Tiểu luận Vai trò của việt Nam đối với ASEAN trên lĩnh vực anh ninh, chính trị, ngoại giao

pdf 17 trang yenvu 30/08/2024 530
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Vai trò của việt Nam đối với ASEAN trên lĩnh vực anh ninh, chính trị, ngoại giao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Vai trò của việt Nam đối với ASEAN trên lĩnh vực anh ninh, chính trị, ngoại giao

Tiểu luận Vai trò của việt Nam đối với ASEAN trên lĩnh vực anh ninh, chính trị, ngoại giao
 - 1 - 
Tiểu luận 
Vai trò của việt Nam đối với ASEAN trên 
lĩnh vực anh ninh-chính trị-ngoại giao 
 - 2 - 
PHẦN MỞ ĐẦU 
Theo nhiều ghi chép lịch sử, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã bắt đầu xuất hiện từ 
thế kỷ XVIII và đã phải trải qua nhiều thăng trầm mới có được một mối quan hệ tốt 
đẹp. Trong suốt thời gian dài ấy, rất nhiều lần hai nước đã muốn thiết lập quan hệ 
ngoại giao nhưng đều không thành. Có thể dẫn ra một số ví dụ như: Vào tháng 
12/1832, phái đoàn Mỹ do E.Robert và Đại úy Georges Thompson dẫn đầu đã được 
cử sang Việt Nam, mang theo cả quốc thư của Tổng thống Andrew Jackson (1829 – 
1837) gửi Hoàng đế Việt Nam, tuy nhiên, do chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà 
Nguyễn, vua Minh Mạng đã cự tuyệt, không chấp nhận quốc thư của Tổng thống 
Hoa Kỳ. Hay một ví dụ điển hình khác như tháng 8/1873 vua Tự Đức đã chính thức 
cử Bùi Viện sang nước ngoài để liên kết với các nước, Bùi Viện đã hai lần đến Mỹ 
nhằm thiết lập quan hệ và tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với Việt Nam nhưng vẫn 
không đạt được kết quả nào. Kể từ năm 1954, Mỹ trở thành kẻ thù chính của nhân 
dân Việt Nam khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phải mất 21 năm 
chiến đấu hi sinh, miền Nam Việt Nam mới hoàn toàn được giải phóng, đất nước ta 
mới thống nhất, độc lập, có chủ quyền đi lên Chủ nghĩa xã hội. Những tưởng cơ hội 
để Mỹ và Việt Nam bình thường hóa đã đến, thế nhưng, vào những năm 1977, 1978 
hai nước một lần nữa lại bỏ lỡ một cơ hội thuận lợi. Bởi thế, mãi đến ngày 
11/7/1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mới chính thức được bình thường hóa, hai 
nước mới thực sự thiết lập quan hệ ngoại giao. Vậy thì tại sao mãi đến thời điểm 
này hai nước mới đạt được thỏa thuận đáng lẽ ra phải có từ rất lâu trước đó? Bài 
tiểu luận này không nhằm lý giải những nguyên nhân thất bại đối với những nỗ lực 
mà hai nước đã có trước đó mà hướng đến một sự lý giải cụ thể hơn, lý giải những 
nhân tố đem đến tuyên bố bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1995. 
Bởi lẽ, như đã nói, mối quan hệ hai nước đã manh nha từ rất lâu, rất nhiều cơ hội đã 
bị bỏ lỡ, nhưng tại sao chúng ta đã không bỏ lỡ cơ hội vào năm 1995 và đạt được 
một thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Mỹ? Để có được thành tựu đó, ắt hẳn 
phải có những nhân tố hết sức đặc biệt, chỉ riêng có trong giai đoạn này. Trong 
 - 3 - 
phạm vi bài tiểu luận, những nhân tố sẽ được nêu ra là những nhân tố mang tính 
chất quyết định, gồm hai mặt, khách quan và chủ quan, từ phía Mỹ và Việt Nam. 
PHẦN NỘI DUNG 
I. Nhân tố khách quan 
1. Tình hình thế giới 
Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, bối cảnh quốc tế mới đã hình thành với 
những đặc điểm khác biệt hết sức quan trọng so với thời kỳ trước. Cục diện đối đầu 
Xô – Mỹ trong chiến tranh Lạnh đã làm cho hai siêu cường mệt mỏi, đánh mất 
nhiều vị thế quan trọng trước hết là về kinh tế và khoa học – kỹ thuật; trong khi đó, 
các nước tư bản khác mà trước hết là Tây Âu và Nhật Bản lại tranh thủ vươn lên 
như các cực đối trọng không chỉ thách thức Mỹ và Liên Xô trong vấn đề kinh tế mà 
cả trong nhiều vấn đề quốc tế chính trị quan trọng khác. Chính vì vậy, Mỹ và Liên 
Xô không thể không xem xét lại chính sách đối ngoại và chiến lược của mình. Từ 
1972, sau chuyến thăm của tổng thống Mỹ Ních-xơn đến Trung Quốc (02/1972) và 
Liên Xô (5/1972), những cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Xô – Mỹ ngày càng diễn ra 
nhiều hơn, như một truyền thống. Xu hướng đối thoại, hợp tác Xô – Mỹ ngày càng 
phát triển mạnh mẽ hơn trong nửa sau của thập niên 80 của thế kỷ XX, khi M.Goóc-
ba-chốp lên nắm quyền ở Liên Xô từ 1985, triển khai toàn diện và mạnh mẽ công 
cuộc cải tổ. Kết quả là trong cuộc gặp gỡ trên đảo Malta tháng 2/1989 M. Goóc-ba-
chốp và G.Bush đã quyết định đi đến chấm dứt chiến tranh Lạnh. 
