngày càng gia tăng và khoảng cách sẽ ngày càng lớn. Người nông dân sẽ là lực lượng đầu tiên và lớn nhất chịu sức ép về hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp. 
10. Cần có cơ cấu chuyển dịch từ nông sản sang hàng hóa nông sản. Từ trước tới nay hầu hết các nhà sản xuất của chúng ta ý thức rằng tập trung sản xuất ra một hàng hóa tốt sẽ đảm bảo sự phát triển kinh doanh. Điều này đúng nhưng chưa đủ bởi lẽ những hàng hóa chưa phải đã là những hàng hóa phù hợp với nhu cầu mà khách hàng đòi hỏi “bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mình có”.
11. Xây dựng một chiến lược thương hiệu một cách khác biệt và có hệ thống. Hãy xác định điểm khác biệt lớn nhất của sản phẩm của mình mà các sản phẩm cùng loại không có.
12 Xây dựng thương hiệu trên website. Đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tìm được cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu trên web dù đã tốn không ít chi phí cho việc này. Qua web, lợi thế và bất lợi kinh doanh đều gia tăng, do đó doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược nhằm tối đa hóa tiềm năng kinh doanh trên web cùng lúc với việc tối thiểu hóa các nguy cơ có thể.
13. Cần có một hệ thống pháp luật để các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội hoặc đơn vị hành chánh địa phương có thể đăng ký những quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu cho chủng loại đặc trưng cho địa phương của mình mà qua đó có thể tiếp tục xây dựng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Để tạo ra một thương hiệu nổi tiếng phải đầu tư rất lớn. Trong khi đó nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam không phải bỏ tiền ra mua danh tiếng chất lượng, song vấn đề bảo vệ thương hiệu vẫn chưa được doanh nghiệp chú ý đúng mức. Trong ngôi nhà lớn WTO, hàng nông sản Việt Nam vẫn đang tìm cho mình một vị thế, một chỗ đứng đúng tầm cỡ với lợi thế của mình. Tuy nhiên để làm được điều này vẫn đang là một thách thức không nhỏ đối với nền nông nghiệp Việt Nam. Hàng nông sản Việt Nam đang có nhiều lợi thế và cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trên con đường hội nhập.Việc cạnh tranh gay gắt của các nông sản ngoại khiến cho nông sản trong nước trở nên bấp bênh và mất dần thị phần. Yêu cầu bức bách đang đặt ra cho nông sản Việt Nam là xây dựng thương hiệu cho mình để tăng năng lực cạnh tranh, tăng vị thế trên thị thường quốc tế.
Nông sản là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Để quảng bá hàng hóa nông sản trên thị trường quốc tế nhất thiết các doanh nghiệp Việt Nam phải chú tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Trên cơ sở thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá yêu cầu của hội nhập đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Hàng hóa chất lượng cao nhưng không có thương hiệu thì không thể đạt giá trị cao, ngược lại nông sản hàng hóa có thương hiệu nhưng kém chất lượng thì không thể cạnh tranh được trên thị trường. Về cơ bản thương hiệu sẽ giúp phân biệt một sản phẩm với các sản phẩm khác trên thị trường nhờ vào những đặc tính riêng biệt và các chức năng, chất lượng đồng nhất. Người tiêu dùng sẽ trả giá cao hơn cho một sản phẩm có thương hiệu, đi đôi với chất lượng hay tính năng của sản phẩm xứng đáng với mức giá trị đó. Điều này có nghĩa việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (hoặc tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa) chỉ là một trong những bước cần thiết, cần làm để xây dựng thương hiệu. Chất lượng và các đặc điểm của sản phẩm ổn định, đồng nhất và liên tục đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn vào công tác khuyến nông, công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm, nghiên cứu các giống mới. Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải dựa trên yêu cầu của khách hàng, cần nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước để xác định người tiêu dùng đang cần sản phẩm có đặc điểm, chất lượng như thế nào. Hoạt động quảng bá, tiếp thị và nâng cao nhận thức về thương hiệu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thương hiệu không những đối với người sản xuất mà cả với người tiêu dùng. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu cho hàng nông sản. Thực trạng xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam tuy vẫn còn nhiều trở ngại và khó khăn, song chúng ta vẫn đang vững tin vào con đường phía trước, tin vào những nỗ lực của nhà nước, của các nhà doanh nghiệp và nhà nông. Phải nhìn nhận rằng việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà cần có sự đồng lòng, phối hợp của các bên liên quan cùng hỗ trợ người nông dân làm thương hiệu. Có như thế mới mong thương hiệu nông sản Việt Nam có được chỗ đứng vững mạnh và ngày càng phát triển trên thị trường quốc tế. 
KIẾN NGHỊ
Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý việc đăng ký và thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ cần có các chuyên gia giỏi hiểu biết về thương hiệu.
Tìm đối tác tiêu thụ: Như Hội Nông Dân thành phố Đà Lạt đã ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận với hội Nông Dân huyện Phong điền. Theo đó, Hội Nông Dân Phong Điền sẽ tổ chức điểm mua trái cây, trước mắt là mặt hàng chanh tàu, cung ứng cho Đà Lạt, ngược lại thành phố Đà Lạt sẽ cung cấp rau xanh và các loại củ cải, khoai tây, cải bắp cho Phong Điền và thành phố Cần Thơ theo hợp đồng đối lưu tiêu thụ hàng hóa nông sản. Đây cũng là các làm mới cần dược trao đổi, tham khảo và nhân rộng tạo tiền đề thuận lợi bước đầu để trong tương lai không xa trái cây đồng bằng sông Cửu Long sẽ vươn đến tầm cao mới.
Khuyến khích xây dựng thương hiệu nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông sản trong quá trình hội nhập. Nhà nước ban hành đầy đủ chính sách, văn bản qui phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, định hướng thị trường.

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_tinh_hinh_xay_dung_mot_so_thuong_hieu_nong_san_vie.docx