Tiểu luận Trình bày mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Phân tích và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ để ứng phó với đại dịch Covid-19 và bình thường mới nền kinh tế của Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Trình bày mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Phân tích và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ để ứng phó với đại dịch Covid-19 và bình thường mới nền kinh tế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Trình bày mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Phân tích và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ để ứng phó với đại dịch Covid-19 và bình thường mới nền kinh tế của Việt Nam
Thảo luận nhóm 1 - ư qư w4t Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại) lOMoARcPSD|12184112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ BÀI THẢO LUẬN BỘ MÔN NHẬP MÔN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ ĐỀ TÀI : Trình bày mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Phân tích và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ để ứng phó với đại dịch Covid-19 và bình thường mới nền kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2020-2022. Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Thùy Dương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Lớp học phần: 2333EFIN2811 lOMoARcPSD|12184112 MỤC LỤC BIÊN BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC..........................................................................................2 LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................3 LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.............................................5 1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ......................................................................................5 1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ..................................................................................5 1.2.1. Phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng.................................................................5 1.2.2. Tạo công ăn việc làm.........................................................................................5 1.2.3. Kiểm soát lạm phát............................................................................................6 1.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ............................................................................6 1.4. Cơ chế tác động của chính sách tiền........................................................................11 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2022.............................................................................15 2.1. Thực trạng và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2020.......15 2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2020.............................................15 2.1.2. Mục tiêu và chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2020.........................................16 2.1.3. Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2020.............................17 2.1.4. Đánh giá về việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2020.................18 2.2. Thực trạng và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2021.......21 2.2.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2021.............................................21 2.2.2. Mục tiêu và chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2021.........................................21 2.2.3. Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2021.............................24 2.2.4. Đánh giá về việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2021.................26 2.3. Thực trạng và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2022.......29 2.3.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2022.............................................29 2.3.2. Mục tiêu và chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2022.........................................29 2.3.3. Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2022.............................30 2.3.4. Đánh giá về việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2022.................32 LỜI KẾT.........................................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................37 1 lOMoARcPSD|12184112 BIÊN BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC S T T Họ và tên MSV Chức vụ Công việc 1 Lâm Tô Thái An 22D10500 1 Chính sách tiền tệ năm 2 Lê Quỳnh Anh 22D10500 2 Chính sách tiền tệ năm 3 Nguyễn Bùi Phương Anh 22D10500 3 Chính sách tiền tệ năm 4 Đào Thị Hồng Ánh 22D10500 7 Chính sách tiền tệ năm 5 Nguyễn Đỗ Ngọc Ánh 22D10500 8 Chính sách tiền tệ năm 6 Trần Thị Băng Châu 22D10500 9 Nhóm trưởn g Chính sách tiền tệ năm 2022 + Lý thuyết 7 Trương Huyền Diệu 22D10501 0 Chính sách tiền tệ năm 2022 8 Bùi Thị Thùy Dương 22D10511 Chính sách tiền tệ năm 2022 9 Chu Thành Đạt 21D18016 4 Thư ký Chính sách tiền tệ năm + Tổng hợp, chỉnh sửa 2 lOMoARcPSD|12184112 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Lê Thùy Dương. Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn, chúng em đã được giảng dạy rất tận tình và được truyền cảm hứng từ cô. Chúng em đã tích lũy được nhiều kiến thức hay và có ích. Tuy nhiên những kiến thức và kỹ năng của chúng em về bộ môn Nhập môn tài chính – tiền tệ vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó không tránh khỏi nhiều thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài thảo luận này. Mong cô xem xét và góp ý để bài thảo luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô! 3 lOMoARcPSD|12184112 LỜI MỞ ĐẦU Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ. CSTT là tổng thể những phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động làm thay đổi cung tiền, lãi suất, qua đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT là lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Đối với các nước đang phát triển, hệ thống tài chính và cấu trúc hệ thống tài chính đang trong quá trình chuyển đổi thích ứng với nền kinh tế thị trường, bối cảnh mở cửa nền kinh tế làm cho sự gắn kết thị trường tài chính trong nước với thị trưởng tài chính quốc tế ngày càng gia tăng. Trong khi mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng lớn và nền kinh tế toàn cầu luôn có những biến động không dự đoán trước được thì ảnh hưởng của CSTT đến nền kinh tế ngày càng phức tạp và việc điều hành CSTT của NHTW càng trở nên khó khăn. Đặc biệt dịch Covid-19 như một cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới và trong nước. Tăng trưởng toàn cầu ở mức âm, thương mại toàn cầu suy giảm, người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Giá hàng hóa cơ bản được dự báo giữ ở mức cao, rủi ro về lạm phát, bất ổn tài chính có xu hướng tăng cao, các ngân hàng trung ương trên thế giới có xu hướng thu hồi các biện pháp nới lỏng sớm hơn dự kiến. Điều đó khiến cho triển vọng phục hồi kinh tế còn nhiều bất trắc. Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ của ngân hàng các nước vừa phải hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, vừa phải kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vậy trong bối cảnh đó, Việt Nam đã làm như thế nào để giữu cho nền kinh tế vừa có mức tăng trưởng dương, vừa kiểm soát tình hình lạm phát? Để nắm rõ lý thuyết cũng như vận dụng những lý thuyết về chính sách tiền tệ vào thực tế nền kinh tế Việt Nam, nhóm 1 đã nghiên cứu đề tài “Trình bày mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Phân tích và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ để ứng phó với đại dịch Covid-19 và bình thường mới nền kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2020-2022”. Nội dung bài thảo luận gồm 2 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ. Chương 2: Phân tích và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022. 4 lOMoARcPSD|12184112 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ o Chính sách tiền tệ (CSTT) là tổng hòa những phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của Chính phủ. o Luật NHNN 2010 của Việt Nam định nghĩa: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.” o Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp). Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền). 1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ quốc gia là tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và kiểm soát lạm phát, các mục tiêu cụ thể là: 1.2.1. Phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng Sự tác động vào quá trình phát triển kinh tế , gia tăng sản lượng có nhiều yếu tố khác nhau và rất phức tạp. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, muốn kinh tế tăng trưởng thì nhất thiết phải thực hiện tái sản xuất mở rộng trên cơ sở khai thác triệt để các nguồn vốn tiềm năng trong và ngoài nước. Trong việc thực hiện mục tiêu này, vai trò của NHTW rất quan trọng. Với chức năng là thông tin tín dụng, dưới sự chỉ đạo của NHTW thông qua chính sách tiền tệ, các ngân hàng sẽ huy động một cách triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, trên cơ sở đó phân phối lại cho các chủ thể cần vốn để phát triển kinh tế. 5 lOMoARcPSD|12184112 1.2.2. Tạo công ăn việc làm Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Do vậy, tạo công ăn việc làm là một yêu cầu bức thiết và thường trực của các quốc gia. Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm, nói chung chủ yếu phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế được mở rộng và phát triển thì việc làm được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm và ngược lại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cải tiến kỹ thuật thì việc làm có thể không tăng mà thậm chí còn giảm. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu này, NHTW phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Những phân tích trên cho thấy vai trò của NHTW trong việc thực hiện mục tiêu này là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, phải tích cực tham gia vào việc chống suy thoái kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn định, vững chắc nhằm khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, gia tăng khối lượng công ăn việc làm. 1.2.3. Kiểm soát lạm phát Trong điều kiện lưu thông tiền vàng hoặc tiền giấy tự do chuyển đổi ra vàng, thì khối lượng tiền thực tế sẽ phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế một cách tự phát thông qua cơ chế tự do đúc và đổi tiền. Ngày nay, thời đại của chế độ lưu thông tiền giấy là bất khả hoán, lạm phát là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Một nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng được trong một môi trường ổn định về tiền tệ - giá cả. Trong điều kiện đó, NHTW phải luôn coi việc kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Thường thì lạm phát vừa phải là mục tiêu phấn đấu của các NHTW trong vấn