Tiểu luận Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản
Chu nghia xa hoi khoa hoc Chủ nghĩa xã hội khoa học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lOMoARcPSD|12184112 2 NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNG GHEN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” 1. Khái quát tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” 1.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bối cảnh lịch sử quốc tế: Những nĕm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh ở Anh, Pháp và một số nước Tây Âu. Đến những nĕm 60 của thế kỷ XIX, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã cơ bản hoàn thành ở Anh, Pháp và lan ra các nước Châu Âu, làm thay đổi công cụ sản xuất từ thủ công thành cơ khí máy móc, nĕng suất lao động tĕng cao, công xưởng, nhà máy ra đời, kéo theo một loạt ngành nghề mới xuất hiện, giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, từng bước, bước lên vũ đài lịch sử như một giai cấp mới xuất hiện trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Kế thừa những quan điểm duy vật của thế kỷ “Ánh sáng” - thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX, nhiều phát minh khoa học ra đời, được công nhận cấp bằng sáng chế và áp dụng vào sản xuất và thực tiễn cuộc, để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới như: Định luật bảo toàn và chuyển hoá nĕng lượng của Maie, Giulơ, Côn Đinh; thuyết tế bào của Slâyđen, Svan; thuyết tiến hoá của Đác Uyn. Khoa học tự nhiên đã chứng minh: Thế giới thống nhất ở tính vật chất; vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà luôn vận động chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, thế giới vật chất luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, thế giới vật chất có mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn nhau. Đúng như Ph. Ĕngghen đã viết: “ Giới tự nhiên là hòn đá khảo nghiệm phép biện chứng, khoa học tự nhiên đã cung cấp cơ sở khoa học cho khoa học xã hội và có ý nghĩa rất lớn đến tư duy biện chứng”. Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đầu thế kỷ XIX cũng đạt được những tiến bộ đáng kể, tổng kết thực tiễn, trí tuệ loài người đã cho ra đời những sản phẩm tinh thần vô giá như: Triết học cổ điển Đức của Hê - Ghen, PhoiơBắc; kinh tế chính trị Anh của Adam smít và Ri-Các-Đô; Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán của Xanh Xi Mông; Phu Ri ê; Ô oen. Đây chính là những tiền đề lý luận trực tiếp đã được C. Mác - Ph. Ĕngghen kế thừa một cách chọn lọc để xây dựng nên học thuyết của mình. Ph. Ĕngghen viết “Cũng như bất kỳ học thuyết mới nào, chủ nghĩa xã hội trước hết phải xuất phát từ những tư liệu tư tưởng đã tìm thấy sẵn, mặc dù gốc rễ của nó nằm sâu trong những sự kiện kinh tế; vật chất”. Ra đời cùng với chủ nghĩa tư bản và cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp công nhân không ngừng trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu. Nhưng ra đời trong sự đối lập với giai cấp tư sản nên cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản cũng diễn ra ngay từ đầu. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản cũng diễn ra liên tiếp, từ thấp đến cao; từ trộm cắp tài lOMoARcPSD|12184112 3 sản đến đập phá máy móc, bãi công kinh tế đến những cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên diễn ra ở Li-ông ở Pháp (1831-1834); Xilêdi ở Đức (1844); đặc biệt là phong trào Hiến chương ở Anh (1835-1848) đã mang tính chính trị và có tổ chức chặt chẽ, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia vào cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Tuy nhiên, tất cả các phong trào đấu tranh tự phát của giai cấp công nhân đều thất bại và bị giai cấp tư sản dìm trong biển máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại, nhưng xét đến cùng là do chưa có đường lối cách mạng đúng đắn và chưa có một chính Đảng tiên phong thống nhất lãnh đạo. Các học thuyết lý luận trước Mác đều tỏ ra bất lực trước sự đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Vấn đề đặt ra lúc này là phải có một lý luận tiên phong dẫn đường cho phong trào cách mạng phát triển như là một tất yếu của lịch sử. Nĕm 1846 Các Mác - Ĕngghen thành lập Uỷ ban thông tin cộng sản ở Bỉ, sau đó ở Anh để tuyên truyền quan điểm của 2 ông và phong trào công nhân, thông qua tổ chức này liên hệ với những người cộng sản ở trong và ngoài nước Đức. Đồng thời, đấu tranh chống những quan điểm sai trái của Pru Đông, Vai Tơ Linh đang ảnh hưởng đến phong trào công nhân như: Chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội bình quân, khổ hạnh; phương pháp cách mạng là âm mưu lật đổ của một nhóm người; phủ nhận sự cần thiết phải có đảng lãnh đạo và đấu tranh chính trị Đồng minh những người chính nghĩa là một tổ chức của những công nhân Đức yêu nước, sống lưu vong ở Pháp, được thành lập nĕm 1836 do Giôdép Môn, Vai Tơ Linh, Baue, Sáp Bơ lãnh đạo. Nĕm 1939, tổ chức này bị trục xuất sang Luân Đôn và kết nạp thêm nhiều người thuộc quốc tịch khác nhau như Hà lan, Anh, XCĕng đinavơ nên nó trở thành một tổ chức công nhân có tính quốc tế đầu tiên . Nhưng do ảnh hưởng của những tư tưởng sai lầm của Vai Tơ Linh, nên tiên chỉ, mục đích của tổ chức này không rõ ràng, thể hiện: khẩu hiệu chiến lược “Mọi người đều là anh em”; phương pháp tiến hành âm mưu lật đổ; tổ chức theo kiểu phường hội, công khai, thiếu tập trung thống nhất. Do đó, mùa xuân 1847 Giô dép Môn - một thành viên trong ban lãnh đạo Đồng minh những người chính nghĩa đến Brúc xen gặp Mác, sau đó đến Pari gặp Ĕngghen, thay mặt tổ chức mình đề nghị