Từ sau khi Goóc-ba-chốp lên nắm quyền, công cuộc cải tổ đã được phát động mạnh 
mẽ ở Liên Xô, sau đó là ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chẳng những không 
làm cho các nước này trở nên công khai hơn, dân chủ hơn, phát triển hơn, và nhiều 
chủ nghĩa xã hội hơn, mà, do những sai lầm nghiêm trọng trong công cuộc cải tổ 
với sự phá hoại tấn công của các lực lượng phản động quốc tế, Liên Xô và các nước 
Đông Âu rơi vào tình trạng khủng hoảng và hỗn loạn cả về chính trị và kinh tế mà 
Đảng Cộng sản và chính quyền đương thời không còn kiểm soát được. Kết quả cuối 
cùng là trong thời gian từ 1989 dến 1991, chủ nghĩa xã hội đã lần lượt sụp đổ ở các 
nước Đông Âu và cuối cùng trong tháng 12/1991 là ngay trên quê hương của Cách 
mạng tháng 10 là Liên Xô. Trên bình diện quan hệ quốc tế, điều này có nghĩa là 
 - 4 - 
Trật tự thế giới hai cực Yalta ra đời và tồn tại từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến 
đây đã hoàn toàn sụp đổ - do sự tan rã của cực Xô Viết. Cũng với điều đó, từ 1990 
trở đi, một trật tự thế giới mới đã hình thành. 
2. Xu thế đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tăng cường ngoại giao đa phương 
do nhu cầu đẩy mạnh giao lưu kinh tế và hợp tác tập thể 
Cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, cách mạng khoa học – công nghệ phát triển nhanh 
như vũ bão đã tác động mạnh đến chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia, làm 
thay đổi tư duy trong việc đánh giá sức mạnh tổng hợp của đất nước, trong đó nước 
nào cũng thấy rõ nhân tố kinh tế đóng vai trò nổi trội. Cách mạng khoa học – công 
nghệ làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, 
khu vực hóa kinh tế, buộc các nước phải ra chiến lược phát triển cho phù hợp. 
Trước tình hình đó, các nước lớn buộc phải điều chỉnh chính sách, giảm chạy đua 
vũ trang, giảm chi phí quốc phòng, giảm cam kết về quân sự ở bên ngoài, dàn xếp 
với nhau về các vấn đề khu vực và đẩy mạnh cải thiện quan hệ với nhau, để tập 
trung vào củng cố nội bộ, phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tăng cường 
sức mạnh quốc gia vào cuối thế kỷ. Điều đó làm tăng xu thế đối thoại và hòa dịu. 
Tại Đai hội VI, Đảng ta cho rằng: “Việc Liên Xô và Hoa Kỳ ngồi vào bàn đàm 
phán ở cấp cao làm cho tình hình đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình giữa hai hệ 
thống xã hội đối lập được củng cố và phát triển.”1 Sự kiện hai siêu cường Xô – Mỹ 
đã đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế 
– thời kỳ mà xu thế hòa bình, hợp tác, đối thoại cũng có lợi và cùng phát triển giữa 
các quốc gia có chế độ chính trị – xã hội khác nhau và hệ tư tưởng khác nhau – xu 
thế này sẽ ngày càng chiếm ưu thế và trở thành xu thế chủ đạo. 
Nhận xét: Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của trật tự hai cực Yalta đã 
đem đến một tình hình thế giới hoàn toàn mới. Sự kiện Liên Xô sụp đổ cũng loại bỏ 
đi một cái cớ mà Mỹ thường viện dẫn để thi hành chính sách thù địch chống Việt 
Nam (Mỹ chống Việt Nam vì Việt Nam thân thiện với Liên Xô). Cùng với xu thế 
hợp tác, hội nhập trong quan hệ quốc tế, một cơ hội mới để quan hệ Việt Nam – 
1 Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986, trang 36. 
 - 5 - 
Hoa Kỳ được bình thường hóa đã mở ra. Vấn đề còn lại, và cũng là vấn đề quyết 
định là, hai nước sẽ nắm bắt cơ hội mới thế nào để đưa đến một thỏa thuận tốt đẹp. 
II. Nhân tố chủ quan 
1. Từ phía Việt Nam 
a. Giải quyết 3 trở ngại lớn trong vấn đề bình thường hóa mà Mỹ quan tâm: 
Vấn đề Campuchia, POW/MIA và Nhân đạo 
 Vấn đề Campuchia 
Năm 1988, Hội nghị Bộ Chính trị đã có một nghị quyết riêng rất quan trọng về 
chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của nước ta, nhằm cụ thể hóa những đường 
lối quan trọng về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Đại hội Đảng VI. 
Một trong những quyết định sáng suốt, hợp tình hợp lý và đúng đắn nhất của Đảng 
và nhà nước ta lúc này là sẽ rút toàn bộ đội quân tình nguyện của Việt Nam ra khỏi 
Campuchia trước thời hạn trong năm 1989. Tháng 01/1989, Bộ trưởng Ngoại giao 
Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã ra tuyên bố Việt Nam sẽ rút hết quân đội khỏi 
Campuchia trong tháng 9/1989 (trước thời hạn), và chúng ta đã thực hiện đúng như 
tuyên bố. Quyết định khi đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết dứt điểm 
“Vấn đề Campuchia” luôn được Mỹ sử dụng như một trong những yếu tố quan 
trọng nhất đặt điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sau tuyên 
bố của Việt Nam, Chính quyền Bush ngày 18/7/1990 đã quyết định tiếp xúc với Hà 
Nội nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực quốc tế đạt được một hiệp định hòa bình ở 
Campuchia. Chỉ vài giờ trước lễ ký Hiệp định Hòa bình Paris về Campuchia trong 
ngày 23/10/1991, Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã nêu rõ: “Đối với 
riêng Việt Nam, chúng tôi hi vọng giải pháp toàn bộ cho vấn đề Campuchia sẽ giải 
tỏa những cản trở cuối cùng trên con đường triển khai chính sách đối ngoại của 
chúng tôi là bình thường hóa, đa dạng hóa và sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước 
trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.”2 Như vậy, có thể thấy, việc giải quyết vấn đề 
Campuchia đã giải tỏa một trong những trở ngại lớn nhất trên con đường bình 
thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ. 