đề kiểm soát lạm phát. Vì theo kết quả nghiên cứu được công bố năm 1960 của nhà kinh tế học học người Mỹ, tên là A.W Philips, thì lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau. Cụ thể, cứ giảm 1% tỷ lệ lạm phát thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 2%. Mặt khác, mức lạm phát quá thấp thì nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng suy thoái. Mà tăng trưởng kinh tế, khống chế tỷ lệ thất nghiệp và kiềm chế lạm phát là cá mục tiêu cần đạt đến của chính sách tiền tệ quốc gia. Kết luận: Sự phối hợp ba mục tiêu này là rất quan trọng. Bởi vì không phải cùng một lúc cả ba mục tiêu đó đều có thể thực hiện được mà không có sự mâu thuẫn với nhau. Do vậy khi đặt các mục tiêu cho chính sách tiền tệ quốc gia cần phải có sự dung hòa. Cụ thể là phải tùy lúc, tùy thời, tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên. Muốn vậy, NHTW phải luôn nắm bắt được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện các mục tiêu, nhằm điều chỉnh chúng khi có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp. 6 lOMoARcPSD|12184112 1.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ Công cụ chính sách tiền tệ quốc gia là các hoạt động của NHTW nhằm tác động đến cung tiền và lãi suất, qua đó nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. NHTW sử dụng hai nhóm công cụ chính sách tiền tệ đó là: nhóm công cụ trực tiếp (hành chính) và nhóm công cụ gián tiếp (thị trường). a) Nhóm công cụ trực tiếp: Lãi suất tiền gửi: o Cơ chế tác động: Khi NHTW thay đổi các nước ấn định lãi suất tiền gửi, các NHTM và các tổ chức tín dụng phải tuân thủ các mức lãi suất ấn định này, từ đó sẽ làm thay đổi khối lượng tiền tệ, tín dụng trong nền kinh tế. Việc thay đổi các mức ấn định lãi suất tiền gửi sẽ có tác động trực tiếp và nhanh chóng đến khối lượng tiền tệ và tín dụng của nền kinh tế. o Ưu điểm: Tác động trực tiếp và nhanh chóng. o Nhược điểm: Biện pháp này làm cho các tổ chức tín dụng mất đi tính linh hoạt và quyền tự chủ kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng, dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn nhất thời ở ngân hàng nhưng lại thiếu vốn cho đầu tư hoặc có thể khuyến khích dân chúng dùng tiền vào dự trữ ngoại tệ, bất động sản trong khi ngân hàng hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay. Khung lãi suất tiền gửi và cho vay hoặc lãi suất cơ bản: o Cơ chế tác động: NHTW có thể tác động tới khối lượng tiền cung ứng bằng cách quy định và điều chỉnh khung lãi suất (giới hạn tối đa và tối thiểu) hoặc quy định điều chỉnh lãi suất cơ bản và biên độ dao động. o Ưu điểm: Ngân hàng thương mại được quyền lựa chọn mức lãi suất tiền gửi hoặc lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện cụ thể của mình trong giới hạn khung lãi suất hay biên độ dao động của lãi suất cho phép để kinh doanh, nâng cao được tính độc lập tự chủ của mỗi ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng. o Nhược điểm: Trong kinh tế thị trường, lãi suất rất nhạy cảm với đầu tư, nên nhiều khi khung lãi suất do NHTW quy định trở nên gò bó, cứng nhắc, không theo kịp những diễn biến của thị trường. Hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng: o Cơ chế tác động: NHTW khống chế mức cho vay tối đa đối với NHTM và tổ chức tín dụng. Trên cơ sở quy mô, tình hình hoạt động cũng như khả năng huy động vốn của từng tổ chức tín dụng, NHTW tiến hành phân chia hạn mức tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, đó chính là mức tối 7 lOMoARcPSD|12184112 đa mà mỗi ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng được phép vay từ NHTW → cung tiền cho nền kinh tế thay đổi. o Ưu điểm: Tác động nhanh chóng để NHTW có thể đạt được mục tiêu kiểm soát khối lượng tiền cung ứng. o Nhược điểm: Trong nền kinh tế thị trường, với sự biến động thường xuyên của cung và cầu tiền vay, biện pháp này tỏ ra không còn linh hoạt phù hợp với sự biến động của nền kinh tế. Phát hành tiền trực tiếp cho ngân sách và cho đầu tư: o Cơ chế tác động: Khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt, NHTW phát hành tiền để bù đắp sự thiếu hụt ấy → mức cung tiền trong nền kinh tế tăng. o Ưu điểm: Biện pháp này bù đắp nhanh chóng thâm hụt ngân sách nhà nước. Việc NHTW phát hành tiền trực tiếp cho đầu tư là một biện pháp cần thiết trong điều kiện nền kinh tế suy thoái dư thừa tiềm năng kinh tế và sẽ mang lại hiệu quả tích cực nếu việc phát hành tiền được sử dụng để khai thác tiềm năng về tài nguyên và con người. o Nhược điểm: Biện pháp này làm gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông và hậu quả là gia tăng lạm phát. b) Nhóm công cụ gián tiếp: Nghiệp vụ thị trường mở (Opening market operation): o Nhiệm vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các chứng khoán ngắn hạn của NHTW trên thị trường mở. Đây là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất. Thông thường, nghiệp vụ thị trường mở gồm 2 loại: Nghiệp vụ chủ động (dynamic open market operation): Là nghiệp vụ được tiến hành nhằm mục đích chủ động thay đổi mức dự trữ và tiền cơ sở. Nghiệp vụ bị động (defensive open market operation): Là nghiệp vụ được tiến hành nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố ảnh hưởng một cách không có lợi đến tổng lượng tiền trong lưu thông. o Cơ chế tác động: Thông qua các nghiệp vụ của thị trường mở, NHTW có thể kiểm soát được mức lãi suất thị trường ngắn hạn và mức cung tiền trong nền kinh tế. Khi NHTW mua các giấy tờ có giá sẽ tạo ra các hiệu ứng: Lãi suất liên ngân hàng giảm