Mác- Ĕngghen ra nhập đồng minh và mời hai ông cải tổ đồng minh để tổ chức này thực sự là tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân. Việc cải tổ Đồng minh những người chính nghĩa, được thực hiện tại đại hội lần thứ nhất vào tháng 6 /1847 ở Luân Đôn (chỉ có Ĕngghen tham dự). Đại hội đã quyết định đổi tên “Đồng minh những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản”; đổi khẩu hiệu chiến lược “Mọi người đều là anh em” thành “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại” ; thành lập cơ quan báo chí để tuyên truyền đường lối, chủ trương, mục tiêu của đồng minh,; khai trừ Vai Tơ Linh ra khỏi đồng minh; dự thảo điều lệ mới qui định cơ quan lãnh đạo cao nhất của đồng minh là đại hội được triệu tập thường kỳ, Ban chấp hành là cơ quan cao nhất giữa hai kỳ đại hội, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội; mọi cơ quan lãnh đạo đều do đại hội bầu ra bằng lOMoARcPSD|12184112 4 phiếu kín; nguyên tắc hoạt động là tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, mọi hội viên phải nộp hội phí đều đặn. Đại hội quyết định lấy chủ nghĩa cộng sản khoa học làm ngọn cờ tư tưởng của hội, mở đầu cho quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Đại hội 2 họp ở Luân Đôn vào cuối tháng 11 đầu tháng 12/1847 có cả Mác - Ĕngghen tham dự. Đại hội đã thông qua điều lệ chính thức với những nội dung cơ bản như: mục đích của đồng minh là lật đổ giai cấp tư sản giành quyền thống trị cho giai cấp vô sản, xoá bỏ xã hội tư bản là xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đối kháng giai cấp, xây dựng xã hội mới không có tư hữu, không có giai cấp, không có áp bức bóc lột. Điều kiện kết nạp vào đồng minh: thừa nhận điều lệ của hội và tích cực đấu tranh chống giai cấp tư sản. Đồng thời, giao cho Mác - Ĕngghen viết tuyên ngôn của đồng minh để tuyên bố với thế giới và giai cấp tư sản đã có một tổ chức cộng sản của giai cấp công nhân ra đời có cương lĩnh, mục đích hoạt động rõ ràng, chứ không phải là “Bóng ma ám ảnh Châu Âu” như các học giả tư sản tuyên truyền. Để viết tuyên ngôn của đảng cộng sản tháng 6/1847 Ĕngghen đã thảo ra “Biểu tượng lòng tin cộng sản”; tháng 10/1847 Ph. Ĕngghen chỉnh lý thành tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” dưới dạng 25 câu hỏi - đáp về chủ nghĩa cộng sản. Trên cơ sở bản thảo đó và bằng trí tuệ uyên bác, khoa học của hai ông, C. Mác – Ph. Ĕngghen đã hoàn thành tác phẩm Tuyên ngôn của đảng cộng sản, được thông qua Ban chấp hành Hội đồng và công bố lần đầu tiên bằng 6 thứ tiếng: Anh, Đức, Pháp, Italia, Phla Mĕng, Đan Mạch vào ngày 24/02/1848 tại Luân Đôn thủ đô nước Anh. Đến nay tác phẩm Tuyên ngôn của đảng cộng sản đã được tái bản hơn 100 lần, dịch ra hơn 100 thứ tiếng và phát hành trên toàn thế giới, trở thành cuốn sách gối đầu giường của những người cộng sản chân chính. Tác phẩm “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” được in trong C.Mác và Ph.Ĕng-ghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 591-646. 1.2. Kết cấu và tư tưởng cơ bản của tác phẩm Kết cấu của tác phẩm: Tác phẩm Tuyên ngôn của đảng cộng sản gồm 4 chương Chương 1: Tư sản và vô sản Chương 2: Những người vô sản và những người cộng sản Chương 3: Vĕn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Chương 4: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập. Tư tưởng cơ bản của tác phẩm: C. Mác - Ph.Ĕngghen đã trình bày một các sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân; con đường để thực hiện sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là cách mạng vô sản; vị trí, vai trò, mối quan hệ của Đảng cộng sản với giai cấp công nhân. Đồng thời, chỉ ra những nguyên tắc chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản; đấu tranh phế phán các trào lưu xã hội chủ nghĩa phản động, bảo thủ, không tưởng và những lời xuyên tạc bỉ ổi của giai cấp tư sản. lOMoARcPSD|12184112 5 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là một trong những phạm trù hết sức cĕn bản của chủ nghĩa xã hội khoa học được trình bày trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”. 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C.Mác và Ph. Ĕngghen đã khẳng định: Giai cấp vô sản hiện đại là người làm cuộc cách mạng xã hội đánh đổ CNTB, xoá bỏ hình thái kinh tế dựa trên nền tảng chế độ tư hữu và xây dựng xã hội mới, lấy chế độ công hữu về tư liệu sản xuất làm nền tảng, không có người bóc lột người. Thực chất đó là quá trình giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại. Với cách nhìn biện chứng, C.Mác và Ph. Ĕngghen đã phân tích một cách khoa học về sự diệt vong không thể tránh khỏi của CNTB, về tính tất yếu của sự quá độ từ CNTB lên CNXH. C.Mác và Ph. Ĕng-ghen đã chỉ ra bước quá độ đó không phải tự phát mà phải bằng con đường cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và xoá bỏ các quan hệ sản xuất TBCN. Hai ông đã phát hiện ra lực lượng xã hội có khả nĕng thực hiện bước quá độ đó là giai cấp vô sản. C.Mác và Ph. Ĕngghen cho rằng: vai trò lịch sử của giai cấp vô sản được quyết định trước hết do địa vị của giai cấp đó trong nền sản xuất xã hội. Từ sự phân tích kết cấu giai cấp trong xã hội tư bản và hai ông đã khẳng định: “trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó”, sau đó giai cấp vô sản có sứ mệnh là xây dựng thành công CNXH và CNCS trên toàn thế giới. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là tất yếu khách dựa trên cơ sở chính bản thân của giai cấp vô sản. Về địa vị kinh tế-xã hội của giai cấp công nhân: giai cấp công là con đẻ của nền đại công nghiệp, sinh ra, trưởng thành, phát triển gắn liền với nền đại công nghiệp “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. Hơn nữa, giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội tư bản. C.Mác và Ph. Ĕngghen cho rằng: giai cấp vô sản là đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, nó thực sự là giai cấp cách mạng triệt để nhất trong tiến trình giải phóng lao động, giải phóng lực lượng sản xuất thoát khỏi sự gò bó, kìm hãm của quan hệ sản xuất TBCN. Giai cấp công nhân là giai cấp tiêu biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất; là giai cấp được rèn luyện trong nền sản xuất đại công nghiệp; là sản phẩm của chính bản thân nền đại công nghiệp. Họ là những người công nhân làm thuê hiện đại. Vì họ mất hết các tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống. C.Mác và Ph.Ĕngghen viết: “Một khi người thợ đã bị chủ xưởng bóc lột và được trả tiền công rồi thì anh ta lại trở thành miếng mồi cho những phần tử khác trong giai cấp tư sản: chủ nhà lOMoARcPSD|12184112 6 cho thuê, chủ hiệu bán lẻ, kẻ cho vay nặng lãi”33. Giai cấp vô sản ra đời gắn liền với quá trình sản xuất công nghiệp, được đại công nghiệp rèn luyện nên giai cấp công nhân có những phẩm chất ưu việt mà giai cấp khác không có được, đó là: tính tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh; tính cách mạng triệt để,; tính tiên tiến và tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, thông nhất cao về lợi ích. “Họ tuyệt nhiên không có lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản”4. Và “phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số”5. Vì vậy “trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”6 . Từ những đặc điểm cơ bản trên, giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng nhất, là một lực lượng chính trị độc lập đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Các giai cấp khác, C.Mác và Ph.Angghen gọi là: “những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ đều không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa họ lại phản động”7 Giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu “đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử. Bất cứ chỗ nào mà giai cấp tư sản chiếm được chính quyền thì nó đạp đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên và tất cả nhưng mối liên hệ phức tạp”8. Đặc biệt, giai cấp tư sản đã tạo ra một lực lượng sản xuất vô cùng mạnh mẽ mà bản thân nó cũng không lường hết được, nhờ đó xã hội loài người phát triển nhảy vọt. “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”9. Tuy nhiên giai cấp tư sản tồn tại trên sự bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nên bản chất tư hữu bóc lột là cố hữu và không bao giờ khắc phục được. Giai cấp tư sản còn tạo ra và nuôi dưỡng các loại tệ nạn xã hội khác. Hệ tư tưởng của họ là hệ tư tưởng tư sản, phản động, đi ngược lại lịch sử. Chính vì vậy giai cấp tư sản không thể và không bao giờ là giai cấp triệt để cách mạng. Đối với giai cấp nông dân, giai cấp đông đảo trong xã hội, nhưng họ không đại diện cho một phương thức sản xuất tiến bộ có hệ tư tưởng độc lập. Bản chất của họ vẫn là tư hữu, manh mún, nhỏ lẻ và họ không có khả nĕng đứng lên để tập hợp quần chúng làm cách mạng. Vì vậy, giai cấp nông dân cũng không thể là giai cấp trung tâm của thời đại. Đội ngũ trí thức, là một tầng lớp xã hội đặc biệt và không thuần nhất, tồn tại đan xen trong các giai tầng của xã hội; không phải là một lực lượng kinh tế, chính trị độc lập; tri thức không có lợi ích đối kháng với giai cấp tư sản.Trí thức chưa bao giờ và không bao giờ là một giai cấp. Nó không đại 3,4,5,6,7,8,9: C. Mác và Ph. Ĕngghen: Toàn tập, Sđd, t4, tr. 606 tr. 614 tr. 611 tr. 646 tr.610 tr. 599 – 600; tr. 603 lOMoARcPSD|12184112 7 biểu cho một phương thức sản xuất tiên tiến. Nó chỉ đi theo và chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của giai cấp mà nó phục vụ. Thực tế lịch sử cho thấy, chưa bao giờ có một tầng lớp trí thức nào có thể thay thế một giai cấp để lãnh đạo một cuộc cách mạng xã hội thành công. Như vậy, từ phân tích địa vị kinh tế xã hội của giai cấp vô sản C.Mác và Ph.Ĕng-ghen đã khẳng định rằng, không những giai cấp công nhân là người đào huyệt chôn CNTB, mà giai cấp công nhân còn là người có sứ mệnh xây dựng một xã hội mới tốt đẹp nhất trong lịch sử loài người, đó là CNXH và CNCS. Để thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vô sản phải tiến hành đấu tranh bằng cuộc cách mạng vô sản chống lại giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản. Sứ mệnh lịch sử và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản là tất yếu khách quan. C.Mác và Ph.Ĕngghen đã chứng minh: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay (lịch sử thành vĕn) chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”10. Hai ông đã điểm lại các chế độ xã hội có phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp, đồng thời chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trong các chế độ ấy. Đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử C.Mác và Ph.Ĕngghen chỉ rõ: lịch sử đấu tranh giai cấp là nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Trong phương thức sản xuất TBCN, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong lòng TBCN phát triển ngày càng gay gắt, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. “Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc họ mới ra đời”11. Vì vậy cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản là tất yếu khách quan. Cuộc đấu tranh đó sẽ dẫn tới “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau”12. Tính chất của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản rất gay go, quyết liệt, bởi vì: Mục đích cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản là xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN , thiết lập quyền thống trị của giai cấp vô sản, xây dựng một chế độ xã hội công bằng, vĕn minh, mưu cầu lợi ích cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động. C.Mác và Ph.