2 Phát biểu của Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm, Trưởng đoàn đại biểu CHXHCN Việt Nam tại 
Hội nghị Quốc tế Paris về Campuchia 23/10/1991. 
 - 6 - 
 Vấn đề POW/MIA 
Sau “Vấn đề Campuchia”, một vấn đề khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng 
trực tiếp đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chính là vấn đề 
tìm kiếm đầy đủ tung tích của các quân nhân Mỹ bị bắt làm tù binh và mất tích 
trong chiến tranh (POW/MIA). Theo một số nghị sĩ Mỹ thời điểm đó thì: “các vấn 
đề Đông Dương – có lẽ trừ vấn đề POW/MIA – không còn cần mức độ quan tâm 
cao của Mỹ nữa.”3 Như vậy, vấn đề POW/MIA vẫn luôn nằm trong tầm quan tâm 
đặc biệt từ phía Mỹ. Phát biểu ngày 28/7/1989, Tổng thống G.Bush nêu rõ: “Chúng 
tôi mong đợi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam một khi đạt được một giải 
pháp toàn diện ở Campuchia, nhưng Hà Nội cần phải hiểu rằng, đương nhiên tốc 
độ, quy mô của quá trình này sẽ bị tác động trực tiếp bởi tính chất nghiêm túc của 
sự hợp tác của họ về vấn đề POW/MIA và các vấn đề nhân đạo khác”4. 
Về phía Việt Nam, ngày 3/8/1987 và 29/9/1989, chúng ta đón tướng G.Vetsxi, đặc 
phái viên tổng thống Hoa Kỳ vào bàn bạc giải quyết vấn đề POW/MIA. Trước đó, 
ngày 14/11/1985, chúng ta đã tiến hành khai quật tìm hài cốt Mỹ ở một số địa 
phương. Sau chuyến thăm Hà Nội của một số phái đoàn cấp Tổng thống của Mỹ, 
Việt Nam đã trao trả hàng trăm bộ hài cốt được cho là của các quân nhân Mỹ mất 
tích trong chiến tranh. Từ năm 1974 đến 1992, Việt Nam đã trao trả hài cốt của hơn 
300 người Mỹ.5 Năm 1992, hợp tác của Việt Nam về vấn đề POW/MIA đã được cải 
thiện, đặc biệt là việc cho phép các nhân viên điều tra của Mỹ được tiếp cận nghiên 
cứu các báo cáo “mắt thấy tai nghe”. Những tiến triển quan trọng đạt được đã 
khuyến khích các quan chức Mỹ, với các bằng chứng trong tay (gồm có các bức ảnh 
về nguồn thông tin lưu trữ đồ sộ của Việt Nam về vấn đề POW/MIA của Mỹ), yêu 
cầu được tiếp cận nhiều hơn với các tài liệu này. Đại diện của Việt Nam đã nhất trí. 
Có thể thấy Việt Nam đã giải quyết ổn thỏa vấn đề này và làm hài lòng những 
người Mỹ quan tâm, tạo thuận lợi cho quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước. 
 Vấn đề nhân đạo 
3 Tài liệu tham khảo Thông tấn xã Việt Nam, quý 4/1992, trang 2, 6. 
4 Tài liệu tham khảo Thông tấn xã Việt Nam, quý 4/1992, trang 4. 
5 Tóm lược vấn đề CRS IB92101, POW và MIAs: Tình hình và Các vấn đề trong quá trình tìm kiếm. 
 - 7 - 
Như đã nói, trong tuyên bố của Tổng thống G.Bush ngày 28/7/1989 quá trình bình 
thường hóa quan hệ Việt Mỹ sẽ “bị tác động trực tiếp” bởi sự hợp tác của Việt Nam 
về “các vấn đề nhân đạo khác”. Việt Nam đã thực sự có những nhìn nhận và thực 
thi nghiêm túc về vấn đề này. Chúng ta đã có nhiều kế hoạch giải quyết vấn đề nhân 
đạo mà Mỹ lo ngại như: thúc đẩy các thân nhân của người Mỹ gốc Việt hoặc công 
dân Việt Nam định cư tại Mỹ di cư khỏi Việt Nam; quản lý dòng người Việt Nam 
nhập cư tới Mỹ và các nước khác theo Chương trình Ra đi có Trật tự do Cao ủy 
Liên Hợp Quốc về Người tị nạn quản lý; giải quyết vấn đề hàng ngàn người Mỹ gốc 
Á (có cha là người Mỹ và mẹ là người Việt) theo ước tính có mong muốn di cư từ 
Việt Nam sang Mỹ; thả tù nhân ra khỏi các nhà tù Việt Nam và tạo cơ hội cho hàng 
nghìn người Việt từng làm việc cho Mỹ ở miền Nam Việt Nam hoặc có liên quan 
đến những hoạt động trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại đây được di cư sang Mỹ. 
b. Chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa, đổi mới quan hệ bạn thù 
Sau đại thắng mùa xuân 1975, đến năm 1986 chúng ta đưa ra chủ trương đổi mới 
toàn diện đất nước tại đại hội Đảng VI. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VI và 
đổi mới toàn diện đường lối, chính sách đối ngoại, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 13 
với những bước đánh giá đột phá về các đặc điểm, xu thế của thế giới, các quan 
niệm mới về an ninh, phát triển. Tiếp theo đó, Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 
6/1991) đã xác định cần phải đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của đất 
nước theo phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng 
đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.” Phương châm Việt Nam 
muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế mang một nội dung đổi 
mới đúng đắn rất sâu sắc: “Trước đây, chuẩn mực cao nhất trong quan hệ quốc tế là 
cùng ý thức hệ hay khác ý thức hệ. Ngày nay, với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, 
trật tự thế giới 2 cực đã mất đi trong khi trật tự thế giới mới còn đang hình thành, sự 
tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế diễn ra rất đa dạng và linh hoạt, chủ yếu 
dựa trên sự trùng hợp về lợi ích dân tộc trên từng vấn đề, từng lúc, từng nơi.”6 Với 
nội dung đổi mới này, Việt Nam đã khẳng định thiện chí muốn mở rộng quan hệ 
6 Trần Quang Cơ, “Thế giới sau chiến tranh Lạnh và Châu Á – Thái Bình Dương”. Trong “Hội nhập quốc tế 
và giữ vững bản sắc” – NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1995, trang 131. 
 - 8 - 
hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, kể thù chính của nhân dân 
Việt Nam trong suốt 21 năm. Có thể thấy, trong tình hình quốc tế mới, “các nước ra 
sức mở rộng quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội khác nhau, 
không câu nệ đối tượng, với tất cả những ai có khả năng hiệu quả. Việc xác định 
bạn, thù, hình thức, mức độ quan hệ trở nên rất linh hoạt”7 và Việt Nam ta cũng 
không nằm ngoài quy luật đó thay đổi viêc xác định quan hệ bạn – thù đối với Hoa 
Kỳ. Ngay trên đất Mỹ, thứ trưởng ngoại giao đã thẳng thắn tuyên bố: “Kẻ thù hiện 
tại của Việt Nam là nghèo nàn, lạc hậu. Bạn của Việt Nam là tất cả những ai sẵn 
sàng giúp đỡ chúng tôi đánh đuổi nghèo nàn, lạc hậu ra khỏi Việt Nam.” Thay đổi 
quan hệ bạn – thù cũng có nghĩa Việt Nam sẵn sàng xóa bỏ hẳn những khác biệt về 
chế độ chính trị - xã hội giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như bỏ qua hết quá khứ với 
việc Mỹ đã từng xâm lược chúng ta, mang đến nhiều tổn thất, hi sinh và đau khổ 
cho nhân dân ta, không còn coi Mỹ là kẻ thù mà là bạn. Khi trả lời câu hỏi về việc 
liệu Việt Nam có sống mãi với quá khứ trong quan hệ với Mỹ, khi mà các nhân tố 
làm nên quá khứ không còn nữa, lập trường của chúng ta rất cũng kiên quyết và 
thẳng thắn: “Về phần chúng tôi, đã có sự lựa chọn rõ ràng: Chúng tôi chọn tương 
lai. Hướng về tương lai mà sống và phấn đấu. Chính phủ và nhân dân Việt Nam 
muốn làm mọi việc cho quá khứ cay đắng không còn là vật cản mối quan hệ bình 
thường giữa Việt Nam và Mỹ. Chúng tôi muốn nhân dân hai nước sống với nhau 
như những người bạn mãi mãi, hay ít nhất cũng không như những kẻ thù của nhau. 
Đó là đạo lý cao nhất của Việt Nam.”8 
c. Ưu tiên phát triển kinh tế trong thay đổi chính sách đối ngoại và sự cần 
thiết có được quan hệ bình thường với Mỹ 
Trong Nghị quyết 13 của Bộ chính trị khóa VI (20/5/1988), Đảng ta xác định rõ 
ràng rằng ngoại giao phải ưu tiên giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế: “Lợi ích 
cao nhất của Đảng và nhân dân ta sau khi giải phóng miền Nam, cả nước thống 
nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây 
7 Trần Quang Cơ, “Thế giới sau chiến tranh Lạnh và Châu Á – Thái Bình Dương”. Trong “Hội nhập quốc tế 
và giữ vững bản sắc” – NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1995, trang 132. 
8 Trần Quang Cơ, “Tương lai của các quan hệ giữa Việt Nam và các nước Châu Á – Thái Bình Dương”. 
Trong Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc - NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1995, trang 114. 
 - 9 - 
dựng và phát triển kinh tế”. Như vậy, thay vì chú trọng phát triển an ninh như trước, 
Nghị quyết 13 đã khẳng định một sự thay đổi hoàn toàn mới trong việc ưu tiên các 
nhân tố trong lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế đã trở thành mục tiêu quan trọng và 
chủ chốt “với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự 
mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ càng có khả năng giữ vững độc lập và 
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn”. Có thể thấy, toàn bộ việc mở rộng 
quan hệ hay giữ vững hòa bình đều chỉ nhằm mục đích tạo ra một môi trường ổn 
định, lấy sức tập trung để thực hiện mục tiêu hàng đầu: khôi phục và phát triển kinh 
tế. Khi vấn đề phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, sự cần thiết của việc thiết 
lập quan hệ binh thường với Mỹ càng trở nên rõ nét hơn. Bởi lẽ vào những năm 90, 
nền kinh tế nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng. Để thoát khỏi tình trạng này và 
chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ngoài việc phải 
phát huy nội lực trong nước, chúng ta cũng cần phải được hội nhập vào đời sống 
kinh tế quốc tế, song, cái khó của chúng ta lúc này là vẫn chưa có được quan hệ 
bình thường với Mỹ, vẫn còn bị chính sách bao vây cấm vận của cường quốc này. 