ngay lập tức → lãi suất thị trường ngắn hạn giảm theo. 8 lOMoARcPSD|12184112 Dự trữ của hệ thống NHTM tăng ngay lập tức → tăng tiền cơ sở. Tiền cơ sở tăng, thông qua cơ chế tạo tiền gửi, làm cho cung tiền tăng lên. Ngược lại, khi NHTW bán chứng khoán sẽ tạo ra các hiệu ứng: Lãi suất liên ngân hàng tăng ngay lập tức → lãi suất thị trường ngắn hạn tăng theo. Dự trữ của hệ thống NHTM giảm ngay lập tức → giảm khối lượng tiền → cung tiền giảm xuống. o Ưu điểm: Tính chính xác: Nghiệp vụ thị trường mở có tác động nhanh, chính xác và có thể sử dụng được ở bất cứ mức độ nào. Nó có thể hoàn thành nhanh chóng mà không gây những chậm trễ về mặt hành chính. Khi muốn thay đổi cơ số tiền hoặc dự trữ, NHTW chỉ việc ra lệnh cho một nhà kinh doanh chứng khoán và việc mua bán sẽ được thực hiện ngay. NHTM có thể giúp NHTW thay đổi mức dự trữ hoặc cơ số tiền tệ ở mức rất nhỏ thông qua việc mua hoặc bán một lượng chứng khoán nhỏ trên thị trường. Ngược lại, nếu muốn tác động mạnh hơn đến dự trữ của các NHTM hoặc cơ số tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở vẫn đáp ứng được thông qua việc mua bán một khối lượng chứng khoán lớn hơn. Tính linh hoạt: Nghiệp vụ thị trường mở rất linh hoạt và dễ dàng sửa chữa khi có sai lầm xảy ra thông qua việc đảo ngược chiều sử dụng của công cụ đó. Nếu cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do NHTW mua chứng khoán trên thị trường mở vượt quá mức cần thiết thì nó sẽ tiến hành nghiệp vụ bán chứng khoán trên thị trường mở. Ngoài ra nghiệp vụ thị trường mở còn cho phép điều chỉnh các biến động không dự đoán trước có ảnh hưởng đến dự trữ của các ngân hàng hoặc các biến động vượt quá mức dự tính thông qua các giao dịch có thời hạn với chi phí thấp và hiệu quả cao. Khả năng tiên liệu: Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ chính sách tiền tệ chủ động, bởi vậy nó cho phép NHTW có thể tạo ra những biến động ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường trên cơ sở dự báo nhu cầu vốn khả dụng. Bên cạnh đó,thông qua tác động của các lực lượng thị trường , NHTW có thể buộc các đối tác hoạt động theo mục tiêu của mình và sự hoàn thành nghiệp vụ thị thị trường mở không phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của các đối tác. o Nhược điểm: 9 lOMoARcPSD|12184112 Các ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở đến cơ số tiền có thể bị triệt tiêu với các tác động ngược chiều làm tổ dự trữ của ngân hàng không tăng hoặc giảm tương ứng khi NHTW tiến hành các nghiệp vụ mua bán chứng khoán. Các NHTW không nhất thiết phải tăng hoặc giảm lượng cung ứng tín dụng và đầu tư khi dự trữ tăng dna giảm đi do tác động của các nghiệp vụ trên thị trường mở. Có một số yếu tố ngăn cản các NHTM sử dụng tối đa số dự trữ dư thừa cho việc mở rộng tín dụng như: nhu cầu trả nợ NHTW, nhu cầu sử dụng tiền mặt tăng lên,... Khi sử dụng nghiệp vụ thị trường mở NHTW thường mua bàn với khối lượng chứng khoán lớn nên có thể gây ra sự biến động về lãi suất trên thị trường. Dự trữ bắt buộc (reserve requirements): o Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải duy trì theo quy định của NHTW, được xác định bằng tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi của các NHTM và các tổ chức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Tiền gửi dự trữ bắt buộc = Tổng số tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc o Cơ chế tác động: Thông qua công cụ dự trữ bắt buộc NHTW tác động cả về khối lượng tín dụng và giá cả tín dụng của các tổ chức tín dụng. o Về khối lượng tín dụng: Việc tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của NHTM và các tổ chức tín dụng khác. o Về chi phí: Việc tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng có nghĩa là làm tăng hoặc giảm chi phí tín dụng của các NHTM. o Ưu điểm: Có ảnh hưởng mạnh và nhanh chóng đến lượng tiền cung ứng. Chỉ cần một thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể của khối lượng tiền cung ứng. o Nhược điểm: o Có thể khiến cho một số tổ chức tín dụng có dự trữ vượt mức ở mức thấp có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. o Việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến cho các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý và đảm bảo tính thanh khoản đồng thời gia tăng chi phí. 10 lOMoARcPSD|12184112 Chính sách chiết khấu (Discount policy): o Chính sách chiết khấu thể hiện bằng quy chế cho vay của NHTW đối với các NHTM vay các tổ chức tín dụng phi ngân hàng; bao gồm những nội dung về điều kiện cho vay ngắn hạn dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng đưa đến. o Cơ chế tác động: NHTW thay đổi lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu, qua ảnh hưởng đến hoạt động đi vay của các tổ chức tín dụng như sau: Hạn mức chiết khấu: Khối lượng dự trữ bổ sung cho các tổ chức tín dụng có thể bị thu hẹp hoặc nới rộng phụ thuộc vào hạn mức chiết khấu của NHTW, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng khi ngân hàng làm thay đổi được tiền cung ứng mạng khác khi cung tiền thay đổi xe tác động làm cho lãi suất thị trường thay đổi. Lãi suất chiết khấu: Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm tăng chi phí đi vay của các tổ chức tín dụng, để kinh doanh có lãi, các tổ chức tín dụng phải tăng lãi suất cho vay, từ đó làm giảm nhu cầu tín dụng. Mặt khác, khi lãi suất chiết khấu tăng, chi phí đi vay tăng buộc các tổ chức tín dụng hạn chế vay NHTW. Để hồi phục dự trữ, các tổ chức tín dụng phải giảm cung ứng tín dụng, khiến lãi suất thị trường