Ĕngghen viết: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xoá bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xoá bỏ sở hữu tư sản”13. “Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lí luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu”14, “là sự đoạn tuyệt thống trị triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của 10,11,12, 13,14,15,16 C. Mác và Ph. Ĕngghen: Toàn tập, Sđd,, t4, tr.596; tr.607 tr. 613 tr. 615 tr. 616, , tr. 626, tr. 611 lOMoARcPSD|12184112 8 quá khứ”15. Còn “tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay đều do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số”16. Như vậy, mục đích cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản khác hẳn tất cả các cuộc đấu tranh trước đó. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản xoá bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người. Đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa, hợp qui luật và cũng là một cuộc đấu tranh phức tạp, gay go nhất trong lịch sử. Để giai cấp vô sản đi đến thắng lợi cuối cùng, không lặp lại vết xe đổ của những cuộc đấu tranh trước đây, C.Mác và Ph. Ĕngghen đã chỉ ra con đường và hình thức đấu tranh cho giai cấp vô sản là “thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản”17. Đó là một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc nhất, toàn diện nhất, triệt để nhất trong lịch sử nhằm “lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”18. Và “giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản”19. Thực tiễn phong trào của giai cấp vô sản phát triển từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ “tự phát” đến “tự giác”. Khi cuộc đấu tranh đạt đến một trình độ nhất định thì nó chuyển hoá thành cuộc đấu tranh chính trị. Cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản được tiến hành bằng cuộc cách mạng xã hội toàn diện, sâu sắc, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh đó muốn đi đến thắng lợi cuối cùng, giai cấp vô sản phải có Đảng lãnh đạo. Khi đã giành được chính quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vẫn tiếp tục nhằm xây dựng thành công CNXH và CNCS trên phạm vi toàn thế giới. Đây là một cuộc đấu tranh giai cấp hết sức gian khổ, quyết liệt. Giai cấp tư sản tuy đã bị lật đổ nhưng vẫn còn mang những dấu vết, tàn dư của chế độ xã hội cũ. Chính vì vậy giai cấp vô sản tất yếu phải thiết lập nền chuyên chính vô sản, phải tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới, với những nội dung, hình thức mới thông qua Đảng cộng sản - đội tiền phong của giai cấp. Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, theo C.Mác và Ph.Ĕngghen, giai cấp vô sản phải thành lập ra Đảng cộng sản. Đảng cộng sản luôn trung thành với sự nghiệp, lợi ích của giai cấp công nhân, là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng cộng sản phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực tiễn từ giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi. Ph. Ĕngghen viết: Từ những nĕm 1840 trở đi, lại bắt đầu những phong trào chống lại chế độ hiện hành. Tiêu biểu là 15, 16, 17, 18, 19: C. Mác và Ph. Ĕngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 612, tr. 615, tr. 626 lOMoARcPSD|12184112 9 các phong trào: Khởi nghĩa của công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831); Khởi nghĩa của công nhân dệt Xi-lê-di ở Đức (1844); Phong trào Hiến chương ở Anh (từ 1838-1848) Những phong trào này mang tính chất chính trị rõ rệt, đó là ý thức giành chính quyền và xoá bỏ chế độ tư hữu. Nhưng các phong trào đều bị thất bại, bị đàn áp. Nguyên nhân lớn nhất, theo C.Mác và Ph.Ĕngghen là do các phong trào đều “tự phát” và thiếu một lí luận cách mạng dẫn đường, chưa có một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất và chưa có một tổ chức chính Đảng của giai cấp công nhân với tư cách là đội tiền phong, bộ tham mưu chiến đấu, lãnh tụ chính trị của giai cấp lãnh đạo phong trào. Từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở trên, khẳng định: Tư tưởng của C.Mác và Ph. Ĕngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là hết sức đúng đắn và khoa học. Chính C.Mác và Ph. Ĕngghen đã đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, xuất phát từ cơ sở kinh tế để nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của CNTB. Hai ông đã đi sâu nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử để tìm ra lực lượng đóng vai trò trung tâm có khả nĕng lật đổ giai cấp tư sản trong hình thái kinh tế TBCN, đó là giai cấp vô sản. Có thể nói, đây chính là công lao to lớn, vĩ đại có ý nghĩa lịch sử của C.Mác và Ph.