Nghị quyết 13 của Bộ chính trị khóa VI nhấn mạnh: Cần có chính sách toàn diện 
đối với Mỹ nhằm tranh thủ dư luận nhân dân Mỹ và thế giới tạo điều kiện cho chiến 
lược của ta tập trung vào việc giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, 
muốn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, việc đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan 
hệ với Mỹ là rất cần thiết. Có thể hoàn toàn đồng ý với thứ trưởng ngoại giao Trần 
Quang Cơ khi ông tuyên bố vào năm 1990: “Vấn đề quan hệ bình thường giữa Việt 
Nam với Mỹ là vấn đề tồn tại lớn nhất trên bản đổ ngoại giao của Việt Nam hiện 
nay – và cũng là chướng ngại lớn nhất cho việc thực hiện chính sách đối ngoại mở 
cửa, đa dạng hóa và đa phương hóa của Việt Nam.” Chính vì ý thức được tầm quan 
trọng của vấn đề này mà ngay từ đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) – Đại hội của 
Đổi mới, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội khẳng 
định: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do 
chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình, ổn 
định ở Đông Nam Á.”9 Tiếp tục khẳng định quan điểm trên, Đại hội VII của Đảng 
9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, 
 - 10 -
(6/1991) đề cao việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, coi đó là một chủ trương 
quan trọng của Đảng và Nhà nước ta: “Việt Nam coi Mỹ là một nước lớn có vai trò 
rất quan trọng đối với tương lai hòa bình và phồn vinh của Châu Á – Thái Bình 
Dương. Việt Nam luôn mong muốn quan hệ với Mỹ được bình thường hóa không 
điều kiện vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của Châu Á – 
Thái Bình Dương. Đó là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam.”10 
Như vậy có thể thấy, với việc nỗ lực giải quyết các vấn đề vướng mắc mà Mỹ quan 
tâm sau cuộc chiến tranh Việt Nam, cùng với những phương châm đổi mới, đa 
phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế, thiện chí của Việt Nam đã được tỏ 
rõ. Quan điểm, lập trường, thái độ và hành động của Việt Nam đã sẵn sàng cho quá 
trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Vấn đề còn lại là tùy thuộc vào 
quyết định của phía Hoa Kỳ mà thôi. 
2. Từ phía Mỹ 
a. Những lợi ích đạt được khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam 
Mặc dù Việt Nam không còn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của 
Mỹ thời kỳ sau 1975, Hoa Kỳ cũng có những lợi ích quan trọng ở Việt Nam bao 
gồm lợi ích kinh tế, chiến lược, chính trị cũng như lợi ích có tính chất nhân đạo là 
việc giải quyết vấn đề POW/MIA của Hoa Kỳ. Những lợi ích nhiều mặt đó đã góp 
phần thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước đạt được tiến bộ dưới 
thời chính quyền Bush cùng như Clinton. Do yêu cầu chính trị nội bộ, các chính 
quyền Hoa Kỳ đều đặt ưu tiên cao cho việc thúc đẩy tìm kiếm những người Mỹ mất 
tích trong chiến tranh ở Việt Nam. Phía Mỹ cho rằng chỉ với chính sách can dự vào 
Việt Nam mới có thể thúc đẩy tiến bộ về vấn đề POW/MIA – một trong những mục 
tiêu chủ yếu trong chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương. 
Theo các học giả Hoa Kỳ, trong tính toán của Hoa Kỳ, Việt Nam là một nhân tố 
quan trọng trong cân bằng chiến lược ở Đông Á và bình thường hóa quan hệ với 
trang 108. 
10 Trần Quang Cơ, “Hi vọng mới, lo toan mới”. Trong Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc – NXB Chính 
trị quốc gia. Hà Nội, 1995, trang 114. 
 - 11 -
Việt Nam phục vụ lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Đông Á – Thái Bình Dương. Lo 
ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc và khả năng Trung Quốc có thể “thách thức” vị 
trí lãnh đạo của Hoa Kỳ trong tương lai, Hoa Kỳ triển khai chính sách cân bằng 
chiến lược ở khu vực để đề phòng những bất trắc nếu chính sách can dự của Hoa Kỳ 
vào Trung Quốc không thành công. Vị trí địa – chiến lược, địa – chính trị làm cho 
Việt Nam trở thành một nhân tố đáng kể trong những tính toán cân bằng quyền lực 
của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ coi Việt Nam, và cùng với các nước ASEAN, có khả năng đối 
trọng với Trung Quốc lớn mạnh. Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ W. Lo đã từng phát 
biểu: “Mặc dù việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam không nhằm vào bất kỳ 
quốc gia nào, nhưng thực tế là nó sẽ giúp tăng cường vị thế địa – chính trị của Hoa 
Kỳ tại Châu Á.” Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cho rằng cải thiện quan hệ với Việt Nam, 
khuyến khích nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển và thúc đẩy Việt Nam 
hội nhập vào khu vực và thế giới sẽ giúp Hoa Kỳ duy trì ảnh hưởng ở Việt Nam, 
ngăn chặn ảnh hưởng của các cường quốc khác, đặc biệt là Trung Quốc. Hơn nữa, 
Hoa Kỳ cũng không muốn Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng từ Việt Nam ra toàn 
bộ khu vực Đông Nam Á.11 
Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam cũng sẽ phục vụ lợi ích thúc đẩy dân chủ, 
dân quyền và cải cách chính trị ở Việt Nam.12 Dưới chính quyền Clinton, thúc đẩy 
dân chủ nhân quyền đã trở thành một trong ba trụ cột của chính sách đối ngoại của 
Hoa Kỳ. Theo lập luận nhiều chính trị gia Mỹ thì việc bình thường hóa quan hệ với 
Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa 
hơn và cùng với thời gian, điều này sẽ dẫn đến những chuyển biến về mặt chính trị 
ở Việt Nam. Đây thực chất là chủ trương “diễn biến hòa bình” của Hoa Kỳ đối với 
Việt Nam nhằm thúc đẩy những chuyển biến theo tiêu chuẩn dân chủ, nhân quyền 
của Hoa Kỳ ở Việt Nam. 