tăng. o Ưu điểm: Các khoản vay chiết khấu đều được đảm bảo bằng cách giấy tờ có giá, nên NHTW chắc chắn thu hồi được nợ khi đến hạn. o Nhược điểm: Tác dụng của chính sách chỉ có thể phát huy khi các tổ chức tín dụng có nhu cầu vay từ NHTW với mức lãi suất hợp lý. Với sự phát triển của thị trường tài chính, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thể tìm kiếm được các nguồn cho vay thay thế làm cho sự phụ thuộc vào các khoản vay NHTW giảm đi, do đó làm giảm mức độ phát huy hiệu quả của công cụ này. NHTW khó có thể kiểm soát được hoàn toàn những tác dụng của công cụ này bởi vì NHTW chỉ có thể thay đổi được lãi suất chiết khấu và các điều kiện cho vay mà không kiểm soát được việc các tổ chức tín dụng quyết định vay từ mình bao nhiêu. Công cụ này không dễ khắc phục được sai sót nhưng nhiệm vụ thị trường mở, ví dụ nó cũng có thể gây ra những biến động lãi suất trên thị trường. 11 lOMoARcPSD|12184112 1.4. Cơ chế tác động của chính sách tiền Chính sách tiền tệ sẽ tác động đến khối lượng tiền của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Lãi suất là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của khu vực doanh nghiệp và tiêu dùng của khu vực hộ gia đình. Việc mở rộng hay thu hẹp đầu tư này đến lượt nó lại ảnh hưởng đến việc làm cùa người lao động. Vì chính sách tiền tệ tác động làm thay đổi lãi suất cân bằng nên trong ngắn hạn CSTT chủ yếu tác động đến tổng chi tiêu dự kiến (AE) thông qua ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đối với tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng. Từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và việc làm của nền kinh tế. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp Giả định rằng nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao. Mục tiêu điều chỉnh của chính sách là kiềm chế lạm phát, giảm tăng trưởng nóng. Chính sách mà Chính phủ có thể sử dụng là chính sách tiền tệ thu hẹp. Khi đó cung tiền giảm, lãi suất cân bằng tăng dẫn đến giảm cầu đầu tư (I), do vậy tổng cầu chi tiêu dự kiến (AE) giảm. Điều này sẽ dẫn đến làm giảm sản lượng (GDP thực) và mức giá chung (P). Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng làm giảm cầu tiêu dùng của hộ gia đình (C) và xuất khẩu ròng (NX). Ta có thể minh họa tác động của giảm cung tiền đến cầu đầu tư trên Hình 1. Ban đầu thị trường tiền tệ cân bằng tại E1 là giao điếm của đường cung tiền MS1 với đường cầu tiền (LP). Tại E1 chúng ta có mức lãi suất cân bằng là r1 và mức đầu tư tương ứng là I1. Khi Chính phủ giảm cung tiền sẽ khiến đường cung tiền dịch chuyển sang trái từ đường MS1 sang dường MS2. Thị trường tiền tệ đạt cân bằng mới tại điểm E2 là giao điểm của đường MS2 với đường cầu tiền (LP). Tại E2, lãi suất cân bằng là r2. Khi lãi suất cân bằng tăng từ r1 lên r2, mức cầu đầu tư trong nền kinh tế giảm từ I1 và I2. Hình 1. Tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp đến cầu đầu tư 12 lOMoARcPSD|12184112 Hình 2 minh họa tác động của sự thay đổi cầu đầu tư đến tổng chi tiêu dự kiến và do đó tác động đến tổng cầu, sản lượng cân bằng và mức giá chung. Với mức cầu đầu tư trong nền kinh tế là I1, tổng cầu của nền kinh tế là AD1 và nền kinh tế cân bằng tại điềm E1 với mức sản lượng và mức giá chung cân bằng tương ứng là Y1 và P1. Khi mức cầu đầu tư giảm từ I1 xuống I2 do tác động của thay đổi lãi suất, tổng cầu AD sẽ giảm tại mọi mức giá chung cho trước và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái từ AD1 đến AD2. Điểm cân bằng của nền kinh tế dịch chuyển từ điềm E1 tới điểm E2. Tại trạng thái cân bằng mới, mức sản lượng và mức giá chung cân bằng tương ứng là Y* và P2. Như vậy, chính sách tiền tệ chặt có tác động làm giảm sản lượng qua đó kiềm chế tăng trưởng nóng và giảm mức giá chung (giảm lạm phát). Do đó, khi nền kinh tế có lạm phát cao, Chính phủ cần sử dụng CSTT chặt nhằm giảm tổng cầu và hạ thấp lạm phát. Hình 2. Tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ mở rộng Giả định rằng nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái, sản lượng thấp và thất nghiệp cao, Mục tiêu điều chỉnh của chính sách là thúc đầy tăng trưởng sản lượng, giảm thất nghiệp. Chính sách có thể sử dụng là chính sách tiền tệ mở rộng. Khi đó cung tiền tăng, lãi suất cân bằng giảm dẫn đến tăng cầu đầu tư (I), và tổng chi tiêu dự kiến (AE) tăng. Điều này sẽ làm tăng sản lượng (GDP thực) và mức giá chung (P). Ngoài ra, lãi suất giảm cũng làm tăng tiêu dùng và xuất khẩu ròng. Ta có thể minh họa tác động của giảm cung tiền đến cầu đầu tư trên Hình 3. Ban đầu thị trường tiền tệ cân bằng tại E1 là giao điểm của đường cung tiền MS1 với đường cầu tiền (LP). Tại B1, chúng ta có mức lãi suất cân bằng là r1 và mức đầu tư tương ứng là I1. Khi Chính phủ tăng cung tiền sẽ khiến đường cung tiền dịch chuyển sang phải từ đường MS1 sang đường MS2. Thị trường tiền tệ đạt cân bằng mới tại điểm E2 là giao điểm của đường MS2 với đường cầu tiền (LP). Tại E2, lãi suất cân bằng là r2. Khi lãi suất cân bằng giảm từ r1 lên r2, mức cầu đầu tư trong nền kinh tế tăng từ I1 đến I2. 13 lOMoARcPSD|12184112 Hình 3. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng đến cầu đầu tư Hình 4 minh họa tác động của sự thay đổi cầu đầu tư đến tổng chi tiêu dự kiến và qua đó đến tổng cầu, sản lượng cân bằng và mức giá chung. Với mức cầu đầu tư trong nền kinh tế là I1, tổng cầu của nền kinh tế là AD1 và nền kinh tế cân bằng tại điểm E1 với mức sản lượng và mức giá chung cân bằng tương ứng là Y1 và P1. Khi mức cầu đầu tư tăng từ I1 lên I2 do tác động của thay đổi lãi suất; tổng cầu AD sẽ tăng tại mọi mức giá chung cho trước và đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD1 đến AD2. Điểm cân bằng của nền kinh tế dịch chuyển từ điềm E1 tới điềm E2. Tại trạng thái cân bằng mới, mức sản lượng và mức giá chung cân bằng tương ứng là Y* và P2. Hình 4. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng Như vậy, khi nền kinh tế có suy thoái, mức sản lượng dưới mức sản lượng tiềm năng, thất nghiệp cao thì Chính phủ cần sử dụng CSTT mở rộng nhằm gia tăng tổng cầu, giảm tỷ lệ thất nghiệp. 14 lOMoARcPSD|12184112 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2022 2.1. Thực trạng và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2020 2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2020 a) Bối cảnh kinh tế thế giới: Năm 2020, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng do diễn biến nhanh chóng và phức tạp của dịch Covid-19 - Thương mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng, cộng hưởng với đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. - Kinh tế toàn cầu chìm sâu vào suy thoái hơn cả Đại suy thoái 1930 với mức tăng trưởng kinh tế thế giới giảm sâu - 4,4% theo dự báo tháng 10.2020 của Quỹ tiền tệ quốc tế. - Không chỉ dòng hàng hóa, dòng lao động mà cả dòng dịch vụ và tài chính cũng bị chặn đứng bởi nỗi lo sợ dịch bệnh bao trùm. Lần đầu tiên trong thời hiện đại, kinh tế thế giới cùng một lúc phải chịu đựng cả cú sốc cung lẫn cú sốc cầu. Sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp và tâm lý lo ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ của các nhà đầu tư tài chính. -Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 chỉ ở mức 2,4%, giảm 0,5% so với dự báo trước đó. Các nền kinh tế đang phát triển sẽ sụt giảm khoảng 2% GDP thay vì tốc độ tăng trưởng bình quân liên tục 4,6%/năm trong suốt 60 năm trước đây. b) Bối nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 -Người lao động sụt giảm thu nhập, đặc biệt đối với lao động thời vụ, không có nguồn thu ổn định, làm phía cầu vốn bị sụt giảm nghiêm trọng do các biện pháp giãn cách xã hội. Điều này làm tăng nguy cơ nợ quá hạn đối với các khoản thế chấp và vay tiêu dùng. Các doanh nghiệp đối mặt với vấn đề suy giảm các hoạt động sản xuất và giảm dòng tiền, nhất là trong các lĩnh vực như ô tô, bán lẻ và du lịch. Những 15 lOMoARcPSD|12184112 vấn đề về thanh khoản của hộ gia đình và doanh nghiệp, cùng với sự bất ổn ngày càng tăng cao đã tác động tiêu cực đến sự hoạt động của thị trường tài chính. - Nhưng với sự vào cuộc quyết liệt, tinh thần đoàn kết, đồng lòng của hệ thống chính trị, nước ta đã khắc phục khó khăn để vươn lên mạnh mẽ, thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. - Nền tảng vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức tăng cao nhất khu vực và thế giới trong bối cảnh thế giới suy thoái nghiêm trọng. ảnh kinh tế Việt Nam: 2.1.2. Mục tiêu, chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2020 * Mục tiêu: Thứ nhất, tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực ứng phó với những biến động khó lường của thị trường, nhất là thị trường thế giới; duy trì đà tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, ứng dụng những thành tựu của cách mang công nghiệp 4.0 vào phát triển kinh tế, chuyển đổi số nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Thứ hai, chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỉ giá phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ khởi nghiệp; kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Thứ ba, tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các TCTD để thực hiện huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội... Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, thị trường bảo 16 lOMoARcPSD|12184112 hiểm, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính. Quyết liệt thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực, tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại NSNN. Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân. Thứ tư, thúc đẩy phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là về hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phát triển nông nghiệp; nông thôn theo các mục tiêu, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện có kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Thứ năm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mô; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, linh hoạt. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, thúc đẩy cải cách hành chính. Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế, nhất là thể chế kinh tế, hướng tới thị trường, phục vụ thị trường bởi một nhà nước kiến tạo phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được diễn ra ngày càng sâu rộng và không thể đảo chiều. 2.1.3. Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2020 - Theo số liệu được Tổng cục Thống kê, ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid- 19 đến nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ở phạm vi rộng, phần đông là người lao động (72% thuộc khu vực dịch vụ, 67,8% thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng và 25,1% trong lĩnh vực nông nghiệp). - Ước tính có khoảng 30,8 triệu người, chiếm hơn một nửa lực lượng lao động bị tác động tiêu cực từ dịch bệnh dưới nhiều hình thức như: Bị mất việc làm, giãn 17 lOMoARcPSD|12184112 việc/nghỉ luân phiên hay giảm giờ làm. Thu nhập bình quân/tháng của người lao động trong quý II/2020 giảm 279.000 đồng so với cùng kỳ năm 2019... Trước thực trạng trên, Chỉnh phủ đã nhanh chóng ban hành các biện pháp ứng phó để điều hành chính sách tiền tệ như: - Một là, giảm lãi suất điều hành, cung ứng nguồn tiền lớn ra nền kinh tế qua kênh mua vào ngoại tệ; Ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Thống kê sau 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm từ 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, trong đó lãi suất tái cấp vốn đã giảm 2%/năm, lãi suất OMO giảm 1,5%/năm. NHNN Việt Nam trở thành một trong các ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực (Trung Quốc chỉ giảm 0,3%, Ấn độ (-1,15%); Thái Lan (- 0,75%), Malaysia và Indonesia (-1,25%) (Nguyễn Đức Trung, 2021). Trong năm 2020, NHNN đã 3 lần liên tiếp ban hành quy định về giảm trần lãi suất huy động tiền gửi đối với kỳ hạn dưới dưới 6 tháng, nhờ đó, lãi suất thị trường giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2019. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm và lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay mới phát sinh giảm hơn 1%/năm trong năm 2020 và tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2021. Xét về mặt bằng chung, lãi suất cho vay ở thời điểm tháng 6/2021 đã giảm một nửa so với lãi suất của năm 2012. Việc giảm mạnh mặt bằng lãi suất cho vay đã phần nào hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh. - Hai là, công bố tỷ giá trung tâm phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và giúp nền kinh tế hấp thu tốt hơn các cú sốc từ bên ngoài. Cụ thể: Cuối tháng 3/2020, trong bối cảnh kinh tế, tài chính thế giới biến động nhanh, phức tạp do tác động của đại dịch Covid-19, tâm lý trên thị trường có thời điểm bị tác động tiêu cực, NHNN đã linh hoạt điều chỉnh tỷ giá bán can thiệp, thực hiện truyền thông và sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại tệ để bình ổn thị trường. Nhờ đó, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm dần về quanh mức giá mua của NHNN. 2.1.4. Đánh giá về việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2020 a) Thành tựu: - Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế gới: 2,91% so với cùng kì 18 lOMoARcPSD|12184112 năm trước. Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng, theo giá hiện hành, GDP năm 2020 đạt 6.293,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 271,2 tỷ USD), gấp 1,5 lần quy mô GDP năm 2015. - NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc: Nghiệp vụ thị trường mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh khoản hệ thống. Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong kiểm soát tiền tệ, không tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị trường. Nhờ đó, dù Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao kỷ lục nhưng lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 3,51%, dưới mục tiêu 4% của Quốc hội; lạm phát cơ bản bình quân đạt 2,43%, cho thấy hiệu quả điều hành CSTT linh hoạt, đóng góp tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình quân chung trong khi vẫn có dư địa hỗ trợ nền kinh tế. - Kiểm soát mặt bằng lãi suất: Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philipines: -2%; Thái Lan: -0,75%; Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%; Trung Quốc: -0,3%) - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng, chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH, cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh đã được NHNN chỉ đạo triển khai kịp thời. Nhờ đó, mặc dù cầu tín dụng suy giảm nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19, nhưng từ tháng 9.2020 tín dụng tăng trở lại, đến ngày 10.12.2020, tín dụng toàn hệ thống tăng 9,02% so với cuối năm 2019. b) Hạn chế: 19 lOMoARcPSD|12184112 - Tín dụng tăng thấp hơn dự kiến ( 12,13% so với dự kiến ban đầu là 14%) nguyên nhân chính là do dịch Covid19 tăng trưởng tín dụng đã chững lại những tháng đầu năm và phục hồi dần vào cuối năm nhưng chủ yếu tăng ở các ngành công nghiệp xây dựng,thương mại dịch vụ, xuất khẩu,.. và giảm ở các lĩnh vực rủi ro. - Tăng trưởng kinh tế đạt thấp: Mặc dù là số ít quốc gia có tăng trưởng dương nhưng mức tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam chỉ đạt 2,91% so với năm trước. Hình 5. Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 - 2020. Nguồn ảnh: Tổng cục Thống kê. Nguyên nhân: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Xung đột thương mại, công nghệ Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Tiêu dùng nội địa tiếp tục ở mức thấp bởi thu nhập hộ gia đình và DN giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thêm nhiều DN tạm ngừng hoạt động. Triển vọng đầu tư không đồng đều, đầu tư tư nhân còn yếu và đầu tư nước ngoài liên quan đến thương mại tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, việc phụ thuộc quá nhiều vào xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế trở nên mong manh trước các cú sốc đến từ bên ngoài; năng suất lao động vẫn ở mức thấp - Diễn biến lạm phát phức tặp, tăng nhẹ so với năm 2019: Năm 2020 là một năm biến động khó lường, lạm phát tăng cao ở những tháng đầu năm. CPI tăng cao nhất vào tháng 1, tăng 1,23% và giảm mạnh nhất vào tháng 4, giảm 1,54%. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19% so với tháng 12 năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019. Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu đến từ những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, khiến cho thị trường tiêu dùng ở Việt Nam bị đóng băng 4 tháng liên tiếp (từ tháng 2 đến tháng 5/2020). Điều này đã khiến cho CPI hằng tháng sụt giảm, thậm 20 lOMoARcPSD|12184112 chí sụt giảm kỷ lục tới 1,54% vào tháng 4/2020. Giá cả đã đóng băng suốt cả năm 2020 ngoại trừ đột biến tháng 6/2020 mà nguyên nhân chủ yếu được cho là do giá xăng dầu tăng cao 3 đợt liên tiếp sau chuỗi giảm kéo dài kể từ Tết và giá thịt lợn tiếp tục tăng trong những ngày đầu tháng 6. Một số nguyên nhân khiến chỉ số CPI 2020 tăng như việc nguồn cung một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đặc biệt là nguồn cung thịt lợn giảm do dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã đẩy giá nhóm thực phẩm tăng cao. Do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi... làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ. Giá dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019 do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. - Áp lực nợ xấu hệ thống ngân hàng gia tăng từ tác động của đại dịch: Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến tháng 5/2020 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống. Trong đó, 2 ngành có tổng dư nợ bị ảnh hưởng hơn 1 triệu tỷ đồng là công nghiệp chế biến, chế tạo (520 nghìn tỷ đồng), kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng (548 nghìn tỷ đồng). Bên cạnh đó, một số lĩnh vực khác có dư nợ lớn là nông, lâm nghiệp; chế biến thực phẩm, đồ uống; dệt may; xi măng; BOT, BT giao thông; vận tải; dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch; kinh doanh bất động sản Nguyên nhân: Khủng hoảng của dịch bệnh đã tác động đến hoạt động kinh tế của đất nước, đặc biệt là doanh nghiệp. Người dân, doanh nghiệp đi vay vốn từ ngân hàng, nhưng do khả năng trả nợ “yếu” đã làm nợ xấu của ngân hàng đang tăng mạnh. Cùng với nợ xấu tồn đọng, nợ xấu mới, dự báo, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có khả năng sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. 2.2. Thực trạng và đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2021 2.2.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2021 a) Bối cảnh kinh tế thế giới: Năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến nguy hiểm và phức tạp với biến chủng Delta, khiến tiến trình phục hồi kinh tế phân hóa rõ rệt giữa các nước phát triển đã phổ quát vắc-xin với các nước đang, kém phát triển có tỷ lệ tiêm vắc-xin mức thấp. Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (10/2021) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 21 lOMoARcPSD|12184112 năm 2021 đạt 5,9%, được dẫn dắt bởi các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục là lực cản, đẩy giá hàng hóa cơ bản (lương thực, thực phẩm, năng lượng) và chi phí sản xuất tăng cao. Lạm phát tăng cao kỷ lục tại nhiều nước trong nhiều thập kỷ trở lại đây, trong khi phục hồi kinh tế còn chưa vững chắc. Xu hướng thu hẹp nới lỏng CSTT, tăng lãi suất trở thành chủ đạo để ứng phó với nguy cơ lạm phát và rủi ro bất ổn tài chính. Tính đến cuối tháng 12/2021, đã có tổng cộng 113 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu. b) Bối cảnh kinh tế Việt Nam: Trong nước, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng đứt gãy, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu hụt lao động đã bào mòn sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân, tạo gánh nặng lớn lên hệ thống an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó, mục tiêu bảo vệ sức khỏe Nhân dân được Đảng và Nhà nước ưu tiên trước hết và trên hết; với sự phối hợp nhịp nhàng của các chính sách kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội kịp thời, đồng bộ nên mặc dù bị tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng kinh tế năm 2021 vẫn đạt 2,58%, lạm phát được kiểm soát ở mức 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016. 2.2.2. Mục tiêu chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2021 Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm. Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng. Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ. Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 2.2.3. Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2021 - Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đồng thời, hàng ngày NHNN chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ 22 lOMoARcPSD|12184112 trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp trong lịch sử, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho vay. - Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm. Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương (NHTW) giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết quả là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn mức trần quy định là 4,5%/năm). - Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng. NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu năm, và linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19. Theo đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có năng lực tài chính, quản trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen. Trên cơ sở đó, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm 2020, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47% so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019). Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 20201, hỗ trợ tích cực quá tr
File đính kèm:
- tieu_luan_trinh_bay_muc_tieu_chinh_sach_tien_te_cua_viet_nam.pdf