Ĕngghen. Hai ông đã vạch rõ cho giai cấp vô sản ở tất cả các nước thấy được vai trò, nhiệm vụ, sứ mệnh lịch sử của họ là người có khả nĕng tập hợp các giai cấp, tầng lớp khác để đào huyệt chôn CNTB. Như vậy học thuyết Mác đã làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Và để thực hiện những mục tiêu cao cả của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh cách mạng xoá bỏ nền thống trị của giai cấp tư sản phải tất yếu thành lập chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản và chỉ khi có Đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM VÀ Ý NGHĨA TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Giá trị của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” 1.1. Ý nghĩa của tác phẩm đối với xã hội đương thời Thông qua tác phẩm“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C. Mác và Ph. Ĕngghen đã làm rõ sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản gắn liền với CNTB và cách mạng công nghiệp; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; cơ sở khách quan quy định sứ mệnh lịch sử; Đảng cộng sản và vai trò của nó với sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản; đề ra chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản trong cách mạng vô sản và phê phán những quan điểm sai trái, cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về sự vận động, phát triển của xã hội loài người, sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau. Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, của chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng, là tiếng chuông khai tử cho một chế độ xã hội đã lỗi thời và một giai cấp đã hết vai trò tiến bộ trong lịch sử. Tác phẩm tạo bước nhảy vọt về chất, tìm ra câu trả lời của lịch sử: Ai? Làm gì? Làm như thế nào? Để giải phóng quần chúng khỏi áp lOMoARcPSD|12184112 10 bức, bóc lột, bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. Sự ra đời của tác phẩm đánh dấu sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân, đưa phong trào công nhân từ đấu tranh tự phát lên tự giác. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối của phong trào công nhân quốc tế. 1.2. Ý nghĩa của tác phẩm trong giai đoạn hiện nay Ngày nay, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là cơ sở lý luận để các chúng ta xem xét, luận chứng sự ra đời và tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đồng thời còn là cơ sở để bảo vệ và phát triển sứ mệnh lịch sử của giai công nhân trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá và con đường, điều kiện, biện pháp thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay. Nó là một giá trị vĕn minh, nhân vĕn, nhân đạo tất cả vì con người và hạnh phúc con người; là ngọn cờ soi đường cho nhân dân tiến bộ ở thế kỷ XXI mà chưa có học thuyết nào thay thế được. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Với ý nghĩa lớn lao đó, V.I.Lênin khẳng định: “Cuốn sách mỏng ấy có giá trị bằng hàng bộ sách, tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu trong thế giới vĕn minh”. Phát hiện và làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ĕngghen, là một giá trị to lớn trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Tuyên ngôn đã luận chứng một cách có cơ sở khoa học, đầy thuyết phục về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân; chỉ rõ sứ mệnh lịch sử thế giới đó là do chính địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội quy định. 1.3. Phản bác những quan điểm sai trái thù địch về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Hiện nay, có không ít những luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công, phủ nhận giá trị của Tuyên ngôn, đòi thay thế chủ nghĩa Mác - Lê-nin; những lý thuyết hoài nghi, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nở rộ ở nhiều nơi. Người ta cố tình lập luận: C.Mác đã gắn cho giai cấp công nhân cái sứ mệnh mà nó không có bởi vì ông thương đó là giai cấp nghèo khổ; rằng, chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về chất, trở thành “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, không còn dựa trên sự bóc lột lao động làm thuê nữa; rằng, công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột, địa vị của họ đã thay đổi cĕn bản, cho nên không còn sứ mệnh lịch sử nữa?!... Thực chất đó là sự biện hộ cho địa vị thống trị và bóc lột của giai cấp tư sản, cho sự tồn tại “vĩnh hằng” của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận vai trò lịch sử khách quan của giai cấp công nhân. Mặc dù có những thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn trong các thập kỷ gần đây, nhưng trong lòng thế giới tư bản hiện đại, mâu thuẫn vốn có giữa lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm lOMoARcPSD|12184112 11 hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất không những vẫn tồn tại, mà có mặt còn sâu sắc hơn và lan ra phạm vi rộng hơn. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có. Trong điều kiện mới, cho dù chủ nghĩa tư bản có thay đổi, thích nghi và phát triển như thế nào, nhưng bản chất bóc lột, phản động của nó vẫn không thay đổi. Không những thế, sự bóc lột và bản chất phản động đang được chủ nghĩa tư bản ra sức mở rộng đến các nước đang phát triển bằng các hình thức nô dịch và chủ nghĩa cường quyền mới về chính trị, kinh tế và cả quân sự. Dù có thể tận dụng những thành tựu cách mạng khoa học công nghệ hiện đại để phát triển, nhưng chủ nghĩa tư bản không thể thích nghi mãi được, dẫu nó đang cố gò lực lượng sản xuất trong khuôn khổ chật hẹp của quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. uộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 và một số nĕm sau đó đã nói lên những hạn chế của chủ nghĩa tự do kinh tế, những mâu thuẫn không thể khắc phục và giới hạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại. “... giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản”20- luận điểm nổi tiếng này trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản càng trở nên có ý nghĩa trong điều kiện lịch sử mới. Chủ nghĩa tư bản điều chỉnh là làm cái việc rèn giũa “vũ khí sẽ giết mình” thêm sắc nhọn hơn; những người đào huyệt chôn nó là giai cấp công nhân đã càng nhận thức rõ hơn sứ mệnh lịch sử của mình là loại bỏ chủ nghĩa tư bản ra khỏi đời sống xã hội, xây dựng chủ nghĩa cộng sản vĕn minh. Gần đây, cũng có quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cho rằng trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (KHCN) hiện đại, các học giả của thuyết kỹ trị cho rằng, sự xuất hiện ngày càng nhiều “robot thông minh”, “trí tuệ nhân tạo” khiến người máy đang dần thay thế con người. Điều đó khiến người lao động vốn từ chỗ là chủ thể của quá trình sản xuất đang bị gạt ra bên lề quá trình sản xuất ấy, trở thành nhân tố đóng vai trò thứ yếu. Biểu hiện của sự thay đổi này là thay về cần đến nhiều nhân công để lao động, sản xuất thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp chỉ cần ít nhân công. Thay vì trả lương cho nhân công, các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, công nghệ. Do đó, các nhà kỹ trị cho rằng đã đến lúc cần xem xét lại quan điểm của C.Mác về vai trò, vị trí trung tâm, có ý nghĩa quyết định của người lao động trong hoạt động sản xuất vật chất. Theo quan điểm của C.Mác, người lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không ai khác chính là giai cấp công nhân, giai cấp vô sản nên mục đích sâu xa của quan điểm này là nhằm phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân. Có thể nhận thấy, xu hướng trên đều cĕn cứ vào sự phát triển của xã hội hiện đại mà thời của C.Mác và Ph.Ĕngghen chưa có được để phủ nhận tính đúng đắn trong quan điểm về vai trò quyết định của người lao động trong hoạt động sản xuất vật chất cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 20 Sdd, tr.605 lOMoARcPSD|12184112 12 Không thể phủ nhận được ngày nay những thành tựu của KHCN hiện đại với sự ra đời của người máy đã thay thế không chỉ những công việc nặng nhọc, những hoạt động cơ bắp, mà còn có thể thay thế cho cả những hoạt động tinh vi, phức tạp của con người. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người lao động trở thành yếu tố thứ yếu, đứng bên ngoài quá trình sản xuất. Về thực chất, KHCN trước hết là sản phẩm của quá trình nhận thức, sản phẩm của sự phát triển trí tuệ của con người. Do yêu cầu của sản xuất mà con người đã sáng tạo và quyết định khuynh hướng, tốc độ phát triển của KHCN, đồng thời quyết định việc sử dụng KHCN vào sản xuất theo mục đích của mình. Thực tế cho thấy, kỹ thuật, công nghệ hiện đại dù nĕng động và cách mạng đến mấy cũng chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người làm ra và chịu sự điều khiển, giám sát của con người. Do đó, dù trí tuệ nhân tạo dẫu được mệnh danh là tiên tiến đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của con người, hoạt động của nó phụ thuộc vào những chương trình mà con người đã lập ra, đã cài đặt vào máy tính điện tử và người máy công nghiệp. Vì vậy, trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của KHCN hiện đại, người lao động hay nói cụ thể hơn là giai cấp công nhân vẫn đóng vai trò quyết định hoạt động sản xuất vật chất, giai cấp công nhân cũng sẽ vẫn còn sứ mệnh lịch sử to lớn trong việc đấu tranh giải phóng giai cấp mình và tiến tới giải phóng toàn xã hội. 2. Thực tiễn xây dựng và phát triển giai cấp công nhân ở Việt Nam Do điều kiện lịch sử ra đời ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, GCCN Việt Nam ra đời và trưởng thành gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng CNXH. GCCN Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, máu thịt với giai cấp nông dân, với tầng lớp trí thức và nhân dân lao động. Giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng và đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, trước khi có Đảng (nĕm 1930) chưa bao giờ có một giai cấp, một tầng lớp nào đứng lên lãnh đạo một cuộc cách mạng thành công. Chỉ có giai cấp công nhân Việt Nam thông qua chính Đảng của mình đã đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Giai cấp công nhân Việt Nam thông qua chính Đảng của mình là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đến thắng lợi hoàn toàn. Vai trò lãnh đạo, bản chất cách mạng và tính tiền phong của giai cấp công nhân không hề thay đổi. Những tư tưởng của Tuyên ngôn về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cùng với thực tiễn lãnh đạo cách mạng hơn 9 thập kỷ qua là cơ sở cho phép chúng ta khẳng định và tin tưởng vào vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Giai cấp công nhân đang đi đầu trong việc xây dựng xã hội mới, nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, vĕn minh. Đó là bằng chứng về nĕng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng cộng sản Việt Nam. lOMoARcPSD|12184112 13 Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế và những thay đổi trong cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, nhất là tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến những biến đổi lớn trong cơ cấu xã hội – giai cấp và bản thân mỗi giai cấp. 2.1. Những chuyển biên tích cực của giai cấp công nhân hiện nay Phát triển về số lượng, đa dạng về cơ cấu ngành nghề, trong các thành phần kinh tế. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác quốc tế cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học-công nghệ và kinh tế tri thức đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong xã hội. Sự gia tĕng về số lượng của giai cấp công nhân ở nước ta trong những nĕm qua chủ yếu là nhờ vào sự phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch của các thành phần kinh tế, trong đó có sự đóng góp lớn của thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đây là khu vực có số lượng công nhân tĕng lên nhanh chóng, góp phần vào sự tĕng trưởng nhanh về số lượng của giai cấp công nhân nước ta. Hiện nay trong số khoảng 16,5 triệu công nhân có 62% công nhân lao động thuộc doanh nghiệp tư nhân, 30% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chỉ khoảng 8% thuộc doanh nghiệp nhà nước. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp ngày càng được nâng cao. Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn và trình độ tay nghề của công nhân là xu hướng khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và quá trình hội nhập quốc tế, cũng là tất yếu của việc phát triển những ngành nghề sản xuất mà ở đó đòi hỏi ngươi lao động phải có trình độ và tay nghề cao. Đồng thời đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy người lao động tự nguyện tự giác, không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ mọi mặt, cả về vĕn hóa, chuyên môn và tay nghề để có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi mà các ngành nghề sản xuất và xã hội đặt ra. Điều đó làm cho giai cấp công nhân nước ta ngày càng phát triển cao về trình độ vĕn hóa và chuyên môn nghề nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa ngày càng cao. Kết quả thống kê cho thấy, nếu so với nĕm 2005, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 12,5% tổng số lao động, thì đến nĕm 2010 tĕng lên 14,6% và đến 2016 tĕng lên 20,6%. Khẳng định địa vị chính trị, kinh tế, xã hội. Xét về cả mặt lý luận và thực tiễn, khi trình độ công nhân lao động được nâng lên thì ý thức, bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm trong lao động sản xuất của họ cũng ngày càng được nâng cao. Đồng thời thông qua yêu cầu công việc cũng hình thành và rèn luyện cho họ tác phong công nghiệp, nĕng động hơn, sáng tạo hơn, cùng với ý thức xây dựng và tuân thủ kỷ luật lao động theo hướng tự giác hơn, minh bạch hơn. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị hiện đại, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ nĕng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên lOMoARcPSD|12184112 14 tiến, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, dần khẳng định là lực lượng lao động chủ đạo trong xã hội, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tĕng khả nĕng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai. 2.2. Một số hạn chế của giai cấp công nhân hiện nay Tuy nhiên, xét về cả mặt khách quan và mặt chủ quan cũng cần phải thấy rằng, các bộ phận công nhân hoạt động ở các ngành nghề, thành phần kinh tế khác nhau sẽ khác nhau về tính chất lao động, trình độ sản xuất công nghiệp, vĕn hóa trong lao động và về thu nhập. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội trong nội bộ giai cấp công nhân cũng đang diễn ra trong thực tế xã hội nước ta. Bên cạnh đó, trình độ học vấn, chuyên môn và trình độ tay nghề của các bộ phận công nhân ở các ngành nghề khác nhau, điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt về ý thức làm chủ, trình độ và tác phong công nghiệp, tinh thần giác ngộ và đoàn kết giai cấp, Đó là những vấn đề đã, đang và sẽ đặt ra, cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để xây dựng giai cấp công nhân, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy phải thừa nhận một thực tế là: Số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ nĕng nghề nghiệp đã được nâng cao nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân xuất thân từ nông dân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. Số lượng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề chưa tương xứng với tiềm nĕng. Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ; còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Lợi ích một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình. Việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khĕn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 2.3. Một số giải pháp xây dựng giai cấp công nhân hiện đại Để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kì mới, Đại hội XIII của Đảng đã nêu quan điểm, chủ trương mới về xây dựng giai cấp công nhân (GCCN) hiện đại. Đây là sự kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng công nghiệp, công nghiệp hiện đại và giai cấp công nhân hiện đại gắn với sứ mệnh lịch sử của giai cấp này trong thời đại hiện nay. lOMoARcPSD|12184112 15 Theo đó, để giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, thực hiện tốt sứ mệnh lịch sử của mình trong thời kỳ mới cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau đây: Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thứ hai, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân. Thứ ba, quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân. Thứ tư, bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công nhân; chĕm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Thứ nĕm, tĕng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân. Đây là những vấn đề vừa mang ý nghĩa lâu dài, vừa đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bởi phù hợp với quy luật lịch sử của quá trình phát triển và có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam nhất định sẽ vươn tới trình độ cao của quá trình phát triển tự giác, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử được giao như C. Mác và Ph. Ĕngghen khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 170 nĕm về trước. Trên cơ sở lý luận đúng và những đặc thù của thực tiễn Việt Nam, cần có giải pháp xây dựng