Thêm vào đó, lợi ích về kinh tế rõ rệt sau khi bình thường hóa quan hệ với Việt 
Nam là điều Hoa Kỳ rất quan tâm. Là một thị trường hầu như chưa đưuoc khai thác 
11 Frederick Z.Brown – Vì sao Hoa Kỳ phải bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tạp chí Quân sự nước 
ngoài, tháng 1 năm 1994, trang 38, 39. 
12 Richard D. Fisher – Beyond Normalization – A winning strategy for US relations with Vietnam, 
Bachgrounder Update, No. 257, July 18, 1995, p.2. 
 - 12 -
với dân số gần 80 triệu, đứng thứ hai ở Đông Nam Á, Việt Nam tạo nên những cơ 
hội buôn bán, đầu tư không thể bỏ qua đối với các công ty Hoa Kỳ. Hơn nữa, được 
đánh giá là một đất nước với tiềm năng to lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên 
phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và đầy tài năng, Việt Nam đang ngày càng trở 
nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và buôn bán của Hoa Kỳ. Ngay từ cuối năm 
1990, những thăm dò của City Bank đối với 162 công ty Mỹ hoạt động ở Châu Á – 
Thái Bình Dương đã cho thấy 75% số công ty này tỏ ý mong muốn có quan hệ kinh 
tế ngay với Việt Nam. Chính sách cải cách kinh tế và mở cửa được bắt đầu từ năm 
1986 đã đưa Việt Nam gia nhập hàng ngũ của những nền kinh tế phát triển năng 
động nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tăng trưởng trung bình của 
Việt Nam trong nửa đầu thập kỷ 90 đạt con số hơn 8%/năm. Không ít dự đoán cho 
rằng triển vọng Việt Nam trở thành một trong những “con rồng” ở Châu Á là hiện 
thực. Các công ty của Hoa Kỳ có nhiều cơ hội kinh doanh to lớn ở Việt Nam trong 
những lĩnh vực như: công nghiệp, máy bay, dầu lửa, điện tử, thông tin liên lạc, du 
lịch, hàng nông sản, hàng hải và bảo hiểm. Việc Hoa Kỳ vẫn duy trì cấm vận đối 
với Việt Nam đã tước bỏ những cơ hội lớn này của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong 
khi đó, các nước khác như Nhật Bản, ASEAN, đang nhanh chóng tiếp cận những 
cơ hội to lớn về đầu tư và thương mại ở thị trường Việt Nam. 
Rõ ràng, lợi ích kinh tế mà Hoa Kỳ đạt được nếu thảo thuận về bình thường hóa 
quan hệ hai nước thành công là những lợi ích không hề nhỏ và không dễ gì bỏ qua. 
Bởi thế, tiếng nói của Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ trong việc xúc tiến bình 
thường hóa quan hệ Việt – Mỹ là điều mà chính phủ Hoa Kỳ không thể phớt lờ. 
b. Sự thay đổi nhận thức trong nội bộ nước Mỹ 
Nước Mỹ có cần Việt Nam không? Đây là câu hỏi mang tính chất quyết định cho 
chính sách của Mỹ giai đoạn này. Đã có nhiều cách lý giải khác nhau, song, có thể 
đưa ra hai quan niệm khác nhau của người Mỹ về vấn đề này. Loại quan niệm đầu 
tiên, chủ yếu là quan niệm của những người thuộc tầng lớp cứng rắn, cực hữu mà ở 
Mỹ được gọi là những người bảo thủ (conservatives) cho rằng: Việt Nam không quá 
quan trọng với Hoa Kỳ, nhất là từ sau 1975. Bởi lẽ Việt Nam vừa quá xa, vừa quá 
nhỏ bé so với Mỹ, xét cả về quy mô và tiềm năng kinh tế. Thử nêu vài ví dụ so 
 - 13 -
sánh: Về diện tích tự nhiên, nếu nước Mỹ là 9,37 triệu km² thì Việt Nam là 329.566 
km², chỉ xấp xỉ bằng 1/28,5 diện tích của Mỹ hoặc xấp xỉ tiểu bang New Mehico mà 
thôi. Còn cư dân (theo số liệu 1988) Mỹ: 246 triệu người, còn Việt Nam 65 triệu 
hay bằng 1/3,8 của Mỹ; Tổng sản lượng quốc dân (GNP) Mỹ: 4.880 tỷ đô la, Việt 
Nam: 12,4 tỷ đô la, chỉ bằng 1/361.3 của Mỹ; Chỉ số GDP trên đầu người: Mỹ 
19.856 đô la, Việt Nam: 200 đô la hoặc xấp xỉ 1/992 của Mỹ.13 Những số liệu cho 
thấy dung lượng thị trường Việt Nam thực sự quá khiêm tốn, và theo những người 
Mỹ này, nước Mỹ không cần quan tâm và phải quên đi hai tiếng Việt Nam, vì nó 
gắn liền với cuộc chiến tranh làm mất danh dự của người Mỹ hơn bất cứ cuộc chiến 
tranh nào. Thực tế sau gần 20 năm kể từ khi Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, 
quan niệm này đã chi phối phần lớn chính sách của Chính phủ Mỹ, gây cản trở cho 
quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước, cho dù, loại quan niệm này không 
thuộc về số đông. 