GCCN hiện đại của Việt Nam đến nĕm 2030 và nĕm 2045. Tuy GCCN Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động, song hằng nĕm GCCN đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước Với bản lĩnh cách mạng và tính chính trị - xã hội tích cực, GCCN nước ta thật sự là nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo xã hội thông qua Đảng ta... Tổng cục Thống kê nước ta công bố: lực lượng lao động nước ta nĕm 2020 ước tính là 48,3 triệu người. Trong 50 triệu người đó, có 64,8% ở khu vực thành thị, bao gồm nhiều loại công nhân, trong đó số được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 23,1%. Với đà phát triển mới, khoảng 10 đến 20 nĕm nữa, việc GCCN Việt Nam trở thành GCCN hiện đại là khả thi. Tuy nhiên, cần có một số giải pháp cơ bản, khả thi và quyết liệt thì mục tiêu của Đại hội mới thành hiện thực. Một là, thống nhất và nâng cao nhận thức về xây dựng GCCN hiện đại. Cần triển khai tuyên truyền, giáo dục thông qua hệ thống tuyên giáo, hệ thống các trường chính trị, qua các phương tiện thông tin đại chúng của cả nước về quan điểm, chủ trương của Đại hội XIII của Đảng về xây dựng GCCN Việt Nam hiện đại - tầm nhìn đến nĕm 2030 và 2045, gắn liền với mục tiêu nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo đúng định hướng XHCN. Việc tuyên truyền, giáo dục này phải được tiến hành thường xuyên từ trong các tổ lOMoARcPSD|12184112 16 chức đảng, cơ quan nhà nước, công đoàn, đoàn thanh niên các cấp, các loại doanh nghiệp, nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước. Đối với cán bộ, đảng viên, khẩn trương mở các đợt tập huấn về những cái mới của GCCN hiện đại Việt Nam từ cán bộ cấp chiến lược đến các cấp dưới, để đội ngũ này làm nòng cốt, hướng dẫn việc tuyên truyền, giáo dục cho toàn xã hội Hai là, cụ thể hóa mục tiêu xây dựng GCCN hiện đại. Sớm cụ thể hóa Vĕn kiện Đại hội XIII của Đảng bằng việc xây dựng một nghị quyết mới về xây dựng giai cấp công nhân hiện đại của Việt Nam. Sau đó, xây dựng Chiến lược phát triển GCCN Việt Nam đến nĕm 2030, 2045; cụ thể hóa tiếp thành Chương trình hành động, kế hoạch Tập trung đào tạo công nhân chất lượng cao về trình độ học vấn, khoa học - công nghệ, tay nghề, chính trị, đạo đức, trước hết ở các ngành mũi nhọn, nòng cốt, tiêu biểu. Xây dựng các cơ chế cụ thể hơn để giám sát được việc thực thi quyền dân chủ của công nhân trong các đơn vị, tạo việc làm đúng tay nghề, sử dụng, đãi ngộ công nhân, nâng cao chất lượng lao động, chất lượng sống về vật chất, tinh thần của công nhân. Có kế hoạch bồi dưỡng, kết nạp công nhân ưu tú vào Đảng và bố trí cán bộ xuất thân từ công nhân tham gia cấp ủy các cấp. Đảng lãnh đạo Nhà nước đưa các nội dung đó vào một số luật, chính sách mới của Nhà nước để các doanh nghiệp, công đoàn thực hiện. lOMoARcPSD|12184112 17 KẾT LUẬN Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời đánh dấu bước phát triển trong lịch sử hình thành chủ nghĩa Mác. Một trong những quan điểm nổi bật của tác phẩm là C.Mác và Ph.Ĕngghen đã luận giải một cách thuyết phục sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là “vũ khí lý luận” sắc bén để giai cấp công nhân có thể bước lên vũ đài chính trị và khẳng định vai trò to lớn của mình trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Cho đến nay, quan điểm của C.Mác và Ph.Ĕngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân qua “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Nó không chỉ là vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng giai cấp mình và toàn xã hội, mà hiện nay, nó còn là cơ sở lý luận quan trọng để chúng ta đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhìn lại những quan điểm của các nhà kinh điển để chúng ta càng thêm vững tin vào con đường đã chọn, vững tin vào giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin - cấu phần quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Trong những nĕm qua, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng gia tĕng về số lượng, trưởng thành về trình độ, ý thức, kỹ nĕng... Giai cấp công nhân nước ta lãnh đạo xã hội qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Tuy nhiên, nhìn chung, trình độ, tay nghề của công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khĕn khi thích ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Do đó, để giai cấp công nhân nước ta tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, đúng như Dự thảo các vĕn kiện trình Đại hội XIII của Đảng khẳng định, cần phải “phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ nĕng nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. lOMoARcPSD|12184112 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C.Mác và Ph.Ĕng-ghen Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995 2. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Tập bài giảng Tác phẩm kinh điển Chủ nghĩa xã hội khoa học. 3. Đảng cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. 4. Đinh Quang Hải (2020), Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong tuyên ngôn của đảng cộng sản và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. 5. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2019), Kỷ yếu hội thảo Quốc tế “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay”, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật. 6. TS. Lê Thị Chiên (2021), Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và ý nghĩa thời đại Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và ý nghĩa thời đại (quangtri.gov.vn) lOMoARcPSD|12184112
File đính kèm:
- tieu_luan_tuyen_ngon_cua_dang_cong_san.pdf