Loại quan niệm thứ hai thuộc về số đông, bao gồm nhiều doanh nghiệp, cựu chiến 
binh, nhà khoa học, nhiều nhân vật của quốc hội và chính phủ có tầm nhìn chiến và 
có thiện chí ở các mức độ khác nhau đánh giá Việt Nam có tầm quan trọng xứng 
đáng ở Đông Dương và Đông Nam Á. Theo họ, đất nước này tuy nhỏ, song có vị trí 
quan trọng ở khu vực. Về mặt chiến lược, Việt Nam án ngữ con đường biển huyết 
mạch từ Bắc Á xuống Đông Nam Á và Ấn Độ Dương; Những lợi thế về quân sự 
cũng cần được tính đến do nước này có quân cảng Cam Ranh. Người ta cho rằng 
đây là cảng quan trọng, từ đó có thể khống chế một phần lớn vùng biển Đông Nam 
Á. Những lợi ích thế về kinh tế không phải là nhỏ. Nếu chỉ dừng lại ở những phân 
tích hời hợt thì không đủ sức thuyết phục. Dung lượng thị trường chưa lớn song 
tiềm năng của nó quả là lớn nếu họ trở thành “một con rồng mới” ở Đông Nam Á 
trong tương lai gần; Việt Nam có tài nguyên phong phú và còn ở mức sơ khai; thềm 
lục địa chứa đựng một trữ lượng dầu mỏ rất lớn. Nguồn nhân lực dồi dào và có trình 
độ giáo dục căn bản tốt. Với những tiềm năng đó, nếu Việt Nam nhận được sự giúp 
13 PTS Ngô Xuân Bình – Về những chuyển động để đi tới bình thường hóa quan hệ Mỹ Việt Nam – Tạp chí 
Châu Mỹ ngày nay, số 1, 1995. 
 - 14 -
đỡ của Mỹ và của các nước khác, thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mới để thúc đẩy 
nền kinh tế thị trường phát triển mạnh. 
Như đã nói trong suốt gần 20 năm kể từ ngày miền Nam Việt Nam được hoàn toàn 
giải phóng, quan niệm của trường phái bảo thủ chi phối hết thảy chính sách của 
Washington đối với Hà Nội. Song, chính sự đổi mới của Việt Nam về mọi mặt và 
tình hình quốc tế sau chiến tranh lạnh, sự cọ xát của hai loại quan niệm này trong 
thực tế đã dẫn tới sự thay đổi có lợi cho trường phái thiện chí, muốn có quan hệ 
ngoại giao bình thường với Việt Nam. Sự thay đổi này diễn ra dần dần, mang tính 
chất tiệm tiến, ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ và mang lại điều kiện thuận lợi 
cho tiến trình bình thường hóa quan hệ của hai nước. 
c. Vai trò của Bill Clinton 
Cũng như trong mọi chính sách ngoại giao khác, tư tưởng, ý thức hệ của người lãnh 
đạo là một nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đến việc thực thi chính sách. 
Ở đây, trong quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, vai trò của vị tổng 
thống thứ bốn mươi hai của Hoa Kỳ B. Clinton là không thể phủ nhận. Hãy xem xét 
lại hành động của vị tổng thống trước đó: G. Bush. 
Sau khi bản lộ trình bốn giai đoạn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam của Mỹ 
được công bố ngày 9/4/1991, trong cuộc bỏ phiếu ngày 12/6/1991 của Ủy ban Đối 
ngoại Thượng nghị viện Mỹ, số phiếu đòi chính phủ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối 
với Việt Nam đã đạt tỷ lệ áp đảo hầu như tuyệt đối: 12/1! Dư luận Mỹ ngày càng 
thúc giục Tổng thống G. Bush không thể chần chừ, bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa 
quan hệ với Việt Nam. Vậy mà tổng thống Bush vẫn tỏ ra chần chừ, không những 
không dở bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam đúng theo bản lộ trình bình thường hóa 
quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam (trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp định quốc tế 
Paris về hòa bình ở Campuchia được ký kết) mà thậm chí, ngày 28/8/1992, Tổng 
thống G. Bush còn tuyên bố gia hạn lệnh cấm vận thêm một năm nữa, theo điều 
khoản của cái gọi là Điều luật buôn bán với kẻ thù (TWEA). Có thể thấy, Tổng 
thống Bush là người đưa ra bản lộ trình bốn giai đoạn nổi tiếng cho việc bình 
thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhưng trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông đã 
không thể hoàn thành được lộ trình này. Điều này có thể là do những lực cản nhất 
 - 15 -
định từ ngay trong lòng nước Mỹ, nhưng chủ yếu là do chính những thái độ và hành 
động trong chính quyền của ông và cá nhân ông. 
Thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 03/11/1992, ngày 20/01/1993, B. 
Clinton - ứng cử viên của Đảng Dân chủ Mỹ - chính thức nhậm chức Tổng thống. 
Có một điểm đáng chú ý trong tiểu sử của B. Clinton là trong thời gian còn là sinh 
viên của trường Đại học Oxford, ông đã trốn tránh không tham gia nghĩa vụ quân sự 
để tránh không phải tham gia vào cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Khi cuộc 
chiến tranh này còn đang diễn ra ác liệt, B.Clinton đã viết vào năm 1969: “Đây là 
cuộc chiến tranh mà tôi phản đối và khinh bỉ sâu sắc tới mức như trước đây tôi từng 
căm thù và khinh bỉ chế độ phân biệt chủng tộc.”14 Không chỉ có vậy, ông còn tham 
gia vào các cuộc biểu tình đòi hòa bình của người Mỹ ở Anh. Khi đó, B. Clinton 
cho rằng chế độ tuyển nghĩa vụ quân sự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (1954 – 
1975) là bất hợp pháp: “Tôi tin rằng hệ thống tuyển nghĩa vụ quân sự là bất hợp 
pháp. Không một chính phủ nào, một chế độ dân chủ nào lại có quyền ép buộc công 
dân của họ phải đánh nhau, giết nhau và chết trong cuộc chiên tranh mà họ có thể 
phản đối. Một cuộc chiến tranh mà trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không đem lại 
tự do và hòa bình ngay lập tức cho một dân tộc.”15 B. Clinton bước vào Nhà Trắng 
với một quyết tâm đổi mới, theo cách nhìn và quan điểm của ông và những người 
Mỹ mà ông đại diện. Trong diễn văn nhậm chức ngày 20/1/1993, vị tổng thống thứ 
42 này của Hoa Kỳ tuyên bố: “Ngày hôm nay chúng ta cầu cho kỷ nguyên bế tắc 
trôi gạt qua đi và cho một mùa đổi mới trên toàn nước Mỹ bắt đầu. Để thay đổi 
nước Mỹ, chúng ta cần phải cả gan và dám làm những gì mà các thế hệ trước chưa 
làm”16 
Tinh thần này phần nào đã được thể hiện trong thái độ và hành động của Mỹ trong 
quan hệ với Việt Nam nói chung và trong việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao 
Mỹ – Việt nói riêng trong nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên của Tổng thống B. Clinton. 
14 Dẫn theo: William A. Degregorio, Bốn mươi hai đời tổng thống Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
1998, trang 1365. 
15 Dẫn theo: William A. Degregorio, Bốn mươi hai đời tổng thống Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
1998, trang 1365. 
16 Dẫn theo: William A. Degregorio, Bốn mươi hai đời tổng thống Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
1998, trang 1384. 
 - 16 -
KẾT LUẬN 
Sau nhiều thăng trầm lịch sử từ thế kỷ XVIII, đến năm 1995, Việt Nam – Hoa Kỳ 
đã xây dựng thành công mối quan hệ tất yếu phải có. Cũng có những phần đáng tiếc 
khi hai nước đã bỏ lỡ nhiều cơ hội cho việc thiết lập quan hệ, nhưng dù sao đi nữa, 
muộn còn hơn không. Bên cạnh đó, phải thấy rằng nhiều khi cơ hội đến cũng không 
đủ, chúng ta còn cần rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài để biến cơ hội ấy 
thành hành động và đạt được kết quả mong muốn. Đánh giá sự kiện hai nước ký và 
trao đổi thư chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5/8/1995, Ngoại trưởng 
Mỹ W. Christopher cho rằng “Hoa Kỳ và Việt Nam đã phải trải qua nhiều năm 
chiến tranh và lạnh nhạt, hôm nay tiến hành trao đổi thư chính thức thiết lập quan 
hệ ngoại giao giữa hai nước cũng có nghĩa là sự cam kết mở ra chương mới, thời kỳ 
mới trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam.”17 
Theo nhiều đánh giá của các nhà chính trị Việt Nam thì việc bình thường hóa quan 
hệ Việt Mỹ là thành công lớn nhất của ngoại giao Việt Nam trong thập kỷ 90. Song, 
chúng ta cũng không thể “ngủ quên” trên chiến thắng, vì thời kỳ nào cũng vậy, quan 
hệ với Mỹ – một nước lớn, vẫn luôn là một mối quan hệ phức tạp. Thật đúng như 
Trần Quang Cơ đã nhận xét: “Coi thường nước lớn hay lệ thuộc vào nước lớn đều 
không có lợi cho một quốc gia không thuộc loại lớn như Việt Nam.” Chính vì vậy, 
hiện nay, kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được ký kết (13/7/2000) và có 
hiệu lực (10/12/2001), quan hệ Việt – Mỹ đã bước vào một giai đoạn mới với nhiều 
cơ hội mới và thách thức mới. Cả hai bên đều nỗ lực, cố gắng để quan hệ này phát 
triển một cách toàn diện, ngang tầm với đòi hỏi, mong muốn và tiểm năng của hai 
nước. Nhưng về phía Việt Nam, quan hệ với Mỹ là quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu 
tranh. Hợp tác, hội nhập nhưng không thể hòa tan. Đấu tranh là để hiểu nhau hơn, 
hợp tác tốt hơn chứ không phải đấu tranh để dẫn tới đối đầu, loại trừ nhau bằng bạo 
lực, đấu tranh. Trong quan hệ biện chứng vừa hợp tác, vừa đấu tranh ấy của quan hệ 
17 Báo Sài Gòn chủ nhật, số ngày 6/8/1995. 
 - 17 -
Việt – Mỹ, Việt Nam – một nước nhỏ vẫn luôn cần tỉnh táo, quyết định đúng đắn và 
tận dụng cơ hội để đưa đất nước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội đã lựa chọn. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_vai_tro_cua_viet_nam_doi_voi_asean_tren_linh_vuc_a.pdf